Chuyên đề Hệ thống các chính sách và biện pháp hỗ trợ để thực hiện định hướng phát triển xuất nhập khẩu 2001-2010

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT - NHẬP KHẨU THỜI KỲ 1991-2000 2

I. NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 2

II. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI 3

CHƯƠNG II: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT - NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2001-2010 5

I. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC, THẾ GIỚI VÀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐẶT RA CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 5

1. Về thuận lợi: 6

2. Về khó khăn, thách thức: 6

II. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN XUẤT - NHẬP KHẨU 6

III. CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ 9

1. Về quy mô và tốc độ tăng trưởng 9

2. Về cơ cấu hàng hóa xuất - nhập khẩu và cơ cấu dịch vụ 10

3. Về thị trường xuất - nhập khẩu 20

CHƯƠNG III: HỆ THỐNG CÁC CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ ĐỂ THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU 2001-2010 25

I. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU HÀNG HÓA - DỊCH VỤ 25

1. Về hàng hóa 25

2. Về dịch vụ 26

II. CÁC GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG 27

III. HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH XUẤT - NHẬP KHẨU 29

IV. VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 30

V. VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ 31

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 32

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hệ thống các chính sách và biện pháp hỗ trợ để thực hiện định hướng phát triển xuất nhập khẩu 2001-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và giá trị xuất khẩu trong những năm tới. Nếu thuận lợi, xuất khẩu có thể đạt 750 ngàn tấn vào năm 2010 với kim ngạch khoảng 850 triệu USD, đưa Việt Nam vượt qua Colombia để trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Để đạt giá trị cao, nên chú trọng phát triển cà phê chè (Arabica), tự tổ chức hoặc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến cà phê rang xay và cà phê hòa tan. Thị trường xuất khẩu chính vẫn là EU, Hoa Kỳ, Singapore và Nhật Bản. Nói chung, xuất khẩu cà phê sẽ không gặp khó khăn lớn về thị trường nhưng về giá cả sẽ khó ổn định. Với hai mặt hàng quan trọng còn lại là cao su và chè, Chính phủ đều đã có đề án phát triển. Tuy nhiên, cần tính lại vấn đề phát triển cao su vì nhu cầu của thế giới tăng chậm, chỉ trên 2%/năm (năm 2000, nhu cầu thế giới là khoảng 7 triệu tấn), giá cả có xu hướng xuống thấp. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu cao su có thể đạt 500 triệu USD vào năm 2010. Nhu cầu chè trên thế giới tiếp tục tăng, hiện nay đạt mức 1, 3 triệu tấn/năm. Ta có tiềm năng phát triển, có thể đưa kim ngạch chè lên mức 200 triệu USD, tức là gấp 4 lần hiện nay, trong đó cần nỗ lực tăng tỷ trọng chè chất lượng cao cho các thị trường khó tính như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Đông đi đôi với việc tăng cường hợp tác đóng gói tại Nga để đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường này. Về thịt, hiện nay sản lượng của nước ta còn rất nhỏ bé (chỉ bằng 0, 7% của thế giới), chất lượng còn xa so với nhu cầu trên thị trường thế giới. Muốn gia tăng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi thì khâu then chốt là đầu tư vào khâu nâng