Chuyên đề Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Công ty xi măng Hoàng Thạch

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC. 3

1.1. KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC: 3

1.1.1. Khái niệm tổ chức: 3

1.1.2. Khái niệm cơ cấu tổ chức: 3

1.1.3. Các đặc trưng cơ bản của cơ cấu tổ chức: 4

1.1.3.1. Chuyên môn hoá công việc: 4

1.1.3.2. Phân chia tổ thành các bộ phận và các mô hình tổ chức

bộ phận: 4

1.1.3.3. Mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức: 9

1.1.3.4. Cấp quản lý, tầm quản lý và mô hình cơ cấu tổ chức xét theo số cấp quản lý: 12

1.1.3.5. Phân bổ quyền hạn giữa các cấp quản lý - tập trung và phi tập trung: 13

1.1.3.6. Phối hợp các bộ phận của tổ chức: 14

1.2. HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC: 14

1.2.1. Yêu cầu đối với coa cấu tổ chức: 14

1.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cáu tổ chức: 15

1.2.3. Nguyên tắc hoàn thiện cơ cấu tổ chức: 16

1.2.4. Quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức: 17

1.2.4.1. Nghiên cứu, đánh giá chiến lược: 17

1.2.4.2. Đánh giá cơ cấu tổ chức: 18

1.2.4.3. Đánh giá đội ngũ nguồn nhân lực và các nguồn lực khác của tổ chức: 18

1.2.4.4. Hình thành các vị trí công tác, bộ phận, phân hệ: 18

.1.2.4.5. Hoàn thiện các vị trí công tác, bộ phận, phân hệ: 19

1.2.4.5. Đánh giá cơ chế phối hợp:. 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH. 21

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH: 21

2.1.1. Giai đoạn đầu xây dựng và phát triển (1976 - 1985): 21

2.1.2. Giai đoạn Công ty thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng

(1986 - 1995): 22

2.1.3. Giai đoạn thực hiện sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1996 đến nay): 22

2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH: 23

2.2.1. Chiến lược phát triển của Công ty: 23

2.2.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất: 25

2.2.3. Trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động trong Công ty: 25

2.3. THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH: 26

2.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty: 27

2.3.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức Công ty xi măng Hoàng Thạch xét theo các đặc trưng cơ bản của cơ cấu tổ chức: 28

