Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn

MỤC LỤC

Lời mở đầu .1

Phần I: Lý do nghiên cứu đề tài 3

I- Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 3

1- Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh 3

2- Phân loại chi phí sản xuất 3

II- Giá thành sản phẩm và các loại chỉ tiêu giá thành 6

1- Khái niệm giá thành 6

2- Phân loại giá thành 7

III- Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8

IV- Nhiệm vụ và nội dung tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 9

1- Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 9

2- Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 11

2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 11

2.2. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 23

2.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 28

V- Yêu cầu quản lóy và tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 34

1- Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 34

2- Yêu cầu tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 37

Phần II: Tình hình tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 39

I- Đặc điểm tình hình chung của Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 39

1- Quá trình hình thành và phát triển 39

2- Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh 41

3- Tình hình chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 43

II- Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 45

1- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 45

1.1. Đối tượng tập hợp chi phí 45

1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 46

2- Trình tự và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 46

2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp 46

2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 52

2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 55

3- Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 61

4- Đánh giá sản phẩm dở dang 62

5- Giá thành sản phẩm tại Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 63

Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 65

I- Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 65

II- Một số phương hướng nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 67

1- Sự cần thiết phải hạch toán các khoản chi phí phải trả 67

2- Hach toán thiệt hại về sản phẩm hỏng 68

3- Về tính giá thành sản phẩm 69

4- Về chi phí sản xuất chung 70

5- Hiện đại hoá công tác kế toán 71

Kết luận 73

Tài liệu tham khảo 74

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành có thể là: - Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành - Mức thành phẩm, chi tiết, bộ phận sản phẩm - Từng công trình, hạng mục công trình Thông thường nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là tính theo tháng. Còn nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc loạt sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất của sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm đó thì chu kỳ giá thành thích hợp là vào thời điểm sản phẩm đó hoàn thành. Như vậy, kỳ tính giá thành của sản phẩm trong trường hợp này có thể không trùng với kỳ báo cáo. b. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm b1. Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp): Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được (theo từng đối tượng tập hợp chi phí) trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm theo công thức. Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = SPLD đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - SPLD cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Giá thành đơn vị sản phẩm = --------------------------------------------- Số lượng sản phẩm hoàn thành Cách tính này giản đơn nhất, trong các phương pháp sau dù việc tính toán có phức tạp hơn nhưng cuối cùng giá thành đều phải dựa vào công thức trên. Đây là phương pháp áp dụng thích hợp trong doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín từ khi đưa NVL vào cho tới khi hoàn thành sản phẩm, mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo như các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp khai thác, điện, nước… b2. Phương pháp tính giá thành phân bước Phương pháp giá thành phân bước áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn (phân xưởng) chế biến liên tục kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm ở giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế biến ở giai đoạn sau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp loại hình này có thể là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phảam ở giai đoạn cuối. Do đó phương pháp giá thành phân bước được chia ra: - Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm - Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm * Đối với phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm Để tính giá thành của sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng cần phải xác định giá thành được giá thành của nửa thành phẩm ở giai đoạn trước và chi phí của nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau cùng với các chi phí của giai đoạn sau, cứ như vậy tuần tự đến giai đoạn cuối cùng khi tính được giá thành thành phẩm. Có thể khái quát trình tự tính giá thành như sau Giả sử doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải qua những giai đoạn chế biến liên tục Chi phí NVL chính (trực tiếp) Chi phí khác giai đoạn 1 Giá thành NTP 1 Giai đoạn 1 (PX1) + = Giai đoạn 1 (PX1) Chi phí NTP 1 Chi phí khác giai đoạn 2 + = Giá thành NTP 2 Giai đoạn n (PXn) Chi phí NTP (n-1) Chi phí khác giai đoạn n Giá thành thành phẩm + = Việc kết chuyển tuần tự chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau theo trình tự như trên có thể theo số tổng hợp (theo tổng giá thành của nửa thành phẩm) hoặc kèm theo từng khoản mục giá thành. Nếu kết chuyển theo số tổng hợp thì sau khi tính được giá thành ta phải hoàn nguyên ngược trở laị theo các khoản mục chi phí quy định, việc quay trở lại rất phức tạp do vậy ít áp dụng trong thực tế. Việc kết chuyển tuần tự theo từng khoản mục sẽ cho ta giá thành của nửa thành phẩm bước sau và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng theo khoản mục ngay, nên được áp dụng phổ biến * Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm Trong trường hợp này đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng. Do vậy chỉ cần tính toán, xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm. Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn trong sản phẩm ta được giá thành thành phẩm. Cụ thể các bước tiến hành như sau - Tính chi phí sản xuất giai đoạn thành phẩm (theo khoản mục) SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ CPSX = --------------------------------------- x Thành phẩm SPHT gđi + SPLD gđi Tuỳ theo phương pháp đánh giá SPLD cuối kỳ áp dụng trong doanh nghiệp mà SPLD phải quy đổi theo mức độ hoàn thành hay không. CPSX gđi Giá thành TP= - Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của từng giai đoạn ta tính được giá thành thành phẩm. Có thể khái quát bằng sơ đồ sau: CPSX giai đoạn 1 theo khoản mục CPSX giai đoạn 1 trong thành phẩm CPSX giai đoạn 2 theo khoản mục CPSX giai đoạn 2 trong thành phẩm CPSX giai đoạn n theo khoản mục CPSX giai đoạn 2 trong thành phẩm CPSX giai đoạn n trong thành phẩm Giá thành TP Giai đoạn 1 (PX1) Giai đoạn 1 (PX2) Giai đoạn 1 (PXn) b3. Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất ngoài sản phẩm chính còn thu được cả sản phẩm phụ. Để tính được giá thành sản phẩm chính ta phải loại trừ phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất của cả quy trình công nghệ. Phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ thường tính theo giá kế hoạch hoặc cũng có thể tính bằng cách lấy giá bán trừ đi lợi nhuận định mức và thuế. Sau khi tính được chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ, tổng giá thành của sản phẩm chính tính như sau: Tổng giá thành sản phẩm chính = SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ - SPLD cuối kỳ - CPSP phụ b4. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc loạt nhỏ, vừa theo các đơn đặt hàng Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo, mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành. Nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì hàng tháng vẫn phải mở sổ kế toán để tập hợp chi phí cho đơn đặt hàng đó, để khi hoàn thành tổng cộng chi phí sản xuất các tháng lại ta sẽ có giá thành của đơn đặt hàng. Nếu đơn đặt hàng được sản xuất, chế tạo ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán, xác định số chi phí của từng phân xưởng liên quan đến đơn đặt hàng đó. Những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng, còn chi phí chung cần phải phân bổ theo tiêu thức thích hợp. b5. Phương pháp hệ số Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất với cùng một loạt nguyên vật liệu tiêu hao thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Để tính được giá thành từng loại sản phẩm ta phải căn cứ vào hệ số tính giá thành quy định cho từng loại sản phẩm, rồi tiến hành theo các bước sau: - Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ. SL thực tế SPi x Hệ số SPi Tổng sản lượng quy đổi = - Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm Sản lượng quy đổi SPi Hệ số phân bổ SPi = -------------------------------- Tổng sản lượng quy đổi - Tính tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm theo từng khoản mục Tổng giá thành SPi = SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ - SPLD cuối kỳ x Hệ số phân bổ chi phí SPi b6. