Chuyên đề Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Thiên Sơn

Qua kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2007- 2010 nhìn chung Công ty TNHH Thiên Sơn là một công ty làm ăn có hiệu quả, chủ động tìm kiếm bạn hang, tạo được uy tín và lòng tin với khách hàng, đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, củng cố được mối quan hệ với các bạn hàng lâu năm có uy tín trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Đồng thời công ty cũng không ngừng nắm bắt và kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng điều chỉnh công nghệ hợp lý tạo ra sản phẩm ngày càng có chất lượng cao và ổn định.

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3809 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Thiên Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người lãnh đạo tổ chức phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng. * Điều kiện áp dụng : Môi trường phải ổn định mọi vấn đề thuộc về thủ trưởng đơn vị, tuy nhiên có sự giúp đỡ của các lãnh đạo chức năng, các chuyên gia. Từ đó cùng dự thảo ra các quyết định cho các vấn đề phức tạp để đưa xuống cho người thực hiện và người thực hiện chỉ nhận mệnh lệnh của người lãnh đạo doanh nghiệp. Sơ đồ 1.3: Sơ đồ cơ cấu theo kiểu trực tuyến - chức năng. Lãnh đạo cấp 1 Người lđ c.năng C Người lđ c.năng B Người lđ c.năng A Người lđ c.năng B Người lđ c.năng A Lãnh đạo cấp 2 Người lđ c.năng C Đối tượng qlý 1 Đối tượng qlý 3 Đối tượng qlý 2 * Đặc điểm : + Lãnh đạo các phòng chức năng làm nhiệm vụ tham mưu, giúp việc, theo dõi, đề xuất, kiểm tra, tư vấn cho thủ trưởng nhưng không có quyền ra quyết định cho các bộ phận, đơn vị sản xuất. + Ý kiến của lãnh đạo các phòng chức năng đối với các đơn vị sản xuất chỉ có tính chất tư vấn về mặt nghiệp vụ, các đơn vị nhận mệnh lệnh trực tiếp từ thủ trưởng đơn vị, quyền quyết định thuộc về thủ trưởng đơn vị sau khi đã tham khảo ý kiến các phòng chức năng. - Ưu điểm: + Thực hiện được chế độ một thủ trưởng. + Tận dụng được các chuyên gia + Khắc phục được nhược điểm của cơ cấu trực tiếp và cơ cấu chức năng nếu để riêng - Nhược điểm: + Số lượng người tham mưu cho giám đốc sẽ nhiều, gây lãng phí nếu các phòng không được tổ chức hợp lý. + Phải giải quyết những mâu thuẫn rất trái ngược nhau của các bộ phận chức năng nên phải họp nhiều. Tuy vậy, do cơ cấu này có quá nhiều ưu điểm nên nó được áp dụng trong cơ chế hiện nay. 1.3.4. Cơ cấu tổ chức kiểm ma trận. * Đặc điểm: Khi thực hiện một dự án sẽ cử ra một chủ nhiệm dự án, các phòng chức năng cử ra một cán bộ tương ứng. Khi dự án kết thúc người nào trở về công việc của người đó. - Ưu điểm: + Cơ cấu này có tính năng động cao dễ di chuyển các cán bộ có năng lực để thực hiện các dự án khác nhau. + Sử dụng cán bộ có hiệu quả, tận dụng được cán bộ có chuyên môn cao, giảm cồng kềnh cho bộ máy quản lý doanh nghiệp. - Nhược điểm : + Hay xảy ra mâu thuẫn giữa người lãnh đạo dự án và người lãnh đạo chức năng, do đó phải có tinh thần hợp tác cao. + Cơ cấu này thường chỉ áp dụng đối với các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn. Sơ đồ 1.4 : Cơ cấu tổ chức kiểu ma trận F: Các phòng chức năng O: Các sản phẩm, dự án, các công trình. 1.3.