Chuyên đề Hoàn thiện các điều kiện để chuyển đổi từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp tại Công ty cổ phần may nông nghiệp

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

LỜI MỞ ĐẦU-----------------------------------------------------------------------------1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHUYỂN TỪ GIA CÔNG XUẤT KHẨU SANG XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP-------------------------------------------------------------------------4

1.5 Lý luận chung về xuất khẩu trực tiếp ----------------------------------------4

1.5.1 Lý luận chung về xuất khẩu------------------------------------------------4

1.1.1.4 Khái niệm xuất khẩu---------------------------------------------------4

1.1.1.5 Nội dung của hoạt động xuất khẩu----------------------------------5

1.1.1.6 Các hình thức xuất khẩu---------------------------------------------10

1.5.2 Lý luận chung về xuất khẩu trực tiếp-----------------------------------13

1.5.2.1 Khái niệm xuất khẩu trực tiếp.--------------------------------------13

1.5.2.2 Ưu, nhược điểm của hoạt dộng xuất khẩu trực tiếp.-------------13

1.5.2.3 Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu trực tiếp-------14

1.6 Lý luận chung về gia công xuất khẩu.---------------------------------------15

1.6.1 Khái niệm và đặc điểm về gia công xuất khẩu.-----------------------15

1.6.2 Phân loại các hình thức gia công xuất khẩu.--------------------------15

1.6.2.1 Xét về quyền sở hữu nguyên liệu------------------------------------15

1.6.2.2 Xét về giá cả gia công xuất khẩu-----------------------------------17

1.6.2.3 Xét về số bên tham gia gia công xuất khẩu------------------------18

1.6.2.4 Xét về công đoạn sản xuất-------------------------------------------18

1.6.2.5 Xét về nghĩa vụ của bên nhận gia công----------------------------19

1.2.3 Ưu điểm và hạn chế của hình thức gia công xuất khẩu.-------------20

1.7 Ý nghĩa của việc chuyển từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp.---------------------------------------------------------------------------------21

1.8 Các cách thức chuyển từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp----------------------------------------------------------------------------------------23

1.5 Các điều kiện cần thiết để chuyển từ gia công xuất khẩu hàng may mặc sang xuất khẩu trực tiếp-------------------------------------------------------23

1.5.1 Điều kiện về sản phẩm----------------------------------------------------23

1.5.2 Điều kiện về thị trường---------------------------------------------------24

1.5.4 Điều kiện về lao động-----------------------------------------------------25

1.5.3 Điều kiện về công nghệ sản xuất----------------------------------------25

1.5.5 Điều kiện về vốn đầu tư--------------------------------------------------26

1.5.6 Các điều kiện khác--------------------------------------------------------26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ CHUYỂN TỪ GIA CÔNG XUẤT KHẨU SANG XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NÔNG NGHIỆP----------------------------------------------------------------------------------27

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần may nông nghiệp------------------------27

2.1.4 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may nông nghiệp-------------------------------------------------------------------------27

2.1.1.1 Quá trình hình thành của Công ty cổ phần may nông nghiệp-----27

2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển của Công ty--------------------------------27

2.1.5 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần may nông nghiệp---29

2.1.6 Cơ cấu tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị của Công ty cổ phần may nông nghiệp.-----------------------------------------------------31

2.1.6.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian--------------------------31

2.1.6.2 Cơ cấu bộ máy quản trị-----------------------------------------------31

2.2 Thực trạng gia công xuất khẩu của Công ty cổ phần may nông nghiệp trong thời gian qua-------------------------------------------------------------34

2.2.3 Sản phẩm và thị trường gia công từ 2003 đến nay-------------------34

2.2.3.1 Sản phẩm gia công.-----------------------------------------------------34

2.2.3.2 Thị trường gia công và đối tác gia công.-------------------------34

2.2.4 Hiệu quả gia công xuất khẩu từ 2003 đến nay------------------------35

2.3 Phân tích thực trạng về các điều kiện chuyển từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp của Công ty cổ phần may nông nghiệp--------------37

2.3.1 Thực trạng về điều kiện sản phẩm.----------------------------------------37

2.3.6 Thực trạng về điều kiện thị trường-----------------------------------------38

2.3.7 Thực trạng về điều kiện lao động------------------------------------------39

2.3.8 Thực trạng về điều kiện công nghệ sản xuất------------------------------40

2.3.9 Thực trạng về điều kiện vốn đầu tư----------------------------------------40

2.4 Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện chuyển đổi sang xuất khẩu trực tiếp của Công ty cổ phần may nông nghiệp----------------------------------41

