Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 10

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 10 2

1.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Sông Đà 10 2

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2

1.1.2. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu Công ty giai đoạn 2006-2008 4

1.1.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 10 7

1.1.3.1.Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh: 8

1.1.3.2.Tổ chức quản lý: 8

1.1.3.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong Công ty 9

1.2. Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Sông Đà 10 12

1.2.1. Tình hình thực hiện đầu tư các dự án của Công ty Cổ phần Sông Đà 10 trong giai đoạn 2006-2008 12

1.2.1.1. Các dự án đã kết thúc 12

1.2.1.2. Các dự án đang triển khai thực hiện 14

1.2.1.3.Đặc điểm các dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 10 15

1.2.2. Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Sông Đà 10 15

1.2.2.1. Quy trình lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 10 15

1.2.2.2. Phương pháp lập dự án 21

1.2.2.3. Các nội dung phân tích trong quá trình lập dự án đầu tư: 24

1.2.2.4.Công tác tổ chức triển khai thực hiện dự án tại Công ty cổ phần Sông Đà 10 30

1.2.2.5 Ví dụ minh họa: 33

1.2.3. Đánh giá công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 10 59

1.2.3.1 Đánh giá về công tác lập dự án ” đầu tư mua 6 ô tô chở đá và 4 máy bơm phụ gia” 59

1.2.3.2.Đánh giá chung về công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 10 59

 

 

 

CHƯƠNG 2 . MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN

ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 10 64

2.2.Kế hoạch đầu tư các dự án của Công ty cổ phần Sông Đà 10 trong giai đoạn 2006-2010 và định hướng phát triển chung đến năm 2015. 64

2.2.1. Định hướng phát triển chung của Công ty đến năm 2015 64

2.2.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2009 và kế hoạch đầu tư các dự án của Công ty trong giai đoạn 2006-2010 65

