Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tại tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam

 MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 3

1, Tổng quan về kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 3

1.1 Khái niệm 3

1.1.1 Kế hoạch hóa 3

1.1.2 Kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 3

1.2 Vai trò của công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 4

1.2.1 Vai trò trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung 4

1.2.2 Vai trò trong nền kinh tế thị trường 5

1.3 Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp 6

1.3.1 Theo góc độ thời gian 6

1.3.2 Theo góc độ nội dung, tính chất, cấp độ kế hoạch 7

1.4 Nguyên tắc kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 8

1.4.1 Nguyên tắc thống nhất 8

1.4.2 Nguyên tắc tham gia 9

1.4.3 Nguyên tắc linh hoạt 10

2, Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 10

2.1 Khái niệm kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 10

2.1.1 Khái niệm 10

2.1.2 Phân loại 10

2.2 Vai trò của kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 11

2.3 Quy trình và phương pháp lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 12

2.3.1 Quy trình lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 12

2.3.2 Các bước soạn lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 15

2.3.3 Phương pháp lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 19

2.4 Công tác theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 23

2.4.1 Khái niệm theo dõi và đánh giá 23

2.4.2 Vai trò của TD&ĐG trong quy trình KHH sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 24

2.4.3 Các phương pháp TD&ĐG 24

2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác lập và thực hiện kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp 25

2.5.1 Các nhân tố trong nội bộ doanh nghiệp 25

2.5.2 Các nhân tố thuộc về thị trường 26

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM 28

1, Tổng quan về tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam 28

1.1 Lịch sử ra đời và phát triển 28

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của tổng công ty 28

1.1.1 Chức năng của tổng công ty 28

1.1.2 Nhiệm vụ của tổng công ty 29

1.3 Cơ cấu tổ chức trong tổng công ty 30

1.3.1 Sơ đồ văn phòng của tổng công ty 30

1.3.2 Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban 30

2, Tình hình sản xuất kinh doanh của tổng công ty giai đoạn 2005- 2009 33

2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005-2009 33

2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005- 2009 399

3, Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam 41

3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty 41

2.1.1 Các yếu tố trong nội bộ tổng công ty 41

3.1.2 Đặc điểm về môi trường kinh doanh của công ty 42

3.2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hiện tại của tổng công ty 43

3.2.1 Sơ đồ quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 43

3.2.2 Phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất của tổng công ty 49

4, Thực trạng công tác thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam 50

4.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty 50

4.1.1 Các yếu tố bên trong tổng công ty 50

4.1.2 Các yếu tố bên ngoài tổng công ty 51

4.2 Thực trạng về công tác thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty 52

4.2.1 Tổ chức bộ máy kế hoạch của tổng công ty 52

4.2.2 Thực trạng về công tác theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 544

4.2.3 Thực trạng hệ thống thông tin, hệ thống các chỉ tiêu chỉ số phục vụ cho công tác thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 56

5, Đánh giá công tác lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty 56

5.1 Đánh giá về quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hiện tại của tổng công ty 56

5.1.1 Ưu điểm 56

5.1.2 Hạn chế 57

5.1.3 Nguyên nhân những hạn chế 59

5.2 Đánh giá công tác thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty 59

5.2.1 Ưu điểm 59

5.2.2 Hạn chế 60

5.3.3 Nguyên nhân những hạn chế 61

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM 62

1, Phương hướng và nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011- 2015 của tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam 62

1.1 Mục tiêu và phương hướng của tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam đến 2015 62

1.1.1 Định hướng phát triển của tổng công ty đến năm 2015 62

1.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của tổng công ty 63

1.2 Những thuận lợi và khó khăn 63

1.2.1 Những thuận lợi 63

1.2.2 Những khó khăn 64

2, Các giải pháp hoàn thiện công tác lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tại tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam 65

2.1 Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty 65

2.2 Hoàn thiện công tác thực hiện kế hoạch của Tổng công ty 67

2.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng bản kế hoạch 67

2.2.2 Tăng cường phối hợp giữa công ty con, công ty liên kết với công ty mẹ 68

2.2.3 Tăng cường công tác theo dõi đánh giá và điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh 68

2.3 Các giải pháp thực hiện 69

2.3.1 Các giải pháp về nguồn nhân lực cho công tác lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 69

2.3.2Tạo căn cứ cần thiết cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 70

