Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập kế hoạch bán hàng tại công ty Cổ Phần Thiết Bị Tân Phát

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP 3

I. Kế hoạch bán hàng trong doanh nghiệp 3

1 Khái niệm, bản chất kế hoạch bán hàng trong doanh nghiệp 3

2. Vai trò của kế hoạch bán hàng trong doanh nghiệp. 4

2.1. Vai trò trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung 4

2.2. Vai trò trong nền kinh tế thị trường 5

3. Quy trình lập kế hoạch bán hàng trong doanh nghiệp. 7

3.1. Phân tích, đánh giá môi trường doanh nghiệp 7

3.1.1. Nhóm yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp. 7

3.1.2. Nhóm yếu tố thuộc môi trường vi mô. 11

3.1.3. Nhóm yếu tố thuộc môi trường vĩ mô. 16

3.2. Phân đoạn và lựa chọn thị trường 20

3.2.1. Phân đoạn thị trường 21

3.2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu 24

3.2.3. Định vị trong thị trường mục tiêu 25

3.3. Dự báo mức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường 26

3.3.1. Phương pháp giản đơn 26

3.3.2. Phương pháp trung bình động 27

3.3.3. Phương pháp trung bình động có trọng số 27

3.3.4. Phương pháp phân tích cấu trúc dòng cầu 27

3.3.5. Phương pháp xác định xu hướng dòng cầu 28

3.3.6. Phương pháp dự báo dựa trên đánh giá 28

3.4. Xác định và lựa chọn phương án kế hoạch chiến lược bán hàng 28

3.4.1. Xác định phương án kế hoạch chiến lược 29

3.4.2. Đánh giá các phương án lựa chọn 29

3.4.3. Lựa chọn phương án cho kế hoạch chiến lược 29

3.5. Tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch bán hàng 30

4. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch bán hàng 30

4.1. Nội dung lập kế hoạch bán hàng 30

4.1.1. Kế hoạch ngân sách bán hàng 30

4.1.2. Kế hoạch nhân sự 31

4.2. Phương pháp lập kế hoạch bán hàng 33

4.2.1. Lập kế hoạch bán hàng theo cặp sản phẩm, thị trường 34

4.2.2. Lập kế hoạch bán hàng theo tháng, quý 35

II. Đặc điểm ngành thiết bị ô tô và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch bán hàng. 35

III. Sự cần thiết hoàn thiện công tác lập KH bán hàng trong doanh nghiệp 37

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TÂN PHÁT. 39

I. Giới thiệu chung về công ty cổ phần thiết bị Tân Phát. 39

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần thiết bị Tân Phát. 39

2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty 40

3. Đặc điểm kinh doanh, kinh tế, kỹ thuật có ảnh hưởng đến kế hoạch bán hàng của công ty 43

3.1. Thị trường và khách hàng của công ty 43

3.2. Những sản phẩm và dịch vụ kinh doanh chủ yếu 43

3.2.1. Kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh 43

3.2.2. Những sản phẩm sản xuất và kinh doanh chủ yếu của công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát. 44

3.3. Đặc điểm tài chính của công ty 47

4. Tổng quan về kết quả kinh doanh của công ty 52

II. Tình hình thực hiện công tác lập kế hoạch bán hàng của công ty cổ phần thiết bị Tân Phát 54

1. Các căn cứ lập kế hoạch bán hàng của công ty 54

1.1. Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu thị trường, khách hàng 54

1.2. Căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách, phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. 55

1.2.1. Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội 55

1.2.2. Căn cứ vào sự ổn định và phát triển của nguồn hàng nhập khẩu 56

1.3. Căn cứ vào khả năng cạnh tranh của công ty 57

1.4. Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng vào các năm trước của công ty. 61

2. Phương pháp lập chỉ tiêu kế hoạch bán hàng của công ty cổ phần thiết bị Tân Phát. 61

3. Quy trình lập KH bán hàng của công ty cổ phần thiết bị Tân Phát 62

3.1. Xác định, phân tích thị trường 62

3.2 Dự báo cầu thị trường 63

3.3 Lập kế hoạch bán hàng tổng thể 63

3.4 Kiểm tra và thực hiện kế hoạch 64

III. Đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch bán hàng tại công ty cổ phần thiết bị Tân Phát 65

1. Đánh giá công tác lập kế hoạch bán hàng của công ty cổ phần thiết bị Tân phát 65

