Chuyên đề Hiện trạng Làng sinh thái Người Dao- Ba Vì - Hà tây

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I : Tổng quan về kinh tế sinh thái và những vấn đề về 3

mô hình kinh tế sinh thái . 3

I . Mối quan hệ con người với môi trường và sự cần thiết phải hình thành mô hình Kinh tế sinh thái . 3

1.Định nghĩa môi trường. 3

2. Khái niệm phát triển. 4

3. Mối quan hệ phát triển và môi trường. 4

II. Kinh tế sinh thái và mô hình hệ kinh tế sinh thái. 6

1. Kinh tế sinh thái. 6

1.1. Khái niệm: 6

1.2. Đối tượng của kinh tế sinh thái. 6

2. Mô hình hệ kinh tế sinh thái. 7

2.1. Khái niệm hệ kinh tế sinh thái. 7

2.2. Mô hình kinh tế - sinh thái. 9

2.2.1. Khái niệm. 9

2.2.2. Nguyên lý đề xuất mô hình kinh tế sinh thái. 9

2.2.3. Mô hình mô phỏng hệ kinh tế - sinh thái. 9

III. Các nhân tố cần quan tâm, vai trò và ý nghĩa của mô hình hệ kinh tế sinh thái. 11

1. Các yếu tố tác động tới mô hình kinh tế sinh thái. 11

2. Nguyên tắc của tập trung cụm dân cư theo mô hình cộng đồng làng xã. 11

3. Điều kiện của mô hình. 12

4. Vai trò kinh tế nông hộ trong mô hình làng sinh thái. 13

5. Vai trò, ý nghĩa của mô hình kinh tế sinh thái. 13

IV. Làng sinh thái và các lợi ích Kinh tế , Xã hội , Môi trường từ mô hình làng sinh thái. 15

1. Làng sinh thái . 15

2. Mô hình làng sinh thái điển hình. 16

2.1. Làng sinh thái vùng cồn cát –Làng sinh thái Cảnh Dương, Quảng Trạch, Quảng Bình. 16

2.2. Làng sinh thái vùng ngập nước - Làng sinh thái Phú Điền, Nam Sách, Hải Dương. 19

2.3.Làng sinh thái vùng đồi –Làng sinh thái Ba Trại của người Mường. 21

3. Ý nghĩa của việc xây dựng làng sinh thái. 21

V.Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích để đánh giá hiệu quả kinh tế của làng sinh thái. 23

1. Cơ sở cho sự lựa chon phương pháp. 23

2. Khái niệm và nội dung của phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA). 24

2.1. Khái niệm. 24

2.2. Nội dung cơ bản của phương pháp CBA. 25

2.2.1. Các bước tiến hành. 25

2.2.2. Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích chi phí - lợi ích. 27

Chương II : Hiện trạng Làng sinh thái Người Dao- Ba Vì - Hà tây 29

I.Giới thiệu chung. 29

1. Vị trí địa lý làng sinh thái Người Dao –Ba Vì. 29

2. Điều kiện tự nhiên. 31

2.1. Địa hình, địa thế. 31

2.2. Địa chất thổ nhưỡng . 31

2.3.Khí hậu, thuỷ văn. 32

2.4. Hiện trạng đất đai và các kiểu thảm thực vật rừng. 33

3. Đặc điểm kinh tế xã hội. 33

II.Quá trình quy hoạch, xây dựng làng sinh thái. 34

1. Dự án xây dựng làng sinh thái người Dao. 34

1.1. Giới thiệu về dự án xây dựng làng sinh thái người Dao. 34

1.2. Các giai đoạn thực hiện của dự án. 35

2. Mô hình xây dựng vườn sinh thái vùng đồi với các hộ gia đình. 38

2.1. Đặc trưng của mô hình vườn sinh thái. 38

2.2.Thực hiện xây dựng mô hình. 41

III.Những kết quả đạt được . 42

1. Tăng sản lượng nông nghiệp –lâm nghiệp . 42

2. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. 43

3.Tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân. 43

4. Cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng nâng cao giáo dục. 44

5. Nâng cao đời sống văn hoá cho người dân. 45

6. Cải thiện môi trường, Tăng diện tích phủ xanh giảm lượng đất bị xói mòn rửa trôi. 45

Chương III : Đánh giá hiệu quả của mô hình làng sinh thái Người Dao –Ba Vì 47

I. Đánh giá hiệu quả của dự án bằng phương pháp phân tích CBA. 47

1.Phương pháp đánh giá. 47

2.Xác định các khoản chi phí. 48

3.Lợi ích thu được hàng năm Bt: 50

\4.Phân tích chi phí lợi ích 54

4.1.Phân tích chi phí lợi ích trong trường hợp không tính tới chi phí lao động . 54

