Chuyên đề Hệ thống quản trị chất lượng tại công ty May 10 – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Chương I 3

Lý luận về hệ thống quản trị chất lượng trong doanh nghiệp 3

I. Chất lượng và quản trị chất lượng 3

1.Khái niệm và đặc điểm về chất lượng sản phẩm ( dịch vụ) 3

1.1.1. Quan niệm chất lượng sản phẩm 3

1.1.2. Đặc điểm của phạm trù chất lượng sản phẩm 4

1.2. Khái niệm về quản trị chất lượng 5

1.3. Sự cần thiêt phải xây dựng hệ thống quản trị định hướng chất lượng 7

2. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và việc xây dựng hệ thống quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 8

2.1. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 8

2.1.1Quá trình hình thành và phát triển 8

2.2.2. Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 9000 : 1994 10

2.1.3. Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000 12

2.1.4.Các nguyên tắc của ISO 9000 15

2.2. Triết lý của bộ ISO 9000 17

2.2.1 Xây dựng hệ thống quản trị định hướng chất lượng 17

2.2.2. Làm đúng ngay từ đầu 17

2.2.3. Thực hiện quản trị theo quá trình. 18

2.2.4. Phương châm phòng ngừa là chính 18

2.3. Xây dựng hệ thống quản trị định hướng chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 19

2.3.1. Lựa chọn tiêu chuẩn áp dụng 19

2.3.2. Xây dựng chính sách chất lượng 20

2.3.3.Xác định trách nhiệm của các bộ phận trong doanh nghiệp 20

2.3.4. Văn bản hoá hệ thống chất lượng 21

2.3.5. Áp dụng thống nhất các văn bản đã sọan thảo 24

2.3.6. Tổ chức đào tạo và hướng dẫn . 24

chương 2 26

Thực trạng hoạt động quản trị chất lượng tại công ty May 10 26

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty May 10 26

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26

2.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong mấy năm gần đây. 28

2.2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty ảnh hưởng tới việc xây dựng hệ thống quản trị chất lượng 31

2.2.1.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý. 32

2.2.2. Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh . 25

2.2.3. Đặc điểm về sản phẩm. 26

2.2.4. Đặc điểm về lao động 27

2.2.5. Đặc điểm về máy móc thiết bị 28

2.2.6. Đặc điểm về quy trình công nghệ 30

2.2.6. Đặc điểm về nguyên vật liệu 33

2.2.7. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm . 35

2.3.2. Xây dựng chính sách chất lượng 37

2.3.3. Trách nhiệm các bộ phận trong doanh nghiệp 39

2.4.1 Những kết quả đạt được. 43

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân 44

Chương 3 46

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng tại công ty May 10 46

3.1. Định hướng phát triển của công ty May 10 46

3.1.1 Định hướng chung 46

3.1.2. Các mục tiêu cụ thể của công ty trong thời gian tới 48

3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng . 49

3.2.1. Nâng cao nhận thức về chất lượng của toàn bộ cán bộ và công nhân viên trong công ty. 49

3.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý và xây dựng mối quan hệ đoàn kết chặt chẽ, hợp tác giữa các thành viên, bộ phận trong công ty 51

