Chuyên đề Hoàn thiện công tác đào tạo cho công nhân mới tuyển dụng tại Công ty TNHH Quốc Bảo

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

TRONG CÔNG TY

I. Quản trị nhân lực là gì ? 2

1. Khái niệm 2

2. Quản trị các lĩnh vực khác 2

II. Khái niệm và mục đích đào tạo 3

1. Khái niệm 3

2. Mục đích của đào tạo 3

3. Phân loại hình thức đào tạo 4

III. Tiến hành lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực 6

1. Xác định nhu cầu đào tạo 6

2. Thực hiện quá trình đào tạo 11

3. Đánh giá hiệu quả đào tạo 14

PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC BẢO

I. Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Quốc Bảo 17

1. Lịch sử hình thành và phát triển 17

2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty 18

3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Quốc Bảo 19

4. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 20

5. Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất Công ty TNHH Quốc Bảo 23

II. Đặc điểm nguồn lực kinh doanh của Công ty TNHH Quốc Bảo 27

1. Đặc điểm về lao động của Công ty TNHH Quốc Bảo 27

2. Tình hình máy móc thiết bị 28

III. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu 29

1. Cơ cấu thị trường nhập khẩu qua các năm 29

2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu qua các năm 29

3. Tình hình tài chính của Công ty TNHH Quốc Bảo 30

IV. Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty 32

1. Cách thức tuyển dụng của công ty 32

2. Tổ chức quản lý hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Quốc Bảo 33

3. Thực trạng công tác đào tạo nhân sự tại công ty 34

PHẦN III: HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC BẢO

I. Cơ sở tiền đề cho các giải pháp 39

1. Các cơ hội và thách thức 39

2. Mục tiêu kinh doanh của Công ty 40

3. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại công ty 40

II. Hoàn thiện phương pháp đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH

 Quốc Bảo 41

1. Xác định nhu cầu đào tạo 41

2. Xác định mục tiêu đào tạo 46

3. Xác định nội dung đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo 46

4. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo 48

5. Dự kiến kinh phí đào tạo 51

6. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo 51

KẾT LUẬN 56

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác đào tạo cho công nhân mới tuyển dụng tại Công ty TNHH Quốc Bảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh của công ty đang diễn ra rất tốt nên Ban giám đốc đã duy trì và phát huy hiệu quả trong các hoạt động này. IV. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY: 1. Cách thức tuyển dụng của công ty: Hàng năm theo kế hoạch tuyển chọn nhân viên, công tác tiến hành xây dựng công tác tuyển chọn nhân viên dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất được xây dựng. Hiện tại Công ty Quốc Bảo tuyển chọn lao động trên 2 hình thức: Tuyển chọn qua trung tâm xúc tiến việc làm và tự tuyển dụng. a. Tuyển chọn qua trung tâm xúc tiến việc làm: + Công ty gởi công văn xin tuyển công nhân đến Trung tâm xúc tiến việc làm với các nội dung tuyển chọn như sau: - Số lượng công nhân - Giới tính - Tuổi - Chiều cao, cân nặng - Trình độ văn hoá - Nghề nghiệp yêu cầu/ bằng cấp chuyên môn (nếu có) - Chế độ tuyển dụng. + Trung tâm xúc tiến việc làm nhận công văn đồng thời hẹn ngày giao hồ sơ. + Phòng nhân sự Công ty nhận hồ sơ về kiểm tra Nếu : - Không đủ tiêu chuẩn thì trả hồ sơ lại cho Trung tâm - Đủ tiêu chuẩn thì thông báo danh sách