4.2.Phân tích lợi ích chi phí với trường hợp có xét tới chi phí lao động. 55

II.Hiệu quả môi trường của mô hình đem lại. 56

III.Bài học kinh nghiệm và những kiến nghị. 59

1.Bài học kinh nghiệm. 59

2. Những kiến nghị. 60

KẾT LUẬN 63

Tài liệu tham khảo 65

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2079 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hiện trạng Làng sinh thái Người Dao- Ba Vì - Hà tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời nó làm giảm khả năng xảy ra các thiên tai như lũ lụt … việc xây dựng làng sinh thái cũng có ý nghĩa kinh tế cao trong việc tận dụng các điều kiện sinh thái tự nhiên sẵn có tạo ra được các hướng sản xuất, các hình thức sản xuất phù hợp và đồng thời cũng tạo việc làm và tăng thu nhập, thay đổi được điều kiện sống, sinh hoạt và nâng cao văn hoá cho nhân dân. Như vậy có thể nói việc xây dựng làng sinh thái có ý nghĩa lớn về môi trường, sinh thái, kinh tế và xã hội. V.Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích để đánh giá hiệu quả kinh tế của làng sinh thái. 1. Cơ sở cho sự lựa chon phương pháp. Một bệnh viện khác trong thành phố? Một sân bay mới hay một đường băng khác ở nơi hiện có? Một xa lộ ở vị trí X, hay Y? Tăng nguồn điện từ dầu, than đá, gió hay từ nguồn năng lượng mặt trời? Trong thực tế chúng ta thường xuyên phải đứng trước những sự lựa chọn như vậy. Điều này là không thể tránh khỏi vì xã hội không bao giờ đủ nguồn lực để thực hiện tất cả các phương án sẵn có đó. Sự lựa chọn giữa một số nguồn năng lượng để sản xuất thêm điện rõ ràng là một sự lựa chọn giữa các phương án cạnh tranh nhau. Một quyết định giữa hai vị trí thay thế nhau để xây dựng một con đường cao tốc cũng liên quan đến những yếu tố cạnh tranh, và cũng đòi hỏi một sự đánh giá về sự lựa chọn tương đối. Quyết định về việc có xây một bệnh viện ở một địa điểm cụ thể nào đó hay không cũng là một sự lựa chọn giữa các phương án mặc dù có thể lúc ban đầu không ai xem là ưu tiên số một. Sự lựa chọn là giữa tình hình hiện nay không có bệnh viện và tình hình mới là có bệnh viện. Vì vậy quyết định luôn luôn là những lựa chọn các phương án cạnh tranh nhau, thông qua phương pháp phân tích chi phí lợi ích sẽ cho chúng ta so sánh về lợi ích từ các phương án đã nêu và cũng thông qua đó cho phép chúng ta có một sự lựa chọn tối ưu nhất theo quan điểm của mối người. Các nhà phân tích lợi ích chi phí quan tâm đến sự ưa thích tương đối của các phương án trong phạm vi xã hội rộng, và họ đánh giá sự ưa thích căn cứ vào lợi ích ròng tạo ra cho toàn xã hội. Cơ sở kinh tế cho việc đánh giá này là khái niệm về trạng thái kinh tế tối ưu và nguyên tắc lựa chọn phương án để đạt được trạng thái tối ưu đó. Cả hai cơ sở này đều xuất phát từ công trình của Pareto(1960) nhà xã hội học và kinh tế học người ý. Các quy trình để áp dụng các ý tưởng cơ bản này được suy ra từ mô hình kinh tế về hành vi của cá nhân trong thị trường cạnh tranh. Những nền tảng triết lý đặc trưng và mô hình chung cho các cách phân tích đã làm cho phân tích lợi ích chi phí trở thành một phương pháp lôgic và phù hợp để đánh gía sự mong muốn kinh tế. Sự mong muốn của một phương án được thể hiện qua lợi ích vượt mức chi phí. Nhưng lợi ích và chi phí phải được nhận dạng và đánh giá về mặt xã hội như là tổng thể. Kết quả tạo ra cho xã hội từ một phương án cụ thể có thể khác với kết quả của một hãng hay một cá nhân. Hơn nữa quy mô của lợi ích ròng có thể khác nhau giữa hai quan điểm cá nhân và xã hội và quan điểm về xã hội bao giời cũng đem lại những lợi ích về lâu dài và thường khó định lượng hơn. Như vậy phân tích lợi ích chi phí luôn luôn giúp chúng ta có những quyết định, những lựa chọn tối ưu nhất. 2. Khái niệm và nội dung của phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA). 