2.3.3. Nâng cao công tác sản xuất và hậu cần kinh doanh 55

3.2.4. Xây dựng và hoàn thiện nhóm chất lượng 57

3.3.Một số kiến nghị 61

3.3.1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 61

3.3.2 Đối với Tổng công ty 62

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8254 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hệ thống quản trị chất lượng tại công ty May 10 – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty May 10 ) Công ty May 10 là một công ty hướng chủ yếu vào xuất khẩu nên doanh thu xuất khẩu luôn chiếm hơn 2/3 trong tổng số doanh thu của công ty.Tổng doanh thu qua các năm của công ty tăng nhanh cho thấy được sự làm ăn rất hiệu quả của công ty trong các năm gần đây ( doanh thu mỗi năm tăng hơn 10 tỷ đồng so với năm trước). Kết quả tiêu thụ của công ty cũng tăng nhanh trong các năm gần đây. Ta có thể thấy điều đó qua bảng số liệu sau: Bảng: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty May 10 . Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 1. GTSL ( Triệu đồng) 27.500 35.936 42.349 47.560 2. SPSX chủ yếu ( chiếc) 1.509.000 1.590.000 2.567.000 3.673.000 3. SLSP tiêu thụ ( chiếc ) 1.464.208 1.543.292 2.251.971 3.420.000 Xuất khẩu 1.069.000 1.168.292 2.086.995 2.875.623 Nội địa 395.208 375.000 435.016 544.377 4. Doanh thu ( triệu đồng) 64.500 78.881 97.000 112.170 DTXK 57.515 66.911 82.123 91.845 DTNĐ 7.200 11.970 14.877 21.325 ( Nguồn : Phòng kế hoạch công ty May 10 ). Biểu đồ doanh thu tiêu thụ Đồ thị trên cho thấy, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty đạt hiệu quả tốt, số lượng sản phẩm tiêu thụ các năm sau luôn cao hơn các năm trước đặc biệt trong năm 2001 số lượng sản phẩm tiêu thụ lên tới 3.420.000 sản phẩm hơn năm 2000 : 898.029 chiếc gấp 1.356 lần. - Lợi nhuận. Chỉ tiêu đv tính 1999 2000 2001 2002 Lợi nhuận tỷ đồng 4,300 4,900 5,600 6,412 (Nguồn:Phòng TCKT – công ty May 10 ). Nhìn vào kết quả đạt được, ta thấy tổng lợi nhuận của công ty tăng hơn 1 tỷ đồng qua các năm và là một trong các công ty có lợi nhuận cao nhâts trong số các công ty may mặc Việt Nam . Kết quả này cho thấy công ty làm ăn rất phát triển trong các năm gần đây. Tuy nhiên, hình thức xuất khẩu sản phẩm chính của công ty là gia công xuất khẩu , công ty không chủ động trong sản xuất , phụ thuộc nhiều vào phía đối tác, giá gia công rẻ nên lợi nhuận thấp. Hiện nay, công ty cần chuyển dần sang phương thức xuất khẩu trực tiếp để khắc phục những hạn chế của phương thức gia công có như vậy thì lợi nhuận của công ty sẽ thu được nhiều hơn. - Nộp ngân sách và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên. Chỉ tiêu đv tính 1999 2000 2001 2002 Nộp ngân sách tỷ đồng 2,942 3,236 2,574 2,652 Thu nhập BQ 1000 đ 1297 1387 1337 1356 (Nguồn: Phòng TCKT- công ty May 10 ) Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và các khoản phải nộp vào ngân sách. Đối với lao động trong công ty, công ty đã từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động , đem lại thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động , từng bước nâng cao đời sống của họ. Công ty cũng tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội khác góp phần nâng cao hiệu quả chung cho xã hội. 2.2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty ảnh hưởng tới việc xây dựng hệ thống quản trị chất lượng 2.2.1.