Chuyên đề Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Sơn- Hà Nội

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 3

1.1.1. Khái niệm về tín dụng 3

1.1.2. Đặc trưng của tín dụng 3

1.1.3. Vai trò của tín dụng 4

1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHTM 6

1.2.1. Khái niêm rủi ro tín dụng 6

1.2.2. Các hình thức rủi ro tín dụng 7

1.2.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 7

1.2.3.1. Nguyên nhân khách quan 7

1.2.3.2. Nguyên nhân từ phía người vay 9

1.2.3.3. Nguyên nhân do bản thân ngân hàng 10

1.3. ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG 11

1.3.1. Đo lường rủi ro tín dụng của một danh mục cho vay 11

1.3.2. Sử dụng các mô hình định tính 13

1.3.2.1. Phân tích tín dụng 13

1.3.2.2. Kiểm tra tín dụng 16

1.3.3. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng 17

1.4. NHẬN BIẾT RỦI RO TÍN DỤNG 19

1.4.1. Những dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng 19

1.4.1.1. Những dấu hiệu phát sinh trong mối quan hệ với

Ngân hàng 19

1.4.1.2. Những dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng 20

1.4.2. Những dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của

Ngân hàng 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NHNo&PTNT SÓC SƠN 23

2.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT SÓC SƠN 23

2.1.1. Về tổ chức cán bộ và mạng lưới 25

2.1.2. Về công tác tín dụng: 26

2.1.3. Công tác thanh toán và ngân quỹ 27

2.1.4. Công tác kinh doanh ngoại tệ 28

2.2. KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA NHNo&PTNT SÓC SƠN TRONG NHỮNG NĂM QUA 28

2.2.1. Hoạt động huy động vốn 28

2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 33

2.2.2. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Sóc Sơn 34

2.3. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT

SÓC SƠN 36

2.3.1. Hoạt động tín dụng – những kết quả đạt được trong

thời gian qua 36

2.3.2. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu 43

2.3.3. Về khoản đảm bảo tiền vay 48

2.3.4. Đánh giá về thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Sóc Sơn 49

2.3.4.1. Những thành công 49

2.3.4.2. Những điểm còn hạn chế 53

2.3.4.3. Nguyên nhân còn những điểm hạn chế 54

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT SÓC SƠN 57

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT

SÓC SƠN 57

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT SÓC SƠN 57

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện khâu đánh giá rủi ro và xếp hạng

khách hàng 57

3.2.2. Tiếp tục đa dạng hóa kết hợp chuyên môn hóa trong hoạt động

tín dụng 58

3.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng 59

3.2.4. Làm tốt công tác giám sát tín dụng 61

3.2.5. Xây dựng chính sách tín dụng cụ thể hơn và phù hợp với từng

thời kỳ 62

3.2.6. Sử dụng các biện pháp nhằm phân tán rủi ro 63

3.2.7. Chú trọng hơn nữa vào công tác đào tạo cán bộ 63

3.3. KIẾN NGHỊ 64

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và cấp chính quyền Huyện Sóc Sơn 64

