Chuyên đề Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà TP Hồ Chí Minh chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

 

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 2

1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM) . .2

1.1.1. Khái niệm NHTM 2

1.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHTM .2

1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn .2

1.1.2.2. Hoạt động tín dụng 3

1.1.2.3. Hoạt động đầu tư tài chính .5

1.1.2.4. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ .6

1.1.2.5. Các hoạt động khác .8

1.1.3. Hoạt động tín dụng . .8

1.1.3.1. Hoạt động chiết khấu thương phiếu . 9

1.1.3.2. Hoạt động cho vay .10

1.1.3.3. Hoạt động cho thuê tài chính .13

1.1.3.4. Hoạt động bảo lãnh .14

1.2. Rủi ro tín dụng của NHTM .15

1.2.1. Các loại RRTD trong hoạt động tín dụng của NHTM 15

1.2.2. Rủi ro tín dụng của NHTM .15

1.2.2.1. Khái niệm RRTD .15

1.2.2.2. Ảnh hưởng của RRTD 15

1.2.2.3. Các nguyên nhân của RRTD .17

1.2.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh RRTD .21

1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NHTM .22

1.3.1. Các nhân tố chủ quan 22

1.3.1.1. Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng . .22

1.3.1.2. Cách thức quản lý 23

1.3.1.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng .24

1.3.1.4. Hệ thống thông tin .24

1.3.2. Các nhân tố khách quan 25

1.3.2.1. Môi trường kinh tế, chính trị .25

1.3.2.2. Hành lang pháp lý và các CS của Nhà nước .25

1.3.2.3. Trình độ quản lý và phương án vay của khách hàng . .26

1.3.2.4. Ý thức trách nhiệm của khách hàng .26

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RRTD TẠI CHI NHÁNH HDB HÀ NỘI

2.1. Tổng quan về HDB Hà Nội .27

2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của HDB Hà Nội.27

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển . .27

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức . 28

2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động của HDB Hà Nội . 30

2.1.2.1. Hoạt động tín dụng tại HDB Hà Nôi . .30

2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn tại HDB Hà Nội . 34

2.1.2.3. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản tại HDB Hà Nội . 35

2.2. Thực trạng RRTD tại HDB Hà Nội 37

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng 37

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng . 42

2.3. Đánh giá tình hình RRTD tại HDB Hà Nội . 51

2.3.1. Kết quả đạt được . 51

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân . 52

2.3.2.1. Hạn chế . .52

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế . .53

 

 

 

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RRTD TẠI CHI NHÁNH HDB HÀ NỘI