2.3.2.1. Chuyên môn hoá trong lĩnh vực quản lý: 28

2.3.2.2. Phân chia thành các bộ phận, phân hệ: 32

2.3.2.3. Các mối quan hệ quyền hạn và sự hợp tác trong cơ cấu tổ chức: 40

2.3.2.4. Cấp quản lý, tầm quản lý: 41

2.3.2.5. Tập trung và phi tập trung: 42

2.3.2.6. Phối hợp giữa các bộ phận: 42

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH. 44

3.1. Phương hướng, quan điểm hoàn thiện: 44

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện: 44

3.2.1. Chuyên môn hoá kết hợp với tổng hợp hoá: 45

3.2.2. Sắp xếp lại các phòng ban chức năng: 45

3.2.3. Giảm bớt gánh nặng tầm quản lý: 49

3.2.4. Tăng mức độ phi tập trung và giảm mức độ tập trung: 50

3.2.5. Nâng cao sự phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức: 52

3.3. Điều kiện thực hiện các kiến nghị: 53

KẾT LUẬN 55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 56

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3001 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Công ty xi măng Hoàng Thạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thứ 1 triệu chào mừng Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VI. Để đáp ứng nhu cầu phát triển và phù hợp với nền kinh tế thị trường ngày 12/8/1993, Bộ Xây dựng ra Quyết định số 363/QĐ - BXD về việc thành lập Công ty xi măng Hoàng Thạch trên cơ sở hợp nhất Công ty kinh doanh xi măng số 3 Hoàng Thạch với Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Kể từ đó Nhà máy xi măng Hoàng Thạch được đổi thành Công ty xi măng Hoàng Thạch. Nhiệm vụ của Công ty lúc này là tổ chức kinh doanh sản phẩm trên địa bàn các tỉnh theo quy định của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, vì vậy để hoàn thành nhiệm vụ được giao và cung ứng kịp thời nhu cầu của thị trường ngày càng cao Công ty chủ trương xây dựng dây chuyền Hoàng Thạch II. Ngày 28/1/1998, Bộ Xây dựng có Quyết định số 28 BXD/KH - ĐT phê duyệt dây chuyền Hoàng Thạch II. Dây chuyền Hoàng Thạch II có công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn xi măng/năm, như vậy công suất của Công ty sau khi hoàn thành dây chuyền II là 2,3 triệu tấn xi măng/năm. 2.1.3. Giai đoạn thực hiện sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1996 đến nay): Sau thời gian khẩn trương khởi công và xây dựng ngày 12/5/1996 dây chuyền Hoàng Thạch II chính thức đi vào hoạt động đưa sản lượng xi măng từ 1,1 triệu tấn lên 1,7 triệu tấn năm 1996, tăng lên 2,03 triệu tấn năm 1997 và 2,19 triệu tấn năm 1998. Năm 1999 Công ty xi măng Hoàng Thạch đã cổ phần hoá xưởng may Bao thành Công ty Cổ phần Bao bì Hoàng Thạch, năm 2004 cổ phần đoàn vận tải thuỷ thành Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ vận tải Hoàng Thạch, đồng thời năm 2004 Công ty tiếp nhận Nhà máy Vật liệu chịu lửa kiềm tính Việt Nam từ Tổng Công ty Thuỷ tinh gốm sứ và năm 2006 tiếp nhận Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy thuộc Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng thành đơn vị chính thức của Công ty. Trải qua 28 năm xây dựng và trưởng thành, từ ngày thành lập cho đến nay Công ty đã vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn từng bước vươn lên nắm vững và làm chủ công nghệ sản xuất xi măng tiên tiến, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý sản xuất, xây dựng và hoàn chỉnh các quy trình quy phạm quản lý đáp ứng yêu cầu quản lý hai dây chuyền sản xuất xi măng hiện đại. Thương hiệu xi măng Hoàng Thạch, một thương hiệu lớn của xi măng Việt Nam - biểu tượng của sự bền vững, an toàn và ổn định, đã, đang và sẽ được khách hàng, người tiêu dùng mến mộ và tín nhiệm. 2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH: 2.2.1. Chiến lược phát triển của Công ty: Bảo đảm các điều kiện để Công ty phát triển vững chắc và ổn định khi có sự thay đổi mô hình quản lý; giữ vững nhịp điệu sản xuất liên tục và ổn định của cả 2 dây chuyền để sản xuất clinker hàng năm đạt sản lượng cao, chất lượng tốt giữ uy tín thương hiệu xi măng Hoàng Thạch trên thị trường; bảo đảm an toàn, môi trường xanh sạch đẹp; tăng cường pha phụ gia và sản xuất xi măng PCB40 khi thị trường yêu cầu. Thị trường tiêu thụ xi măng truyền thống được giữ vững, đồng thời mở rộng thêm thị trường mới, tập trung trước hết là ở các tỉnh phía Bắc. Về công tác quản lý: sử dụng tốt, có hiệu quả các nguồn vốn và các máy móc, thiết bị hiện có; tiếp tục thực hiện các biện pháp để giảm các định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm, trên cơ sở các định mức thiết kế, các định mức của khu vực và trên thế giới; quan tâm đến các loại vật tư, thiết bị trong nước sản xuất thay thế hàng nhập ngoại. Đầu tư theo chiều rộng: xây dựng dây chuyền III và nghiên cứu đầu tư phát triển theo chiều sâu: cải tạo, nâng công suất của lò nung số 1. Thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; quy chế dân chủ được thực hiện tốt hơn, đời sống của cán bộ, công nhân viên được cải thiện. Tiếp tục xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân viên Công ty không những có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sản xuất xi măng đáp ứng yêu cầu sản xuất 3 dây chuyền, mà còn phải tiếp tục xây dựng phong cách làm việc mới; giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất và xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, giữ vững danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Thực hiện chủ trương tập trung đầu tư mở rộng, nâng cấp các Nhà máy xi măng hiện có nhằm tận dụng cơ sở hạ tầng, giảm chi phí vốn đầu tư, nhanh chóng phát huy hiệu quả kịp thời đáp ứng cân đối cho nhu cầu tăng trưởng tiêu thụ xi măng. "Dự án mở rộng dây chuyền III Công ty xi măng Hoàng Thạch" đã được ưu tiên bố trí sắp xếp vào danh mục các dự án đầu tư giai đoạn 2005 - 2008 trong quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp xi măng năm 2005 - 2008 được Chính phủ phê duyệt và đang triển khai thi công xây dựng dự kiến đưa dây chuyền III đi vào sản xuất vào quý I năm 2009. Dự án dây chuyền Hoàng Thạch III sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng sẽ góp phần đưa tổng công suất Công ty đạt 3,1 triệu tấn clinker/năm tương ứng công suất 4,5 triệu tấn xi măng/năm. Do khâu sản xuất ban đầu còn hạn chế việc tiêu thụ xi măng Hoàng Thạch (cho cả 3 dây chuyền) vẫn được xác định tại thị trường trong nước. Tuy nhiên do điều kiện khá thuận lợi so với các Công ty khác trong Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, sản phẩm gia tăng của dự án đầu tư dây chuyền III của Công ty sẽ được xác định chủ yếu phục vụ việc điều tiết, chiếm lĩnh thị trường xi măng khu vực phía Nam. Sản phẩm dây chuyền III cùng với sản phẩm dây chuyền I và II của Công ty xi măng Hoàng Thạch sẽ bổ sung đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường xi măng trong nước, làm tăng hiệu quả kinh doanh và ổn định tình hình hoạt động của Công ty xi măng Hoàng Thạch. Trong những năm qua nhờ hoạch định và thực hiện đúng chiến lược, Công ty đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doan: STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 SP tiêu thụ Tấn 3.575.000 3.568.045 3.615.066 2 Doanh thu Tỷ đồng 2.200 2.756 3.012 3 Nộp ngân sách Tỷ đồng 127 156 138 4 Lợi nhuận Tỷ đồng 200 320 400 5 Thu nhập bình quân Đồng 3.580.000 3.760.000 4.120.000 6 Đầu tư chiều sâu Tỷ đồng 24 27 29 Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2005, 2006, 2007) 2.2.