Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại xí nghiệp bao bì Vĩnh Tuy

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU. 1

Chương I: TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH HÓA TRONG DOANH NGHIỆP 2

1.Kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 3

1.1.Các khái niệm cơ bản. 3

1.1.1.Kế hoạch. 3

1.1.2.Kế hoạch hóa. 3

1.1.3.Kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 3

1.2.Hệ thống kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 4

1.2.1.Theo thời gian. 4

1.2.2.Theo nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch. 5

1.3.Chức năng của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 6

1.3.1.Chức năng ra quyết định. 6

1.3.2.Chức năng giao tiếp. 6

1.3.3.Chức năng quyền lực. 7

1.4.Vai trò của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 7

2.Kế hoạch hóa sản xuất trong doanh nghiệp. 8

2.1.Khái niệm, nội dung kế hoạch sản xuất. 8

2.1.1.Khái niệm. 8

2.1.2. Nội dung của kế hoạch sản xuất. 8

2.2.Các phương pháp lập kế hoạch sản xuất tổng thể trong doanh nghiệp. 13

2.2.1.Phương pháp đồ thị. 13

2.2.2.Phương pháp toán học. 15

2.3.Kế hoạch dự trữ và cung ứng nguyên vật liệu. 16

2.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất kinh doanh và công tác lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. 16

2.4.1.Nhân tố khách quan. 16

2.4.2.Những nhân tố chủ quan. 17

Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP BAO BÌ VĨNH TUY 18

1.Giới thiệu chung về Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 18

1.1.Lịch sử hình thành và phát triển. 18

1.2.Sản phẩm và thị trường tiêu thụ. 19

1.3.Bộ máy tổ chức của Xí nghiệp. 19

1.3.1. Sơ đồ tổ chức. 19

1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất. 20

1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kế hoạch Kỹ thuật- Vật tư. 24

2. Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2009 của Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 26

3. Công tác lập kế hoạch sản xuất tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 29

3.1. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2009. 29

3.2. Hoạt động lập kế hoạch sản xuất tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 31

3.2.1. Quy trình lập kế hoạch. 31

3.2.2. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 32

3.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 33

3.2.4. Tổ chức công tác lập kế hoạch tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 41

3.3. Đánh giá công tác lập kế hoạch sản xuất tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 41

3.3.1. Ưu điểm. 41

3.3.3. Nguyên nhân của nhược điểm. 44

Chương III.: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP BAO BÌ VĨNH TUY 46

1.Quan điểm hoàn thiện. 46

1.1.Hoàn thiện theo hướng hiện đại. 46

1.2.Hoàn thiện theo hướng bám sát thị trường. 46

1.3.Hoàn thiện theo hướng đơn giản. 47

1.4. Quan điểm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 47

2.Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 47

2.1.Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ nói chung và chuyên môn về kế hoạch cho đội ngũ cán bộ kế hoạch nói riêng. 47

2.2.Đổi mới phương pháp lập kế hoạch. 48

2.2.1.Đổi mới phương pháp lập kế hoạch sản xuất tổng thể. 48

2.2.2.Đổi mới phương pháp lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất. 49

2.2.3.Đổi mới phương pháp lập kế hoạch tiến độ sản xuất. 50

2.3.Xí nghiệp cần chủ động thực hiện việc mua sắm nguyên liệu đầu vào. 50

2.4.Xây dựng một quy trình lập kế hoạch sản xuất cho Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 51