2.2.2.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 10 năm 2009: 65

2.2.2.2. Kế hoạch đầu tư các dự án trong giai đoạn 2006-2010 66

2.2.2.3.Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 10: 69

2.2.2.4.Một số giải pháp cụ thể cho từng khâu, từng nội dung của lập dự án 73

2.2.2.5.Kiến nghị 77

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 80

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2499 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cáo cơ hội đầu tư và nghiên cứu tiền khả thi và nhận được quyết định phê duyệt của Ban giám đốc thì phòng kinh tế-kế hoạch cùng với các đơn vị chức năng khác tổ chức lập báo cáo đầu tư. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, phân loại dự án, tích chất phức tạp của dự án và trình độ chuyên môn của cán bộ soạn thảo dự án mà báo cáo đầu tư có thể do phòng kinh tế-kế hoạch của Công ty đảm nhiệm hoặc thuê công ty tư vấn tiến hành khảo sát thiết kế và lập dự án. Tại Sông Đà 10, phòng kinh tế-kế hoạch chịu trách nhiệm tổ chức lập dự án cùng với các phòng chuyên môn khác. Cán bộ tham gia soạn thảo dự án chủ yếu là thuộc phòng đầu tư, trong trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm từ các phòng ban khác hoặc thuê chuyên gia tư vấn. Nhóm soạn thảo dự án bao gồm: Hình 2.1: Tổ chức soạn thảo dự án Trưởng phòng kinh tế-kế hoạch Nhóm phụ trách tài chính–kinh tế vực khác Nhóm phụ trách về kỹ thuật vực khác Nhóm phụ trách lĩnh vực khác *Nhóm phụ trách về kỹ thuật: Đây là nhóm chịu trách nhiệm phân tích và chọn lựa kỹ thuật và công nghệ cho dự án, tiến hành thiết kế sơ bộ cho dự án. * Nhóm phụ trách về tài chính và kinh tế: Công việc của nhóm là tất cả các hoạt động có liên quan tới khía cạnh kinh tế và tài chính của dự án, dựa trên những thiết kế kỹ thuật sơ bộ họ sẽ đi vào phân tích hiệu quả dự án đầu tư, đề xuất phương án huy động vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tổng mức đầu tư, phương án trả nợ,.. * Nhóm phụ trách lĩnh vực khác: Nhóm này chịu trách nhiệm cung cấp nhữngvăn bản pháp luật, các quy định, nghị định của Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực của dự án. Bảng 2.1: Bảng mô tả công việc và phân bổ nhân sự trong công tác soạn thảo dự án Mô tả Cán bộ chịu trách nhiệm 1. Ý tưởng đầu tư Ý tưởng kinh doanh Dự kiến khối lượng sản xuất, kinh doanh Sự cần thiết phải đầu tư, cầu thị trường Ban giám đốc, cán bộ phòng đầu tư 2. Phân tích kỹ thuật Đề xuât phưong án lựa chọn kỹ thuật và công nghệ. Dự đoán cầu thị trường, lựa chọn giải pháp thực hiện, dự tính nhân sự cho dự án về số lượng và chất lượng. Cán bộ phòng kỹ thuật ( Nhóm phụ trách về kỹ thuật ) 3. Thông tin về sản xuất và kinh doanh Quyết định về nhà cung cấp đầu vào giá cả, chủng loại ….. Cán bộ phòng kinh doanh và phòng kỹ thuật và phòng tài chính kế toán ( Nhóm phụ trách về kinh tế tài chính ) 4. Thông tin về thị trường Dự báo về thị phần và cầu sản phẩm của dự án Cán bộ phòng kinh doanh (Nhóm phụ trách về tài chính- kinh tế) 5.Phân tích tài chính Phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự án ( NPV , IRR , B/C , T ) . Đề xuất phương án huy động vốn kế hoạch trả nợ , nguồn vốn dự án . Cán bộ phòng tài chính kế toán và phòng kinh tế-kế hoạch ( Nhóm phụ trách về tài chính -kinh tế) 1.2.2.5 Ví dụ minh họa: Dự án đầu tư mua 6 ô tô chở đá và 4 máy bơm phụ gia  A.Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư *Các căn cứ Pháp lý: Các cán bộ lập dự án của công ty đã đi sâu tìm hiểu để nắm bắt những quy định của pháp luật,những định hướng phát triển ngành của nhà nước để đáp ứng cho công tác đầu tư dự án. Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI; Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ về việc quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Điện lực Việt Nam giai đoạn 2006-:- 2015 có xét đến triển vọng năm 2025; Quyết định số 2114 QĐ-BXD ngày 14/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chuyển Công ty Sông Đà 10 thuộc Tổng Công ty Sông Đà thành Công ty cổ phần; Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, giấy cấp phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ; Công văn số 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 của Bộ Xây dựng công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn xây dựng công trình; Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty CP Sông Đà 10; Định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2015 và kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm 2006-2010 của Công ty CP Sông Đà 10; Khối lượng và tiến độ thi công tại công trình thuỷ điện Nậm Chiến 2 và các công trình khác của Công ty CP Sông Đà 10; Các văn bản Pháp luật hiện hành khác có liên quan. *Phân tích, xác định nhu cầu thị trường: Thị trường mục tiêu của công ty Công ty cổ phần Sông Đà 10 là thị trường xây dựng công trình thủy điện trong nước và các nước láng giềng như CHDCNH LÀO....Tham gia thi công các công trình ngầm... Nghiên cứu thị trường là công ty xác định nhu càu xây dựng phát triển ngành điện lực trong thời gian tới. Nghiên cứu thị trường còn là việc công ty xác định các biện phấp tiếp thị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại. Từ đó, giúp ích cho công tác xác định quy mô tối ưu cho dự án sau này. Do các dự án mà công ty lập phần lớn thuộc lĩnh vực xây dựng công trình thủy điện,công trình ngầm... Vì vậy tầm quan trọng của nội dung này có phần khác biệt hơn so với các dự án công nghiệp. Trong các dự án công nghiệp, nội dung này luôn được phân tích một cách đầy đủ, chi tiết, rõ ràng và nghiên cứu trên một phạm vi rộng. Còn ở Công ty cổ phần Sông Đà 10 nói riêng, và các công ty xây dựng nói chung, nội dung này không nhất thiết phải nghiên cứu quá chi tiết, mà có phần đơn giản hơn rất nhiều, và trên một phạm vi cũng hẹp hơn nhiều. Căn cứ quy hoạch phát triển Điện lực Việt Nam giai đoạn 2006-2015 có xét triển vọng đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt tại Quyết định 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/07/2007 (Quy hoạch điện 6). Theo đó nhu cầu phụ tải điện nước ta tăng ở mức 17%-20% năm. Điều đó đòi hỏi phải đẩy nhanh việc phát triển các nguồn điện nhất là việc xây dựng các Nhà máy thủy điện. Tổng vốn đầu tư cho toàn ngành trong giai đoạn 2006-2015 là khoảng 79,9 tỷ USD, tương đương 1.262.980 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 52 tỷ USD và đầu tư cho lưới điện gần 27,9 tỷ USD. Bình quân mỗi năm vốn đầu tư cho ngành điện gần 4 tỷ USD. Cũng theo Quy hoạch này thì giai đoạn 2006-2015 sẽ có khoảng 113 công trình thuỷ điện được xây dựng và đưa vào vận hành trong đó giai đoạn 2006-2010 có 76 công trình và giai đoạn 2010-2015 có 37 công trình được đưa vào vận hành. Vì vậy, thị trường của dự án là rất rộng lớn và rất nhiều tiềm năng để phát triển. Ngoài Chủ đầu tư chính là Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Hiện nay, công việc thi công khoan nổ, xúc vận chuyển đá nổ mìn … là những công việc không thể thiếu đối với các công trình thuỷ lợi, giao thông và đặc biệt là các công trình thuỷ điện. Theo định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2015 và kế hoạch SXKD 5 năm (2006-2010) của Tổng Công ty Sông