Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội

 Thành phẩm xuất kho của Công ty được đánh giá như sau: Thành phẩm xuất kho trong tháng nào thì được ghi theo giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm trong tháng đó (tháng xuất), kể cả đối với những thành phẩm tồn kho từ tháng trước, nay được tiêu thụ. Đến cuối năm trị giá thành phẩm xuất kho được tính lại theo phương pháp bình quân gia quyền.Chênh lệch số liệu giữa các tháng và năm được dồn vào tháng 12.

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm doanh thu là thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu (nếu có). a, Tài khoản sử dụng -TK 531 ”Doanh thu hàng bán bị trả lại”. -TK 532 “Giảm giá hàng bán”. -TK 3332 “Thuế TTĐB”. -TK 3333 “Thuế xuất khẩu”. b, Phương pháp hạch toán TK 111, 112,131 TK 531 TK 333 TK 532 TK 511,512 DT hàng bán bị trả lại VAT (khấu trừ) Chấp nhận giảm giá K/ c DT hàng bán bị trả lại Thuế phải nộp được ghi giảm DT zược ghi giảm DT K/ c số giảm giá trong kỳ 2. Hạch toán chi phí ngoài sản xuất Chi phí ngoài sản xuất bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng (CPBH) trong là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong kỳ như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, quảng cáo, chi phí cho nhân viên bán hàng, … Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) là chi phí chi ra để quản lý kinh doanh, quản lý hành chính trên phạm vi toàn doanh nghiệp như chi phí cho nhân viên quản lý, chi phí văn phòng, giao dịch, một số loại thuế, phí, lệ phí… a, Tài khoản sử dụng -TK 641 “Chi phí bán hàng”, nội dung của TK này như sau: Bên Nợ: CPBH phát sinh trong kỳ. Bên Có: -Các khoản ghi giảm CPBH. -Kết chuyển CPBH trong kỳ. TK này không có số dư và được chi tiết thành các tài khoản cấp hai phù hợp với các yếu tố chi phí. -TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, nội dung của TK này tương tự như TK 641 và cũng được chi tiết thành các tài khoản cấp hai theo các yếu tố chi phí. b, Phương pháp hạch toán: ( theo sơ đồ 2) TK 152,334,331… 3. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ Thông thường, vào cuối kỳ kinh doanh, kế toán tiến hành xác định kết quả tiêu thụ. Kết quả đó được tính bằng cách so sánh giữa một bên là doanh thu thuần (doanh thu thuần là doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu) với một bên là giá vốn hàng tiêu thụ , chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và được biểu hiện qua chỉ tiêu lãi lỗ về tiêu thụ. Sơ đồ 2: Hạch toán CPBH và CPQLDN TK 152 TK 111,112,… Tập hợp CP dịch vụ mua ngoài TK 1421 TK 333,139,159 TK 911 TK 153 TK 214 Thuế, phí,lệ phí và CP dự phòng K/ c CPBH, CPQL kỳ trước TK 335 TK 1422 Tập hợp CP NVL Gía trị đồ dùng BH và văn phòng Khấu hao TSCĐ CP bảo hành không có dự toán Có dự toán K/c CPBH,CPQLDN với DN có chu kỳ SXKD ngắn K/ c CPBH, CPQL ở DN có chu kỳ sxkd dài Tập hợp CP nhân viên Các khoản được ghi giảm CP TK 334,338 TK 641,642 TK 111,112 a, Tài khoản sử dụng Việc xác định kết quả tiêu thụ được thực hiện trên TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Kết cấu của TK này như sau: Bên Nợ: -Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ. -Kết chuyển CPBH, CPQLDN. -Kết chuyển kết quả tiêu thụ (lãi). Bên Có: -Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ. -Kết chuyển kết quả tiêu thụ (lỗ). TK này không có số dư. b, Phương pháp hạch toán (theo sơ đồ ) TK 641,642 TK 632 TK 421 TK 911 TK 511,512 TK 421 K/ c GVHB trong kỳ K/ c CPBH, CPQLDN Lãi từ việc tiêu thụ TP K/ C DT thuần Lỗ về hoạt động tiêu thụ VII. Hệ thống chứng từ và sổ sách của phần hành kế toán thành phẩm ,tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm Hệ thống chứng từ: Các chứng từ sử dụng trong phần hành này là: -Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Thẻ kho -Hợp đồng kinh tế, Hoá đơn GTGT -Bảng thanh toán hàng đại lý -Các chứng từ khác như: Biên bản về hàng bán bị trả lại, phiếu thu… 2. Hệ thống sổ sách 2.1. Đối với hình thức Nhật ký- sổ cái Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký sổ cái TK 155,157 511, 531, 532 ,641,642,911… Báó cáo tài chính Sổ quỹ Sổ chi tiết TK 632,511,131,… Bảng tổng hợp chi tiết Đây là hình thức đơn giản nhất. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế trên một loạt sổ duy nhất là Nhật ký- sổ cái . Tuy nhiên, hạn chế của nó là ghi trùng lắp, khuôn khổ sổ cồng kềnh và khó phân công lao động kế toán. Vì vậy, hình thức này chỉ phù hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít nghiệp vụ phát sinh và trình độ nhân viên kế toán thấp. Đối với hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ cái TK 155, 632, 511 Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Sổ chi tiết TK 632,511,131,… Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký bán hàng Hình thức này đơn giản, thích hợp với mọi đơn vị hạch toán và có nhiều thuận lợi trong việc ứng dụng máy tính vào xử lý thông tin kế toán. Đối với hình thức Chứng từ- ghi sổ Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ-ghi sổ Sổ cái TK 155… Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ quỹ Sổ chi tiết TK 632 511, 131…. Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ- ghi sổ Hình thức này có ưu điểm là ghi chép đơn giản, dễ so sánh, đối chiếu, kiểm tra. Tuy nhiên, nó có hạn chế lớn là ghi chép trùng lắp rất nhiều. Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký- chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký- chứng từ số 8 Bảng kê số 8,9,10,11 Sổ cái TK 155, 632,511,... Báo cáo tài chính Sổ chi tiết TK 632, 511,131 Bảng tổng hợp chi tiết Ưu điểm của hình thức này là tính chuyên môn hoá cao, đảm bảo tính kiểm tra đối chiếu. Tuy nhiên, hạn chế của nó là phức tạp về mặt kết cấu, khó vận dụng máy tính. Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn, đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ cao và đơn vị chủ yếu thực hiện kế toán bằng lao động thủ công. Chương II Thực trạng công tác hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội I. Khái quát chung về công ty Cao Su Sao Vàng Hà Nội Qúa trình phát triển Công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội trước đây là nhà máy Cao su Sao Vàng. Sau khi miền Bắc được giả phóng (10/1954), nhận thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp cao su đối với nền kinh tế quốc dân và tiềm năng về nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính cho ngành công nghiệp này ở nước ta, Đảng và Nhà nước ta quyết định xây dựng một nhà máy chuyên gia công, chế biến cao su. Vì vậy, nhà máy Cao su Sao Vàng được xây dựng nằm trong chiến lược khôi phục kinh tế 3 năm của Nhà nước thuộc khu công nghiệp Thượng Đình nằm ở phía nam Hà Nội (thuộc quận Thanh Xuân hiện nay). Nhà máy Cao su Sao Vàng chính thức được khởi công xây dựng vào ngày 22-12-1958. Toàn bộ kinh phí xây dựng nhà xưởng, quy trình công nghệ, đào tạo cán bộ đều nằm trong khoản kinh phí viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc. Ngày 23-5-1960: Nhà máy cắt băng khánh thành và đây chính là ngày truyền thống của Nhà máy. Về kết quả sản xuất năm 1960- năm thứ nhất nhận kế hoạch của Nhà nước giao, Nhà máy đã hoàn thành các chỉ tiêu: -Gía trị tổng sản lượng: 2.459.422 đồng -Các sản phẩm chủ yếu: Lốp xe đạp: 93.664 chiếc Săm xe đạp: 38.388 chiếc Trải qua nhiều năm tồn tại trong cơ chế hành chính bao cấp (1961-1987), nhịp độ sản xuất của Nhà máy