được chọn cho Trung tâm xúc tiến việc làm. + Đưa công nhân vào trong các phân xưởng để kiểm tra tay nghề. + Người trực tiếp kiểm tra tay nghề phê duyệt vào phiếu sát hạch tay nghề: - Nếu đạt tiêu chuẩn thì đưa phiếu sát hạch cho phòng nhân sự để làm điều động vào làm việc trong xưởng. - Nếu không đạt thì trả lại cho Trung tâm xúc tiến việc làm. + Phòng nhân sự tổ chức lớp học: an toàn lao động, vệ sinh lao động, nội qui về lao động... + Qua thời gian thử việc: nếu đạt tiêu chuẩn bậc 1 trở lên thì được xem như là công nhân chính thức. + Ký hợp đồng lao động: qua thời gian thử việc Công ty ký hợp đồng lao động cho công nhân từ 01 năm đến 03 năm. b. Phương pháp tự tuyển dụng: Nếu Trung tâm Xúc tiến việc làm không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của Công ty thì Công ty sẽ tự tuyển bằng hình thức dán thông báo hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng..., với các nội dung tuyển: - Số lượng công nhân cần tuyển - Các yêu cầu cá nhân: tuổi, chiều cao, cân nặng ... - Hồ sơ lý lịch cụ thể rõ ràng. - Các bằng cấp nếu có + Phòng nhân sự nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ - Nếu đạt yêu cầu thì ghi danh vào sổ và lưu lại hồ sơ. - Nếu không đạt thì trả lại hồ sơ cho người lao động. + Phỏng vấn người lao động tại chỗ và kiểm tra tay nghề. + Người kiểm tra sát hạch tay nghề khi đạt tiêu chuẩn thì làm giấy điều động trình giám đốc ký. + Qua thời gian thử việc thấy đạt yêu cầu thì tổ chức ký hợp đồng lao động cho người lao động. 2. Cách thức tổ chức quản lý lực lượng lao động tại Công ty TNHH Quốc Bảo: Đứng đầu là giám đốc tiếp đến là Phó giám đốc (người Đài Loan) chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất của Công ty. Hiện nay trong Công ty có: + 05 chuyên gia người Đài Loan + 26 chuyên viên người Trung Quốc + 3329 cán bộ, công nhân viên người Việt Nam trong đó - 89 nhân viên quản lý - 3240 công nhân trực tiếp sản xuất * Bộ phận gián tiếp sản xuất: - Phòng nhân sự - hành chính gồm : 12 người phụ trách dân sự 26 nhân viên bảo vệ 15 nhân viên môi trường + hậu cần - Phòng tài vụ gồm: 12 nhân viên kế toán 02 nhân viên thống kê - Phòng xuất nhập khẩu gồm : 12 nhân viên - Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh : 8 nhân viên * Bộ phận trực tiếp sản xuất: + Phân xưởng dập : 570 người + Phân xưởng may : 6 phân xưởng may gồm 1380 người + Phân xưởng đế : 360 người + Phân xưởng thành hình : 700 người + Phòng kế hoạch : 10 người + Kho nguyên vật liệu : 94 người + KCS : 07 người + Điện, cơ khí : 95 người Đối với lực lượng lao động lớn như vậy, đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch quản lý hết sức hợp lý và linh động để phát huy hết những khả năng, hiệu quả nhằm đưa Công ty phát triển bền vững. 3. Thực trạng công tác đào tạo nhân sự tại công ty: * Hiện nay, Công ty TNHH Quốc Bảo chưa có một cơ sở đào tạo riêng nào cho công nhân theo đúng nghĩa đào tạo, mà chỉ tồn tại hình thức đào tạo kèm cặp tại nơi làm việc. + Công nhân khi mới vào nhận viện, được các cán bộ chủ quản, kỹ thuật hướng dẫn làm quen với môi trương làm việc. Tập cho công nhân những thao tác cơ bản đối với công việc được yêu cầu, các nội qui của xưởng làm việc. Đồng thời đưa ra một số mẫu hàng để hướng dẫn cụ thể, qua đó người công nhân vừa quan sát vừa tập làm theo trình tự thứ tự sau: - Giải thích cụ thể một cách tổng quát về công việc sắp làm. Thực hiện một số phương pháp áp dụng mà cụ thể là những thao tác nhằm thực hiện công việc sao cho trôi chảy. - Thực hiện một số phương pháp