3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh về hoạt động tín dụng 58

3.2. Giải pháp hạn chế RRTD tại chi nhánh . 58

3.2.1. Hoàn thiện quy trình cho vay .58

3.2.2. Đưa ra chính sách tín dụng và chiến lược khách hàng phù hợp.59

3.2.3. Tăng cường công tác thẩm định dự án . 60

3.2.4. Tăng cường hệ thống thông tin .61

3.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng 62

3.2.6. Hoàn thiện công tác tổ chức điều hành . .63

3.2.7. San sẻ rủi ro . 64

3.2.7.1. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ TD . .64

3.2.7.2. Chính sách tài sản đảm bảo . 65

3.2.8. Sớm nhận biết nguy cơ RRTD . .66

3.2.9. Công tác xử lý RRTD . .67

3.3. Kiến nghị . 68

3.3.2. Kiến nghị với NHNN . .68

3.3.3. Kiến nghị với các cơ quan liên quan . .68

3.3.1. Kiến nghị với hội sở HDB . .70

TÀI LIỆU THAM KHẢO .72

MỤC LỤC .73

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà TP Hồ Chí Minh chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp các dịch vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và dịch vụ khác, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh và yêu cầu mở rộng mạng lưới chi nhánh của HD Bank tại các tỉnh, thành phố ngoài địa bàn tp HCM, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp các dịch vụ của HD Bank đến khách hàng. Đến thời điểm 30/12/2007, chi nhánh Hà Nội có 3 chi nhánh trực thuộc bao gồm: Phòng giao dịch Đống Đa, phòng GD Hoàn Kiếm, phòng GD Hoàn Kiếm. Qua quá trình mở rộng hoạt động của chi nhánh, trong năm 2008, chi nhánh Hà Nội mở thêm các phòng giao dịch Hồng Hà, PGD Hai Bà Trưng, PGD Thái Thịnh, PGD Trung Hòa, PGD Hà Đông và PGD Tây Đô. Trong quá trình mở rộng hoạt động của ngân hàng, giữa năm 2008, PGD Hoàn Kiếm và PGD Cầu Giấy được nâng cấp thành chi nhánh độc lập và phân bổ quản lý các PGD. Đến thời điểm hiện tại, chi nhánh Hà Nội quản lý 3 phòng GD trực thuộc là PGD Đống Đa, PGD Trung Hòa và PGD Hà Đông. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức Đến thời điểm hiện nay, chi nhánh HDB Hà Nội chia thành 4 địa đierm kinh doanh, do Ban giám đốc trực tiếp điều hành và quản lý bao gồm: Chi nhánh HDB Hà Nội Phòng giao dịch Đống Đa Phòng giao dịch Trung Hòa Phòng giao dịch Hà Đông Chi nhánh Hà Nội có các Phòng, Ban nghiệp vụ sau đây: Phòng kinh doạnh và Dịch vụ Phòng kế hoạch và nguồn vốn Phòng Kế toán- Ngân quỹ- Tin học Phòng thanh toán quốc tế Phòng hành chính Ban kiểm tra kiểm toán nội bộ Các phòng ban có các chức năng cụ thể như sau: - Ban lãnh đạo Giám đốc chi nhánh điều hành mọi hoạt động của Ban giám đốc, Giám đốc chi nhánh thục hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và ngân hàng cấp trên và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Phó giám đốc là người cố vấn tham mưu trợ giúp Giám đốc trong quá trình quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong phạm vi cho phép được sự ủy nhiệm của Giám đốc. Phó giám đốc có quyền thay mặt Giám đốc ra quyết định và chịu trách nhiệm pháp lý trước các quyết định đó. Ngoài ra trong Ban lãnh đạo Chi nhánh có các trưởng phòng,ban, phó phòng, ban do Tổng giám đốc quyết định bổ nhiệm, với quyền hạn do Giám đôc chi nhánh Hà Nội quyết định dựa trên qui định của HDB. - Phòng kinh doanh và dịch vụ Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi phân công đúng pháp quy và các quy trình tín dụng: tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, dự án, giới thiệu sản phẩm, phân tích thông tin, nhận hồ sơ, xem xét quyết định cho vay, bảo lãnh, hoàn thiện hồ sơ giải ngân và quản lý giải ngân, quản lý kiểm tra sử dụng các khoản vay, theo dõi thu đủ nợ, thu đủ lãi, đến khi tất toán hợp đồng tín dụng với mỗi khách hàng. Thực hiện chiết khấu cho vay cầm cố chứng từ có giá Chịu trách nhiệm marketing tín dụng, tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng, danh mục về các vấn đề liên