Chuyên đề Hoàn thiện cơ chế tạo động cơ, động lực cho nhân viên Vụ tổ chức cán bộ thuộc Bộ Giao thông Vận tải

MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt

Danh mục sơ đồ, bảng biểu

Lời mở đầu 1

Chương 1: Cơ sở lý luận về động cơ, động lực trong lao động trong tổ chức 3

I. Một số khái niệm 3

1. Lợi ích 3

2. Nhu cầu 3

3. Động cơ, động lực 4

3.1 Động cơ 4

3.2 Động lực 4

4. Vai trò của động cơ, động lực 4

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới động cơ và động lực 5

1. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân người lao động 5

2. Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường 5

3. Nhóm các yếu tố thuộc về bản thân công việc 6

4. Một số mô hình, nghiên cứu động cơ, động lực của con người 6

4.1. Mô hình cổ điển về quản lý con người 6

4.2. Hệ thống nhu cầu của Maslow 7

4.3. Hệ thống hai yếu tố của Hezberg 9

4.4 Mô hình xác định động cơ, động lực 10

5. Các công cụ tao động cơ, động lực 11

5.1 Công cụ kinh tế 12

5.2 Công cụ tâm lý – giáo dục 13

5.3 Công cụ hành chính – tổ chức 14

Chương 2: Thực trạng cơ chế tạo động cơ, động lực tại Vụ tổ chức cán bộ thuộc Bộ Giao thông Vận tải 16

I. Khái quát chung 16

1. Đặc điểm, hoạt động của Bộ Giao thông Vận tải 16

2. Đặc điểm, chức năng nhiệm vụ của Vụ tổ chức cán bộ thuộc Bộ giao thông Vận tải 18

2.1 Vị trí, chức năng 18

2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 18

2.3 Cơ cấu tổ chức 21

2.4 Nguyên tắc hoạt động 22

II. Thực trạng tạo động cơ, động lực tại Vụ tổ chức cán bộ thuộc Bộ giao thông Vận tải 23

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ, động lực của nhân viên thuộc Vụ tổ chức cán bộ thuộc Bộ giao thông Vận tải 23

2. Các công cụ tạo động cơ, động lực áp dụng tại Vụ tổ chức cán bộ thuộc Bộ giao thông Vận tải 26

2.1. Công cụ kinh tế ( tài chính ) 26

2.2. Công cụ tâm lý – giáo dục 30

2.3. Công cụ hành chính – tổ chức 33

3. Đánh giá chung về cơ chế tạo động cơ, động lực tại Vụ tổ chức cán bộ thuộc Bộ giao thông Vận tải 37

3.1. Ưu điểm 37

3.2. Nhược điểm 38

3.3. Nguyên nhân tồn tại 38

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tạo động cơ động lực cho nhân viên Vụ tổ chức cán bộ thuộc Bộ giao thông Vận tải 39

I. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế tạo động lực 39

1. Hoàn thiện cơ chế lương và trả lương 39

2. Xác lập vị trí cá nhân trong tổ chức 39

3. Tạo môi trường 39

4. Về công việc 40

5. Về lãnh đạo 41

6. Cơ chế tuyển dụng 42

7. Cơ chế hành chính, tổ chức 42

II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế tạo động cơ, động lực tại Vụ tổ chức cán bộ thuộc Bộ Giao thông Vận tải 43