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý. - Bộ máy của công ty bao gồm: + Ban giám đốc gồm có: 1 Tổng giám đốc. 1 Phó tổng giám đốc 2 Giám đốc điều hành. Giúp việc cho ban giám đốc có các phòng ban chức năng và nghiệp vụ được tổ chức theo yêu cầu của đơn vị, chịu sự quản ký của ban giám đốc bao gồm: + Văn phòng công ty (phong tổ chức) : Phụ trách công tác quản lý lao động : tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, sa thải lao động, lựa chọn hình thức lương thưởng. Thực hiện công tác văn thư kưu trữ, nhà trẻ, ytế, bảo hiểm xã hội cho công ty. + Phòng kế toán tài chính + Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu + Quản lý công tác kế hoạch và công tác xuất nhập khẩu + Phòng kinh doanh Quản lý cung cấp vật tư, thiết bị sản xuất, tổ chức mạng lưới bán hàng cả trong và ngoài nước. + Phòng kỹ thuật + Phòng quản lý chất lượng Kiểm tra chất lượng, quy cách sản phẩm trước khi tiêu thụ. + Các xí nghiệp thành viên, phân xưởng phụ trợ, các công ty liên doanh + Ban đầu tư xây dựng và quản lý công trình + Trường đào tạo - Sơ đồ tổ chức của công ty May 10 : Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất nói chung và May 10 nói riêng đều phải thực hiện hình thức hạch toán giá thành sản phẩm, lời ăn, lỗ chịu. Do đó, bộ máy quản lý của công ty đã được thu gọn lại không còn cồng kềnh như trước, công ty phải từng bước giảm bớt lao động gián tiếp, những cán bộ công nhân viên không đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sản xuất. Đồng thời các phòng ban nghiệp vụ đều có gắng đi vào sự hiệu quả. Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng. Kiểu tổ chức này rất phù hợp với tình hình của công ty trong giai đoạn hiện nay, gắn cán bộ công nhân viên của công ty với chức năng nhiệm vụ của họ, đồng thời các nhiệm vụ mệnh lệnh và thông báo tổng hợp cũng được chuyển từ lãnh đạo của công ty đến áp cuối cùng cũng dễ dàng. Các can bộ liên quan đến một công việc nào đó của công ty cũng có sự thống nhất với nhau khi đưa ra các quyết định của mình. Tuy nhiên, nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty . Đây là những nhân tố tác động trực tiếp, liên tục đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Nhưng có thể nói với cơ cấu tổ chức này, phần nào đã giúp cho việc điều hành và quany lý sản xuất được trôi chảy, duy trì sản xuất được liên tục, giúp công ty ngày càng có điều kiện đảm bảo và nâng cao công tác quản trị chất lượng. 2.2.2. Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh . Công ty May 10 là một doanh nghiệp Nhà nước, một thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Dệt May Việt Nam, hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty Dệt May Việt Nam. Công ty May 10 có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh hàng may mặc theo kế hoạch, quy hoạch của Tổng công ty và theo đơn đặt hàng của khách hàng, theo yêu cầu của thị trường : từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu, thiết bị phụ tùng sản phẩm dệt may mặc liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nghiên cứu và ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý công nhân kỹ thuật tiến hành hoạt động kinh doanh của ngành nghề khác theo quy định của Pháp luật và các nhiệm vụ khác do Tổng công ty Dệt may giao. Doanh thu so với các đối thủ cạnh tranh. Đơn vị : Triệu đồng Công ty 1998 1999 2000 20 01 2002 May 10 119.416 146.047 189.000 200.000 250.000 Thăng long 72.500 90.500 105.010 112.350 120.089 Chiến Thắng 50.300 65.466 91.050 107.563 116.012 Đức Giang 91.000 107.658 134.250 148.320 162.463 (Nguồn : công ty May 10 ) Với nhiệm vụ sản xuất như vậy, công ty có toàn quyền lựa chọn các hướng đi có lợi cho Công ty, chủ động trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế hoạt động sản xuất của công ty còn quá nhiều phụ thuộc vào việc ký kết các đơn đặt hàng , gia công cho các bạn hàng nước ngoài. Vì vậy, công ty còn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động tổ chức sản xuất. 2.2.3. Đặc điểm về sản phẩm. Về sản phẩm của công ty, hầu hết là các sản phẩm may mặc như: áo sơ mi, áo Jacket, quần âu, quần soóc…Trong