Chuyên đề Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I:

 TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1 Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 3

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 3

1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 3

1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 4

1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng 4

1.2.2 Sự cần thiết của tín dụng ngân hàng 5

1.2.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng 5

1.2.3.1 Tín dụng chia theo thời gian 5

1.2.3.2 Tín dụng chia theo hình thức tài trợ 6

1.2.3.3 Tín dụng được chia theo hình thức bảo đảm 7

1.3 Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại 8

1.3.1 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 8

1.3.2 Rủi ro tín dụng và hậu quả của rủi ro tín dụng 9

1.3.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 13

1.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 13

1.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan : 16

1.3.4 Sự cần thiết phải phòng ngừa rủi ro tín dụng 18

1.3.4.1 Đối với ngân hàng 18

1.3.4.2 Đối với nền kinh tế 18

CHƯƠNG II:

 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI 19

2.1 Khái quát về Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội 19

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành phát triển 19

2.1.2 Mô hình tổ chức 20

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội 20

2.2.1 Hoạt động huy động vốn 20

2.2.2 Hoạt động tín dụng, bảo lãnh 22

2.2.3 Các hoạt động khác 24

2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Hà Nội 27

2.3.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh 27

2.3.2 Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại Chi nhánh 30

2.3.2.1 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn 30

2.3.2.2 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu 31

2.3.2.3 Trích lập dự phòng rủi ro 33

2.4 Đánh giá tình hình rủi ro tín dụng 38

2.4.1 Kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng 38

2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 39

2.4.2.1 Hạn chế 39

2.4.2.2 Nguyên nhân 40

CHƯƠNG III:

 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI 43

3.1 Định hướng của Chi nhánh 43

3.1.1 Các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản năm 2010 43

3.1.2 Định hướng và các giải pháp giai đoạn 2010 - 2012 45

3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh 48

3.2.1 Khai thác có hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng 48

3.2.2 Thắt chặt và thực hiện đúng quy trình tín dụng 50

3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định 52

3.2.4 Nâng cao khả năng đánh giá, phân tích khách hàng 53

3.2.5 Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo 55

3.2.6 Phân tán rủi ro tín dụng 55

3.2.7 Nâng cao chất lượng các hoạt động Marketing 57

3.2.8 Xử lý rủi ro tín dụng 59

3.3.Kiến nghị 60

3.3.1 Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: 60

3.3.2. Đối với Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Hội Sở Chính: 60