1. Về phía lãnh đạo Bộ 43

2. Về phía cơ quan nhà nước 43

Kết luận 44

Danh mục tài liệu tham khảo

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện cơ chế tạo động cơ, động lực cho nhân viên Vụ tổ chức cán bộ thuộc Bộ Giao thông Vận tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bỏ các phương tiện cũ nát; tăng cường chất lượng công tác đào tạo, sát hạch và cấp phép người lái… Theo số liệu thống kê thì liên tục trong 3 năm qua, số vụ TNGT, số người chết và số người bị thương tính trên 10.000 phương tiện đều giảm. Đây là kết quả rất đáng mừng, thể hiện sự nỗ lực không chỉ của Ngành GTVT mà còn của các địa phương và toàn bộ hệ thống chính trị. Về công tác quản lý Nhà nước của Bộ GTVT, từ năm 2001 trở lại đây, công tác xây dựng thể chế, văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực GTVT đã có bước chuyển biến quan trọng. Hàng loạt bộ luật và văn bản quy phạm pháp luật đã được ra đời. Năm 2001 Quốc hội ban hành Luật Giao thông đường bộ. Năm 2004 là Luật Giao thông đường thuỷ nội địa. Năm 2005, Quốc hội đã thông qua thêm 02 luật nữa là Luật Đường sắt và Bộ luật Hàng hải (sửa đổi). Theo kế hoạch thì cuối năm 2005 này, Quốc hội dự kiến sẽ xem xét và thông qua Luật Hàng không dân dụng (sửa đổi). Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, Ngành GTVT sẽ có đủ 05 bộ luật điều chỉnh 05 lĩnh vực giao thông của Ngành: đường  bộ, đường sông, đường sắt, hàng hải và hàng không. Ngoài ra, Bộ GTVT trong giai đoạn vừa qua cũng tập trung chấn chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Bộ; yêu cầu các doanh nghiệp cương quyết thực hiện 3 không: “Không bỏ giá thầu thấp bất hợp lý gây thua lỗ - Không nhận công trình chưa rõ nguồn vốn hoặc chưa có kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt - Không đầu tư mua sắm máy móc thiết bị tràn lan kém hiệu quả”. 2 . Đặc điểm, chức năng nhiệm vụ của Vụ tổ chức cán bộ thuộc Bộ giao thông Vận tải Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ – CP ngày 22/04/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải: 2.1 Vị trí, chức năng Vụ Tổ chức cán bộ là tổ chức tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý về công tác tổ chức cán bộ, bao gồm: tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, lao động, tiền lương, đào tạo, thi đua, khen thưởng, các hội, tổ chức phi Chính phủ và cải cách hành chính trong ngành Giao thông vận tải. 2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 2.2.1 Chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cán bộ, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác 2.2.2 Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch tổ chức, cán bộ , phân công các cấp quản lý,các văn bản quy định về công tác tổ chức, cán bộ, thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 2.2.3 Xây dựng hoặc chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng: - Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các vụ, thanh tra, văn phòn, cục các tổ chức sự nghiệp và mối quan hệ công tác của từng tổ chức, ban hành, sửa đổi, bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động của các công ty nhà nước thuộc thẩm quyền của Bộ; - Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật; - Quyết định xếp hạng các tổ chức sự nghiệp và các doanh nghiệp thuộc Bộ theo quy định của pháp luật; - Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ của Giám đốc Sở Giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Thống nhất với Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 2.2.4 Chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng: - Đề nghị Bộ Nội vụ giao chỉ tiêu biên chế hành chính và biên chế sự nghiệp chưa có định