Đà và của Công ty CP Sông Đà 10 thì sắp tới sẽ tham gia đầu tư và xây dựng rất nhiều dự án Nhà máy thuỷ điện như Huội Quảng, Lai Châu, Cốc San, Xêkaman 1, Xêkaman 4, Nậm Công 3, Nậm Chiến 2…Việc đầu tư máy và thiết bị để phục vụ thi công các công trình kể trên là hết sức cần thiết nhằm tăng năng suất, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng cũng như tiến độ của các công trình góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn tới. Theo các hợp đồng xây lắp đã ký kết với Chủ đầu tư và các Quyết định phân chia công việc cho các đơn vị thi công của Tổng Công ty Sông Đà thì khối lượng của dự án trong các năm tới là rất lớn. *Mục tiêu đầu tư: Dự án đầu tư máy cào đá năng suất ≥100m3/h nhằm mục tiêu: Thực hiện khối lượng xúc đá nổ mìn hầm tại công trình thuỷ điện Nậm Chiến 2 theo hợp đồng xây lắp đã ký kết với Chủ đầu tư và một số công trình khác theo đúng tiến độ và chất lượng của công trình đã được phê duyệt; Góp phần thực hiện các công việc theo định hướng, mục tiêu phát triển của Công ty đến năm 2015 và kế hoạch SXKD 5 năm (2006-2010). Đảm bảo tăng năng suất lao động, giúp cho Công ty phát triển có hiệu quả, bền vững và tăng trưởng ở mức 10-15%/năm. Đồng bộ các máy móc, thiết bị trong dây chuyền, công nghệ thi công của Công ty có đủ năng lực cạnh tranh trong nước, trong khu vực và trên thế giới. *Sơ bộ về hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án: Sản phẩm của dự án sẽ nhằm mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tạo thế chủ động trong đấu thầu và thi công, lôi cuốn thêm các nguồn lực còn tiềm ẩn vào hoạt động. Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần thực hiện thành công mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển của Công ty, Tập đoàn Sông Đà và của Chính phủ đã đề ra. Với một năng lực mới được hình thành sau khi dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần nào vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp một phần nhỏ vào ngân sách Nhà nước. B.Lựa chọn hình thức đầu tư *Phân tích các điều kiện, các yếu tố để lựa chọn hình thức đầu tư: Kể từ khi được thành lập đến nay Công ty CP Sông Đà 10 đã được đầu tư rất nhiều thiết bị có giá trị cao để thi công các công trình quan trọng của Nhà nước, đó là các dây chuyền, công nghệ thi công hầm, dây chuyền khoan nổ hở với các loại thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các nước, từ các hãng nổi tiếng trên thế giới. Mặc dù đã đầu tư nhiều thiết bị như vậy nhưng đến nay do Công ty đang phải thi công nhiều công trình khác nhau trên đất nước như thuỷ điện Quảng Trị, thuỷ điện Sơn La, Nậm Chiến, thuỷ điện Sông Ba Hạ - Phú Yên, An Khê – Knak – Gia Lai&Bình Định, thuỷ điện Nậm Ngần – Hà Giang, thuỷ điện Sử Pán 2 – Lào Cai… và thuỷ điện Xêkaman 3 tại nước CHĐCN Lào. Do đó trang thiết bị của Công ty phải phân tán tại các công trình nói trên. Theo kế hoạch từ năm 2008-2012 thì Công ty CP Sông Đà 10 phải triển khai thi công tại công trình thuỷ điện An Khê, Knak thuộc tỉnh Gia Lai&Bình Định, thuỷ điện Xêkaman 1,3 tại nước CHĐCN Lào, thuỷ điện Huội Quảng thuộc tỉnh Lai Châu, thuỷ điện Nậm Chiến 1, Nậm Chiến 2, Nậm Công 3 tại Sơn La, thuỷ điện Sử Pán 2 tại Lào Cai… Hiện nay, thiết bị vận chuyển đá nổ mìn hầm của Công ty tại các công trình này đang bị thiếu, không đáp ứng được yêu cầu tiến độ thi công của công trình. *So sánh phương án tự mua sắm và đi thuê máy: Thông qua sự hiểu biết và nghiên cứu về các tiêu chuẩn xây dựng, sự phù hợp giữa tính chất công trinh xây dựng với thiết bị thi công nên với đặc điểm địa hinh địa chất khu vực và tính chất thi