2. Nhận xét về công tác lập kế hoạch bán hàng tại công ty 67

2.1. Ưu điểm 67

2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của công tác lập kế hoạch tại công ty 68

IV. Sự cần thiết hoàn thiện công tác lập kế hoạch bán hàng tại công ty cổ phần thiết bị Tân Phát. 70

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH BÁN HÀNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TÂN PHÁT 73

I. Chiến luợc phát triển của công ty Cổ Phần Thiết Bị Tân Phát trong những năm tới 73

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch bán hàng tại công ty cổ phần thiết bị Tân Phát. 74

1. Hoàn thiện các căn cứ của quy trình lập kế hoạch 74

2. Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch 75

3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường: 80

4.Tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ kế hoạch của công ty 82

5. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bán hàng 83

6. Tăng cuờng sự phối hợp của các phòng ban trong công tác lập kế hoạch bán hàng 84

7. Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch 85

8. Một số giải pháp khác 86

III. Một số kiến nghị đề xuất với công ty CPTB Tân Phát 86

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6932 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập kế hoạch bán hàng tại công ty Cổ Phần Thiết Bị Tân Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong những năm gần đây riêng ngành ô tô nhập khẩu nguyên chiếc bị đánh thuế rất cao chủ yếu để bảo vệ hàng sản xuất trong nước vì thế mức tiêu thụ sản phẩm ô tô cao hay thấp phụ thuộc nhiều và chính sách nới lỏng thuế của nhà nước. Chính sách bảo hộ mậu dịch các mặt hàng này mà được nhà nước đánh thuế thấp thì mức tiêu thụ ô tô sẽ tăng lên rất nhiều và do đó thị trường ngành thiết bị cũng sẽ tăng và ngược lại. Khi mức thuế giảm, ô tô sử dụng nhiều thì doanh thu bán hàng của công ty sẽ tăng điều này sẽ liên quan đến việc lập kế hoạch bán hàng trong ngành thiết bị ô tô. Do đó chính sách nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trọng việc quyết định mức tiêu thụ ngành ô tô nói chung và ngành thiết bị ô tô nói riêng. - Phụ thuộc vào sự đầu tư cho phát triển công nghệ về ngành ô tô Ô tô là phương tiện và được sản xuất dựa trên nhiều yếu tố kỹ thuật tạo thành. Do việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc bị đánh thuế quá cao nên xu hướng của các nước trên thế giới là tự mình sản xuất ô tô và phục vụ nhu cầu trong nước mình. Hoà nhập vào xu hướng phát triển chung Việt Nam cũng bắt đầu có xu hướng sản xuất ô tô trong nước, để làm được điều này đòi hỏi ngành phải có vốn đầu tư cũng như trình độ chất xám cao. Khi ô tô được sản xuất trong nước thì chắc chắn giá thành ô tô sẽ giảm xuống rất nhiều, điều này sẽ làm tăng mức tiêu thụ của người dân tăng lên và kéo theo cần nhiếu thiết bị phục vụ trong ngành ô tô. Vì thế mức độ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến việc bán hàng thiết bị ngành ô tô và việc soạn lập kế hoạch bán hàng cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Tóm lại kinh doanh thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa và bảo dưỡng ô tô chịu ảnh hưởng rất lớn đến những yếu tố đựơc đề cập ở trên, khi môi trường kinh doanh của những yếu tố tác động thuận lợi thì việc tiêu thụ ô tô sẽ tăng, kéo theo ngành thiết bị cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Vì thế kinh doanh thiết bị phải so sánh và phân tích những yếu tố kể trên để từ đó có chiến lược cũng như kế hoạch bán hàng phù hợp với thực trạng lúc đó. III. Sự cần thiết hoàn thiện công tác lập KH bán hàng trong doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp muốn kinh doanh theo chiến lược mà mình đã định thì nhất thiết phải có những kế hoạch kinh doanh rõ ràng. Kế hoạch kinh doanh là một công cụ để tổ chức và quản trị các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động lập kế hoạch là chức năng đầu tiên của quá trình quản lý trong doanh nghiệp nó có vai trò quan trọng trong việc thành công hay không của việc thực hiện kế hoạch. Theo STEYNER: “ Lập kế hoạch là một quá trình bắt đầu từ việc thiết lập các mục tiêu, quyết định các chiến lược, các chính sách, kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu đã định . Lập kế hoạch cho phép thiết lập các quyết định khả thi và bao gồm cả chu kỳ mới của việc thiết lập mục tiêu và quyêt định chiến lược nhằm hoàn thiện hơn nữa.” Như vậy có thể thấy hoạt động lập kế hoạch vừa gắn liền với lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp doanh nghiệp phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra. Chất lượng của công tác lập kế hoạch kinh doanh là điều kiện đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Kế hoạch bán hàng là kế hoạch cơ bản và là một bộ phận hợp thành kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, nó có mối quan hệ mật thiết và là cơ sỏ để lập các kế hoạch khác như kế hoạch tài chính, kế hoạch ngân sách, kế hoạch nhân sư….Hơn nữa khâu bán hàng được xem như là khâu quan trọng nhất, là nhiệm vụ trung tâm trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng ta đã biết lập kế hoạch bán hàng là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó, lập kế hoạch nhằm xác định mục tiêu cần lập là cái gì? Phương tiện để đạt được mục tiêu đó như thế nào? Không một doanh nghiệp nào có thể sử dụng bản kế hoạch của mình cho các năm vì thị trường cũng như mọi yếu tố khác luôn luôn thay đổi vì thế mỗi năm, doanh ngiệp phải bổ sung cũng như đánh giá lại bản kế hoạch của năm trước để từ đó có bản kế hoạch cho năm thực hiện một cách chính xác và thiết thực hơn. Là một doanh nghiệp muốn đạt được những mục tiêu đề ra thì phải hoàn thiện việc lập kế hoạch hàng năm phù hợp với tình hình thực tại. Hoàn thiện bản kế hoạch dựa trên đánh giá và kết quả thực hiện kế hoạch năm ngoái là tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch năm nay. Qua đó ta việc hoàn thiện công tác lập kế hoạch bán hàng trong doanh nghiệp là vấn đề cần thiết để doanh nghiệp có những định hướng hay chiến lược phát triển trong năm đó. CHƯƠNG II :THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TÂN PHÁT. I. Giới thiệu chung về công ty cổ phần thiết bị Tân Phát. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần thiết bị Tân Phát. Từ tháng 10 năm 1995 đội ngũ cán bộ của công ty đã hoạt động kinh doanh dưới hình thức văn phòng đại diện cho một số hãng của Châu Âu tại Việt Nam. Ngày 27 tháng 9 năm 1999 thành lập công ty TNHH Tân Phát theo giấy chứng nhận kinh doanh số 073450. Đến năm 2006 chuyển sang hình thức công ty cổ phần ( Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát), hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0103010893. - Tên doanh nghiệp :Công ty Cổ phần Thiết bị Tân Phát - Tên giao dịch: Tan Phat Equipment JSC - Trụ sở chính : Km12 – Quốc lộ 1A- Thanh trì – Hà nội - Điện thoại : (84)4.36812043 - Fax : (84)4.36812042 - Webside: www.tanphat.com. - Vốn điều lệ là 35.000.000.000 VND Đến nay công ty Tân Phát là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam, chuyên cung cấp dịch vụ thương mại và kỹ thuật, thực hiện các gói thầu EPC hoặc cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu từng công đoạn của khách hàng từ: Tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị, chuyển giao công nghệ cho đến dịch vụ bảo hành bảo trì dài hạn theo hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2000 và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường ISO 14000:2004. Những thành tựu đạt được của công ty cổ phân thiết bị Tân Phát. ISO 14000:2004 Công ty bắt đầu thực hiện