áp dụng mà cụ thể là những thao tác nhằm thực hiện công việc tốt. - Sau khi hướng dẫn xong, công nhân tập làm quen thực hiện các bước công việc từ dễ đến khó và từ chậm đến nhanh theo yêu cầu của nhà quản lý. - Khi đã đạt được yêu cầu, để công nhân tự điều khiển vận hành tự thao tác không cần kèm cặp. Người quản lý chỉ chú ý theo dõi và động viên khuyến khích công nhân để họ tự tin hơn trong công việc của mình. + Đối với công nhân của Công ty thì hình thức đào tạo cũng dựa trên phương thức kèm cặp, nhưng ở mức độ cao hơn khi mà họ có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc tại Công ty. Theo trình tự như sau: - Hướng họ vào những kỹ thuật mới, tiên tiến hơn đồng thời qua đó họ có thể tự giảm bớt những động tác thừa không cần thiết. - Trình tự luân chuyển công việc cho nhau vừa nâng cao kinh nghiệm vừa học thêm nhiều kỹ năng mới, tránh nhàm chán trong công việc. Đồng thời có một đội ngũ lao động kế thừa đáng tin cậy khi có sự chuyển đổi nguồn nhân sự trong Công ty. Ví dụ: Trong phân xưởng may: công nhân may mũi giày có thể được điều sang bộ phận may đế giày hoặc có thể tham gia vào phân xưởng thành hình để thực hiện công việc ghép đôi tạo ra hình dáng của đôi giày... + Đối với cán bộ quản lý Công ty được đào tạo theo phương thức thay đổi công việc chuyên môn, hoặc chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng trách nhiệm khi người đang thừa hành đi vắng, ốm đau để kịp thời nắm bắt công việc để điều hành trôi chảy, tránh bị gián đoạn. Nhìn chung cách đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Quốc Bảo như trên nó tồn tại một số ưu khuyết điểm như sau : + Ưu điểm: - Phương thức đào tạo đơn giản, người công nhân dễ dàng trực tiếp nắm bắt được mọi vấn đề một cách nhanh chóng. - Kinh phí đào tạo ít tốn kém. - Không cần ghi chép hoặc không cần các chi phí phục vụ như: bàn, ghế, hội trường giảng dạy. - Không cần thiết phải có một đội ngũ sư phạm để giảng dạy riêng về vấn đề đào tạo. - Vì công nhân trực tiếp học tại nơi làm việc nên mọi thông tin phản hồi về công việc được nắm bắt kịp thời. - Dễ dàng cho việc triển khai. + Khuyết điểm - Người hướng dẫn, đào tạo nghề đa số là các công nhân lành nghề làm lâu năm. Nhưng không có kinh nghiệm về môi trường sư phạm, giảng dạy nên việc truyền đạt đến người nghe đôi lúc kém hiệu quả, kéo dài thời gian. Thêm vào đó có một số người không muốn truyền đạt hết kỷ năng làm việc vì sợ mất vị trí của mình trong Công ty. * Nhìn chung, với công tác đào tạo tại Công ty Quốc Bảo chưa đạt trọng tâm, chưa quan tâm đúng mức, phương pháp đào tạo hết sức đơn giản và nghèo nàn cho nên dẫn đến hiệu quả chưa cao, không phát huy hết sự sáng tạo của học viên. Đối với xu hướng phát triển như hiện nay, nếu không quan tâm đúng mức thì hậu quả sau này rất khó lường được có thể đội ngũ nhân lực của Công ty ngày một giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín của Công ty. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho Ban giám đốc Công ty là cần phải mạnh dạn đầu tư nhiều hơn nữa, áp dụng nhiều phương pháp đào tạo mới, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ, công nhân viên của Công ty để làm sao cho sản phẩm của Công ty đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng và từ đó tăng cường vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường trong nước và ngoài nước. Tại công ty TNHH Quốc Bảo, đa số công nhân được tuyển trực tiếp từ bên ngoài chưa qua lớp đào tạo nghề và ít có kinh nghiệm làm việc trong các dây chuyền máy móc