công, cán bộ công ty đã đưa ra phương án lựa chọn đầu tư thiết bị cho dự án thi công. Thực chất đây là các yêu cầu kỹ thuật đối với phương án đầu tư. Đây cũng là tâm huyết và hiểu biết củacán bộ đảm nhiệm kĩ thuật trong đội ngũ lập dự án. Các cán bộ này đã phải nghiên cứu về tieu chuẩn kĩ thuật của công trình thi công để đầu tư thiết bị phù hợp. Nghiên cứu về tình hình điện, nước trong khu vực và có tính tới khả năng tài chính có thể có đối với dự án, từ đó các bộ lập dự án đã sử dung phương pháp đánh giá so sánh để đưa phương án đầu tư nội dung sau: So sánh giữa hai phương án đầu tư và đi thuê thiết bị phục vụ thi công: Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới là tập trung, mở rộng sản xuất kinh doanh đưa doanh nghiệp thành Nhà thầu xây lắp mạnh, có khả năng làm Tổng thầu EPC các công trình. Tham gia đấu thầu tìm kiếm các công việc phù hợp phát huy ngành nghề truyền thống của Công ty là xây dựng các công trình ngầm, khoan nổ mìn, xúc vận chuyển đá nổ mìn… nên việc chủ động đầu tư thiết bị để thi công các công trình khác nhau là hết sức cần thiết, tránh tình trạng bị động, phụ thuộc vào các yếu tố khách quan bên ngoài. Mặt khác, do tính đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty các thiết bị thi công đều là các thiết bị đặc chủng, có rất ít trên thị trường, vì vậy việc đi thuê là rất khó khăn. Hơn nữa, mục tiêu của Công ty là luôn luôn hoàn thành đúng, vượt tiến độ và đáp ứng được các yêu cầu kỹ, mỹ thuật của công trình nên việc đầu tư thiết bị giúp Công ty chủ động trong việc cân đối nhu cầu và điều chuyển đến những công trình có tiến độ thi công gắt gao. Kết luận: Qua phân tích các yếu tố ở trên, để chủ động trong công việc, tránh tình trạng phụ thuộc vào thiết bị để thuê, lựa chọn phương thức đầu tư của dự án là: "Đầu tư máy cào đá năng suất ≥100m3/h". C. Phân tích và lựa chọn công nghệ, thiết bị thi công, Kế hoạch SXKD và các yêu cầu đáp ứng *Phân tích và lựa chọn công nghệ thi công: Là đơn vị tham gia thi công các công trình có tính chất đặc thù:thi công công trình ngầm và các nhà máy thủy điện.Và thi công ở các địa điểm phức tạp bởi vậy cán bộ trong đội ngũ lập dự án đã nghiên cứu kĩ các nguyên tắc kĩ thuật thi công để đưa ra phương án đầu tư phù hợp. Quy trình công tác xúc đá nổ mìn hầm: Sau khi đã tiến hành khoan nổ mìn, đống đá do nổ mìn tạo ra phải được tưới nước để rập bụi; Sử dụng máy ủi hoặc máy gạt để gom đống đá lại; Sử dụng máy xúc hoặc máy cào vơ để xúc đá lên các phương tiện vận chuyển; sau đó vận chuyển đá ra bãi thải theo đúng quy định. Để thực hiện công tác xúc đá nổ mìn thì cần phải có máy cào đá hoặc máy xúc chuyên dùng trong hầm. Cân đối nhu cầu máy móc thiết bị: Các cán bộ lập dự án của công ty đã căn cứ vào khối lượng của công trình thuỷ điện Nậm Chiến 2 và một số công trình khác mà Công ty CP Sông Đà 10 đang và sẽ thi công trong các năm tới để đánh gia nhu cầu về thiết bị. Bởi vậy nhu cầu đầu tư máy cào đá năng suất ≥100m3/h là hết sức cần thiết và phải nhanh chóng thực hiện để đáp ứng được tiến độ yêu cầu của các công trình. Bảng 2.2. Số lượng máy móc, thiết bị cần đầu tư cho dự án TT Tên máy Đơn vị Số lượng Ghi chú 1 Máy cào đá năng suất ≥100m3/h Cái 1 Phương án tổ chức thi công, sử dụng bảo quản máy Các công trình mà Công ty CP Sông Đà 10 đang và sẽ thi công hầu hết đều thuộc địa bàn các Tỉnh miền núi có điều kiện giao thông rất khó khăn do địa hình phức tạp của khu vực. Do vậy cần phải có các biện pháp bảo dưỡng, bảo quản, sử dụng máy thích hợp để hạn chế hư hỏng đến mức thấp nhất.Bởi vậy dự án đã đưa được ra phương án tổ chức thi