3.3.2 Kiến nghị với NHNN 64

3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 65

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3688 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Sơn- Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óc Sơn cũng tin tưởng rằng đồng vốn của Ngân hàng sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Sóc Sơn nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung. 2.1.1. Về tổ chức cán bộ và mạng lưới Cho đến nay, NHNo&PTNT Sóc Sơn đã từng bước kiện toàn hoàn chỉnh mô hình tổ chức và công tác cán bộ. Với tổng số 93 cán bộ hiện đang làm việc, trong đó số cán bộ có trình độ đại học là 71 người, cao đẳng 3 người, trung cấp và chứng chỉ nghiệp vụ là 15 người, sơ cấp nghiệp vụ khác là 4 người, bộ máy tổ chức của Ngân hàng được kiện toàn lại đủ sức quản lý và lãnh đạo. Chương trình đào tạo và đào tạo lại cán bộ kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý được đặt ra. Việc đào tạo cán bộ luôn được coi trọng đào tạo toàn diện như: Tín dụng, kế toán ngân hàng, tin học, ngoại ngữ, pháp luật, Marketing, quản lý, chính trị… Đến nay, NHNo&PTNT Sóc Sơn có một mạng lưới gồm 1 trụ sở chính nằm trên địa bàn thị trấn Sóc Sơn, 2 chi nhánh cấp hai ở các khu vực Phù Lỗ, Nội Bài và 5 phòng giao dịch thuộc các khu vực Xuân Giang, khu công nghiệp Nội Bài, nhà ga T1 – Sân bay Nội Bài, Nỷ, Kim Anh, được phân bố đều trên địa bàn của Huyện để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn. 2.1.2. Về công tác tín dụng Với số vốn nhỏ bé của ngày mới thành lập là hơn 1 tỷ đồng kể cả tiền gửi và cho vay, là một đơn vị luôn phải nhận điều vốn từ Ngân hàng cấp trên. Đến nay, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã đạt được những thành tựu nhất định. Trong huy động vốn: Với phương châm lấy nhu cầu cho vay làm mục tiêu huy động vốn, từ đó đã từng bước cân đối vốn cho vay trên toàn địa bàn. Thực hiện đi vay để cho vay nên nguồn vốn của NHNo&PTNT Sóc Sơn không ngừng tăng trưởng. Với các hình thức, phương thức huy động vốn phong phú, kể cả vốn nột tệ và ngoại tệ. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn các năm sau đều cao hơn năm trước. Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế tăng mạnh so với ngày đầu thành lập. Diện cho vay ngày càng được mở rộng, đối tượng cho vay phong phú. Năm 1991 khi bắt đầu cho vay kinh tế hộ thì đối tượng được vay chỉ là trồng trọt, chăn nuôi, đến nay đã mở rộng ra các đối tượng khác như kinh doanh, đời sống, xây dựng cơ sở hạ tầng và đi lao động ở nước ngoài. Lúc đầu chỉ cho vay trực tiếp đến từng hộ, nay đã tiến hành cho vay qua tổ chức hội theo tinh thần nghị quyết 2308/NQLT và nghị quyết 02/NQLT giữa NHNo&PTNT Việt Nam với Hội nông dân Việt Nam, Hội phụ nữ Việt Nam. Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua trên địa bàn huyện, vốn NHNo&PTNT Sóc Sơn đã chú trọng đầu tư vào các chương trình dự án đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Dự án kinh doanh taxi cho Công ty dịch vụ cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc, đầu tư cho vay mua ô tô cho HTX Vận Tải Nội Bài, sản phẩm thép, sản xuất chế biến kinh doanh chè các loại, thu mua nguyên liệu thuốc lá lá…Ngoài ra còn mạnh dạn cho vay chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi gà, vịt siêu trứng, lợn hướng lạc, phát triển kinh tế đồi rừng… Từ đó góp phần đắc lực vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn huyện. Việc mở rộng tín dụng đã dựa trên cơ sở an toàn, chất lượng và hiệu quả. Thông qua việc xây dựng và mở rộng mạng lưới hoạt động, tạo điều kiện mở rộng tín dụng, tăng dư nợ, tạo yếu tố gắn kết, gần gũi với khách hàng cũng như với cấp ủy và chính quyền cơ sở, các hội đoàn thể ở nông thôn, từ đó có điều kiện đầu tư vốn có hiệu quả. Đi đôi với việc nâng cao vai trò, nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ, hiệu quả và chất lượng tín dụng từng bước nâng lên rõ rệt, góp phần lành mạnh hóa chất lượng tín dụng toàn ngành. 