 2.4.1 Những điều kiện đã chín muồi---------------------------------------------41

2.4.2 Những điều kiện cần hoàn thiện-------------------------------------------42

2.4.3 Nguyên nhân của các điều kiện chưa được hoàn thiện------------------43

 2.4.3.1 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp.------------------------------------43

2.4.3.2 Nguyên nhân từ phía nhà nước.-----------------------------------------44

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHUYỂN TỪ GIA CÔNG XUẤT KHẤU SANG XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN MAY NÔNG NGHIỆP---------------------45

3.1 Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020.------------------------------45

3.2 Những cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần may nông nghiệp.--------------------------------------------47

 3.2.1 Dự báo biến động của thị trường hàng may mặc thời gian tới---------47

3.2.2 Cơ hội xuất khẩu trực tiếp của Công ty cổ phần may nông nghiệp---48

 3.2.3 Những thách thức------------------------------------------------------------49

3.3 Mục tiêu chiến lược của Công ty cổ phần may nông nghiệp đến năm 2015-----------------------------------------------------------------------------------50

3.4 Những giải pháp hoàn thiện các điều kiện cần thiết để chuyển đổi từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp tại Công ty cổ phần may nông nghiệp.------------------------------------------------------------------------------------ 51

3.4.1 Kiến nghị đối với nhà nước--------------------------------------------------51

3.4.2 Giải pháp từ phía công ty-----------------------------------------------------52

3.4.2.1 Bổ sung vốn đầu tư----------------------------------------------------------52

3.4.2.2 Tổ chức công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu trực tiếp----------53

3.4.2.3 Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm-------------------------------------53

3.4.2.4 Đồng bộ công nghệ sản xuất----------------------------------------------55

3.4.2.5 Đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động----------------------55

KẾT LUẬN------------------------------------------------------------------------------56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO-------------------------------------------57

Phụ lục 1----------------------------------------------------------------------------------58

Phụ lục 2----------------------------------------------------------------------------------59

Phụ lục 3----------------------------------------------------------------------------------60

NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện các điều kiện để chuyển đổi từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp tại Công ty cổ phần may nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậy cần đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường để đầu ra cho sản phẩm. Xét thực tế các doanh nghiệp may mặc Việt Nam khi thực hiện chuyển từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp đã gặp rất nhiều khó khăn. Một phần là do công tác nghiên cứu thị trường chưa thực sự hiệu quả, một phần là do sản phẩm may mặc của Việt Nam chưa có thương hiệu hoặc có nhưng chưa mạnh nên dù đã có mặt tại nhiều thị trường nhưng vẫn chưa được người tiêu dùng biết đến. Do đó việc nghiên cứu và tìm kiếm thị trường đầu vào và đầu ra cho sản phẩm là rất quan trọng và ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của quá trình chuyển đổi từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp. 1.5.3 Điều kiện về công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Một dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ là đảm bảo cho việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng. Hiện nay, khi các dây chuyền sản xuất hàng may mặc đang dần được tự động hoá thì việc đầu tư trang thiết bị sản xuất tiên tiến sẽ giúp cho công ty nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, từ đó hạ giá thành để tăng khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu trực tiếp. 1.5.4 Điều kiện về lao động Các lao động trong ngành may mặc Việt Nam hiện nay chủ yếu được đào tạo từ những cơ sở dạy nghề do những người có kinh nghiệm tự mở, kỹ thuật may đơn giản, lao động có tay nghề cao rất ít. Do đó các sản phẩm may mặc của Việt Nam có kiểu dáng đơn giản, độ phức tạp của sản phẩm không cao dẫn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thấp. Để có thể chuyển từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp, Việt Nam cần có những lao động tay nghề cao, sản xuất những sản phẩm có độ phức tạp cao để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời phải đào tạo thêm nhiều nhà thiết kế giỏi để thiết kế những mẫu mã đẹp, phù hợp với thị trường tiêu thụ, đẩy nhanh thời gian tạo dựng thương hiệu. 1.5.5 Điều kiện về vốn đầu tư Vốn đầu tư là nơi xuất phát điểm của mọi kế hoạch kinh doanh. Dù ý tưởng kinh doanh có khả thi đến đâu và lợi nhuận cao như thế nào mà không có vốn đầu tư thì đó vẫn chỉ là những ý tưởng trên giấy. Dù công ty của bạn hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào thì vốn đầu tư là điều kiện không thể thiếu để duy trì và nắm bắt những cơ hội kinh doanh. Trong ngành dệt may thì vốn đầu tư càng đặc biệt quan trọng vì nguồn nguyên liệu sản xuất hiện nay chủ yếu là nhập khẩu nên cần một lượng vốn rất lớn. Mặt khác, chi phí nghiên cứu thị trường và đầu tư, cải tiến dây chuyền sản xuất cũng cần những nguồn vốn lớn. Nguồn vốn đầu tư còn là kinh phí duy trì các hoạt động xây dựng thương hiệu, thiết lập hệ thống phân phối cho sản phẩm trên thị trường. Từ đó có thể thấy vốn đầu tư là điều kiện quyết định phần lớn đến sự thành công của việc chuyển đổi từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp. 1.5.6 Các điều kiện khác. Ngoài những điều kiện trên thì hoạt động Marketing hiệu quả sẽ làm tăng uy tín và tạo dựng hình ảnh cho công ty trên thị trường. Xây dựng một hệ thống thông tin thông suốt về thị trường giúp công ty đưa ra những chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Bên cạnh đó, chính phủ cần có những chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trực tiếp như: Đơn giản các thủ tục hành chính, cho các doanh nghiệpp sản xuất hàng xuất khẩu vay vốn, xây dựng hệt thống thông tin thị trường thông qua các đại sứ quán và đào tạo lao động có tay nghề cao trong ngành may mặc để donh nghiệp có được đội ngũ lao động lành nghề Tóm lại, trong chương I chuyên đề đã hệ thống lại lý luận chung về gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp. Đồng thời cũng đưa ra các điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp may mặc có thể chuyển đổi từ hình thức gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ CHUYỂN TỪ GIA CÔNG XUẤT KHẨU SANG XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NÔNG NGHIỆP Tổng quan về Công ty cổ phần may nông nghiệp. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may nông nghiệp. 2.1.1.1 Quá trình hình thành của Công ty cổ phần may nông nghiệp. Tên Công ty: Công ty cổ phần may nông nghiệp. Tên tiếng anh: Agriculture Garments Joint-stock Company. Tên viết tắt: AGJC. Địa chỉ: Số 1 - Ngõ 120, Đường Trường Chinh, Hà Nội. Công ty trước đây là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng và phát triển nông thôn của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (BNN&PTNT). Lúc đó Công ty có tên là “Công ty May xuất khẩu”. Công ty may xuất khẩu Phương Mai được thành lập ngày 02/10/1990 theo quyết định số 02 NN – TCCB/QĐ của BNN&PTNT. Sau hơn 13 năm đi vào hoạt động sản xuất và kinh doanh, ngày 05/12/2003 BNN&PTNT đã ra quyết định số 5364/QĐ/BNN - TCCB tiến hành cổ phần hóa Công ty May xuất khẩu và đổi tên thành Công ty cổ phần may nông nghiệp. 2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển của Công ty Trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty có thể chia thành hai giai đoạn chủ yếu là: Giai đoạn trước khi cổ phần hóa và giai đoạn sau khi đã cổ phần hóa. Nhưng trong chuyên đề này ta chỉ tập trung nghiên cứu giai đoạn Công ty sau khi cổ phần hoá. Giai đoạn một là trước khi cổ phần hóa được tính từ ngày 02/10/1990 đến ngày 05/12/2003. Đây là giai đoạn Công ty còn là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng và phát triển nông thôn do BNN&PTNT quản lý. Khi thành lập thì nhiệm vụ chủ yếu của Công ty lúc này là sản xuất quần áo bảo hộ lao động và gia công xuất khẩu. Cơ sở ban đầu của Công ty là một dãy nhà kho và một dãy nhà cấp 4 đã dột nát cùng với một số máy móc cơ bản như: máy may, bàn là, máy chữ… và một số thiết bị khác. Trong quá trình hoạt động Công ty đã đầu tư cải tạo lại nhà kho thành một xưởng sản xuất 2 tầng, tầng 1 để sản xuất, tầng 2 để chứa thành phẩm và nguyên vật liệu, và Công ty cũng đầu tư để xây dựng thêm một dãy nhà mới và mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất. Trong điều kiện sản xuất khó khăn như vậy nhưng công ty cũng đã có gắng vượt qua và đạt được những thành quả nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty may xuất khẩu từ năm 1999 – 2002. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Doanh thu Triệu đồng 9 235 10 970 12 807 14 871 11 250 Tốc độ tăng trưởng doanh thu % 0 18,8 16,7 16,1 -24,4 Thu nhập bình quân Nghìn đồng/ người/tháng 500 650 700 750 825 Tốc độ tăng trưởng thu nhập B.quân % 0 30 7,7 21,4 10 Nguồn: Phòng tài vụ (*Tốc độ tăng trưởng = (Năm sau – Năm Trước) / Năm trước). Giai đoạn hai là sau khi Công ty được cổ phần hóa và đổi tên thành “Công ty cổ phần may nông nghiệp”. Giai đoạn này được tính từ ngày 05/12/2003 đến nay. Sau khi cổ phần hóa công ty đã có nhiều thay đổi cả về tổ chức lẫn quy mô. Số công nhân viên giảm từ 300 người trước khi cổ phần xuống còn 131 người sau khi cổ phần xong, trong đó đội ngũ nhân viên quản lý giảm từ 25 xuống còn 18 người. Đến năm 2007 tổng số công nhân viên của công ty là 150 người trong đó nhân viên quản lý là 18. Công ty cũng tến hành củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý theo luật doanh nghiệp. Trong giai đoạn này Công ty cũng tiến hành mua sắm thêm một số máy móc mới. Năm 2004, Công ty mua mới 10 máy may 1 kim điện tử GC 6180ME3, 10 máy may 1 kim thường GC 6150M và một máy đính bọ ZUKI với tổng giá trị đầu tư là 160 triệu đồng. Năm 2005, công ty mua 1 máy ep mex trị giá 31,7 triệu đồng. Năm 2006, Công ty lại mua 2 bàn là hơi + bàn hút chân không trị giá 13,6 triệu đồng. Bên cạnh việc đầu tư mua sắm thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất, Công ty còn đầu tư mở rộng các lĩnh vực kinh doanh như xây dựng nhà xưởng cho thuê, chuyển đổi dần từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp để nâng cao lợi nhuận xuất khẩu. Đa dạng hóa sản phẩm sản xuất, trước đây chỉ sản xuất quần áo bảo hộ lao động và gia công xuất khẩu thì ngày nay còn sản xuất thêm nhiều sản phẩm mới như: áo sơ-mi, áo Jacket, áo Jile, quần âu, quần bò, váy, quần áo thể thao… phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên giai đoạn này hoạt động kinh doanh của Công ty cũng bị ảnh hưởng do việc chuyển đổi cơ chế quản lý gây ra. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau.(Xem bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP may nông nghiệp giai đoạn 2004 – 2007) Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần may nông nghiệp Chức năng của Công ty là sản xuất, gia công sản phẩm may mặc trong nước và xuất khẩu. Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP may nông nghiệp giai đoạn 2004 – 2007 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 2005 2006 2007 Doanh thu Triệu đồng 9 677 8 183 9 426 10 584 Tốc độ tăng trưởng doanh thu % 0 -15,4 15,2 12,3 Thu nhập bình quân Nghìn đồng/người/tháng 720 915 1 549 1 700 Tốc độ tăng trưởng thu nhập BQ % 0 27,08 69,2 9,7 Nguồn: Phòng tài vụ. * chú ý: Tốc độ tăng trưởng = (Năm sau – năm trước)/năm trước Nhiệm vụ của Công ty là tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả đem lại lợi nhuận cho các cổ đông, đảm bảo công ăn việc làm cho những người lao động trong Công ty với mức lương ổn định ngày càng cao, đồng thời xây dựng hình ảnh Công ty với uy tín và thương hiệu trên thị trường tiêu dùng may mặc trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó Công ty cũng phải luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước và giúp đỡ cộng đồng. Công ty cổ phần may nông nghiệp lúc thành lập có số vốn cổ phần là 1.741.500.000 VNĐ do các cổ đông đóng góp, với 131 công nhân viên trong đó có 18 nhân viên quản lý. Hiện nay, Công ty có 150 nhân viên với số vốn chủ sở hữu là 2.148.000 VNĐ. Giám đốc của Công ty hiện nay là ông Phan Thế Vịnh. Cơ cấu tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản trị của Công ty cổ phần may nông nghiệp. Cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian Công ty CP may nông nghiệp được xây dựng trên khu đất có diện tích khoảng 3.200 m2 thuộc khu D, Phương Mai, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Cơ sở hạ tầng của công ty bao gồm: Có 1 tòa nhà 5 tầng, đây là nơi làm việc của bộ máy tổ chức trong công ty. 3 dãy nhà xưởng dùng để sản xuất và đóng gói thành phẩm 1 dãy nhà kho gồm kho thành phẩm và kho nguyên vật liệu 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm nằm cạnh cổng ra vào của công ty 1 phòng cho nhân viên bảo vệ Khu công trình phụ bao gồm bếp, nhà ăn và khu vệ sinh. Cơ cấu bộ máy quản trị + Hội đồng quản trị + Chủ tịch hội đồng quản trị - kiêm giám đốc điều hành Các nhà quản trị cấp thấp + Quản đốc phân xưởng may + Quản đốc phân xưởng đóng gói Các trưởng phòng ban đóng vai trò tham mưu cho giám đốc. Bộ máy quản trị của Công ty được xây dựng theo mô hình quản trị trực tuyến – chức năng. Các bộ phận cấp dưới nhận mệnh lệnh trực tiếp từ giám đốc. Chức năng của các chức danh và của các bộ phận là: Hội đồng quản trị: là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công ty, có nhiệm vụ hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty, bầu và bãi nhiễm ban giám Giám đốc Phó giám đốc Phòng tài vụ Phòng tổng hợp Phòng kĩ thuật Phòng hành chính QĐ Phân xưởng đóng gói QĐ Phân xưởng may HĐQT Phòng Bảo vệ Thủ kho Chú thích. Quan hệ chức năng: Quan hệ trực tuyến: Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Công ty CP may nông nghiệp đốc của công ty. Đồng thời giám sát các hoạt động của Công ty. Hội đồng quản trị lãnh đạo công ty bằng nghị quyết. Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bầu ra. Là người đại diện của Công ty pháp luật, được giao trách nhiệm quản trị Công ty, người chỉ huy cao nhất trong Công ty và là người có nhiệm vụ quản lý toàn diện các vấn đề của Công ty. Đồng thời Giám đốc cũng phải chịu trách nhiệm về mọi vấn đề sản xuất kinh doanh, kinh tế, đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty, Giám đốc có nhiệm vụ: - Tạo dựng và phát triển mối quan hệ với bên trong và bên ngoài công ty. - Ban hành các quyết định lớn có ảnh hưởng lớn đến hướng đi và hoạt động của toàn bộ công ty - Đưa ra các giải pháp tình thế để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trước mắt nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược của Công ty - Tổ chức bộ máy quản lý điều hành hoạt động của Công ty Phó giám đốc: Là người giúp Giám đốc điều hành công ty theo phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền. Quản đốc phân xưởng: Là người phụ trách phân xưởng, phân xưởng là đơn vị sản xuất cơ bản trong doanh nghiệp, quản đốc phân xưởng thực hiện một số