Chuyên đề Hoàn thiện cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I : CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN TRONG TỔNG CÔNG TY 3

NHÀ NƯỚC 3

1.1. Khái quát về Tổng công ty Nhà nước. 3

1.1.1. Một số đặc điểm cơ bản về Tổng công ty Nhà nước. 3

1.1.2. Cơ chế quản lý tài chính Tổng công ty Nhà nước: 5

1.1.3. Vai trò của Tổng công ty Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân: 8

1.2. Cơ chế huy động vốn trong Tổng công ty Nhà nước: 10

1.2.1. Khái quát đặc điểm về nguồn vốn của Tổng công ty Nhà nước: 10

1.2.2. Nội dung cơ chế huy động vốn trong các Tổng công ty Nhà nước. 14

1.3. Các nhân tố tác động tới cơ chế huy động vốn trong Tổng công ty Nhà nước. 21

1.3.1. Nguyên nhân khách quan: 21

1.3.2. Nhân tố chủ quan: 23

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 26

2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. 26

2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 26

2.1.2. Vai trò của ngành hàng không Việt nam trong nền kinh tế quốc dân: 28

2.1.3. Khái quát tổ chức bộ máy, đặc điểm kinh tế, kỹ thuât và đặc điểm kinh doanh trong lĩnh vực hàng không của Tổng công ty Hàng không Việt 29

2.2. Thực trạng cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 36

2.2.1. Đặc điểm nguồn vốn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 36

2.2.2. Cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 40

2.3. Đánh giá cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 45

2.3.1. Kết quả đạt dược: 45

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân: 47

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 55

3.1. Nhu cầu sử dụng vốn và định hướng huy động vốn thời gian tới của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 55

3.1.1. Những định hướng lớn trong chiến lược huy động vốn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 55

3.1.2. Dự báo nhu cầu vốn trong chiến lược phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 57

3.1.3. Một số định hướng chính trong cơ chế huy động vốn. 59

3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 62

3.2.1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả việc thực hiện cơ chế huy động vốn. 63