2.1. Khái niệm. Phân tích lợi ích chi phí là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội. Phương pháp tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó. Theo cách này đây là phương pháp ước tính sự đánh đổi thực giữa các phương án, và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình. CBA là một chu trình nhằm so sánh mức độ chênh lệch giữa lợi ích và chi phí của một chương trình hay dự án biểu hiện băng giá trị tiền tệ ở mức độ thực tế. Trong nền kinh tế xã hội, mọi hoạt động đầu tư đều phải được xem xét dưới hai góc độ: phía nhà đầu tư và phía xã hội.Công cụ phân tích chi phí lợi ích cho phép phân định và so sánh các chi phí và lợi ích xét trên góc độ cá nhân và xã hội đó là phân tích tài chính và phân tích kinh tế. 2.2. Nội dung cơ bản của phương pháp CBA. 2.2.1. Các bước tiến hành. Để tiến hành phương pháp phân tích chi phí lợi ích chúng ta phải qua các bước Bước 1: Quyết định lợi ích và chi phí thuộc ai: trong phân tích CBA phải xác định đối tượng bỏ ra chi phí và đối tượng được lợi ích Bước 2: lựa chọn các khả năng thay thế của dự án; tuỳ dự án mà có bước này hay không. Bước 3: liệt kê các ảnh hưởng và các chỉ số đo lường. Bước 4: Dự đoán về những khả năng biến đổi về lượng và ảnh hưởng của chúng suốt quá trình tồn tại của dự án. Bước 5: lượng hoá băng tiền. Lượng hoá các ảnh hưởng do dự án đưa lại và chuyển hoá tất cả ra một mặt bằng giá trị là tiền. Đây là bước quan trọng và khó khăn của phương pháp CBA bởi việc chuyển hoá các tác động ra mặt bằng giá trị tiền tệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của người đánh giá. Nếu gọi lợi ích mà dự án đưa lại cho kinh tế –xã hội và tài nguyên môi trường tại khu vực dự án năm đầu tiên là B0, năm thứ nhất là B1, Năm thứ hai là B 2..và năm thứ n là B n .Tổng lợi ích dự án đưa lại là: B0 + B1 + B 2 +…..+ B n Hay tổng quát ta có Trong đó : Bt là lợi ích tình bằng tiền ở năm thứ t t là thời gian hoạt động của dự án . Nếu ta gọi chi phí hay thiệt hại mà dự án đưa lại năm đầu tiên là C0 ,năm thứ nhất là C1 , năm thứ hai là C 2 .. ở năm thứ n là Cn thì tổng chi phí dự án thu lại là: C0 + C1 + C2 + …+ Cn Tổng quát ta có : Trong đó : Ct là chi phí cho dự án hoạt động ở năm thứ t t : thời gian hoạt động của dự án . Bước 6: Xác định tỷ lệ chiết khấu và hệ số chiết khấu . Khi tiến hành so sánh lợi ích và chi phí của dự án để phản ánh đúng bản chất của nó người ta đưa tất cả các giá trị lợi ích và chi phí về một thời điểm để so sánh .Thời điểm đó so sánh thường tính là năm dự án bắt đầu hoạt động Các giá trị lợi ích và chi phí đưa về thời điểm so sánh đó được gọi là giá trị hiện tại thực của lợi ích và chi phí dự án .Thông thường đối với một khoản tiền nếu không đem đầu tư thì người ta đem gửi vào ngân hàng để thu được một khoản lãi. Đồng tiền lúc thu lại phải bị chiết khấu một tỉ lệ nhất định.Tỉ lệ chiết khấu này thường được tính dựa vào lãi suất của ngân hàng ký hiệu là r tính bằng % . Để biểu thị giá trị của chi phí và lợi ích qua thời gian khi qui về giá trị tại thời điểm hiện tại các lợi ích và chi phí phải nhân với hệ số chiết khấu Bước 7 :Tính tổng lợi ích và chi phí. Tổng chi phí mà dự án đem lại qui về hiện tại là: Tổng lợi ích của dự án qui về hiện tại là: 2.2.2. Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích chi phí - lợi ích. Trong CBA các chỉ tiêu thường sử dụng để phân tích là: Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng: NPV Chỉ tiêu suất thu lợi nội tại: IRR Chỉ tiêu tỉ lệ lợi ích chi phí: BCR Chỉ tiêu tỉ lệ chi phí lợi ích: CBR Trong giới hạn của đề tài tôi sử dụng chỉ tiêu NPV để phân tích. Công thức hay sử dụng nhất trong phân tích kinh tế là giá trị hiện tại ròng của một dự án. Đại lượng này xác định giá trị lợi nhuận ròng hiện thời khi chiết khấu dòng lợi ích và chi phí trở về với năm bắt đầu thực hiện dự án. Hai công thức được sử dụng NPV= NPV = - NPV=0 dự án có hiệu quả NPV<0 dự án không hiệu quả . Trong quá trình phân tích chi phí lợi ích đối với các nhân tố đề tài sử dụng phương pháp chi phí thay thế hay phương pháp sử dụng các vật thay thế và phương pháp tìm chi phí khôi phục với môi trường tới mức gần giống với nguyên trạng ban đầu đây là hai phương pháp nằm trong phương pháp không sử dụng đường cầu của hệ thống phương pháp định giá bằng tiền . Chương II : Hiện trạng Làng sinh thái Người Dao- Ba Vì - Hà tây . I.Giới thiệu chung. Làng sinh thái người Dao –Ba Vì thuộc xã Hợp Nhất huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây là một khu đặc trưng cho hệ sinh thái đồi núi dốc trước khi thực hiện mô hình làng sinh thái đây là khu vực đồi núi trọc, đất cằn do bà con dân tộc đốt nương làm rẫy. Để thực hiện và áp dụng mô hình hợp lý cần thiết phải nghiên cứu đặc điểm địa lý của khu vực. 1. Vị trí địa lý làng sinh thái Người Dao –Ba Vì. Làng sinh thái Người Dao thuộc xã Hợp Nhất thuộc phân khu phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Tây nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội cách trung tâm thành phố 50 km có toạ độ địa lý 210 01’ đến 21007’ vĩ độ Bắc, 1050 18’ đến 105 025’ kinh đông. Ba Vì là một huyện vùng núi trung bình, nổi lên giữa vùng đồng bằng, có 3 đỉnh cao nhất là đỉnh Vua (1270m ), đỉnh Tản Viên (1227m) và đỉnh Ngọc Hoa (1311m). Ngoài ra còn có các đỉnh núi thấp hơn như là Hang Hùm ( 776m), Gia Dễ (714m): là nơi nổi tiếng về cảnh đẹp, cũng là nơi lưu truyền huyền thoại Sơn Tinh, Thuỷ Tinh của dân tộc ta. Từ thời xa xưa đã nổi tiếng trong cả nước vẻ đẹp hung vĩ của phong cảnh tự nhiên. Cũng như sự phong phú đa dạng và độc đáo của hệ thống sinh vật. Theo tài liệu “Thực vật chí Đông Dương ” nhà thực vật Balansa người Pháp (1886-1891) đã thu thập ở núi Ba Vì và vùng phụ cận tới 5.056 tiêu bản các loài thực vật.Sau hoà bình lập lại nhiều nhà thực vật trong nước và ngoài nước cũng đã đến thu thập mẫu và nghiên cứu hệ thực vật Ba Vì, cho đến năm 1981 và năm 1987 các nhà thực vật của Viện điều tra qui hoạch rừng đã tổ chức hai đợt thu thập tiêu bản , nghiên cứu hệ thực vật ở đây và đã xây dựng một danh mục thực vật cho Ba Vì , gồm 812 loài thực vật bậc cao , thuộc 427 chi , 98 họ .Trong 2 năm 1991 và 1993 các nhà thực vật trường Đại học Lâm Nghiệp đã điều tra thu thập tiêu bản được 715 loài thực vật ( chưa kể 67 loài chưa đủ tài liệu giám định ). Học viện quân y điều tra được 200 loài cây thuốc và 33 loài phong lan làm cảnh, trong số các loài thực vật này, có nhiều loài quý hiếm được nhà nước quy định bảo vệ. Vì vậy, nhiều nhà thực vật Việt Nam cho rằng Ba Vì là một phòng tiêu bản sống với nhiều mẫu chuẩn của Việt Nam. Theo tài liệu điều tra động vật hoang dã năm 1993 của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật khu vực Xã Hợp Nhất thuộc Ba Vì hiện nay động vật có vú hiện còn 43 loài, thuộc 8 bộ, 22 họ, 113 loài chim thuộc 17 bộ, 40 họ, 86 loài côn trùng trong 17 họ và 9 bộ, bò sát 61 loài thuộc 12 họ 3 bộ, động vật lưỡng cư 27 loài thuộc 6 họ, 1 bộ. Trong số những loài chim, thú này có một số được đưa vào Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ để nhân giống phát triển. Ngoài ra, dưới con mắt của các nhà du lịch, Ba Vì cũng đựơc xem là vườn sau của ngôi nhà lớn là lá phổi xanh sinh quyển của thủ đô Hà Nội. 2. Điều kiện tự nhiên. 