KẾT LUẬN 53

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2308 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại xí nghiệp bao bì Vĩnh Tuy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn nói tới đó là tính thường xuyên, dài hạn hay chỉ là khách hàng tạm thời. Đối với những khách hàng thường xuyên, việc mua hàng được thiết lập qua các hợp đồng dài hạn, doanh nghiệp đã có sự hiểu biết gần như đầy đủ về các thông tin cần thiết nên trong một phạm vi nào đó có thể chủ động tổ chức sản xuất, giao hàng theo đúng hợp đồng đã ký. Còn đối với những khách hàng nhỏ lẻ, không thường xuyên hay mùa vụ thì việc xác định nhu cầu của họ sẽ phức tạp hơn. Ví dụ, việc đặt hàng bất ngờ có thể khiến doanh nghiệp lúng túng khi chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về nguyên liệu sản xuất hoặc năng lực sản xuất không đáp ứng được khiến doanh nghiệp bị mất đi một khoản lợi nhuận. b. Đối thủ cạnh tranh. Trên cùng một phạm vi thị trường, nếu doanh nghiệp không có hoặc chỉ có ít đối thủ cạnh tranh thì công việc kinh doanh sẽ thuận lợi, số lượng hàng hóa bán được nhiều và ổn định từ đó, việc xác định các chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt thì nhân tố quyết định ở đây chính là tính linh hoạt trong việc ứng phó với biến động hàng ngày. Kế hoạch sản xuất phải tính toán sao cho chi phí sản xuất là tối thiểu, phải dự báo nhu cầu sát thực tế vì chỉ cần sản xuất quá nhiều hay quá ít, doanh nghiệp cũng phải chịu thiệt hại. c. Nhà cung cấp. Bất cứ doanh nghiệp nào nếu không có nguyên vật liệu để sản xuất thì không thể tồn tại. Đầu vào có được cung cấp một cách ổn định, thường xuyên, với giá cả hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp an toàn hơn rất nhiều trong sản xuất. Vì vậy, doanh nghiệp luôn tìm kiếm cho mình những nhà cung cấp đáng tin cậy nhất. Những nhân tố chủ quan. Loại sản phẩm. Loại sản phẩm ở đây có thể hiểu là sản phẩm phục vụ tiêu dụng cuối cùng hay phục vụ sản xuất, là sản phẩm theo mùa vụ hay ổn định,… Với mỗi một loại sản phẩm lại cần một phương thức sản xuất phù hợp, từ đó yêu cầu một bản kế hoạch sản xuất cho riêng nó. Doanh nghiệp cần quan tâm tới sản phẩm của mình thuộc loại nào. Ví dụ, đối với sản phẩm được sản xuất theo mùa vụ. Vào mùa cao điểm, khi nhu cầu về sản phẩm đó là cao nhất thì lúc này doanh nghiệp phải huy động hết năng lực sản xuất, tài chính để sản xuất đáp ứng cho thi trường. Bản kế hoạch sản xuất đòi hỏi phải cân đối được các nguồn lực, phối hợp một cách trơn tru giữa các công đoạn, giữa các bộ phận để sao cho quá trình sản xuất không bị tắc nghẽn, gián đoạn do bất cứ sai sót nào. Nhân lực. Bao gồm ban lãnh đạo và công nhân viên tham gia trực tiếp cũng như gián tiếp vào sản xuất. Ban lãnh đạo có trình độ, tầm nhìn rộng sẽ giúp doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, mỗi bản kế hoạch sản xuất được lập ra đều mang tính chiến lược, bám sát thực tế, không chỉ là số liệu nằm trên giấy. Nguồn nhân lực có chất lượng sẽ nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp lên rất nhiều, giúp doanh nghiệp chủ động mở rộng nhu cầu sản xuất. Năng lực sản xuất. Một trong những nhân tố tạo nên chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Một doanh nghiệp có năng lực sản xuất cao là doanh nghiệp có trang thiết bị máy móc hiện đại, nguồn nhân lực có chất lượng, dồi dào, sẵn sang đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất. Năng lực sản xuất là một điều kiện quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải tính đến khi bắt tay vào lập cho mình kế hoạch sản xuất. Chỉ tiêu sản lượng phù hợp, có khả năng thực hiện là chỉ tiêu vừa tầm với năng lực sản xuất, không lãng phí năng