quan Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định tổng hợp phân tích, quản lý thông tin và lập các báo cáo về công tác tín dụng. Thực hiện yêu cầu quản lý tín dụng, rủi ro tín dụng của Chi nhánh theo quy định. Nghiên cứu xay dựng chiến lược khách hang tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng. - Phòng kế hoạch và nguồn vốn Tổ chức và điều hành tài sản nợ, tài sản có bằng tiền của chi nhánh để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, an toàn đúng pháp luật. Đảm bảo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn an toàn, tích cực, bảo đảm khả năng thanh toán, tránh rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi suất, các loại rủi ro nguồn vốn khác. Chủ trì xây dựng các quy trình nghiệp vụ trong công tác điều hành nguồn vốn, tham gia xây dựng quy trình các hoạt động nghiệp vụ khác. Thức hiện cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, thực hiện trích quỹ bảo lãnh, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN và HD Bank. - Phòng kế toán- ngân quỹ- tin học Quản lý kế toán, tổ chức thực hiện tổ chức và chỉ đạo việc hạch toán kế toán, phản ánh chính xác trung thực kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, nguồn vốn và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Quản lý tài chính, quản lý các loại vốn, quỹ công nợ Trực tiếp nhận tiền gửi của tổ chức kinh tế, huy động vốn dân cư, thực hiện nghiệp vụ tín dụng và một số loại dịch vụ ngân hàng theo sự phân công của Ban giám đốc. Thực hiện các dịch vụ như dịch vụ chuyển tiền, thanh toán thẻ, thu đổi ngoại tệ, thu đổi tiền mặt, ngân quỹ - Phòng thanh toán quốc tế Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh, riêng việc chuyển tiền ra nước ngoài sẽ được thực hiện tại trụ sở chính của HDB tại thành phố HCM Dịch thuật các chứng từ, tài liệu có liên quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tế cho ngân hàng và khách hàng. - Phòng hành chính Thực hiện công tác hành chính quản trị Thực hiện các mặt tổ chức cán bộ, quản lý lao động, chính sách tiền lương, thưởng, bảo hiểm Tham gia đào tạo cán bộ, huấn luyện, nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỳ luật,… Tham gia thực hiện phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiên côgn tác hành chính, quản trị, bảo vệ, hậu cần, phục vụ các mặt hoạt động của chi nhánh. - Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ 2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động của HDB Hà Nội 2.1.2.1. Hoạt động tín dụng tại HDB Hà Nội Hoạt động cho vay: Bảng 1.2.1.Tình hình tín dụng STT Chỉ tiêu Năm 2006 (6 tháng cuối năm) Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền (triệu đ) Tỷ trọng % Số tiền (triệu đ) Tỷ trọng % 1. Vay CK GTCG 75,764 57,16 1,510,932 66.27 381,262 23.46 2. Vay bổ sung VLD 24,786 18.7 308,251 13.52 674,602 41.51 3 Vay XNK 14,103 10.64 199,724 8.76 261,163 16.07 4 Vay khác 17,894 13.5 261,056 11.45 308,130 18.96 Tổng dư nợ 132,548 100 2,279,964 100 1,625,156 100 Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ. Đặc điểm của hoạt động tín dụng chi nhánh HDB Hà Nội là trong cơ cấu tín dụng của chi nhánh, hoạt động cho vay chiết khấu chứng từ có giá chiếm tỷ trọng rất lớn so với loại hình cho vay truyền thống của ngân hàng. Biểu đồ 1.2.1. Qua bảng ta thấy, cơ cấu cho vay của chi nhánh trong thời gian qua có những biến đổi đáng kể. Trong 2 năm đầu hoạt động, cho vay chiết khấu chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng dư nợ, luôn lớn hơn 60% tổng dư nợ, sau đó là cho vay bổ sung vốn lưu động và các loại hình khác. Tuy nhiên, đến năm 2008, cơ cấu cho vay có những thay đổi đáng kể. Tỷ trọng cho vay chiết khấu giảm mạnh, từ hơn 60% trong năm 2007 xuống chỉ còn gần 25% năm 2008, với dư nợ chiết khấu giảm hơn 3 lần về số tuyệt đối, chỉ còn hơn 380 tỷ năm 2008. Thay vào đó, năm 2008 tỷ trọng cho