đó, sản phẩm chính của công ty là áo sơmi nam. áo sơ mi nam là một mặt hàng có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty may mặc, không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay ở trong thị trường nội địa, giữa các công ty thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam (VINATEX). Đây là một sản phẩm thông dụng có nhu cầu lớn trên thị trường . Nó biến đổi theo mùa và theo từng thời kỳ mốt, ví dụ: Mùa nóng mặc áo ngắn tay, với gam mầu sáng, chất liệu mỏng và mát. Mùa lạnh mặc áo dài tay, với gam mầu đậm, chất liệu dày giữ ấm…Các nguyên liệu đầu vào của sản phẩm cũng rất phong phú về cả chủng loại cũng như chất lượng. Có rất nhiều nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành may mặc có tên tuổi, ở cả nước ngoài cũng như Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho nhà sản xuất . Có thể nói công ty May 10 có thế mạnh hơn các công ty may khác đó là bề dày sản xuất áo sơ mi, kinh nghiệm làm áo sơmi từ rất lâu, một thời kỳ dài làm áo sơ mi xuất khẩu cho thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu. Đó chính là thế mạnh của công ty. Từ những đặc điểm về sản phẩm của công ty và để đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì công ty phải xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn phù hợp, phản ánh chất lượng sản phẩm. Công ty đã đề ra khẩu hiệu: “ chất lượng sản phẩm là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm , được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được phù hợp với những điều kiện kỹ thuật hiện đại và thoả mãn được những nhu cầu nhất định của xã hội” 2.2.4. Đặc điểm về lao động Trong những năm gần đây, công ty May 10 luôn chú trọng trong việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tăng cường một bước cả về số lượng và chất lượng nguồn lao động của công ty . Công ty May 10 có hơn 2000 lao động trong đó 75 % lao động là nữ , tuổi đời trung bình của công nhân là 27 tuổi. Đơn vị: Người Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số CBCNV + Đại học + Trung cấp 2058 36 81 2031 44 82 2005 63 79 2177 68 80 2467 74 82 2630 103 81 2834 118 83 Tổng số CBQL + Đại học + Trung cấp 78 6 24 62 11 22 61 13 18 53 16 15 51 22 14 57 25 14 59 26 15 Công nhân + Thợ bậc cao + Bậc thợ bình quân 46 3.22/7 43 3.26/7 51 2.54/6 58 2.57/6 73 2.61/6 84 2.67/6 86 272/6 (Nguồn : công ty May 10 ) Trong thời gian qua, công ty đã từng bước cải thiện được đời sống cho người lao động , nâng cao tay nghề người lao động , tuân thủ các quy định của nhà nước về quản lý lao động . Công ty đã tổ chức các lớp dạy nghề cho đội ngũ lao động mới học nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân đang làm việc tại các xưởng sản xuất của công ty . Chính nhờ các cố gắng đó của công ty mà trong các năm qua số thợ bậc cao tăng từ 52 người ( 1995) đến 84 người năm 2001. Tay nghề của người lao động cũng được nâng cao, người lao động yên tâm với công việc và làm tròn phạm vi trách nhiệm của mình, nâng cao chất lượng sản phẩm , hạn chế lượng sản phẩm sai hỏng hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh của công ty . Công ty cũng ý thức rõ đựơc vai trò của nguồn nhân lực, là chìa khoá cho mọi thành công. Do đó, công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực được lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm từ khâu nhận xét đánh giá, phát hiện khả năng để bố trí sắp xếp phù hợp trong môi trường bình đẳng. Với phương châm “ Hỗ trợ cung phát triển” nhằm tạo ra sức mạnh tập thể hướng tới hoàn thành tốt nhất những mục tiêu chiến lược đề ra. Trong xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh, nguồn nhân lực đã được đề cập đến với vai trò quan trọng, mang tính quyết định cho mọi sự thàn công. Để đáp ứng những nhiệm vụ chiến lược đã đề ra, công ty đã xây dựng kế hoạch, quản lý và phát triển nguồn nhân lực của công ty trong thời gian tới. Vớí phương châm “ Xây dựng một lực lượng lao động đủ năng lực trình đô, thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu khách hàng và thị trường”. 