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất: Công ty xi măng Hoàng Thạch có dây chuyền sản xuất xi măng khá hiện đại. Công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp lò quay. Công ty có 2 dây chuyền sản xuất chính: Dây chuyền I là dây chuyền sản xuất xi măng lò quay, phương pháp khô, chu trình kín, có hệ thống trao đổi nhiệt 4 tầng (cyclon) và hệ thống làm nguội kiểu hành tinh gồm 10 lò con. Dây chuyền Hoàng Thạch I từ khâu cấp nguyên liệu đến nghiền, đóng bao và xuất xi măng được tự động hoàn toàn từ phòng điều khiển trung tâm của Công ty thông qua hệ thống các máy tính điện tử và thiết bị vi xử lý. Dây chuyền Hoàng Thạch II là dây chuyền sản xuất xi măng lò quay, công nghệ tiên tiến, có hệ thống tiền nung (canciner) nên tiêu hao nhiệt lượng thấp 715 Kcal/kg clinker (dây chuyền I: 780 Kcal/kg clinker), làm nguội kiểu ghi nên tăng hiệu quả làm mát, chất lượng sản phẩm tốt, dễ nghiền, hệ thống điều khiển hiện đại PJC Master Piêc ABB (dây chuyền I là hệ thống điều khiển tự động 625), khí thải ra ống khói lò nung 100 mg/m3 không khí (dây chuyền I là 255 mg/m3). 2.2.3. Trình độ chuyên môn của đội ngũ lao dộng trong Công ty: Hiện tại Công ty có trên 2912 cán bộ, công nhân viên, được chia thành nhiều loại đối tượng lao dộng. Đội ngũ lãnh đạo cấp cao của Công ty đều có trình độ từ Đại học trở lên, giám đốc và các phó giám đốc đều là cao cấp lí luận. Công ty có 627 người có trình độ Đại học, 1252 người có trình độ từ bậc thợ 5 trở lên. Đội ngũ có trình độ kỹ sư, cử nhân gồm các loại sau: kỹ sư hoá Silicat, kỹ sư điện tự động hoá, kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí, kỹ sư động lực, kỹ sư thuỷ khí, kỹ sư xây dựng, kỹ sư khai thác mỏ, kỹ sư vật liệu xây dựng, kỹ sư điện lạnh...cử nhân kinh tế, cử nhân luật, cử nhân quản lý kinh tế lao dộng, cử nhân kinh tế kế toán, cử nhân tóng kê kinh tế, cử nhân công đoàn, cao cấp lí luận và cử nhân ngoại ngữ Anh, Pháp. Đội ngũ cao đẳng gồm: cao đẳng kế toán, cao đẳng hoá và cao đẳng văn thư văn phòng. Đội ngũ công nhân gồm: Công nhân vận hành thiết bị xi măng, công nhân nồi hơi, công nhân vận hành lò, công nhân sửa chữa cơ khí, công nhân sửa chữa điện, công nhân sửa chữa thiết bị xe máy, công nhân vận hành máy đóng bao, công nhân vận hàn băng tải, công nhân vận hàn trung tâm... Chỉ tiêu phản ánh Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Kỹ sư, cử nhân 627 2,13 Cao cấp lý luận 10 0,35 Cao đẳng 150 5,15 Công nhân 2135 73,3 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty xi măng Hoàng Thạch (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động Công ty xi măng Hoàng Thạch) 2.3. THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH: 2.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty: Mỗi doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức riêng phù hợp với các đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Với tính chất ngành nghề, nhiệm vụ sản xuất, đặc tính sản phẩm và quản lý điều hành, Công ty đã xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức của mình như sau: PHÓ GIÁM ĐỐC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KIÊM TRƯỞNG BAN Nhà Máy Vật liệu chịu lửa Kiềm tính Ban Quản lý dự án dây chuyền 3 Văn phòng đại diện Lạng Sơn Văn phòng đại diện TP HCM Văn phòng đại diện Hải Dương PHÓ GIÁM ĐỐC KIÊM GIÁM ĐỐC Văn phòng đại diện Bắc Ninh Văn phòng đại diện Quảng Ninh Trung tâm tiêu thụ SP xi măng Phòng Đời sống Phòng Y tế Văn phòng Công ty PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH Xưởng Xe máy Xưởng Khai thác Phòng Thẩm định Phòng Kỹ thuật Mỏ Phòng Bảo vê - Quân sự PHÓ GIÁM ĐỐC KHAI THÁC MỎ Phòng Kế toán thống kê tài chính Phòng Vật tư GIÁM ĐỐC Phòng Kế hoạch Phòng Tổ chức lao động Xưởng Nước Tổng Kho Xưởng Cơ khí PHÓ GIÁM ĐỐC CƠ ĐIỆN Xưởng Điện- Điện tử Phòng Kỹ thuật Cơ điện Phòng Kỹ thuật an toàn - môi trường Xưởng Sửa chữa công trình Phòng Thí nghiệm- KCS Xưởng Đóng bao PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT Xưởng Lò nung Xưởng Xi măng Xưởng Nguyên liệu Phòng Điều hành trung tâm Phòng Kỹ thuật sản xuất Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức Công ty xi măng Hoàng Thạch (Nguồn: Hoàng Thạch 28 năm xây dựng và trưởng thành) Qua sơ đồ trên ta thấy mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức theo mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng, là mô hình đã và đang được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong các doanh nghiệp. Hệ thống quyền lực được phân bổ theo hướng trực tuyến từ trên xuống. Trong đó giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất, đại diện theo pháp luật của Công ty, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước Công ty, cũng như Tổng Công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc ra quyết định, chịu sự điều hành của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc. Cùng giúp việc cho giám đốc còn 34 đơn vị, phòng ban chức năng, trong đó có 33 đơn vị, phòng ban hoạt động chính cho Công ty, còn 1 đơn vị là doanh nghiệp thành viên chịu sự quản lý và phụ thuộc vào Công ty và phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. 33 đơn vị, phòng ban được chia thành 5 khối hoạt động: khối cơ quan, khối công nghệ, khối cơ - điện, khối khai thác vận chuyển và khối kinh doanh. Các đơn vị, phòng ban này trực tiếp thực hiện các kế hoạch của Công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc chuyên môn của mình. Việc áp dụng mô hình này có ưu điểm là thực hiện nghiêm được chế độ một thủ trưởng, mỗi cấp dưới chỉ có một cấp trên, mọi mệnh lệnh trong Công ty được thi hành nhanh chóng. Tuy nhiên nó lại có nhược điểm là số lượng đơn vị, phòng ban quá nhiều đòi hỏi có sự phối hợp công tác và phân công trách nhiệm phải ở tầm cao hơn, đồng thời sự giám sát của Ban giám đốc đối với các đơn vị, phòng ban khó khăn hơn. 2.3.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức Công ty xi măng Hoàng Thạch xét theo các đặc trưng cơ bản của cơ cấu tổ chức: 2.3.2.1. Chuyên môn hoá trong lĩnh vực quản lý: Một doanh nghiệp dù quy mô hoạt động lớn hay nhỏ, để có thể hoạt động tốt lĩnh vực của mình phải có sự thực hiện tốt trong lĩnh vực quản lý. Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận chức năng trong cơ cấu tổ chức hay chính là sự phân chia chức năng quản lý. Mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, phòng ban sẽ đảm nhiệm những chức năng quản lý nhất định. Công ty xi măng Hoàng Thạch có một cơ cấu tổ chức có tính chuyên môn hoá tương đối cao. Hiện nay Công ty được chia thành các chức năng quản lý sau: - Chức năng Sản xuất: chức năng này được qui định cụ thể cho 8 đơn vị, phòng ban là Phòng Thí nghiệm KCS, Xưởng Đóng bao, Xưởng Xi măng, Xưởng Lò nung, Xưởng Nguyên liệu, Phòng Điều hành trung tâm, Phòng Kỹ thuật sản xuất và Nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính. Các đơn vị, phòng ban này có nhiệm vụ sản xuất trực tiếp cho Công ty đồng thời quản lý quá trình SX của Công ty. Phòng Thí nghiệm KCS kiểm tra chất lượng hàng hoá bao gồm nguyên nhiên, vật liệu đầu vào, kiểm tra chất lượng thành phẩm của Công ty theo đúng tiêu chuẩn TCVN và tiêu chuẩn cơ sở, duy trì hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Xưởng Đóng bao đóng xi măng thành bao và phối hợp với Trung tâm tiêu thụ sản phẩm xi măng để tổ chức xuất hàng cho khách hàng, bảo đảm số lượng, chất lượng và yêu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Xưởng Lò nung nung bột liệu sau khi đã được trộn với xỉ Pirit theo tỷ lệ nhất định, nhằm sản xuất clinker có chất lượng tốt, năng suất cao. Xưởng Nguyên liệu quản lý vận hành các thiết bị máy đạp đá vôi, đá sét để nghiền các loại đá thành bột liệu phục vụ cho việc sản xuất clinker. Phòng Điều hành trung tâm điều độ sản xuất hàng ngày giữa các đơn vị trong dây chuyền sản xuất chính và các đơn vị phụ trợ của Công ty thông qua hệ thống máy tính, nắm vững nguyên tắc hoạt động của dây chuyền sản xuất chính, tình trạng hoạt động của chúng để đảm bảo việc sản xuất của Công ty được liên tục. Phòng Kỹ thuật sản xuất chuyên sâu về kỹ thuật công nghệ để tổ chức sản xuất clinker, xi măng từ các nguyên liệu đá vôi, đá sét, thạch cao, than, dầu, phụ gia đảm bảo chất lượng sản phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính sản xuất kinh doanh sản phẩm vật liệu chịu lửa các loại, xây dựng và lắp đặt các loại