mức; - Quyết định việc phân bổ, tuyển dụng, nâng ngạch, chuyển ngạch nâng bậc lương, ban hành chế độ chính sách 2.2.5 Tổ chức thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức lãnh đạo theo quy định của cấp có thẩm quyền và phân cấp quản lý của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện. 2.2.6 Chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng: - Quyết định tiêu chuẩn các cơ sở đào tạo được giao kế hoạch - Giao chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo hàng năm cho cơ sở đào tạo thuộc Bộ - Quy định việc đào tạo, huấn luyện, sát hạch, cấp giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện giao thông - Kế hoạch đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp một số dịch vụ sự nghiệp công 2.2.7 Về thi đua khen thưởng: - Xây dựng trình Bộ trưởng ban hành chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua khen thưởng cho từng thời kỳ và từng lĩnh vực; - Tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng trong phạm vi quản lý của Bộ ( kể cả khen thưởng thành tích có công với Cách mạng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ); - Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng, Hội đồng xét đề nghị Nhà nước công nhận danh hiệu nhà giáo, thầy thuốc của Bộ; - Theo dõi quá trình thi đua; thực hiện sơ kết, tổng kết, xem xét, thẩm định đề xuất các hình thức khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật; - Phối hợp với Văn phòng Bộ trong việc xây dựng và quản lý quỹ thi đua, khen thưởng của Bộ theo quy định của pháp luật; - Quản lý, cấp phát hiện vật khen thưởng của ngành Giao thông vận tải theo phân cấp; thực hiện việc tổ chức trao tặng khen thưởng theo quy định của pháp luật; làm thủ tục cấp đổi hiện vật khen thưởng bị hư hỏng, thất lạc và xác nhận các hình thức khen thưởng; - Tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến lực lượng thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến theo quy định của pháp luật. 2.2.8 Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và tạo điều kiện để các hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật. 2.2.9 Xây dựng trình Bộ trưởng: - Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; - Quyết định các biện pháp cụ thể tăng cường kỳ luật, kỷ cương hành chính trong cán bộ, công chức, viên chức của Bộ; chống tham nhũng, lãng phí 2.2.10Chủ trì tham mưu trình Bộ trưởng quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ đi học tập đào tạo, du lịch và giải quyết việc riêng có thời hạn ở nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ 2.2.11 Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Bộ theo quy định. 2.2.12 Tổ chức thực hiện công tác thống kê, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi trách nhiệm theo quy định. 2.2.13 Hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ, thi đua, khen thưởng ở các tổ chức trực thuộc Bộ theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất với Bộ Nội vụ về tình hình tổ chức cán bộ, thi đua, khen thưởng và kiến nghị giải quyết các vấn đề liên quan đến thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 2.2.14Quản lý đội ngũ công chức thuộc Vụ theo quy định của pháp luật. 2.2.15 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao. 2.3 Cơ cấu tổ chức - Vụ tổ chức cán bộ được tổ chức Phòng thi đua – Khen thưởng trực thuộc và một số phòng nghiệp vụ khác khi có nhu cầu; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các phòng do Vụ trưởng quy định. - Vụ tổ chức cán bộ sử dụng con dấu của Bộ khi Lãnh đạo Vụ ký văn bản thừa lệnh Bộ trưởng. - Biên chế của Vụ tổ chức cán bộ gồm có Vụ trưởng, một số Phó Vụ trưởng, trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chuyên viên do Bộ trưởng quyết định trong tổng số biên chế hành chính của Bộ được giao. - Vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng Bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Vụ trưởng. - Bộ trưởng ủy quyền cho Thứ trưởng- Thủ trưởng Cơ quan Bộ bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng theo đề nghị của Vụ trưởng. 