2.1. Địa hình, địa thế. Xã Hợp Nhất thuộc khu cần phục hồi sinh thái của Vườn quốc gia Ba Vì nằm trong vành đai độ cao từ 100m đến 400 m, trong vùng rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp, tiếp giáp địa phận 7 xã miền núi Yên Bái, Vân Hoà, Tản lĩnh, Ba Trại, Ba Vì, Minh Quang và Khánh Thượng, thuộc Ba Vì, phía tây bắc tỉnh Hà Tây. Đây là phần tiếp nối của những dông núi bắt nguồn từ các đỉnh núi Tản Viên với sông Đà ở phía Bắc và phía Tây, với đồng bằng bắc bộ ở phía phía đông. Theo đường chim bay, chiều từ đỉnh cao này tới đường bình độ 100m khoảng 4-5 km, và từ cốt 400m đến cốt 100m chỉ hơn 1km. Với hơn 20 giông núi, toả về 4 phía, xuất phát từ các đỉnh cao đã tạo cho Ba Vì thêm vẻ đẹp hùng vĩ và hiểm trở. Hợp Nhất xã Ba Vì là khu vực có địa hình bị chia cắt mạnh, sườn núi dốc, độ dốc trung bình 25 0, có nơi tới 350-400 và có một số bãi bằng hẹp với hình thù đa dạng, có thể là nơi tạo lập nên các vườn cây ăn quả, cây cảnh, vườn sưu tập thực vật hoặc hồ nhân tạo. Đây là những đặc điểm cần được chú ý, khai thác sử dụng triệt để nhằm đáp ứng cho các hoạt động , khai thác tiềm năng nhiều mặt của một làng sinh thái. 2.2. Địa chất thổ nhưỡng . Theo báo cáo kết quả điều tra lập địa cấp I và những nhận định về lịch sử phát triển địa hình kiến tạo địa chất cho thấy: Hợp Nhất thuộc núi Ba Vì được hình thành do vận động tạo sơn Indoxini của vỏ trái đất cách đây khoảng 250 vạn đến 60 vạn năm. Nó được cấu tạo theo kiểu thềm hỗn hợp ( phần dưới là đá gốc, phần trên là phù sa ) Đá gồm hai nhóm chính là : Đá Mác-ma như : Spilit, phoocpelit, octopia. Đá biến chất như : phiến thạch sét, phấn sa . Những loại đá này thường ở độ cao từ 200 m trở lên. Đá Spilit là một loại đá badan cố định tạo ra do phun trào dưới nước biển, nó được đưa lên tới độ cao phổ biến trên 400 km và không có lớp alvuvi trên bề mặt. Quá trình Feralit là quá trình phổ biến và bao trùm lên toàn vùng thể hiện rõ rệt là mầu sắc của đất, ở những nơi xói mòn mạnh. Mực nước gầm thấp, có kết vón dạng màu xẫm. 2.3.Khí hậu, thuỷ văn. Khu vực làng sinh thái thuộc xã Hợp Nhất- Ba Vì nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm biến thiên trong khoảng 230 đến 2005C, giảm dần theo độ cao điạ hình. Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm trung bình 0.550C như vậy nhiệt độ ở độ cao 400m so với nhiệt độ bên dưới giảm 20C. Ở sườn núi và chân núi phía đông, mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm đạt 2000 đến 2400mm. Mùa khô biểu hiện rõ rệt, chỉ số ẩm mùa khô nhỏ hơn 0,5. Chỉ số ẩm cả năm biến thiên từ 1.4 đến 2.0. Thời kỳ nóng ẩm, nhưng có một mùa đông khô lạnh nên khí hậu vùng này không phải là khí hậu nhiệt đới điển hình, mà mang tính chất pha tạp, do đó một mặt tạo điều kiện cho sự phát triển phong phú, đa dạng của tập đoàn cây trồng, mặt khác cũng gây nhiều phiền phức cho việc xác định cơ cấu cây trồng để tạo ra hệ sinh thái bền vững. Sông Đà, khu vực Ba Vì, mực nước sông năm cao nhất là 20 m, năm thấp nhất là 7.7 m so với mực nước biển. Ngoài sông Đà, khu vực Ba Vì không có sông suối lớn. Hầu hết các suối nhỏ, dốc. Mùa mưa lượng nước lớn chảy xiết làm xô đất, đá lấp nhiều thửa ruộng ven chân núi, phá vỡ nhiều phai, đập và các trạm thuỷ điện nhỏ. Ngược lại, vào tháng mùa khô, nước rất ít, lòng suối khô cạn. Trong vùng có 7 hồ nhân tạo : Đồng Mô - Ngải sơn, Suối Hai, Xuân Khanh, Hoóc Cua, Đá Chông, Minh Quang, Chẹ. Một số suối có lượng nước lớn chảy quanh năm, đã tạo nên những thác nước rất đẹp như thác Ao Vua, thác Hương, thác Koong Xeng, đây là điểm hấp dẫn cho khách du lịch. 2.4. Hiện trạng đất đai và các kiểu thảm thực vật rừng. Tổng diện tích tự nhiên khu vục cần phục hồi sinh thái ở Ba Vì là 4131.8 ha trong đó đất có rừng là 1378.4 ha chiếm 33% diện