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Mô hình này thường được cấu tạo bởi: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc, 07 phòng ban chức năng, và các phòng ban có nhiệm vụ: - Phòng kinh doanh: Đảm nhận các khâu có liên quan đến thị trường vật tư, xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm. - Phòng điều hành sản xuất: Vạch ra kế hoạch sản xuất, định mức lao động quản lý sản xuất, lượng sản phẩm, công nghệ kiểm tra phục vụ sản xuất - Phòng kế hoạch - tài chính: Phụ trách mạng tài chính, thống kê, hạch toán kế toán, kiểm kê tài sản, kiểm tra tiền lương. - Phòng nội chính: Tuyển dụng, sa thải, quản lý nhân viên, bảo vệ doanh nghiệp, lo hành chính, đời sống, y tế. - Các phòng chức năng khác: Chuẩn bị các quyết định theo yêu cầu được giao. Theo dõi, hướng dẫn các phân xưởng, các bộ phận sản xuất. Sơ đồ 1.5: Cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY TNHH THIÊN SƠN 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THIÊN SƠN. Nhằm đáp ứng nhu cầu và nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng vật liệu xây dựng trong địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng và cả nước nói chung. Công ty TNHH Thiên Sơn là công ty TNHH có 02 thành viên trở lên, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng trong địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng và cả nước nói chung với mục đích trở thành Công ty hàng đầu về chất lượng trong lĩnh vực vật liệu xây dựng Tên Công ty: CÔNG TY TNHH THIÊN SƠN Địa chỉ: Xóm 18, phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Điện thoại: 027 3812 565 Vốn điều lệ: 8.500.000.000VND (tám tỷ năm trăm triệu đồng), trong đó: Ông Thái Phong Nhã góp 4.335.000.000 VNĐ, chiếm 51% vốn điều lệ. Bà Bùi Thị Hiền Hải góp 4.165.000.000 VNĐ, chiếm 49% vốn điều lệ; Giấy đăng ký kinh doanh số 5000281335, đăng ký lại lần thứ I ngày 18 tháng 8 năm 2009. Người đại diện theo pháp luật: Ông Đỗ Văn Phong. Chức vụ: Giám đốc Công ty. Sinh năm: 1960; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Phố Trung Thành, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Chỗ ở hiện tại: Tổ 18, phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Công ty chuyên sản xuất cung cấp các sản phẩm vật liệu xây dựng khác nhau. Từ bê tông thương phẩm đến các mặt hàng đá xây dựng. Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng sản phẩm có chất lượng tốt nhất và giá cả cạnh tranh nhất, Công ty đã kết hợp sức mạnh về kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp của công nhân lành nghề, cán bộ công nhân kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Thiên Sơn Công ty TNHH Thiên Sơn được thành lập vào năm 2007, dựa trên cơ sở mua lại trụ sở, văn phòng và các trang thiết bị máy móc của Phân xưởng khai thác đá - Công ty phát triển công nghiệp Tuyên Quang. Thời điểm mới đi vào hoạt động, Công ty còn gặp nhiều khó khăn về các thủ tục xin phép khai thác mỏ, tổ chức sản xuất, đầu ra của sản phẩm. Sau gần 5 năm đi vào hoạt động, công ty hiện đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường sản xuất và cung cấp đá xây dựng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái … đã thu hút được các lao động có tay nghề cao về làm việc cho Công ty. Chủ trương và đường lối phát triển trong giai đoạn 2010 - 2015 của công ty là tiếp tục phát triển quy mô sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường nhằm đưa công ty phát triển thêm một bước mới. Tạo đà cho quá trình chuyển đổi sản xuất đa ngành nghề và tăng thu nhập cho người lao động và Công ty. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Công ty TNHH Thiên Sơn 2.1.2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty. Mỗi doanh nghiệp có một cách tổ chức bộ máy riêng của mình phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với tính chất ngành nghề, đặc tính sản phẩm, công ty đã xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý của mình như sau: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thiên Sơn Hội đồng thành viên Giám đốc Phó giám đốc Phòng KH - KT Phòng TC – LĐ - HC Phòng TC – KT Phòng TC – LĐ - HC Phòng TC – LĐ - HC Xưởng cơ khí Xưởng chế biến đá Công trường khai