cao chất lượng vật nuôi phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới, cải thiện mạnh mẽ công nghệ chế biến, vệ sinh thực phẩm, phương tiện vận chuyển, đổi mới phương thức chăn nuôi từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn, hiện đại. Thị trường định hướng trước mắt là Hồng Kông, Nga, về lâu dài là Singapore và Nhật Bản. Ngoài ra, một loạt sản phẩm còn có thể phát triển để hoặc thay thế nhập khẩu hoặc góp phần xuất khẩu như cây họ đậu, cây có dầu, tơ tằm, bông... Đối với toàn bộ nhóm nông thủy sản cần rất chú trọng khâu cải tạo giống cây trồng vật nuôi, chế biến, bảo quản, vệ sinh thực phẩm, chuyên chở, đóng gói, phân phối để có thể đưa thẳng tới khâu tiêu dùng, từ đó nâng cao giá trị gia tăng. Nhìn chung lại, kim ngạch của nhóm nguyên nhiên liệu và nông lâm hải sản tổng cộng sẽ đạt từ 10 đến 10, 35 tỷ USD vào năm 2010, chiếm khoảng 20-21% kim ngạch xuất khẩu so với trên 40% hiện nay theo hướng gia tăng chất lượng và giá trị gia tăng. Phần còn lại phải là các mặt hàng chế biến và chế tạo. Đây là bài toán chủ yếu cho hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian 10 năm tới. 2.1.3. Sản phẩm chế biến và chế tạo Hiện nay kim ngạch của nhóm này đã đạt trên 4 tỷ USD, tức là trên 30% kim ngạch xuất khẩu. Mục tiêu phấn đấu vào năm 2010 là 20-21 tỷ USD, tăng hơn 5 lần so với hiện nay và chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu. Hạt nhân của nhóm, cho tới năm 2010, vẫn sẽ là hai mặt hàng dệt may và giầy dép, là những lĩnh vực có thể thu hút nhiều lao động. Kim ngạch của mỗi mặt hàng phải đạt khoảng 7-7, 5 tỷ USD. Như vậy, dệt may sẽ phải tăng bình quân 14%/năm, giày dép tăng bình quân 15-16%/năm. Với Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ vừa ký kết thì mục tiêu tăng trưởng trên là khả thi. Hướng phát triển cơ bản của hai ngành dệt may và giày dép trong 10 năm tới là gia tăng nỗ lực thâm nhập các thị trường mới, đặc biệt là thị trường Mỹ, Trung Đông và châu Đại Dương, ổn định và tăng thị phần trên các thị trường quen thuộc như EU, Nhật Bản, đặc biệt là Nhật Bản bởi đây là thị trường phi quota, chuyển dần từ hình thức gia công là chính sang nội địa hóa trên cơ sở tăng cường đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, tạo nhãn hiệu có uy tín, chuyển mạnh sang bán FOB, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư từ EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... để tăng cường năng lực thâm nhập trở lại các thị trường này và đi vào các thị trường khác. Chính sách thương mại của Nhà nước, mà cụ thể là chính sách thuế, chính sách thị trường, cần hỗ trợ đắc lực cho tiến trình này. Do mục tiêu kim ngạch của toàn nhóm chế biến, chế tạo vào năm 2010 là trên 20 tỷ USD nên ngoài dệt may và giày dép cần nỗ lực tiếp cận thị trường quốc tế, dự báo nhu cầu của người tiêu dùng để từ đó cố gắng tạo ra những ngành hàng mới. Trước mắt, chủ yếu dựa trên cơ cấu đầu tư và thực tiễn xuất khẩu trong những năm qua cũng như thị trường quốc tế, có thể dự báo những mặt hàng như: * Thủ công mỹ nghệ: Kim ngạch hiện nay đã đạt xấp xỉ 200 triệu USD. Đây là ngành hàng mà chúng ta còn nhiều tiềm năng, dung lượng thị trường thế giới còn lớn. Nếu có chính sách đúng đắn để khơi dậy tiềm năng thì có thể nâng kim ngạch lên 800 triệu USD vào năm 2005 và 1, 5 tỷ USD vào năm 2010, trong đó hàng gốm sứ chiếm khoảng 60%. Thị trường định hướng là EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Các thị trường như