2.4 Nguyên tắc hoạt động - Vụ trưởng là người chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về toàn bộ công tác chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động của Vụ. - Các Phó Vụ trưởng giúp việc Vụ trưởng, trực tiếp chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ theo phân công của Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và lãnh đạo Bộ về phần việc đó. Trong quá trình giải quyết công việc, nếu liên quan đến phạm vi phụ trách của các Phó Vụ trưởng khác thì các Phó Vụ trưởng cần phải chủ động trao đổi, thống nhất trước khi giải quyết; nếu vượt quá khả năng hoặc thẩm quyền thì phải báo cáo lại Vụ trưởng. Trong một số trường hợp cụ thể, Vụ trưởng trực tiếp giải quyết các công việc liên quan đến trách nhiệm của Phó Vụ trưởng và sẽ thông báo lại cho Phó Vụ trưởng biết. Khi Vụ trưởng đi công tác hoặc đi vắng, Vụ trưởng sẽ ủy quyền cho một Phó Vụ trưởng điều hành, giải quyết mọi công việc của Vụ trong thời gian Vụ trưởng vắng mặt. - Chuyên viên là người trực tiếp giải quyết công việc do Vụ trưởng và lãnh đạo Vụ giao. Trong trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, chuyên viên có thể làm việc trực tiếp với lãnh đạo Bộ và thực hiện nhiệm vụ do lãnh đạo Bộ chỉ đạo, nhưng ngay sau đó phải báo cáo với Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng có liên quan biết. - Thông thường, vào thứ 2 hàng tuần, lãnh đạo Vụ cùng Trưởng phòng, Tổ trưởng và Chủ tịch Công đoàn Vụ hội ý công việc trong tuần. Vào thứ 2 tuần cuối của tháng, lãnh đạo Vụ họp bàn kế hoạch công tác của tháng sau. Sau Hội nghị giao ban Bộ, họp toàn Vụ để Vụ trưởng triển khai công tác mới. - Hàng tháng, vào ngày 18 ( nếu trùng với ngày nghỉ thì đến ngày làm việc gần nhất ), các Phó Vụ trưởng và Tổ trưởng làm báo cáo những việc đã làm trong tháng, đồng thời dự kiến công việc tháng tới thuộc lĩnh vực mình phụ trách - Về việc dự họp, hội nghị, hội thảo: Khi có giấy mời, Vụ trưởng sẽ phân công cho các Phó Vụ trưởng hoặc chuyên viên đi dự. Tùy theo nội dung giấy mời, người đi dự có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu, báo cáo lãnh đạo Vụ ( nếu là chuyên viên ) trước khi đi họp. Trường hợp chỉ có chuyên viên dự họp thì chuyên viên phải xin ý kiến lãnh đạo Vụ trước về những vấn đề định phát biểu trong cuộc họp liên quan đến trách nhiệm chung của Vụ, hoặc chỉ được phát biểu với tư cách cá nhân. II. Thực trạng tạo động cơ, động lực tại Vụ tổ chức cán bộ thuộc Bộ giao thông Vận tải 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ, động lực của nhân viên thuộc Vụ tổ chức cán bộ thuộc Bộ giao thông Vận tải Hiện nay, số cán bộ của Vụ tổ chức cán bộ là hơn 20 người, trong đó có 1 Vụ trưởng và 4 Phó Vụ trưởng, mỗi một cá nhân viên chức, công chức được giao một nhiệm vụ khác nhau trong từng mảng công việc khác. Về độ tuổi, nhìn chung số cán bộ tại Vụ có độ tuổi khá cao từ 40 tới 60 chiếm tới hơn 80% còn lại là có độ tuổi trên 30, thế hệ kế cận lại có rất ít vì trong giai đoạn này Vụ không tuyển mộ thêm lao động trẻ. Đây cũng là tình trạng chung của các cơ quan tổ chức nhà nước hiện nay. Cán bộ cũng là những người lao động,do chức năng quản lý nên đa phần là lao động trí óc, trình độ cao. Đặc điểm tâm lý, nhu cầu cao so với lao động phổ thông, công việc chủ yếu của nhân viên trong Vụ là văn phòng, mang tính chất văn bản, hoàn thiện. Với đặc thù công việc như vậy nên họ luôn tự bản thân mình làm việc với tinh thần tự giác, làm việc theo nội quy, quy định làm việc của cơ quan. Vì vậy, mỗi người đều cố gắng phấn đấu hoàn thành các công việc được giao, đảm bảo và vượt kế hoạch đề ra.Theo điều tra thực tế cho thấy, các mục tiêu về việc hoàn thành công việc đều đa phần đạt hiệu quả,nó là điều kiện để đánh giá chung mức độ hiệu quả từ công tác quản lý của tổ chức. Có một vài lý do có thể dẫn tới việc lựa chọn công việc của nhân viên tại Vụ: Vì thu nhập, muốn có công việc ổn định, do sở thích, theo lời khuyên của gia đình bạn bè… Bảng 1: Điều tra về ý kiến của nhân viên Vụ về lựa chọn công việc Ý kiến của nhân viên Tỷ lệ (%) 1. Do lương và thu nhập 7% 2. Do sở thích 43% 3. Công việc ổn định 42% 4. Theo lời khuyên 5% 5. Lý do khác 4% (Nguồn : Theo số liệu điều tra thực tế tự thu thập ) Theo bảng điều tra, lý do nhân viên vào làm việc tại Vụ chủ yếu là do sở thích và do mong muốn có công việc ổn định, tỷ lệ này chiếm tới 43% và 42% vì lý do được làm việc trong một môi trường tốt và đảm bảo được yêu cầu của nhân viên về công việc. Nó đã tạo nên được động lực làm việc cho nhân viên của Vụ trong công tác hoạt động và nghiệp vụ. Qua đó ta thấy được mức độ hấp dẫn của công việc tại cơ quan được mọi người quan tâm, nó đem lại cho mọi người lòng tin vào một công việc tốt, họ có thể mang sức đóng góp của mình cho tổ chức một cách tốt hơn. Tuy nhiên, có sự không thỏa mãn trong cơ cấu của tổ chức về công việc mà nhân viên của Vụ đang làm về sự hài lòng, sự thích thú và về mức độ thỏa mãn với công việc của nhân viên trong Vụ: Bảng 2: Mức độ hài lòng về công việc của nhân viên Mức độ hài lòng trong công việc Tỷ lệ (%) 1. Rất thích 8% 2. Thích 41,5% 3. Bình thường 48% 4. Không thích 2,5% (Nguồn : Theo số liệu điều tra thực tế tự thu thập ) Qua bảng số liệu trên ta thấy, có 48% số nhân viên trả lời là bình thường; 41,5% trả lời thích; 8% là rất thích; 2,5% là không thích với công việc được giao.Có thể lý do là sự sắp xếp chưa hợp lý các công việc chưa được tốt, mức thỏa mãn của các cán bộ là chưa được cao. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng có hai nguyên nhân chính có thể đưa ra: do tính chất công việc đó không phù hợp với khả năng của các cán bộ, tính chất của công việc là có sức ỳ rất lớn; do trình độ của các cán bộ còn quá yếu kém hay chưa đủ trình độ khả năng trong hoạt động quản lý nên dễ dẫn đến tình trạng chán nản. Một người khi làm một việc mà tâm lý không tập trung vào công việc hoặc nó tạo sự ức chế trong khi thực hiện công việc thì nó không thể đem lại một hiệu quả cao cho công tác tại cơ quan. Đây là một vấn đề đặt ra cho các nhà lãnh đạo có thể đưa ra được quyết định tạo ra sự hợp lý trong công việc của cán bộ thuộc Vụ. Theo đánh giá thì lượng nhân viên nghỉ và bỏ việc trong vài năm gần đây là không có, và hàng năm Vụ vẫn tuyển dụng thêm nhân viên( theo số liệu từ 2006 – 2009 về cơ cấu cán bộ của Vụ tổ chức cán bộ ). Nhìn vào những thống kê ở trên, nó đã cho ta thấy được cái nhìn tổng quan hơn về cơ chế tạo động cơ, và động lực làm việc của nhân tại Vụ. Nhìn chung, hoạt động công việc trong vụ tổ chức cán bộ thường là các hoạt động về hoàn thiện và củng cố các văn bản, công việc diễn ra đều đặn và không tạo được mấy sự lôi cuốn trong công việc cho các cán bộ, chính vì thế mà sự đều đều đã tạo ra sự nhàn chán nhất định trong công việc của các cán bộ, và vấn đề này rất nhiều khi và hay gặp trong các cơ quan thuộc bộ phận nhà nước nhìn chung. Ở trên đây, sự hài lòng của nhân viên chưa được như ý muốn là sự