công và sư dụng máy hợp lý.Cụ thể như sau: Thiết bị thi công sẽ được giao cho kỹ sư trưởng quản lý. Đó là người có tinh thần trách nhiệm và tay nghề cao. Thiết bị phải có nhật trình cũng như lý lịch và đựơc ghi chép đầy đủ, hàng tuần, hàng tháng cơ khí trưởng đơn vị phải kiểm tra chi tiết các máy và đề ra các biện pháp bổ sung nhằm sử dụng và quản lý máy tốt. Ngoài ra đơn vị còn có bộ phận để sữa chữa và bảo dưỡng thường xuyên máy móc. Hình 2.2: Sơ đồ quản lý máy móc, thiết bị Cơ khí trưởng Kỹ sư trưởng Máy thi công Thợ vận hành Đội sửa chữa Thị trường cung cấp máy xây dựng Để tìm kiếm thị trường cung cấp máy thiết bị cho dự án,các cán bộ lập dự án đã tìm hiểu kĩ thị trường cung cấp bằng phương án so sanh thiết bị trong nước và ngoại nhập đáp ứng nhu cầu,sự phù hợp với thực tế thi công. Hiện nay, thị trường máy xây dựng trên đất nước ta rất đa dạng và phong phú. Trong đó có nhiều hãng có danh tiếng trên trường quốc tế như hãng Tamrock (Phần Lan); Atlas Copco, Volvo của Thuỵ Điển; Clayton Equipment của Anh; Kofrmann, Paus của Đức; Robbins, CAT, Caterpeller của Mỹ; Furukaoa, Komatsu của Nhật; Huyndai, Samsung của Hàn quốc, Kamaz của Nga... Tại Việt Nam hiện nay, có một số thiết bị vận chuyển đá nổ mìn đáp ứng được yêu cầu công việc, có chất lượng tốt, giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các hãng của nước ngoài và việc cung cấp thiết bị phụ tùng rất thuận tiện. Trong các năm qua Công ty CP Sông Đà 10 cũng đã đầu tư khá nhiều máy móc thiết bị có chất lượng tốt, năng suất và độ bền cao. Danh mục các thiết bị đã đầu tư của các hãng gần đây TT Thiết bị Giá trị hợp đồng (VNĐ) Hãng cung cấp 1 Máy phun vẩy 9m3/h 1.665.092.775 Jacon – úc 2 Bơm phụ gia 0-500 lít/phút 562.414.800 Ocmer – Italy 3 Máy trắc đạc 830.248.050 Leica - Thuỵ Sỹ 4 Đầu kéo 10T 6.426.000.000 Clayton – Anh 5 Xe chở bê tông hở 9.937.500.000 Deawoo - Hàn Quốc 6 Máy khoan hầm 15.789.000.000 Tamrock - Phần Lan 7 Máy xúc hầm 8.983.200.000 GHH - Đức 8 Cần cẩu 16T 2.000.000.000 QY16C – Trung Quốc 9 Máy khoan hầm 35.000.000.000 Furukawa – Nhật Bản 10 Xe chở đá hầm 17.092.500.000 Paus - Đức *Kế hoạch SXKD và yêu cầu đáp ứng Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2008-:-2012, Công ty CP Sông Đà 10 sẽ thi công các công trình thuỷ điện Nậm Chiến 1, Nậm Chiến 2, Nậm Công 3 tại Sơn La, thuỷ điện An Khê, Knak thuộc tỉnh Gia Lai&Bình Định, thuỷ điện Xêkaman 1,3 tại nước CHĐCN Lào, thuỷ điện Huội Quảng thuộc tỉnh Lai Châu, thuỷ điện Sử Pán 2 tại Lào Cai… nên khối lượng các công việc của dự án là rất lớn. Bảng 2.3.Khối lượng và tiến độ thi công từ năm 2008-:-2012 TT Nội dung công việc Đơn vị Tổng cộng Chia theo các năm 2008 2009 2010 2011 2012 I CT Nậm Chiến 2 52.038 16.961 18.502 6.938 - - 1 Xúc đá nổ mìn lên phương tiện vận chuyển bằng máy cào đá năng suất ≥100m3/h m3 52.038 16.961 18.502 6.938 - - - Hầm ngang số 1 m3 52.038 16.961 18.502 6.938 - - II Các công trình sẽ đấu thầu khác 315.000 55.000 55.000 65.000 70.000 70.000 1 Xúc đá nổ mìn lên phương tiện vận chuyển bằng máy cào đá năng suất ≥100m3/h. m3 315.000 55.000 55.000 65.000 70.000 70.000 Tổng cộng 367.038 71.961 73.502 71.938 70.000 70.000 D. Phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án Phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án là một nội dung không thể thiếu đối với một dự án nào.Và trong phần này các cán bộ lập dự án công ty cũng đã thực hiện đầy đủ nội dung của một dự án đầu tư. Xác định tổng mức đầu tư: Xác định nhu cầu vốn theo tiến độ Xác định nguồn vốn, khả năng tài chính - Kế hoạch trả nợ *Nguồn vốn, tổng mức đầu tư và kế