Trung Đông, Châu Đại Dương cũng là thị trường tiềm tàng, cần nỗ lực phát triển. * Thực phẩm chế biến: Kim ngạch hiện nay mới đạt 100 triệu USD, tập trung chủ yếu vào những mặt hàng không đòi hỏi nhiều về công nghệ như bánh kẹo, sữa, mỳ ăn liền, phở ăn liền, bột ngọt, dầu thực vật... Tiềm năng phát triển của ngành hàng này còn khá lớn bởi ở một số nước có nhu cầu, chưa kể cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khá đông. Dự báo tới năm 2005 kim ngạch xuất khẩu có khả năng vượt 200 triệu USD và tới năm 2010 đạt 700 triệu USD với thị trường tiêu thụ chủ yếu là Nga, Đông âu, EU, Australia và Hoa Kỳ. Trong nhóm này, cần hết sức chú trọng mặt hàng dầu thực vật bởi nước ta là nước có tiềm năng về cây có dầu (dừa, đậu nành, vừng, lạc... ). Nhà nước cần quy hoạch lại các vùng trồng cây có dầu để tập trung nguồn nguyên liệu đủ dùng cho các nhà máy chế biến, hạn chế dần lượng dầu nguyên liệu nhập khẩu. Trung Quốc và Trung Đông là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với mặt hàng này. * Sản phẩm gỗ: Với thế mạnh về nhân công và tay nghề, đây là ngành có tiềm năng phát triển ở nước ta. Ngành còn có một thuận lợi nữa là nhu cầu thế giới tăng khá ổn định (bình quân mỗi năm tăng khoảng 7-8% trong suốt thời gian từ 1994 đến 1998). Sau khi chuyển hướng sang sử dụng nguyên liệu nhập, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của ta đang hồi phục dần. Dự kiến đến năm 2005 có thể đạt 600 triệu USD và tới năm 2010 đạt 1, 2 tỷ USD. Để phát triển ngành này, Việt Nam cần có đầu tư thỏa đáng vào khâu trồng rừng và đơn giản hóa thủ tục trong xuất khẩu sản phẩm gỗ, nhất là sản phẩm gỗ rừng tự nhiên. * Hóa phẩm tiêu dùng: Kim ngạch hàng năm đã đạt xấp xỉ 30 triệu USD. Thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc, Campuchia, Irắc và một số nước đang phát triển. Một số lượng nhỏ đã được xuất sang các nước ASEAN và EU. Mục tiêu kim ngạch vào năm 2005 là 200 triệu USD, vào năm 2010 là 600 triệu USD. Thị trường chính trong thời kỳ 2001-2005 vẫn sẽ là Trung Quốc, Campuchia, các nước ASEAN và một số nước đang phát triển; sang thời kỳ 2006-2010 cố gắng len vào các thị trường khác như EU, Nhật Bản, Nga, Hoa Kỳ. * Sản phẩm cơ khí, điện: Mặc dù kim ngạch hiện nay mới đạt trên dưới 10 triệu USD nhưng Việt Nam hoàn toàn có khả năng tăng kim ngạch lên 300 triệu USD vào năm 2005 và 1 tỷ USD vào năm 2010. Chúng ta nên có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, hướng về xuất khẩu. Thị trường định hướng đối với xe đạp là EU và Hoa Kỳ, với các sản phẩm khác là các nước ASEAN, Trung Đông và Châu Phi. * Sản phẩm nhựa: Kết quả xuất khẩu sản phẩm nhựa trong những năm gần đây là đáng khích lệ, nước ta đã bắt đầu xuất khẩu sang Campuchia, Lào, Trung Quốc và các nước Nam á như ấn Độ, Sri Lanka. Mặt hàng chủ yếu là bạt nhựa và đồ nhựa gia dụng. Trong những năm tới, chúng ta cần có đầu tư thỏa đáng vào khâu chất lượng và mẫu mã để mở rộng thị phần trên các thị trường hiện có, tăng cường thâm nhập các thị trường mới như Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ. Về sản phẩm, bên cạnh đồ nhựa gia dụng cần chú ý phát triển nhựa công nghiệp và đồ chơi bằng nhựa. Nếu làm được những việc này, kim ngạch có thể đạt 200 triệu USD vào năm 2005 và 600 triệu USD vào năm 2010. Như vậy, bên cạnh dệt may và giày dép, trong 10 năm tới đây, Việt Nam cần chú ý phát triển những ngành kết hợp giữa lao động giản đơn với công nghệ trung bình mà cụ thể là thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến, sản phẩm gỗ, hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm nhựa và sản phẩm cơ khí - điện, phấn đấu đưa kim ngạch của nhóm hàng mới này lên 4, 5-5 tỷ USD hoặc hơn vào năm 2010. Có thể nói đây là khâu đột phá của xuất khẩu Việt Nam trong những năm trước mắt (2001-2005). 