luôn tăng trưởng, song nhìn chung đơn điệu, chủng loai nghèo nàn, ít được cải tiến vì không có đối tượng cạnh tranh, bộ máy gián tiếp thì cồng kềnh, người đông nhưng hoạt động trì trệ, kém hiệu quả, thu nhập lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn… Năm 1988-1989: Nhà máy trong thời kỳ quá độ chuyển đổi từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường. Đây là thời kỳ thách thức và cực kì nan giải, quyết định sự tồn vong của Nhà máy. Năm 1990: Sản xuất của Nhà máy dần ổn định, thu nhập của người lao động dần tăng lên, chứng tỏ Nhà máy có thể tồn tại và hoà nhập được trong cơ chế mới. Từ năm 1991 đến nay: Nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình: là một doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu và các khoản nộp ngân sách cao, có nhịp độ tăng trưởng ổn định. Ngày 1-1-1993: Nhà máy được chính thức đổi tên thành Công ty Cao su Sao Vàng theo quyết định số 645/CNNg ngày 27-8-1992 của Bộ công nghiệp nặng. 2. Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất tại Công ty Cao su Sao Vàng 2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Cao su Sao Vàng tổ chức bộ máy quản lý theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Công đoàn tham gia quản lý, Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban Giám đốc Công ty gồm 6 người: -Giám đốc Công ty: là người chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. -Phó Giám đốc sản xuất: là người giúp Giám đốc lãnh đạo về mặt sản xuất, phụ trách khối sản xuất. -Phó Giám đốc kinh doanh: là người giúp Giám đốc lãnh đạo về mặt kinh doanh, phụ trách khối kinh tế. -Phó Giám đốc kỹ thuật: là người giúp Giám đốc về mặt kỹ thuật, phụ trách khối kỹ thuật. -Phó Giám đốc xuất nhập khẩu: là người phụ trách hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. -Phó Giám đốc xây dựng cơ bản: phụ trách lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm TSCĐ… Cả 5 Phó Giám đốc đều có quyền hạn riêng nhưng đều chịu sự quản lý chung của Giám đốc. Bí thư Đảng uỷ: thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong Công ty thông qua văn phòng Đảng uỷ. Chủ tịch Công đoàn: giúp Giám đốc quản lý lao động trong Công ty, đồng thời cũng là để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Các phòng ban chức năng: được tổ chức theo cơ cấu quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, đứng đầu là các trưởng phòng và các phó trưởng phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc, đồng thời cũng có vai trò trợ giúp Giám đốc chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh đều thông suốt. 2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất Qúa trình sản xuất các sản phẩm của Công ty Cao su Sao Vàng được tổ chức thực hiện ở 4 xí nghiệp sản xuất chính, chi nhánh cao su Thái Bình, Nhà máy pin- cao su Xuân Hoà và một số xí nghiệp phụ trợ. Xí nghiệp cao su số 1: chuyên sản xuất lốp xe đạp, lốp xe máy, băng tải, dây curoa, ống cao su. Xí nghiệp cao su số 2: chuyên sản xuất lốp xe đạp các loại, ngoài ra còn có phân xưởng sản xuất tanh xe đạp. Xí nghiệp cao su số 3: chủ yếu sản xuất săm lốp ô tô, xe máy, sản xuất thử nghiệm lốp máy bay dân dụng. Xí nghiệp cao su số 4: chuyên sản xuất các loại săm xe đạp, xe máy Chi nhánh cao su Thái Bình: chuyên sản xuất một số loại săm lốp xe đạp nằm trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Nhà máy pin- cao su Xuân Hoà: có nhiệm vụ sản xuất pin khô mang nhãn hiệu Con Sóc, ắc quy, một số thiết bị điện nằm tại tỉnh Vĩnh Phúc. Các đơn vị sản xuất phụ trợ: chủ yếu là các xí nghiệp cung cấp năng lượng, ánh sáng, điện lực… cho các xí nghiệp sản xuất chính. Toàn bộ bộ máy quản lý và sản xuất của công ty được trình bày