Chuyên đề Hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Trung tâm Du lịch Thanh niên Việt Nam( Khách sạn Khăn Quàng Đỏ)

Nhằm quản lý một cách có hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm với một hệ thống cơ sở vật chất quy mô khá rộng lớn với đội ngũ nhân viên hơn 60 người. Trung tâm đã tổ chức bộ máy quản lý đồng bộ và hiệu quả, phân cấp rõ ràng. Bộ máy quản lý gồm Ban Giám đốc, các phòng ban, và dưới các phòng ban là các tổ sản xuất dịch vụ. Bộ máy quản lý của Trung tâm được tổ chức theo sơ đồ sau:

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Trung tâm Du lịch Thanh niên Việt Nam( Khách sạn Khăn Quàng Đỏ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính chất sản xuất. Lương tuần: Mức lương tháng x 12 tháng Mức lương tuần = 52 tuần Lương ngày: Mức lương tháng Mức lương ngày = Số ngày làm việc theo chế độ 22 ngày (hoặc 26) Thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính lương cho người lao động trong những ngày hội họp, học tập hoặc làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp, bảo hiểm xã hội. Lương giờ: Mức lương ngày Mức lương giờ = Số giờ làm việc trong ngày Thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp trong thời gian làm việc không hưởng lương theo sản phẩm. * Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng: Thực chất là sự kết hợp trả lương theo thời gian giản đơn và tiền thưởng thường xuyên từ quỹ lương (vì đảm bảo giờ công, ngày công). Hình thức này áp dụng cho những lao động phụ làm những công việc phụ hoặc những lao động chính làm việc ở những nơi có trình độ cơ khí và tự động hoá cao. - Ưu điểm: phản ánh được trình độ thành thạo, thời gian làm việc thực tế và hiệu quả công việc của người lao động, khuyến khích ngừơi lao động có trách nhiệm với công việc. - Nhược điểm: chưa đảm bảo phân phối theo lao động. 3.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm Là hình thức tiền lương tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó. Tiền lương sản phẩm phải tính bằng số lượng hoặc khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng nhân với đơn giá tiền lương sản phẩm. Đây là hình thức trả lương cơ bản mà hiện nay các đơn vị áp dụng chủ yếu trong khu vực sản xuất vật chất. Hình thức trả lương này phù hợp với nguyên tắc phân phối lao động, gắn thu nhập của người lao động với kết quả lao động, khuyến khích người lao động hăng say lao động. Hình thức này tỏ ra có hiệu quả hơn so với việc trả lương theo thời gian. Do đó, xu hướng hiện nay mở rộng trả lương theo hình thức này. Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu về hạch toán kết quả lao động (phiếu xác nhận lao động hoặc công việc hoàn thành) và đơn giá tiền lương sản phẩm mà doanh nghiệp áp dụng đối với từng loại công việc hoặc sản phẩm. Việc trả lương theo sản phẩm có thể thực hiện theo các hình thức sau: Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Tiền lương trả cho Số lượng sản phẩm Đơn giá tiền lương cho = x CNV thực tế hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm Hình thức này áp dụng để tính lương sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Hình thức này áp dụng cho những công nhân gián tiếp sản xuất mà công việc của họ ảnh hưởng đến kết quả lao động của công nhân trực tiếp sản xuất nên có thể căn cứ vào năng suất, chất lượng, kết quả của công nhân trực tiếp để tính lương. Tiền lương theo Tiền lương được lĩnh của bộ Tỷ lệ lương = x sản phẩm gián tiếp phận trực tiếp gián tiếp Tỷ lệ lương gián tiếp do đơn vị xác định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của lao động gián tiếp phục vụ sản xuất. Tiền lương theo sản phẩm có thưởng: Tiền lương theo sản phẩm có thưởng là tiền lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp kết hợp với chế độ tiền thưởng thích hợp như: thưởng tăng năng suất lao động, do nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Tiền lương khoán sản phẩm: Là tiền lương trả cho công nhân hay nhóm được quy định cho một khối lượng công việc, sản phẩm nhất định theo đơn giá khoán. Tiền lương theo sản phẩm nhóm lao động: Doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo nhóm, sau đó tiền lương nhóm được chia cho từng người lao động trong nhóm căn cứ vào lương cơ bản và thời gian làm việc thực tế của từng người. Tiền lương tính theo sản phẩm luỹ tiến: Người lao động được hưởng theo sản phẩm trực tiếp kết hợp với năng suất tiền thưởng luỹ tiến theo mức độ hoàn thành vuợt mức sản xuất sản phẩm. Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích mạnh mẽ việc tăng năng suất lao động, khuyến khích công nhân tích cực làm việc. II- Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp 1- Hạch toán lao động Để quản lý và sử dụng lao động ở các doanh nghiệp, nhất thiết phải tiến hành hạch toán lao động. Đây là một loại hạch toán nghiệp vụ nhằm mục đích cuối cùng là giúp doanh nghiệp tìm ra được các biện pháp thích hợp để quản lý và sử dụng lao động một cách có hiệu quả, bao gồm các nội dung: hạch toán số lượng lao động, hạch toán thời gian lao động và hạch toán kết quả lao động. * Hạch toán số lượng lao động: Các doanh nghiệp thường sử dụng “Sổ danh sách lao động” để quản lý số lượng từng loại lao động theo tính chất công việc và theo trình độ kỹ thuật cấp bậc của công nhân viên. Sổ này thường do phũng tổ chức lao động tiền lương lập ( cho doanh nghiệp và cho từng bộ phận). Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn căn cứ vào sổ lao động (mở riêng cho từng người lao động) để quản lý nhân sự cả về số lượng và chất lượng lao động, về biến động và chấp hành chế độ đối với người lao động. * Hạch toán thời gian lao động: Hạch toán thời gian lao động là hạch toán việc sử dụng thời gian đối với từng công nhân viên ở từng bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Chứng từ sử dụng để hạch toán lao động là “Bảng chấm công” mẫu số 01-LĐ-TL. Bảng này được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội lao động và mỗi tháng được lập một tờ theo dõi từng ngày làm việc. Bảng chấm công được dùng để ghi chép thời gian làm việc thực tế và vắng mặt của công nhân viên trong tổ đội theo từng nguyên nhân. Trong bảng chấm công ghi rõ ngày được nghỉ theo quy định những ngày lễ, tết, chủ nhật. Mọi sự vắng mặt của người lao động được ghi rõ ràng. Cuối tháng, tổ trưởng (trưởng phòng) tổng hợp tình hình sử dụng lao động số có mặt, số vắng mặt theo từng nguyên nhân sau đó cung cấp cho phòng kế toán phân xưởng. Nhân viên kế toán phân xưởng kiểm tra, xác nhận hàng ngày trên bảng chấm công sau đó tập hợp báo cáo cho phòng lao động tiền lương, cuối tháng bảng này chuyển cho phòng kế toán để tính tiền lương. * Hạch toán kết quả lao động: Hạch toán kết quả lao động là việc theo dõi, ghi chép kết quả lao động của công nhân viên, biểu hiện bằng số lượng công việc, khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành của từng người hay từng tổ, nhóm lao động. Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp. Tuy khác nhau về mẫu, nhưng các chứng từ này đều bao gồm các nội dung: tên công nhân, tên công việc hoặc sản phẩm, thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu và chất lượng công việc hoàn thành. Đó chính là các báo cáo về kết quả sản xuất như: “Phiếu giao nhận sản phẩm”, “Bảng khoán”, “Hợp đồng giao khoán”. Các chứng từ này đều phải do người lập (tổ trưởng) ký, cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận, lãnh đạo bộ phận duyệt y, sau đó được chuyển cho nhân viên hạch toán đội sản xuất để tổng hợp kết quả lao động của toàn đội rồi chuyển về phòng tiền lương xác nhận. Cuối cùng chuyển về phòng kế toán doanh nghiệp để làm căn cứ tính lương, tính thưởng. 2- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.1.Chứng từ kế toán sử dụng - Bảng chấm công (Mẫu 01-VT) - Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu 02- LĐTL) - Bảng thanh toán BHXH (Mẫu 04- LĐTL) - Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu 05- LĐTL) - Phiếu chi 2.2.Tài khoản kế toán sử dụng Để tính toán và thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng các loại tài khoản sau: - TK 334 “Phải trả công nhân viên”: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, trợ cấp BHXH, tiền thưởng và các khoản thuộc về thu nhập của công nhân viên. - TK 338 “Phải trả phải nộp khác”: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về KPCĐ, BHXH, BHYT, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết toán của toà án, giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời. TK 338 được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2 + TK 3381 “Tài sản thừa chờ giải quyết” + TK 3382 “Kinh phí công đoàn” + TK 3383 “Bảo hiểm xã hội” + TK 3384 “Bảo hiểm y tế” + TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện” + TK 3388 “Phải trả phải nộp khác” Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan khác: TK 111, TK 112, TK 138, TK 622, TK 627, TK 641, TK 642. 2.3.Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Hàng tháng trên cơ sở tính toán tiền lương phải trả cho CNV, kế toán ghi: Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 241- XDCB dở dang Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641- Chi phí bán hàng Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 334- Phải trả CNV - Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng phải trả CNV (thưởng thi đua) kế toán ghi: Nợ TK 431- Quỹ khen thưởng, phúc lợi Có TK 334- Phải trả CNV - Tính số BHXH phải trả trực tiếp CNV (trường hợp CNV ốm đau, thai sản) kế toán phản ánh theo quy định khoản thích hợp tuỳ theo quy định cụ thể về việc phân công quản lý sử dụng BHXH. + Trường hợp phân cấp quản lý sử dụng quỹ BHXH, doanh nghiệp được giữ lại một phần BHXH trích được để trực tiếp sử dụng chi tiêu cho CNV như: ốm đau, thai sản theo quy định; khi tính số BHXH phải trả trực tiếp cho CNV, kế toán ghi: Nợ TK 338- Phải trả, phải nộp khác (3383) Có TK 334- Phải trả CNV Số quỹ BHXH để lại doanh nghiệp chi không hết hoặc chi thiếu sẽ thanh quyết toán với cơ quan quản lý chuyên trách cấp trên. + Trường hợp chế độ tài chính quy định toàn bộ số trích BHXH phải nộp lên cấp trên và việc chi tiêu trợ cấp BHXH cho CNV tại doanh nghiệp được quyết toán sau theo chi phí thực tế, thì khi tính số BHXH phải trả trực tiếp cho CNV, kế toán ghi: Nợ TK 138- Phải thu khác (1388) Có TK 334- Phải trả CNV Khoản BHXH phải trả trực tiếp cho CNV là khoản phải thu từ cơ quan quản lý chuyên trách cấp trên. - Tính số lương thực tế phải trả cho CNV, kế toán ghi: Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641- Chi phí bán hàng Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Hoặc Nợ TK 335- Chi phí phải trả Có TK 334- Phải trả CNV (Định kỳ hàng tháng, khi tính trước lương nghỉ của công nhân sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335- Chi phí phải trả) - Các khoản phải thu đối với CNV như tiền bồi thường vật chất, tiền BHYT (phần người lao động phải chịu) kế toán phản ánh theo định khoản: Nợ TK 138- Phải thu khác (1388) Có 338- Phải trả phải nộp khác - Kết chuyển các khoản phải thu và tiền tạm ứng chi không hết trừ vào thu nhập của CNV, kế toán