chức năng như giám sát, đôn đốc việc thực hiện các công việc của công nhân, chấm công, báo cáo kết quả thực hiện công việc… Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty bao gồm: Phòng Hành chính - tổ chức, Phòng Kế toán tài vụ, Phòng kinh doanh tổng hợp, Phòng Kỹ thuật chất lượng, Phòng Bảo vệ. - Phòng hành chính tổ chức có niệm vụ quản lý tình hình lao động và tổ chức cơ cấu cán bộ công nhân viên trong công ty. Đồng thời xây dựng các kế hoạch về nhân lực, tuyển dụng và bố trí cán bộ công nhân viên, giải quyết các vấn đề thuộc nhân sự trong công ty. - Phòng tài vụ có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Công ty và tổ chức thực hiện các mặt công tác sau: hạch toán kế toán đầy đủ chính xác, kịp thời toàn bộ tài sản, vật tư, tiền vốn, các hoạt động thu chi tài chính và kết quả kinh doanh theo quy định nội bộ của Công ty; tư vấn tham mưu giúp lãnh đạo Công ty chỉ đạo và trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính và kế toán chung của Nhà nước cũng như quy định nội bộ của Công ty. - Phòng tổng hợp có nhiệm vụ: Báo cáo trước ban giám đốc Công ty về các hoạt động của phòng thuộc các lĩnh vực bao gồm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, hoạt động kinh doanh tại thị trường nội địa, hoạt động đấu thầu quốc tế, thực hiện khuếch trương xúc tiến giới thiệu sản phẩm, bán hàng giao dịch qua các kênh - sàn giao dịch - cổng thương mại điện tử và các công việc khác do ban giám đốc giao. - Phòng bảo vệ có nhiệm vụ gìn giữ, bảo vệ tài sản của Công ty khỏi bị mất mát do kẻ gian lấy trộm và đảm bảo an ninh cho Công ty. 2.2 Thực trạng gia công xuất khẩu của Công ty cổ phần may nông nghiệp trong thời gian qua. Sản phẩm và thị trường gia công từ 2003 đến nay Sản phẩm gia công. Hiện nay Công ty cổ phần may nông nghiệp sản xuất và tiêu thụ tất cả các loại mặt hàng may mặc. Tuy nhiên do đặc điểm công nghệ và lao động thì Công ty chỉ gia công những mặt hàng mà công ty có thế mạnh và là những mặt hàng gia công truyền thống của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam như: áo Jilê, quần âu nam nữ, váy các loại. Đây là những mặt hàng gia công đơn giản nên hiệu quả gia công cũng chưa cao. Bảng 2.3 Cơ cấu gia công theo mặt hàng của Công ty CP may nông nghiệp giai đoạn 2004 – 2007. Tên mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng (chiếc) Tỷ trọng (%) Số lượng (chiếc) Tỷ trọng (%) Số lượng (chiếc) Tỷ trọng (%) Quần âu 80 000 61,54 100 000 57,14 127 000 61,35 Áo Jile 30 000 23,07 45 000 25,71 50 000 24,15 Váy 20 000 13,59 30 000 17,15 30 000 14,5 Tổng 130 000 100 175 000 100 207 000 100 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo quyết toán hàng năm của AGJC. Từ bảng số liệu trên ta thấy, số lượng các sản phẩm xuất khẩu tăng dần qua các năm, nhưng cơ cấu sản phẩm không có sự thay đổi lớn qua các năm, vì các số lượng xuất khẩu được sản xuất theo hợp đồng đã được ký kết trước và đây cũng là những mặt hàng mà công ty có khả năng sản xuất tốt. Thị trường gia công và đối tác gia công. Công ty cổ phần may nông nghiệp từ khi thành lập cho đến nay chủ yếu gia công cho các đối tác thuộc các nước Âu như Đức, Tiệp Khắc. Nhưng do nhu cầu phát triển của công ty và sự lớn mạnh dần lên thì hiện nay công ty còn nhận gia công cho một số đối tác của các nước khác như Đài Loan... Bảng 2.4 Danh sách các đối tác đặt gia công của Công ty cổ phần may nông nghiệp từ 2003 đến nay. STT Đối tác đặt gia công Quốc tịch của đối tác đặt gia công 1 Hãng STELMAN Đức 2 Hãng STMETRO COMPANY LMT Đức 3 Cty COMERCIOGERAL Đức 4 Cty NOBEL- IMPORT- EXPORRT Mỹ 5 Cty DAOIMPORT - EXPORTTEX Đài Loan 6 Cty GZEATEST INTLDEVELOP Tiệp Khắc 7 Cty TNHH PHÚ HÁN Trung quốc Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp Hiệu quả gia công xuất khẩu từ 2003 đến nay. Hiện nay Công ty cổ phần may nông nghiệp đang thực hiện gia công xuất khẩu theo hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm là chủ yếu. Mặt khác, do yêu cầu của một số đối tác, Công ty cổ phần may nông nghiệp cũng thực hiện gia công xuất khẩu theo hình thức nhận nguyên liệu và giao thành phẩm. Các mặt hàng mà công ty nhận gia công là những mặt hàng phổ biến, có độ phức tạp trong gia công không được cao nên hiệu quả cũng chưa cao. Nhưng đối với Công ty cổ phần may nông nghiệp là một