Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU . 1

Phần 1

ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP DỆT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI .3

1.1 - Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công Ty .3

1.2 – Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 6

1.3 – Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng .8

Phần 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP DỆT CN HÀ NỘI .16

2.1– Phân loại chi phí sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .16

2.2 – Kế toán chi phí sản xuất tại Công Ty CP Dệt CN Hà Nội .19

Phần 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN

TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SÀN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI .63

3.1 – Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công Ty .63

3.2 – Nội dung hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công Ty. 65

KẾT LUẬN .72

 

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à các xí nghiệp sản xuất như xí nghiệp vải mành, xí nghiệp vải không dệt, xí nghiệp may. + Nơi chịu chi phí sản xuất là các sản phẩm như: Sản phẩm vải mành, SP vải không dệt, SP may. * Đối tượng kế toán tính giá thành: Về thực chất, đối tượng tính giá thành là toàn bộ các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ doanh nghiệp sản xuất, chế tạo cần thiết phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Để xác định đối tượng tính giá thành cần dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chế tạo sản phẩm, các yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, khả năng và trình độ hạch toán. Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội tổ chức sản xuất 3 nhóm sản phẩm chủ yếu là các loại vải công nghiệp. Do đó đối tượng tính giá thành là các sản phẩm: Vải mành, vải không dệt và vải may. 2.2 – Kế toán chi phí sản xuất tại Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội. 2.2.1 – Tài khoản sử dụng. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội, kế toán sử dụng các tài khoản sau: - TK 621: “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, được mở chi tiết cho từng xí nghiệp. Đối với vật liệu phụ, kế toán tiến hành phân bổ cho từng đối tượng sản xuất. - TK 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp”, được mở chi tiết cho từng xí nghiệp sản xuất. - TK 627: “ Chi phí sản xuất chung”, được mở chi tiết cho từng xí nghiệp sản xuất. - TK 154: “ Chi phí sản xuât kinh doanh dở dang”. 2.2.2 – Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất tại Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội. 2.2.2.1 – Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công Ty khi tiến hành tập hợp được phân chia ra làm hai loại: chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ. Trong mỗi xí nghiệp thì nội dung của từng loại chi phí nguyên vật liệu phát sinh ở xí nghiệp nào được tập hợp ngay vào chi phí nguyên vật liệu của xí nghiệp đó. Cụ thể từng loại NVL, NVL phụ ở từng XN như sau: *Chi phí nguyên vật liệu. Ở XN vải mành NVL chính là các loại sợi như : Sợi Ne 20/1 cotton Vĩnh Phúc, sợi Ne 840D/1 Đài Loan, sợi Ne 840D/2, sợi Ne 1260/210 INDO, cao su ly tâm… Ở XN may đo do đặc điểm là may gia công, may thuê cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước nên NVL chính là các loại vải do bên thuê gia công cung cấp theo hợp đồng đã ký kết. Ở XN vải không dệt nguyên vật liệu chính là các loại xơ, bông, sợi dùng dệt thảm. * Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp. Ở XN vải mành nguyên vật liệu phụ trực tiếp là các chất hóa học như: Natri Hđroxit, Foocman, Axit Clohydric, khuyên nhựa, dầu vít, trực mành… Ở XN may nguyên vật liệu phụ là chỉ, chun, nhãn mác, và các loại khóa. Các