tích. Rừng tự nhiên 173.7 ha chiếm 13% diện tích, rừng trồng 1204.7 ha chiếm 87% diện tích. Trong tự nhiên có các loại rừng : Rừng thưa nhiệt đới. Rừng tre nứa, chủ yếu là giang. Rừng phục hồi sau nương rẫy. Rừng phục hồi sau nương rẫy chiếm diện tích nhỏ bằng 10 % diện tích, chủ yếu là rừng tre nứa giang chiếm hơn 60% diện tích rừng tự nhiên. Tre, nứa, giang phát triển là một trở ngại cho quá trình tái sinh và diễn thế đi lên của rừng. Đất chưa có rừng 2711.5 ha trong đó trảng có 2.022 ha, trảng cây bụi 417,9 ha, đất trồng có cây gỗ rải rác 79,5 ha, nương không cố định 191,9 ha, còn lại là đất nông nghiệp, đất trồng cây công nghiệp và các loại đất khác. Qua những dẫn liệu trên cho thấy, Làng sinh thái người Dao thuộc xã Hợp Nhất nằm trong khu vực vùng đệm vườn quốc gia Ba Vì có độ che phủ thấp rừng tự nhiên kém giá trị kinh tế, diện tích đồi núi trọc nhiều, nhiều nhất là đất có trảng cỏ, cỏ tranh, lau chit, chè vè và nguy hại nhất là đất nương rẫy không cố định đã gây nên nạn cháy rừng xảy ra hàng năm. Vấn đề phục hồi các hệ sinh thái rừng hướng tới trạng thái rừng bền vững, ổn định lâu dài là một việc làm khó khăn, gian khổ, lâu dài và phức tạp, là nhiệm vụ trọng tâm trong việc xây dựng và quản lý vườn quốc gia Ba Vì. 3. Đặc điểm kinh tế xã hội. Trước đây người Dao sống theo từng chòm núi, mỗi chòm vài hộ từ độ cao 400 m đến 800 m sống du canh du cư, cứ vào mùa khô người Dao chặt cây, đốt rừng làm đất trồng lúa, trồng bắp…tỷ lệ đói, bệnh tật cao, người Dao không được học hành, tỷ lệ đói nghèo ở làng là 68%, tỷ lệ sinh đẻ cao trên 3%. Năm 1968, Đảng và chính quyền vận động người Dao xuống núi, từ đó người Dao sông tập trung ở hai ấp chính là Hợp Nhất và Yến Sơn. Tuy nhiên do không có kiến thức và chưa được hướng dẫn cụ thể về kiến thức và kỹ thuật nên năng suất lúa thấp, với nhu cầu cuộc sống ngày cang tăng do không đủ đáp ứng yêu cầu người Dao lại lên rừng săn bắn, chặt cây ….do độ dốc cao đất bị rửa trôi nhiều, do vậy người Dao phải học cách làm ăn mới. Năm 1991 chính phủ có quyết định thành lập Vườn quốc gia Ba Vì từ cốt 100 trở lên, người Dao lại phải chuyển xuống làng mơi là 90 hộ với 465 nhân khẩu. Vùng tiếp giáp với 7 xã miền núi của huyện Ba Vì, có số dân là 42.200 người với 7.020 hộ gia đình, gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao. Dân tộc Mường 15.900 người, 2.620 hộ. Dân tộc Dao là 1.250 người 240 hộ. Nhìn chung kinh tế trong vùng chưa phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn, nghề nông là chính, năng suất lúa thấp: 1.5-2tấn /ha, lương thực bình quân 130kg thóc /năm/người. Trong điều kiện không có nghề phụ, lao động dư thừa, những tháng thiếu ăn họ phải dựa vào rừng, khai thác lâm sản để sống, nhất là các hộ gia đinh nghèo. Có tới 30% hộ nghèo đói, trình độ dân trí thấp, dân số tăng nhanh 2.4% năm, chăn nuôi đại gia súc phát triển chậm. Nhìn chung vùng cần phục hồi sinh thái và cần thay đổi cách thức làm ăn, sinh sống, làm kinh tế văn hoá giáo dục. II.Quá trình quy hoạch, xây dựng làng sinh thái. 1. Dự án xây dựng làng sinh thái người Dao. 1.1. Giới thiệu về dự án xây dựng làng sinh thái người Dao. Từ năm 1993, sau khi đã nghiên cứu và gửi đề xuất xin kinh phí tổ chức xây dựng các làng sinh thái trên 3 hệ sinh thái kém bền vững và một số khu vực bảo tồn viện Kinh tế sinh thái đã được Tổ chức công giáo chống nghèo đói cho sự phát triển cấp kinh phí để thực hiện việc xây dựng các làng sinh thái và một số khu bảo tồn. Dự án xâydựng làng sinh thái người Dao –Ba Vì cũng thuộc chương trình xây dựng các làng sinh thái trên ba hệ sinh thái kém bền vững. Thực chất công việc chuẩn bị về tìm hiểu về các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Hợp