3.2.2. Xây dựng quy trình quản lý huy động vốn trong nội bộ Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 67

3.2.3. Hoàn thiện cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 70

3.3. Kiến nghị. 76

3.3.1. Đối với Nhà nước: 76

3.3.2. Đối với các ngành có liên quan: 77

3.3.3. Đối với Tổng công ty Hàng không Việt Nam: 78

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1900 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ICAO); Thị trường hàng không giữa hai điểm nào đó là việc vận chuyển đang có hay tiềm năng đối với hành khách và hàng hoá mà chúng có thể vận chuyển giữa các điểm này, bằng dịch vụ hàng không thương mại. Theo định nghĩa này địa điểm được hiểu là một sân bay hay một nhóm sân bay nào đó. Người ta căn cứ vào các điếm xuất phát đi và đến của máy bay để phân chia thị trường hàng không thành hai loại lớn đó là: Thị trường nội địa (Trong nước – Domestic) và Thị trường quốc tế (Ngoài nước – International). Trên mội thị trường lớn người ta lại phân chia thành nhiều thứ bậc bao gồm: Thị trường nội địa bao gồm: Thị trường cặp thành phố. Ví dụ: Hà Nội - Huế, Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh… Thị trường liên vùng bao gồm tất cả các đường bay nối liền hai vùng. Ví dụ: Thị trường Nam Bắc… Thị trường toàn quốc. Thị trường quốc tế bao gồm: Thị trường cặp thành phố của hai quốc gia. (Hà Nội – Singapore)… Thị trường cặp quốc gia. (Việt Nam – Pháp)… Thị trường liên vùng. (Việt Nam – Tây Âu)… Thị trường toàn cầu. Sẩn phẩm hàng không: Sản phẩm vận chuyển hàng không là dịch vụ vận chuyển hàng không. Với người bán các dịch vụ đó là các nhà vận chuyển, người mua là hành khách và chủ các lô hàng cần vận chuyển bằng đường hàng không. Nhà chức trách hàng không: Nhà chức trách hàng không dân dụng là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không (Cục hàng không dân dụng Việt Nam), nhà chức trác hàng không quy định cơ chế hoạt động của thị trường hàng không như cho phép nhà vận chuyển hàng không nào được phép khai thác thị trường hàng không xác định, quy định đường bay, khối lượng vận chuyển, tần xuất bay, kiểm tra an ninh an toàn… giá cước, chất lượng vận chuyển, những quy định khác có liên quan. Kinh doanh vận tải hàng không và dịch vụ đồng bộ: Để đáp ứng một sản phẩm hàng không, ngoài các nguồn lực về kinh tế, nhà vận chuyển hàng không còn phải sử dụng các dịch vụ hàng không đồng bộ bao gồm: Dịch vụ tại sân bay, dịch vụ kiểm soát không lưu, dịch vụ cung ứng nhiên liệu hàng không, dịch vụ thương mại, dịch vụ kỹ thuât thương mại mặt đất, bảo dưỡng sửa chữa máy bay… Tổng công ty Hàng không với tư cách là nhà vận chuyển, đồng thời tham gia cung cấp các dịch vụ đồng bộ như: Phục vụ kỹ thuật thương mại, dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa máy bảo dưỡng máy bay… ngoại trừ kiểm soát không lưu, khai thác cảng, an ninh hàng không, hải quan, cửa khẩu. Phần lớn các sản phẩm dịch vụ trên được tạo ra để cung ứng cho các nhà vận chuyển hàng không - người mua các sản phẩm dịch vụ đó. Tuy nhiên, xét dưới góc độ Tập đoàn kinh doanh thì các dịch vụ đồng bộ chính là sản phẩm tiêu thụ nội bộ, vì sản phậm dịch vụ đồng bộ hàng không rất đa dạng, phức tạp nên khi xác định sản phẩm chính vẫn là hành khách, hàng hoá, bưu kiện. Cạnh tranh: Thị trường cung ứng dịch vụ: Cơ cấu thị trường ngành hàng không là không đồng nhất, thị trường kiểm soát không lưu là thị trường độc quyền tuyệt đối vì mỗi nước chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ không lưu cho riêng bản thân chính nước đó và các Hãng quốc tế. Với lý do an ninh và chủ quyền quốc gia, mỗi Hãng hàng không muốn được bay qua lãnh thổ Việt Nam hoặc hạ cất cánh tại các sân bay trên lãnh thổ Việt Nam đều phải được Nhà chức trách hàng