Chuyên đề Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục hải quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

 

HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNGI. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3

1.1 Cơ cấu tổ chức 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Các thuộc tính của cơ cấu tổ chức 3

1.1.2.1 Sự kết hợp giữa chuyên môn hoá và tổng hợp hoá các chức năng, nhiệm vụ, công việc và những vị trí công tác 3

1.1.2.2 Sự phân chia tổng thể thành các bộ phận, phân hệ 4

1.1.2.3 Mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức và các mô hình cơ cấu xét theo mối quan hệ quyền hạn 4

1.1.2.4 Cấp quản lý, tầm quản lý và các mô hình cơ câu tổ chức xét theo số cấp quản lý 5

1.1.2.5 Phân bổ quyền hạn giữa các cấp quản lý- tập trung và phân quyền trong quản lý tổ chức 8

1.1.2.6 Phối hợp các bộ phận của tổ chức 9

1.1.3 Quá trình thiết kế cơ cấu tổ chức 11

1.1.3.1 Khái niệm 11

Sơ đồ 1.1 Logic của quá trình thiết kế cơ cấu tổ chức 12

1.1.3.2 Chuyên môn hoá ( hay phân chia công việc ) 12

1.1.3.3 Xây dựng các bộ phận và phân hệ của cơ cấu 13

1.1.3.4 Thể chế hoá cơ cấu tổ chức 13

1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với cơ cấu tổ chức ngành Hải quan 14

1.2.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế 14

1.2.2 Tính tất yếu của việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay 15

1.2.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Hải quan Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay 17

1.3 Khái niệm hiệu quả hoạt động 19

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN HIỆN NAY 21

2.1 Lịch sử hình thành của Tổng cục Hải quan 21

2.2 Thực trạng tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan theo từng thuộc tính ảnh hưởng đến các mặt công tác nghiệp vụ hải quan của Tổng cục Hải quan Việt Nam 24

2.2.1 Hệ thống tổ chức bộ máy ngành Hải quan từ 1984 đến 1993 24

2.2.2 Hệ thống tổ chức bộ máy theo quy định của Pháp lệnh Hải quan và Nghị định 16/CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan. 25

2.2.3 Hệ thống tổ chức bộ máy Hải quan Việt Nam theo quy định của Luật Hải quan và Nghị định 96/2002/NĐ- CP ngày 19/11/2002 : 26

2.2.4 Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan các cấp : 29

2.2.5 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ phận trực thuộc Tổng cục Hải quan 32

2.2.6 Quyền hạn : 41

2.2.7 Tổ chức bộ máy: 41

2.2.8 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị khác trực thuộc Tổng cục Hải quan. 42

2.2.9 Phân tích cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến một số mặt công tác nghiệp vụ hải quan của Tổng cục Hải quan Việt Nam 46

2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trải qua các thời kỳ và nhu cầu hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam 55

2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trải qua các thời kỳ 55

2.3.2 Những nhu cầu thay đổi từ môi trường bên ngoài 59

2.3.2.1 Những nhu cầu thay đổi từ môi trường bên ngoài 59

2.3.2.2 Những nhu cầu thay đổi từ môi trường bên trong 59

2.4 Hoạt động của Tổng cục Hải quan trong thời gian qua 61

2.4.1 Xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh 61

2.4.2 Công tác thu thuế xuất nhập khẩu. 65

2.5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Hải quan 69

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY. 70

3.1 Quan điểm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam 70

3.1.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp với sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ 70

3.1.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp với thể chế 73

3.1.3 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức đáp ứng đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế 74

3.1.4 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong nội bộ ngành Hải quan 74

3.2 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan. 76

3.2.1 Về cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ 76

3.2.2 Về hiện đại hoá cơ sở vật chất và trang thiết bị nghiệp vụ của ngành 77

3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong ngành Hải quan 78

3.2.3 Xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện đại 78

3.2.4 Đẩy mạnh áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong tất cả các mặt hoạt động Hải quan 79

3.3 Kiến nghị mô hình cơ cấu tổ chức mới của Tổng cục Hải quan 79

Kết luận 82

Tài liệu tham khảo 83

 