loại nguyên vật liệu được theo dõi trên TK 152 và chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu. TK 1521 : Nguyên vật liệu chính TK 1522 : Nguyên vật liệu phụ TK 1523 : Nhiên liệu TK 1524 : Phụ tùng TK 1527 : Phế liệu thu hồi Do đó khoản mục chi phí nguyên vật liệu tại Công Ty được chia ra như sau: + TK 621 ( Vải mành ) :chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu sản xuất vải mành. + TK 621 ( May ) : chi phí nguyên vật liệu, nguyên vật liệu phụ sản xuất sản phẩm may. + TK 621 ( Vải không dệt ) : chi phí nguyên vật liệu chính sản xuất vải không dệt. *Quy trình kế toán nguyên vật liệu chính: Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội tiến hành sản xuất 3 nhóm mặt hàng đó là: Vải mành, vải không dệt, sản phẩm may. Do đó, căn cứ vào kế hoạch kinh doanh trong kỳ đối với từng loại sản phẩm khác nhau, phòng sản xuất kinh doanh của Công Ty tiến hành tính toán khối lượng nguyên vật liệu cần xuất để dùng cho sản xuất sản phẩm đó. Khi đã có nguyên vật liệu cần thiết mà phòng sản xuất kinh doanh của Công Ty đưa xuống, cán bộ kho có nhiệm vụ xuất nguyên vật liệu cho nhân viên của từng XN. Phiếu xuất kho được lập cho từng XN, tính riêng từng loại nguyên vật liệu cho sản xuất trong mặt hàng và được theo dõi về mặt lượng của từng loại nguyên vật liệu. Cuối tháng căn cứ vào phiếu xuất kho do thủ kho chuyển lên, kế toán nguyên vật liệu có nhiệm vụ tổng hợp số liệu và phân loại các phiếu xuất kho theo từng loại nguyên vật liệu cho từng XN. Sau đó lập “ Bảng tổng hợp nguyên vật liệu xuất dùng”. Trị giá nguyên vật liệu phản ánh trên phiếu xuất kho là khối lượng nguyên vật liệu nhân với giá thực tế của nguyên vật liệu đó ( giá thực tế của nguyên vật liệu bao gồm giá mua của nguyên vật liệu đó cộng với chi phí vận chuyển bốc dỡ nguyên vật liệu đó nếu có). Đơn giá nguyên vật liệu mà Công Ty áp dụng đơn giá bình quân cả lỳ dự trữ được tính trung bình giữa tổng giá trị thực tế nguyên vật liệu đó cuối kỳ trước và tổng giá trị thực tế nguyên vật liệu đó được mua trong kỳ. Số liệu trên bảng tổng hợp nguyên vật liệu chính xuất dùng của từng XN được kế toán tập hợp là tổng cộng loại nguyên vật liệu đó xuất dùng cho XN trong cả một quá trình sản xuất sản phẩm từ khâu đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi sản phẩm đó hoàn thành Trong tháng 12 năm 2008 Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội tiến hành sản xuất 3 loại sản phẩm. Ta có các phiếu xuất kho sau: Biểu số 3: PHIẾU XUẤT KHO CÔNG TY CP DỆT CN HÀ NỘI Mẫu số 02 – VT ( Ban hành theo QĐ số: 15/2006/ QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01 tháng 12 năm 2008 Số:…………… Tên người nhận:………Phương Thủy……………………………………….. Địa chỉ:………………..Xí nghiệp Vải Mành………………………………... Lý do xuất:…………….Sản xuất vải mành 840D/1…………………………. Xuất tại kho:………………………………………………………………….. Đơn vị tính: VNĐ STT Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất( SP, HH) ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Sợi Ne 840D/1 HQ Kg 40,573.4 40,573.4 33,970 1,378,278,398 2 Sợi Ne 840D/1 HQ Kg 3,000 3,000 36,536 109,608,000 3 SợiNe20/1 VP Kg 1,221.7 1,221.7 24,710 30,188,207 Cộng 1,518,074,605 Tổng số tiền ghi bằng chữ:…Một tỷ năm trăm mười tám triệu không trăm bảy mươi tư nghìn sáu trăm linh năm đồng………………………………….. Ngày 01 tháng 12 năm 2008 Người lập phiếu Người nhận Thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) ( Đã ký) ( Đã ký) ( Đã ký) Trên đây là phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính của XN vải mành. Như vậy phiếu xuât kho là một căn cứ để thủ kho xuất nguyên vật liệu theo đúng chủng loại, quy cách, khối lượng và là cơ sở để thủ kho ghi vào thẻ kho. Đồng thời, đó cũng là cơ sở để kế toán tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khi xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm kế toán phản ánh lên các tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng phân xưởng và tài khoản nguyên vật liệu chính ( TK 1521 ). Chi phí NVL chính sản xuất sản phẩm vải mành 840D/1, Kế toán ghi: Nợ TK 621( VLC): 1,518,074,605 Có TK 1521: 1,518,074,605 Cuối ngày căn cứ vào các phiếu xuất kho mà kế toán tại phân xưởng chuyển lên, kế toán nguyên vật liệu tính giá nguyên vật liệu xuất dùng và ghi vào mục đơn giá và tính giá trị vật liệu xuât dùng trong kỳ điền vào cột thành tiền, và tiến hành ghi chép vào các sổ chi tiết liên quan. Đến cuối tháng, kế toán vật tư tổng hợp các phiếu xuất kho, phân loại phiếu xuất kho theo tiêu thức xuất kho cho từng loại vải sản xuất, sau đó lập “ Bảng tổng hợp nguyên vật liệu chính xuất dùng” . Biểu số 4 : BẢNG TỔNG HỢP VẬT LIỆU CHÍNH XUẤT DÙNG Ở XN VẢI MÀNH Công Ty CP Dệt Công Nghiệp Hà Nội BẢNG TỔNG HỢP VẬT LIỆU CHÍNH XUẤT DÙNG Ở XN VẢI MÀNH Đơn vị: VNĐ Mặt hàng Loại sợi Số lượng ĐG ( đ/kg) Giá thực tế Mành 840D/1 Sợi Ne 840D/1 HQ 40,573.4 33,970 1,378,278,398 Sợi Ne 840D/1 ĐL 3,000.0 36,536 109,608,000 Sợi Ne 20/1 VP 1,221.7 24,710 30,188,207 Mành 840D/2 Sợi Ne 20/1 VP 442.8 24,710 10,941,588 Sợi Ne 840D/2 ĐL 1,410.9 36,536 51,548,642 Sợi Ne 840D/2 HQ 20,186.8 33,970 685,745,596 …. …. … … … Tổng cộng 3,671,294,686 Hà Nội ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên) (Đã ký) ( Đã ký) Số liệu của dòng Tổng Cộng trên “ Bảng tổng hợp nguyên vật liệu chính xuất dùng” được đưa vào “ Bảng phân bổ vật liệu, CCDC” ( Xem Biểu 6 ). - Kết cấu và nội dung chủ yếu của bảng phân bổ vật liệu, CCDC: Cột dọc phản ánh các loại vật liệu, CCDC xuất dùng trong tháng. Dòng ngang phản ánh các đối tượng sử dụng vật liệu, CCDC. Bảng phân bổ này làm căn cứ để ghi vào bên Có các TK 152, 153, các bảng kê, Nhật ký chứng từ… * Kế toán nguyên vật liệu phụ Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp cũng được tiến hành giống như hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Từ bảng tổng hợp vật liệu phụ xuất dùng của các XN và bảng kê số 3, kế toán tính được trị giá thực tế của nguyên vật liệu phụ xuất dùng trong tháng cho sản xuất sản phẩm ở các XN và ghi vào bảng phân bổ số 3 ( Cột giá trị thực tế TK 1522 ). Vì chi phí nguyên vật liệu phụ chỉ được tập hợp cho từng phân xưởng, XN, do đó để tập hợp chi phí một cách chính xác cho từng sản phẩm, kế toán tiến hành phân bổ chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp cho từng loại sản phẩm của XN theo sản lượng quy đổi. Cách thức phân bổ và công thức tính như sau: Chi phí nguyên vật liệu phụ phân bổ cho từng = Hệ số phân bổ x Sản lượng quy đổi mặt hàng Trong đó: Hệ số phân bổ = Tổng chi phí NVLPTT phát sinh trong kỳ của XN Tổng sản lượng quy đổi Biểu số 5: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NVL PHỤ XN VẢI MÀNH Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NVL PHỤ XN VẢI MÀNH Tên vật liệu ĐVT Số lượng ĐG Giá thực tế Ghi chú NaOH Kg 9.7 4,250 41,225 Res Kg 405.0 67,933 27,512,865 Foocman Kg 517.0 3,705 1,915,485 NR Kg 265.0 8,505 2,253,825 … … … ... … Cộng 171,642,369 Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Đã ký) ( Đã ký) Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu phụ thực tế phát sinh và tổng sản lượng quy đổi, kế toán tính hệ số phân bổ và tiến hành phân bổ cho từng mặt hàng. VD: thực tế ở XN Vải Mành. Bảng phân bổ vật liệu trực tiếp ở XN vải mành tháng 12 năm 2008 Mặt hàng ĐVT SL NK HS quy đổi SL quy đổi CPVLPTT Mành 840D/1 Kg 17,252.6 1 17,252.6 48,970,321 Mành 840D/2 Kg 20,750.1 1 20,750.1 58,821,963 Mành 1260 Kg 187,929.9 1 187,929.9 53,273,732 Mành 840D/2TX Kg 242.7 1 242.7 688,000 Mành 1890 Kg 852.5 1 852.5 2,416,650 … … … … … … Tổng