2.2.5. Đặc điểm về máy móc thiết bị Với quan điểm tập trung vốn đầu tư chiều sâu vào xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo và nâng cấp nhà xưởng, lắp đặt trang thiết bị mới đồng bộ và hiện đại nên từ năm 1996 đến năm 2001 công ty May 10 đầu tư một lượng vốn khá lớn phục vụ cho sản xuất . Bảng : Tình hình đầu tư trang bị máy móc nhà xưởng của công ty May 10 . Đơn vị : Tỷ đồng. Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng số Thiết bị 1.765 1.212 2.253 3.569 4.895 2.017 15.707 Xây lắp 1.601 1.254 3.397 2.759 2.743 1.760 13.514 Cộng 3.366 2.466 5.650 6.328 7.683 3.777 29.221 ( Nguồn: Phòng kinh doanh – công ty May 10) Công ty May 10 áp dụng mô hình sản xuất khép kín, chuyên môn hoá sản xuất từng mặt hàng, từng chủng loại sản phẩm theo từng xí nghiệp. Hiện nay, tổng số máy móc thiết bị của công ty có khoảng trên 1500 máy các loại, hầu hết là bán tự động và tự động. Bảng : Tổng hợp máy móc thiết bị của công ty May 10 . Tên thiết bị Nước sản xuất Số lượng ( chiếc ) Máy may 1 kim Juki Nhật, Đức 94 Máy may 2 kim Juki Nhật, Đức 24 Máy cuốn ốp Juki Nhật , Đức 47 Máy vắt sổ 3 chỉ Đức 15 Máy vắt sổ 4 chỉ Nhật 16 Máy vắt sổ 5 chỉ Nhật 79 Máy đính cúc Juki Nhật 50 Máy đính bo Juki Nhật 25 Máy thùa đầu tròn Singer Mỹ 4 Máy thêu đầu bằng Nhật 45 Máy thêu tự động 12 đầu Nhật 2 Máy thêu tự động 20 đầu Nhật 2 Máy ép Mex Nhật, Đức 8 Máy cắt vòng Hung, Nhật, Đức 14 Hệ thống là ủi Nhật 93 Máy dập nút Nam Triều Tiên 15 Máy nẹp sơ mi Nhật 27 Máy thiết kế và vẽ tự động LECTRA SYSTEMS Nhật 1 Tổng 561 Các máy móc trên đều là máy móc hiện đại trong công nghiệp may. Các hệ thống máy được nhập đồng bộ và tương thích, hầu hết đều được sản xuất mới và sử dụng công nghệ tiên tiến. Nổi bật là các loại máy của Nhật Bản và CHLB Đức dễ sử dụng mà có tính năng cao, cho phép người sử dụng dễ sử dụng, phù hợp với khả năng sản xuất của người công nhân Việt Nam để cho năng suất tối đa với chất lượng đồng thời đảm bảo tính ổn định của chất lượng sản phẩm do máy móc thiết bị đó sản xuất ra. 2.2.6. Đặc điểm về quy trình công nghệ Bao gói đóng hộp Nguyên liệu Thiết kế giác sơ Công đoạn cắt Công đoạn in Công đoạn mài Công đoạn thêu Công đoạn giặt Công đoạn may Thùa - đính Là - gấp Thành phẩm nhập kho Quy trình công nghệ sản xuất Quy trình sản xuất chính. Quy trình sản xuất phụ ở May 10, từ công tác chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật cho tới việc thực hành được triển khai từ phòng kỹ thuật xuống tới các xí nghiệp, rồi đến tổ sản xuất và từng công nhân. Việc giám sát, chỉ đạo, kiểm tra và bán thành phẩm được tiến hành thường xuyên và kịp thời, qua đó mà những thông tin phản hồi cũng phản ánh lại cho biết quá trình sản xuất diễn ra như thế nào để kịp thời điều chỉnh đảm bảo cho tới khi sản phẩm được hoàn thiện với chất lượng cao. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty có thể được chia thành các công đoạn sau: + Công ty nhập khẩu nguyên liệu sau đó chuyển sang công tác thiết kế, giác mẫu + Công đoạn thiết kế, giác mẫu, sáng tác mẫu hoặc căn cứ vào mẫu của từng mã hàng với thông số kỹ thuật yêu cầu + Công đoạn cắt: Nhân mẫu cứng từ tổ giác mẫu, xếp vải và thực hiện các thao tác như cắt pha, cắt gọt, viết số …để cuối cùng tạo ra sản phẩm cắt. + Công đoạn in - thêu – giặt – mài: Nhân các bán thành phẩm cắt thực hiện in thêu ở những bộ phận quy định và mài giặt theo yêu cầu của nó. + Công đoạn may: Nhân bán thành phẩm từ các khâu trên và giáp lại hoàn chỉnh + Công đoạn thùa - đính: tiếp tục hoàn chỉnh sản phẩm với các công việc thùa khuyết, đính khuy + Công đoạn là- gấp: sau khi nhận các thành phẩm từ các tổ may chuyển sang sẽ tiến hành thổi bụi, là phẳng, gấp. Sau đó chuyển sang bao gói, đóng hộp cài mác… Đến đây sản phẩm may đã hoàn thiện và được nhập vào kho thành phẩm.