2.1.3. Công tác thanh toán và ngân quỹ Hiện nay, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng hơn 80% trong tổng doanh số thanh toán. Ngoài việc thực hiện thanh toán thông thường, thì nay đã áp dụng được nhiều phương thức thanh tóan nhanh và hiện đại như: Chuyển tiền điện tử liên ngân hàng, thanh toán liên hàng giá trị thấp, đại lý thanh toán thẻ cho ACB, sử dụng máy rút tiền tự động ATM toàn chi nhánh 07 chiếc. Năm 2007, doanh số thanh toán qua Ngân hàng là 35.287 tỷ đồng tăng 78.6% so với năm 2006.Tính đến 31/12/2007 có 17.672 khác hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm tăng 406 tài khoản, 12.300 thẻ ATM tăng 4.896 thẻ với tốc độ tăng 66% so với năm 2006, 16.230 khách hàng có dư nợ tại Ngân hàng. Doanh số thu chi tiền mặt là 5.354 tỷ, tăng 954 tỷ (= 122%) so với năm 2006. Công tác ngân quỹ luôn đảm bảo an toàn, chính xác, mặc dù thu chi với số lượng khách hàng lớn, các món thu chi nhỏ lẻ. Song hầu hết cán bộ đều phát huy được những phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ Ngân hàng. Trong nhiều năm qua đã trả hàng ngàn món tiền thừa cho khách. Từ đó đã tạo được niềm tin của khách hàng đối với hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Sóc Sơn nói riêng. 2.1.4. Công tác kinh doanh ngoại tệ Phục vụ trên địa bàn thuần nông, nên khái niệm kinh doanh ngoại tệ chỉ được NHNo&PTNT Sóc Sơn biết đến vào cuối năm 1995, với hình thức ban đầu là nhận tiền gửi bằng ngoại tệ của khách hàng tại khu vực Sân bay, kể cả doanh nghiệp và cá nhân. Đến năm 2000, tham gia thanh toán quốc tế dưới hình thức mở L/C, năm 2001 tham gia thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, năm 2002 tiến hành mua bán 2 loại ngoại tệ là USD và Euro, đầu năm 2003 mua thêm 5 loại ngoại tệ nữa là: Bảng Anh, Đô la Singapo, đô la Hông Kông, đô la Úc, Yên Nhật. Năm 2006 thực hiện mua bán trên 10 loại ngoại tệ tại quầy thu đổi ngoại tệ và tại các điểm giao dịch của chi nhánh. Tính đến cuối năm 2007 doanh số mua bán ngoại tệ đạt 63,5 triệu USD tăng 43,8 triệu USD bằng 322% so với năm 2006. Trong năm đã chi tră 921 món kiều hối với số tiền 3,6 triệu USD tăng 1,6 triệu bằng 180% so với năm 2006. Kết quả chênh lệch thu chi của kinh doanh ngoại tệ đạt 1.715 triệu tăng 944 triệu bằng 222,4% so với 2006. Vì thế đến nay, họat động kinh doanh ngoại tệ của NHNo&PTNT Sóc Sơn đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ vào nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ giữa các tổ chức và cá nhân trên địa bàn. Theo đúng quy định kinh doanh ngoại tệ của NHNo& PTNT Việt Nam và Ngân hàng Nhà Nước. 2.2. KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA NHNo&PTNT SÓC SƠN TRONG NHỮNG NĂM QUA Hoạt động huy động vốn Các NHTM hoạt động trên cơ sở là “đi vay để cho vay” do vậy huy động vốn là hoạt động mang ý nghĩa sống còn đối với mỗi ngân hàng. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc huy động vốn, NHNo&PTNT Sóc Sơn đã tích cực mở rộng các hình thức huy động để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trong từng giai đoạn NHNo&PTNT Sóc Sơn đã áp dụng các biện phát năng động, mềm dẻo, áp dụng mức lãi suất phù hợp, tìm kiếm các nguồn vốn ổn định lãi suất thấp. Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn và mở rộng công tác thông tin tuyên truyền là 2 yếu tố tạo nên quy mô nguồn vốn của NHNo&PTNT Sóc Sơn. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có rất nhiều biến động, nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng. Các Ngân hàng đua nhau hạ lãi suất cho vay, tăng lãi suất huy động để thu hút khách hàng, điều này gây không ít khó khăn cho ngân hàng. Mặc dù kinh doanh trong điều kiện khó khăn như vậy nhưng nguồn vốn của Chi nhánh vẫn tăng trưởng không ngừng, chứng tỏ chi nhánh NHNo&PTNT Sóc Sơn đã tạo được niềm tin nơi người dân và ngày một khẳng định uy tín của mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Có được điều đó phải kể đến chính sách huy động vốn luôn được chú trọng với các mức lãi suất linh hoạt, phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường cùng với các sản phẩm tiền gửi cung cấp cho khách hàng đa dạng, phong phú về kỳ hạn cũng như những ưu đãi nhất định như khuyến khích gửi với số lượng lớn, tiết kiệm dự thưởng vàng 3 chữ A của NHNo&PTNT Việt Nam…, đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của khách hàng. Ta có thể thấy rõ những gì mà các cán bộ NHNo&PTNT đạt được trong thời gian qua qua hai bảng tình hình huy động vốn sau đây: Bảng 1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG THEO KỲ HẠN TẠI NHNO&PTNT SÓC SƠN Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền +, - (%) Số tiền +, - (%) Số tiền +, - (%) Tổng vốn huy động 585.477 19% 822.663 40,5% 995.915 21,1% 1. Nguồn vốn Nội tệ 525.552 20% 747.987 42,3% 899.892 20,3% -Tiền gửi không kỳ hạn 170.732 33% 202.196 18,4% 251.080 24,2% -Tiền gửi có kỳ hạn 354.820 14% 545.791 53,8% 648.812 19% +KH <12th 98.077 25% 240.199 145% 264.833 10,3% +12th<=KH<24th 210.834 11% 222.728 5,6% 240.375 8% +KH>=24th 45.909 9% 82.864 80,5% 143.604 73,3% 2. Nguồn vốn Ngoại tệ 59.925 16% 74.676 24,6% 96.023 28,6% -Tiền gửi không kỳ hạn 10.999 50% 10.786 2% 26.242 143,3% -Tiền gửi có kỳ hạn 48.926 10% 63.890 30,6% 69.781 9,2% +KH <12th 9.839 15% 18.950 92,6% 27.380 44,5% +12th<=KH<24th 37.462 9% 42.932 14.6% 39.045 -9% +KH>=24th 1.625 23% 2.098 29,1% 3356 60% (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn) Qua bảng số liệu trên, dễ dàng nhận thấy sự tăng trưởng rõ rệt của tổng nguồn vốn huy động. Qua các năm, từ năm 2005, tổng nguồn vốn huy động của NHNo Sóc Sơn là 585477 triệu đồng với tốc độ tăng so với năm 2004 là 19%, và cho đến năm 2006, tổng nguồn vốn huy động lên đến 822 663 triệu đồng với tốc độ tăng so với năm 2005 là 41%, chứng tỏ tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định. Tiêu biểu là năm 2006 là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, trong đó nội tệ chiếm tỷ trọng lớn 90,92% tăng 42,3%, ngoại tệ chiếm tỷ trọng 9,08% tăng 24,6%. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2007 đạt xấp xỉ 996 tỷ đồng tăng 173,3 tỷ với tốc độtăng trưởng 21,1% so với năm 2006 và bằng 104% so với chỉ tiêu mà NHNo&PTNT Việt Nam giao (996 triệu/960 tỷ) tăng 36 tỷ đồng, bằng 105% so với đề án kinh doanh 2006- 2010 (996 triệu/745 tỷ). Nguồn vốn bình quân người là 10,7 tỷ tăng 1,4 tỷ so với năm 2006. Ngoài ra có thể thấy, mặc dù nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn nhưng trong thời gian gần đây, nguồn vốn trung hạn có xu hướng tăng dần, chứng tỏ xu hướng chuyển dịch từ nguồn vốn ngắn hạn sang trung hạn được ngân hàng chú ý quan tâm, là kết quả của việc nỗ lực khai thác tối đa các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế cũng như thể hiện công tác marketing của ngân hàng có hiệu quả. Từ đó tạo tính ổn định hơn nữa trong nguồn vốn huy động của ngân hàng và đáp ứng nhu cầu vay trung và dài hạn của khách hàng. Vốn huy động phân theo thành phần kinh tế được thể hiện trong bảng số liệu và biểu đồ sau: Bảng 2: CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NHNO&PTNT SÓC SƠN Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng vốn