và duy trì từ ngày 15 thang 07 năm 2006 và cấp chứng chỉ tháng 10 năm 2007 Cúp vàng thương hiệu Việt 2006 Cúp vàng thương hiệu Việt 2007 Công ty Tân Phát được vinh dự bình chọn là 01 trong 10 công ty đạt cúp vàng TOPTEN về thương hiệu Việt uy tín và chất lượng năm 2007 và 2008 Huy chương vàng do Bộ Công nghiệp cấp năm 2007 Cúp vàng thương hiệu công nghiệp Việt Nam do Bộ Công nghiệp cấp năm 2007. Giải thưởng sản phẩm dịch vụ thương hiệu Việt hội nhập WTO Cúp vàng ISO do Bộ khoa học và công nghệ cấp năm 2008 Cúp vì sự nghiệp phát triển doanh nhân Việt Nam. Huy chương vàng chất lượng sản phẩm hội chợ công nghiệp quốc tế của Bộ công nghiệp năm 2007. Ông Nguyễn Minh Tân ( Tổng giám đốc công ty ) vinh dự được nhân biểu tượng vàng vì sự nghiệp Văn hóa Doanh nhân Việt Nam do Trung tâm văn hóa Doanh nhân Việt Nam cấp… 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN DỰ ÁN PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ CÁC ĐƠN VỊ LIÊN DANH CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN PHÁT SÀI GÒN CÔNG TY CỔ PHẦN TỰ ĐỘNG HOÁ TÂN PHÁT CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN TÂN PHÁT XƯỞNG SẢN XUẤT THIẾT BỊ DẠY NGHỀ TÂN PHÁT NHÀ MÁY THÉP AN KHÁNH CTY CỔ PHẦN NHÍP Ô TÔ 19-8 CTY CP TOYOTA VINH NHÀ MÁY BỘT SẮN ITIMEX PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÒNG VẬT TƯ VÀ KHO HÀNG PHÒNG NHẬP KHẨU PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BAN KIỂM SOÁT BỘ PHẬN ĐÀO TẠO BỘ PHẬN THIẾT KẾ BỘ PHẬN CÔNG NGHỆ BỘ PHẬN LẮP ĐẶT BỘ PHẬN BẢO HÀNH BỘ PHẬN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG NHÂN SỰ BỘ PHẬN TÀI CHÍNH BỘ PHẬN KẾ TOÁN BAN QUẢN LÝ KHO BAN VẬT TƯ BAN GIAO DỊCH NƯỚC NGOÀI BAN NHẬP HÀNG BAN XÂY DỰNG MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN PHÒNG DỰ ÁN I PHÒNG DỰ ÁN II PHÒNG KINH DOANH BÁN LẺ PHÒNG KINH DOANH THIẾT BỊ NHIỆT NĂNG (Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý của công ty) Nguồn lực của công ty Tổng số toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty bao gồm 190 người trong đó có: * Hội đồng quản trị và ban giám đốc: + hội đồng quản trị bao gồm: 1. Ông Nguyễn Trung Phong Chủ tịch HĐQT 2. Ông Nguyễn Minh Tân Uỷ viên 3. Ông Nguyễn Công Minh Uỷ viên 4. Ông Nguyễn Đình Kiên Uỷ viên 5. Ông Ngô Quốc Huy Uỷ viên 6. Ông Ngô Cao Vinh Uỷ viên 7. Bà Bùi Thị Phương Uỷ viên Thành viên của ban giám đốc bao gồm : Ông Nguyễn Minh Tân Tổng giám đốc Ông Trần Việt Anh Phó tổng giám đốc * Trình độ chuyên môn: - 03 Thạc sỹ - 40 kỹ sư tốt nghiệp Đại học - 45 cử nhân kinh tế - 53 nhân viên tốt nghiệp hệ cao đẳng kỹ thuật - 49 nhân viên trung cấp và bằng nghề Cụ thể: * Trong lĩnh vực sản xuất : 55 người - Trong đó cán bộ chuyên môn : 55 người * Trong lĩnh vực kinh doanh : 40 người - Cán bộ chuyên môn : 40 người * Trong lĩnh vực lắp đặt, bảo hành, bảo trì : 60 người - Trong đó cán bộ chuyên môn : 60 người * Một số lĩnh vực khác : 35 người - Trong đó cán bộ chuyên môn : 35 người 3. Đặc điểm kinh doanh, kinh tế, kỹ thuật có ảnh hưởng đến kế hoạch bán hàng của công ty 3.1. Thị trường và khách hàng của công ty Thị trường của công ty cổ phần thiết bị Tân Phát bao phủ toàn bộ thị trường cả nước. Trong đó khách hàng cụ thể bao gồm: * Khách hàng trong lĩnh vực ô tô: Nhà máy Huynhdai Đồng Vàng (VINAMOTOR); Nhà máy ô tô Huynhdai Thủ Đức; Nhà máy cơ điện Đà Nẵng; Thiết bị lắp ráp ô tô Honda Việt Nam và các trạm bảo hành cho nhà máy lắp ô tô Honda Việt Nam trên toàn quốc, các trạm bảo hành tiêu chuẩn của các hãng xe lớn tại Việt Nam (Toyota, Ford, Mazda, Mercedes, Mitsubishi, BMV, Daewoo, Isuzu….), các xưởng đại tu ô tô thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội, các trạm sửa chữa ô tô thuộc Bộ quốc phòng (X467, Z157, Z751, X387…..), bộ Công an ( X25,X30), cục Đăng kiểm,….. * Khách hàng trong kĩnh vực dạy nghề: Các trường đại học thuộc bộ Giáo dục và đào tạo như trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Giao thông vận tải, ĐH Lâm nghiệp...Các trường cao đẳng và trung học dạy nghề, trong đó gồm có hàng trăm trường thuộc Bộ LĐTB&XH; các trường thuộc Bộ NN&PTNT, các trường thuộc Bộ Quốc phòng…. * Khách hàng trong lĩnh vực nhiệt năng: Nhà máy giấy Việt Trì, công ty thép và vật tư SIMCO( Ống thép VIệt Đức), Công ty đường mía Việt Nam- Đài Loan, nhà máy tinh bột sắn INTIMEX, công ty thức ăn gia súc Proconco, nhà máy ma kẽm Việt Á, công ty thép An khánh. Nhíp ô tô 19-8, công ty thép Hàn Việt, nhà máy cán thép Quang Trung, công ty TNHH An Hưng Tường, công ty TNHH Đồng Tiến Việt Nhật, nhà máy cán thép thuộc công ty TNHH thép Xuân Hưng, công ty TNHH thép Trường Thành, công ty TNHH thép Thành Lợi...... 3.2. Những sản phẩm và dịch vụ kinh doanh chủ yếu 3.2.1. Kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát là công ty hàng đầu trong thiết bị, phụ tùng lắp ráp ô tô hay các thiết bị phục vụ cho các trường dạy nghề, cụ thể kinh nghiệm các hình thức kinh doanh và sản xuất của công ty từ lúc thành lập đến nay như sau : * Sản xuất: - Mô hình học phục vụ cho đào tạo : Từ năm 2002 đến nay. - Thiết bị điện tử, tự động hoá : Từ năm 2006 đến nay - Thiết bị điện, ổn áp : Từ năm 2007 * Kinh doanh : - Các thiết bị cho chẩn đoán, sửa chữa ô tô : Từ năm 1999 đến nay. - Các thiết bị dạy nghề : Từ năm 2000 đến nay. - Các thiết bị cơ khí công nghiệp : Từ năm 2001 đến nay. - Các thiết bị cho dây chuyền lắp ráp : Từ năm 2001 đến nay. - Các thiết bị cho dây chuyền sơn sấy và bơm công nghiệp : Từ năm 2003 đến nay. - Các thiết bị khí hoá than, nồi hơi, nhiệt điện : Từ năm 2005 đến nay. - Các thiết bị điện tử, tự động hoá : Từ năm 2006 đến nay - Các thiết bị điện, ổn áp : Từ năm 2006 đến nay - Xây dựng lắp đặt, cho thuê trạm thu phát sóng BTS, thiết bị viễn thông : Từ năm 2007 đến nay 3.2.2. Những sản phẩm sản xuất và kinh doanh chủ yếu của công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát. * Sản xuất: - Mô hình tổng thành động cơ, mô hình giảng dạy động cơ phun xăng với hệ thống đánh lửa trực tiếp, mô hình cơ cấu lái, mô hình hệ thống giảm chấn, mô hình hệ thống phanh, mô hình số, mô hình điều hoà, mô hình hệ thống điện, ... - Các thiết bị điện tử, tự động hoá: Chế tạo, lắp đặt, hiệu chỉnh các dây chuyền tự động hoá, thiết bị điều khiển động cơ xoay chiều và một chiều, cung cấp các thiết bị cơ khí tư liệu sản xuất, cung cấp các thiết bị điều khiển tự động hoá, bàn điều khiển công nghiệp, các thiết bị đo lường chính xác, hệ thống điều khiển: PLC, PC... - Thiết bị điện, ổn áp, ... * Kinh doanh : - Theo giấy đăng ký kinh doanh số 0103010893 đăng ký sửa đổi lần 05 ngày 01 tháng 06 năm 2009 lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty là: Thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa và bảo dưỡng ô tô bao gồm: ( Thiết bị chẩn đoán, khảo nghiệm động cơ: Thiết bị phân tích khảo nghiệm hệ thống điện, thiết bị kiểm tra phanh, tốc độ, trượt ngang... - Thiết bị kiểm tra hiệu chỉnh điện và động cơ ô tô: Máy đo tốc độ tiếp xúc và không tiếp xúc hiển thị màn hình số; Thiết bị đo tỉ trọng dung dịch AXIT; Thiết bị kiểm tra nước làm mát động cơ và dung dịch ắc quy; Dụng cụ đo áp suất động cơ xăng; Bộ kiểm tra áp suất hiển thị số. - Thiết bị điện lạnh nạp đề và khởi động : Máy nạp ga điều hòa tự động; Hệ thống điện lạnh tổng hợp; Thiết bị kiểm tra rò gas điều hòa; Thiết bị kiểm tra máy phát - máy đề; Thiết bị sạc ắc quy và hỗ trợ tự động. - Thiết bị cho hệ thống bôi trơn: Thiết bị hút dầu thải bằng điện; Thiết bị thay dầu và thông rửa hộp số tự động; Thiết bị thay dung dịch làm mát động cơ. - Thiết bị nâng và gara ô tô: Cầu nâng một trụ; Cầu nâng di động cho xe tải, xe buýt; Bãi đỗ xe thông minh; Máy uốn