hoạch trả nợ Để xác đinh tổng mức đầu tư cho dự án này, các cán bộ lập dự án của công ty đã sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp suất đầu tư/ một sản phẩm. Đây là phương pháp chủ yếu nhất vì dự án này thuộc loại vừa và nhỏ. Đồng thời cũng căn cứ vào các dự án mẫu để xác định quy mô nguồn vốn cho phù hợp. Tổng mức đầu tư của dự án được xác định bao gồm các nội dung sau: - Nguồn vốn và kế hoạch huy động vốn: + Nguồn vốn: Vốn của dự án gồm 2 nguồn là: vay tín dụng thương mại và vốn tự có. + Kế hoạch huy động vốn: Căn cứ xác định kế hoạch huy động vốn là tiến độ thực hiện dự án và nguồn vốn của dự án: Dự kiến Công ty sẽ vay vốn trung hạn của Ngân hàng là 80% giá trị thiết bị đầu tư mới kể cả chi phí vận chuyển, lắp đặt ban đầu và các chi phí khác, còn lại là vốn tự có của doanh nghiệp từ các nguồn như sau: Trích từ lợi nhuận để lại của các năm; Từ vốn điều lệ tăng thêm; Từ các quỹ khác. Tiến độ thực hiện dự án là từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 02 năm 2008. Tổng mức đầu tư: Từ danh mục thiết bị đầu tư mới đã xác định ở trên và sau khi tham khảo thị trường cung cấp thiết bị của dự án ta có bảng giá trị thiết bị đầu tư mới theo kế hoạch như sau: Bảng 2.4.Giá trị thiết bị đầu tư mới Đơn vị tính: 1.000 đồng TT Tên máy Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Máy cào đá năng suất ≥100m3/h cái 1 2.000.000 2.000.000 Ta có Tổng mức đầu tư của dự án : 2.175,519 triệu đồng Trong đó bao gồm: Vốn đầu tư thiết bị : 2.040,000 triệu đồng + Trong đó vốn đầu tư mới thiết bị : 2.000,000 triệu đồng + Vận chuyển lắp đặt : 40,000 triệu đồng Chi phí khác : 16,380 triệu đồng Lãi vay : 16,320 triệu đồng Dự phòng phí : 102,819 triệu đồng Bảng 2.5. Tổng mức đầu tư Đơn vị tính: 1.000 đồng STT Nội dung Khối lượng Định mức (%) Thành tiền I Giá trị thiết bị 2.040.000 1 Giá trị thiết bị đầu tư mới 2.000.000 2 Chi phí vận chuyển, lắp đặt ban đầu 2.000.000 2,0000 40.000 II Chi phí khác 16.380 1 Lập dự án đầu tư (Công văn số 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 x 30%) 1.942.857 0,2046 3.975 1 Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu (Công văn số 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 - Bảng 17) 1.942.857 0,2570 4.993 1 Giám sát lắp đặt thiết bị (Công văn số 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 - Bảng 19x50%) 1.942.857 0,3815 7.412 III Lãi vay 16.320 1 Lãi vay trong thời gian nhận bàn giao thiết bị và vận chuyển tới công trờng (1%/tháng x 1 tháng) 1.632.000 1,0000 16.320 IV Dự phòng phí 102.819 1 Chi phí dự phòng (5% chi phí thiết bị+chi phí khác) 2.056.380 5,0000 102.819 tổng cộng 2.175.519 Kế hoạch đấu thầu, giải ngân và kế hoạch trả nợ: Dựa vào việc xác định lịch trình các công việc trong từng thời kỳ, các cán bộ công ty cũng xác định thời gian thực hiện từng phần công việc cụ thể: Kế hoạch đấu thầu và giải ngân của dự án như sau: Bảng 2.6. Kế hoạch đấu thầu, giải ngân TT Tên gói thầu Thời gian thẩm định, phê duyệt dự án Thời gian lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu Thời gian thẩm đinh, phê duyệt kết quả đấu thầu và ký kết hợp đồng Thời gian giải ngân Thời gian lắp đặt, chạy thử và đưa máy vào hoạt động 1 Máy cào đá năng suất ≥100m3/h T1/2008 T1/2008 T2/2008 T2/2008 T2/2008 Nhu cầu vay vốn để thực hiện dự án là 80% giá trị thiết bị đầu tư mới kể cả chi phí vận chuyển, lắp đặt ban đầu và chi phí khác: 1.740,415 triệu đồng. Dự kiến sẽ trả nợ gốc trong vòng 5 năm kể từ năm 2008, và mức dư nợ cuối năm 2012 (năm cuối của dự án) sẽ là 0. Lãi suất vay vốn dự kiến là 1%/ tháng, ta có thời điểm trả