Đối với sản phẩm may mặc, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được tiến hành ở tất cả các công đoạn sản xuất, phân đoạn chất lượng sản phẩm được tiến hành ở giai đoạn cuối cùng là công đoạn là, gấp, bao gói, đóng hộp. Quy trình sản xuất của công ty bao gồm rất nhiều quá trình và quá trình nào cũng quan trọng , tuy nhiên là công ty may thì quá trình sản xuất hoạt động chính của công ty là quá trình cắt và may. Trong quá trình sản xuất của Công ty, đặc biệt 2 quá trình chính: cắt vải và may còn để mất hao phí lớn do có nhiều khâu kiểm tra. Theo triết lý quản trị chất lượng Quản lý qúa trình thì trong quá trình sản xuất thay vì phải kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng người ta quản trị chất lượng toàn quá trình từ đầu vào đến đầu ra. Có quản lý như vậy mới tiết kiệm được chi phí kiểm tra, giảm hao phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Trong sản xuất, công ty vẫn coi hình thức kiểm tra chất lượng là phương pháp chính để bảo đảm chất lượng. Cứ sau mỗi công việc là một bước kiểm tra, nếu kiểm tra đạt thì công việc được chuyển đến công đoạn tiếp theo, nêu không đạt thì thực hiện lại. Tất cả các quá trình và công đoạn từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra đều được đảm bảo chất lượng qua hình thức kiểm tra chất lượng trực tiếp. Với phương pháp đảm bảo chất lượng bằng kiểm tra như của công ty May 10 thường tốn kém về nguồn lực và không thể ngăn chặn hết các sai lỗi xuất hiện. Công việc kiểm tra và giám sát của các nhân viên kiểm tra chất lượng thường gây ra tâm lý ức chế trong công nhân . Tình trạng này thường dẫn đến thái độ chống đối hoặc bất hợp tác của người công nhân sản xuất và các nhân viên kiểm tra chất lượng (KCS). Cơ cấu kiểm tra chất lượng: Tại mỗi công đoạn sản xuất đều có 1 nhân viên kiểm hóa của xí nghiệp. Ngoài ra, công ty còn bố trí tại mỗi tổ có một nhân viên kiểm tra chất lượng của phòng QA, ở mỗi tổ cắt có một nhân viên kiểm tra chất lượng, ở mỗi tổ may có 1 nhân viên kiểm tra chất lượng và ở mỗi tổ là cũng có 1 nhân viên kiểm tra chất lượng. Các nhân viên kiểm hoá của xí nghiệp là người của xí nghiệp có nhiệm vụ kiểm tra trên truyền và tìm ra sai lỗi. Các nhân viên kiểm tra chất lượng của phòng QA có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm theo phần trăm hoặc 100% sản phẩm sau khi sản xuất của công đoạn đó. Do đó, vấn đề đặt ra cho công ty là làm thế nào để giảm được chi phí do các khâu kiểm tra gây ra mà chất lượng vẫn đảm bảo. Vấn đề này cần phải tìm được giải pháp thích hợp. 2.2.6. Đặc điểm về nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp tạo nên thực thể sản phẩm, vì vậy nếu thiếu nguyên vật liệu hoặc cung ứng nguyên vật liệu bị gián đoạn thì kế hoạch sản xuất sẽ bị đe doạ về tiến độ. Vật liệu dành cho ngành may là rất nhiều và đa dạng. Vật liệu chính cảu ngành may là vải, vải chiếm 95% trong kết cấu của một sản phẩm quần áo. Tiếp đến là chỉ may, chỉ thêu…Bên cạnh đó còn có một số nguyên vật liệu khác như bao bì, túi P.E …Mặc dù ngành dệt ở nước ta có những bước phát triển mới trong những năm qua nhưng nguồn nguyên liệu nàychỉ đáp ứng các đơng hàng trong nước của công ty. Công ty May 10 chủ yếu là thực hiện gia công hàng may mặc xuất khẩu hay làm hàng FOB cho các khách hàng nước ngoài nên gần như toàn bộ vật liệu đều do khách hàng cung