vay bổ sung VLD tăng đáng kể, từ hơn 13% lên 45% trong cơ cấu cho vay. Mặc dù tổng dư nợ năm 2008 giảm xuống, dư nợ cho vay VLD vẫn tăng lên gần 2 lần lên đến hơn 670 tỷ. Tỷ trọng cho vay XNK và cho vay khác cũng được cải thiện đáng kể mặc dù dư nợ tuyệt đối chỉ tăng nhẹ. Biểu đồ 1.2.2. Một điều đáng chú ý là dư nợ trong năm 2008 của chi nhánh đã giảm xuống đáng kể. Đây là điều không thể tránh khỏi trong điều kiện một trường khắc nghiệt như năm 2008 vừa qua khiến chi nhánh phải thận trọng hơn khi cho vay khách hàng. Năm 2008 cũng là năm mà lãi suất huy động tăng cao, do đó chi phí vốn tăng đẩy lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao. Điều này cũng khiến khách hàng dè dặt hơn trong việc quyết định vay vốn. Hơn nữa, do chi nhánh chỉ mới thành lập nên chưa thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài, thân thiết với khách hàng, điều này cũng là một nguyên nhân khiến dự nợ tín dụng giảm đáng kể. Tính đến cuối năm 2008, dư nợ của chi nhánh còn 1,625,156 triệu đồng, giảm 28.72% so với năm 2007. Hoạt động tín dụng thu hẹp trong khi chi phí vốn tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập cũng như hiệu quả hoạt động của chi nhánh trong thời gian vừa qua. Tình hình sử dụng vốn và đóng góp thu nhập của hoạt động tín dụng: Trong năm 2007, các hoạt động chiếm dụng nguồn vốn chủ yếu tại chi nhánh là dư nợ chiếm 51.33% tổng tài sản và đầu tư chứng khoán chiếm 25.44%. Trong khi đó, thu thuần từ hoạt động tín dụng là 2,782 triệu, chỉ chiếm khoảng gần 10% tổng thu nhập, trong đó thu lãi từ đầu tư chứng khoán là 87,776 triệu. Một hoạt động đáng chú ý đem lại nguồn thu lớn cho chi nhánh là hoạt động dịch vụ, đặc biệt là nghiệp vụ chiết khấu. Như đã phân tích, hoạt động chiết khấu của ngân hàng chiếm hơn 50% tổng dư nợ, do đó ngoài lãi suất còn đem lại phí hoa hồng đáng kể cho chi nhánh. Thu thuần từ hoạt động dịch vụ năm 2007 là 32,060 triệu, chiếm tới 90% tổng thu của chi nhánh, trong đó thu từ nghiệp vụ chiết khấu chiếm tới hơn 90% tổng thu hoạt động dịch vụ. Tuy nhiên, đến năm 2008, do hoạt động tín dụng thu hẹp và chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh doanh tiêu cực, thu thuần từ hoạt động tín dụng giảm đáng kể. Thu và chi cho lãi năm 2008 giảm nhẹ, khoảng 15%, tuy nhiên thu thuần từ hoạt động tín dụng cũng giảm. Năm 2008, thu thuần từ hoạt động tín dụng là 2,098 triệu. Thu từ tín dụng giảm có một phần nguyên nhân từ việc thu hẹp hoạt động tín dụng của chi nhánh, cũng như tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng đáng kể. Ngoài ra, năm 2008 thu từ hoạt động dịch vụ cũng giảm đáng kể. Nhìn vào cơ cấu nợ năm 2008, ta nhận thấy một thay đổi lớn trong cơ cấu nợ, tỷ trọng cho vay chiết khấu, một hoạt động mang lại nguồn thu phí cho ngân hàng giảm đáng kể. 2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn tại HDB Hà Nội Tình hình huy động vốn theo loại hình huy động Bảng 2.2.1.Tình hình huy động vốn(đv: Triệu đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2006(6 tháng cuối năm) Năm 2007 Năm 2008 Tổng số Tỷ trọng % Tổng số Tỷ trọng % Tổng số Tỷ trọng % 1 Tiền gửi 271,525 96.67 3,859,857 97.81 3,103,384 98 2 Tiền vay 4,585 1.63 68.863 1.74 47,184 1,49 3 Phát hành GT CG 0 0 0 0 0 0 4 Tiền ký quỹ 4,776 1.7 17,561 0.45 14,250 0.45 Tổng số 280,886 100 3,946,281 100 3,166,718 100 Qua bảng dữ liệu trên ta thấy rằng, tổng vốn huy động của chi nhánh tăng qua các năm 200, tuy nhiên đến năm 2008 thì giảm nhẹ. Sau khi thành lập từ tháng 6 năm 2006, mặc dù chỉ mới hoạt động được hơn một năm, tổng huy động của chi nhánh đã tăng từ 280886 triệu vào cuối năm 2006 lên 3,946,281triệu đồng vào cuối năm 2007. Đến cuối năm 2008, tổng huy động lên tới 4,162,403 triệu đồng, tăng 216122 triệu đồng, tức 5,48% so với năm 2007. Nguồn vốn huy động tăng chủ yếu là do nguồn tiền gửi tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng, nguồn tiền gửi luôn ở mức cao từ, từ 95-98% trên tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008 với môi trường kinh tế có nhiều biến động, huy động tiền gửi của chi nhánh Hà Nội tăng lên 4,203,384 triệu đồng, chiếm 98% tổng huy động vốn, tăng 8.9% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ trọng của nguồn đi vay và ký quĩ rất nhỏ và ngày càng giảm trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh. Tình hình huy động theo kỳ hạn Bảng 2.2.2. Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn Năm 2006 2007 2008 Huy động (triệu đ) Tỷ trọng % Huy động (triệu đ) Tỷ trọng % Huy động (triệu đ) Tỷ trọng % Có kỳ hạn 251,224 89.44 3,651,443 92.53 2,841,496 89.73 Không kỳ hạn 29,662 10.56 294,383 7.47 325,222 10.27 Tổng 280,886 100 3,946,281 100 3,166,718 100 Nguồn: Tổng hợp tình hình huy động vốn Tiền gửi tại chi nhánh chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, trong đó tiền gửi từ các tổ chức tín dụng chiếm tỷ lệ áp đảo. Điều này là do chi nhánh mới thành lập nên chưa thực sự tạo được uy tín trong khách hàng. Nguồn vốn đến từ các tổ chức tín dụng chiếm gần 80%, đặc biệt là nguồn vốn có kỳ hạn giúp cho chi nhánh có được nguồn vốn ổn định và an toàn trong điều kiện thị trường tài chính khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, năm 2008 huy động vốn không kỳ hạn tăng nhẹ, cả về số lượng lẫn tỷ trọng so với năm 2007 trong khi huy động vốn có kỳ hạn giảm. 2.1.2.4. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản tại HDB Hà Nội Bảng 2.3.1. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 1. Lợi nhuận sau thuế (triệu đ) 17,823 11,265 2. Tổng tài sản (triệu đ) 4,441,119 3,421,661 3. Nợ quá hạn (triệu đ) 43,055 47,746 4. Nợ xấu (triệu đ) 42,180 43,717 5. Tổng nợ (triệu đ) 2,279,964 1,625,156 6. Thu nhập từ lãi (triệu đ) 204,132 173,505 7. Chi phí lãi (triệu đ) 201,350 171,407 8.ROA=(1)/(2) 0.4% 0.33% 9. Tỷ lệ nợ quá hạn= (3)/(5) 1.89% 2.94% 10. Tỷ lệ nợ xấu =(4)/(5) 1.85% 2.69% Nhìn vào bảng ta có thể thấy, hoạt động của chi nhánh năm 2008 kém hiệu quả hơn trước và tiềm ẩn những vấn đề, đặc biệt trong hoạt động tín dụng. Tính đến cuối năm 2008, chi nhánh giảm dư nợ xuống 654,807 triệu, tức khoảng 29% so với năm 2007. Mặc dù tổng dư nợ giảm xuống đáng kể, nợ xấu và nợ quá hạn đều tăng cả về số tuyệt đối cũng như tỷ trọng trong tổng dư nợ. Đây là điều mà chi nhánh và phòng tín dụng cần chú ý. Hoạt động của chi nhánh cũng đi xuống trong năm 2008, xét về mặt lợi nhuận và tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản. Năm 2008, tổng tài sản giảm xuống đáng kể. Tổng tài sản giảm 1,019,458 triệu đồng, tương đương khoảng gần 23% so với năm 2007. Tỷ lệ ROA năm 2008 giảm nhẹ, từ 0,4% năm 2007 xuống còn 0.33% năm 2008, điều này phản ánh hiệu quả hoạt động của chi nhánh đang có những vấn đề chưa giải quyết được. Một trong những nguyên nhân chủ quan của kết quả này đến từ hoạt động tín dụng, với tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng cao đã làm ảnh hưởng đến thu nhập cũng như hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh. Như vậy có thể thấy năm 2008 là một năm hoạt động không tốt của chi nhánh. Tuy nhiên, điều này có nguyên nhân không chỉ từ bản thân hoạt động của chi nhánh mà còn là hậu quả của những biến động lớn và những bất ổn trong nền kinh tế cũng như thị trường tài chính tiền tệ. Như vậy có thể thấy chi nhánh nhận thức được những khó khăn trên thị trường, và vị thế chưa cao của mình trên thị trường nên chọn hướng hoạt động an toàn là thu hẹp hoạt động tín dụng, bảo toàn vốn. 2.2. Thực trạng RRTD tại HDB Hà Nội 2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng -Trong hoạt động tín dụng, nếu hành động chủ quan sẽ mang lại những tổn thất nặng nề cho ngân hàng. VÌ vậy, để ra được quyết định đúng đắn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho ngân hàng và khách hàng, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh ngân hàng, chi nhánh HDB Hà Nội luôn tuần thủ nghiêm ngặt quy trình vay vốn. Quy trình cấp tín dụng tạ chi nhánh HDB Hà Nội: 1. Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. 2. Cán bộ tín dụng và tổ thẩm định hồ sơ vay vốn, bao gồm tính hợp pháp của hồ sơ, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, hiệu quả và khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo, cầm cố,… 3. Hoàn chỉnh báo cáo thẩm định rồi trình trưởng phòng tín dụng kiểm tra rồi trình lên lãnh đạo xét duyệt cho vay. 4. CBTD thông báo cho khách hàng và cùng khách hàng soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng liên quan khác. 5. Trưởng phòng tín dụng kiểm tra hợp đồng và trình lên lãnh đạo để lãnh đạo cùng khách hàng ký hợp đồng. 6. Lãnh đạo yêu cầu CBTD thực hiện đảm bảo tiền vay, CBTD tiếp nhận, kiểm tra căn cứ giải ngân. 7. CBTD trình TPTD kiểm tra rồi trình lại lên lãnh đạo để xét duyệt giải ngân. 8. Hồ sơ trả lại cho phòng tín dụng. Nếu lãnh đạo không duyệt, CBTD thông báo và trả hồ sơ lại cho khách hàng. Nếu lãnh đạo duyệt, CBTD chuyển chứng từ thanh toán đã được xét duyệt cho phòng kế toán thực hiện giải ngân cho khách hàng. 9. Phòng kế toán giải ngân cho khách hàng. CBTD cần kiểm tra việc sử dụng vốn giải ngân, theo dõi hoạt động của khách hàng, theo dõi việc thu nợ và xử lý phát sinh. Khi kết thúc hợp đồng, khi KH đã trả hết nợ, CBTD tiến hành đối chiếu với phòng kế toán, thanh lý hợp đồng tín dụng, giải tỏa việc cầm cố, thế chấp, xuất kho tài sản đảm bảo theo quy định. - Trong thời gian hoạt động, nhận thức được những biến động và khó khăn trong nền kinh tế, chi nhánh đã đưa ra nhiều biện pháp quản trị rủi ro, kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng. Bên cạnh việc khống chế, thu hồi nợ từ các khách hàng sử dụng các khoản tín dụng đã cấp không hiệu quả, kiên quyết không cấp tín dụng cho các khách hàng có tình hình tài chính yếu kém không minh bạch, hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng rất đa dạng song với quy mô địa bàn hoạt động của chi nhánh còn nhiều hạn chế, đồng thời thời gian hoạt động còn quá ngắn nên chưa thực sự cung cấp được hết các sản phẩm. Trên thực tế, trong thời gian hoạt động vừa qua, chi nhánh tập trung vào hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá và cho vay truyền thống, trong đó tỷ trọng tín dụng dành cho chiết khâu giấy tờ có giá chiếm tỷ lệ rất lớn, những hoạt động khác diễn ra với tỷ lệ rất nhỏ. Tổng dư nợ của chi nhánh năm 2007 đạt 2,279,964 triệu đồng, một con số đáng kể cho một chi nhánh mới đy vào hoạt động chưa đầy 2 năm. Tuy nhiên, đến năm 2008, dư nợ tín dụng giảm xuống chỉ còn 1,625,156 triệu đồng, tương đương với 71,28% so với năm 2007, do ảnh hưởng của bối cảnh nền kinh tế vĩ mô và tình hình khan hiếm vốn trên thị trường tài chính, cũng như những khó khăn tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, chi nhánh đã đưa ra kế hoạch chỉ tiêu mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ cho năm 2009. - Ngân hàng phân chia các hình thức cấp tín dụng theo các tiêu thức khác nhau, để tiện cho việc quản lí và đánh giá trong nội bộ ngân hàng. Phân chia theo tiền, các khoản tín dụng được chia làm 2 loại, VND và ngoại tệ. Cho vay ngoại tệ là hình thức cấp tín dụng để phục vụ nhu cầu sử dụng ngoại tệ của khách hàng. Thông thường, tín dụng bằng ngoại tệ được chi nhánh cấp bằng EURO hoặc USD, và chỉ được cấp trong các trường hợp nhất định: - Để thanh toán cho đối tác nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, để trả nợ nước ngoài trước hạn nếu các khoản vay có đủ điều kiện theo quy định. - Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. - Để thực hiện các dự án đầu tư theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài theo quy định của ngân hàng Nhà nước. - Cho vay để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có nguồn thu ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam. Biểu đồ 2.2.1.1. Qua biểu đồ trên ta thấy, thời gian qua dư nợ tín dụng của chi nhánh chủ yếu dưới dạng VND, tín dụng bằng ngoại tệ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Năm 2006 chi nhánh không có khoản vay nào bằng ngoại tệ. Năm 2007, trong quá trình mở rộng tín dụng, chi nhánh cho vay 51,589 triệu đồng dưới hình thức ngoại tệ, bao gồm USD và EUR, chiếm 2.23% trong tổng dư nợ của chi nhánh. Đến năm 2008, tỷ lệ này giảm xuống còn 1.16% so với tổng dư nợ. Một nguyên nhân của tỷ lệ dư nợ bằng ngoại tệ thấp là do chi nhánh mới đi vào hoạt động chưa lâu, chưa thiết lập được nhiều mối quan hệ thân thiết với các khách hàng. Ngoài ra, năm 2008, nhận biết tỷ giá biến động thất thường khó kiểm soát, chi nhánh đã chủ động giảm tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ đối với những khách hàng có nghi ngờ hoặc chưa có mối quan hệ lâu dài, hiểu rõ lẫn nhau. Tuy nhiên, trong năm tới, khi mà nền kinh tế đi vào ổn định và nhu cầu hội nhập, giao dịch với quốc tế càng mở rộng thì nhu cầu vốn bằng ngoại tệ sẽ càng tăng và chi nhánh không thể bỏ qua cơ hội này để mở rộng hoạt động và quan hệ, tăng dư nợ tín dụng. Phân loại theo kỳ hạn nợ, tín dụng bao gồm tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Biểu đồ 2.2.1.2. PHÂN LOẠI NỢ THEO KỲ HẠN Qua biểu đồ, ta thấy được những biến đổi trong cơ cấu cho vay theo thời hạn của chi nhánh HDB Hà Nội. Năm 2007, ngân hàng có mở rộng cho vay vốn trung và dài hạn, tuy nhiên cho vay ngắn hạn vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong tín dụng của chi nhánh, chiếm 87% tổng dư nợ. Đến năm 2008, khi nhận thấy nền kinh tế biến động bất ổn và có những dấu hiệu bất lợi, chi nhánh lại thu hẹp tín dụng trung và dài hạn, đưa tín dụng ngắn hạn chiếm 91% tổng dư nợ. Chi nhánh giữ mức dư nợ ngắn hạn cao là hợp lí bởi ngoài môi trường kinh tế khó khăn, việc chi nhánh mới thành lập, thông tin khách hàng còn nhiều hạn chế là một nguyên nhân khiến chi nhánh nên cẩn trọng trong việc cho vay và tập trung vào cho vay ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro. Phân loại theo đối tượng khách hàng, cơ cấu tín dụng bao gồm cho vay các tổ chức kinh tế và cho vay cá nhân hộ sản xuất. Bảng2.2.1.1: DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cho vay Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % TCKT 70,038 52.84 1,339,023 58.73 1,211,391 74.54 Cá nhân 62,510 47.16 940,941 41.27 413,765 25.46 Tổng DN 132,548 100 2,279,964 100 1,625,156 100 Qua số liệu ta thấy, có sự chuyển dịch trong cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng tại chi nhánh. Năm 2006, dư nợ đối với tổ chức kinh tế và cá nhân của chi nhánh có tỷ trọng tương đương nhau. Đến những năm 2007 va 2008, tỷ trọng cho vay đối với các tổ chức kinh tế ngày càng tăng lên đáng kể, đến năm 2008, tỷ trọng cho vay các TCKT đã bằng 3 lần tỷ trọng cho vay cá nhân. Năm 2007, tổng dư nợ đối với TCKT là hơn 1,300 tỷ đồng, chiếm 58.73% tổng dư nợ và nhiều hơn 1.5 lần so với cho vay cá nhân. Đến năm 2008, mặc dù chi nhánh tiến hành thu hẹp tín dung, với tổng dư nợ giảm gần 30% nhưng dư nợ đối với các tổ chức kinh tế chỉ giảm nhẹ. Năm 2008, dư nợ cho vay cá nhân giảm một nửa, còn hơn 400 tỷ và chiếm 25% tổng dư nợ. Điều này cho thấy chi nhánh đang ngày càng mở rộng mối quan hệ của mình với các TCKT. Nó cũng phù hợp với thực tế phát triển trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, các TCKT ngày một lớn mạnh, nhu cầu vốn ngày một tăng và các TCKT cũng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng hơn. Cho vay các TCKT, ngân hàng có điều kiện tìm hiểu, đánh giá năng lực, hoạt động kinh doanh và có nhiều nguồn thông tin hơn khi đưa