huy động 585.477 822.663 995.915 -Tiền gửi của dân cư: 360.041 61,5 426.899 51,9 516.601 51,9 +Tiền gửi tiết kiệm +Kỳ phiếu 330.573 29.468 409.658 17.241 58.136 8.465 -Tiền gửi của tổ chức kinh tế 225.436 38,5 395.764 48,1 479.314 48,1 - Tiền gửi của TCTD 0 0 0 0 0 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn) Tiền gửi của dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế qua các năm đều tăng, tổng vốn huy động tăng mạnh. Cụ thể, năm 2005 tiền gửi của dân cư từ 360.041 triệu đồng đến năm 2006 là 426 899 triệu đồng và con số này đã tăng lên 516.601 triệu đồng vào năm 2007 chiếm 51,9% tổng nguồn, tăng trưởng 21% so với năm 2006; tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2005 là 225.436 triệu đồng, cho đến năm 2006 lên đến 395.764 triệu đồng, và là 479.341 triệu đồng vào năm 2007 chiếm tỷ trọng 48,1% tổng nguồn, tăng trưởng 21,1% so với năm 2006. Tỷ trọng tiền gửi của dân cư trong tổng nguồn giảm dần từ 61,5% năm 2005 xuống 51,9% năm 2006 và tỷ lệ giữ nguyên đến năm 2007, tuy nhiên, nó vẫn là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn, trong khi đó tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng dần từ năm 2005 là 38,5% lên 48,1% trong năm 2006 và tỷ trọng vẫn không đổi là 48,1% trong năm 2007. Tuy có sự chuyển dịch tỷ trọng trong các năm 2005 đến 2006 nhưng trong năm 2007 cơ cấu nguồn vốn tăng tương đối ổn định đảm bảo được khả năng thanh khoản và nhu cầu tín dụng trên địa bàn. Ngoài ra, nhìn vào bảng số liệu cũng như biểu đồ ta thấy, tiền gửi của các TCTD bằng 0 trong cả 3 năm liên tiếp, điều này chứng tỏ, ngân hàng đã khắc phục được nguồn tiền gửi từ các TCTD, không còn phải sử dụng giải pháp tình thế là đi vay vốn từ các TCTD khác nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời trong ngắn hạn, nên đã chủ động hơn trong đầu tư vốn. Từ những số liệu phản ánh tình hình về hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Sóc Sơn, có thể thấy, nguồn vốn huy động tại đây còn tiếp tục tăng mạnh trong tương lai, từ đó tạo điều kiện tìm ra nhiều hình thức đầu tư và cho vay hiệu quả hơn nữa, nhằm góp phần phân tán rủi ro. 2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn Hoạt động sử dụng vốn chủ yếu là cho vay hộ sản xuất, cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phạm vi toàn huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể, đáp ứng nhu cầu vốn cho các chủ thể kinh doanh, cải thiện đời sống. Bảng 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA NHNO&PTNT SÓC SƠN Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Dư nợ tín dụng 380.997 448.991 609.200 Doanh số cho vay 855.548 1.217.595 2.580.265 Doanh số thu nợ 800.997 1.140.113 2.412.803 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, dư nợ Tín dụng đến tháng 31/12/2007 đạt 609,2 tỷ đồng, tăng trưởng 160,2 tỷ đồng bằng 135,7% so với năm 2006, bằng 103% kế hoạch 2007 (609,2 tỷ/590 tỷ) và bằng 112,7% so với đề án kinh doanh 2006- 2010 (609,2 tỷ/540 tỷ). Doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng lên qua các năm, cụ thể doanh số cho vay và doanh số thu nợ năm 2006 đều tăng 42,3%so với năm 2005, đặc biệt năm 2007 doanh số cho vay đạt 2.580.265 triệu đồng, tăng 111,9% so với năm 2006, doanh số thu nợ đạt 2.412.803 tăng 111,6% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do kinh tế trên địa bàn Sóc Sơn được đánh giá là tăng trưởng cao nhất trong 20 năm qua, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch cơ bản từ nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ sang công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Vì vậy doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ tăng vọt, nó cũng thể hiện cố gắng lớn của cán bộ công nhân viên chức, tất cả vì đồng vốn của ngân hàng bỏ ra được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế toàn huyện, vì nguồn thu nhập chủ yếu của Ngân hàng. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Sóc Sơn: Kết quả kinh doanh chính là chỉ tiêu cuối cùng phản ánh tình hình họat động kinh doanh của ngân hàng. Trong thời gian qua, Ngân hàng đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu do Trung ương đề ra: Bảng 4: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT SÓC SƠN QUA CÁC NĂM Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng thu nhập 54.325 88.600 115.000 Tổng chi phí 40.945 74.800 90.000 Lợi nhuận 13.380 13.800 25.000 Hệ số lương 1,33 1,62 1,71 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn) Mặc dù hoạt động trên địa bàn một huyện nghèo của Hà Nội, nhưng NHNo Sóc Sơn lại được đánh giá là đơn vị kinh doanh khá trong lĩnh vực ngân hàng. Tổng thu nhập và tổng chi phí qua các năm đều tăng lên, đặc biệt là tổng thu nhập năm 2007 khá cao là 115.000 triệu đồng tăng 29,8% so với năm 2006, tổng chi phí cũng tăng lên ở mức 90.000 triệu đồng tăng 20,3% so với năm 2006. Lợi nhuận qua các năm đều tăng, năm 2006 là 13 800 triệu đồng, đến năm 2007 là 25.000 triêu đồng tăng 81,2% so với lợi nhuận năm 2006,thể hiện sự ổn định trong kinh doanh, mặc dù thị trường trong và ngoài nước thời gian qua đã có rất nhiều sự biến động và thay đổi to lớn ảnh hưởng đến nền kinh tế và môi trường cạnh tranh càng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn. Từ đó mà hệ số lương cũng gia tăng 0,09 so với năm 2006, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên, động viên khích lệ họ gắn bó nhiệt huyết với công việc được giao, thêm yêu nghề và làm việc lao động ngày một hiệu quả. 2.3. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT SÓC SƠN 2.3.1. Hoạt động tín dụng – những kết quả đạt được trong thời gian qua Như chúng ta đã biết, hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh cơ bản, phản ánh đặc trưng của NHTM. Với hầu hết các NHTM, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm phần lớn (70%- 75%) trong tổng thu nhập, NHNo&PTNT cũng không phải ngoại lệ. Từ chỗ chỉ đầu tư vào DNNN và khối HTX trong những năm đầu thành lập, cho đến nay, đối tượng cho vay đã được mở rộng, chủ yếu là đầu tư vào kinh tế gia đình, các cá thể và khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì thế, trong thời gian qua, hoạt động cho vay dù gặp nhiều khó khăn trong môi trường cạnh tranh cũng như về kinh nghiệm chuyên môn của cán bộ tín dụng, nhưng đã đạt được những kết quả khả quan, cung tín dụng qua ngân hàng không ngừng được mở rộng qua nhiều kênh khác nhau, đáp ứng nhu cầu vay vốn và thanh toán của khách hàng trên địa bàn. Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động cho vay và thu phí dịch vụ góp phần đáng kể trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Có thể nói, NHNo&PTNT Sóc Sơn đã phát triển theo hướng kinh doanh thương mại, hướng dần sang kinh doanh đa năng trên nhiều lĩnh vực, hiện giữ vai trò chủ đạo chủ lực trong lĩnh vực tài chính ở lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Để nắm rõ hơn về tình hình tín dụng tại NHNo&PTNT Sóc Sơn trong thời gian qua, chúng ta cùng tìm hiểu cơ cấu tín dụng theo thời hạn và theo thành phần kinh tế qua hai bảng số liệu sau: Bảng 5: CƠ CẤU TÍN DỤNG THEO THỜI HẠN CỦA NHNO&PTNT SÓC SƠN Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 380.997 448.991 609.200 1. Dư nợ ngắn hạn 296.602 77,8 356.513 79,4 482.200 79,2 2. Dư nợ trung dài hạn 84.395 22,2 93.216 20,6 127.000 20,8 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn) Tốc độ tăng của tổng dư nợ tín dụng qua 3 năm liên