cấp. Với công ty May 10, khi hợp đồng gia công may mặc được ký kết, khách hàng gửi nguyên vật liệu sang cảng Hải phòng (hoặc tại kho của công ty). Công ty chuyển nguyên phụ liệu từ cảng về kho với tỷ lệ thất thoát và hao hụt được chấp nhận là 3%. Có khi khách hàng chỉ định nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty. Công ty phải làm việc trực tiếp với nhà cung cấp để có nguyên vật liệu để sản xuất. Đối với các đơn hàng gia công xuất khẩu, khách hàng thường có các nguyên liệu cho hợp đồng. Nguyên vật liệu được chuyển đến công ty, Công ty nhận nguyên vật liệu với một số phần trăm chất lượng thoả thuận có thể chấp nhận được với khách hàng và công ty tiến hành sản xuất. Đối với các hợp đồng này công ty không quản lý chất lượng đối với các nhà cung ứng mà là trách nhiệm thuộc phía khách hàng. Công ty chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng nguuyên vật liệu khi nhập vào công ty và đảm bảo chúng cho đến khi thành sản phẩm chuyển cho khách hàng . Cũng có những đơn hàng mà khách hàng chỉ định nhà cung ứng cho công ty. Với thực trạng này công ty không có cơ hội được chọn nhà cung ứng cho mình, công ty không thể chủ động trong công tác quản lý chất lượng cung ứng mà bị thụ động. Công ty không thể đánh giá và kiểm soát nhà cung ứng, các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất chưa thể đảm bảo. Chất lượng nguyên liệu đầu vao của công ty phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng của nhà cung ứng được chỉ định . Đối với các đơn đặt hàng FOB, và các hợp đồng nội địa công ty phải tự tìm các nhà cung ứng cho mình. Tuy nhiên, trong thời gian qua , công ty chưa có đủ thông tin về các nhà cung ứng cũng như nguyên vật liệu, khai thác nguyên vật liệu, khai thác nguyên phụ liệu cho sản xuất còn chậm. Các nguyên vật liệu còn chưa đảm bảo chất lượng dẫn đến chi phí cao, hiệu qủa thấp mà còn ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và thời gian giao hàng. 2.2.7. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm . Thị trường chủ yếu của công ty May 10 là Châu Âu. 80% sản lượng với trên 4 triệu sản phẩm của công ty xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, CHLB Đức, Hungary. Đây dều là các thị trường khó tính và đòi hỏi cao. 20 % sản lượng với trên 1 triệu sản phẩm các loại tiêu thụ ở thị trường trong nước: Hà nội, Hải phòng, Quảng ninh và TP Hồ Chí Minh. Khách hàng chính: Nước ngoài: + Hãng seidensticker của CHLB Đức + Hãng kaneta của Nhật Bản + Hãng Man graham của Mỹ + Hãng jensmart của Hồng Kông + Hãng grandola và primo của Hungary. Trong nước: Phục vụ mọi tầng lớp người tiêu dùng trong xã hội với yêu cầu đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Bảng tăng trưởng các thị trường chính. Đơn vị: USD thị trường 1998 1999 2000 2001 2002 EU 19.147.528 20.629.175 22.715.123 21.400.301 6.294.206 JAPAN 4.765.194 7.905.983 8.201.017 8.270.939 2.423.629 HUNGARY 3.087.049 5.359.607 6.011.254 5.144.903 1.568.567 Khác 1.255.667 3.438.830 3.674.921 9.499.091 2.968.465 Nội địa 8.214 13.284 17.162 28.604 9.534 (Nguồn: công ty May 10) Thị trường của công ty đều là các thị trường có sự cạnh tranh cao về sản phẩm may mặc. Đó đều là các thị trường không chỉ đòi hỏi về số lượng, khả năng giao hàng đúng hẹn, các điều kiện làm việc của công nhân công ty. Đến 80% sản lượng xuất khẩu sang Châu Âu với số lượng cứ luỹ tiến hàng năm, đó là một kết quả chứng tỏ sức mạnh của công ty. Hiện nay khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã đi vào thực thi, công ty đang nỗ lực để tham gia vào thị trường Mỹ. Một thị trường lớn, mới đầy hứa hẹn và thách thức. Có thể nói công ty đã tích cực giới thiệu sản phẩm và đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng hơn, một mặt giới thiệu chất lượng sản phẩm May 10 đến rộng rãi công chúng người tiêu dùng qua các hội chợ triển lãm về chất lượng hangf tiêu dùng trong nước và quốc tế, một mặt công ty mở rộng hệ thống cửa hàng đại lý bán hàng và tiếp nhận ý kiến của khách hàng. Đó là một chiến lược độc đáo và phù hợp với đặc điểm của ngành may, vừa quảng bá chất lượng sản phẩm vừa giúp người tiêu dùng sử dụng và lắng nghe sự góp ý của khách hàng. 2.3. Quá trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 : 1994 2.3.1. Lựa chọn tiêu chuẩn áp dụng. Trước năm 1998, phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm ở công ty May 10 vẫn theo phương pháp truyền thống là kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) được thực hiện bởi phòng KCS của công ty. Công ty chưa có một hệ thống quản lý chất lượng. Xuất phát từ nhận thức cần nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ mới và nâng cao vị thế của công ty May 10 trên thị trường, được sự giới thiệu của Tổng cục Đo lường chất lượng và tổng công ty Dệt may Việt Nam, Công ty May 10 đã quyết định xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 :1994 và đạt chứng nhận. Tháng 5 năm 1998, công ty bắt đầu triển khai xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9002: 1994 qua sự tư vấn của tập đoàn APAVE. Ngày 5/1/2000: Công ty May 10 được tập đoàn AFAQ ASCERT chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9002: 1994 và cấp chứng nhận. Có thể nói rằng, sau khi công ty đi vào áp dụng hệ thống chất lượng, một sinh khí mới xuất hiện ở công ty. Đầu tiên là nhận thức của đại đa số cán bộ công nhân viên trong công ty đã thay đổi, đặc biệt là lãnh đạo cao cấp. Chính sự thấu hiểu và thể hiện vai trò của người lãnh đạo trong công ty đã là một nhân tố giúp cho việc triển khai áp dụng hệ thống chất lượng thành công. Tiếp đến là việc công ty xây dựng được một hệ thống tài liệu đầy đủ Sổ tay chất lượng đến các quy trình tác nghiệp và các văn bản hướng dẫn. Các tài liệu theo yêu cầu của hệ thống đều được kiểm soát toàn diện. Việc quản lý và cung cấp các nguồn lực cho hệ thống. Công ty có những đợt đào tạo và gửi cán bộ công nhân viên đi học, nghiên cứu tìm hiểu nghiệp vụ để phục vụ cho công việc xây dựng công ty. 2.3.2. Xây dựng chính sách chất lượng Chính sách chất lượng của công ty : Mục tiêu chung của công ty May 10 là trở thành công ty hàng đàu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc. Công ty May 10 cam kết đáp ứng mọi yêu cầu đã được thoả thuận với khách hàng, coi chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định để khách hàng đến với công ty . Cùng với việc thường xuyên đầu tư máy móc thiết bị hiện đại và áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến, hệ thống chất lượng được cải tiến liên tục tạo lòng tin và thoả mãn mong đợi của khách hàng . Công ty May 10 đảm bảo mọi cán bộ công nhân viên đều được đào tạo thích hợp để có đủ trình độ và năng lực cần thiết hoàn thành công việc được giao Công ty đảm bảo rằng Chính sách chất lượng và các quy trình kiểm soát được phổ biến và thấu hiểu tới mọi thành viên. Mỗi cán bộ công nhân viên đều phải tuân thủ các quy trình, thủ tục, hướng dẫn đã được xây dựng của hệ thống chất lượng Trách nhiệm đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi vị trí công việc là “ Trách nhiệm về chất lượng”. Chính sách chất lượng của công ty được xây dựng trên những cơ sở thực tế và những điều kiện hoàn toàn có thể thực hiện được. Hiện tại công ty đang là công ty làm ăn kinh doanh có hiệu quả nhất Tổng công ty Dệt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHệ thống quản trị chất lượng tại công ty May 10 – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.DOC
Tài liệu liên quan