Nhất để thực hiện mô hình được bắt đầu từ tháng 11 năm 1992 cùng với đề tài KN 03.06 xây dựng làng lâm nghiệp xã hội tại các tỉnh ven biển miền Trung tại xã Triệu Vân, Triệu Phong, Quảng Trị. Nhưng đến tháng 10 năm 1993 viện Kinh tế sinh thái kết hợp với UBND xã Hợp Nhất và sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn mới bắt đầu thực hiện dự án. Quá trình xây dựng làng sinh thái kéo dài đến tháng 5 năm 1998 mới hoàn thành với việc xây dựng được làng cho 90 hộ người Dao trong đó đầy đủ vườn, ruộng lúa, ao cá, nhiều cây ăn quả được xây dựng theo mô hình vườn sinh thái dạng bậc thang. Cùng với khoảng hơn 30 làng sinh thái đã được hoàn thành cho đến thời điểm này làng sinh thái người Dao – Ba Vì đã mang lại nhiều những lợi ích hêt sức to lớn về kinh tế, xã hội, môi trường, mang lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho người Dao tại xã Hợp Nhất huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây và dự án tiếp tục được mở rộng với các khu vực sinh thái khó khăn khác. 1.2. Các giai đoạn thực hiện của dự án. Viện kinh tế sinh thái tiến hành xây dựng làng sinh thái người Dao Ba Vì từ tháng 10-1993 và hoàn thành việc xây dựng vào tháng 5-1998.Tổ chức công giáo chống nghèo đói cho sự phát triển của Pháp(CCFD) đã tài trợ cho viện Kinh tế sinh thái thực hiện dự án này. Làng sinh thái xây dựng ở thôn Sổ, là một trong 3 thôn của xã Hợp Nhất huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây, hiện có 90 hộ gia đình người Dao cư trú với số nhân khẩu 465 người. Để bảo vệ rừng của vườn quốc gia Ba Vì, Bộ Lâm nghiệp (trước đây) nay là bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã vận động và đưa người Dao đang sinh sống ở vùng cao 500 m trở lên trên các đỉnh dông của núi Ba Vì, nơi có diện tích rừng nguyên sinh cần được bảo vệ nghiêm ngặt, xuống vùng đồi thấp đã bị mất hầu hết thảm thực vật che phủ, đất đai vị xói mòn nghiêm trọng. Người Dao xuống núi lập làng theo chủ trương của nhà nước và được nhà nước giúp đỡ gạo, tiền trong thời gian đầu, và cơ sở vật chất cũng được xây dựng mới như trường học, trạm xá phục vụ đời sống người dân. Xuống núi định canh , người Dao chưa biết chăn nuôi, chưa biết làm vườn, chưa biết thả cá, không biết trồng rau và cây ăn quả. Ruộng lúa nước bình quân cho mỗi nhân khẩu chỉ có 4 m2 / một người, còn lại là đồi trọc, lẫn nhiều đá lộ thiên, khá dốc, chỉ có thể đưa vào trồng sắn, đất chóng bị xói mòn bạc màu... Cuộc vận động định canh định cư đồng bào Dao trước năm 1993 đạt được kết quả bước đầu. Nhưng, do đời sống ở nơi định cư mới quá khó khăn nên người Dao lại tiếp tục nên rừng săn bắt, hái lượm, chặt gỗ rừng đem bán, đốt rừng làm nương rẫy, trong khi vườn nhà bỏ hoang, chăn nuôi không phát triển, trẻ em lại không đựơc học hành. Thấy được thực trạng đó, Viện kinh tế sinh thái đã cử các chuyên gia giỏi về đây mở các lớp tập huấn cho bà con cách sử dụng đất đồi núi để sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây lương thực, thực phẩm lấy thức ăn cho người và gia súc, gia cầm. Sau các lớp tập huấn, viện đã cử một kỹ sư giàu kinh nghiệm trực tiếp ở lại làng sinh thái với bà con để chỉ đạo thực hiện trên từng khoảnh đất người dân được giao. Các lớp tập huấn chủ yếu truyền cho bà con các kiến thức cơ bản về kỹ thuật xây dựng các bờ đá, các biện pháp chống xói đất, các kiến thức về gieo trồng chăm sóc các giống cây sẽ được sử dụng trong mô hình vuờn sinh thái của từng hộ gia đình. Có thể tóm lại các công việc mà dự án đã thực hiện trong 3 năm như sau: - Thông qua qui hoạch thiết kế làng sinh thái và cho từng vườn sinh thái hộ gia đình. - Hỗ trợ kinh phí và chỉ đạo san lấp làm bậc thang theo mô hình đã thiết