không cấp phép. Thị trường cung ứng xăng dầu hàng không Việt nam cũng rất khác biệt, hiện nay chỉ có một công ty duy nhất là Công ty xăng dầu hàng không đảm trách, mặc dù phải cạnh tranh khốc liệt với các công ty xăng dầu của các nước khác trong việc cung ứng xăng dầu quốc tế nhưng thị trường trong nước thì gần như độc quyền. Thị trường dịch vụ kỹ thuật thương mại tuy không chính thức tuyên bố là độc quyền nhưng thực chất mỗi dịch vụ tại sân bay cũng chỉ có một nhà cung ứng duy nhất. Thị trường vận tải hàng không: Thị trường vận tải hàng không là thị trường vận tải hành khách, hàng hoá, bưu kiện…và mang đặc tính của một thị trường đặc thù, đối với thị trường trong nước mặc dù chỉ có hai Hãng hàng không khai thác trên các tuyến bay trong nước nhưng thực tế họ phải cạnh tranh gay gắt với các hình thức vận tải khác như: ôtô, đường sắt, đường biển và các phương tiện khác. Đối với thị trường ngoài nước, thì điều đó càng rõ nét, tính cạnh tranh khốc liệt hơn bởi các đối thủ cạnh tranh có tiềm năng quá to lớn so với Hàng không Việt Nam. Tuy nhiên, vận tải hàng không quốc tế chịu sự điều tiết quốc gia lẫn song phương. Điều kiện để một Hãng hàng không mới tham gia vào thị trường hàng không rất chặt chẽ. Theo ICAO (Tổ chức hàng không dân dụng thế giới) trên mỗi đường bay quốc tế có đến 10 hãng cùng khai thác thương mại, nhưng thậm chí có đường bay chỉ có hai hãng khai thác. Do vậy ta có thể nhận xét rằng thị trường vận tải hàng không quốc tế là thị trường gần như độc quyền. Thị trường máy bay: Đối với thị trường cung cấp máy bay, tuy trên thế giới có nhiều công ty sản xuất máy bay nhưng chỉ có một vài công ty có khả năng cung ứng cho thị trường thế giới như các công ty của Mỹ, cộng đồng Châu Âu, Nga. Do kỹ thuật sản xuất máy bay dựa trên nền tảng khoa học kỹ thuật tiến tiến nhất và lợi ích của quốc gia nên rất ít nước có thể sản xuất được. Mặt khác, ICAO chỉ cấp chứng chỉ khai thác thương mại cho máy bay dựa trên tiêu chí kỹ thuật rất nghiêm ngặt và việc mua, bán máy bay cho nước thứ ba phải được phép của nhà sản xuất. Dây chuyền vận tải hàng không và dịch vụ đồng bộ: Thị trường vận tải hàng không và dịch vụ đồng bộ là thị trường rộng lớn về không gian, thời gian. Sản phẩm cung ứng cho thị trường vận tải hàng không mang tính dặc thù cao vì nó được thực hiện bởi nhiều khâu, dây chuyên vận tải hàng không và dịch vụ là toàn bộ quá trình thực hiện những cam kết giữa nhà vận chuyển với khách hàng, bao gồm suất bán chứng từ (ký kết hợp đồng cam kết với khách hàng) thực hiện cam kết với khách hàng, cung ứng các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến chuyến bay và các dịch vụ khác. Sản phẩm dịch vụ đa hoàn thành không đồng hành với quá trình tiêu thụ sản phẩm. Để tạo ra một sản phẩm hàng không là cả một quá trình thực hiện thông qua khâu bán sản phẩm trước tiên rồi mới thực hiện cung ứng các dịch vụ. Dây chuyền vận tải hàng không và dịch vụ đồng bộ là cả quá trình thực hiện cung ứng các dịch vụ vận chuyển từ khi bán hàng cho đến khi thực hiện xong các khâu cung ứng. 2.2. Thực trạng cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 2.2.1. Đặc điểm nguồn vốn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Quy mô vốn của Tổng công ty hàng không là quy mô vốn lớn, tăng liên tục qua các năm, trong đó vốn trong sản xuất kinh doanh tăng nhanh nhất. Đối với ngành hàng không, để đảm bảo có thể hoạt động ở mức bình thường nhất, một doanh nghiệp vận tải hàng không cần có số vốn pháp định tối thiểu là 5 triệu USD tương đương với hơn 70 tỷ đồng Việt nam. Tổng công ty hàng không có quy mô vốn rất lớn, năm 1996 Tổng công ty đã được nhà nước đầu tư số vốn là 1.298 tỷ đồng và đến năm 2003 số vốn này đã lên tới 4.