đánh giá từ môi trường và bản thân công việc được giao do vậy khi tạo động lực cho nhân viên, các nhà lãnh đạo nên chú ý hơn vào việc tạo ra và làm giàu hơn cho công việc, tạo cho các bộ nhân viên cảm thấy hứng thú hơn với công việc đó và sẽ cố gắng hết mình để có được công việc tốt và tạo tâm lý tốt hơn trong làm việc. 2. Các công cụ tạo động cơ, động lực áp dụng tại Vụ tổ chức cán bộ thuộc Bộ giao thông Vận tải 2.1. Công cụ kinh tế ( tài chính ) 2.1.1 Công cụ kinh tế trực tiếp Tiền lương là công cụ kinh tế quan trọng nhất trong hoạt động tạo động lực cho người lao động, là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động mà họ hao phí trên cơ sở thỏa thuận. Tiền lương mà người lao động tại Vụ nhận được là lương theo ngạch bâc, theo chức danh vị trí làm việc và một số phụ cấp hỗ trợ làm việc theo quy định của nhà nước. Căn cứ khoản về nghị định của Chính phủ ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung: Mức lương, phụ cấp và hoạt động phí của các đối tượng quy định tại mục I thông tư ngày 01 tháng 01 năm 2008 tính như sau: Tiền lương = Hệ số lương cơ bản x Mức lương tối thiểu Phụ cấp = Mức lương tối thiểu x Hệ số phục cấp hiện hưởng - Đối với lãnh đạo hay những người thâm niên vượt khung thì: Phụ cấp hưởng = Phụ cấp lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên + Tỷ lệ phụ cấp được hưởng - Tổng mức lương và phụ cấp hiện hưởng( tính chung cho mọi cán bộ công chức, viên chức ) Tổng = Tiền lương + Phụ cấp hưởng - Phụ cấp làm thêm giờ: Trả lương = Tiền lương giờ x Tỷ lệ hưởng x Số giờ thực Tỷ lệ hưởng: 150% với ngày thường 200% với ngày nghỉ hàng tuần 300% với ngày lễ, tết - Hệ số tăng lương: H (tuyệt đối) = H(i) – H(i-1) H (tương đối) = H(i) tuyệt đối/H(i – 1) (Nguồn: Giáo trình quản lý nguồn nhân lực công ) Bảng 3 Ví dụ về hệ số tăng lương của một nhân viên qua một vài năm Tên\Năm 01 02 03 04 05 06 07 A1 6,2 6,56 6,92 7,28 7,64 8,0 A2 4,4 4,74 5,08 5,42 5,76 A3 2,34 2,67 3,0 3,33 3,66 3,99 4,32 - Mức lương: MLi = Hi x Lmin (Nguồn : Bộ nội vụ - Các văn bản quy định về chế độ tiền lương tập 1,2 - nxb Hà Nội ) Nhìn chung, hệ số lương tăng bậc sau cao hơn bậc trước, trong hệ số bảng lương nhà nước là tăng ổn định tuy nhiên nếu xét về hệ số tăng tương đối thì lũy thoái ( giảm dần ) Trong đó: Lmin (mức tiền lương tối thiểu) = 650.000đ ( từ 01/05/2009) H : hệ số lương ML: mức lương Hệ số lương cơ bản khởi đầu là 2,34 và cứ sau 3 năm tăng lương một lần (tùy the ), nhưng cán bộ có thành tích xuất sắc hoặc có huân huy chương tùy theo mức độ và thời gian có thể được nâng lương trước thời hạn theo quy định của Chính phủ. Theo điều tra mới nhất, thì từ ngày 01/05/2010 thì mức tiền lương tối thiểu sẽ tăng lên mức là 730.000đ, nó đã được quốc hội họp ý kiến và thông qua với mức tán thành lên tới 85,58%. Quy chế trả lương tuân thủ những quy định chung của nhà nước,việc chuyển, xếp lương đảm bảo theo nguyên tắc làm công việc nào xếp lương theo công việc đó, giữ chức vụ nào xếp lương theo chức vụ đó hoặc phụ cấp giữ chức vụ đó trên cơ sở tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ công chức, viên chức, tiêu chuẩn về xếp hạng. Nếu với mức tiền lương tối thiểu như hiện tại và hệ số khởi điểm thì với một cán bộ mới thì mức lương: Tiền lương = 650,000 x 2,34 = 1.531.000 đ Theo điều tra, thì với mức tiền lương ban đầu như thế chỉ chiếm hơn một nửa mức tiền lương mà người lao động nhận được trong khu vực tư nhân. Sự chênh lệch về lương của cán bộ Vụ so với khu vực khác là cao, mức điểu chỉnh hệ số lương là thấp, cùng với đó là mức lạm phát hàng năm càng ngày càng tăng cao( trên 20% ) đang làm giảm đi giá trị tiền lương thực tế mà các cán bộ được