lực mà cũng không vượt quá năng lực mà doanh nghiệp hiện có. Chương II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP BAO BÌ VĨNH TUY Giới thiệu chung về Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. Lịch sử hình thành và phát triển. Tiền thân, Xí nghiệp bao bì Vĩnh Tuy là đơn vị trực thuộc Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng được thành lập theo quyết định số 198/XMVN- TCLD ngày 29/7/2005 của Tổng giám đốc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Từ ngày 10/1/2006, theo quyết định số 1441/QĐ- XMVN ngày 29/9/2005 của HĐQT tổng công ty xi măng Việt Nam về việc chuyển giao Xí nghiệp bao bì Vĩnh Tuy thành đơn vị trực thuộc công ty xi măng Hoàng Thạch. Xí nghiệp có giấy phép kinh doanh số 0116000553, trụ sở đặt tại ngõ 122- phố Vĩnh Tuy- Hai Bà Trưng- Hà Nội, là đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh bao bì phục vụ cho các công ty sản xuất xi măng, công nghiệp và dân dụng. Tổng số cán bộ, công nhân viên hiện nay là 200 người. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Xí nghiệp được trang bị dây chuyền sản xuất vỏ bao hiện đại do Nhật và Áo chế tạo, cung cấp với công suất thiết kế là 25 triệu vỏ bao/ năm. Sản phẩm của xí nghiệp bao gồm các loại vỏ bao xi măng KP, KPK, vỏ bao 5 lớp giấy và các loại bao bì khác dùng trong công nghiệp và dân dụng. Thị trường tiêu thụ chính hiện nay là các công ty xi măng miền Bắc và miền Trung. Bộ máy tổ chức của Xí nghiệp. 1.3.1. Sơ đồ tổ chức. Ban giám đốc có 3 thành viên: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Các phòng ban: Phòng kế toán. Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật vật tư. Các phân xưởng: Tổ tạo sợi. Tổ dệt Tổ tráng màng Tổ ín tráng lồng ống. Tổ may. Bộ phận gập van, in giáp lai và ép kiện. Tổ cơ điện Sơ đồ bộ máy tổ chức của Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy Gi¸m ®èc PHã gi¸m ®èc kinh doanh PHã gi¸m ®èc s¶n xuÊt Ph©n x­ëng s¶n xuÊt Tæ t¹o sîi Tæ dÖt Tæ Tr¸ng mµng Tæ in c¾t lång èng Tæ may Bé phËn gÊp van, in gi¸p lai vµ Ðp kiÖn Tæ c¬ ®iÖn Phßng tµI chÝnh kÕ to¸n Phßng tæ chøc hµnh chÝnh Phßng kÕ ho¹ch kü thuËt vËt t­ Tất cả các phòng ban trong Xí nghiệp đều có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc Xí nghiệp trong phạm vi chuyên môn nghiệp vụ đã được giao trong lĩnh vực mình phụ trách, đảm bảo đúng quy định của Xí nghiệp, Công ty và đúng pháp luật. Các phòng chức năng có nhiệm vụ chung là vừa phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa phải phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác và xưởng nhằm đảm bảo cho tất cả các lĩnh vực công tác của Xí nghiệp được tiến hành ăn khớp, đồng bộ, nhịp nhàng. Các phòng chức năng không có quyền trực tiếp chỉ huy Xưởng và các bộ phận của Xưởng. 1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất. Trách nhiệm Nội dung Biểu mẫu GĐ/ P.GĐ P.KH-KT-VT Hạt nhựa PP Mực in Giấy Kraft Tạo sợi Dệt tròn Tráng màng Gập van May In giáp lai & ép kiện Xuất hàng Lồng ống Phiếu giao việc VP Xưởng Phụ gia, nhựa tái chế Giấy Kraft Chỉ khâu, Băng nẹp Dây buộc Hạt nhựa PP nhựa, mực in, hồ dán BM.14.01 Quản đốc xưởng ` BM.12.07 Tổ sợi BM.12.01 Tổ dệt BM.12.02 BM.12.09 BM.12.11 Tổ Tráng màng BM.12.03 BM.12.08 Tổ Lồng ống BM.12.04 BM.12.12 Tổ Gập van BM.12.10 Tổ May BM.12.05 Tổ In giáp lai và ép kiện BM.12.06 Kho Quy trình sản xuất bao bì có 6 công đoạn chính gồm : Tạo sợi, Dệt, Tráng màng, Lồng ống, May, In giáp lai và ép kiện (như sơ đồ hình vẽ) . Tạo sợi. Nguyên liệu (nhựa và phụ gia) nhập vào được kiểm tra khối lượng, chất lượng, mã sản phẩm... sau đó đưa về xưởng chạy thử (khi cần). Đối với nguyên liệu đã chạy ổn định thì không cần chạy thử chỉ cần kiểm tra