như: Bậc 1 2 3 4 5 6 Phân xưởng may 15% 40% 20% 15% 6% 4% Phân xưởng thành hình 20% 35% 20% 15% 5% 5% Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng, đa số công nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất (phân xưởng may và phân xưởng thành hình) có trình độ tay nghề từ bậc 1 - 3 chiếm 75% - 80% trong tổng số công nhân còn từ bậc 4 - 6 chiếm 20 - 25% điều này có thể gây nên chất lượng sản phẩm chưa cao bởi vì trình độ tay nghề không đồng đều, còn quá thấp. Trong khi đó chúng ta đều biết rằng chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào tình hình tay nghề của đội ngũ công nhân sản xuất trực tiếp và vì vậy nhất thiết phải lập kế hoạch đào tạo tay nghề cho công nhân. Trong công ty nên áp dụng chương trình đào tạo cho toàn công nhân viên. Nhưng tuỳ theo trình độ nhất định mà chúng ta đào tạo. Đào tạo công nhân đối với khối lao động trực tiếp thì việc đào tạo sẽ thông qua những cán bộ trực tiếp quản lý, các chuyền trưởng các cán bộ kỹ thuật. * Các vấn đề cần quan tâm thêm trong công tác đào tạo lực lượng lao động tại công ty Quốc Bảo: + Đối với đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, ban, phân xưởng: - Là một Công ty có vốn đầu từ 100% vốn nước ngoài, toàn bộ các hoạt động của Công ty chịu sự điều hành của Ban giám đốc. Nhưng hiện nay, Công ty đang có một lực lượng quản lý lao động quá ít so với lực lượng lao động sản xuất chính đó là đội ngũ công nhân tại các phân xưởng (3180 người) nên việc đi sâu đi sát công nhân chưa được chặt chẽ, các công việc hàng ngày cần giải quyết luôn bị tồn đọnh và tích luỹ lâu dài, gây nên sự chậm trễ cho các hoạt động có liên quan. Ví dụ: Lực lượng nhân viên quản lý chất lượng KCS + kỹ thuật chỉ có 200 người. Trong khi đó sản lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một ngày của 3180 công nhân quá lớn. Cho nên việc kiểm tra, kiểm soát chưa đáp ứng được tiến độ công việc và dẫn đến kế hoạch xuất hàng của phòng kế hoạch chưa thực hiện đúng. Ngược lại nếu đuổi kịp tiến độ xuất hàng hay thực hiện đúng kế hoạch xuất hàng thì có thể dẫn đến sự làm việc quá sức của nhân viên đó, đồng thời dẫn đến chất lượng sản phẩm có thể bị giảm sút. - Chính vì sự quá ít nhân viên quản lý nên dẫn đến cơ cấu tổ chức chưa được chặt chẽ, chưa có mối liên hệ mật thiết giữa người quản lý cấp cao với người quản lý cấp thấp và giữa người quản lý cấp thấp với công nhân sản xuất chính. Tình trạng này được thể hiện qua việc: Công ty giao cho phòng nhân sự tuyển dụng công nhân. Đặc biệt là các công nhân chưa có ngành nghề. Sau khi phòng nhân sự tuyển công nhân, số công nhân này được đưa về các phân xưởng, chịu sự quản lý trực tiếp của người quản lý phân xưởng và sau đó là tổ trưởng sản xuất. Các tổ trưởng sản xuất này có trách nhiệm kèm cặp công nhân mới vào, hướng dẫn họ một cách thức làm việc làm sao cho họ trở thành người công nhân thực thụ trong thời gian ngắn nhất. Ngoài việc này ra, các tổ trưởng sản xuất còn phải chịu áp lực bởi kế hoạch do nhà quản lý cấp cao đề ra đó là chỉ tiêu sản lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm. Bởi vì thế họ đã quá mệt mỏi trong công việc vừa làm sản xuất vừa hướng dẫn công nhân. Trong khi đó các chế độ đào tạo công nhân chưa được quan tâm. Vì vậy, công ty cần phải đào tạo một đội ngũ cán bộ chủ chốt, đáng tin cậy về cách quản lý công nhân. Đào tạo nâng cao tay nghề cho họ để họ có thể truyền đạt nghề nghiệp thật tốt đến những công nhân được tuyển mới và chưa biết nghề nghiệp. Nhằm để đội ngũ công nhân lao