lò công nghiệp, dân dụng. - Chức năng Cơ điện: Được qui định cụ thể cho 6 đơn vị, phòng ban đảm nhiệm. Đó là Xưởng Nước, Tổng kho, Xưởng Cơ khí, Xưởng Điện - Điện tử, Phòng Kỹ thuật cơ điện, Phòng Kỹ thuật an toàn - môi trường. Chức năng này có nhiệm vụ nắm bắt toàn bộ thiết bị điện và cơ khí trong dây chuyền sản xuất, điều phối năng lượng cho quá trình sản xuất để có kế hoạch gia công, sửa chữa, thay thế thiết bị bảo đảm ổn định cho hoạt động sản xuất của Công ty. Xưởng Nước quản lý hệ thống cấp nước phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo các thiết bị hoạt động liên tục, an toàn và phục vụ nước sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên. Tổng kho quản lý, cấp phát, thu hồi vật tư, bảo quản thiết bị, phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu, dầu mỡ phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh. Xưởng Cơ khí thực hiện công tác gia công, chế tạo chi tiết, phục hồi, lắp đặt và sửa chữa thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí. Xưởng Điện - Điện tử tổ chức vận hành, sửa chữa các thiết thuộc hệ thống cung cấp điện dùng cho sản xuất. Phòng Kỹ thuật cơ điện quản lý chuyên sâu về kỹ thuật cơ điện, xây dựng, lắp đặt mới, sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy móc, thiết bị cơ điện. Phòng Kỹ thuật an toàn - môi trường kiểm tra theo dõi tình hình an toàn lao động, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, an toàn của thiết bị sản xuất. - Chức năng Khai thác mỏ: Do 3 đơn vị, phòng ban đảm nhiệm. Đó là Xưởng Xe máy, Xưởng Khai thác và Phòng Kỹ thuật mỏ. Xưởng Xe máy vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị xe máy (ô tô, máy xúc...) và các thiết bị khác phục vụ bốc xúc, vận chuyển. Xưởng Khai thác quản lý và sửa chữa các loại máy xúc, máy ủi...tổ chức khai thác, bốc xúc đá vôi, đá sét cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Phòng Kỹ thuật mỏ chỉ đạo công tác khai thác, vận tải, sửa chữa phương tiện thiết bị xe máy đối với Xưởng Xe máy và Xưởng Khai thác. - Chức năng Hành chính: Do 4 đơn vị, phòng ban đảm nhiệm. Là Phòng Đời sống, Phòng Y tế, Văn phòng Công ty và Phòng Bảo vệ quân sự. Phòng Đời sống quản lý, tổ chức, phục vụ ăn ca cho cán bộ, công nhân viên, phục vụ ăn cho khách và quản lý trường Mầm non của Công ty. Phòng Y tế chăm sóc sức khoẻ, khám điều trị, cấp cứu cho cán bộ, công nhân viên, tổ chức phòng dịch, phòng bệnh, vệ sinh môi trường. Văn phòng Công ty quản lý hành chính, văn thư lưu trữ, thi đua khen thưởng, tuyên truyền, công tác đối ngoại, điều hành khu văn hoá thể thao, vườn hoa cây cảnh...Phòng Bảo vệ quân sự tổ chức hoạt động bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự, quản lý hộ khẩu, phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, thực hiện công tác quân sự. - Chức năng Kinh doanh: Do 6 đơn vị, phòng ban đảm nhiệm. Là Văn phòng đại diện Lạng Sơn, TP.HCM, Hải dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Trung tâm tiêu thụ sản phẩm xi măng. Văn phòng đại diện Lạng Sơn kinh doanh, cung ứng xi măng trên địa bàn Lạng Sơn. Văn phòng đại diện TP.HCM kinh doanh, cung ứng xi măng trên địa bàn TP.HCM. Văn phòng đại diện Hải Dương kinh doanh, cung ứng xi măng trên địa bàn Hải Dương. Văn phòng đại diện Bắc Ninh kinh doanh, cung ứng xi măng trên địa bàn Bắc Ninh. Văn phòng đại diện Quảng Ninh kinh doanh, cung ứng xi măng trên địa bàn Quảng Ninh. Trung tâm tiêu thụ snả phẩm xi măng tổ chức kinh doanh xi măng. clinker, phế liệu của Công ty theo kế hoạch được giao. - Chức năng Đầu tư, xây dựng: Do 3 đơn vị, phòng ban đảm nhiệm. Là Ban quản lý dây chuyền III, Phòng Thẩm định và Xưởng Sửa chữa công trình. Ban quản lý dây chuyền III giúp chủ đầu trực tiếp tư quản lý và tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng dây chuyền III, trực tiếp thực hiện quản lý dự án. Phòng Thẩm định quản lý đầu tư và xây dựng, sửa chữa lớn thiết bị công nghệ, công trình kiến