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả năm 2007, chiếm 12% tổng thu dịch vụ tại chi nhánh. Bên cạnh công tác thanh toán hai chiều Việt – Lào là nhiệm vụ xuyên suốt, Chi nhánh luôn tích cực đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, bằng nhiều phương thức thanh toán quốc tế như: L/C, nhờ thu, chuyển tiền điện... Trong năm 2009 doanh số thanh toán quốc tế hai chiều đạt mức tăng trưởng mạnh, đạt 34 triệu USD quy đổi, bằng 191% so với cả năm 2008, trong đó: 52,4 tỷ VND, 16,6 tỷ LAK, 28,7 triệu USD, 54 ngàn EUR và 350 ngàn JPY. Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế của Chi nhánh đạt 796 triệu đồng, tăng 31% so với cả năm 2008, chiếm 12%/ tổng thu dịch vụ tại Chi nhánh. Thanh toán trong nước: Với hệ thống thanh toán CI-TAD với Ngân hàng Nhà nước và Homebanking với SGD BIDV hoạt động thanh toán qua Chi nhánh luôn nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng cũng như yêu cầu của giao dịch vốn liên ngân hàng giữa Chi nhánh và các TCTD khác, nâng cao uy tín của Chi nhánh trên thị trường tiền tệ. Tổng doanh số thanh toán trong nước cả năm 2009 đạt 145,3 triệu USD quy đổi, tăng 8,1% so với cả năm 2008, trong đó: thanh toán VND đạt 2.237 tỷ đồng, bằng 101% so với năm 2007; thanh toán ngoại tệ đạt 20,6 triệu USD, gấp 3 lần cả năm 2008. Thu từ dịch vụ thanh toán trong nước của Chi nhánh đạt 288 triệu đồng, tăng 20% so với cả năm 2008, chiếm 4,4%/ tổng thu dịch vụ tại Chi nhánh. Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ Do ảnh hưởng của tình hình chính trị trên thế giới, thị trường tiền tệ của Việt Nam biến động mạnh; đặc biệt là đối với thị trường USD tỷ giá biến động bất thường. Tuy nhiên với sự cố gắng tích cực, Chi nhánh đã đạt được những kết quả sau: Năm 2007, doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh đạt 24 triệu USD quy đổi, bằng 165% so với năm 2006; trong đó: 33,3 tỷ LAk, 20,3 triệu USD, 24 ngàn EUR và 13 triệu Yên Nhật. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt gần 211 triệu đồng chiếm 16% tổng lợi nhuận ngoại tệ tại Chi nhánh. Năm 2008, doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh đạt được là 80,9 triệu USD quy đổi, gấp 3,4 lần so với doanh số cả năm 2007, trong đó: 121,4 tỷ LAK; 59,8 triệu USD;4,17 triệu EUR và 9,2 triệu JPY. Lãi ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2008 đạt 3,54 tỷ đồng (tương đương 203 ngàn USD quy đổi), gấp 2,7 lần so với cả năm 2007. Tình hình lạm phát tăng cao, thâm hụt cán cân thương mại lớn dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu về ngoại tệ của Việt Nam trong năm 2008 là rất trầm trọng. Hiện tượng thiếu hụt ngoại tệ tiếp tục kéo dài trong những tháng đầu năm 2009, một phần do xuất khẩu giảm mạnh dẫn đến tình trạng nhập siêu quay trở lại, nguy cơ lạm phát vẫn còn tiềm ẩn, một phần do hiện tượng găm giữ ngoại tệ của các Doanh nghiệp xuất khẩu nhằm gây sức ép tăng giá ngoại tệ. Do đó, tỷ giá VND/USD diễn biến phức tạp và luôn đối diện với sức ép tăng lên. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp như nới rộng biên độ tỷ giá từ 1% lên 3% rồi 5%, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM cũng như các đại lý thu đổi ngoại tệ, song tình trạng căng thẳng về ngoại tệ vẫn không có dấu hiệu giảm bớt. Trong bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh trong năm 2009 gặp rất nhiều khó khăn do không tự cân đối được nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, lãi kinh doanh ngoại tệ đạt được ở mức khiêm tốn. Bên cạnh đó, việc chuyển lợi nhuận năm 2008 về Hội sở chính theo tỷ giá tại thời điểm 31/12/2008 cũng đã làm giảm lãi kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh khoảng 480 triệu đồng. Đến 31/12/2009 doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh đạt 58,2 triệu USD quy đổi, chỉ bằng 72% so với doanh số cả năm 2008, trong đó: 121,3 tỷ LAK, 35,2 triệu USD, 10,2 triệu EUR và 700 ngàn JPY. Lãi ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ cả năm 2009 đạt 2,6 tỷ đồng (tương đương 145 ngàn USD quy đổi), bằng 73% so với cả năm 2008 và chiếm 29%/ tổng thu dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ ròng. Về tổng doanh thu. Trong năm 2007 Tổng doanh thu của Chi nhánh đạt 68,8 tỷ đồng (tương đương 4,3 triệu USD), tăng 30% so với doanh thu năm 2006. Trong đó, thu từ lãi cho vay đạt 3,46 triệu USD quy đổi, tăng 23,7% so với năm 2006; thu lãi tiền gửi đạt 450 ngàn USD, tăng 87% so với năm 2006. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh đạt 225 ngàn USD, chiếm 33,4% trên chênh lệch thu chi trước trích dự phòng rủi ro và vượt 13% kế hoạch được giao. Quỹ dự phòng rủi ro Chi nhánh đến 31/12/2007 đạt 24,3 tỷ đồng (tương đương 1,52 triệu USD), tăng 20% so với đầu năm. Trong đó: - Dự phòng cụ thể đạt 22,7 tỷ đồng, tương đương 1,42 triệu USD. - Dự phòng chung đạt 1,62 tỷ đồng, tương đương 100 ngàn USD . Năm 2008 tổng doanh thu của Chi nhánh đạt 135,4 tỷ đồng (tương đương 7,78 triệu USD quy đổi), gấp gần 2 lần tổng doanh thu cả năm 2007. Trong đó, thu từ lãi cho vay đạt hơn 5 triệu USD quy đổi, chiếm 64% tổng doanh thu, tăng 45% so với năm 2007; thu lãi tiền gửi đạt 1,79 triệu USD quy đổi, gấp gần 4 lần cả năm 2007, chiếm 23% tổng doanh thu. Tổng thu dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ ròng cả năm đạt 469 ngàn USD quy đổi, chiếm 32% chênh lệch thu chi trước trích dự phòng rủi ro, gấp 2,1 lần cả năm 2007 và đạt 156% so với kế hoạch được giao. Trong năm 2008 Chi nhánh đã trích được 873 nghìn USD dự phòng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro của Chi nhánh đến 31/12/2008 đạt 39,5 tỷ đồng (tương đương 2,27 triệu USD quy đổi), trong đó: dự phòng chung là 4,5 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 35 tỷ đồng; đưa tỷ lệ quỹ dự phòng trên tổng dư nợ lên 5,46%, và chiếm 6,8%/ dư nợ thương mại. Sau 10 năm hoạt động, hệ thống Ngân hàng Lào - Việt nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng đã thiết thực góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước, điển hình là việc triển khai nhanh, có hiệu quả chủ trương của Chính phủ về thực hiện thanh toán chuyển tiền bằng đồng Việt Nam và Kíp Lào; bước đầu làm tốt vai trò trung tâm thanh toán, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước trong thanh toán; phát triển các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng tiên tiến, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng; hoạt động kinh doanh an toàn và có hiệu quả; làm tốt nhiệm vụ ngân hàng đại lý tiếp nhận và giải ngân các dự án sử dụng vốn theo Hiệp định của Chính phủ hai nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng trong và ngoài nước để từng bước hội nhập và phát triển. 2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại LVB Chi nhánh Hà Nội 2.3.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng tại LVB Chi nhánh Hà Nội Rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt Chi nhánh Hà Nội vì đây là loại rủi ro luôn đi kèm với hoạt động của ngân hàng. Rủi ro tín dụng có nguy cơ xảy ra bất cứ lúc nào do vậy ngân hàng phải tiến hành các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Là một tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, do đó Chi nhánh LVB tại Hà Nội phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 22/04/2005. Tại Điều 6, Quyết định 493 quy định: 1. Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ như sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2, Điều này. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại; Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều này. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều này. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại; Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều này. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại; Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều này. 2. Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng một (01) năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng có thể phân loại lại khoản nợ đó vào nhóm 1. 3. Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với tổ chức tín dụng mà có bất kỳ khoản nợ nào bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. 4. Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá lại khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. 5. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại khoản 1, Điều này như sau: Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng 2.3.2 Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại LVB Chi nhánh 2.3.2.1 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn luôn là một chỉ tiêu quan trọng hàng đầu để giúp các nhà quản trị ngân hàng đánh giá được rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải. Và từ những đánh giá này mà các nhà quản trị có thể xác định được những biện pháp thích hợp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro một cách hiệu quả. Bảng 2.3: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Đơn vị: triệu USD Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Dư nợ tín dụng 36,6 41,5 51,4 Nợ quá hạn 2,615 1,787 0,759 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 7,14% 4,3% 1,47% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2009) Bảng số liệu cho ta cái nhìn khả quan về tình hình nợ quá hạn của chi nhánh. Năm 2007, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động trong đó có nhiều yếu tố tác động ngoài dự kiến như giá cả tăng nhanh, dịch bệnh, thiên tai diễn ra liên tục,…Đặc biệt, giá xăng dầu, vàng, Dolla