ghi: Nợ TK 334- Phải trả CNV Có 141- Tạm ứng Có 138- Phải thu khác - Tính thuế thu nhập mà CNV, người lao động phải nộp Nhà nước, kế toán ghi: Nợ TK 334- Phải trả CNV Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp(3338) - Khi thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập khác cho CNV, kế toán ghi: Nợ TK 334- Phải trả CNV Có TK 111 Có TK 112 - Hàng tháng, khi trích BHXH, BHYT và KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 241- XDCB dở dang (nếu là cụng trỡnh đang xõy dựng) Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác ( 3382, 3383, 3384) - Khi chuyển tiền nộp BHXH, BHYT và KPCĐ cho cơ quan chuyên môn cấp trên quản lý: Nợ TK 338- Phải trả, phải nộp khác Có TK 111, 112 - Khi chi tiêu kinh phí công đoàn, kế toán ghi: Nợ TK 338 (3382) Có TK 111, 112 Sơ đồ hạch toán tiền lương TK334 TK141, 138, 333 TK 622, 627, 642 Các khoản khấu trừ vào Phần tính vào lương CNV chi phí SXKD TK 3383, 3384 TK335 Phần đóng góp của CNV lương phép thực Trích trước cho quỹ BHXH, BHYT tế phải trả lương phép TK 111, 112 Thanh toán lương, BHXH TK 338 và các khoản cho CNV BHXH phải trả Trích BHXH cho CNV BHYT, KPCĐ TK 111, 112, 138 Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan Số KPCĐ, cấp trên quản lý BHXH được hoàn trả Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) TK 338 TK 334 TK 622,627, 641, 642 Số BHXH phải trả trực tiếp cho CNVC thay lương Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định tính vào CPKD (19%) TK 111,112 Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT cho cơ quan quản lý theo quy định TK 334 BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định trừ vào thu nhập của CNVC (6%) Chi tiêu KPCĐ tại cơ sở TK 111,112 Nhận hoàn trả của cơ quan BHXH về khoản doanh nghiệp đã chi 3- Tập hợp chi phớ tiền lương và cỏc khoản trớch theo lương vào giỏ thành sản phẩm. Chi phớ nhõn cụng trực tiếp là toàn bộ số chi phớ về tiền cụng và cỏc khoản khỏc phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm bao gồm lương chớnh, lương phụ, phụ cấp, tiền trớch BHXH, BHYT, KPCĐ. TK 622 "chi phí nhân công trực tiếp" TK 154 (TK631) TK 334 (1) (4) TK 335 (2) TK 338 (3) (1). Tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất (2). Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất (3). Trích BHXH, BHYT, KPCĐ (4). Kết chuyển và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí chương 2 Thực trạng kế toán tiền lương và cáckhoản trích theo lương tại TRUNG TÂM DU LỊCH THANH NIấN VIỆT NAM I- Đặc điểm, tình hình chung tại Trung tâm du lịch Thanh niên Việt Nam 1-Quá trình hình thành và phát triển Du lịch là hoạt động chuyên cung cấp những loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống văn hoá tinh thần cho con người. Du lịch không những là ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ trên thế giới mà còn là ngành kinh tế mũi nhọn, có xu hướng phát triển cao. Ngay từ những năm đầu của quá trình đổi mới, du lịch đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chú ý phát triển. Trong điều kiện đó, nhằm tổ chức tốt các hoạt động tham quan du lịch cho thanh thiếu niên trong cả nước, ngày 10/10/1985, Ban bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ký quyết định số 396 – NQBBT thành lập Trung tâm du lịch Thanh niên Việt Nam, đến ngày 18/12/1986 chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Thủ tướng chính phủ) đã ký quyết định cho phép Trung tâm có đủ tư cách pháp nhân thực hiện các hoạt động dịch vụ du lịch trong và ngoài nước. Tên gọi: Trung tâm du lịch Thanh niên Việt Nam Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCSHCM Tên giao dịch quốc tế: Vietnam youth centre for tourism Trụ sở của Trung tâm: 189 – Hoàng Hoa Thám – phường Ngọc Hà - Ba Đình – Hà Nội Trung tâm có diện tích 15000 m2 khách sạn Khăn Quàng Đỏ với 80 phòng nghỉ tiện nghi, có Câu lạc bộ văn hoá, thể thao, bể bơi, sân tennis với khuôn viên rộng, thoáng mát, có hội trường lớn, hồ câu cá, bãi đỗ xe rộng, dịch vụ vận chuyển khách du lịch với các loại xe ô tô đời mới, cùng với các dịch vụ hội nghị, giao lưu và tiệc cưới. 2- Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm trong vài năm qua. Trải qua quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm, gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Trung tâm đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình; hoạt động có lợi nhuận cao, tích luỹ vốn lớn, mở rộng hoạt động trên nhiều thị trường rộng lớn. Bảng kết quả kinh doanh của Trung tõm 2003-2004 Đơn vị tớnh:VNĐ Năm Chỉ tiờu 2003 2004 Doanh thu bỏn hàng và cung cấp dịch vụ 22.076.319.165 22.930.421.541 Doanh thu thuần 21.996.505.660 22.844.274.220 Giỏ vốn hàng bỏn 1.150.968.885 1.398.275.081 Lợi nhuận gộp 20.845.536.775 21.445.999.139 Chi phớ bỏn hàng 15.461.960.929 16.680.889.753 Chi phớ quản lý doanh nghiệp 903.427.689 1.312.454.957 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.480.148.157 3.452.654.429 Thu nhập khỏc 4.335.033 5.744.544 Tổng lợi nhuận trước thuế 4.484.483.190 3.458.398.973 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 2.690.689.914 170.130.768 Lợi nhuận sau thuế 1.793.793.276 3.288.268.205 3- Chức năng, nhiệm vụ - Nghiên cứu tham mưu đề xuất cho Ban bí thư TW Đoàn về chủ trương, hoạt động du lịch, tổ chức các chuyến tham quan, nghỉ hè, hoạt động ngoại khoá cho thanh thiếu niên đảm bảo nội dung giáo dục của Đoàn hội. - Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch Việt Nam trong việc tổ chức tốt các hoạt động du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. - Quan hệ với Hội đồng du lịch thanh niên thế giới và các tổ chức du lịch thanh niên các nước để trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hoạt động du lịch, đào tạo cán bộ. 4- Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý Nhằm quản lý một cách có hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm với một hệ thống cơ sở vật chất quy mô khá rộng lớn với đội ngũ nhân viên hơn 60 người. Trung tâm đã tổ chức bộ máy quản lý đồng bộ và hiệu quả, phân cấp rõ ràng. Bộ máy quản lý gồm Ban Giám đốc, các phòng ban, và dưới các phòng ban là các tổ sản xuất dịch vụ. Bộ máy quản lý của Trung tâm được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ bộ máy quản lý Giám đốc Phó giám đốc Phòng HC tổ chức Phòng KH vật tư Phòng KT tài vụ Phòng GD hướng dẫn Tổ buồng Tổ bảo vệ Tổ bàn, bar,bếp Tổ giặt là Tổ bảo dưỡng * Ban Giám đốc: Gồm 2 người là Giám đốc và Phó Giám đốc - Giám đốc: Là người điều hành và chịu trách nhiệm chính mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm - Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của Trung tâm Ban giám đốc có nhiệm vụ chính là chủ động tổ chức quản lý mọi hoạt động kinh doanh của Trung tâm, sắp xếp lại bộ máy lao động phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong kinh doanh. Thực hiện quyền tự chủ về tài chính, giao các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch tài chính, các định mức kinh tế kĩ thuật cho cá nhân, các phòng ban, các tổ chức thuộc tổ chức tìm nguồn khách, tìm hiểu thị trường, xây dựng và quyết định phương thức kinh doanh, liên kết theo đúng chính sách chế độ pháp luật của Nhà nước. Được phép áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên và các phòng ban trực thuộc. Dưới Giám đốc có các phòng ban, đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ của các phòng ban do Ban Giám đốc quyết