khối lượng, mã sản phẩm, và chất lượng bằng trực quan sau đó ghi vào sổ giao ca (BM.12.01). Người công nhân cài đặt chế độ vận hành, các thông số kỹ thuật trên màn hình điều khiển phù hợp với chủng loại nguyên liệu và yêu cầu chất lượng sản phẩm (theo quy trình vận hành máy tạo sợi và quy định về chế độ chạy máy tạo sợi). Sản phẩm: các cuộn sợi dọc và sợi ngang theo yêu cầu. Dệt. Công nhân tổ dệt sau khi nhận cuộn sợi từ tổ tạo sợi sẽ kiểm tra bằng trực quan chất lượng sợi (độ dầy sợi) và cuộn sợi. Nếu sợi không đạt theo quy định của Xí nghiệp thì trả lại cho tổ tạo sợi để tái chế hoặc đưa sang phế liệu. Đối với sợi đạt chất lượng, người công nhân sẽ cho vào máy dệt để chạy máy (Quy trình vận hành máy dệt) Các máy dệt đều được cài đặt thông số chạy máy giống nhau. Công nhân phải ghi tất cả các thông số vào sổ giao ca (BM.12.02); Sổ giao ca thợ vận hành máy Dệt (BM.12.11) và sổ cắt cuộn theo biểu mẫu BM.12.09. Sản phẩm: Cuộn vải dệt PP có khổ vải, mật độ sợi dọc, sợi ngang ổn định theo cài đặt của máy. Tráng màng Nguyên liệu của tổ tráng màng bao gồm: Nhựa PP Phụ gia Giấy kraft Vải dệt PP Tất cả nguyên liệu nhập vào trong công đoạn này được kiểm tra bằng trực quan và bằng thiết bị. Sau khi nhận nguyên liệu công nhân cho vận hành máy theo qui trình vận hành máy, quy định về chế độ chạy máy tráng màng và ghi các thông tin vào sổ giao ca (BM.12.03), sổ theo dõi sản lượng tổ tráng màng. Sản phẩm: Cuộn vải KP có khổ vải, độ bám dính, kích thước mép vải dán ổn định theo cài đặt của máy. Tuỳ theo sản phẩm mà có thể có hoặc không có giấy kraft tráng cùng. Tạo ống Trong công đoạn này, nguyên liệu của quá trình tạo ống gồm : - Giấy kraft - Nhựa dán - Phụ gia - Hồ dán - Mực in - Vải KP Trong công đoạn này các công nhân cũng kiểm tra trực quan, sau khi đảm bảo rằng nguyên liệu đạt được yêu cầu về chất lượng thì người công nhân cho chạy máy sau đó ghi vào sổ giao ca (BM.12.04) và sổ theo dõi nguyên liệu (Quy trình vận hành máy tạo ống và quy định chế độ chạy máy in cắt lồng ống). Nếu phát hiện ra lỗi sản phẩm trong quá trình vận hành thì người công nhân phải giảm tốc độ máy và loại bỏ các sản phẩm lỗi ra khỏi quá trình. Sản phẩm: Trong công đoạn này các sản phẩm được tạo ra gồm loại ống bao KP, KPK hoặc các loại bao khác tuỳ theo đơn đặt hàng … Sản phẩm ống bao được chuyển sang công đoạn gấp van. Công nhân gấp van theo yêu cầu kích thước của loại bao nào thì dùng các loại dưỡng gấp theo quy định của loại bao đó. Sản phẩm gấp van được kiểm tra tại chỗ, nếu đạt yêu cầu thì công nhân ghi vào sổ sản lượng theo biểu mẫu BM.12.10 và chuyển sang công đoạn may. Nếu chưa đạt yêu cầu thì KCS yêu cầu công nhân gấp van sửa ngay tại chỗ và ghi tên vào kiện sản phẩm. Khi chuyển đổi loạt sản phẩm mới phải có biên bản nghiệm thu trước khi sản xuất hàng loạt (BM 12.12) May. Nguyên liệu công đoạn này bao gồm các ống bao đã được gập van theo qui định của ống bao đó, băng nẹp theo yêu cầu của từng loại bao, chỉ khâu. Khi nhận được sản phẩm sau quá trình gấp van, công nhân tổ may kiểm tra số lô trước khi may để đảm bảo không lẫn lộn giữa các lô và kết hợp kiểm tra van bao đảm bảo đạt yêu cầu thì mới được may. Trong quá trình vận hành công nhân phải liên tục theo dõi quá trình chạy máy như chất lượng đường may, nẹp bao… để đảm bảo đúng quy cách mà khách hàng yêu cầu. Nếu không đạt yêu cầu thì sản phẩm được loại bỏ hoặc sửa lại. Và công nhân phải ghi các thông số chạy máy, sản phẩm vào sổ giao ca. Trong quá trình vận hành ngoài việc kiểm tra chất lượng vỏ bao CNVH phải kiểm tra đủ số lượng 25 v/1tập, nếu thiếu phải bù trước khi chuyển sang công đoạn ép kiện. Nếu nẹp ẩm CNVH phảI đưa vào tủ sấy để đảm bảo chất lượng trước