Mỹ và một số mặt hàng nguyên liệu đầu vào nhập khẩu biến động phức tạp ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó năm 2007 cũng là năm đầu tiên mà Việt Nam có những thay đổi về cơ chế chính sáchtrong lĩnh vực tài chính ngân hàng theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO đòi hỏi các NHTM phải có những đổi mới quyết liệt hơn nữa nhằm tiệm cận gần hơn nữa với những tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế. Đồng thời, sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của chi nhánh vì những cản trở về mạng lưới, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng,…Do những nguyên nhân trên mà trong tổng dư nợ tín dụng là 36,6 triệu USD quy đổi thì nợ quá hạn chiếm 7,14% tương đương 2,615 triệu USD quy đổi. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với hoạt động chung của ngân hàng thương mại. Môi trường kinh doanh trong nước năm 2008 có những biến động hết sức phức tạp trong điều kiện kinh tế thế giới được cho là đã rơi vào trạng thái khủng hoảng. Trước những thách thức to lớn đó, TW Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã áp dụng nhiều gói giải pháp linh hoạt, mạnh mẽ. Mặc dù còn nhiều bất cập nhưng về cơ bản các giải pháp đã mang lại kết quả tích cực giúp đưa đất nước vượt ra khỏi tình trạng lạm phát tăng cao và giảm thiểu những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tận dụng những điều kiện và ưu đãi đó, năm 2008 nợ quá hạn của Chi nhánh chỉ là 1,787 triệu USD quy đổi, chiếm 4,3% tổng dư nợ, giảm 31, 66% so với năm 2007. Năm 2009 là năm Việt Nam khắc phục những ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tháng 2/2009, Chính phủ bắt đầu triển khai gói kích cầu, trong đó chính sách hỗ trợ lãi suất là một trọng tâm. Đây cũng là hoạt động nổi bật của các ngân hàng trong năm 2009. Ngân hàng đón chính sách hỗ trợ lãi suất hồ hởi, nhưng triển khai thận trọng. Đây là chính sách chưa có trong tiền lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng tiếp cận khách hàng và tăng trưởng tín dụng tốt hơn (lãi suất thấp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt hơn). Do vậy, nợ quá hạn của Chi nhánh giảm đáng kể chỉ còn 0,759 triệu USD quy đổi, chiếm 1,47% tổng dư nợ - một tỷ lệ khá an toàn cho hoạt động ngân hàng. 2.3.2.2 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được coi là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng chính xác nhất. Khi tỷ lệ này tăng đồng nghĩa với chất lượng tín dụng của ngân hàng trở nên xấu đi, và ngược lại tỷ lệ này càng thấp thì hoạt động tín dụng của ngân hàng có chất lượng cao.Tình hình nợ xấu của Chi nhánh được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây Bảng 2.4: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng Đơn vị: triệu USD Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Dư nợ tín dụng 36,6 41,5 51,4 Nợ xấu 5,23 3,276 1,88 Tỷ lệ nợ xấu (%) 14,3% 7,89% 3,65% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2009) Qua bảng số liệu ta nhận thấy rằng, tình hình nợ xấu của Chi nhánh dần dần được cải thiện. Đến 31/12/2007, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh là 5,23 triệu USD quy đổi, chiếm 14,3% tổng dư nợ. Trong năm 2008, bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ ở mức hợp lý, Chi nhánh luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung xử lý nợ xấu, cơ cấu lại hoạt động tín dụng bằng nhiều biện pháp quyết liệt. Chính vì vậy, Chi nhánh đã thu hồi được 26,7 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 32% tổng số nợ xấu tại thời điểm đầu năm, qua đó giảm tỷ lệ nợ xấu từ 14,3% thời điểm đầu năm xuống dưới 8%/tổng dư nợ đến cuối năm 2008, bằng mức kế hoạch mà Hội Sở chính giao; số lãi dự thu giảm mạnh ở thời điểm cuối năm, chỉ còn hơn 4,8 tỷ đồng, chiếm 3,6%/ tổng doanh thu và chiếm 5,6%/ tổng thu lãi cho vay của Chi nhánh. Sang năm 2009 Chi nhánh đã thu được 2,13 tỷ đồng nợ xấu (tương đương 119 ngàn USD quy đổi), tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2009 là 1,88 triệu USD quy đổi, chiếm 3,65%/ tổng dư nợ (thời điểm cuối năm 2008 là 7,89%). Biểu đồ 2.2 : Nợ xấu tại LVB Chi nhánh Hà Nội 2007 – 2009 Đơn vị: Triệu USD 2.3.2.3 Trích lập dự phòng rủi ro Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định: Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện đúng nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức: R = max {0, (A – C)}x r Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị của khoản nợ C: giá trị của tài sản đảm bảo r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể Giá trị của tài sản đảm bảo (C) được xác định dựa trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ áp dụng được quy định với: Giá trị thị trường của vàng; Mệnh giá của trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc và các loại giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng; Giá trị thị trường của chứng khoán doanh nghiệp và của tổ chức tín dụng khác; Giá trị của tài sản đảm bảo là động sản, bất động sản và các tài sản đảm bảo khác ghi trên hợp đồng bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính. Tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị của tài sản đảm bảo được quy định: Loại tài sản đảm bảo Tỷ lệ tối đa (%) Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng 100% Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng. 95% Trái phiếu Chính phủ: Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm Có thời hạn còn lại trên 5 năm 95% 85% 80% Thương phiếu , giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng khác 75% Chứng khoán của tổ chức tín dụng khác 70% Chứng khoán của doanh nghiệp 65% Bất động sản (bao gồm: nhà ở của dân cư có giấy tờ hợp pháp và/hoặc bất động sản gắn liền với quyền sử dụng đất hợp pháp) 50% Các loại tài sản đảm bảo khác 30% (Nguồn: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) Đối với các khoản cho thuê tài chính, tài sản cho thuê được tính là tài sản đảm bảo. Áp dụng quyết định 493 vào công tác trích lập quỹ dự phòng rủi ro của mình, Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng lưu ý. Bảng 2.5: Trích lập dự phòng rủi ro Đơn vị: tỷ VND Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Trích lập dự phòng 24,3 39,5 23,9 Dự phòng chung 1,62 4,5 2,66 Dự phòng cụ thể 22,7 35 21,23 Tỷ lệ quỹ trích lập dự phòng /tổng dư nợ (%) 4,15% 5,46% 2,58% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2009) Bảng số liệu cho ta thấy những thay đổi trong việc trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh. Quỹ dự phòng rủi ro của Chi nhánh đến ngày 31/12/2007 đạt 24,3 tỷ đồng (tương đương 1,52 triệu USD quy đổi) trong đó dự phòng chung đạt 1,62 tỷ đồng (tương đương 100 ngàn USD quy đổi), dự phòng cụ thể là 22,7 tỷ đồng (tương đương 1,42 triệu USD quy đổi). Năm 2008 đi qua với những biến động hết sức phức tạp của thị trường tài chính do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thị trường tín dụng với bất ổn về lãi suất đã rơi vào trạng thái căng thẳng với mức lãi suất cho vay lên tới trên 25%, mức mà khó có người đi vay nào có thể chấp nhận được. Do đó, vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, thị trường bất động sản đóng băng. Cùng với giá nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, lãi suất cao, nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư trong trạng thái chờ phá sản, điển hình như các hãng đóng tàu nhỏ, các doanh nghiệp bất động sản và xây lắp… Hệ quả là sản xuất kinh doanh có nguy cơ bị suy giảm, chất lượng tín dụng và tình hình tài chính nói chung của các ngân hàng ở mức thấp nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Chính vì những bất ổn của thị trường tài chính trong nước và quốc tế nên năm 2008 quỹ dự phòng rủi ro của Chi nhánh đã được tăng lên 39,5 tỷ đồng (tương đương 2,27 triệu USD quy đổi), trong đó: dự phòng chung là 4,5 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 35 tỷ đồng; đưa tỷ lệ quỹ dự phòng trên tổng dư nợ lên 5,46%, và chiếm 6,8%/dư nợ thương mại. Như vậy, trong năm 2008 Chi nhánh đã hoàn thành việc trích đầy đủ dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Đáy của cuộc khung hoảng kinh tế Việt Nam rơi vào Quý I/2009 khi tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,1%, mức thấp nhất trong hàng chục năm qua; các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, xuất khẩu... đồng loạt gặp khó khăn, rơi vào trì trệ... Tuy nhiên, sau giai đoạn này, nhờ hàng loạt các giải pháp kích thích kinh tế của Chính phủ như cho vay hỗ trợ lãi suất; miễn, giảm, hoãn thuế với rất nhiều hàng hoá, dịch vụ; nới lỏng chính sách tiền tệ..., kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển nhanh chóng, dần ổn định và phục hồi nhanh chóng. Điều này đã tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp cận khách hàng và tăng trưởng tín dụng tốt hơn (lãi suất thấp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt hơn). Do vậy, trong năm 2009 Chi nhánh đã trích được 402 nghìn USD dự phòng rủi ro, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Sau khi thực hiện xử lý nợ xấu bằng nguồn dự phòng rủi ro, số dư Quỹ dự phòng rủi ro của Chi nhánh đến 31/12/2008 đạt 23,9 tỷ đồng (tương đương 1,33 triệu USD quy đổi), trong đó: dự phòng chung là 2,66 tỷ đồng ; dự phòng cụ thể là 21,23 tỷ đồng ; chiếm 2,58% trên tổng dư nợ. Qua phân tích trên có thể nhận thấy rằng Chi nhánh đã thực hiện đầy đủ và khá tốt việc trích lập dự phòng rủi ro. Đây chính là điều kiên thuận lợi cho Chi nhánh mở rộng quy mô tín dụng và hạn chế được những rủi ro tín dụng có thể xảyra. Biểu đồ 2.3: Quỹ dự phòng rủi ro của LVB Chi nhánh Hà Nội Đơn vị: Triệu VND Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và quỹ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ của LVB Chi nhánh Hà Nội Đơn vị: ( %) 2.4 Đánh giá tình hình rủi ro tín dụng 2.4.1 Kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng Thứ nhất về mặt cơ cấu tổ chức. Mô hình tổ chức của Chi nhánh Hà Nội đã có những thay đổi căn bản về cơ cấu tổ chức theo xu hướng hướng tới khách hàng, thúc dẩy và cải thiện dịch vụ khách hàng, phân rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng, ban để có thể nâng cao chất lượng phục vụ. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức, tách Phòng tín dụng thành 2 phòng nghiệp vụ tạo rạ tách biệ rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong hoạt động tín dụng giúp Chi nhánh nâng cao chất lượnh hiệu quả của hoạt động tín dụng, tăng khả năng hạn chế rủi ro. Đồng thời, việc đổi mới mô hình tổ chức kiểm tra kiểm soát cho phù hợp với những thay đổi của luật quy định và tình hình mới đã góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát. Thứ hai về tình hình nợ quá hạn và nợ xấu. Chi nhánh đã nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng của nợ quá hạn và nợ xấu. Kết quả là hai nhóm nợ này đã giảm cả về dư nợ và tỷ trọng trên tổng dư nợ. Tuy tỷ lệ này chưa phải là một tỷ lệ tốt nhưng cũng là thành quả những cố gắng không ngừng của chi nhánh trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Thứ ba: Chi nhánh đã thực hiện tốt việc phân loại nợ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đảm bảo các quy định về an toàn tín dụng theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày19/04/2005. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của chi nhánh luôn cao hơn 8% (năm 2009 đạt 10,6%). Tuân thủ chặt chẽ các quy định về cho vay, tài trợ đối với một khách hàng, đối với nhóm khách hàng để nước và góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Thứ tư: Quy trình tín dụng của Chi nhánh ngày càng gần hơn với chuẩn quốc tế, điều này giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học góp phần hạn chế và phòng ngừa được rủi ro tín dụng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình cũng xác định người thực hiện tác nghiệp và trách nhiệm của cán bộ tín dụng khi xem xét cho vay, thực hiện phân tích và đảm bảo việc giải ngân đúng, tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay và thu hồi nợ vay. Thứ năm: Cơ cấu tín dụng có sự chuyển biến tích cực. Cơ cấu kỳ hạn cho vay được đảm bảo phổ biến ở mức 65 – 70% ngắn hạn và 30 – 35 % dư nợ cho vay là trung và dài hạn. Về cơ cấu theo ngành nghề, dư nợ cho vay đã dịch chuyển từ những ngành rủi ro cao sang các ngành đa dạng hơn để đẩy mạnh lưu thông vốn, bám sát hơn với diễn biến thị trường. Tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản đảkm bảo luôn ở mức cao, chiếm hơn 95% tổng dư nợ (năm 2009 là 97,7%), hạn chế tối đa dư nợ cho vay tín chấp. 2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 2.4.2.1 Hạn chế Thứ nhất: Chi nhánh chưa có chiến lược lâu dài về hoạt động tín dụng. Công tác tín dụng vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục: chất lượng tín dụng chưa cao, số lượng khách hàng vay vốn còn ít, cơ cấu khách hàng còn nhiều bất cập. Thứ hai: Hoạt động tín dụng còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của khách hàng. Chưa có chiến lược, chính sách dài hạn và đồng bộ nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Thứ ba: Nợ xấu luôn tiềm ẩn và ở mức cao. Công tác thu nợ gốc và lãi treo của các đơn vị có nợ xấu, nợ quá hạn tại Chi nhánh đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên số lượng nợ xấu, nợ quá hạn và lãi treo còn nhiều dẫn đến sức ép trích dự phòng rủi ro cụ thể lớn, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Mặc dù Chi nhánh đã rất nỗ lực trong công tác thu hồi nợ, tuy nhiên do tình hình kinh tế trong nước gặp khó khăn gay gắt dẫn đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng, vì vậy công tác xử lý nợ tại Chi nhánh gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nợ xấu (3,65%/tổng dư nợ) vẫn còn ở mức cao, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, công tác thu nợ gốc ngoại bảng và lãi treo vẫn còn hạn chế. Thứ tư: Nguồn thông tin mà ngân hàng cần để đánh giá, phân tích còn thiếu, không kịp thời và chất lượng không cao. Vì vậy, cán bộ tín dụng phải mất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra trong khi chi phí cho hoạt động này rất ít hoặc không có. Thứ năm: Công tác maketing ngân hàng chưa thực hiện tốt, đặc biệt là còn gặp nhiều khó khăn do NHNN quy địn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25579.doc
Tài liệu liên quan