cộng 60,563.8 60,563.8 171,685,003 Theo bảng tổng hợp chi phí vật liệu phụ XN Mành ta có chi phí vật liệu phụ trực tiếp của XN vải mành tổng hợp được là 171,685,003 VNĐ. Do vậy hệ số phân bổ H sẽ là: H = 171,685,003 = 2,834.78 60,563.8 Khi đó vật liệu phụ phân bổ cho từng mặt hàng là : Mành 840D/1 = 17,252.6 x 2,834.78 = 48,907,321 VNĐ Mành 840D/2 = 20,750.1 x 2,834.78 = 58,821,963 VNĐ … Chi phí VL phụ sản xuất sản phẩm vải mành 840D/1, Kế toán ghi: Nợ TK 621( VLP, mành 840D/1): 48,907,321 Có TK 1522: 48,907,321 Cách tính các mặt hàng khác cũng tương tự như trên. Sau khi tính được bảng tổng hợp nguyên vật liệu chính, phụ, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán vật tư chuyển các bảng tổng hợp và bảng phân bổ cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Cuối tháng căn cứ vào số liệu cột giá thực tế của TK 1521, 1522, 1523 trên bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành lấy số liệu ghi vào sổ tập hợp chi phí TK 621, ghi Nợ TK 621, ghi Có các TK 1521, 1522, 1523 …tương tự với các dòng cột phù hợp. Chi phí nguyên vật liệu chính, phụ trực tiếp đã được tập hợp ở “ sổ tập hợp chi phí sản xuất – TK 621”, được kết chuyển vào TK 154 trên sổ tập hợp chi phí sản xuất TK 154 đồng thời ghi vào bảng kê số 4 ở cột TK 152 dòng TK 621. Từ dòng tổng cộng “sổ tập hợp chi phí sản xuất TK 621” Kế toán ghi vào sổ cái TK 621 (chỉ ghi một lần vào cuối tháng và được mở cho toàn doanh nghiệp) Xem Biểu số 6,7 Biểu 6 :Bảng phân bổ VL, CDCC Biểu 7 Sổ tổng hợp chi phí sản xuất 2.2.2.2– Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Các chi phí nhân công trực tiếp của Công Ty là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Bao gồm lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Tiền lương là một bộ phận quan trọng cấu thành nên chi phí sản xuất. Cho nên việc tính toán phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sản phẩm sẽ góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” và mở chi tiết cho từng đối tượng xí nghiệp. Để hạch toán tổng hợp tiền lương kế toán sử dụng TK 334 “phải trả công nhân viên” và trích lập các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Kế toán sử dụng TK 338 “phải trả phải nộp khác”. TK 3382: KPCĐ 2% trên lương thực tế, được phép trích cả 2% vào chi phí sản xuất. TK 3383: BHXH 20% trên lương cơ bản (trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất, 5% do người lao động chịu và trừ vào lương). Tài khoản TK 3384: BHYT 3% trên lương cơ bản (trong đó 2% do doanh nghiệp chịu, còn 1% do người lao động chịu và trừ vào lương) Ở công ty việc tính lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty dựa trên hai hình thức: - Hình thức tiền lương thời gian: áp dụng cho bộ phận lao động trực tiếp như công nhân sản xuất ở xí nghiệp. - Hình thức tiền lương sản phẩm: áp dụng cho bộ phận lao động gián tiếp như nhân viên xí nghiệp, cán bộ quản lý. Việc tính lương cho nhân viên xí nghiệp dựa trên cơ sở các bản chấm công, mức độ hoàn thành công việc, chức vụ trình độ chuyên môn của mỗi người. Trước hết nhân viên kế toán của xí nghiệp tính lương sản phẩm và lương thời gian, các khoản phụ cấp và các khoản tính theo lương cho từng công nhân trực tiếp sản xuất và cán bộ quản lý các xí nghiệp. Tiền lương phải trả cho công nhân viên trong tháng được xác định căn cứ vào đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm mà công nhân đó đã làm được ở mỗi bước công nghệ trong tháng. Tiền lương Sản lượng thực Đơn giá Hệ số phải trả cho = tế của từng x lương từng x phân bổ từng phần việc phần việc phần việc Sau khi tính tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản tính theo lương, của công nhân sản xuất, nhân viên xí nghiệp, nhân viên kế toán từng xí nghiệp tiến hành lập các