thác Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Với cơ cấu này, công ty đã thực hiện nghiêm được chế độ một thủ trưởng, mỗi cấp dưới chỉ có một cấp trên. Đồng thời vẫn tận dụng được các chuyên gia tư vấn ở các phòng chức năng. Do đó mà mọi mệnh lệnh trong công ty được thi hành nhanh chóng và có hiệu quả. 2.1.2.2. Đặc điểm về sản phẩm, thị trường, vốn, nguồn nhân lực, công nghệ sản xuất của Công ty TNHH Thiên Sơn. - Đặc điểm về sản phẩm, thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh. + Thị trường. Công ty TNHH Thiên Sơn là một trong những công ty có những bước phát triển vượt bậc trên lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản. Các sản phẩm đá xây dựng của công ty được sử dụng rộng rãi trong địa bàn tỉnh Tuyên Quang cũng như các tỉnh lân cận. Các công trình lớn như công trình nâng cấp đường quốc lộ 37, quốc lộ 2C, quốc lộ 70 … đều đã sử dụng các sản phẩm của Công ty. Các sản phẩm này đã được thị trường trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang chấp nhận một cách rộng rãi. + Sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động, Công ty đã kịp thời nắm bắt được cơ hội thị trường nhanh chóng hoàn thiện dây chuyền sản xuất các loại đá xây dựng phục vụ cho các công trình giao thông, xây dựng trong và ngoài tỉnh. Công ty đã chủ động đa dạng hóa thị trường tiêu thụ và đạt được những kết quả như sau: Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty từ 2008 – 2010 Đơn vị tính : m3, Tỷ đồng Nguồn: Phòng Kế Toán Tài Chính TÌNH HÌNH TIÊU THỤ MỘT SỐ SẢN PHẨM CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THIÊN SƠN NĂM 2008 - 2010 TT Tên sản phẩm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số lượng Doanh thu Số lượng Doanh thu Số lượng Doanh thu 1 Đá hộc 4130 12,69 3870 14,28 4010 22,84 2 Đá dăm cấp phối loại 1 12080 18260 19050 3 Đá dăm cấp phối loại 2 12250 18400 20110 4 Đá dăm cấp phối loại 3 12280 18050 17800 5 Đá 0,5 17640 25520 22570 6 Đá 1 x 2 25000 32200 34660 7 Đá 2 x 4 27330 28670 37280 8 Đá 4 x 6 15200 14400 14150 9 Bột đá 5000 6700 7400 + Đối thủ cạnh tranh. Mang đặc điểm của DN khai thác và chế biến vật liệu xây dựng nên Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Có thể nói “đối thủ chính là bạn hàng và ngược lại”. Công ty sản xuất kinh doanh chủ yếu các sản phẩm vật liệu xây dựng với hình thức thông qua các đơn đặt hàng, hợp đồng nên trong những năm qua Công ty gặp không ít những khó khăn trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ. Đối thủ cạnh tranh của Công ty là tất cả các các DN khai thác, chế biến và kinh doanh vật liệu xây dựng trên các thị trường tiêu thụ của Công ty đặc biệt là hệ thống các Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân tồn tại khá nhiều trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh lân cận. Trong cơ chế nền kinh tế thị trường với sự gia tăng mạnh mẽ của các DN hoạt động trong mọi lĩnh vực, đa ngành đa nghề làm cho cạnh tranh ngày càng trở nên căng thẳng các đối thủ tiềm ẩn luôn sẵn sàng xuất hiện tham gia vào mọi thị trường nói chung và thị trường vật liệu xây dựng nói riêng. Nó gây cho Công ty khá nhiều khó khăn. Quá trình kinh doanh của Công ty mà đặc biệt trong nền kinh tế luôn biến động như hiện nay thì một sự chậm chân đã làm mất rất nhiều cơ hội trong kinh doanh. Tất cả các yếu tố đó đã làm cho Công ty gặp không ít khó khăn trong thời gian qua đòi hỏi Công ty không ngừng nỗ lực để phát triển. - Đặc điểm về nguồn vốn của Công ty. Vì là Công ty TNHH nên vốn điều lệ được góp theo quy định tại điều lệ. Ngoài ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty có thể vay vốn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng… Bảng 2.2: Tình hình tài chính của công ty từ 