2.1.4. Nhóm hàng vật liệu xây dựng Nước ta có nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất vật liệu xây dựng không những có thể cung cấp đủ cho nhu cầu trong nước mà còn có khả năng xuất khẩu lớn. Theo chiến lược phát triển sản xuất xi măng thì các dự án phát triển xi măng trong vài năm tới có khả năng dư thừa hàng năm khoảng từ 2-3 triệu tấn để xuất khẩu. Tuy nhiên, do các nhà máy xi măng mới đầu tư, khấu hao lớn nên giá thành sản xuất còn cao, khả năng cạnh tranh yếu hơn so với xi măng các nước trong khu vực, do đó khâu then chốt với xi măng là hạ giá thành. Ngành công nghiệp sản xuất gạch ốp lát và sứ vệ sinh trong nước tuy mới ra đời nhưng đã sớm hòa nhập vào môi trường cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Về mặt công nghệ, các nhà máy của Việt Nam nhập công nghệ tiên tiến nên chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO, hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với hàng ngoại. Mặt khác, đây là ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sử dụng tới 80 -87% nguyên liệu (đất sét, thạch cao, bột màu, gas... ) trong nước. Sứ vệ sinh của Việt Nam đã bắt đầu có mặt trên các thị trường Nhật Bản, Nga, Myanmar, Bangladesh, Pháp, Ucraina. Đây là những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn trong tương lai. Do có nguồn nguyên liệu cát tốt để sản xuất kính, từ nay đến năm 2010, ngành công nghiệp kính sẽ trở thành ngành công nghiệp vật liệu xây dựng mũi nhọn. Dự tính năm 2010 năng lực sản xuất đạt 60 triệu m2, đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong tương lai, chúng ta cần mở rộng thêm thị trường. 2.1.5. Sản phẩm hàm lượng công nghệ và chất xám cao Đây là ngành hàng mới xuất hiện nhưng đã mang lại kim ngạch xuất khẩu khá lớn, khoảng 700 triệu USD vào năm 2000. Hạt nhân là hàng điện tử và tin học. Với xu thế phân công lao động theo chiều sâu trên thế giới hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển hơn nữa những mặt hàng này, trước mắt là gia công rồi tiến tới nội hóa dần. Vấn đề cốt lõi là có cơ chế chính sách khuyến khích, phát triển nguồn nhân lực. Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đặt ra cho ngành là 2, 5 tỷ USD vào năm 2005 (riêng phần mềm dự kiến là 350 - 500 triệu USD) và 6-7 tỷ USD vào năm 2010 (riêng phần mềm là 1 tỷ USD). Về thị trường, trong 5 năm cuối của những năm 2001-2010, chúng ta sẽ nhằm vào các nước công nghiệp phát triển (phần mềm) và cả các nước đang phát triển (phần cứng). 2.2. Cơ cấu dịch vụ xuất khẩu: Lâu nay chúng ta ít chú trọng tới xuất khẩu dịch vụ. Ước tính thương mại dịch vụ hai chiều của Việt Nam năm 2000 đạt 3, 2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 2, 0 tỷ USD và nhập khẩu đạt 1, 2 tỷ USD. Các ngành dịch vụ thu ngoại tệ bao gồm nhiều lĩnh vực (theo WTO thì có tới 155 loại hình), nhưng chúng ta sẽ chỉ đề cập tới các loại hình dịch vụ như du lịch, xuất khẩu lao động, vận tải hàng không, bưu chính viễn thông và dịch vụ ngân hàng. 2.2.1. Xuất khẩu lao động Trong nhiều năm qua, xuất khẩu lao động là ngành thu ngoại tệ quan trọng. Bình quân giai đoạn 1996-2000, mỗi năm nước ta đưa ra nước ngoài khoảng 2 vạn lao động với thời hạn hợp đồng từ 3-5 năm, riêng năm 2000 dự kiến là 3 vạn lao động. Hiện nay, số người Việt Nam đang lao động tại nước ngoài vào khoảng 9 vạn người. Với thu nhập bình quân đầu người khoảng 5. 