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng cục hải quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành. Đề xuất, kiến nghị những vấn dề cần sửa đổi, bổ sung về chế độ chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Vụ. Xây dựng các đề án, giải pháp cải cách thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát Hải quan. Xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch hiện đại hoá về nghiệp vụ thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; đề xuất việc trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra giám sát hải quan. Trình Tổng cục trưởng quyết định cấp giấy phép thành lập kho ngoại quan, kho bảo thuế, quyết định thành lập địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ngoài cửa khẩu theo quy định của pháp luật. Quản lý hoạt động của các Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan theo phân công của Tổng cục trưởng; hướng, quản lý việc sử dụng kết quả phân tích, phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành thực hiện nghiệp vụ về thủ tục hải quan kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Giúp Tổng cục trưởng giải quyết khiếu nại của các cá nhân, đơn vị trong việc thực hiện các quy định về giám sát hải quan. Tổ chức công tác thống kê, đánh giá tình hình và kết quả công tác giám sát quản lý về hải quan của toàn ngành theo quy định. Thực hiện hợp tác quốc tế về nghiệp vụ giám sát quản lý hải quan theo phân công của Tổng cục trưởng. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác giám sát quản lý. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao. b. Vụ kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu: Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế, quy trình hướng dẫn nghiệp vụ, chế độ kế toán về thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất nhập khẩu trình cấp có thẩm quyền ban hành. Đề xuất, kiến nghị với Tổng cục trưởng những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung chính sách, chế độ, chấn chỉnh cải tiến biện pháp quản lý, quy trình nghiệp vụ thu thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Trình Tổng cục trưởng kế hoạch phân bổ chỉ tiêu thu các loại thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong ngành thực hiện chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ, kế hoạch thu thuế xuất nhập khẩu và thu thuế khác; hướng dẫn, kiểm tra việc xác định trị giá tính thuế, truy thu, truy hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, theo dõi và đôn đốc nợ đọng thuế, cưỡng chế và xử lý vướng mắc về thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Giúp Tổng cục trưởng giải quyết khiếu nại đối với các quyết định thu thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất nhạp khẩu của cơ quan hải quan các cấp. Tổng hợp, thông kê, đánh giá tình hình và kết quả công tác thu thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của toàn ngành theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế về thuế xuất nhập khẩu theo sự phân công của Tổng cục trưởng. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác thu thuế xuất nhập khẩu. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục giao. c. Vụ pháp chế: Trình Tổng cục trưởng chương trình xây dựng pháp luật hàng năm và dài hạn của ngành Hải quan, kiểm tra, đôn đốc và định kỳ báo cáo Tổng cục trưởng tình hình, tiến độ thực hiện chương trình xây dựng pháp luật đã được phê duyệt. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan, các điều ước quốc tế về hải quan theo sự phân công của Tổng cục trưởng; tham gia ý kiến vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt dộng hải quan do các Bộ, ngành gửi đến lấy ý kiến. Xây dựng các quy chế, quy trình nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính về hải quan trình cấp có thẩm quyền ban hành; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện xử lý vi phạm hành chónh trong ngành; kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề có liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính về hải quan. Xem xét trình cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan và quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Tổng cục Hải quan tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về hải quan. Thẩm định và bảo đảm tính pháp lý của các văn bản do Tổng cục ban hành hoặc trình cấp trên ban hành. Giúp Tổng cục trưởng kiểm tra, xử lý những văn bản không đảm bảo tính pháp lý do các tổ chức, đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan ban hành. Thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật Hải quan theo sự phân côngcủa Tổng cục trưởng. Tổng kết, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế trong ngành hải quan. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao. d. Vụ hợp tác quốc tế: Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các qui định, quy chế của Tổng cục Hải quan về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan; các chương trình hợp tác quốc tế của ngành Hải quan và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Đề xuất phương án và lộ trình gia nhập hoặc kí kết các điều ước quốc tế có liên quan đến hoạt động hải quan; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, các đơn vị trong toàn ngành triển khai thực hiện các cam kết quốc tế, các điều ước quốc tế về hải quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Chủ trì tổ chức hoặc tham gia các cuộc đàm phám quốc tế, hội nghị, hội thảo quốc tế về hải quan theo chương trình kế hoạch và uỷ nhiệm của Tổng cục trưởng. Là đầu mối tiếp nhận và đề xuất với Tổng cục trưởng việc triển khai thực hiện dự án quốc tế liên quan đến hải quan; kiểm tra theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện dự án; định kỳ báo cáo Tổng cục trưởng tình hình và tiến độ thực hiện dự án. Thực hiện công tác ngoại vụ của Tổng cục; làm đầu mối đón đoàn ra, đoàn vào và phối hợp các đơn vị hữu quan trong việc cử đoàn ra; chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị các tài liệu, văn bản cần thiết liên quan đến nội dung làm việc với các đối tác nước ngoài; lập kế hoạch các đoàn ra, đoàn vào hàng năm, dự trù tài chính đối ngoại; hướng dẫn về thủ tục lễ tân,giải quyết các thủ tục visa, hộ chiếu cho cán bộ công chức trong ngành đi học tập, công tác tại nước ngoài; lưu trữ, quản lý và xử lý các văn bản đối ngoại di, đến có liên quan đến các hoạt động hợp tác của ngành Hải quan; là đầu mối quản lý việc phiên dịch, biên dịch, khai thác, thông tin, các tài liệu hợp tác quốc tế về Hải quan. Tổng kết, đánh gái và báo cáo tình hình và kết quả hoạt dộng hợp tác quốc tế của ngành Hải quan theo quy định. Đề xuất, kiến nghị với Tổng cục trưởng các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung chương trình, kế hoạch, biện pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành trong hợp tác quốc tế về Hải quan. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. e. Vụ kế hoạch tài chính: Nghiên cứu xây dựng các qui định hoặc hướng dẫn thực hiện các qui định của Nhà nước và của Bộ về quản lý tài chính, quản lý kinh phí hành chính sự nghiệp, quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý tài sản công trình cấp có thảm quyền ban hành để áp dụng thống nhất trong toàn ngành hải quan. Hướng dẫn các đơn vị trong ngành hải quan lập dự toán kinh phí hàng năm của đơn vị; tổng hợp dự toán kinh phí hàng năm của toàn ngành hải quan; trình Tổng cục trưởng phân bổ kinh phí cho các đơn vị trong ngành theo dự toán được giao. Tổ chức thẩm tra báo cáo quyết toán tài chính năm của các đơn vị; tổng hợp và lập báo cáo quyết toán tài chính toàn ngành trình Tổng cục trưởng; thông báo phê duyệt quyết toán tài chính năm cho các đơn vị trực thuộc Tổng cục. Giúp Tổng cục trưởng tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước về tiền lương, phụ cấp và các chế độ đãi ngộ khác đối với cán bộ công chức ngành hải quan theo qui định; quản lý kinh phí, quản lý vốn đầu tư, quản lý tài chính, kế toán và quyết toán theo quy định của Nhà nước và của Bộ. Giúp Tổng cục trưởng thực hiện các dự án về đầu tư xây dựng và mua sắm các trtang thiết bị có giá trị lớn theo phân công và phân cấp của Tổng cục trưởng; thống nhất quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý vật tư, niêm phong, ấn chỉ, tài sản trong ngành hải quan theo qui định của Nhà nước và của Bộ Tài chính. Hướng dẫn thực hiện công tác kế toán trong toàn ngành và tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán của đơn vị dự toán cấp 2 theo đúng qui định. Theo dõi, đề xuất giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục. Tổ chức kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí, vốn đầu tư, việc chấp hành chế độ tài chính và kế toán của các đơn vị trong ngành. Tổng hợp, báo cáo tình hìnhcông tác tài chính, kế toán của toàn ngành theo qui định của Bộ Tài chính và của Tổng cục. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. f. Văn phòng: Xây dựng trình Tổng cục trưởng các chương trình, kế hoạch công tác tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm của ngành và của cơ quan Tổng cục; theo dõi, đôn đốc các đơn vị trong ngành thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác đã đề ra. Tham mưu cho Tổng cục trưởng quyết định các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo trong toàn ngành. Thẩm định về nội dung và thể thức hành chiính của các dự thảo văn bản do các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan soạn thảo trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành; chịu ntrách nhiệm về thủ tục hành chính của các văn bản do Tổng cục ban hành. Giúp Tổng cục trưởng tổ chức điều hành, phối hợp giải quyết các công việc có liên quan giữa các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục, đảm bảo các mặt hoạt động được liên tục, thống nhất, đúng tiến độ. Tổng hợp, báo cáo định kì, đột xuất tình hình hoạt động chung trong ngành; giúp lãnh đạo Tổng cục tổ chức công tác sơ kết, tổng kết định kì và dột xuất để báo cáo cấp trên theo chế độ quy định; phối hợp chuẩn bị nội dung, cung cấp các tài liệu phục vụ các cuộc họp của lãnh đạo Tổng cục và của lãnh đạo Bộ. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, cung cấp hồ sơ, tài liệu theo đúng chế độ quy định của Nhà nước và Bộ. Tổ chức thực hiệncông tác hành chính, văn thư, lưu trữ tại cơ quan Tổng cục; tổ chức công tác thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Tổng cục và hoạt động của cơ quan Tổng cục. Tham mưu giúp Tổng cục trưởng chỉ đạo, hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng trong toàn ngành hải quan; kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả công tác thi đua khên thưởng; Thực hiện hoặc phối hợp thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về các mặt hoạt động của ngành hải quan theo phân công của Tổng cục trưởng; tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và sưu tầm, quản lý các tư liệu, hiện vật để xây dựng truyền thống Hải quan Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị, tài vụ và kế toán đơn vị dự cấp 3 của cơ quan Tổng cục theo đúng quy định; lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, quản lý và thực hiện thanh, quyết toán việc chi tiêu của cơ quan Tổng cục; thực hiện chế độ tiền lương, các chế độ đãi ngộ đối với công chức thuộc cơ quan Tổng cục theo quy định; đảm bảo trật tự an toàn, vệ sinh nội vụ cơ quan, điều kiện và phương tiện làm việc; quản lý cơ sở vật chất, phương tiện đi lại và tài sản công; tổ chức công tác y tế của cơ quan Tổng cục. Tổ chức thực hiện các quy định về hội họp, giao ban, khánh tiết…của Tổng cục. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. g. Thanh tra Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của các đơn vị, cá nhân trong ngành hải quan theo chương trình, kế hoạch được phê duyệt. Xây dựng Quy chế hoạt động thanh tra trình Tổng cục trưởng phê duyệt để thực hiện thống nhất trong ngành hải quan. Chỉ đạo, quản lý về công tác thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành Hải quan. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong ngành thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chỉ đạo, hướng dãn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra đối với Thanh tra Cục Hải quan tỉnh và Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan Tổng cục Hải quan. Tổ chức xác minh, kết luận nội dung khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ, công chức trong ngành hải quan thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng còn tiếp tục khiếu nại. Thống kê, báo cáo về tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo trong toàn ngành Hải quan; thường trực và chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức việc tiếp dân tại trụ sở cơ quan Tổng cục Hải quan. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện cac biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi tiêu cực, tham nhũng, gian lận thương mại trong nội bộ ngành hải quan. Báo cáo Tổng cục trưởng hoặc quyết định tạm đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định không đúng về công tác thanh tra, kiểm tra của thủ trưởng các đơn vị trong ngành hải quan theo đúng qui định của pháp luật. Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của ngành Hải quan; kiến nghị sửa đổi, bbổ sung chính sách, pháp luật về hải quan cho phù hợp với yêu cầu của quản lý nhà nước về Hải quan. Thực hiện việc quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác theo quy định của Tổng cục Hải quan, Thanh tra Nhà nước và Thanh tra Bộ Tài chính. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. 2.2.6 Quyền hạn : Các Vụ, Văn phòng, Thanh tra được yêu càu các đơn vị, cá nhân cung cấp đầy đủ các văn bản, hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Được ký các văn bản hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo uỷ quyền của Tổng cục trưởng. 2.2.7 Tổ chức bộ máy: Các Vụ, Thanh tra không tổ chức Phòng, tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên. Văn phòng sẽ thành lập hai phòng là Phòng Hành chính và Phòng Tài vụ – Quản trị. Các lĩnh vực công tác khác tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên. Văn phòng có con dấu và được mở tài khoản để thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính của đơn vị cấp 3. Trong trường hợp cần thiét do nhu cầu của công tác đối ngoại, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan được trao chức danh cấp phòng hoặc cấp Vụ cho chuyên viên trong thời gian làm việc với đối ctác nước ngoài. Biên chế của các đơn vị do Tổng cục trưởng quyết định trong tổng số biên chế được giao. Mỗi đơn vị có 1 cấp trưởng và một số cấp phó giúp việc. Cấp trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng về toàn bộ hoạt động của đơn vị. Cấp phó chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được phân công. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng và cấp phó của đơn vị thực hiện theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức và tài sản của đơn vị theo qui định của Tổng cục trưởng. 2.2.8 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị khác trực thuộc Tổng cục Hải quan. a) Trường Cao đẳng Hải quan: Trường Cao đẳng Hải quan là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng đào tạo cao đẳng về lĩnh vực hải quan; bồi dưỡng và đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ và theo chức danh tiêu chuẩn cho đọi ngũ cán bộ, công chức ngành hải quan theo qui định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trường Cao đẳng Hải quan chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, sự quản lý trực tiếp của Tổng cục Hải và Bộ Tài chính. Trường Cao đẳng Hải quan có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản theo qui định của pháp luật. Nhiệm vụ, quyền hạn : Đào tạo sinh viên hệ cao đẳng về lĩnh vực hải quan theo đúng chuyên môn ngành và quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo Tổ chức biên soạn, xuất bản giáo trình, giáo khoa thuộc chuyên ngành đào tạo theo đúng qui định của Nhà nước. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nhận chỉ tiêu tuyển sinh. Tổ chức thực hiện các qui định về tuyển sinh và quản lí đào tạo theo đúng qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Bộ Tài chính. Cơ cấu tổ chức của Trường gồm: Khoa Cơ bản Khoa Kiểm tra giám sát và Thuế Hải quan Khoa Kiểm soát Hải quan Khoa Ngoại ngữ Trong Khoa có các bộ môn. Mỗi bộ môn thực hiện giảng dạy một hoặc một số môn học theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Tổng cục Hải quan. Phòng Quản lý đào tạo Phòng Tổ chức – Hành chính – Tài vụ Trung tâm bồi dưỡng cán bộ, công chức Hải quan. Nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế của các Khoa, phòng và Trung tâm do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan qui định. b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Báo Hải quan Báo Hải quan là cơ quan của Tổng cục Hải quan, có chức năng thông tin, tuyên truyền chính sách pháp luật về hải quan và hoạt động của ngành Hải quan, thông tin