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ: Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất kết quả sản xuất thu được là nhóm sản phẩm cùng loại với quy cách, kích cỡ, phẩm cấp khác nhau sẽ tính giá thành từng quy cách, kích cỡ sản phẩm theo tỷ lệ. Để tính được giá thành trước hết phải chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành. Tiêu chuẩn phân bổ có thể là giá thành kế hoạch hay giá thành định mức của sản phẩm tính theo sản lượng thực tế. Sau đó tính ra tỷ lệ giá thành của nhóm sản phẩm Giá thành thực tế cả nhóm sản phẩm Tỷ lệ giá thành = --------------------------------------------------- từng khoản mục Tiêu chuẩn phân bổ Tổng giá thành thực tế từng quy cách = Tiêu chuẩn phân bổ từng quy cách x Tỷ lệ giá thành b7. Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức * Phương pháp này được áp dụng thích hợp với những đơn vị sản xuất có đủ các điều kiện sau: - Quy trình công nghệ sản xuất đã định hình và sản phẩm đã đi vào sản xuất ổn định - Các loại định mức kinh tế kỹ thuật đã tương đối hợp lý, chế độ quản lý định mức đã được kiện toàn - Trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối vững vàng, đặc biệt là công tác hạch toán ban đầu tiến hành có nề nếp chặt chẽ. * Nội dung chủ yếu - Trước hết phải căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện và dự toán chi phí được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm - Tổ chức hạch toán riêng biệt số chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức. Tập hợp riêng và thường xuyên phân tích những chênh lệch đó, để đề ra kịp thời những biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm - Khi có thay đổi định mức kinh tế, kỹ thuật, cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức và số chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức của số sản phẩm đang sản xuất dở dang nếu có. - Trên cơ sở đã tính được giá thành định mức, số chênh lệch thay đổi định mức và tập hợp riêng được số chi phí chênh lệch thoát ly định mức. Giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ sẽ tính được theo công thức dưới đây: Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành định mức ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch thoát ly định mức V. Yêu cầu quản lý và tổ chức kế toán tập hợp chi phsi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn chi nhánh Hà Nội 1. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Đơn vị đặt ra một số yêu cầu quản lý về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như sau: - Chi phí nguyên vật liệu, nhiêu liệu, động lực… phải quản lý chặt chẽ hai khâu: mức tiêu hao vật tư và giá vật tư - Kết thúc năm tài chính đơn vị thực hiện quyết toán vạt tư, báo cáo quyết toán thể hiện rõ nội dung chủ yếu sau: + Mức tiêu hao của năm thực tế so với định mức và mức tiêu hao thực tế cùng kỳ trước đối với các loại sản phẩm + Tổng mức tiêu hao và tổng mức chênh lệch + Phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, xác định rõ nguyên nhân tăng, giảm so với định mức và kỳ trước. - Giá vật tư: Dùng để xác định chi phí vật tư là giá thực tế. Giá vật tư mua ngoài bao gồm giá phải thanh toán ghi trên hoá đơn của người bán hàng cộng với chi phí thu mua. Nguyên vật liệu thu mua phải có hoá đơn chứng từ hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính - Công cụ dụng cụ sử dụng cho quá trình sản xuất như: lưới in, dây curoa, van bi, kéo, dao… công ty căn cứ vào thời gian sử dụng và giá trị của công cụ dụng cụ để phân bổ dần vào khoản mục chi phí trong các kỳ kinh doanh theo tiêu thức phù hợp. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Mọi tài sản cố định của công ty phải được huy động vào hoạt động kinh doanh và trích từ khấu hao theo quy định của Nhà nước để thu hồi vốn - Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương: chi phí tiền lương của doanh nghiệp bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Về nguyên tắc: tiền lương phải được quản lý chặt chẽ và chi theo đúng mục đích gắn với kết quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở định mức lao động và đơn giá tiền lương hợp lý được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. + Về định mức lao động: Doanh nghiệp phải căn cứ vào định mức lao động chuẩn do cấp có thẩm quyền ban hành và điều kiện thực tế của doanh nghiệp đẻe xây dựng và không ngừng hoàn thiện định mức lao động của doanh nghiệp bố trí đủ số lượng, cơ cấu lao động phù hợp với nhu cầu công việc. + Về đơn giá tiền lương: căn cứ vào mức lao động đã đăng ký và chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, doanh nghiệp xây dựng đơn giá tiền lương trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. + Lập và sử dụng quỹ tiền lương: Việc trích lập và sử dụng quỹ tiền lương phải căn cứ vào đơn giá tiền lương kế hoạch đã đăng ký và hiệu quả kinh doanh của đơn vị. + Hàng năm doanh nghiệp phải quyết toán quỹ tiền lương - Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ được tính trên cơ sở quỹ tiền lương của doanh nghiệp - Chi phí dịch vụ mua ngoài như: chi sửa chữa TSCĐ, chi phí điện nước, điện thoại, điện phân xưởng, tiền bốc vác vận chuyển hàng hoá, tiền hoa hồng… các khoản chi phí này được hạch toán theo thực tế phát sinh do giám đốc duyệt chi và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. - Các chi phí khác như: chi phí hội nghị, chi phí tiếp khác, giao dịch… hạch toán theo thực tế phát sinh do giám đốc ký và chịu trách nhiệm về quyết định của mình - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước như các loại thuế - Về tính giá thành sản phẩm, dịch vụ + Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ gồm các khoản chi phí * Chi phí trực tiếp: gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp * Chi phí sản xuất chung: gồm các khoản chi chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp + Giá thành toàn bộ sản phẩm dịch vụ bao gồm: * Giá thành sản xuất sản phẩm dịch vụ * Chi phí bán hàng :gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm * Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm các chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động toàn doanh nghiệp 2. Yêu cầu tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn Để đáp ứng được những yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy kế toán thực hiện tốt những nhiệm vụ sau: - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm là theo mã hàng. - Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất thích hợp - Xác định chính xác chi phí về sản phẩm làm dở cuối kỳ - Thực hiện tính giá thành sản phẩm kịp thời chính xác theo đúng đối tượng tính giá thành và phương pháp giá thành hợp lý - Thực hiện phân tích tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để có những kiến nghị đề xuất cho giám đốc ra quyết định trước mắt cũng như lâu dài đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Tóm lại: Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có bù đắp được chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và đảm bảo có lãi hay không. Đối với b ất cứ một doanh nghiệp thì quá trình sản xuất là quá trình kết hợp và tiêu hao các yếu tố sản xuất để thu được sản phẩm. Vì vậy hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm là việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng. Hơn nữa, xét trên góc độ vĩ mô do các yếu tố sản xuất ở nước ta còn hạn chế nên vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất thực sự là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác quản lý kinh tế. Mặt khác nhiệm vụ của kế toán là không những phải hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất, phục vụ tốt công tác hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của chế độ hạch toán kinh doanh, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn chi nhánh Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng truyền thống là giầy vải theo các đơn đặt hàng với khối lượng lớn và liên tục đòi hỏi công ty phải luôn luôn chú trọng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn em quyết định đi sâu nghiên cứu về việc "Hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm" tại chi nhánh công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn. Phần II tình hình tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty xuất nhập khẩu da giầy sài gòn chi nhánh Hà Nội I. Đặc điểm tình hình chung của công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn chi nhánh Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy giày da xuất khẩu Hà Nội được thành lập vào năm 1958 với tên ban đầu là xí nghiệp giầy da xuất khẩu thuộc Bộ ngoại thương chuyên sản xuất các loại giầy da, găng gay, túi, cặp giả da. Từ năm 1958 đến năm 1982 xí nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng về giầy dép bằng da và các sản phẩm làm ra chỉ để tiêu thụ trong nước và tiêu thụ nội bộ và phục vụ cho quốc phòng. Năm 1982 xí nghiệp đổi tên là Nhà máy giầy da xuất khẩu Hà Nội trực thuộc liên hiệp sản xuất xuất nhập khẩu da giâỳ thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ cũ nay là bộ Công nghiệp chuyên sản xuất các loại mũ giầy xuất khẩu và găng tay bảo hộ lao động theo hiệp định 19-5 ký kết với Liên Xô và các nước Đông Âu (cũ). Trong những năm này nhà máy thường xuyên là doanh nghiệp làm ăn có lãi có tín nhiệm với thị trường trong và ngoài nước và đây cũng chính là thời kỳ thịnh vượng nhất của nhà máy với sản lượng hàng năm từ 800.000 đến 1200.000 đôi mũ giầy và 300.000 đôi găng tay với quân số của nhà máy là hơn 1000 công nhân trong 5 phân xưởng chính và phụ. Sau khi khối Đông Âu và Liên Xô sụp đổ những hợp đồng theo hiệp định 19-5 bị bỏ dở. Lúc này nhà máy đứng trước khó khăn về thị trường tiêu thụ, thị trường truyền thống đã bị mất hết, thị trường mới chưa được mở. Đứng trước tình hình đó năm 1993 Bộ Công nghiệp nhẹ đã quyết định sáp nhập nhà máy giầy da Hà Nội với Công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn. Công ty xuất nhập khẩu da giày Sài Gòn có trụ sở đặt tại số 14 Nguyễn Huệ quận I thành phố Hồ Chí Minh, công ty là một đơn vị độc lập có tư cách pháp nhân và chuyên xuất nhập khẩu da giầy có kinh nghiệm về thị trường. Cuối năm 1996 lãnh đạo công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn và nhà máy đã quyết định chuyển hướng công nghệ từ sản xuất giầy da sang sản xuất giầy vải với phương châm "chất lượng và sống còn thời hạn giao hàng là quyết định". Nhà máy đã sản xuất được loại giầy vải với chất lượng cao, đến quí 3 năm 1997 nhà máy đã sản xuất được loại giầy phù hợp với thị trường nước ngoài và xuất khẩu được 130.847 đôi giầy cũng là năm đầu tiên sau nhiều năm nghỉ việc nhà máy đã hoạt động có lãi gần 60 triệu đồng. Song song với việc đầu tư mở rộng sản xuất, nhà máy từng bước đổi mới công tác quản lý xây dựng kế hoạch một cách nhanh gọn và có hiệu quả. Do sản phẩm làm ra đạt yêu cầu về chất lượng nên đã đến được các thị trường như Pháp, Đức, và công ty Foottech, Hồng Kông, đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm 5 năm liền. Có thể nói sự hình thành và phát triển của nhà máy có nhiều thăng trầm nhưng cho đến nay nhà máy đem lại nhiều thành tựu đáng kể. Cụ thể năm 1998 tổng sản phẩm của nhà máy tăng 285,87% so với năm 1997 kim ngạch xuất khẩu đạt 1043424USD và đảm bảo việc làm cho gần 600 lao động, cán bộ công nhân viên toàn nhà máy. Năm 1999 sản lượng đạt 450.000 đôi giày, doanh thu đạt 15 tỷ. Năm 2000 sản lượng đạt 500.000 đôi giầy, doanh thu đạt 18 tỷ. Thành công bước đầu khẳng định bước đi đúng đắn của nhà máy khi chuyển sang sản xuất giầy vài xuất khẩu. Đó là kết quả phấn đấu không mệt mỏi, lăn lộn với thị trường, chủ động trong sản xuất kinh doanh của tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy sau nhiều năm nghỉ việc. Hiện nay nhà máy giầy da xuất khẩu Hà Nội có tên chính thức là chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn tại Hà Nội có trụ sở đặt tại đường Lĩnh nam- Thanh trì- Hà Nội là một đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế phụ thuộc do công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn quản lý và đầu tư với tư cách là chủ sở hữu. 2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh a. Tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh - Giám đốc chi nhánh công ty tại Hà Nội là đại diện cao nhất chịu trách nhiệm toàn bộ trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh quản lý và bảo vệ tài sản chi nhánh thực hiện những chế độ với người lao động theo luật định. Giám đốc chi nhánh do giám đốc công ty bổ nhiệm Giám đốc Giúp việc cho giám đốc chi nhánh có phó giám đốc do giám đốc công ty bổ nhiệm. Kỹ thuật Phó Giám đốc Tổng hợp XNK Kế hoạch- kinh doanh Đội xe Ban bảo vệ Ban cơ điện Kế toán tài chính Phân xưởng gò TP Phân xưởng cao su Phân xưởng may II Phân xưởng may I Phân xưởng chuẩn bị - Bộ máy văn phòng chi nhánh (gồm có các phòng ban quản lý, tổ cơ điện, đội xe, đội bảo vệ) thực hiện mọi công