000USD/năm, ước tính kim ngạch xuất khẩu lao động năm 2000 sẽ đạt 450 triệu USD. Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì mục tiêu phấn đấu năm 2005 là xuất khẩu 150-200 ngàn lao động và đến năm 2010 là 1 triệu lao động. Nếu thực hiện được mục tiêu này, kim ngạch dự kiến sẽ đạt khoảng 1, 5 tỷ USD vào năm 2005 và 4, 5-6 tỷ USD vào năm 2010. 2.2.2. Du lịch: Du lịch là một ngành dịch vụ có ý nghĩa kinh tế xã hội quan trọng. Trong những năm qua, ngành du lịch đã đạt được nhiều bước tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tiềm năng của ngành còn rất lớn nếu biết khai thác và phát huy tốt những thế mạnh sẵn có. Theo Tổng cục Du lịch, dự kiến năm 2000 sẽ có khoảng 2 triệu khách du lịch quốc tế tới Việt Nam với doanh thu ngoại tệ khoảng 500 triệu USD. Theo chiến lược phát triển của ngành thì tới năm 2005 sẽ phấn đấu thu hút được 3 triệu khách quốc tế với doanh thu xấp xỉ 1 tỷ USD, năm 2010 thu hút 4, 5 triệu khách đạt 1, 6 tỷ USD. 2.2.3. Vận tải biển và dịch vụ cảng, giao nhận: Kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực vận tải biển năm 2000 mới chỉ đạt xấp xỉ 20 triệu USD. Hiện nay đa số các doanh nghiệp của ta lựa chọn điều kiện giao hàng là CIF hoặc C&F đối với hàng nhập khẩu và FOB đối với hàng xuất khẩu, do vậy hàng năm ta phải chi một lượng ngoại tệ khá lớn để nhập khẩu dịch vụ vận tải của nước ngoài, đồng thời lại để tuột mất cơ hội thu ngoại tệ khi xuất khẩu. Nguyên nhân khách quan một phần là do tập quán của doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng, nhưng nguyên nhân chính vẫn là nước ta chưa có một đội tàu đủ mạnh, hoạt động rộng trên nhiều tuyến và cước phí chưa cạnh tranh. Vì vậy trong thời gian tới, chúng ta cần tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cảng biển, đi đôi với việc gia tăng đội tàu, tận dụng thế mạnh về vị trí địa lý, hạ giá thành vận chuyển để nâng cao kim ngạch xuất khẩu, giảm kim ngạch nhập khẩu tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước. 2.2.4. Các ngành dịch vụ khác (ngân hàng, vận tải hàng không, bưu chính viễn thông, xây dựng, y tế, giáo dục... ): Kim ngạch xuất khẩu của nhóm này sẽ đạt xấp xỉ 1 tỷ USD năm 2000 trong đó chiếm tỷ trọng lớn là dịch vụ ngân hàng (thanh toán quốc tế, chuyển tiền, kiều hối), bưu chính viễn thông và vận tải hàng không. Dự kiến kim ngạch của nhóm này sẽ tăng khoảng 10%/năm thời kỳ 2001-2010, đạt 1, 6 tỷ USD năm 2005 và 2, 6 tỷ USD năm 2010. Ngành dịch vụ phát triển nhiều nhất vào thời kỳ 2001-2010 sẽ là xuất khẩu lao động, du lịch, bưu chính viễn thông, vận tải và ngân hàng. Định hướng phát triển các ngành cụ thể được tóm tắt qua bảng dưới đây: Ngành dịch vụ Kim ngạch năm 2005 (triệu USD) Kim ngạch năm 2010 (triệu USD) -Xuất khẩu lao động 1. 500 4. 500 -Du lịch 1. 000 1. 600 -Một số ngành khác (ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải... ) 1. 600 2. 000-2. 500 Tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ 4. 100 8. 100-8. 600 Tóm lại, tới năm 2010, kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu được dự kiến như sau: Nhóm hàng Kim ngạch năm 2010 (triệu USD) Tỷ trọng % năm 2000 2010 1. Nguyên nhiên liệu 1. 750 20, 1 3 - 3, 5 2. Nông sản, hải sản 8. 000-8. 