2007 – 2010 Đơn vị tính: Tỷ đồng Tài sản Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng tài sản có 14,008 16,32 19,38 23,89 Tổng tài sản có lưu động 6,59 9,82 13,74 18,95 Tổng tài sản nợ 14,008 16,32 19,38 23,89 Tổng tài sản nợ lưu động 1,98 3,63 5,11 9,65 Tổng doanh thu 12,11 12,69 14,28 22,84 Vốn luân chuyển 81% 94% 94,61% 95,60% So với nguồn vốn của công ty thì hàng năm tổng doanh thu của công ty đạt được tương đối lớn. Tài sản của công ty chủ yếu tồn tại dưới dạng vốn luân chuyển và lượng vốn này tăng hàng năm. Năm 2007 vốn luân chuyển của công ty là 81% nhưng đến năm 2010 đã tăng lên 95,60% và công ty đang phấn đấu để vốn luân chuyển của mình đạt 100%. Qua đây ta thấy tình hình sản xuất của công ty rất năng động, không có vốn tồn đọng, từ đó dẫn tới doanh thu hàng năm khá cao, quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, sản phẩm của Công ty ngay càng chiếm được cảm tình của khách hàng trong và ngoài tỉnh. - Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty. Công ty TNHH Thiên Sơn có đội ngũ Cán Bộ công nhân viên trẻ, có trình độ quản lý về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, khả năng của từng cá nhân tốt, có khả năng làm việc độc lập đã giúp cho công ty sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả. Với dây chuyền công nghệ, thiết bị hiện đại. Công ty đã có kế hoạch tiếp tục gửi đi đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật cho đội ngũ công nhân viên kịp thời tiếp cận và làm chủ đươc công nghệ. Bảng 2.2: Đội ngũ CBCNV của công ty giai đoạn từ 2008- 2010 Đơn vị tính: Người Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số lượng LĐ 147 157 212 Nam giới 124 132 182 Nữ giới 23 25 30 Công ty TNHH Thiên Sơn hoạt động chủ yếu về khai thác và chế biến khoáng sản nên phần lớn là nam giới chiếm tỷ lệ khoảng trên 85% tổng số lao động của công ty Do tính chất và loại hình công ty nên sự biến động về lao động trong công ty là do quy mô sản xuất kinh doanh quyết định. Những năm gần đây, do quy mô sản xuất lớn dần lên vì thế mà số lượng lao động trong công ty cũng tăng lên. Để đánh giá sự biến động đó ta xem xét qua bảng số liệu sau: Bảng 2.3: Thống kê số lượng lao động trong công ty Đơn vị: Người Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng số CBCNV 147 168 212 -Lao động gián tiếp + Phục vụ 38 42 49 -Lao động trực tiếp 109 126 163 Qua bảng số liệu trên ta có bảng về tỷ lệ lao động trong công ty như sau: Bảng 2.4: : Tỷ lệ về lao động trong công ty Đơn vị: % Chỉ tiêu 2008 2009 2010 -Lao động gián tiếp + Phục vụ 25,85 25,00 23,11 -Lao động trực tiếp 63,6 75,00 76,89 Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ lao động trực tiếp ở trong công ty là khá lớn và tỷ lệ này được tăng dần qua các năm. Điều đó phản ánh tích chất của công ty là công ty sản xuất. Mặt khác tỷ lệ lao động gián tiếp giảm dần phản ánh xu hướng tinh giảm trong bộ máy quản lý của công ty. - Nguồn lao động của công ty có trình độ và chuyên môn cao, với đội ngũ lao động năng động, sáng tạo trong công việc. - Trình độ của lực lượng lao động gián tiếp tương đối cao, đại đa số có trình độ đại học và trên đại học gồm: + Một thạc sĩ quản trị kinh doanh + Năm kỹ sư cơ điện + Bốn kỹ sư Mỏ - địa chất + Hai kỹ sư công nghệ hàn + Tám cử nhân các ngành kinh tế, tài chính. Trình độ của đội ngũ lao động trực tiếp với: + 100% kỹ thuật viên và giám sát viên có trình độ từ trung cấp trở lên. + 45% công nhân bậc cao có tay nghề từ 3/7 trở lên Với nguồn lực được đào tạo và phát triển liên tục, Công ty TNHH Thiên Sơn luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng với những sản phẩm có chất lượng cao nhất, mẫu mã đẹp và giá thành cạnh tranh nhất. + Đặc điểm của công