tiếp khá ổn định: năm 2006 tăng 17,8% với số tuyệt đối là 67.994 triệu đồng so với năm 2005, dư nợ tín dụng năm 2007 tăng xấp xỉ 160,2 tỷ đồng, bằng 135,7% so với năm 2006. Tín dụng được mở rộng đến người dân. Có thể dễ dàng thấy rằng dư nợ tín dụng ngắn hạn không ngừng tăng lên từ năm 2005 chiếm tỷ trọng là 77,8% lên đến 79,2% năm 2007, trong khi đó dư nợ tín dụng trung dài hạn tỷ trọng lại giảm từ 22,2% năm 2005 xuống còn 20,6% năm 2006, mặc dù tỷ trọng này đã tăng lên 20,8% trong năm 2007 nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tín dụng ngắn hạn. Tuy vậy nhưng số tuyệt đối của chỉ tiêu này vẫn tăng qua các năm, biểu hiện là năm 2005 chỉ tiêu này là 84.395 triệu đồng, năm 2006 là 93.216 triệu đến năm 2007 tăng lên là 127.000 triệu đồng. Như vậy Ngân hàng vẫn chủ yếu là cho vay ngắn hạn một phần là vì độ rủi ro thấp hơn là cho vay trung dài hạn. Xét về dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế, ta có bảng và biểu đồ sau: Bảng 6: CƠ CẤU TÍN DỤNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NHNO&PTNT SÓC SƠN Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 380.997 448.991 609.200 1. Doanh nghiệp 225.396 59,2 249.989 55,7 343.510 56,4 -DNNN 9.740 190 100 0.02 - Hợp tác xã 13.648 8.655 13.400 2.2 - CTCP & CT TNHH 184.700 228.464 304.930 50.1 - DN tư nhân 17.308 12.680 25.080 4.08 2. Hộ sản xuất 124.967 32,8 154.298 34,4 194.558 31,9 3. Cho vay đời sống và cầm cố bằng GTCG 30.634 8 44.704 9,9 71.132 11,7 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn) Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ: Năm 2005 chiếm 59,2% trong tổng dư nợ, năm 2006 là 55,7%, và năm 2007 là 56,4%. Đó là do trong thời gian qua số lượng các công ty nhỏ và vừa tại huyện Sóc Sơn được thành lập nhiều, vì vậy mà ngân hàng đã chú trọng hơn đến đối tượng này nhằm mở rộng phạm vi cũng như chất lượng cho vay, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó làm họ tin tưởng hơn khi lựa chọn NHNo&PTNT Sóc Sơn làm trung gian vay vốn, uy tín của ngân hàng được khẳng định, trình độ của cán bộ tín dụng phụ trách mảng cho vay doanh nghiệp vì thế cũng được nâng lên và hướng đến ngày càng chuyên nghiệp hơn, nắm bắt nhanh nhạy hơn với những thay đổi của thị trường ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của khách hàng. Đối tượng mà NHNo&PTNT Sóc Sơn cấp tín dụng có tỷ trọng lớn thứ hai là hộ sản xuất. Cho vay hộ sản xuất tăng từ 32,8% năm 2005 lên 34,4% trong năm 2006 nhưng lại giảm xuống 31,9% trong năm 2007, tuy nhiên, vẫn đáp ứng đủ nhu cầu vốn sản xuất của hộ nông dân. Góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm trên địa bàn huyện Sóc Sơn nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung. Bên cạnh đó, mảng cho vay đời sống và cầm cố GTCG cũng tăng trưởng đều và ổn định, cụ thể năm 2005 là 8% lên đến 9,9% trong năm 2006, năm 2007 là 11,7% đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân khi nguồn tích lũy hiện tại là chưa đủ, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Như ta đã đề cập ở trên thì một trong hai đối tượng được NHNo&PTNT Sóc Sơn cho vay chủ yếu đó là hộ sản xuất. Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ cho vay với đối tượng này, ta tìm hiểu một phương thức tiếp cận cho vay vốn đối với hộ sản xuất- dư nợ cho vay theo tổ. Bảng 7: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY THEO TỔ QUA CÁC NĂM TẠI NHNO&PTNT SÓC SƠN Đơn vị: Triệu đồng Tổ 2005 2006 2007 Số tổ Số hộ Số tiền Số tổ Số hộ Số tiền Số tổ Số hộ Số tiền Hội Phụ Nữ 279 6.636 31.275 350 8.904 52.066 271 8.131 56.647 Hội Cựu Chiến Binh 40 846 4.193 48 978 4.751 78 1.262 8.635 Hội Nông Dân 76 1.226 5.960 88 1.422 8.661 30 542 3.585 Cộng 395 8.708 41.428 486 