600 23, 4 16-17 3. Chế biến, chế tạo 20. 000-21. 000 31, 4 40-45 4. Công nghệ cao 7. 000 5, 4 12-14 5. Hàng khác 12. 500 19, 8 23-25 Tổng kim ngạch hàng hóa 48. 000-50. 000 100 Tổng kim ngạch dịch vụ 8. 100-8. 600 2.3. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu Đối với hàng nhập khẩu thì phương châm chung là: - Ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu. - Cố gắng sử dụng vật tư, thiết bị mà trong nước có thể sản xuất được để tiết kiệm ngoại tệ, nâng cao trình độ sản xuất. - Hạn chế tới mức tối đa có thể được việc nhập khẩu hàng tiêu dùng. - Tập trung vào nhập thiết bị hiện đại từ các nước có công nghệ nguồn (Mỹ, Nhật, Tây Âu), giảm nhanh tiến tới hạn chế nhập thiết bị công nghệ lạc hậu hoặc công nghệ trung gian. Nhu cầu nhập khẩu tăng năm 2010 dự kiến như sau: Nhóm hàng Kim ngạch năm 2010 (triệu USD) Tỷ trọng % năm 2000 2010 1. Máy móc thiết bị 18. 000 27 36 2. Nguyên nhiên vật liệu 30. 000 69 60 3. Hàng tiêu dùng 2. 000 4 4 Tổng kim ngạch nhập khẩu 50. 000 100 100 Cơ cấu nhập khẩu sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nhập khẩu máy, thiết bị công nghiệp và công nghệ từ 27% năm 2000 lên 36% 2010, giảm tỷ trọng nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu từ 69% năm 2000 xuống 60% năm 2010, giữ nguyên tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng ở mức 4% như hiện nay. Hàng tiêu dùng nhập khẩu đang được thay thế dần bằng hàng sản xuất trong nước, nhất là vào những năm cuối thời kỳ 2001-2010. Nước ta còn đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trình độ phát triển kinh tế còn thấp, do đó chưa thể xóa bỏ được tình trạng nhập siêu. Mức nhập siêu cao hay thấp còn tùy thuộc kết quả thực hiện các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu và sử dụng hợp lý các nguồn vốn nhập khẩu. Đồng thời, cần tính tới nhân tố khi mở cửa thị trường theo cam kết quốc tế, hàng rào quan thuế và phi quan thuế sẽ giảm dần do đó hàng nước ngoài sẽ dễ xâm nhập thị trường nước ta hơn. Do đó ta cần ra sức nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nội địa, chủ động đi vào thị trường nước khác, đổi mới cơ bản phương thức quản lý nhập khẩu. Phương án khả thi là kiềm chế nhập khẩu, giảm dần tỷ lệ nhập siêu, khống chế nhập siêu hàng năm ở mức không quá 10% kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập và xuất siêu vào cuối thời kỳ của chiến lược 2001-2010. Về thị trường nhập khẩu, chúng ta cần chuyển dịch theo hướng giảm thiểu tỷ trọng của thị trường ASEAN nói riêng, Châu á nói chung xuống còn khoảng 55% (hiện nay ASEAN đang chiếm tới 30% kim ngạch xuất khẩu của ta, riêng Singapore là 17-18%, toàn Châu á chiếm xấp xỉ 80%). Tỷ trọng của các thị trường cung ứng công nghệ nguồn như Nhật, EU, Bắc Mỹ hiện rất thấp (Nhật khoảng 12%, EU khoảng 10%, Bắc Mỹ chưa đầy 4%), do đó cần nâng dần tỷ trọng của Nhật, EU và Bắc Mỹ lên trên 30% vào năm 2005 và 40% vào năm 2010. Về phương thức quản lý nhập khẩu, chúng ta cần chủ động thay đổi theo hướng tăng cường sử dụng các công cụ phi thuế như các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh, môi trường... , hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế mùa vụ, thuế chống phá giá, chống trợ cấp, công bố lộ trình rõ ràng cho việc dỡ bỏ hàng rào bảo hộ, khắc phục triệt để những bất hợp lý trong chính sách bảo hộ, cân đối lại đối tượng bảo hộ theo hướng trước hết chú trọng bảo hộ nông sản, giảm dần tỷ trọng của thuế nhập khẩu trong cơ cấu nguồn thu ngân sách, cải