ống thủy lực; Thiết bị lật nghiêng xe cho sửa chữa - Thiết bị rửa xe và rửa chi tiết : Hệ thống rửa xe tự động kiểu lô xoay; Hệ thống rửa xe tự động kiểu phun áp lực; Máy giặt thảm, dọn nội thất ô tô; Thiết bị rửa chi tiết - Thiết bị hút bụi và khí xả trong xưởng : Bộ hút khí bụi trong xưởng; - Thiết bị bảo dưỡng lốp và bánh xe : Máy ra vào lốp xe du lịch; Thiết bị ra vào lốp xe tải; Máy cân bằng động bánh xe bằng vi tính; Máy cân bằng động bánh xe tự động. - Thiết bị sửa chữa động cơ Disel: Máy cân bơm cao áp; Thiết bị kiểm tra vòi phun DISEL bằng tay. - Thiết bị đại tu phục hồi : Thiết bị kiểm tra va kéo nắn tay bên; Thiết bị gia công đa năng; Máy đánh bóng xilanh. - Thiết bị sửa chữa khung và vỏ xe tai nạn : Thiết bị kéo nắn xe tai nạn. - Thiết bị hàn : Máy hàn hút tôn sửa chữa xe tai nạn; Máy hút hàn tôn đa năng sửa vỏ xe. - Phòng sơn sấy ô tô: Phòng sơn sấy ô tô dùng cho xe du lịch; Buồng sơn sấy ritan dùng cho xe buýt và xe tải. - Thiệt bị và dụng cụ sơn : Thiết bị sấy sơn cục bộ; Bộ súng sơn dùng cho grage; Đèn phát ánh sáng mặt trời kiểm tra màu sơn. - Thiết bị dùng cho dây chuyền sơn sấy. - Dụng cụ cầm tay chuyên dùng. - Thiết bị dạy nghề: Cung cấp mô hình tổng thành động cơ, mô hình cơ cấu lái, mô hình hệ thống giảm chấn, mô hình hệ thống phanh, mô hình số, mô hình điều hoà. - Các thiết bị cơ khí công nghiệp: Máy tiện, máy phay vạn năng, máy tiện, máy phay CNC, ... - Các thiết bị cho dây chuyền sơn sấy và bơm công nghiệp: Phòng sơn, phòng sấy, hệ thống bơm sơn, bơm keo... - Các thiết bị khí hoá than: Nồi hơi, lò khí hoá than, nhiệt điện ... - Các thiết bị điện tử, tự động hoá: Sa bàn, bàn thực hành điện, modul...) Sản xuất gia công các sản phẩm cơ khí, điện tử, tự động hoá; Sản xuất, mua bán dầu than; Buôn bán máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị sản xuất khí than, thiết bị sản xuất dây chuyến sản xuất dầu than, thiết bị kiểm tra kiểm định, dây truyền sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, phương tiện vận tải và xây dựng Tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghiệp; Đào tạo dậy nghề: sản xuất, sửa chữa, lắp ráp ô tô, xe máy và sản phẩm cơ khí (chỉ hoạt động sau khi cơ quan nhà nước quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép); Thiết kế, sản xuất lắp ráp, mua bán các sản phẩm cơ khí, thiết bị công nghiệp, lò khí than, dây truyền sản xuất dầu than, máy công cụ, thiết bị dạy nghề và tự động hoá. Thiết kế mạng máy tính, mạng thông tin liên lạc, hệ thống camera quan sát (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình); Sửa chữa và các dịch vụ sau bán hàng đối với các thiết bị Công ty kinh doanh; Buôn bán máy móc, thiết bị công nghiệp nhiệt năng, áp lực nồi hơi, nồi dẫn dầu tải nhiệt, máy phát điện, nhà máy nhiệt điện, thiết bị chuyển đổi năng lượng, thiết bị tiết kiệm năng lượng; Đầu tư sản xuất, mua, bán hơi nước, nhiệt năng, nhiệt qua dầu tải nhiệt, khí than, than cho các nhà máy dùng nhiệt để sấy, nung như các nhà chế biến nông sản, thực phẩm, gạch, thép; Sản xuất, khai thác, mua bán, xuất nhập khẩu: vật liệu cho xây dựng, các loại quặng, than và khoáng sản, phôi thép, thép, kim loại màu (không bao gồm vàng nguyên vật liệu và các loại Nhà nước cấm), các loại vật tư, nguyên liệu, phế liệu cho sản xuất (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật) Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu, thiết bị y tế, dụng cụ y tế và chăm sóc sức khoẻ, máy móc, thiết bị xử lý môi trường, xử lý nước và thiết bị tiết kiệm năng lượng; Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu: thiết bị đào tạo nghề, thiết bị dạy học, đồ dùng học tập, thiết bị giáo dục; các thiết bị nội thất văn phòng và gia đình, đồ bếp và đồ gia dụng; Xây dựng văn phòng, nhà ở, kho bãi và nhà xưởng sản xuất; Quản