cụ thể theo sơ đồ 3. Tình hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty a, Tổ chức bộ máy kế toán Trên cơ sở chế độ hiện hành về tổ chức công tác kế toán, đặc điểm tổ chức sản xuất quản lý của Công ty, Công ty thực hiện tổ chức công tác kế toán kết hợp giữa hình thức tập trung với hình thức phân tán. -Tại Công ty: Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng tài chính- kế toán. Phòng tài chính- kế toán có nhiệm vụ tổ chức thực hiện hạch toán kế toán và quản lý tài chính toàn công ty từ khâu đầu đến khâu cuối cùng, từ thu thập chứng từ, kiểm tra chứng từ , ghi sổ sách đến lập các báo cáo kế toán. -Tại các xí nghiệp: không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ biên chế nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thống kê, thu thập chứng từ ban đầu, sau đó gửi về cho phòng tài chính- kế toán tại Công ty xử lý và ghi sổ. -Tại một số chi nhánh: được quyền hạch toán độc lập; cuối kỳ, gửi các báo cáo kế toán về công ty. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức như sau: -01 kế toán trưởng: là người phụ trách chung công tác kế toán, đảm bảo cho bộ máy hoạt động hiệu quả và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Nhà nước về mặt quản lý tài chính. -01 phó phòng kế toán: phụ trách kế toán tổng hợp, có nhiệm vụ theo dõi, xử lý sổ sách tổng hợp và lập các báo cáo tài chính vào cuối quý. -01 kế toán tiền mặt: có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi tiền mặt. -01 kế toán tiền gửi ngân hàng: có nhiệm vụ giao dịch và theo dõi các khoản tiền gửi của công ty qua ngân hàng. -01 kế toán huy động vốn: chuyên theo dõi và phản ánh các nguồn vốn của công ty. -01 kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán tiền lương, BHXH cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. -02 kế toán vật tư: một kế toán theo dõi tình hình nhập vật tư, tồn kho vật tư và thanh toán với người bán và một kế toán theo dõi tình hình xuất vật tư và lập bảng phân bổ NVL. -01 kế toán TSCĐ: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tính toán trích khấu hao theo quy định, từ đó lập bảng phân bổ khấu hao. -02 kế toán giá thành: một kế toán tập hợp chi phí và một kế toán tính giá thành. -02 kế toán tiêu thụ: một kế toán theo dõi nhập, xuất, tồn thành phẩm, một kế toán hạch toán tiêu thụ, xác định kết quả và theo dõi công nợ với người mua. -1 thủ quỹ: thực hiện việc quản lý quỹ, quản lý thu chi và làm chứng từ báo cáo quỹ. Cùng với việc quy định cụ thể phạm vi trách nhiệm của từng nhân viên kế toán, kế toán trưởng còn quy định rõ các loại chứng từ, sổ sách được ghi chép và lưu trữ, trình tự thực hiện và thời hạn hoàn thành công việc của từng người, đảm bảo giữa các khâu, các bộ phận kế toán có sự phân công và phối hợp chặt chẽ, đem lại hiệu quả cao. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức như sơ đồ 4. b, Hệ thống sổ kế toán Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- chứng từ. Tại Công ty, hệ thống sổ sách kế toán nói chung và hệ thống sổ sách của phần hành kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ là tương đối đầy đủ. Đối với phần hành kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, sổ sách sử dụng và trình tự ghi chép có thể được khái quát qua sơ đồ sau: Sổ chi tiết TK131 Bảng tập hợp phiếu xuất kho Chứng từ Bảng kê số 10 Bảng kê số 8 Sổ chi tiết tiêu thụ Bảng kê số 11 Nhật ký- chứng từ số 8 Sổ Cái iI. Thực tế công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội A. Kế toán thành phẩm 1. Đặc điểm thành phẩm của Công ty Công ty Cao su Sao Vàng Hà Nội là Công ty chuyên sản xuất, chế biến các sản phẩm bằng cao. Sản phẩm chính của Công ty là săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất nhiều sản phẩm khác nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường như: băng tải công nghiệp, joăng cao su, ống hút…và một số mặt hàng khác theo đơn đặt hàng của đơn vị bạn. Sản phẩm của Công ty đều là thành phẩm vì chúng đều được hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng, được kiểm tra nếu đảm bảo chất lượng thì sẽ được nhập kho. Để thuận tiện cho công tác quản lý,việc hạch toán thành phẩm của Công ty được tiến hành theo từng loại. Do Công ty có rất nhiều loại thành phẩm nên việc hạch toán là tương đối phức tạp. 2. Đánh giá thành phẩm a, Đánh giá thành phẩm nhập kho: Thành phẩm nhập kho của Công ty được phản ánh theo giá thực tế đúng như quy định, tức là: -Đối với thành phẩm nhập kho từ sản xuất: giá thực tế là giá thành sản xuất thực tế. -Đối với thành phẩm đã tiêu thụ hoặc gửi bán bị trả lại: giá thực tế là gía đã dùng để ghi giá vốn hoặc giá trị hàng gửi bán. b, Đánh giá thành phẩm xuất kho: Thành phẩm xuất kho của Công ty được đánh giá như sau: Thành phẩm xuất kho trong tháng nào thì được ghi theo giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm trong tháng đó (tháng xuất), kể cả đối với những thành phẩm tồn kho từ tháng trước, nay được tiêu thụ. Đến cuối năm trị giá thành phẩm xuất kho được tính lại theo phương pháp bình quân gia quyền.Chênh lệch số liệu giữa các tháng và năm được dồn vào tháng 12. Ví dụ: Ngày 10/2/2001, Công ty xuất 100 lốp xe đạp, trong đó có 10 lốp tồn kho từ tháng 1. Giá thành sản xuất của loại lốp này trong tháng 1 là 7500, trong tháng 2 là 7550 thì giá phản ánh của 100 chiếc lốp là: 100 x 7550 = 755.000 Gỉa sử cuối năm tính được gía bình quân một đơn vị sản phẩm là 7520 thì phần chênh lệch 100 x (7520-7550) = 3000 sẽ được ghi vào tháng 12. 3. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ trong hạch toán thành phẩm tại Công ty Về chứng từ, để phản ánh sự biến động của thành phẩm , công ty sử dụng: phiếu nhập kho và phiếu xuất kho. a, Qúa trình nhập kho thành phẩm Sau khi hoàn thành bước công nghệ cuối cùng, được KCS xác nhận chất lượng, thành phẩm được đóng gói để nhập kho. Hàng ngày, các xí nghiệp sản xuất có thành phẩm nhập kho sẽ mời thủ kho làm thủ tục nhập kho. Thủ kho của xí nghiệp viết phiếu nhập kho. Người nhập mang thành phẩm và phiếu nhập kho lên kho của công ty. Thủ kho của công ty có trách nhiệm đối chiếu giữa số lượng ghi trên phiếu nhập và số lượng thực nhập. Sau đó, thủ kho và người nhập ký xác nhận vào phiếu nhập. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên: -1 liên dược thủ kho lưu lại để làm căn cứ ghi Thẻ kho tại kho. -1 liên chuyển lên phòng kinh doanh để ghi Thẻ chi tiết thành phẩm tại phòng kinh doanh. -1 liên được đưa lên phòng kế toán làm căn cứ để kế toán thành phẩm lập Bảng kê số 8 (Nhập- Xuất- Tồn thành phẩm ). Mẫu số 1 Bộ Công Nghiệp Phiếu nhập kho Công ty CSSV Ngày 5 tháng 10 năm 2001 Số: 159 Tên người nhập: Nguyễn Thị Lan- XN Cao su số 1. Nhập vào kho: số 3- Công ty Stt Tên sp Đv Số lượng Đơn giá Thành tiền C.từ T.tế A B C 1 2 3 4 1 2 Lốp xđ 40- 406 đỏ Lốp xđ 47- 406 đ/v Chiếc Chiếc 200 100 200 100 7.892 10.072 1.578.400 1.007.200 Cộng 2.585.600 Người nhập Thủ kho Người lập b, Qúa trình xuất kho thành phẩm Tại Công ty, thành phẩm chỉ được xuất kho khi có lệnh xuất kho của Giám đốc hoặc trưởng phòng kinh doanh. Nhân viên phòng kinh doanh sẽ viết phiếu xuất kho, trong đó có ghi cả số lượng và giá trị. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: -1 liên lưu tại phòng kinh doanh để ghi Thẻ chi tiết thành phẩm . -1 liên khách hàng mang tới phòng kế toán để làm căn cứ lập HĐ GTGT. HĐ GTGT được lập thành 3 liên: -1 liên phòng kế toán giữ lại làm chứng từ gốc là căn cứ để ghi vào các bảng kê và sổ kế toán tiêu thụ. -1 liên khách hàng giữ lại. -1 liên khách hàng mang xuống thủ kho để thủ kho xác nhận vào HĐ và giao hàng. Thủ kho giữ lại HĐ này, ghi thẻ kho, sau đó đóng thành tập, cuối tháng chuyển lên phòng kế toán để đối chiếu. Mẫu số 2 Bộ Công nghiệp Phiếu xuất kho Công ty CSSV Ngày 3 tháng 10 năm 2001 Số 152 Họ tên người nhận: Mai Thuý Anh- Công ty TNHH Toàn An Lý do xuất: bán Xuất tại kho: số 3 STT Tên SP ĐV Số lượng Đơn giá Thành tiền Y/C T.Tế 1 2 Lốp xe đạp 40-406 đỏ Lốp xđ 37-590 (660) đen Chiếc Chiếc 450 1000 450 1000 7892 9027 3551400 9027000 Cộng 12578400 Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Mẫu số 3 Bộ Công nghiệp Hoá Đơn GTGT Công ty CSSV Liên 1: Lưu tại phòng kế toán Số 82090 Ngày 1 tháng 10 năm 2001 Tên người mua: Nguyễn Thị Hoà Địa chỉ: Công ty xe đạp- xe máy miền Bắc Hình thức thanh toán: chậm STT Tên hàng Đv Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Lốp xđ 37-540 đ/t Chiếc 200 12.298 2.459.600 Cộng 2.459.600 Tổng giá chưa thuế: 2.459.600 Thuế GTGT: 245.960 Tổng giá thanh toán: 2.705.500 Số tiền bằng chữ: Hai triệu bảy trăm linh năm nghìn năm trăm Người mua Người viết HĐ Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị 4. Hạch toán chi tiết thành phẩm Phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm tại Công ty là phương pháp thẻ song song. Tuy nhiên, công việc này không được làm tại phòng kế toán mà do phòng kinh doanh đảm nhận. Qúa trình hạch toán có thể được khái quát qua sơ đồ sau: Phiếu nk Phiếu xk HĐ GTGT Thẻ chi tiết TP Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn TP Thẻ kho *Tại kho: Hàng ngày, thủ kho mở thẻ kho để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho được mở hàng tháng và mở cho từng loại thành phẩm . Thủ kho chỉ căn cứ vào phiếu nhập và HĐ GTGT để ghi thẻ kho. Như vậy, phiếu xuất kho chỉ có tác dụng như một lệnh trung gian. Mẫu số 4: Bộ Công nghiệp Thẻ kho Công ty CSSV Tháng 10/2001 Tờ số: 14 Tên sản phẩm: Lốp xe đạp 40- 406 đỏ Đơn vị tính: chiếc STT Chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận SH NT Nhập Xuất Tồn 1 2 3 159 152 05/10 05/10 Tồn đầu kỳ Nhập Xuất …………. 200 450 1325 1525 1075 Cộng 1670 2025 Tồn cuối kỳ 970 *Tại phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh theo dõi chi tiết thành phẩm trên Thẻ chi tiết thành phẩm . Hàng ngày, khi nhận được Phiếu nhập kho do thủ kho chuyển đến, phòng kinh doanh sẽ ghi vào phần nhập. Phần xuất sẽ được ghi khi phòng kinh doanh viết Phiếu xuất kho và lưu lại một liên. Cuối tháng, phòng kinh doanh tiến hành đối chiếu với kho. Sau khi đảm bảo tính chính xác của số liệu trên Thẻ chi tiết thành phẩm, kế toán thành phẩm sẽ kết hợp với Bảng tính giá thành thành phẩm (do bộ phận kế toán giá thành cung cấp) để lập Bảng nhập- xuất- tồn thành phẩm (Mẫu số 7). Mẫu số 5: Thẻ chi tiết thành phẩm Tháng 10/2001 Tên sản phẩm: Lốp XĐ 40- 406 đỏ Đơn vị tính: chiếc Stt Chứng từ Diễn giải Số lượng SH NT Nhập Xuất Tồn 1 2 3 159 152 05/10 05/10 Tồn đầu kỳ Nhập Xuất …………. 200 450 1325 1525 1075 Cộng 1670 2025 Tồn cuối kỳ 970 5. Hạch toán tổng hợp thành phẩm Phương pháp hạch toán tổng hợp thành phẩm mà công ty áp dụng là phương pháp KKTX. Hàng ngày, căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho, kế toán thành phẩm ghi vào Bảng kê nhập- xuất- tồn thành phẩm (Bảng kê số 8) (Mẫu số 6). Trường hợp xuất kho gửi bán thì kế toán thành phẩm còn phải theo dõi trên Bảng kê Hàng gửi bán (Bảng kê số 10) (Mẫu số 8). Cuối tháng, kế toán tổng hợp sẽ lấy số liệu từ Bảng kê này để phản ánh vào NKCT số 8 (phần Có TK 155, 157). Trên cơ sở NKCT Số 8 và Bảng kê số 8, kế toán tổng hợp lập Sổ Cái TK 155, 157. (NKCT số 8 sẽ được trình bày chi tiết cùng với phần hạch toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ). Mẫu số 9 Sổ Cái TK 155 Năm 2001 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này Tháng 1 … Tháng 9 Tháng 10 ….. Cộng TK 154 TK 632 223.905.590 Cộng PS Nợ 22.869.237.644 Cộng PS Có 17.553.568.484 Dư cuối tháng Nợ Có 24.803.347.288 30.342.922.038 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng B. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty 1. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng của Công ty Công ty Cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp sản xuất lớn, có thị trường tiêu thụ rộng khắp trên cả nước. Nghiệp vụ bán hàng của công ty có những đặc điểm chủ yếu sau: -Tại Công ty, mọi sản phẩm sau khi hoàn thành bước công nghệ cuối cùng và được KCS kiểm tra chất lượng đều được nhập kho. Vì vây, tại Công ty không có trường hợp bán trực tiếp tại phân xưởng không qua kho. -Phương thức tiêu thụ của Công ty chủ yếu là phương thức xuất kho bán trực tiếp, ngoài ra là phương thức gửi bán nhưng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. -Khách hàng của Công ty có thể là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mua với khối lượng lớn, cũng có thể chỉ là cá nhân mua với khối lượng nhỏ. -Hình thức thanh toán của công ty bao gồm thanh toán ngay và thanh toán chậm. Công ty cũng có chính sách chiết khấu cho những khách hàng thanh toán nhanh (thanh toán ngay và thanh toán trước thời hạn). -Công ty chia khách hàng thành 2 đối tượng: khách hàng thường xuyên và khách hàng không thường xuyên. Các đại lý được coi là những khách hàng thường xuyên có thể thanh toán chậm. 2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Để phản ánh tình hình tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm, Công ty sử dụng những sổ sách sau: -Bảng tập hợp phiếu xuất kho -Sổ chi tiết tiêu thụ thành phẩm -Sổ chi tiết TK 131 theo từng khách hàng -Sổ tổng hợp theo dõi công nợ (Bảng kê 11) -NKCT số 8 -NKCT số 10 -Bảng kê số 5 -Sổ Cái các tài khoản (Phần hành này của Công ty không liên quan đến NKCT số 7 (phản ánh Nợ TK 632, Có TK 154) vì Công ty đều bán qua kho). Việc hạch toán được thực hiện với sự hỗ trợ của máy tính. 2.1. Hạch toán chi tiết Tại Công ty, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ được hạch toán chi tiết trên Sổ chi tiết tiêu thụ ( Mẫu số 11) 2.1.1. Hạch toán Gía vốn thành phẩm tiêu thụ Như đã nói ở trên, tai Công ty, Gía vốn thành phẩm tiêu thụ hay giá thành thực tế thành phẩm xuất kho trong tháng nào thì được tính theo gía thành sản xuất thực tế của thành phẩm trong tháng đó. Vì vậy, Gía vốn của thành phẩm tiêu thụ được xác định vào cuối tháng, căn cứ vào Bảng tính gía thành thành phẩm do bộ phận kế toán giá thành cung cấp và được kế toán tiêu thụ phản ánh trên Sổ chi tiết tiêu thụ thành phẩm ở cột tương ứng. 2.2.2. Hạch toán doanh thu tiêu thụ Cuối tháng, căn cứ vào các HĐ GTGT (đã được phân loại theo từng loại thành phẩm), kế toán tiêu thụ tập hợp số lượng, doanh thu tiêu thụ của từng loại thành phẩm thông qua Bảng tập hợp phiếu xuất kho (Mẫu số 10). Sau khi lập xong Bảng tập hợp phiếu xuất kho, kế toán tiêu thụ lấy các dòng tổng cộng doanh thu theo loại sản phẩm để ghi vào cột Số lượng, Tổng DT của Sổ chi tiết tiêu thụ ứng theo dòng của loại sản phẩm đó. Mẫu số 10 Bảng tập hợp phiếu xuất kho Từ ngày 01/10/2001 đến ngày 31/10/2001 Hoá đơn Tên sp Kho Số lượng Đơn giá Thành tiền Số Ngày 82090 82093 ------- 01/10 01/10 -------- Lốp xđ 37-540 đ/t Lốp xđ 37-540 đ/t ………….. ----------------------- Cộng theo loại sp 6 6 ----- 200 400 --------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33996.doc
Tài liệu liên quan