cách biểu thuế và cải cách công tác thu thuế để giảm dần, tiến tới xóa bỏ chế độ tính thuế theo giá tối thiểu và tích cực xúc tiến việc xếp sắp lại các doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của từng ngành hàng. 2.4. Cơ cấu dịch vụ nhập khẩu Các ngành dịch vụ mà Việt Nam phải chi trả ngoại tệ chủ yếu là dịch vụ tài chính (bảo hiểm, kiểm toán... ), ngân hàng (thanh toán, chuyển tiền... ), bưu chính viễn thông, vận tải (hàng không, đường thủy), thuê chuyên gia nước ngoài, du lịch, du học....Tổng giá trị nhập khẩu dịch vụ năm 2000 ước tính vào khoảng 1, 2 tỷ USD. Dự kiến nhập khẩu dịch vụ tăng khoảng 10, 5% trong thời kỳ 2001-2010, đạt giá trị 2, 02 tỷ USD năm 2005 và 3, 4 tỷ USD năm 2010. Tuy nhiên, trong việc hoạch định chiến lược xuất nhập khẩu dịch vụ thời kỳ 2001-2010, Việt Nam cần tính tới yếu tố hội nhập quốc tế trong đó có hội nhập về dịch vụ. Nếu Việt Nam gia nhập WTO trong giai đoạn này thì lĩnh vực dịch vụ cũng sẽ phải từng bước mở cửa theo những nguyên tắc của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tạo điều kiện cho các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Điều này chắc chắn đặt các ngành dịch vụ của nước ta trước sự cạnh tranh gay gắt và sẽ ảnh hưởng mạnh tới kim ngạch nhập khẩu dịch vụ của ta. 3. Về thị trường xuất - nhập khẩu Một trong những khâu then chốt của Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu đến năm 2010 là mở rộng và đa dạng hoá thị trường. Quan điểm chủ đạo là: - Tích cực, chủ động tranh thủ mở rộng thị trường, nhất là sau khi tham gia WTO. - Đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ với các đối tác. - Mở rộng tối đa việc tiếp cận các thị trường có sức mua lớn, các thị trường cung ứng công nghệ nguồn. - Tìm kiếm các thị trường mới ở Mỹ Latinh, Châu Phi. Xuất phát từ các phương châm chung nói trên, có thể tính đến vị trí của các thị trường như sau: 3.1. Khu vực Châu á- Thái Bình Dương: Tiếp tục coi trọng khu vực này trong 10 năm tới vì ở gần ta, có dung lượng lớn, phát triển tương đối năng động. Thị trường trọng điểm tại khu vực này sẽ là các nước ASEAN, Trung Quốc (cả Hồng Kông), Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. ASEAN là một thị trường khá lớn, lâu nay chiếm khoảng trên dưới 1/3 kim ngạch buôn bán của nước ta. Sắp tới, khi AFTA hình thành, ta càng có thêm điều kiện xuất khẩu vào thị trường này. Hơn nữa, ASEAN có nhiều mặt hàng giống ta, đều hướng ra các thị trường khác là chính chứ chưa phải là buôn bán trong khu vực là chính. Trong những năm tới, khả năng xuất khẩu gạo, dầu thô cho khu vực này sẽ giảm, trong khi đó với việc áp dụng biểu thuế AFTA, hàng của ASEAN có điều kiện thuận lợi hơn trong việc đi vào thị trường ta, do đó càng phải ra sức phấn đấu gia tăng khả năng cạnh tranh để đi vào thị trường ASEAN, cải thiện cán cân thương mại. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực, chủ động tận dụng thuận lợi do cơ chế AFTA mở ra để gia tăng xuất khẩu sang các thị trường này, từ đó tăng kim ngạch nhưng giảm về tỷ trọng, hạn chế nhập siêu. Ngoài ra, cần khai thác tốt thị trường Lào và Campuchia. Mặt hàng trọng tâm cần được đẩy mạnh xuất khẩu sẽ là gạo, linh kiện vi tính, một vài sản phẩm cơ khí (đối với các nước ngoài Đông Dương) và hoá phẩm tiêu dùng, thực phẩm chế biến, sản phẩm nhựa, hàng bách hoá (đối với Lào và Campuchia). Về nhập khẩu, mặt hàng chủ yếu từ thị trường này sẽ là nguyên liệu sản xuất dầu thực vật, phân bón, linh kiện vi tính - cơ khí - điện tử, xăng dầu, sắt thép, tân dược và một số chủng loại máy móc, thiết bị, phụ tùng. Trung Quốc là một thị trường lớn. Ta cần tích cực, chủ động hơn trong việc thúc đẩy buôn bán với Trung Quốc mà hướng chính là các tỉnh Hoa Nam và Tây Nam Trung Quốc, phấn đấu đưa kim ngạch lên khoảng 3-4 tỷ USD. Một trong những phương cách là tranh thủ thoả thuận ở cấp Chính phủ về trao đổi một số mặt hàng với số lượng lớn, trên cơ sở ổn định, thúc đẩy buôn bán chính ngạch. Bên cạnh đó cần coi trọng buôn bán biên mậu, tận dụng phương thức này để gia tăng xuất khẩu trên cơ sở hình thành sự điều hành tập trung và nhịp nhàng. Đồng thời, cần chú trọng thị trường Hồng Kông- một thị trường tiêu thụ lớn và vốn là một khâu trung chuyển quan trọng. Mặt hàng chủ yếu đi vào hai thị trường này sẽ là hải sản, cao su, rau hoa quả, thực phẩm chế biến và hoá phẩm tiêu dùng. Hàng nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc sẽ là hoá chất, thuốc trừ sâu, một số chủng loại phân bón, chất dẻo nguyên liệu, bông, sắt thép, máy móc, thiết bị và phụ tùng. Tỷ trọng xuất khẩu vào Nhật Bản phải được cải thiện. Ta và Nhật cần có sự trao đổi, bàn bạc để đi đến ký kết thoả thuận về việc Nhật Bản dành cho hàng hoá của Việt Nam qui chế MFN đầy đủ. Các doanh nghiệp cần tăng cường tìm hiểu các thông tin có liên quan đến phương thức phân phối, thủ tục xin dấu chứng nhận chất lượng JIS, JAS và Ecomark cũng như chế độ xác nhận trước về thực phẩm nhập khẩu của Nhật. Ngoài ra, chúng ta cần hết sức quan tâm đến thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản. Trong những năm tới mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ là hải sản, hàng dệt may, giày dép và sản phẩm da, than đá cao su, cà phê, rau quả, thực phẩm chế biến, chè, đồ gốm sứ và sản phẩm gỗ. Mặt hàng chủ yếu nhập khẩu sẽ là máy móc, thiết bị công nghệ cao, chất dẻo nguyên liệu, linh kiện điện tử tin học cơ khí, thuốc trừ sâu và nguyên liệu, sắt thép, nguyên phụ liệu dệt- may - da. Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn trong khu vực. Tuy nhiên, ta vẫn nhập siêu lớn, hàng xuất của ta vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này. Trong thời gian tới, để đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc, chúng ta cần kiên trì thuyết phục nước này mở cửa thị trường. Cần chú trọng tới một nhân tố mới là Nam - Bắc Triều Tiên cải thiện quan hệ, Hàn Quốc sẽ quan tâm nhiều hơn tới Bắc Triều Tiên nhưng mặt khác, tình hình Bắc Triều Tiên được cải thiện cũng mở ra khả năng gia tăng buôn bán với Bắc Triều Tiên mà cho tới nay hầu như không có. Mục tiêu đặt ra là duy trì và đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu dệt may, hải sản, giày dép, cà phê, rau quả, than đá, dược liệu vào thị trường nông sản. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ thị trường này có thể là máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, chất dẻo nguyên liệu, linh kiện điện tử - tin học - cơ khí, phân bón, sắt thép, tân dược và nguyên phụ liệu dệt - may - da. Đài Loan là bạn hàng xuất khẩu quan trọng. Mục tiêu chủ yếu trong thời gian tới là đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng như sản phẩm gỗ, hải sản, cao su, dệt may, giày dép, rau quả và chè. Sau năm 2000 có thể có thêm các sản phẩm như cơ khí và điện gia dụng do cơ sở có vốn đầu tư của Đài Loan sản xuất tại Việt Nam có thể tăng ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34024.doc
Tài liệu liên quan