lý, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, nhà ở, văn phòng, khu công nghiệp, khu du lịch, trung tâm thương mại; Tổ chức hội nghị quốc tế và trong nước, hội chợ triển lãm Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật; 3.3. Đặc điểm tài chính của công ty Hoạt động tài chính là một trong những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh đươc biều thị dưới hình thái tiền tệ. Công ty phát triển được chỉ khi có nguồn vốn kinh doanh ổn định. Tình hình tài chính gắn liền với hoạt động tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua việc phân tích tài chính thì người sử dụng công ty có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp, để từ đó có thể hợp tác kinh doanh với công ty. Do vậy đứng dưới góc độ doanh nghiệp, công ty cổ phần thiết bị Tân Phát luôn quan tâm đến tình hình tài chính của công ty . Công ty đã phân tích thực trạng tài chính của công ty mình một cách chi tiết và sát thực với tình hình thực tại của công ty, đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn, những triển vọng tài chính của doanh nghiệp. Công ty cũng đã sử dụng bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính phản ánh tổng quan tài sản của mình tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Kết cấu của bảng gồm 2 phần : * Phần phản ánh giá trị tài sản gọi là “ tài sản” * Phần phản ánh nguồn hình thành tài sản gọi là “nguồn vốn” hay vốn chủ sở hữu và công nợ Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán của công ty CPTB Tân Phát năm 2009 Đơn vị :VND Mã số Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm 100 110 120 121 129 130 131 132 138 139 140 141 149 150 151 152 200 220 211 212 213 220 221 222 230 231 239 240 241 248 249 TÀI SẢN TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1. Tiền 2. Các khoản tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn (*) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1. Phải thu của khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Các khoản phải thu khác 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi IV. Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho(*) V. Tài sản ngắn hạn khác 1. Thuế GTGT được khấu trừ 2.Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN I. Tài sản cố định 1. Nguyên giá 2.Giá trị hao mòn lũy kế(*) 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang II. Bất động sản đầu tư 1. Nguyên giá 2. Giá trị hao mòn lũy kế(*) III.Cáckhoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư dài hạn khác 2.Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài IV. Tài sản dài hạn khác 1.Phải thu dài hạn 2. Tài sản dài hạn khác 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi(*) 268.133.589.353 38.210.508.532 38.210.508.532 - - - 67.850.184.570 40.411.399.353 16.037.443.510 11.401.341.707 - 161.606.864.017 161.606.864.017 - 466.032.234 361.732.234 - 30.181.981.831 25.503.725.366 30.211.609.651 (5.620.860.428) 912.976.141 - - - 4.244.500.000 4.244.500.000 - 433.756.456 - 433.756.456 - 153.332.371.499 18.732.176.029 18.732.176.029 - - - - 76.941.210.111 48.919.139.746 22.864.170.902 5.157.899.463 - 57.539.563.138 57.539.563.138 - 119.422.221 119.422.221 104.300.000 44.566.431.960 38.915.309.376 39.409.652.415 (9.159.328.473) 8.664.985.434 - - - 5.430.000.000 5.430.000.000 - 221.122.584 - 221.122.584 - 250 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 298.315.571.184 197.898.803.459 Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm 300 310 311 312 313 314 315 316 318 319 320 321 322 328 329 400 410 411 412 413 414 415 416 417 NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn 1.Vay ngắn hạn 2. Phải trả cho người bán 3. Người mua trả tiền trước 4.