nghệ sản xuất. Trước sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật công nghệ, đặc biệt trong điều kiện hội nhập buộc các doanh nghiệp phải đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Công ty TNHH Thiên Sơn ra đời trong thế giới của khoa học công nghệ tiên tiến. Từ khi ra đời đến nay Công ty đã không ngừng cải tiến kỹ thuật, đầu tư máy móc thiết bị vào sản xuất. Máy móc thiết bị của Công ty đa số là nhập từ nước ngoài, chất lượng tốt. Hiện nay Công ty được trang bị hệ thống dây truyền thiết bị máy móc hiện đại của các hãng hàng đầu thế giới, nên sản phẩm của Công ty đã từng bước đáp ứng các yêu cầu khắt khe của khách hàng. Với hệ thống máy móc hiện đại như trên thì quá trình sản xuất của Công ty được thực hiện toàn bộ trên dây truyền sản xuất do vậy đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân lành nghề và đội ngũ cán bộ có trình độ và chuyên môn cao. Máy móc thiết bị của Công ty tương đối đồng bộ. Trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu thị trường và mở rộng sản xuất Công ty sẽ đầu tư thêm trang thiết bị và dây truyền công nghệ mới. 2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có nhiều biến động lớn. Điều đó được thể hiện qua bảng và biểu sau: Bảng 2.5: Kết quả sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn: Phòng kế toán tài chính Tài sản Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng doanh thu 12.110 12.690 14.280 22.840 Lợi nhuận 1.790 1.800 2.899 4.022 Nộp ngân sách 2,214 2.760 3.590 5.300 Thu nhập bình quân 3,5 3,7 4,2 4,6 - Đánh giá về hiệu quả hoạt động của công ty: Qua kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2007- 2010 nhìn chung Công ty TNHH Thiên Sơn là một công ty làm ăn có hiệu quả, chủ động tìm kiếm bạn hang, tạo được uy tín và lòng tin với khách hàng, đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, củng cố được mối quan hệ với các bạn hàng lâu năm có uy tín trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Đồng thời công ty cũng không ngừng nắm bắt và kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng điều chỉnh công nghệ hợp lý tạo ra sản phẩm ngày càng có chất lượng cao và ổn định. - Mục tiêu của công ty trong thời gian tới: Nói đến hiệu quả kinh tế phải nói đến mục tiêu hiệu quả của xã hội, hiệu quả kinh tế luôn gắn liền với mục tiêu xã hội trong từng thời kỳ. Chính vì vậy Công ty TNHH Thiên Sơn đã đặt ra những mục tiêu chủ yếu: + Ổn định và phát triển bền vững. Đầu tư có hiệu quả tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, tăng thu nộp ngân sách Nhà nước. Tạo cho người lao động yên tâm gắn bó lâu dài với công ty. + Có chiến lược tuyển dụng bổ sung thêm đội ngũ cán bộ quản lý nghiệp vụ, Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn trong lĩnh vực khai khoáng. Đào tạo chuyên sâu đối với CNKT các dây chuyền chế biến khoáng sản. + Tăng cường hợp tác đối với các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế trong và ngoài nước, ký kết được nhiều các hợp đồng kinh tế. 2.2. THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH THIÊN SƠN 2.2.1. Hội đồng thành viên. Đây là cấp quản lý cao nhất trong Công ty có nhiệm vụ lập kế hoạch dài và ngắn hạn và hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty. Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn. Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư. Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐTV, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại điều lệ công ty. Quyết định mức lương, thưởng. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng phân chia lợi nhuận Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, Quyết định thành lập các công ty con, các chi nhánh, văn phòng đại diện. Sửa đổi, bổ xung điều lệ công ty, quyết định tổ chức lại công ty. Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty. Đưa ra những quyết định cuối cùng về mọi hoạt động theo quy định tại điều lệ của Công ty. 2.2.2. Giám đốc. Là người đại diện pháp luật của công ty. Giám đốc do chủ tịch hội đồng thành viên bổ nhiệm và miễn nhiệm chịu trách nhiệm trước HĐTV và pháp luật về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty đảm bảo hiệu quả SXKD, thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các dự án đầu tư đã được Chủ tịch HĐTV phê duyệt. Xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch dài hạn, hàng năm, phương án huy động vốn dự án đầu tư, phương án liên doanh liên kết, đề án tổ chức quản lý, các quy chế quản lý tài chính, lao động, phân phối tiền lương, tiền thưởng … Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ, ký kết các hợp đồng dân sự và kinh tế theo phân cấp và uỷ quyền hoặc chấp thuận của Chủ tịch HĐTV. Kiểm tra các Chi nhánh, Đơn vị trực thuộc công ty thực hiện các quy định của Công ty, chỉ đạo chung các Phòng nghiệp vụ công ty. Báo cáo HĐTV về kết quả hoạt động SXKD của công ty. 2.2.3. Phó giám đốc. Giúp Giám đốc các mảng công việc về công tác nội chính, thiết bị kỹ thuật công nghệ, công tác sản xuất … theo phân cấp quản lý của công ty. 2.2.4. Phòng Tổ chức- lao động-hành chính. 2.2.4.1. Chức năng Tham mưu giúp cho Giám đốc về các mặt: Tổ chức bộ máy quản lý, sử dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân. Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với sự phát triển của Công ty, thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động. 2.2.4.2. Nhiệm vụ Quản lý hồ sơ lý lịch CBCNV trong toàn công ty, quản lý công văn giấy tờ sổ sách và con dấu, thực hiện công tác lưu trữ các tài liệu. Nghiên cứu đề xuất việc sắp xếp lại, thành lập mới bộ máy quản lý, xây dựng hệ thống quản lý hành chính của Công ty, đề xuất biện pháp tổ chức, phân công và bố trí lao động vào các vị trí làm việc, đảm bảo nhân lực cho các bộ phận. Theo dõi số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đề bạt thuyên chuyển cán bộ, điều phối lực lượng lao động, chăm lo sức khoẻ cho người lao động. Thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ. 2.2.5. Phòng kế toán - tài chính. 2.2.5.1. Chức năng Tham mưu cho Ban giám đốc về hoạt động tài chính và các vấn đề liên quan đến hoạt động hoạch toán kế toán của công ty. 2.2.5.2. Nhiệm vụ Tổ chức kế toán theo chế độ quy định hiện hành của nhà nước và cơ quan chủ quản cấp trên, ghi chép phản ánh trung thực về sự biến động tài sản, vật tư, nguồn vốn và tình hình kinh doanh của Công ty. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện công tác kế toán thống kê, ghi chép ban đầu, hạch toán kinh tế ở các đơn vị, các chi nhánh, đội trực thuộc và các phòng quản lý theo pháp lệnh kế toán thống kê và chuẩn mực kế toán. Tập hợp các chi phí sản xuất, chi phí XDCB, tính giá thành sản phẩm xác định kết quả SXKD, tình hình ký kết, thực hiện và thanh toán các HĐKT, ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về thống kê, kế toán. Xây dựng kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm. Tổ chức huy động các nguồn vốn thích hợp, quản lý, điều phối và sử dụng vốn hợp lý,tiết kiệm, đảm baơ các hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.6. Phòng kế hoạch- kỹ thuật tổng hợp. 2.2.6.1. Chức năng Tham mưu cho Giám đốc công ty về toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch, tổ chức điều hành thực hiện quá trình sản xuất theo kế hoạch, các biện pháp kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. 