công ty nhỏ thì đây cũng là nguồn thu đáng kể giúp cho Công ty cổ phần may nông nghiệp từ đó phát triển lên. Từ biểu đồ trên cho thấy, doanh thu từ gia công hàng năm của công ty luôn luôn chiếm một tỷ lệ tưong đối cao từ 50% trở lên. Trong hoạt động gia công của công ty thì dựa trên quy mô và công nghệ hiện tại công ty cũng nhận gia công với mức giá cả mà thị trường gia công đã định sẵn. Theo đó, giá cả gia công của các sản phẩm của công ty đuợc thể hiện qua bảng số liệu sau. Bảng 2.5 Giá gia công của một số loại sản phẩm của Cty CP may nông nghiệp năm 2007. STT Mặt hàng Đơn giá (USD/chiếc) 1 Quần âu các loại 2,2 -2,7 2 Áo Jile các loại 2 - 2,5 3 Váy 1,8 - 2,5 Nguồn: Phòng tổng hợp 2.3 Phân tích thực trạng về các điều kiện chuyển từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp của Công ty cổ phần may nông nghiệp. 2.3.1 Thực trạng về điều kiện sản phẩm. Như đã phân tích ở chương I của chuyên đề này, một sản phẩm may mặc muốn có cơ hội xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng do thị trường nhập khẩu yêu cầu. Ngoài ra, sản phẩm cần có kiểu dáng, mẫu mã đẹp, thương hiệu có uy tín là yếu tố cạnh tranh thuận lợi giúp cho sản phẩm chinh phục thị trường. Hiện nay, các sản phẩm của Công ty cổ phần may nông nghiệp là các sản phẩm gia công xuất khẩu, đã đảm bảo yếu tố về chất lượng xuất khẩu. Do đó, nếu Công ty chuyển từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp thì việc đáp ứng yêu cầu chất lượng của sản phẩm là hoàn toàn có khả năng đáp ứng. Nhưng Công ty từ khi thành lập chỉ chuyên môn vào gia công xuất khẩu nên các mẫu mã của sản phẩm là do bên đặt gia công cung cấp, đồng thời việc xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của công ty cũng chưa được đầu tư xây dựng. vì vậy thương hiệu và mẫu mã là điểm yếu của sản phẩm của Công ty cổ phần may nông nghiệp. Bên cạnh đó các sản phẩm của Công ty cổ phần may nông nghiệp sản xuất là những mặt hàng đơn giản như: áo Jilê, quần âu, váy, áo sơmi, áo Jacket… Đây là những mặt hàng phổ biến nên sự cạnh tranh sẽ rất khó khăn khi sản phẩm không có kiểu dáng mẫu mã đẹp và thương hiệu để gây sự khác biệt. Cùng với đó là số lượng sản phẩm sản xuất hàng năm của Công ty còn nhỏ lẻ. Sản lượng hàng năm của Công ty đạt từ 190.000 – 260.000 sản phẩm/năm. (Xem bảng 2.1) Năm 2007, sản lượng quần âu tăng lên 30 000 chiếc so với năm 2005 nhưng tỷ trọng lại giảm đi 1,97%. Còn mặt hàng áo Jile, và váy tăng khoảng 13 – 1,5 %. Sở dĩ số lượng các sản phẩm được sản xuất có sự thay đổi không đáng kể qua các năm là do Công ty chuyên gia công xuất khẩu là chính nên kế hoạch sản xuất phụ thuộc vào các đơn hàng của đối tác. Bảng 2.6 Cơ cấu sản phẩm của Công ty qua các năm. STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 S.Lượng (Chiếc) Tỷ trọng (%) S.Lượng (Chiếc) Tỷ trọng (%) S.Lượng (Chiếc) Tỷ trọng (%) 1 Quần âu 100 000 52,91 120 000 48,78 130 000 49,94 2 Váy 20 000 10,58 30 000 12,2 30 800 11,83 3 Áo Jile 35 000 18,51 50 000 20,33 50 500 19,4 4 Áo sơ-mi 20 000 10,58 30 000 12,2 30 000 11,52 5 Áo Jaket 4 000 2,13 4 000 1,6 4 000 1,55 6 Các sản phẩm khác 10 000 5,29 11 000 4,89 15 000 5,76 7 Tổng 189 000 100 246 000 100 260 300 100 Nguồn: Phòng tổng hợp. Thực trạng về điều kiện thị trường Thị trường nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất hàng gia công xuất khẩu hiện nay của Công ty cổ phần may nông nghiệp được các đối tác chỉ định nhập khẩu từ Đài Loan - Trung Quốc, còn các nguyên phụ liệu được công ty mua từ các công ty sản xuất trong nước như: Công ty Dệt 8/3, Tổng công ty dệt may Việt Nam, Công ty TNHH Bảo Long. Từ thực trạng trên cho thấy nguồn nguyên liệu chính dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu bị phụ thuộc và thị trường nước ngoài rất lớn. Đối với thị trường đầu ra cho sản phẩm hiện tại của công ty do các đối tác đặt gia công chịu trách nhiệm. Các đối tác này được xây dựng trên mối quan hệ gia công lâu năm. Các sản phẩm được phân phối trên thị trường dưới tên của đối tác gia công và kênh phân phối của họ, chính vì thế mà thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu trực tiếp sẽ phải được xúc tiến ngay từ bây giờ. Đến cuối năm 2007 Công ty cổ phần may nông nghiệp đã có một số sản phẩm xuất khẩu trực tiếp để thăm dò thị trường. Thực trạng về điều