các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội trong nước và quốc tế theo định hướng của Đảng, Nhà nước và theo qui định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Báo Hải quan là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Tổng cục Hải quan, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo qui định của pháp luật. Nhiệm vụ và quyền hạn của Báo Hải quan: Biên tập và xuất bản Báo Hải quan, đảm bẩo đúng tôn chỉ, mục đích và các qui định trong giấy phép hoạt động bó chí do Bộ Văn hoá Thông tin cấp. Thông tin chính xác, khách quan, trung thực về hoạt động Hải quan và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội… trong nước và quốc tế. Phổ biến kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; các qui định của Hải quan Việt Nam và những thông tin liên quan của Hải quan các nước. Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội, là diễn đàn góp phần vào việc bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và về Hải quan nói riêng. Phát hiện và biểu dương những gương tốt, nhân tố mới; phê phấn đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật. Thực hiện quản lý cán bộ, công chức, quản lý phóng viên, viên chức và quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất của Báo theo qui định. xây dựng mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên báo Hải quan Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng tổng cục Hải quan giao. Cơ cấu tổ chức của Báo Hải quan: Phòng Phóng viên Phòng Thư ký toà soạn Phòng Trị sự Phòng phát triển và quảng cáo. Chi nhánh miền Nam Chi nhánh miền Trung. c) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Trung tâm phân tích, phân loịa hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miền Bắc, miền Trung, miền Nam trực thuộc Tổng cục Hải nquan. Trung tâm có nhiệm vụ, quyền hạn : Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật, các qui chế và qui trình nghiệp vụ về phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Xây dựng trình Tổng cục trưởng các chương trình, kế hoạch phát triển hoạt động phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Trung tâm và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt. Tổ chức thực hiện phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo yêu cầu của các đơn vị hải quan và các yêu cầu phân tích phân loại hàng hoá trước khi nhập khẩu qui định tại Quy chế phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục trưởng ban hành. Tham gia nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học cho việc xác định, đổi mã số đối với các mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu; tham gia nghiên cứu xây dựng mã số đối với hàng hoá mới, hàng hoá khó xác định mã số hoặc chưa được chi tiết hoá. Xây dựng và quản lý thư viện mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại Trung tâm. Độc lập tiến hành hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành thực hiện phân tích, phân loại; nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong hoạt động phân tích, phân loại; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức hải quan làm nhiệm vụ phân tích, phân loại của Trung tâmvà cho đội ngũ công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các đơn vị Hải quan thuộc địa bàn phụ trách. Thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo sự phân công của Tổng cục trưởng. Tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ phân tích phân loại theo qui định của Tổng cục trưởng. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, tài chính, tài sản của Trung tâm theo phân cấp của Tổng cục trưởng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao. 2.2.9 Phân tích cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến một số mặt công tác nghiệp vụ hải quan của Tổng cục Hải quan Việt Nam a) Tính chuyên môn hoá công việc theo chức năng nhiệm vụ tại Tổng cục Hải quan Việt Nam: Qua quan sát vào sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan ta có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết các Cục, Vụ, Văn Phòng, Hải quan địa phương…đều làm chức năng tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục mà cụ thể là làm tham mưu cho Tổng cục trưởng theo từng nghiệp vụ Hải quan cụ thể như: giám sát quản lý hải quan, tổ chức thực