2.2.6.2. Nhiệm vụ Tổng hợp lập kế hoạch, phân giao nhiệm vụ kế hoạch SXKD dài hạn, trung hạn, ngắn hạn trong toàn công ty, xây dựng kế hoạch SXKD, kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch vật tư, kho hàng, vận tải, ngiên cứu kỹ thuật, kế hoạch tiếp thị và các liên kết kinh tế. Ban hành hệ thống các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật, ngiệm thu và thanh toán khối lượng công việc thực hiện của các đơn vị, xử lý các thông tin chỉ đạo sản xuất sản phẩm theo kế hoạch, đúng tiến độ, đảm bảo số lượng, chất lượng. Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm, tổ chức kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa lớn máy móc thiết bị theo định kỳ, xây dựng kế hoạch vật tư, phụ tùng, nguyên vật liệu, năng lượng… Phối hợp với phòng kế toán - tài chính khảo sát thị trường thu mua nguyên liệu chính cho sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm. 2.2.7. Xưởng cơ khí. 2.2.7.1. Chức năng Là xưởng trực thuộc Công ty thực hiện nhiệm vụ chế tạo, sửa chữa các thiết bị máy móc, cơ khí đảm bảo chất lượng theo yêu cầu kế hoạch. 2.2.7.2. Nhiệm vụ Tổ chức chế tạo và sửa chữa các thiết bị máy móc, cơ khí tại công ty. Thực hiện kế hoạch theo từng tháng, quý, năm đảm bảo chất lượng các thiết bị, tiến độ kế hoạch đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động. Quản lý theo dõi thống kê đầy đủ các số liệu về thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu. Thống kê đầy đủ ngày giờ công của người lao động, tiến hành phân phối tiền lương, thu nhập cho người lao động đảm bảo công bằng, khuyến khích sản xuất không ngừng nâng cao năng suất lao động, khuyến khích sản xuất. 2.2.8. Công trường khai thác. 2.2.8.1. Chức năng Là đơn vị trực thuộc Công ty, hạch toán phụ thuộc làm công tác khai thác đá phục vụ nguồn nguyên liệu cho Xưởng chế biến đá tại Công ty. 2.2.8.2. Nhiệm vụ Tổ chức khai thác đá xây dựng phục vụ nguồn nguyên liệu cho Xưởng chế biến đá tại Công ty, với điều kiện công nghệ được trang bị, thực hiện kế hoạch theo từng tháng, quý, năm đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động. Quản lý theo dõi thống kê đầy đủ các số liệu về thiết bị, máy móc, nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm, đầu vào, đầu ra của các đội khai thác trực thuộc. Thống kê đầy đủ ngày giờ công của người lao động, tiến hành phân phối tiền lương, thu nhập cho người lao động đảm bảo công bằng, khuyến khích sản xuất không ngừng nâng cao năng suất lao động. 2.2.9. Xưởng chế biến đá. 2.2.9.1. Chức năng Là đơn vị trực thuộc Công ty, hạch toán phụ thuộc làm công tác chế biến sản phẩm các loại đá xây dựng phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm. 2.2.9.2. Nhiệm vụ Tổ chức sản xuất các loại đá xây dựng phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm, với điều kiện công nghệ được trang bị, thực hiện kế hoạch theo từng tháng, quý, năm đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động. Quản lý theo dõi thống kê đầy đủ các số liệu về thiết bị, máy móc, nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm, đầu vào, đầu ra của xưởng. Thống kê đầy đủ ngày giờ công của người lao động, tiến hành phân phối tiền lương, thu nhập cho người lao động đảm bảo công bằng, khuyến khích sản xuất không ngừng nâng cao năng suất lao động. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH THIÊN SƠN 2.3.1. Những kết quả đạt được . Trải qua 5 năm xây dựng và phát triển, về cơ bản cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thiên Sơn khá ổn định cả về cơ cấu cũng như số lượng. Những thành tựu mà bộ máy lãnh đạo của công ty đạt được thể hiện gián tiếp thông qua chặng đường hình thành và phát triển cũng n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Thiên Sơn.doc
Tài liệu liên quan