động ngày càng có tay nghề thành thạo hơn và phục vụ mục tiêu chung của công ty. + Đối với công nhân sản xuất chính (lực lượng lao động) Qua thống kê vào những năm gần đây cho biết, thị trường lao động ở thành phố Đà Nẵng rất khan hiếm. Nên Công ty quyết định tuyển dụng công nhân ở các vùng lân cận và các tỉnh đang đổ về Đà Nẵng tìm việc. Nhìn chung số công nhân này chưa qua đào tạo nghề, trình độ tác phong lao động công nghiệp còn thấp và đây cũng chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, kể cả sự phát triển của Công ty nói chung. Mặt khác nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng cao trong các thị trường. Đó là vấn đề mà nhà quản trị cấp cao cần phải tập trung đầu tư, nghiên cứu các giải pháp để đưa ra một chương trình quản lý, đào tạo cho hợp lý và thực tế với xu hướng ngày nay. - Đáng nói thêm đó là vấn đề bỏ việc khi đã biết nghề, để tìm đến các Công ty khác với mức lương nhỉnh hơn chút ít, vấn đề này đã làm cho Ban giám đốc nhiều lần nghĩ đến. Vì vậy ban giám đốc quyết định tuyển công nhân lao động thường xuyên tại trụ sở công ty và đào tạo nghề cho họ để bù đắp vào sự biến chuyển công nhân tại các dây chuyền sản xuất với mục đích nhằm ổn định lực lượng lao động cho công ty ngày càng tốt hơn. PHẦN III HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CHO ĐỐI TƯỢNG CÔNG NHÂN MỚI TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC BẢO I. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO: 1. Các cơ hội và thách thức: Công ty TNHH Quốc Bảo là một trong những doanh nghiệp có tiềm lực trong ngành sản xuất giày thể thao. Với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại cộng với đội ngũ lao động có thể đưa doanh thu của Công ty ngày càng cao. Đó là nhờ có một thị trường kinh doanh rộng lớn, có nguồn khách hàng truyền thống luôn đem đến cho Công ty những hợp đồng với số lượng rất lớn. Các khách hàng nổi tiếng như: MADISON, HITEC, WOLRVERINE... đây là những tập đoàn rất lớn và có uy tín trên thị trường thế giới. - Một thuận lợi nữa là: Hiệp hội thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ phát triển mạnh ở Việt Nam nói chung và Công ty Quốc Bảo nói riêng. Bên cạnh đó tạo ra việc làm cho hàng ngàn lao động, còn đem lại cho doanh nghiệp một thị trường tiềm năng vô cùng hấp dẫn, có khả năng tiêu thụ sản phẩm cao mục tiêu của Công ty là cố gắng tạo mọi điều kiện để thâm nhập vào thị trường Mỹ, đem sản phẩm của Công ty cạnh tranh với các Công ty khác trên thị trường thế giới và đây cũng một cơ hội lớn cho Công ty. - Song bên cạnh đó Công ty cũng đã gặp không ít khó khăn thách thức đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Công ty cùng ngành nhất là các Công ty ở Trung Quốc. Bởi hầu hết qui mô doanh nghiệp còn nhỏ, khả năng tài chính còn hạn chế, khả năng thích ứng với công nghệ hiện đại còn chậm do trình độ công nhân hiện nay còn quá thấp. Đây là vấn đề cơ bản mà Ban giám đốc Công ty đang quan tâm làm sao đào tạo thích ứng một đội ngũ công nhân có một nguồn lực lao động hợp lý để kịp thời nắm bắt các tiến bộ về khoa học kỹ thuật các công nghệ mới, các đội ngũ lao động lành nghề có nhiều kinh nghiệm ... Ngay tại Việt Nam một số doanh nghiệp cạnh tranh khác biệt về thị trường lao động và cách thu hút công nhân ví dụ như: Sau khi công nhân được tuyển vào Công ty khoảng 2 tháng học nghề thì các doanh nghiệp khác cũng đăng tuyển công nhân làm việc như vậy với mức lương nhỉnh hơn chút ít, đồng thời họ cam kết giảm giờ làm thêm, chính vì vậy mà một số lượng