khi may. In giáp lai và ép kiện. Khi nhận được sản phẩm từ công đoạn may công nhân tổ in giáp lai, ép kiện kiểm tra số lô trước khi in giáp lai và ép kiện để không nhầm lẫn giữa các số lô. Mỗi kiện được đóng với số lượng 100 bao/ kiện. Mỗi kiện được người công nhân dán tem ghi các thông tin (tên, ca, ngày tháng năm ). Trong trường hợp in giáp lai nếu không đúng quy cách thì cần phải loại bỏ ngay. Cuối ca các công nhân phải ghi số lượng vào sổ giao ca tổ in giáp lai và ép kiện theo biểu mẫu BM.12.06 Khi hoàn thiện một lô sản phẩm, trưởng ca, thủ kho và thống kê xưởng làm biên bản nghiệm thu sản phẩm cuối cùng trước khi nhập kho theo BM.03.02 Cuối ca các trưởng ca ghi các thông tin cần thiết của các công đoạn trong phân xưởng (nếu có) vào sổ giao ca của trưởng ca theo biểu mẫu BM.12.07. 1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kế hoạch Kỹ thuật- Vật tư. - Trên cơ sở năng lực máy móc thiết bị, kế hoạch Công ty giao cũng như hợp đồng đã ký kết với khách hàng để lập kế hoạch sản xuất cũng như các yêu cầu kỹ thuật sản phẩm hàng tuần, hàng tháng, quý, năm cho các bộ phận sản xuất của Xí nghiệp. - Dự báo tình hình thị trường về giá cả đầu vào và đầu ra, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, đề xuất phương án sản xuất kinh doanh hoặc phương thức hoạt động thích hợp trình giám đốc duyệt và triển khai thực hiện tới các bộ phận trong Xí nghiệp - Chuẩn bị các điều kiện pháp lý và nội dung cụ thể phục vụ cho việc ký kết hợp đồng kinh tế giữa Xí nghiệp và các đối tượng khách hàng ( trong phạm vi xí nghiệp được phân cấp và uỷ quyền). Triển khai quản lý và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng kinh tế đó - Tập hợp các báo cáo thường xuyên, báo cáo định kỳ của các bộ phận trong Xí nghiệp để báo cáo tổng hợp có số liệu thồng kê chính xác, kịp thời cung cấp cho Giám đốc Xí nghiệp và các phòng ban nghiệp vụ làm cơ sở điều hành hoạt động của Xí nghiệp. - Quản lý hệ thống hồ sơ và quản lý kỹ thuật trang thiết bị, máy móc, phương tiện của Xí nghiệp. Xây dựng kế hoạch, quy trình, nội dung và tham gia nghiệp thu các công việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa lớn, máy móc, thiết bị và nhà xưởng - Trên cơ sở thực tế sản xuất kinh doanh và năng lực máy móc thiết bị của Xí nghiệp cùng với xưởng sản xuất vỏ bao tính toán, xây dụng và quản lý các định mức tiêu hao vật tư, tỷ lệ hao hụt, tỷ lệ phế phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm - Lập biên bản và cùng tham gia tìm các giải pháp kỹ thuật và công nghệ thích hợp đề ra biện pháp xử lý trong các trường hợp có sự cố kỹ thuật, sự cố MMTB tai nạn lao động, sản phẩm làm ra có vấn đề về chất lượng. - Lập đăng ký, quản lý các sáng kiến và có kế hoạch triển khai áp dụng các sáng kiến cải tiến và tiến bộ khoa học kỹ thuật trong Xí nghiệp - Tính toán, lập dự trù vật tư, tập hợp các nhu cầu vật tư, nguyên vật liệu để trình giám đốc duyệt, đề xuất và triển khai các phương thức mua sắm thích hợp, tổ chức cung ứng kịp thời, đảm bảo chất lượng cho nhu cầu sản xuất và hoạt động chung của Xí nghiệp - Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả vật tư hàng hoá mua về và tuân thủ các nguyên tắc mua sắm, nhập, xuất theo quy định của Công ty và Xí nghiệp. - Kiểm tra trình giám đốc phê duyệt các nhu cầu vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trước khi làm thủ tục xuất kho cho các bộ phận. - Làm báo cáo quyết toán vật tư, hàng hoá và sửa chữa lớn theo quy định của Công ty và Xí nghiệp. Làm báo cáo kỹ thuật hàng quý, năm của Xí nghiệp. - Quản lý và sử dụng hệ thống kho có hiệu quả, dự trù cung cấp và bảo quản các loại vật tư, sản phẩm phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất và kinh doanh của Xí nghiệp. Không để tồn kho, ứ đọng vật tư hàng hoá quá quy định. - Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý vật tư hàng hoá theo dõi số lượng chủng loại, bảo quản duy trì chất lượng hàng hoá trong kho. Có kế hoạch bảo vệ phòng chống chảy nổ tổng thể và chi tiết các kho. - Cùng phòng tài chính kế toán, xưởng sản xuất vỏ bao kiểm tra, nghiệm thu số lượng, chất lượng hàng nhập. - Tham gia phối hợp với xưởng sản xuất vỏ bao kiểm tra chất lượng sản phẩm - Lập báo cáo nhập, xuất, tồn kho vật tư sản phẩm trong tháng. - Tổ chức giao nhận sản phẩm với khách hàng đảm bảo đúng các điều khoản của hợp đồng đã ký kết. - Xây dựng các nội quy an toàn và quy trình vận hành máy móc. - Tham gia đào tạo ATVSLĐ, nâng bậc lương cho công nhân theo chương trình kế hoạch đào tạo của công ty và xí nghiệp. 2. Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2009 của Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. Sản lượng tiêu thụ và doanh thu từ các loại sản phẩm như sau: Vỏ bao xi măng Hoàng Thạch: Sản lượng: 25.536.601 vỏ bao. Doanh thu: 97.853.783.179 đồng Vỏ bao xi măng Bỉm Sơn: Sản lượng: 1.500.000 vỏ bao. Doanh thu: 5.688.000.000 đồng. Vỏ bao xi măng Hoàng Thạch đóng tại Xi măng Hữu Nghị: Sản lượng: 319.675 vỏ bao. Doanh thu: 1.203.398.169 đồng. Vỏ bao xi măng X77: Sản lượng: 850.000 vỏ bao. Doanh thu: 3.307.744.800 đồng. Vỏ bao xi măng Quang Sơn: Sản lượng: 200.000 vỏ bao. Doanh thu: 790.000.000 đồng. Vỏ bao xi măng Hoàng Thạch đóng tại Cẩm Phả: Sản lượng: 80.000 vỏ bao. Doanh thu: 290.181.600 đồng. Tổng Sản lượng: 28.486.276 vỏ bao. Doanh thu: 109.133.107.748 đồng. Chúng ta dễ dàng nhìn thấy doanh thu của Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy chủ yếu là dựa vào việc cung cấp sản phẩm cho công ty mẹ là Xi măng Hoàng Thạch. Sản lượng tiêu thụ chiếm tới 89.64% và doanh thu chiếm 89.66% tổng sản lượng tiêu thụ, doanh thu của năm 2009. Từ đó cũng nhận ra rằng Xí nghiệp chưa có sự mở rộng thị trường sang các đơn vị khác hay nói cách khác là còn phụ thuộc rất lớn vào sự bao tiêu của công ty mẹ, không đầu tư vào việc tìm kiếm khách hàng mới. Tổng hợp sản lượng và doanh thu các tháng năm 2009 tháng Vỏ bao Hoàng Thạch Vỏ bao Bỉm Sơn Vỏ bao HT đóng tại XM Hữu Nghị Vỏ bao X77 Vỏ bao Quang Sơn Vỏ bao HTđóng tại XM Cẩm Phả SL DT SL DT SL DT SL DT SL DT SL DT 1 61.931 230.833.558 39.700 144.002.619 2 2.073.464 7.771.541.232 3 1.741.800 6.371.575.953 240.000 871.200.000 60.000 218.181.600 80.000 290.181.600 4 3.092.976 11.357.635.000 240.000 871.200.000 40.000 145.090.800 120.000 436.363.200 5 2.282.431 8.983.050.750 6 968.793 3.798.372.210 180.000 680.400.000 40.000 152.400.000 70.000 277.200.000 7 2.796.286 10.845.300.780 120.000 475.200.000 8 2.913.400 11.308.069.920 240.000 907.200.000 40.000 152.400.000 60.000 237.600.000 9 1.870.325 7.298.472.090 100.000 396.000.000 10 1.870.624 7.288.373.760 120.000 471.600.000 40.000 152.400.000 60.000 237.600.000 11 2.842.574 10.924.370.940 240.000 943.200.000 59.975 228.504.750 160.000 633.600.000 12 3.021.997 11.676.276.090 240.000 943.200.000 60.000 220.600.000 100.000 396.000.000 200.000 790.000.000 Tổng 25.536.601 97.853.783.179 1.500.000 5.688.000.000 319.675 1.203.398169 850.000 3.307.744800 200.000 790.000.000 80.000 290.181.600 3. Công tác lập kế hoạch sản xuất tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 3.1. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2009. Kế hoạch sản xuất năm 2009 (đơn vị: vỏ bao) PCB30 Hoàng Thạch PCB40 Hoàng Thạch PCB30 Bỉm Sơn PCB30 X77 Tháng 1 1.520.000 240.000 Tháng 2 1.600.000 240.000 Tháng 3 1.760.000 240.000 80.000 Tháng 4 1.840.000 240.000 Tháng 5 1.440.000 400.000 240.000 Tháng 6 1.440.000 400.000 240.000 30.000 Tháng 7 1.440.000 400.000 240.000 Tháng 8 1.040.000 800.000 240.000 Tháng 9 1.440.000 400.000 240.000 Tháng 10 1.600.000 400.000 240.000 40.000 Tháng 11 1.600.000 400.000 240.000 40.000 Tháng 12 1.600.000 400.000 240.000 40.000 Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2009. Tháng Sản phẩm Sản lượng (vỏ bao) Tháng 1 Hoàng thạch PCB30 1.640.000 Tháng 2 Hoàng thạch PCB30 & PCB40 1.920.000 Hoàng thạch- Cẩm phả 80.000 Tháng 3 Hoàng thạch PCB30 & PCB40 1.920.000 Bỉm sơn 240.000 X77 60.000 Hoàng thạch- Cẩm phả 80.000 Hoàng thạch- Hữu nghị 40.000 tháng 4 Hoàng thạch PCB30& PCB40 1.840.000 Bỉm sơn PCB30 240.000 X77 120.000 Hoàng thạch- Hữu nghị 40.000 Tháng 5 Hoàng thạch PCB30 & PCB40 2.560.000 Tháng 6 Hoàng thạch PCB30 & PCB40 2.240.000 Bỉm sơn PCB30 180.000 X77 70.000 Hoàng thạch- Hữu nghị 40.000 Tháng 7 Hoàng thạch PCB30 & PCB40 2.560.000 X77 120.000 Tháng 8 Hoàng thạch PCB30 & PCB40 2.240.000 Bỉm sơn 240.000 X77 60.000 Hoàng thạch- Hữu nghị 39.700 Tháng 9 Hoàng thạch PCB30 & PCB40 2.640.000 X77 100.000 Tháng 10 Hoàng thạch PCB30 & PCB40 2.560.000 Bỉm sơn 120.000 X77 60.000 Hoàng thạch- Hữu nghị 40.000 Tháng 11 Hoàng thạch PCB30 & PCB40 2.320.000 Bỉm sơn 240.000 X77 160.000 Hoàng thạch- Hữu nghị 60.000 Tháng 12 Hoàng thạch PCB30 & PCB40 2.141.932 Chúng ta có thể thấy rõ một thực tế rằng giữa sản lượng sản xuất trong kế hoạch với sản lượng sản xuất thực tế có sự chênh lệch đáng kể, bản kế hoạch sản xuất được lập ra ở Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy vẫn chưa phải là một bản kế hoạch thực hiện, chưa phản ánh được năng lực cũng như nhu cầu sản xuất thực tế mà vẫn mang tính chất thành tích là chính. 3.2. Hoạt động lập kế hoạch sản xuất tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. 3.2.1. Quy trình lập kế hoạch. Sơ đồ: Quy trình lập kế hoạch sản xuất tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. Thống kê số liệu tiêu thụ kỳ trước Dự báo nhu cầu thị trường kỳ kế hoạch Xưởng sản xuất Phòng KH KT- VT xác định sản lượng sản xuất kỳ kế hoạch Giám đốc Trình duyệt điều chỉnh Bước 1: Tổng hợp báo cáo thị trường, xác định mức tiêu thụ của từng chủng loại sản phẩm kỳ trước và dự báo nhu cầu của thị trường cho kỳ kế hoạch. Các số liệu có được dựa trên các báo cáo theo phương pháp truyền thống, chưa có việc sử dụng các công cụ phân tích và xử lý để đưa ra con số dự báo chính xác hơn. Đây là bước đầu tiên quan trọng làm cơ sở cho bản kế hoạch sản xuất nhưng hiện nay, các số liệu mới chỉ dựa trên báo cáo truyền thống, chưa được xử lý qua các công cụ tính toán, ước lượng để tìm ra xu hướng thị trường. Bước 2: Trên cơ sở dự báo và dựa vào các hợp đồng đã ký kết được, có tính đến công suất của máy móc thiết bị để lập kế hoạch sản xuất cho kỳ kế hoạch tiếp theo. Bước 3: Trình bản kế hoạch lên Giám đốc để có sự xem xét, điều chỉnh và ký duyệt. Bước 4: Phòng Kế hoạch Kỹ thuật- Vật tư nhận bản kế hoạch đã được thông qua để tổ chức triển khai và thực hiện. Kế hoạch sản xuất của Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy được lập theo từng tháng. Nhìn chung, quy trình lập kế hoạch vẫn không khác so với quy trình cũ đã tồn tại trong các cơ quan, xí nghiệp nhà nước. 3.2.2. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. a. Căn cứ lập và đặc điểm kế hoạch sản xuất. Căn cứ lập kế hoạch sản xuất. Sau đây là những căn cứ chủ yếu mà Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy sử dụng khi lập ra kế hoạch sản xuất cho mình: Thứ nhất, căn cứ vào chính sách phát triển của xí nghiệp. Điều này xuất phát từ việc nghiên cứu thị trường xem trong từng giai đoạn sẽ ưu tiên đầu tư sản xuất loại sản phẩm nào mang lại nhiều lợi nhuận cho xí nghiệp hay việc tập trung tấn công vào một khu vực thị trường mới mà xí nghiệp nhận thấy rằng mình có khả năng thành công. Từ những quyết định đó, sẽ có sự thay đổi trong công tác lập kế hoạch sản xuất. Thứ hai, căn cứ vào tình hình tiêu thụ của từng loại sản phẩm trên thị trường và tình hình thực hiện kế hoạch kỳ trước, các hợp đồng bán hàng đã ký kết cho kỳ kế hoạch, từ đó xác định kế hoạch sản xuất tổng thể và kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu. Thứ ba, căn cứ vào công suất của máy móc thiết bị sản xuất và sự biến động trong giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào. Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ sản xuất và chất lượng của sản phẩm. Thứ tư, đó là các thay đổi về chính sách vĩ mô như lãi suất tiền vay, thuế,…., những yếu tố này tác động đến vấn đề tài chính của xí nghiệp hay nói một cách khác là tác động đến khả năng huy động vốn cho sản xuất, cho mua sắm đầu vào, cho việc đổi mới công nghệ. Đặc điểm kế hoạch sản xuất tổng thể: Công tác kế hoạch do phòng KHKTVT đảm nhận. Nội dung bản kế hoạch mới chỉ dừng lại ở việc xác định khối lượng sản xuất cho kỳ kế hoạch chứ chưa có sự phân công rõ ràng thành các nội dung cụ thể hơn như kế hoạch nhu cầu sản xuất, kế hoạch tiến độ sản xuất,… b. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kế hoạch. Các chỉ tiêu như định mức sản lượng, định mức sử dụng nguyên vật liệu,… chủ yếu được xác định dựa trên việc cân đối giữa công suất thiết kế của máy móc, sự sẵn có của các nguyên vật liệu và số lượng đơn hàng đã ký kết. Ví dụ: Đối với sản phẩm bao bì PCB30 do công ty Xi măng Hoàng Thạch đặt hàng, sản lượng sản xuất được tính toán dựa trên hợp đồng đã ký từ đầu năm và nhận hàng theo từng tháng, cộng với việc phải quan tâm đế khả năng sản xuất của phân xưởng. Thường thì con số này khá chính xác do có sự đặt hàng từ trước. Còn đối với các khách hàng khác ngoài công ty mẹ, ví dụ như bao bì PCB30 của xi măng Bỉm Sơn thì thực sự cần tới dự báo. Tuy nhiên, trong các bản kế hoạch sản xuất hàng tháng tại xí nghiệp, con số dự báo này luôn ở mức 240.000 vỏ bao. Để xác định mức nguyên vật liệu đầu vào thì xí nghiệp lại căn cứ vào định mức tiêu hao cho từng đơn vị sản phẩm của từng loại sản phẩm, số lượng định sản xuất, lượng nguyên vật liệu còn tồn kho, giá cả và sự sẵn có từ phía nhà cung cấp để ước lượng khối lượng nhập là bao nhiêu. Ví dụ, đối với nguyên liệu đầu vào là nẹp đen có lượng tồn kho đầu kỳ là 5388,1kg; tiêu hao theo sản lượng vỏ bao là 8000kg, như vậy xí nghiệp quyết định nhập vào 10000kg nguyên liệu. Hay đối với loại nguyên liệu khác là chỉ may PE20/9 có số liệu tương ứng theo thứ tự như trên là 3979,6kg; 2900kg; 4000kg. Những số liệu này chủ yếu được lập ra dựa trên các báo cáo và kinh nghiệm thực tế của người lập kế hoạch, đặc biệt là việc tính toán các thông số về sử dụng nguyên vật liệu và bán thành phẩm chứ chưa có một phương pháp tính toán khoa học. 3.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch tại Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy. a. Những nhân tố khách quan. Khách hàng: Có thể kể đến như các công ty xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp, Quang Sơn, X77, Cẩm Phả… Riêng đối với công ty mẹ đồng thời cũng là khách hàng chính- công ty xi măng Hoàng Thạch thì không có hợp đồng, còn giao dịch với các khách hàng còn lại thông qua hợp đồng dài hạn. Sau đó, khối lượng sản phẩm trong hợp đồng sẽ được phân nhỏ theo từng tháng phù hợp với nhu cầu thực tế của phía khách hàng. Đối thủ cạnh tranh: Là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31714.doc
Tài liệu liên quan