tác liên quan đến lao động tiền lương, định mức sản phẩm, BHXH, công tác hạch toán kế toán sản xuất, kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu, vật tư, giá thành, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động… Các nhân viên văn phòng chi nhánh do giám đốc tuyển chọn. Đối với chức danh trưởng phòng ban, đội trưởng do giám đốc công ty ra quyếtđịnh bổ nhiệm thông qua đề xuất của giám đốc và đảng uỷ chi nhánh. Các chức danh còn lại do giám đốc chi nhánh quyết định. - Phân xưởng chuẩn bị: Quản đốc do giám đốc công ty bổ nhiệm thông qua đề xuất của giám đốc và đảng uỷ chi nhánh, các chức danh còn lại của phân xưởng do giám đốc chi nhánh ký quyết định. - Phân xưởng may I và may II: Quản đốc do giám đốc công ty bổ nhiệm thông qua đề xuất của giám đốc và đảng uỷ chi nhánh, các chức danh còn lại của phân xưởng do giám đốc chi nhánh ký quyết định. - Phân xưởng cao su: Quản đốc do giám đốc công ty bổ nhiệm thông qua đề xuất của giám đốc và đảng uỷ chi nhánh, các chức danh còn lại ở phân xưởng do giám đốc chi nhánh ký quyết định. - Phân xưởng gò ráp hoàn chỉnh: Quản đốc do giám đốc công ty bổ nhiệm thông qua đề xuất của giám đốc và đảng uỷ chi nhánh, các chức danh còn lại ở phân xưởng do giám đốc chi nhánh ký quyết định. Các phòng ban và phân xưởng trên hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc chi nhánh. b. Bộ phận sản xuất của chi nhánh Chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn tại Hà Nội là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế phụ thuộc có tư cách pháp nhân đầy đủ. Chi nhánh chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn. Trong chi nhánh hiện có các phân xưởng sau: + Phân xưởng chuẩn bị (phân xưởng pha cắt) + Phân xưởng cán cao su (phân xưởng đế giầy) + Hai phân xưởng may mũ giầy + Phân xưởng gò ráp Nhiệm vụ chủ yếu của các phân xưởng Phân xưởng chuẩn bị: Phân xưởng luôn tiếp nhận nguyên liệu chính với các loại vải may giầy để pha cắt theo đúng yêu cầu, quy cách mẫu mã, chủng loại, sản phẩm của phân xưởng sau khi hoàn thành được chuyển cho phân xưởng may. Vì vậy phân xưởng chuẩn bị còn được gọi là phân xưởng pha cắt. Phân xưởng may: Phân xưởng này trực tiếp nhận chuyển giao sản phẩm Sơ đồ quy trình công nghệ chính để sản xuất sản phẩm Pha cắt BTP May mũ hoàn chỉnh Cán cao su đế Gò ráp đôi giầy hoàn chỉnh 3. Tình hình chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở chi nhánh công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn tại Hà Nội a. Tổ chức bộ máy kế toán của chi nhánh công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh, tình hình nhân sự nên bộ máy kế toán công ty được tổ chức theo kiểu ghép việc, một người có thể nhận nhiều phần hành kế toán khác nhau. Về mô hình tổ chức công tác kế toán của chi nhánh công ty là mô hình tập trung. Tổ chức bộ máy kế toán: Trưởng phòng kế toán Bộ phận kế toán TSCĐ, hàng tồn kho vật tư hàng hoá Bộ phận kế toán thanh toán tiền công, BHXH, KPCĐ các khoản thanh toán khác Bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành bán hàng thu nhập Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra kế toán Nhiệm vụ chức năng của từng bộ phận như sau: - Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng: Có nhiệm vụ điều hành bộ máy kế toán thực thi theo đúng chế độ chính sách, hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra hoạt động của các nhân viên kế toán. Đồng thời kế toán trưởng theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ. - Kế toán tổng hợp: Thực hiện công tác kế toán tổng hợp (ghi sổ cái, nhật ký chứng từ, bảng kê) lập báo cáo kế toán - Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu. Đồng thời kiêm thủ quỹ có trách nhiệm giữ quỹ tiền mặt, thu chi tiền mặt ghi sổ quỹ. - Kế toán thanh toán tiền lương, BHXH, KPCĐ: làm nhiệm vụ theo dõi chi trả lương cho cán bộ công nhân viên và thanh toán BHXH, kinh phí công đoàn. - Kế toán các khoản thanh toán: Có nhiệm vụ hạch toán các khoản thu, chi bằng tiền mặt, séc chuyển khoản. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí phát sinh để tính giá thành sản phẩm, đồng thời chịu trách nhiệm hạch toán quá trình nhập xuất kho thành phẩm, doanh thu bán hàng và các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến quá trình tiêu thụ thành phẩm. b. Hình thức ghi sổ kế toán Dựa vào đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kế toán, trình độ nghiệp vụ chuyên môn củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100197.doc
Tài liệu liên quan