công nhân không nhỏ sau khi vào Quốc Bảo thì nay đổi qua đơn vị khác. Và đây là một bức xúc mà Ban giám đốc đang nghiên cứu và cố tìm ra giải pháp nhằm duy trì và lôi kéo công nhân lại cho doanh nghiệp. Do vậy công tác duy trì đội ngũ công nhân thường gặp nhiều khó khăn và trở ngại. 2. Mục tiêu kinh doanh của Công ty: Với xu thế mới, ngày càng đa dạng hoá sản phẩm hội nhập với các khu vực, thị trường mới trên thế giới. Công ty đã không ngừng đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu, kiểu dáng sản phẩm, tập trung đầu tư cải tiến hệ thống dây chuyền sản xuất, quản lý chất lượng, áp dụng các biện pháp nhằm tăng năng suất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, góp phần đem lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao cho công ty. BẢNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY Năm 2005 - 2006 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 1 2 3 4 5 Doanh thu thuần Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu Sản xuất sản phẩm Lực lượng lao động Triệu đồng USD USD Đôi giày Người 734.562.32 18.030.405.7 14.448.709 2.761.819 3.850 808.018,55 19.833.446,2 15.893.579,9 3.038.000 4.200 Qua kế hoạch và các chỉ tiêu của công ty đề ra, cho thấy rằng: sự cố gắng phấn đấu nổ lực của ban giám đốc công ty quyết tâm mở rộng công ty trên tòan diện mọi lĩnh vực, đồng thời chú trọng đến mức thu nhập của công nhân lao động, bằng cách tăng mức thu nhập bình quân trong tháng của công nhân lên 15% so với năm 2004. Bên cạnh đó công ty phải tìm cách thu hút lực lượng lao động, sao cho tăng 10% so với năm 2004, nhằm để giải quyết công việc làm cho công nhân và làm giảm bớt gáng nặng cho xã hội. 3. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại công ty: Để thực hiện hòan hảo các kế hoạch, chỉ tiêu do Tổng công ty đề ra, Ban giám đốc công ty Quốc Bảo cần phải có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chủ yếu là lực lượng lao động sản xuất trực tiếp như sau: + Giảm số công nhân có tay nghề bậc I, II từ 45% xuống còn 25%. Đồng thời tăng số công nhân có tay nghề bậc III, IV lên bậc V, VI với mức tăng tương ứng là 30%. + Tăng ổn định 20% cho các bậc thợ trong những năm tiếp theo. + Đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng một lớp cán bộ công nhân viên tin cậy, có nhiều kinh nghiệm và có trí sáng tạo trong công việc. + Mặt khác cử một số cán bộ kỹ thuật, có trình độ ra nước ngòai để học hỏi kinh nghiệm về các công nghệ dây chuyền sản xuất hiện đại mới, để từ đó nhân rộng sự hiểu biết ra toàn công ty. + Đẩy mạnh các hoạt động phong trào của đoàn thể, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người lao động, đáp ứng kịp thời những yêu cầu chính đáng và những thắc mắc của người lao động trong công việc. Đồng thời tạo điều kiện cho họ yên tâm làm việc, phát huy tính sáng tạo của công nhân, cải tiến kỹ thuật đem lại lợi ích cho công ty. II. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN MỚI TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC BẢO 1. Xác định nhu cầu đào tạo: a. Xác định các đối tượng đào tạo: Trong những năm gần đây, sự biến động mạnh của thị trường lao động tại Đà Nẵng nói riêng và trong toàn quốc nói chung, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất sản phẩm và tình hình kinh doanh của công ty TNHH Quốc Bảo. Đứng trước tình hình đó Ban giám đốc công ty cần phải xây dựng kế hoạch nhằm ổn định đội ngũ lao động, bằng cách chỉ thị thường xuyên mở các đợt tuyển dụng công nhân tại trụ sở công ty. Để đảm