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó quy mô vốn của Tổng công ty không ngừng được mở rộng trong những năm tiếp theo. Trong năm 2002, vốn kinh doanh của Tổng công ty là 2.632, 487 tỷ dồng trong đó vốn cố định hơn 2.000 tỷ, vốn lưu động gần 600 tỷ đồng, còn lại là vốn khác. Đến năm 2004, vốn kinh doanh đã tăng lên dến 3.626,424 tỷ đồng tăng 137,6% so với năm 2002. Đây chính là chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty càng ngày càng phát triển mở rộng. Bên cạnh đó vốn kinh doanh còn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn. Vốn dùng cho sản xuất kinh doanh chiếm 79,91% năm 2002 và 89,97% năm 2004, tiếp đến là quỹ đầu tư phát triển, tỷ trọng cơ cấu vốn phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty qua các năm và phù hợp với cơ chế tài chính của Nhà nước đối với các doanh nghiệp. Quỹ phát triển kinh doanh là hiệu số của lợi nhuận để lại trừ đi hai quỹ khen thưởng, phúc lợi. Như vậy hàng năm Tổng công ty đã trích lập quỹ phát triển kinh doanh từ lợi nhuận để lại, chính nguồn quỹ này lại bổ sung vào quỹ phát triển kinh doanh và quỹ đầu tư xây dựng cơ bản. Bảng số1: Cơ cấu vốn kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam giai đoạn 2002 – 2004 Đơn vị tính: Tỷ đồng Nội dung 2002 2003 2004 Vốn sản xuất kinh doanh Vốn đầu tư phát triển Quỹ phát triển kinh doanh. 2.632,487 464,079 197,592 2.709,821 578,749 390,964 3.626,424 139,484 254,558 Tổng vốn 3.294,158 3.679,534 4.030,466 (Nguồn : Số liệu báo cáo tài chính năm 2002 – 2004) Nếu phân chia theo cơ cấu vốn kinh doanh thành vốn cố định và vốn lưu động thì vốn cố định chiếm tỷ trọng cao nhất. Cơ cấu vốn cố định: Tổng giá trị tài tản cố định (nguyên giá) năm 2002 là 3.902,047 tỷ đồng trong đó khối hạch toán tập trung là 3.381,916 tỷ đồng; năm 2003 là 7.925,845 tỷ đồng trong đó khối hạch toán tập trung là 7.276,808 tỷ đồng; năm 2004 là 15.393,138 tỷ đồng trong đó khối hạch toán tập trung là 14.644,026 tỷ đồng. Trong cơ cấu tài sản cố định, máy bay chiếm khoảng 67% đến 85% giá trị tài sản cố định, bình quân mỗi năm tăng khoảng 30% – 40%. Mặt khác tài sản cố định là máy bay rất hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến. Nếu so sánh một cách khách quan thì Tổng công ty có một đội ngũ máy bay vào loại hiện đại nhất, trẻ nhất, điều đó khẳng định chất lượng và uy tín của Hàng không Việt Nam trong những năm qua không ngừng tăng lên. Nếu so sánh quy mô vốn giữa các Tổng công ty Nhà nước thì Tổng công ty Hàng không Việt Nam xếp trong nhóm 10 Tổng công ty có quy mô vốn lớn nhất Việt Nam Bảng số 2: Bảng đăng ký vốn điều lệ khi thành lập của một số Tổng công ty Nhà nước Đơn vị tính: Tỷ đồng Tên Tổng công ty Số vốn đăng ký lúc thành lập Thời điểm bắt đầu thực hiện theo mô hình mới. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Tổng công ty Điện lực Việt nam Tổng công ty Thép Việt nam Tổng công ty Hàng không Việt nam Tổng công ty Dệt may Việt nam 2.501 12.600 1.311 1.298 1.562 1/7/95 1/3/96 1/7/95 1/10/95 (Nguồn: Vốn điều lệ được công bố (Tạp chí tin học Ngân hàng số 2-1997)) Xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế mở và hội nhập, xu hướng toàn cầu hoá tạo động lực phát triển của mỗi quốc gia tham gia vào quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế trên phạm vi toàn thế giới. Đối với ngành hàng không, chính xu hướng đó đang là yếu tố kích thích tăng trưởng lượng khách mua dịch vụ hàng không, thu hút sự giao lưu đi lại của hành khách, hàng hoá và các dịch vụ khác giữa các quốc gia. Nhằm khai thác tối đa lợi thể chủ quyền quốc gia, cơ hội kinh doanh, đòi hỏi hàng không Việt Nam phải chú trọng đầu tư để xây dựng đội bay đủ mạnh đáp ứng được yêu cầu kinh doanh và nhiệm vụ chính trị. Trong những năm qua, mặc dù không được Nhà nước đầu tư trực