kiện lao động Tổng số cán bộ và lao động tại Công ty cổ phần may nông nghiệp hiện nay là 150 người. Số lượng lao động gián tiếp là 18 người, tất cả đều có trình độ đại học. Số lượng lao động trực tiếp tại công ty cổ phần may nông nghiệp hiện nay là 128 công nhân. Lực lượng lao động của Công ty hiện nay có tay nghề chưa cao, đội ngũ thiết kế chưa được đầu tư đúng mức, thiếu nhà thiết kế giỏi. Bảng 2.7 Cơ cấu lao động trực tiếp của Công ty CP may nông nghiệp năm 2007 Chỉ têu Nam (người) Nữ (người) Tổng (người) Tỷ lệ (%) Bậc 2 0 50 50 39.1 Bậc 3 2 33 35 27.3 Bậc 4 0 20 20 15.6 Bậc 5 4 7 11 8.6 Bậc 6 2 5 7 5.5 Bậc 7 0 5 5 3.9 Tổng (người) 8 120 128 100 Nguồn: Phòng tổng hợp. Từ bảng số liệu ta thấy, số lượng lao động có tay nghề bậc 2 và bậc 3 chiếm tỷ lệ cao. Điều này cho thấy tại sao công ty chỉ nhận gia công những mặt hàng có độ phức tạp thấp. Với trình độ tay nghề công nhân như thế thì khả năng sản xuất những mặt hàng phức tạp sẽ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả gia công xuất khẩu trực tiếp và khả năng xuất khẩu trực tiếp hàng chất lượng sau này. Thực trạng về điều kiện công nghệ sản xuất. Hầu hết các thiết bị công nghệ mà Công ty cổ phần may nông nghiệp đang sử dụng sản xuất đều là những trang thiết bị tiên tiến, những trang thiết bị này được công ty đầu tư khi chuyển sang công ty cổ phần cuối năm 2003. Một số trang thiết bị đã hết thời hạn khấu hao vẫn đang sử dụng nhưng đã có thiết bị mới để thay thế. (Xem phụ lục 1) Nếu sử dụng những trang thiết bị này sản xuất mặt hàng xuất khẩu thì vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm nhưng năng suất không cao do dây chuyền sản xuất không đồng bộ mà được đầu tư từ nhiều nguồn cung khác nhau như Nhật, Đức, Trung Quốc… Mặt khác, do dây chuyền sản xuất không đồng bộ nên khả năng sản xuất các mặt hàng có độ phức tạp cao như áo Jacket, quần áo thể thao, quần bò, … chưa đạt dược kết quả tốt. Với công nghệ sản xuất này thì công ty chỉ có thể sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng thông dụng như áo Jilê, quần âu, váy, áo sơmi và một số sản phẩm khác. Do vậy cân đầu tư thêm công nghệ mới cho sản phẩm phức tạp, giá trị xuất khẩu cao. Thực trạng về điều kiện vốn đầu tư. Vốn đầu tư là tiềm lực tài chính thể hiện uy tín và vị trí của một công ty trên thị trường. Là một công ty cổ phần với quy mô còn nhỏ nên Công ty cổ phần may nông nghiệp có số vốn chủ sở hữu hiện nay khoảng trên 2 tỷ đồng. Với lượng vốn như trên thì hàng năm công ty cũng phải huy động thêm vốn từ nguồn vay dài và ngắn hạn tại các ngân hàng trong nước. Mỗi năm công ty huy động khoảng trên 2 tỷ đồng từ nguồn vốn vay. Điều này cho thấy nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty cũng khá lớn so với quy mô hiện tại của Công ty. Nguồn vốn của công ty hiện nay sử dụng chủ yếu cho việc mua nguyên vật liệu sản xuất và trả lương công nhân, đông thời công ty cũng đang đâu tư một lượng vốn khá lớn ( khoảng 1 tỷ đồng) cho việc mở rộng quy mô sản xuất và xây dựng văn phòng giao dịch của công ty nên kinh phí đầu tư cho nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm xuất khẩu còn rất hạn chế. Từ thực trạng đó cho thấy, công tác xúc tiến thị trường và quảng bá thương hiệu chưa được chú trọng làm chậm lại quá trình chuyển đổi từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp. Bảng 2.8 Cơ cấu vốn của Cty CP may nông nghiệp giai đoạn 2004-2007. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm2006 Năm 2007 Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Vốn vay 1 265 41,19 2 205 53,77 1 104 36,59 2 118 48,51 Vốn chủ sở hữu 1 806 58,81 1 896 46,23 1 913 63,41 2 148 51,49 Tổng 3 071 100 4 101 100 3 017 100 4 266 100 Nguồn: phồng tổng hợp. Nguồn vốn của công ty hiện nay sử dụng chủ yếu cho việc mua nguyên vật liệu sản xuất và trả lương công nhân, đông thời công ty cũng đang đâu tư một lượng vốn khá lớn ( khoảng 1 tỷ đồng) cho việc mở rộng quy mô sản xuất và xây dựng văn phòng giao dịch của công ty nên kinh phí đầu tư cho nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm xuất khẩu còn rất hạn chế. Từ thực trạng đó cho thấy, công tác xúc tiến thị trường và quảng bá thương hiệu chưa được chú trọng làm chậm lại quá tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26432.doc
Tài liệu liên quan