bảng thanh toán lương và phụ cấp cho công nhân viên ở các tổ sản xuất và nhân viên phân xưởng. Vì Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội không thực hiện trích trước lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất nên kế toán tiền lương không mở TK 335 để theo dõi mà thanh toán trực tiếp trên “bảng thanh toán tiền lương và phụ cấp”. Định kỳ các bảng thanh toán lương và phụ cấp của các xí nghiệp được chuyển lên phòng tài chính kế toán của công ty. Tại đây, kế toán tiền lương và phụ cấp tiến hành tập hợp số liệu để lập bảng thanh toán lương cho từng xí nghiệp. Từ các bảng tổng hợp thanh toán tiền lương công nhân sản xuất các xí nghiệp, kế toán tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương và phụ cấp văn phòng và bảo hiểm xã hội cho toàn Công Ty và kế toán tiền lương tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương cho toàn Công Ty. Cách lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH: Số liệu trong bảng phân bổ tiền lương và BHXH được lấy từ bảng phân bổ tiền lương và phụ cấp của các xí nghiệp, tổ, ca sản xuất. Kế toán phân loại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng, tính toán tiền để ghi vào bảng phân bổ theo các dòng cột phù hợp. Xem biểu số 8 : BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT XN VẢI MÀNH Biểu 8 : BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT XN VẢI MÀNH Căn cứ vào tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ và tổng số tiền lương phải trả theo quy định theo từng đối tượng sử dụng để tính các số liệu ghi vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Cụ thể ta tính các số liệu vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH của xí nghiệp vải mành. Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương công nhân sản xuất xí nghiệp vải mành tháng 12/2008, ta có: - Lương chính = Lương sản phẩm + Lương thời gian = 47,053,968 + 11,946,598 = 59,000,566 VNĐ - Lương thực tế = Lương chính + các khoản phụ cấp = 59,000,566 + 3,105,293 = 62,105,859 VNĐ - Lương cơ bản = 118,070,600 VNĐ - Trích 2% KPCĐ tính trên tiền lương thực tế = 2% x 62,150,598 = 1,242,117 VNĐ - Trích 15% BHXH trích trên tiền lương cơ bản = 15% x 118,070,600 = 17,710,590 VNĐ - Trích 2% BHYT tính trên lương cơ bản = 2% x 118,710,590 = 2,361,412 VNĐ Các số liệu tính toán trên được đưa vào bảng phân bổ tiền lương ở dòng ghi nợ TK 622 xí nghiệp vải mành tương ứng với các cột lương chính, các khoản phụ cấp (cột TK 334) và cột KPCĐ, BHXH, BHYT (cột TK 338) Thực hiện lần lượt các bước như trên ta có số liệu chi phí nhân công trực tiếp của xí nghiệp may và xí nghiệp vải không dệt để ghi vào bảng phân bổ tiền lương. * Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng mặt hàng: Chi phí nhân công trực tiếp sau khi được kế toán tập hợp sẽ được phân bổ cho từng mặt hàng, sản phẩm. Cách thức phân bổ dựa vào hệ số phân bổ tiền lương trong tháng, trước hết kế toán căn cứ vào sản lượng nhập kho của từng loại sản phẩm, đơn giá tiền lương kế hoạch cho một đơn vị sản phẩm để tính tiền lương kế hoạch cho từng loại sản phẩm được sản xuất trong tháng. Sau đó căn cứ vào tổng tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong tháng và tổng số tiền lương kế hoạch để xác định hệ số phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. Tổng chi phí NCTT phát sinh trong kỳ Hệ số phân bổ (H) = Tổng chi phí NCTT kế hoạch của từng xí nghiệp VD: Tính toán chi phí tiền lương thực tế phân bổ cho từng mặt hàng của xí nghiệp vải mành được thể hiện qua bảng sau: Mặt hàng SL nhập kho ĐVT Đơn giá Lương Lương kế hoạch Lương thực tế Mành 840D/1 17,252.6 Kg 920 15,872,392 18,997,542 Mành 840D/2 20,750.1 Kg 870 18,052,587 21,607,001 … … … … … … Cộng 51,889,267 62,105,859 Ta có: 62,105,859 Hệ số phân bổ = = 1.1968 51,889,267 Chi phí tiền lương phân bổ cho vải mành = 1.1968 x 15,872,392 = 18,997,542 Với cách tính tương tự ta tính được chi phí tiền lương cho các mặt hàng ở xí nghiệp vải mành. - Cột lương (lương chính) trên bảng phân bổ tiền lương gồm sản phẩm với lương thời gian. Tiền lương chính cho các mặt hàng được phân bổ theo công thức: Tiền lương chính NCTT tính vào CPSX từng mặt hàng = S Tiền lương chính CNTT x Tiền lương CNTT tính vào CPSX từng mặt hàng S Tiền lương CNTT VD : Ở XN Vải Mành: S Tiền lương chính CNTT 59,000,566 = = 0.95 S Tiền lương CNTT 62,105,859 Tiền lương chính CNSX tính vào chi phí sản xuất cho vải 840D/1: 0.95 x 18,997,542 = 18,047,665 VNĐ Tương tự lần lượt tính các tiền lương chính CNSX tính vào chi phí sản xuất cho từng mặt hàng. - Cột các khoản phụ cấp = Cột tổng tiền lương thực tế - Cột tổng lương chính Các khoản phụ cấp phân bổ cho vải mành 840D/1: 18,997,542 - 18,047,665 = 949,877 VNĐ - Cột TK 3382 được tính trên tiền lương thực tế phải trả CNSX với tỷ lệ tính và trích là 2% VD: Khoản KPCĐ được tính vào chi phí sản xuất xí nghiệp vải mành 840D/1: 2% x 18,997,542 = 379,951 VNĐ - Cột TK 3383, 3384 tính vào chi phí sản xuất được phân bổ cho từng loại sản phẩm dựa trên tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp. BHXH phân bổ cho vải mành 840D/1 = 17,710,590 x 18,997,542 = 5,417,486 62,105,859 BHYT phân bổ cho vải mành 840D/1 = 2,316,412 x 18,997,542 = 722,332 62,105,859 Tương tự ta lần lượt tính được BHXH, BHYT vào chi phí sản xuất cho tất cả các mặt hàng. Kế toán ghi: Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tại XN mành sản xuất sản phẩm mành 840D/1. Nợ TK 622: 18,997,542 Có TK 334: 18,997,542 Các khoản trích theo lương. Nợ TK 622: 6,519,770 Có TK 338: 6,519,770 3382: 379,951 3383: 5,417,486 3384: 722,332 Xem biểu số 9: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH Số liệu của bảng phân bổ này được sử dụng để ghi vào bảng kê và Nhật Ký Chứng Từ. Sau đó bảng phân bổ tiền lương và BHXH được chuyển cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất để vào sổ tập hợp chi phí sản xuất TK 622, và vào bảng kê số 4 dòng TK 622, cột TK 334, 338. Đồng thời số liệu ở sổ tập hợp chi phí sản xuất TK 622 được kết chuyển vào sổ tập hợp chi phí sản xuất TK 154, cuối tháng căn cứ vào dòng tổng cộng của TK 622 trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH và trên sổ tập hợp chi phí sản xuất TK 622 kế toán ghi vào sổ Cái TK 622. Biểu số 10: SỔ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TK 622 CÔNG TY CP DỆT CN HÀ NỘI SỔ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Tháng 12/2008 (Trích TK 622 ) Đơn vị: VNĐ Số hiệu TK Ghi Nợ TK 622, ghi Có các TK Ghi chú TK 334 TK 338 Tổng hợp Ghi Có TK 621 Ghi Nợ TK 154 XN vải mành 62,105,859 21,314,119 83,419,978 83,419,978 XN may 87,448,792 20,766,451 108,215,243 108,215,243 XN VKD 6,738,379 631,712 7,370,091 7,370,091 Tổng cộng 156,293,030 42,712,282 199,005,312 199,005,312 Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Đã ký) (Đã ký) 2.2.2.3 – Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là các khoản mục chi phí phục vụ trong quá trình sản xuất sản phẩm nhưng mang tính chất chung cho toàn doanh nghiệp, chi phí này được tính vào giá thành sản xuất của sản phẩm. Với tính chất chi phí phát sinh chung cho quá trình sản xuất của các xí nghiệp nên đối tượng chịu chi phí là các sản phẩm của các xi nghiệp sản xuất, ké toán tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Cũng như đối với các doanh nghiệp sản xuất khác chi phí sản xuất chung của Công Ty bao gồm: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí CCDC TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí khác bằng