11.304 65.478 379 9.935 68.867 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn) Tên gọi tự thân của ngân hàng đã nói lên chức năng, nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài là phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Năm 1991 trên cơ sở chỉ thị 202/CT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã quy định “Việc cho vay của ngân hàng để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp cần được chuyển sang cho vay trực tiếp đối với hộ sản xuất, tạo điều kiện cho các ngành này thực sự trở thành đơn vị kinh tế tự chủ”. Chi nhánh phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội ở địa phương như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh để phối hợp triển khai cho vay đến các hội viên của 26 xã- Thị trấn. Năm 2007 Chi nhánh Sóc Sơn thực hiện thu nợ gốc – lãi tại xã cho các tổ viên vay vốn, kết quả thu nợ gốc – lãi tại xã bước đầu đã đạt được kết quả khá tốt, đưa hoạt động cho vay qua tổ nhóm của Chi nhánh đi vào nề nếp; giải quyết một số vướng mắc của tổ viên, hạn chế việc xóa tiền gốc, lãi của tổ trưởng và thu phí của hội viên. Trong thời gian gần đây, cho vay theo tổ tại NHNo&PTNT Sóc Sơn chiếm tỷ trọng hơn 40% trong tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất. Dựa vào bảng số liệu trên dễ dàng nhận thấy dư nợ cho vay qua tổ không ngừng tăng lên qua các năm. Đến năm 2007 dư nợ cho vay qua tổ nhóm là 379 tổ, 9.935 hộ, số tiền là 68.867 triệu đồng, so với năm 2006 thì số tổ, số hộ có giảm nhưng số tiền tăng 3.389 triệu đồng. Trong đó, cho vay qua Hội phụ nữ chiếm tỷ trọng lớn nhất so với Hội nông dân và Hội Cựu chiến binh. Điều này chứng tỏ công tác cho vay qua tổ thực sự tỏ ra có hiệu quả nhất định. Nông dân thấy gắn bó tin tưởng và gần gũi hơn với ngân hàng, bản thân ngân hàng cũng dễ kiểm soát hơn các hộ vay vốn thông qua sự giúp đỡ nhiệt tình và tận tâm của các tổ chức hội. Chính sách khuyến khích cho vay kinh tế hộ của NHNo&PTNT Việt Nam đã thực sự đi vào cuộc sống, nhiều hộ sản xuất nhờ có vốn Ngân hàng đã vươn lên thoát nghèo và một số hộ đã thực sự giàu lên nhờ nguồn vốn Ngân hàng. Hiện nay, hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập tại huyện Sóc Sơn. Đây là điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng và thị phần trong các sản phẩm dịch vụ của mình. Có thể thấy rõ số lượng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn và thanh toán với ngân hàng trong thời gian qua ngày càng tăng lên rõ rệt: Bảng 8: SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CÓ DƯNỢ TẠI NHNO&PTNT SÓC SƠN Năm 2005 2006 2007 DN tư nhân 15 17 19 Hợp tác xã 3 4 6 Công ty cổ phần 14 16 18 Công ty TNHH 37 44 47 DNNN 2 1 0 Tổng các đơn vị 71 82 90 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sóc Sơn) Giai đoạn gần đây, kinh tế trên địa bàn huyện Sóc Sơn được đánh giá là phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch cơ bản từ : “Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ” sang “Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp”. Chính vì thế, cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng cũng có sự thay đổi đáng kể về tỷ trọng, trong đó tỷ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng dư nợ tăng lên nhanh chóng và trở thành đối tượng đầu tư được chú trọng quan tâm. Tình hình đầu tư tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng số liệu sau: Bảng 9: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA QUA CÁC NĂM TẠI NHNO&PTNT SÓC SƠN Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Nguồn vốn 585.477 822.663 995.915 2. Doanh số cho vay 855.548 1.217.595 2.580.26

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNganHang 134.DOC
Tài liệu liên quan