kế, phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện giao các khu đồi cho bà con mới xuống định cư. - Xây dựng các tram y tế xã, trường học xã nâng cao văn hoá cải thiện sức khoẻ cho người dân. - Khảo sát địa hình hướng dẫn người dân kè đá, đà ao và trồng cây. - Cung cấp và hướng dẫn cho người dân giống cây và cách trồng các loài cây như: na, dứa, keo, hồng, quế…. -Cung cấp các giống vật nuôi như gà, lợn, cá…và hướng dẫn về kỹ thuật đào ao, thả cá, làm truồng trại … -Mở các lớp huấn luyện cho cán bộ và người dân địa phương nhằm nâng cao hiểu biết và những kỹ năng cần thiết cho việc xây dựng vườn sinh thái vùng đồi đồng thời cũng tổ chức cho người dân tham quan các mô hình làng sinh thái khác… Quá trình xây dựng được chia làm 3 đợt: - đợt 1 thực hiện cho 25 hộ từ tháng 10-1993 đến tháng 2-1996, và để hiệu quả cho việc thực hiện chia làm 5 nhóm mỗi nhóm 5 gia đình, mỗi nhóm có một nhóm trưởng giúp đỡ nhau sửa sang vườn tược, tạo mặt bằng bậc thang, trồng bờ cây phòng hộ. - đợt 2 thực hiện cho 40 hộ tiếp theo với cách thức tương tự với các hộ gia đình đợt 1 tuy nhiên do có kinh nghiệm thực hiện từ đợt 1 nên đợt 2 thực hiện nhanh chóng và thuận lợi hơn, giai đoạn 2 của dự án thực hiện từ tháng 4-1996 đến tháng 4-1997. - đợt 3 của dự án thực hiện với các hộ gia đình còn lại và những gia đình xuống làng muộn hơn với cách thức tương tự với hai gai đoạn trước và thời gian thực hiện của giai đoạn 3 này từ tháng 5-1997 đến tháng 5-1998 với kết quả rất tốt. Toàn bộ dự án thực hiện cho 90 hộ gia đình, nhà nào cũng có vườn sinh thái với những bậc thang và bờ cây phòng hộ, tổng diện tích được xây dựng trên 325000 m2. Viện đã hổ trợ trả tiền công xá cho việc cải tạo vườn cấp cho bà con một số giống cây ăn quả ( Hồng, Mơ, Vải, Nhãn ...)giống một số loài cây ngắn ngày (đỗ lạc đậu ngô ...), và rau xanh các loại giúp mỗi hộ gia đình tiền xây một giếng nước, hỗ trợ bà con đào ao thả cá, làm chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm, hỗ trợ phân bón và hướng dẫn sử dụng các loại phân vô cơ, hữu cơ bón cho ruộng, cho vườn chia đều cho 3 giai đoạn thực hiện của dự án. 2. Mô hình xây dựng vườn sinh thái vùng đồi với các hộ gia đình. Sau quá trình tiến hành nghiên cứu về đặc điểm địa hình, đặc điểm về thời tiết, địa chất của vùng các cán bộ viện Kinh tế sinh thái đã quyết định áp dụng mô hình vườn sinh thái với từng hộ gia đình, và làng sinh thái là tập hợp của các vườn sinh thái. Vườn sinh thái là một dạng mô hình kinh tế – sinh thái vùng đồi với quy mô nông hộ, trong đó đảm bảo các tính chất cơ bản như ổn định , năng suất, chống chịu và đa dạng, nhà ở gắn liền với đất vừơn để thuận tiện cho việc chăm sóc bảo vệ cây trồng, vừa cung cấp thêm chất hữu cơ để cải tạo đất đồi khô cằn. Thực tiễn cho thấy tại những vùng đồi núi như vùng Ba Vì thì áp dụng mô hình vườn sinh thái là hợp lý nhất bởi nó vừa đảm bảo tăng độ che phủ, vừa cải tạo đất đồi, đồng thời cũng tạo điều kiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cả về văn hoá, tinh thần và vật chất cho người dân. 2.1. Đặc trưng của mô hình vườn sinh thái. Mô hình vườn sinh thái được thiết kế theo dạng bậc thang để chống xói mòn và mất nước, khô hạn cho vùng đồi. Đây là mô hình thể hiện sự kết hợp kiến thức khoa học, kiến thức bản địa và đặc trưng sinh thái. keo tai tượng , lá tràm,sấu ..... Bờ đá + dứa Bờ đá + dứa Bờ đá+dứa+cốt khí quế, na , hồng, chè mơ,cam,dưa,chuối,chè Đỗ,lạc, vừng,cam ruộng lúa ao cá Bờ đá + dứa Sơ đồ mô hình vườn sinh thái hộ gia đình . Theo quyết định số 278 của Thủ tướng Chính phủ ngày 11-7-1975 đối với tiêu chuẩn sử dụng đất thì: Cấp độ dốc độ dốc % Phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMt51.doc