ra quyết định cho vay, nhờ đó hạn chế được rủi ro không mong muốn. Vì vậy, các TCTD hiện nay thường coi TCKT là đối tượng khách hàng tiềm năng cần hướng tới, chiếm tỷ trọng dư nợ lớn hơn và chi nhánh HDB Hà Nội cũng nằm trong xu thế chung đó. 2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng Hoạt động trong lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn, đối với hoạt động của ngân hàng, rủi ro tín dụng là hầu như không thể tránh khỏi. Vì vậy, các ngân hàng đều cố duy trì rủi ro ở một mức nhất định, có thể kiểm soát và chấp nhận được, không để ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và thu nhập của ngân hàng. - Các nhóm nợ: Bảng 2.2.2.1. CHI TIẾT PHÂN LOẠI CÁC NHÓM NỢ Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Phân loại Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Tổng DN 132,548 100 2,279,964 100 1,625,156 100 Nợ nhóm 1 131,223 99% 2,204,725 96.7 1,558,037 95.87 Nợ nhóm 2 1,325 1% 33,059 1.45 23,402 1.44 Nợ nhóm 3 0 0 27,588 1.21 17,552 1.08 Nợ nhóm 4 0 0 12,312 0.54 12,026 0.74 Nợ nhóm 5 0 0 2,280 0.1 14,139 0.87 Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ Từ số liệu năm 2007 ta thấy, sau một năm cho vay ồ ạt, dư nợ cuối năm đã có những dấu hiệu bất ổn khi nợ xấu tăng lên. Nợ quá hạn chiếm gần 2% tổng dư nợ, tuy vẫn trong phạm vi cho phép nhưng đã báo hiệu những nguy hiểm tiềm ẩn trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, đến năm 2008, môi trường kinh tế tài chính khó khăn khiến ngân hàng tuy đã thu hẹp hoạt động cho vay, nợ quá hạn và nợ xấu đều tăng về dư nợ cũng như tỷ trọng, nợ quá hạn chiếm gần 3% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu chiếm khoảng 2.5%. Nợ nhóm 4 và nhóm 5 tăng về tỷ trọng, đặc biệt nợ nhóm 5 tăng mạnh từ 2,280 triệu đồng vào năm 2007 lên tới 14,139 triệu đồng vào cuối năm 2008, tương đương xấp xỉ 7 lần. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn tại chi nhánh tăng từ 0.1% lên 0.87%, nợ nghi ngờ tăng từ 0.54% lên 0.74%, điều này ngoài nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng và môi trường kinh doanh, còn do nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. Mục tiêu muốn mở rộng quan hệ khách hàng, thiếu cẩn trọng và đội ngũ cán bộ trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm cũng là nguyên nhân dẫn đến những khoản nợ quá hạn của chi nhánh. Ngoài ra, cần chú ý đến nguyên nhân từ thay đổi cơ cấu cho vay. Năm 2008, chi nhánh thu hẹp hoạt động cho vay chiết khấu xuống chỉ còn 25% tổng dư nợ, giảm mạnh so với năm 2007. Năm 2007, hơn 60% tổng dư nợ thuộc về chiết khấu giấy từ có giá. Đây là một hoạt động hầu như không mang lại rủi ro cho chi nhánh, khi mà phần lớn giấy tờ được nhận chiết khấu là sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, đến năm 2008, khi mà tỷ trọng của hoạt động ít đem lại rủi ro và nợ quá hạn này giảm xuống, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng lên là điều dễ hiểu. - Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá những rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải, từ đó xác định những biện pháp thích hợp để phòng ngừa hiệu quả. Trong những năm đầu hoạt động, chi nhánh không tránh khỏi những khoản nợ quá hạn, tuy chưa đến mức nghiêm trọng đe dọa tín ổn định, nhưng cũng cần được ban lãnh đạo chú ý. Kết quả tổng hợp nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh như sau: Biểu đồ 2.2.2.1 NỢ QUÁ HẠN VÀ TỶ TRỌNG NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ Như vậy, ta có thể thấy trong những năm qua, nợ quá hạn ở chi nhánh HDB Hà Nội tăng không những cả về dư nợ mà còn cả về tỷ trọng. Trong năm 2007, tỷ trọng nợ quá hạn tăng từ 1% lên 1.89%, tuy nhiên do tổng dư nợ tăng mạnh nên dư nợ quá hạn tăng từ 13,255 triệu đồng vào đầu năm lên 43,05

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22431.doc
Tài liệu liên quan