hiện phân tích phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu, xây dựng và phát triển mối quan hệ với Hải quan các nước và quốc tế, chống buôn lậu, ổn định kinh tế đất nước…Với cơ cấu tổ chức như hiện nay thì các Cục,Vụ, Hải quan địa phương…lại được tổ chức giống như nhau, mà cụ thể là mỗi Cục nghiệp vụ lại có Cục trưởng, mỗi Vụ có Vụ trưởng và các bộ phận này hoạt động giống như một tổ chức đơn thuần trong lĩnh vực riêng được giao phó quyền hạn, nhiệm vụ, chức năng bới Tổng cục Hải quan. Sau đó báo cáo kết quả thực hiện lên Tổng cục trưởng, đây là cơ cấu chỉ huy và kiểm soát dựa vào kiểm soát trung tâm với các mệnh lệnh được ban hành xuống cấp dưới thực hiện, với cơ cấu này các mảng công việc chuyên môn riêng biệt được quản lý tốt và chức trách rõ ràng. Tuy nhiên nhìn vè một góc độ khác thì cách phân chia theo chuyên môn hoá dẫn đến tình trạng cục bộ, thiếu tính phối hợp, cán bộ làm một việc chuyên sâu thì ít có khả năng chuyến sang một bộ phận khác, trong khi quy trình thủ tục hải quan phải được điều hành thống nhất, các bộ phận cần có sự phối hợp tốt để có thể đơn giản thủ tục, thuạn tiện cho doanh nghiệp, giảm thời gian, giảm chi phí và vẫn quản lý một cách hiệu quả. Với cơ cấu như hiện nay sẽ thiếu tính linh hoạt trong môi trường ngày càng đi sâu vào hội nhập kinh tế thế giới và chỉ phù hợp với nền kinh tế tập trung trước đây. b) Việc phân chia tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam thành các bộ phận, phân hệ nhỏ hơn: Tổng cục Hải quan Việt Nam là một tổ chức lớn, trước đây trực thuộc Chính phủ tương đương một Bộ, dù hiện nay trực thuộc Bộ Tài chính nhưng vẫn mang tính chất của một tổ chức lớn, bao gồm các Chi cục liên tỉnh, địa phương và một loạt các đơn vị khác với một địa bàn hoạt động rất rộng lớn gồm toàn lãnh thổ Việt Nam cả trên đất liền và lãnh hải và cả hàng không Bảng số 2.2 Số thu thuế qua hoạt động xuất nhập khẩu từ năm 1999-2004 Đơn vị tính: tỷ VNĐ Năm Chỉ tiêu kế hoạch Số trực thu 1995 16.250 13.500 1996 18.000 15.200 1997 13.500 13.774 1998 15.000 16.657 1999 21.000 23.669 2000 22.960 24.417 2001 25.200 29.381 2002 33.300 37.221 2003 38.500 39.215 2004 46.000 46.033 Nguồn: Tổng cục Hải quan Biểu đồ số 2.2 thống kê kết quả thu thuế ngành Hải quan ( từ năm 1995-2004) Nguồn: Tổng cục Hải quan. Nhìn vào số liệu Bảng số 2.2 thì số thu thuế từ hàng hoá và các hoạt động xuất nhập khẩu các năm sau đều cao hơn năm trước đòi hỏi các cán bộ của Tổng cục phải tập trung làm việc cao độ và phối hợp nhịp nhàng để thu đúng, thu đủ và không để thất thoát cho ngân sách nhà nước. Về vấn đề cơ cấu cán bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam ta thấy số lượng cán bộ từ cấp Tổng cục, Vụ, Cục và các đơn vị sự nghiệp gần bằng một nửa số công chức làm việc trực tiếp, như vậy lực lượng cán bộ quá lớn dẫn đến thiếu nhân lực làm việc trực tiếp, trong khi hiệu quả của công tác quản lý hiện nay có đơn vị chưa hẳn đã đạt được, các sai phạm vẫn xảy ra thường xuyên từ các sai sót nhỏ trong thủ tục đến các vi phạm pháp luật đều có trách nhiệm của cán bộ quản lý. Nếu xem xét về thực trạng năng lực của cán bộ thì đại đa số đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chức danh, nhưng năng lực thực tế có nhiều cán bộ đã không còn đáp ứng được công việc do tuổi tác, do đạo đức tác phong, đặc biệt trong quá trình đổi mới trong ngành Hải quan với nhiều phương pháp quản lý mới như : Quản lý rủi ro, Quản lý thay đổi và áp dụng ngày càng nhiều biện pháp quản lý hải quan từ công nghệ thông tin hiện đại thì các cán bộ này chưa theo kịp và khó tiếp thu cái mới để thực hiện theo yêu cầu ngày càng cao hiện nay. Về quy trình luân chuyển cán bộ: Ngành Hải quan và Bộ Tài chính có hẳn một Nghị quyết về công tác luân chuyển cán bộ, trong nội bộ một đơn vị cấp Cục, trong Tổng cục Hải quan và ngay cả trong Bộ. Tuy vậy, quy trình công tác luân chuyển cán bộ hiện nay theo kế hoạch mà Nghị quyết mới chỉ được thực hiện ở các cấp nhỏ hơn, đặc biệt ở cấp Cục. Công tác luân chuyển cán bộ của Tổng cục Hải quan hiện nay đã được thực hiện khá nhuần nhuyễn nhưng vẫn còn một vài vướng mắc, có những cán bộ và công chức làm việc tại một đơn vị hơn 15 năm, trong khi đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10575.doc