trúc. Xưởng Sửa chữa công trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng, sửa chữa công trình nội bộ, xây vá lò nung, vệ sinh công nghiệp. - Chức năng Tổ chức nhân sự: Do Phòng Tổ chức lao động đảm nhận. Phòng này quản lý, tổ chức và đào tạo lao động, pháp chế tiền lương và các chế độ chính sách đối với người lao động. - Chức năng Tài chính kế toán: Do Phòng Kế toán thống kê tài chính đảm nhận. Phòng này quản lý tài chính, giám sát mọi hoạt động kinh tế tài chính trong Công ty, thực hiện công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế, hoạch toán kinh tế ở Công ty. - Chức năng Kế hoạch và vật tư: Do 2 đơn vị phòng ban đảm nhận. Là Phòng Kế hoạch và Phòng Vật tư. Phòng Kế hoạch quản lý, lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, tiến hành hợp đồng kinh tế với các chủ thể kinh tế, tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất. Phòng Vật tư thực hiện mua sắm vật tư, tiếp nhận hàng hoá, đặt gia công chế tạo thiết bị phụ tùng phục vụ cho sửa chữa, bảo dưỡng, xây dựng cơ bản. Với tính chuyên môn hoá như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phối hợp các phòng ban chức năng với các nhiệm vụ cụ thể, phát huy được việc sử dụng lao độnghiệu quả, nâng cao năng suất lao động cũng như chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Tính chuyên môn hoá cao đòi hỏi có sự hợp tác cao, sự phối hợp chặt chẽ, đễ gây nhàm chán, giảm hiệu quả làm việc. 2.3.2.2. Phân chia thành các bộ phận, phân hệ: Bên cạnh việc chuyên môn hoá các chức năng quản lý, Công ty phân chia thành các bộ phận, phân hệ chi tiết cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị, phòng ban. Cụ thể: * Ban Quản lý dây chuyền III: - Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình. - Chuẩn bị hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ đấu thầu. tổ chức lựa chọn nhà thầu. - Thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình. - Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng công trình. * Nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính: - Giao, nhận, sử dụng tài nguyên , đất đai và các nguồn lực khác của Công ty xi măng Hoàng Thạch giao thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của Nhà máy. - Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ sản phảm để phối hợp với Công ty xi măng Hoàng Thạch triển khai sản xuất. - Mua vật tư, thiết bị, phụ tùng, nhiên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. * Văn phòng đại diện Lạng Sơn, văn phòng đại diện TP.HCM, văn phòng đại diện Hải Dương, văn phòng đại diện Bắc Ninh, văn phòng đại diện Quảng Ninh: - Tiếp nhận xi măng từ Công ty đưa đến các đại lý, địa điểm qui định để tiêu thụ. - Phối hợp với các đại lý đưa xi măng đến công trình theo yêu cầu khách hàng. - Tổ chức tiếp thị, nắm bắt nhu cầu thị trường, quản lý hàng hoá nhằm giữ vững và ổn định thị trường xi măng trên địa bàn quản lý. * Trung tâm tiêu thụ sản phẩm xi măng: - Tổ chức giao nhận xi măng bao, xi măng rời, clinker cho khách hàng theo phiếu xuất hàng, đảm bảo số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá. - Tổ chức tiếp thị thông tin nhanh về thị trường, dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng, chỉ đạo công tác tiêu thụ xi măng. - Giao vỏ bao cho các phương tiện để đóng lại xi măng rách vỡ. - Quản lý, chỉ đạo hoạt động đối với các trạm giao nhận xi măng, clinker. * Phòng Đời sống: - Tổ chức phục vụ tốt ăn ca, các bữa ăn cho khách của Công ty, đảm bảo chất lượng. - Quản lý việc mua thực phẩm, trang thiết bị, dụng cụ nhà ăn. - Tổ chức quản lý trường Mầm non của Công ty, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dụng cụ, đồ chơi, đồ dùng học tập cho trường. * Phòng Y tế: - Xây dựng kế hoạch phòng bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, công nhân viên Công ty. - Tổ chức công tác điều dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. - Theo dõi tình hình sức khoẻ, khám định