lãi vay và kế hoạch trả nợ của dự án như sau: Bảng 2.7. Kế hoạch trả nợ của dự án Đơn vị tính: 1.000 đồng Năm Dư nợ đầu kỳ Trả nợ trong năm Tổng cộng Dư nợ cuối năm Tiền trả gốc Tiền lãi phải trả (1%/tháng) 2008 1.740.415 348.083 208.850 556.933 1.392.332 2009 1.392.332 348.083 167.080 515.163 1.044.249 2010 1.044.249 348.083 125.310 473.393 696.166 2011 696.166 348.083 83.540 431.623 348.083 2012 348.083 348.083 41.770 389.853 - Tổng cộng 1.740.415 626.550 2.366.965 *Phân tích hiệu quả kinh tế Ta có khối lượng thi công cho dự án trong các năm như sau: Bảng 2.8. Khối lượng thi công cho dự án trong các năm TT Nội dung công việc Đơn vị Tổng cộng Chia theo các năm 2008 2009 2010 2011 2012 - Xúc đá nổ mìn lên phương tiện vận chuyển bằng máy cào đá năng suất ≥100m3/h m3 367.038 71.961 73.502 71.938 70.000 70.000 Căn cứ xác định đơn giá tính doanh thu: Theo Tổng dự toán công trình thuỷ điện Nậm Chiến 2 đã được thẩm định tháng 06 năm 2007: Định mức xây dựng công trình – Phần xây dựng ban hành theo quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29 tháng 07 năm 2005; Thị trường giá cả nguyên vật liệu đầu vào thời điểm thi công; Thông tư số 06/TT-BXD ngày 15 tháng 04 năm 2005 hướng dẫn xây dựng đơn giá ca máy và thiết bị thi công của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Tổng hợp đơn giá: Theo thông tư 04/TT-BXD ngày 01 tháng 04 năm 2005 của Bộ Xây dựng về việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Các thành phần của đơn giá tổng hợp: + Trực tiếp phí khác: TT = 1,5%*(VL+NC+M). + Chi phí chung: C = 5,5%*1,05*T (T = VL+NC+M+TT) + Thu nhập chịu thuế tính trước: TL = 6%*(T+C). + Đơn giá tổng hợp trước thuế: Z = T+C+TL = (VL+NC+M)*1,138 Chiết tính đơn giá tính doanh thu: Bảng 2.9. Chiết tính đơn giá tính doanh thu TT MHĐM Nội dung Đơn vị tính Định mức Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Đơn giá tổng hợp 1 AB.59120 Xúc đá nổ mìn hầm bằng máy cào vơ, cự ly trung bình ≤1km m3 19.887 Máy thi công 17.475 Máy cào vơ ca 0,00746 2.342.456 17.475 *Phân tích Doanh thu của công tác xúc đá nổ mìn hầm theo các năm của dự án. Đây là một nội dung quan trọng không thể thiếu đối với việc thực hiện dự án. Các cán bộ công ty xác định nội dung này đựa theo đơn giá xác định doanh thu như chiết tính đơn giá tính doanh thu trừ đi 3% theo Quyết định số 55 TCT/HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà về việc Quy định giá để ký hợp đồng thầu phụ giữa Tổng Công ty Sông Đà và các nhà thầu phụ. Doanh thu từ công tác vận chuyển đá nổ mìn hầm: Bảng 2.10. Doanh thu của công tác xúc đá nổ mìn theo các năm của dự án Đơn vị tính: 1.000 đồng TT Năm dự án Đơn vị Khối lượng Đơn giá Doanh thu 1 2008 m3 71.961 19,29 1.388.134 2 2009 m3 73.502 19,29 1.417.877 3 2010 m3 71.938 19,29 1.387.707 4 2011 m3 70.000 19,29 1.350.315 5 2012 m3 70.000 19,29 1.350.315 Tổng cộng 357.401 6.894.346 Doanh thu từ thanh lý thiết bị: Bảng 2.11. Doanh thu từ thanh lý thiết bị Đơn vị tính: 1.000 đồng TT Nội dung Tỷ lệ thu hồi Giá trị Thành tiền Ghi chú 1  Máy cào đá năng suất ≥100m3/h 5,00% 2.040.000 102.000 Tổng Doanh thu của dự án: 6.996,346 Triệu đồng. Trong đó: Doanh thu từ công tác xúc đá nổ mìn : 6.894,346 triệu đồng Doanh thu từ thanh lý thiết bị : 102,000 triệu đồng *Phân tích chi phí sản xuất Chi phí vật liệu, nhiên liệu và năng lượng trực tiếp: Căn cứ chiết tính các đơn giá tính chi phí trực tiếp: Định mức nội bộ của công ty Sông Đà 10; Giá nguyên vật liệu đầu vào tại chân công trình thời điểm lập dự án. Bảng 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21721.doc
Tài liệu liên quan