hưởng để đảm bảo thu nhập. Đa số cán bộ nhân viên cảm thấy việc trả lương chưa thực sự công bằng với công sức mà họ bỏ ra, không khuyến khích được họ làm việc nhiệt tình.Bên cạnh đó, ta thấy được chính sách trả lương đối với cán bộ công nhân viên hành chính sự nghiệp rất cứng nhắc,dẫn tới mức độ hoàn thành công việc mang tính chất dập khuôn thuần túy không mang tính sáng tạo và có sức đóng góp ý kiến cao, chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho họ làm việc hết mình. 2.2.2 Công cụ kinh tế gián tiếp *Phúc lợi theo quy định của Chính phủ Chế độ phúc lợi về bảo hiểm, trợ cấp ốm đau, tai nạn, thai sản, hưu trí, bệnh nghề nghiệp hay tử tuất được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước: Xét tỷ lệ trích cho đóng góp các quỹ về BHYT, BHXH và các CPCĐ, đoàn thể trích 25% ; trong đó: Trích 19% cho chi phí trực tiếp gồm: BHYT 2%, BHXH 15%, CPCĐ 2% ; Trích 6% cho lương nhân viên hàng tháng gồm: BHYT 5%, BHXH 1% ; Chi phí phúc lợi về y tế, xã hội, đoàn thể đảm bảo quyền lợi cho người lao động tạo tâm lý an tâm trong công tác *Phúc lợi tự nguyện Các khoản đóng góp của nhân viên tạo quỹ cho các hoạt động, chế độ phúc lợi: ăn uống nghỉ ngơi, thăm nom bệnh, nghỉ lễ tết,… Xu hướng chung hiện nay của thị trường, chi phí các công cụ kinh tế trực tiếp tăng chậm so với chi phí gián tiếp * Thưởng và tiền thưởng Tiền thưởng là sự thể hiện sự ghi nhận những thành tích đóng góp của người lao động trong Vụ và tôn vinh họ.Nó có tác dụng lớn trong việc tạo động lực cho người lao động làm việc. Mức tiền thưởng phụ thuộc vào mức độ, khả năng của từng đơn vị và được thưởng vào cuối mỗi kỳ.Tuy nhiên, mức thưởng không đáng kể và thời gian là khá lâu để thực hiện nên việc tạo động lực cho nhân viên trong vấn đề này dường như là chưa đạt hiệu quả. Với mức tiền thưởng như hiện nay nó chỉ mang tính hình thức chưa thể cho thấy được mức độ quan tâm thực sự của các nhà quản lý đối với cán bộ trong Vụ. Họ có sự so sánh về mức độ lương thưởng của cá nhân mình so với những cá nhân khác trong khu vực khác nó tạo tâm lý không tốt trong hoạt động quản lý của tổ chức. Theo đánh giá, mức độ hài lòng của nhân viên Vụ về mức thưởng là chưa được thỏa mãn.Do vậy cần đa dạng và rút ngắn thời gian thì mới có khả năng tạo ra được sức hút cho công việc đó. 2.2. Công cụ tâm lý – giáo dục 2.2.1 Công cụ tâm lý Công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật nhân viên của Vụ Mọi công tác đánh giá, khen thưởng kỷ luật cán bộ công chức, viên chức tại Vụ tổ chức cán bộ được thực hiện theo Luật của nhà nước. Quá trình đánh giá phải làm rõ phẩm chất đạo đức, chính trị văn hóa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện được nhiệm vụ và công việc làm căn cứ để có hình thức đúng trong khen thưởng và kỷ luật đúng và chính xác; quá trình đánh giá 360 độ ( tuy nhiên còn vướng mắc về phía khách hàng, là cơ quan ban hành các văn bản, quy chế quy phạm pháp luật do vậy việc xác định khách hàng và sự phản hồi từ phía khách hàng là chưa có hiệu quả) việc đánh giá chủ yếu đi vào các yếu tố: Bản thân nhân viên của Vụ Phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nề lối làm việc Tinh thần trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ Thái độ tiếp khách Chấp hành luật, chính sách chủ trương Hiệu quả hoàn thành công việc Với những cán bộ nhân viên có thành tích xuất sắc trong công việc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao sẽ được khen thưởng,được nâng lương trước thời hạn, ưu tiên thi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức có nhu cầu và ngược lại Hình thức khen thưởng: Giấy khen Bằng khen Danh hiệu vinh dự nhà nước Huy chương, huân