bảo giảm tối thiểu số công nhân bỏ việc và công nhân mới tuyển dụng nhanh chóng hoà nhập với môi trường làm việc đảm bảo tăng năng suất lao động và giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng. Công ty cần mở ra một chương trình đào tạo cho các công nhân được tuyển. Vì họ phần lớn, từ nông thôn lên thành phố để tham gia lao động. Họ chưa có tay nghề hoặc có nhưng tay nghề còn quá kém, chưa đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của công việc và chưa đáp ứng được sự tiến bộ của công nghệ máy móc mới. b. Phân tích doanh nghiệp: Đối với sự luân chuyển lao động xảy ra hàng năm, nên công ty Quốc Bảo phải có một kế hoạch chuẩn bị lực lượng lao động kế cận để thay thế, bù đắp vào chỗ trống. Để đánh giá mức độ luân chuyển của công nhân trong những năm gần đây ta có ví dụ cụ thể sau: + Năm 2002: tuyển mới 1000 người bỏ việc 400 người. + Năm 2003: tuyển mới 900 người bỏ việc 500 người. + Năm 2004: tuyển mới 900 người bỏ việc 400 người. Trong kế hoạch xây dựng và đào tạo đội ngũ kế cận, chúng ta cần lưu ý: + Trình độ tay nghề của công nhân viên. + Tuổi đời của công nhân viên. + Bố trí công nhân có tay nghề cao vào vị trí then chốt. + Đào tạo công nhân chưa biết nghề một cách căn bản. Ở công ty Quốc Bảo số công nhân thường hay biến động nhất là tại phân xưởng cắt, dập và phân xưởng may. Trong đó số lao động tại phân xưởng cắt, dập là 570 người chiếm 16% tổng số lao động của công ty và phân xưởng may là 1380 người chiếm 39% tổng số lao động tại công ty. Vì vậy công ty thường hay chú trọng bổ sung lực lượng lao động vào ở hai phân xưởng trên. Căn cứ vào các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất của công ty vào năm 2005 và 2006 ta có thể biết được số lượng công nhân cần đào tạo cho phân xưởng cắt, dập và phân xưởng may như sau: Năm Lao động tuyển mới CN đào tạo cho phân xưởng cắt, dập CN đào tạo cho phân xưởng may 2005 350 60 290 2006 350 60 290 Trên cơ sở các loại lao động được tuyển chọn và phải được đào tạo được xác định ở trên. Chúng ta cần phải phân tích công việc mà họ đảm nhận và đánh giá thực trạng tay nghề của những lao động được tuyển để xác định cần phải đào tạo họ những gì? b. Phân tích công việc: Công ty Quốc Bảo là một công ty chuyên ngành hoạt động sản xuất giày da nên có một hệ thống sản xuất theo dây chuyền khép kín. Vì vậy từ nguyên vật liệu nhập về đến khi hoàn thành xong một sản phẩm thì phải trải qua nhiều công đoạn và tại mỗi công đoạn người công nhân thực hiện một bước công việc khác nhau. Cho nên cần phải áp dụng phương pháp đào tạo thế nào sao cho hợp lý, đối với công việc của công nhân đó. Ví dụ để sản xuất ra một đôi giày hoàn chỉnh cần phải trải qua các công đoạn như: Nguyên vật liệu Cắt, dập In, ép May Kho trung gian Thành hình Gò ráp Kho thành phẩm Theo thống kê của phòng nhân sự công ty cho biết, hàng năm tình hình lực lượng lao động thường hay biến động và có sự luân chuyển nhiều nhất là ở phân xưởng cắt, dập và phân xưởng may. Vì vậy ban giám đốc chỉ thị, thường xuyên tuyển dụng và đào tạo mới công nhân để điền khuyết vào các chỗ bị trống trong dây chuyền khép kín. * Đối với phân xưởng cắtm dập, in, ép: Khi tuyển dụng công nhân, phòng nhân sự chọn lọc số hồ sơ có tay nghề để tiến hành phỏng vấn và thử tay nghề. Nếu số nào không đạt thì sẽ tập trung cho đào tạo mới, cùng với số công nhân chưa có tay nghề. Trình tự thực hiện công việc theo bảng sau: BẢNG MÔ TẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA PHÂN XƯỞNG CẮT, DẬP, IN, ÉP TT Công việc thực