định * Các phòng ban: - Phòng Hành chính tổ chức: Gồm 5 nhân viên có trách nhiệm phụ trách về mặt nhân sự, tổ chức quản lý toàn bộ công nhân viên của Trung tâm. Phụ trách việc tính lương, quản lý thang bậc lương của từng người trong từng phòng trực thuộc. Tham mưu cho Ban Giám đốc về mặt tổ chức lao động tiền lương. - Phòng Kế hoạch vật tư: Gồm 4 nhân viên có trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc về mặt chiến lược kinh doanh ngắn hạn cũng như dài hạn hàng quý, hàng năm; tiến hành lập kế hoạch định hướng phát triển cho Trung tâm, cung cấp đầy đủ vật tư trang thiết bị cần thiết cho các phòng ban, bộ phận sản xuất. - Phòng Kế toán tài vụ: Gồm 4 nhân viên có chức năng quản lý toàn bộ tình hình thu chi tài chính của Trung tâm theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước nhằm cung cấp thông tin cần thiết về tình hình kinh doanh, thu chi tài chính của Trung tâm cho mục tiêu quản lý của Trung tâm. Tổ chức công tác kế toán quản trị giúp Ban Giám đốc khai thác triệt để tiềm năng của Trung tâm phục vụ kịp thời cho kinh doanh. - Phòng giao dịch hướng dẫn: Gồm 10 nhân viên tổ chức đón tiếp khách hàng, giới thiệu điều kiện lưu trú loại hạng phòng, tiện nghi, vị trí, giá cả, với khách hàng đến, khi đạt được thoả thuận thì làm thủ tục tiếp nhận khách, giao chìa khoá phòng cho khách, thu tiền và có trách nhiệm hướng dấn khách đến tận phòng họ thuê. Tổ chức công tác hướng dẫn phiên dịch phục vụ khách nếu họ yêu cầu. Dưới các phòng ban còn có các tổ bộ phận trực thuộc làm công tác dịch vụ.Gồm có: - Tổ buồng: Gồm có 9 nhân viên có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh, không gian, bố trí sắp xếp các đồ dùng trong phòng đảm bảo tính mỹ thuật cấn thiết cho các phòng ở của khách. - Tổ bảo vệ: Gồm 7 nhân viên có trách nhiệm về tình hình trật tự an ninh, tình hình tài sản của Trung tâm. - Tổ bàn, bar, bếp: Gồm 12 nhân viên tổ chức phục vụ ăn uống cho khách thuê phòng, các hội nghị, lớp tập huấn. - Tổ giặt là: Gồm 5 nhân viên có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh chăn màn, đệm trong các phòng của khách. Tổ chức giặt là thuê phục vụ nhu cầu của khách để tận dụng trang thiết bị hiện có tăng thu nhập cho Trung tâm. - Tổ bảo dưỡng: Gồm 5 nhân viên có trách nhiệm sửa chữa trang thiết bị. II- Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 1- Tổ chức bộ máy kế toán: Thông tin kế toán là những thông tin quan trọng rất cần thiết cho việc quản lý kinh doanh của Trung tâm, đồng thời là thông tin cho nhiều người quan tâm đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan Thuế. Để cung cấp thông tin kịp thời cho mục tiêu quản lý kinh doanh, nhằm đảm bảo độ chính xác của thông tin và phù hợp với đặc điểm, loại hình kinh doanh du lịch, phù hợp với hệ thống quản lý của Trung tâm, Trung tâm chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Theo hình thức kế toán này, Trung tâm chỉ lập một phòng kế toán để tập trung thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở Trung tâm, các chi nhánh như khách sạn Khăn Quàng Đỏ ở Hà Nội, trại hè thanh thiếu niên ở Đồ Sơn – Hải Phòng thì thực hiện công tác kế toán theo hình thức báo sổ, không tổ chức hạch toán kết quả kinh doanh riêng mà tổ chức hạch toán tại phòng Kế toán ở Trung tâm. Phòng Kế toán thực hiện tổ chức ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở toàn bộ Trung tâm để cung cấp kịp thời thông tin kinh tế và tình hình biến động của tài sản, vật tư, hàng hoá, tiền vốn, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Trung tâm cũng như từng bộ phận trực thuộc, từng chi nhánh. Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán công nợ và chi phí Kế toán tiền mặt, tiền lương và BHXH Kế toán TSCĐ, CCDC, hàng hoá, NVL - Kế toán trưởng: Là người phụ trách toàn bộ tình hình tổ chức công tác kế toán ở Trung tâm, giám sát, kiểm tra, đôn đốc các nhân viên kế toán trong phòng kế toán thực hiện đúng chức năng hoạt động của mình. Kế toán trưởng có chức năng kiểm tra đối chiếu kịp thời, đầy đủ, chính xác các phần hành kế toán có liên quan, đảm nhiệm công tác kế toán tổng hợp, có trách nhiệm theo dõi sổ cái, lập các báo cáo kế toán cần thiết cho mỗi kỳ hạch toán để cung cấp số liệu kịp thời cho Giám đốc và cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Ngoài ra, kế toán trưởng còn có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc về chế độ quản lý tài chính, tình hình thu chi, đảm bảo đúng quy tắc và mang lại hiệu quả cao cho Trung tâm. Các phần hành kế toán còn lại được phân công cho từng nhân viên trong phòng kế toán một cách hợp lý, đúng nguyên tắc. - Kế toán tài sản cố định ( TSCĐ), công cụ dụng cụ ( CCDC), hàng hoá và nguyên vật liệu ( NVL), thực phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ tình hình biến động của TSCĐ, CCDC cả về số lượng và chất lượng. - Kế toán tiền mặt, tiền lương và BHXH ( BHXH): Có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ tình hình thu chi tiền mặt của Trung tâm theo đúng chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước. Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu vế số lượng lao động, thời gian, kết quả lao động, tính lương và các khoản trích theo lương, phân bổ chi phí lao động theo đúng đối tượng sử dụng lao động. Thực hiện hạch toán tiền lương một cách chặt chẽ, mở các sổ cái, sổ chi tiết cần thiết, hạch toán các nghiệp vụ tiền lương, lao động theo đúng chế độ, đúng phương pháp. Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động. Lập các báo cáo về lao động, tiền lương phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp. Đảm bảo trả lương kịp thời cho từng bộ phận theo đúng mức lương mà phòng Tổ chức hành chính đã tính và chuyển giao. - Kế toán công nợ và chi phí: Có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ tình hình công nợ của Trung tâm với các đơn vị khác theo từng chủ nợ hay con nợ. Đảm bảo đôn đốc việc thanh toán kịp thời, đầy đủ tránh tình trạng để đơn vị khác chiếm dụng vốn của Trung tâm, kiểm tra tình hình thanh toán với các nhà cung cấp đảm bảo tỷ suất công nợ hợp lý, tránh tình trạng vay nợ quá nhiều vượt khả năng thanh toán. Theo dõi chặt chẽ, ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh cho từng đối tượng sản xuất, tính toán kịp thời giá thành của đối tượng tính giá, theo từng khoản mục. Mở các sổ sách thích hợp để ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế xảy ra theo đúng chế độ kế toán hiện hành. 2- Hình thức kế toán ở Trung tâm Trung tâm là doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ du lịch với các hoạt động kinh doanh cơ bản: kinh doanh hướng dẫn du lịch, vận chuyển hành khách, kinh doanh hàng ăn uống, vui chơi giải trí và các loại hình dịch vụ khác. Vì vậy, nội dung hạch toán chủ yếu của doanh nghiệp là hạch toán các nghiệp vụ ăn uống, dịch vụ khách sạn cho khách du lịch. Với những nét đặc thù của Trung tâm, phù hợp với yêu cầu quản lý, mô hình kinh doanh và hình thức tổ chức bộ máy kế toán, trình độ nghiệp vụ kế toán của cán bộ kế toán,tại Trung tâm áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung, hình thức sổ áp dụng hiện nay là hình thức Sổ Nhật ký chung. Đặc trưng của hình thức kế toán này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký, chủ yếu là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán các nghiệp vụ đó, s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc734.doc
Tài liệu liên quan