tiếp nhưng Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tự chọn hướng đi cho mình phù hợp với xu thế, nhằm tăng nhanh năng lực kinh doanh, đáp ứng với yêu cầu bức xúc của nền kinh tế thị trường đặt ra. Theo kế hoạch đến năm 2020, Tổng công ty sẽ xây dựng đội bay lêm tới hàng trăm chiếc với 40% – 50% là máy bay sở hữu của Hàng không Việt Nam và khoảng 30% đến 40% là thuê và các hình thức khác. Số vốn tối thiểu cho việc đầu tư máy bay khoảng 5 – 7 tỷ USD, trong đó vốn dự tính huy động từ thị trường vốn chiếm khoảng 50% - 65% khoảng 3 – 4 tỷ USD từ nay đến năm 2020. Bảng số 3: Kế hoạch xây dựng đội bay giai đoạn năm 2000 – 2020 Đơn vị tính: Chiếc Loại máy bay 2000 2010 2020 T.Số Sở hữu Thuê T.Số Sở hữu Thuê T. Số Sở hữu Thuê Loại 70 ghế 6 6 0 100 60 40 100 60 40 Loại 150 ghế 10 0 10 100 60 40 100 46 54 Loại 250 ghế 4 0 4 0 0 0 0 0 0 Loại 350 ghế 0 0 0 100 50 50 100 45 55 Loại 420 ghế 0 0 0 100 0 100 100 50 50 Tổng cộng 20 6 14 400 170 230 400 201 199 (Nguồn: Chiến lược phát triển giai đoạn 2000 – 2020) Ghi chú: Máy bay sở hữu bao gồm cả các máy bay đầu tư mua theo cấu trúc thuê tài chính. Cơ cấu vốn lưu động: Do đặc thù kinh của ngành vận tải kinh doanh vận tải hàng không, cơ cấu vốn lưu động của Tổng công ty cũng có nét đặc thù riêng. Vốn lưu động chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh trong khi tổng tài sản lưu động lại rất lớn trong đó chủ yếu là vốn trong thanh toán chiếm tỷ trọng cao. Theo báo cáo quyết toán 31/12/2004, các khoản phải thu khoảng 2.012,141 tỷ đồng. Các khoản phải thu lớn là do Tổng công ty hàng không có mối quan hệ với nhiều Hãng hàng không quốc tế, thanh toán giữa các Hàng hàng không theo thông lệ quốc tế làm cơ sở để các Hàng hàng không quốc tế xuất chứng từ mua dịch vụ trên các chuyến bay của hàng không Việt Nam. Trên cơ sở đó hàng không Việt Nam thực hiện cam kết vận chuyển hành khách, hàng hoá, dịch vụ cho các Hãng hoàn thành sau đó mới thanh toán, thông thường tốc độ thanh toán chậm. Một nguyên nhân khác, Tổng công ty hàng không Việt Nam tổ chức mạng bán sản phẩm thông qua đại lý và tổng đại lý trên khắp thế giới, việc thanh toán tiền bán sản phẩm phải sau 10 đến 30 ngày, đây cũng là nguyên nhân làm tăng các khoản phải thu của Tổng công ty. Các khoản phải trả của Tổng công ty cũng chiếm tỷ trọng lớn, tại thời điểm 31/12/2004 là 2.480,677 tỷ đồng. Nếu so sánh khoản phải thu - khoản phải trả thì số chênh lệch phải trả là 468,536 tỷ đồng có nghĩa là Tổng công ty vẫn chiếm dụng vốn của khách hàng. Vốn lưu động dưới dạng nguyên vật liệu, vật liệu dự trữ chiếm tỷ trọng lớn. Với số lưọng máy bay hơn 34 chiếc trong quá trình khai thác cần một lượng phụ tùng thay thế rất lớn. Khác với các loại tài sản khác, quá trình khai thác máy bay đòi hỏi phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, các tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định chặt chẽ và đáp ứng các tiêu chuẩn do Tổ chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO) đưa ra. Mặt khác, các vật tư khác như xăng dầu, xuất ăn… cũng phải dự trữ một lượng khá lớn. 2.2.2. Cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 2.2.2.1. Cơ sở pháp lý trong việc xây dựng cơ chế huy động vốn của Tổng công ty hàng không: Cơ sở pháp lý của Nhà nước: Với mục tiêu động tối đa nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh, định hướng chính sách huy động vốn của Tổng công ty nhằm khai thác tốt nhất vốn trong nội bộ và vốn từ bên ngoài. Xây dựng cơ chế huy động vốn của Tổng công ty hàng không đã phần nào đáp ứng được mục tiêu của công tác huy động vốn, đồng thời phù hợp với cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước. Việc xây dựng cơ chế huy động vốn một mặt đã dựa trên nền tảng pháp lý của Nhà nước, mặt