hiện Máy móc thiết bị sử dụng 1 Nhận vật liệu từ kho về phân xưởng 2 Phân phối NVL cho các tổ để thực hiện khâu cắt theo mẫu và dập theo hình thể đã quy định Máy cắt Máy dập hình thể 3 Sau khi cắt, dập theo mẫu sản phẩm được chuyển sang tổ in để in các logo theo mẫu quy định hay các chỉ định của khách. Máy in nhiệt 4 Hàng được in xong chuyển sang máy ép biểu tượng của từng khách hàng, như ép chữ nổi, ép hình nỗi.. . Máy ép định hình Đây là phân xưởng có những công đoạn khá phức tạp, đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối trong khi thao tác và sự tập trung công việc cao độ, Cho nên cần phải thực hiện đạt được các tiêu chuẩn của công việc như sau: BẢNG MÔ TẢ TIÊU CHUẨN CÔNG VIỆC CỦA PHÂN XƯỞNG CẮT, DẬP, IN, ÉP Yếu tố Các yêu cầu căn bản Về kỹ năng 1. Trình độ học vấn - Có kiến thức để nhận biết về thao tác vận hành máy chuyên dùng như máy cắt máy dập, in. 2. Kinh nghiệm đối với công việc - Phát hiện các lỗi kỹ thuật và nhận biết các nguyên nhân gây lỗi để có hướng khắc phục. Về sức cố gắng thực hiện công việc 3. Nhu cầu về thể lực - Phải có thể lực để vận hành tốt tại các bàn máy. 4. Nhu cầu về tinh thần trí óc - Đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ, đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng thời tránh được các tai nạn xảy ra trong khi thao tác sử dụng máy. Về trách nhiệm 5. Đối với máy móc thiết bị - Có ý thức vệ sinh, bảo dưỡng máy móc nhằm phục vụ cho công việc tốt hơn. 6. Đối với sản phẩm - Thực hiện không đúng theo quy trình dẫn đến các sản phẩm bị hỏng và phế thải. Vì vậy cần phải có sự chính xác trong thao tác máy. 7. Đối với sự an toàn - Phải có tính cẩn thận trong vận hành máy. Nếu thao tác không đúng theo kỹ thuật có thể dẫn đến hỏng máy móc, tai nạn lao động... 8. Đối với công việc của người khác - Các công đoạn cắt, dập, in, ép nếu thiếu chính xác, dẫn đế việc ghép hình thể sai, phải sửa chữa ảnh hưởng đến tiến độ xuất hàng của công ty. * Đối với phân xưởng may (may mũi giày, may đế) Hình thức tương tự như tại phân xưởng cắt, dập... khi tiến hành tuyển dụng công nhân những công nhân nào có tay nghề không đạt thì xem như phải tạo mới cùng với số công nhân không có tay nghề và trình tự công việc thực hiện được diễn ra theo bảng sau: BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC TẠI PHÂN XƯỞNG MAY TT Công việc thực hiện Máy móc sử dụng 1 May mũi giày Máy may 1 kim 2 Kết nối các chi tiết rời ở những công đoạn trước đưa đến Máy may 2 kim Máy may đế 3 Thêu các chi tiết khác Máy thêu vi tính Đây là phân xưởng có những công việc mà đòi hỏi sự khéo léo cẩn thận, đồng thời có năng khiếu về mỹ thuật để tạo ra những sản phẩm sắc xảo vì vậy đói với công việc may, thêu cần phải có các tiêu chuẩn như sau: BẢNG TIÊU CHUẨN CÔNG VIỆC MAY, THÊU Yếu tố Các yêu cầu căn bản Về kỹ năng 1. Trình độ chuyên môn - Sử dụng thành thạo máy may công nghiệp máy 1 kim và 2 kim. - Thực hiện công việc may đúng kỹ thuật (8 lỗi kim trên 1 cm) 2. Kinh nghiệm công việc - Có ít nhất 1 kinh nghiệm trong nghề. - Biết xử lý các lỗi kỹ thuật và các nguyên nhân gây lỗi. Tinh thần làm việc 3. Trí sáng tạo trong công việc - Linh hoạt xử lý từng đường kim mũi chỉ trên mũi giày. - Có thể linh hoạt sửa đổi hợp lý các sản phẩm lỗi. 4. Các nhu cầu về thị giác và thể lực để đảm nhận công việc - Đòi hỏi thị giác tốt để thao tác nhanh và chính xác. - Phát hiện, xử lý kịp thời những đường bó chỉ, mũi giày. - Đáp ứng về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18067.doc
Tài liệu liên quan