chương Hình thức kỷ luật: vi phạm quy định, pháp luật chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự tùy mức độ có thể Khiển trách Cảnh cáo Hạ bậc lương Hạ ngạch Cách chức Buộc thôi việc Cơ sở vật chất nơi làm việc Điều kiện làm việc là nơi ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt đông của nhân viên trong tổ chức, với đặc thù là cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ về quản lý, làm việc chủ yếu là cơ quan văn phòng do vậy điều kiện làm việc gắn trực tiếp tới hoạt động của nhân viên, ảnh hưởng tới sức khỏe của cán bộ nhân viên. Bộ GTVT được thành lập từ lâu, do vậy điều kiện cơ sở vật chất đã xuống cấp nhất nhiều tuy nhiên cơ sở vật chất chủ yếu đáp ứng cho hoạt động làm việc của nhân viên trong cơ quan đã được đáp ứng tương đối đầy đủ. Vị trí tại tầng 3 có không gian bên trong rộng thoáng, các phòng được trang bị máy móc thiết bị: điều hòa, máy in, máy fax, điện thoại bàn, bàn làm việc, tủ hồ sơ , bàn tiếp khách và có phòng họp riêng…..có khuôn viên chung của cơ quan Bộ rộng rãi, có xe phục vụ cho việc công tác, phục vụ ăn uống tại cơ quan trong giờ nghỉ, tất cả phục vụ quá trình làm việc của cán bộ nhân viên, nó đã phần nào giúp họ thoải mái trong công việc, hỗ trợ tối đa trong thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong liên lạc và lên các kế hoạch được giao nhanh chóng và thuận lợi Không khí làm việc Mọi cá nhân trong cơ quan đều có ý thức hoàn thành công việc của mình, có sự hợp tác liên kết công việc giữa các bộ phận trong tổ chức, sự tham gia ý kiến và xây dựng ý kiến của nhân viên và lãnh đạo trong quá trình đưa ra ý kiến và tạo lập các văn bản, dự thảo để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các nhân viên đã có sự giúp đỡ nhau trong công việc cũng như cuộc sống, có sự phối hợp nhịp nhàng, bên cạnh sự bận rộn của công việc thì không khí làm việc vẫn vui vẻ thoải mái, nó đã giúp giải tỏa được sự căng thẳng hạn chế sức ép trong công việc tạo được động lực làm việc cho nhân viên. Một ví dụ : trong quá trình thực tập tại Vụ tổ chức cán bộ, em có thực hiện một điều tra về khả năng tạo động cơ, động lực cho nhân viên của Vụ đó là đưa mẫu điều tra ý kiến của nhân viên Vụ về sự lựa chọn ngành nghề và mức độ hài lòng của họ về công việc thì em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ nhân viên trong Vụ, mọi người rất nhiệt tình và thẳng thắn. Có thể nhận thấy rằng, để có được một không khí làm việc thoải mái như thế thì mức độ tạo động lực của Vụ là đã có những thành quả nhất định. 2.2.2 Công cụ giáo dục Các chương trình của tổ chức công đoàn về nâng cao tinh thần giáo dục, trong kỳ có tổ chức các lớp chính trị văn hóa nhằm cho nhân viên thấy được vai trò và nâng cao ý thức về tầm quan trọng của công việc, tầm ảnh hưởng của nó. Hiểu rõ pháp luật, nâng cao trình độ lý luận chính trị, tăng cường phẩm chất chính trị lãnh đạo. Trong quá trình làm việc, tổ chức các lớp kỹ năng quy mô nhỏ và hẹp, thời gian ngắn, hình thức đào tạo hoạt động trong thời gian làm việc hay là đào tạo trong công việc do những cán bộ có kinh nghiệm đảm nhiệm hoặc có sự liên kết từ các trung tâm, tổ chức liên kết nước ngoài tham gia hoạt động. Thêm vào đó là sự quan tâm từ cấp trên trực tiếp tới nhân viên, sự quan tâm cần thiết và kịp thời của ban lãnh đạo trong cơ quan là tấm gương để nhân viên nghe theo, ban lãnh đạo thực sự đã tạo ra được một môi trường làm việc thân thiên,tạo không khí thoải mái trong công việc. Có thể nói đó là sự khích lệ đáng kể của tổ chức trong việc tạo được lòng tin, nâng cao khả năng cho nhân viên và tạo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26763.doc
Tài liệu liên quan