khác đã cụ thể hoá các quan điểm kinh tế, chính sách của Đảng và Nhà nước, tuân thủ pháp luật, phù hợp với đặ điểm của Tổng công ty trên cơ sở đáp ứng những nhiệm vụ chiến lược, chiến thuật của Tổng công ty trong quá trình phát triển. Trong những năm gần đây Nhà nước đã tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các Tổng công ty Nhà nước. Nhà nước cho phép các Tổng công ty được thành lập công ty tài chính nhằm thực hiện chức năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp có quyền chủ động hơn trong huy động vốn, dưới góc độ pháp lý, hệ thống văn bản của Nhà nước quy định cơ chế quản lý tài chính, cơ chế huy động vốn đối với Tổng công ty, các doanh nghiệp có quyền huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh: vay vốn ngân hàng; các tổ chức tín dụng; cá doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; phát hành trái phiếu… Tuy nhiên, trên thực tế Tổng công ty hàng không vẫn bị ràng buộc bởi nhiều lý do chủ quan và khách quan tác động đến quá trình triển khai và thực hiện cơ chế huy động vốn. Nếu nhìn từ góc độ pháp lý, hệ thống văn bản của Tổng công ty về cơ chế huy động vốn, việc huy động vốn xuất phát từ lợi ích quốc gia, lợi ích của nền kinh tế đồng thời trên cơ sở đáp ứng những định hướng chiến lược phát triển của Tổng công ty. Nhưng thực tế do sự thay đổi thường xuyên của hệ thống văn bản của Nhà nước, sự triển khai hướng dẫn thực hiện theo hệ thống văn bản, thường hiểu theo một chiều, thậm trí trái ngược, tính định hướng của hệ thống pháp luật không rõ ràng, vận dụng tuỳ tiện, cơ quan hành pháp nhiều khi không căn cứ vào hệ thống văn bản của Nhà nước, xử lý theo ý chủ quan, chính điều đó phần nào đã tác động đến chiến lược huy động vốn dài hạn của Tổng công ty, gây tâm lý bị động, ỷ lại, cản trở chính Tổng công ty không dám mạnh dạn trong hoạt động huy động vốn. Đó chính là những tác động tiêu cực của môi trường luật pháp đến huy động vốn của Tổng công ty Nhà nước nói chung và của Tổng công ty hàng không nói riêng. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp trong việc xây dựng cơ chế huy động vốn: Trên cơ sở hành lang pháp lý mà Nhà nước đã tạo cho các doanh nghiệp - tiền đề để Tổng công ty xây dựng cơ chế huy động vốn phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh của mình, với mục tiêu nhằm khai thác tối đa nguồn lực sẵn có để phục vụ nhu cầu kinh doanh. Để tận dụng tối đa khả năng đó, Tổng công ty đã chú trọng xây dựng cơ chế huy động vốn, đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất áp dụng cho mọi thành viên của Tổng công ty nhằm dần dần đưa công tác huy động vốn vào nề nếp và có thể kiểm soát được. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty quy định rõ: Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch huy động vốn dưới mọi hình thức, xem xét, quyết định bảo lãnh vay nợ, quyết định trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp tài sản của đơn vị thành viên theo quy định của Nhà nước. Đồng thời đề ra những quy định cụ thể đối với mỗi một nguồn vốn được huy động, chính những văn bản này đã tạo cho daonh nghiệp thành viên Tổng công ty thực hiện huy động vốn trên cơ sở quyền hạn và trách nhiệm của mình. Đây chính là mối liên kết ràng buộc của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty với nhau, nhằm khai thác tối đa tiềm năng sẵn có trong nội bộ Tổng công ty, việc tạo ra hành lang pháp lý, quy dịnh chế độ chính sách, các biện pháp cụ thể, để mỗi đơn vị thành viên trong Tổng công ty có cơ sở thực hiện huy động tôt nguồn lực sẵn có, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Trong khi hệ thống văn bản pháp quy trong Tổng công ty quy định chặt chẽ các ràng buộc trong hoạt động huy động vốn, tạo dựng mối liên kết về vốn giữa Tổng công ty với các doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp thành viên với nhau. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện do sự tác động của cơ chế quản lý Nhà nước, mối quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ bị điều chỉnh, Tổng công ty thực sự không dễ dàng liên kết các đơn vị thành viên thành một khối liên kết và tích tụ vốn theo đúng ý tưởng thành lập Tổng công ty. Đó chính là những mặt hạn chế tác động đến cơ chế huy động vốn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 2.2.2.2. Nội dung, hình thức huy động vốn: Nội dung: Cơ chế huy động vốn là một trong những nội dung quan trọng của cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty, cơ chế huy động vốn là cụ thể hoá những nội dung huy động vốn trong cơ chế quản lý tài chính. Ngay từ khi tiến hành xây dựng, cơ chế huy động vốn đã tạo dựng hành lang pháp lý, khuyến kích mọi đơn vị thành viên trong Tổng công ty tận dụng mọi khả năng để huy động vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nội dung cơ chế huy động vốn quy định rõ phạm vi áp dụng, thẩm quyền phê duyệt, quyền hạn trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện cơ chế huy động vốn và thể hiện các mặt sau đây: Cơ chế huy động vốn khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân là thành viên trong Tổng công ty tham gia vào việc xây dựng cơ chế huy động vốn, tích cực tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, thực hành tiết kiệm, tăng cường kiểm soát nguồn thu, giảm giá thành. Đặc biệt coi trọng biện pháp nâng cao hiệu quản sản xuất kinh doanh, tăng nhanh khả năng tích tụ vốn từ kết quả sản xuất kinh doanh, coi đây là nội dung trọng tâm trong việc phát huy nội lực là cơ sở bền vững trong chiến lược phát triển lâu dài của Tổng công ty. Cơ chế huy động vốn quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong việc thực hiện cơ chế huy động vốn. Quy định từng dự án được phép huy động vốn, mức vốn huy động, quy trình thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh, phương án hoàn vốn, thời hạn hoàn vốn… Tất cả các dự án huy động vốn từ bên ngoài Tổng công ty phải được sự phê chuẩn của Chủ tịch hội đồng quản trị. Đối với những dự án lớn, Chủ tịch hội đồng quản trị lập tờ trình Chính phủ phê duyệt. Đối với dự án đầu tư dài hạn, mua sắm tài sản cố định có giá trị trên 1 tỷ đồng, Giám đốc các đơn vị có nhu cầu huy động vốn lập phương án kinh doanh. Dự kiến phương án huy động vốn, trình Tổng giám đốc Tổng công ty kiểm tra, thẩm định dự án, trình Chủ tịch hội đồng quản trị phê duyệt. Đối với những dự án huy động vốn trong nội bộ, trên cơ sở kế hoạch cân đối nhu cầu vốn hàng năm, đã được Hội đồng quản trị phê duyệt và giao cho Tổng giám đốc Tổng công ty thục hiện. Khi huy động vốn từ bên ngoài (các tổ chức tài chính trong và ngoài nước) phải tiến hành lựa chọn trên cơ sở dấu thầu cạnh tranh để giảm chi phí đến mức thấp nhất. Phạm vi áp dụng cơ chế huy động vốn: Cơ chế huy động vốn được áp dụng cho mọi thành viên trong Tổng công ty, các đơn vị thành viên là chủ thể trong việc huy động vốn, Tổng công ty là người đại diện sở hữu duy nhất, có trách nhiệm cuối cùng liên quan đến mọi khoản vốn được huy động. Các hình thức huy động vốn: Cơ chế huy động vốn xây dựng trên cơ sở áp dụng linh hoạt các hình thức huy động vốn, xuất phát từ yêu cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện nay Tổng công ty Hàng không Việt Nam đang áp dụng rất linh hoạt các hình thức huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Đối với nguồn vốn huy động trong nội bộ Tổng công ty, ngoài việc điều tiết từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm theo quy định từ các đơn vị thành viên, Tổng công ty cho phép các đơn vị thành viên tham gia vào quá trình liên kết vốn để thực hiện các hợp đồng cung ứng các dịch vụ nội bộ, tham gia đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản trong và ngoài Tổng công ty. Các hợp đồng xuất nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu có khả năng thu hồi vốn nhanh, đặc biệt Tổng công ty tham gia ứng vốn trước cho các đơn hàng, các đơn vị thành viên cung ứng dịch vụ cho Vietnam Airlines. Đối với nguồn vốn huy động từ bên ngoài, cơ chế huy động vốn quy định chặt chẽ các hình thức huy động vốn này. Vốn huy động từ bên ngoài chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đầu tư và phát triển, Tổng công ty là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho các hợp đồng cung ứng vốn, do vậy chủ yếu là vốn vay dài hạn và bằng ngoại tệ, Tổng công ty không cho phép các đơn vị thành viên huy động vốn bằng các hình thức khác. Các biện pháp kiểm soát nguồn vốn huy động: Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên, từ khi thực hiện cơ chế mới, Tổng công ty đã ban hành các văn bản pháp quy nhằm kiểm tra kiểm soát chặt chẽ công tác huy động vốn cảu các đơn vị thành viên, thống nhất quản lý các hoạt động huy động vốn trong toàn Tổng công ty, mọi nguồn vốn huy động của các thành viên trong Tổng công ty phải dược kiểm soát chặt chẽ, nguồn vốn huy động phải thực hiện theo phân cấp quản lý của Tổng công ty. Cơ chế huy động vốn đảm bảo nguyên tắc sau đây: Khai thác có hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài Tổng công ty, lấy nội lực làm động lực chính, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nội bộ Tổng công ty, tận dụng tối đa vốn từ bên ngoài, hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Bảo toàn và phát triển vốn, cung ứng kịp thời vốn theo yêu cầu của khách hàng vì mục tiêu chung của toàn Tổng công ty. Cấp hành các chính sách quản lý của Nhà nước về chế độ tài chính - kế toán, chế độ báo cáo thống kê, chính sách quản lý tiền tệ - tín dụng, các quy định của Tổng công ty. Trong những năm vừa qua, các chính sách tín dụng của Nhà nước tuy đã có những đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn, nhưng phần nào vẫn hạn chế tính năng động sáng tạo trong việc thực hiện cơ chế huy động vốn của Tổng công ty hàng không. Tuy vậy, Tổng công ty vẫn thực hiện tốt công tác huy động vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh với quan điểm: Tận dụng tối đa, kết hợp cùng một lúc nhiều hình thức tài trợ tài chính trong một dự án đầu tư theo hướng hiện đại, đảm bảo tính khả thi và an toàn tài chính; cân đối một cách có hiệu quả giữa vốn đầu tư ngắn hạn với vốn đầu tư dài hạn, duy trì linh hoạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu với vốn vay. Giải pháp cụ thể huy động vốn hiện nay được Tổng công ty đánh giá là đã: Tận dụng tối đa kênh vay vốn có bảo lãnh của các tổ chức tín dụng xuất khẩu và các hình thức tài trợ vốn khác phù hợp với thông lệ quốc tế và tài trợ tài chính máy bay có quyền sở hữu của VIETNAM AIRLINES. Giải pháp này đã có hàng loạt các tác động khách quan trọng đó có sự tác động tích cực của Chính phủ. Đó là: Nhà nước đã khai thông quan hệ với các tổ chức tín dụng của Mỹ, các nước Châu Âu để các tổ chức này chấp nhận bảo lãnh hoặc tài trợ vốn cho Tổng công ty khi tiến hành mua hoặc thuê mua máy bay hiện đại. Đã và đang tiến hành phê chuẩn chiến lược phát triển đội bay đến năm 2010 – 2020, tạo cơ sở cho chiến lược huy động vốn dài hạn, chủ động phương án đàm phán ký kết các dự án tài trợ dài hạn, phù hợp với cơ chế hiện nay. Mặt khác, Nhà nước thông qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoan thien co che huy dong von tai tong cong ty hang khong Viet nam-CQ 441894-NGUYEN THI BICH NGO.doc
Tài liệu liên quan