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 5. Phải trả người lao động 6. Chi phí phải trả 7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn 1. Vay và nợ dài hạn 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 4. Dự phòng phải trả dài hạn B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Nguồn vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ(*) 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 6. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 263.124.232.983 259.436.130.372 64.352.676.930 88.965.024.583 103.674.616.237 648.131.630 - - 1.795.680.992 - 3.688.102.611 3.688.102.611 - - - 35.191.338.201 35.191.338.201 35.000.000.000 - - - - 191.338.201 161.136.003.007 152.385.669.548 67.250.826.455 53.764.268.677 28.004.322.286 2.381.099.728 - - 985.152.402 - 8.750.333.459 8.750.333.459 - - - 36.762.800.452 36.762.800.452 35.000.000.000 - - - (352.386.165) 1.826.074.647 60.852.639 40 II.Quỹ khen thưởng phúc lợi 228.359.331 440 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 298.315.571.184 197.898.803.459 ( Nguồn : Phòng kế toán công ty Cổ Phần Thiết Bị Tân Phát) Ghi chú: Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn(..) Công việc đánh giá tình hình tài chính của công ty sẽ cho chúng ta thấy được những thông tin về tình hình tài chính những năm vừa qua là khả quan hay không khả quan. Để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong một năm chúng ta sẽ so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn đầu năm và cuối năm. Tổng số tài sản đầu năm so với cuối năm giảm, nhìn vào bảng cân đối kế toán chúng ta thấy giảm là do : Tài sản ngắn hạn của đầu năm lớn hơn cuối năm do công ty đã bỏ tiền ra để mua lượng hàng hóa nhất định nhưng bên cạnh đó, các khoản phải thu của khách hàng cuối năm lớn hơn đầu năm chúng tỏ công ty còn nhiều khách hàng nợ tiền mặt với lượng tiền rất lớn, và vẫn chưa thu hồi được vốn nợ. Lượng hàng tồn kho của đầu năm ít hơn cuối năm do công ty đã bán được số lượng hàng lớn. Qua đó ta thấy lượng sản phẩm bán ra của công ty ngày càng tăng, nhưng khả năng thu hồi nợ của công ty còn chưa tốt. Xét đến yếu tố khả năng thanh toán của công ty, nếu công ty có đủ khả năng thanh toán thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Khả năng thanh toán hiện hành của công ty được xác định bởi công thức : Tỷ suất thanh toán hiện hành = Tổng số tài sản lưu động( tài sản)/ Tổng số nợ ngắn hạn( nguồn vốn) Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. Nếu chỉ tiêu này 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hay khả quan. Theo bảng số liệu của công ty CPTB Tân Phát ta có: Tỷ suất thanh toán hiện hành (đầu năm ) = = 1,033 >1 Tỷ suất thanh toán hiện hành (cuối năm ) = = 1,0066 >1 Điều này cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh, nói cách khác tình hình thanh toán nợ của công ty là rất khả quan. Tóm lại qua bảng phân tích tình hình tài chính của công ty, mặc dù việc huy động vốn cuối năm thấp hơn đầu năm nhưng khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty rất tốt, cho chúng ta thấy được tình hình kinh doanh khả quan của công ty trong thời kỳ kinh doanh nhất định. 4. Tổng quan về kết quả kinh doanh của công ty Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công ty cổ phần thiết bị Tân Phát đã vượt qua mọi thách thức, tận dụng mọi cơ hội để có được những thành tựu đáng kể. Doanh thu mỗi năm không ngừng tăng cao, nguồn lợi nhuận thu được và nộp thuế cho nhà nước ngày càng lớn. Điều này khẳng định sự lớn mạnh của công ty trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh và biến động. Trong những năm vừa qua, công ty đã thành công với nhiều dự án lớn và đã đem lại những kết quả cao. Những dự án tiêu biểu : Dự án Piaggio : Tân Phát với Dự án

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác lập kế hoạch bán hàng tại công ty Cổ Phần Thiết Bị Tân Phát.doc
Tài liệu liên quan