kỳ cho người lao động. - Hướng dẫn người lao đôộng cách phòng ngừa tai nạn lao động và cách sơ cứu, cấp cứu khi gặp tai nạn lao động. * Văn phòng Công ty: - Xây dựng chương trình, kế hoạch, công tác lãnh đạo và lịch làm việc. - Quản lý công văn, tài liệu, văn bản, con dấu của Công ty. - Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng. - Phục vụ các buổi họp, hội nghị, tiếp khách của Công ty. - Quản lý trụ sở, phòng làm việc, nhà ở cho cán bộ, công nhân viên. - Điều hành hoạt động khu văn hoá thể thao, chăm sóc vườn cây cảnh. * Xưởng Xe máy: - Lập kế hoạch vận tải đá vôi, đá sét, clinker, phụ gia, hàng hoá và sửa chữa xe máy. - Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bi, vật tư, phụ tùng xe máy. - Xây dựng định mức vận tải, nhiên liệu, vật tư, phụ tùng cho từng loại xe máy. - Tham gia bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong dây chuyền sản xuất xi măng. * Xưởng Khai thác: - Quản lý các thiết bị, máy nén khí khoan, xúc, ủi và các thiết bị chuyên dùng khai thác. - Tổ chức thực hiện một phần công tác kiến thiết cơ bản của mỏ. - Lập kế hoạch mua bán vật tư, thiết bị, phụ tùng cho việc khai thác. - Xây dựng các qui trình khai thác, biện pháp kỹ tuật, thông số kỹ thuật...và những yêu cầu cần thiết cho việc khai thác. * Phòng Kỹ thuật mỏ: - Chỉ đạo chặt chẽ công tác trắc địa, khai thác đá, sét… - Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy trình khai thác, biện pháp kỹ thuật, hệ số phỏ đá, năng suất thiết bị… - Kiểm tra việc lập hộ chiếu khoan mỡn hàng ngày. - Tổ chức khai thác, bốc xúc, vận chuyển hợp lý các mỏ đảm bảo nguyên liệu có chất lượng ổn định. - Bảo đảm an toàn vành đai khai thác mỏ. * Phòng Thẩm định: - Thẩm định nội dung, công việc chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư. - Thẩm định lĩnh vực sửa chữa thiết bị công nghệ và các công trình kiến trúc. - Thẩm định lĩnh vực giá cả trong việc mua sắm hàng hoá, trang thiết bị máy móc. * Phòng Bảo vệ quân sự: - Xây dựng phương án bảo vệ và tổ chức lực lượng bảo vệ an toàn tài sản, giữ gìn an ninh trật tự. - Xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy, quản lý hệ thống chữa cháy tự động. - Hướng dẫn người ngoài vào Công ty thực hiện đúng nội quy Công ty - Ngăn chặn xử lý các trường hợp vi phạm tài sản hoặc gây rối an ninh trật tự. * Phòng Kế toán thống kê tài chính: - Quản lý tài chính, tiền tệ, thu, chi, chứng từ hoá đơn thanh quyết toán theo quy định của Bộ Tài chính. - Tổ chức công tác kế toán, thống kê phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. - Trích toán và trích nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách Nhà nước, các khoản nộp cấp trên. - Tổ chức thống kê các loại vật tư, phụ tùng, dầu mỡ, phế liệu, phế thải, bán thành phẩm để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. - Tổ chức bảo quản lưu giữ tài liệu kế toán, giữu bí mật các tài liệu và số liệu kế toán thuộc bí mật của Nhà nước. - Tổ chức kiểm tra, kiểm kê tài sản và đánh giá lại tài sản theo đúng chủ trương và chế độ của Nhà nước. * Phòng Vật tư: - Tổ chức tiếp thị, mua sắm các loại vật tư, thiết bị đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. - Lập kế hoạch cung ứng vật tư phù hợp với nhiệm vụ sản xuất. - Tổ chức việc chuyển giao vật tư, phụ tùng, thiết bị…cho các đơn vị. - Tổ chức phân tích việc sử dụng định mức vật tư trong toàn Công ty. * Phòng Kế hoạch: - Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, sửa chữa và mua sắm thiết bị. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và báo cáo kết quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. - Kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng kinh tế tại các Chi nhánh của Công ty. - Xây dựng kế hoạch giá thành phẩm, mua bán vật tư, máy móc thiết bị. - Tham mưu cho giám đốc về các hợp đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện cơ cấu tổ chức Công ty xi măng Hoàng Thạch.DOC
Tài liệu liên quan