tiền. * Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng. Nhân viên phân xưởng bao gồm: Giám đốc phân xưởng, nhân viên kế toán phân xưởng, thủ kho, quản đốc…Đối với bộ máy này ngoài tiền lương thời gian và các khoản phụ cấp khác như: tiền ăn ca, nghỉ lễ, phép còn được hưởng thêm phụ cấp trách nhiệm. Cách tính lương và hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng được tính tương tự chi phí nhân công trực tiếp. Hàng tháng, nhân viên kế toán ở từng xí nghiệp lập bảng tính và thanh toán tiền lương và các khoản phụ caapscho từng tổ đội sản xuất sau đó chuyển lên kế toán tiền lương để lập bảng tính lương và tính BHXH cho nhân viên phân xuongr và tiến hành phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng cho từng xí nghiệp. Xem Biểu số 11 : BẢNG TT LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP XN VẢI MÀNH Biểu 11: BẢNG TT LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP XN VẢI MÀNH Từ bảng thanh toán lương và phụ cấp XN vải mành tháng 12/2008, ta có: Lương phải trả cho nhân viên XN = Lương chính + Các khoản phụ cấp Lương chính = 24,388,217 Các khoản phụ cấp = Tiền lễ + phép + Phụ cấp trách nhiệm + Tiền ăn ca = 303,930 + 248,260 + 462,200 + 269,200 = 1,283,590 VNĐ Lương phải trả cho nhân viên XN = 24,388,217 + 1,283,590 = 25,671,807 VNĐ 2% KPCĐ trích tiền lương thực tế nhân viên XN vải mành tính vào giá thành = 2% x 25,671,807 = 513,436 VNĐ 15% BHXH trích trên lương cơ bản nhân viên XN vải mành tính vào giá thành = 15% x 10,346,000 = 1,554,600 VNĐ 2% BHYT trích trên lương cơ bản nhân viên XN vải mành tính vào giá thành = 2% x 10,346,000 = 207,280 VNĐ. Số liệu ở các XN khác cũng sẽ được tính toán tương tự như trên. Số liệu tính toán được ghi vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất lấy số liệu chi phí nhân công trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH để ghi vảo sổ tập hợp chi phí sản xuất TK 627. Dòng ghi Nợ TK 6271 và ghi Có TK liên quan. * Hạch toán chi phí CCDC: Chi phí CCDC cho các XN dùng trong quá trình sản xuất SP là những chi phí như : vật liệu dùng cho bảo dưỡng máy móc, sửa chữa TSCĐ, dầu mỡ, giẻ lau…và được hạch toán vào TK 6272 – chi phí vật liệu. Chi phí CCDC dùng cho XN như : Cờ-lê, mỏ-lết, dụng cụ chiếu sáng, thiết bị cơ điện… được hạch toán vào TK 6273 – chi phí CCDC. Căn cứ vào các phiếu xuất kho NVL CCDC dùng cho sản xuất được dùng trong tháng do sản xuất chung ( được thể hiện trong bảng phân bổ dụng cụ) do kế toán nguyên vật liệu chuyển lên, kế toán tập hợp chi phí sản xuất ghi vào sổ tập hợp chi phí sản xuất TK 627 dòng ghi Nợ Tk 6272 và TK 6273 vào các TK tương ứng Có TK 1522, 1523, 153… * Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất. Trích khấu hao TSCĐ là nhằm thu hồi lại vốn đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định để tái sản xuất khi tài sản bị hư hỏng, lạc hậu, năng suất máy móc không phù hợp cho quá trình sản xuất hiện tại phải thanh lý, loại bỏ khỏi quá trình sản xuất. Trước đây tính khấu hao TSCĐ Công Ty tính theo phương pháp tuyến tính, dựa vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao hàng năm ( Tỷ lệ này là 10% đối với thiết bị máy móc và 4% đối với nhà xưởng, vật kiến trúc), để tính ra mức khấu hao hàng tháng vào chi phí sản xuất kinh doanh cho các đối tượng sử dụng. Nhưng hiện nay, theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC của Bộ Tài Chính ban hành, Công Ty Cổ Phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội đã tiến hành trích khấu hao hàng tháng căn cứ vào thời gian sử dụng và nguyên giá TSCĐ. Thời gian sử dụng của TSCĐ được căn cứ vào thời gian sử dụng của từng loại máy móc, thiết bị được ghi thực tế TSCĐ hoặc thời gian sử dụng của TSCĐ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111362.doc
Tài liệu liên quan