2.3.3 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 71

KẾT LUẬN 73

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4402 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tại tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạch của tổng công ty, về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. B, Ban kiểm soát Ban kiểm soát có nhiệm vụ giống như các cơ quan tư pháp giúp các cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý điều hành tổng công ty. Ban kiểm soát có vị thế tương đối độc lập và khá cao. Các chức năng và nhiệm vụ chính của ban kiểm soát đó là: Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và thực hiện các quy chế của tổng công ty: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của tổng công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của tổng công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của tổng công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông. Can thiệp vào hoạt động của công ty khi cần: Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại Hội đồng Cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của tổng công ty. Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông, Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý tổng công ty phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. C, Ban kế hoạch đầu tư Chức năng: Giúp tổng giám đốc hoạch định các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và hàng năm của công ty mẹ, các công ty con và các đơn vị trực thuộc Tổng hợp báo cáo chính xác, kịp thời tới hội đồng quản trị và tổng giám đốc các số liệu về SXKD để phục vụ kịp thời có hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành các kế hoạch chung. Đầu mối thông tin về công tác lập kế hoạch của công ty mẹ, công ty con Tổ chức, quản lý và triển khai các công tác kế hoạch của công ty mẹ Nhiệm vụ và quyền hạn Trên cơ sở định hướng, chủ trương của Nhà nước, của Bộ GTVT, nghị quyết của hội đồng quản trị tham mưu cho tổng giám đốc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty mẹ Tổ chức, tham gia, nghiên cứu tìm hiểu thị trường trong, ngoài nước để nắm bắt, dự báo nhu cầu thị trường trước mắt và lâu dài Thẩm định, trình duyệt và quản lý quá trình thực hiện các kế hoạch của các đơn vị phụ thuộc Tham gia xây dựng định mức kinh tế kĩ thuật, xây dựng giá thành sản phẩm tại các công ty, đơn vị trực thuộc Soạn thảo các quy định, quy chế quản lý nội bộ về chương trình xây dựng kế hoạch của công ty mẹ để triển khai tại các đơn vị thành viên sau khi được hội đồng quản trị và tổng giám đốc phê duyệt Quản lý, lưu trữ, giữ gìn bí mật các hồ sơ dự án đầu tư của công ty mẹ Liên hệ, báo cáo các cơ quan của bộ GTVT, các cơ quan nhà nước có liên quan theo chức năng được giao D, Ban QHQT, XTTM Nhiệm vụ chính của ban QHQT, XTTM đó là thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu máy móc trang thiết bị với các doanh nghiệp nước ngoài. Thực hiện tổ chức các hội chợ trưng bày, giới thiệu hàng hóa và dịch vụ trong và ngoài nước, tham gia các hội chợ triển lãm thương mại quốc tế…từ đó tìm kiếm các doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu hoặc bạn hàng nhằm kí kết các hợp đồng kinh doanh, buôn bán sản phẩm. E, Ban thanh tra, pháp chế Là đơn vị chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực: Tổ chức, phổ biến pháp luật trong Tổng công ty và theo dõi công tác pháp chế, việc thực hiện quy chế dân chủ trong Tổng công ty. Quản lý công tác thanh tra trong Tổng công ty Kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật của các đơn vị thành viên Tổng công ty theo yêu cầu của Lãnh đạo Tổng công ty Giải quyết đơn thư khiếu tố theo thẩm quyền và các quy định tại luật khiếu nại, tố cáo Tham mưu về góc độ pháp lý đối với các văn bản, quy chế nội bộ, các quy định chung trong Tổng công ty, các dự án đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến quy chế về hợp tác đầu tư giữa Tổng công ty với đối tác Thường trực công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm của Tổng công ty Chủ trì đánh giá việc thực hiện các quy chế đã ban hành trong Tổng công ty và đề xuất với Lãnh đạo Tổng công ty xử lý các tồn tại (nếu có) Thực hiện các công việc do Lãnh đạo Tổng công ty giao phó. 2, Tình hình sản xuất kinh doanh của tổng công ty giai đoạn 2005- 2009 2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005-2009 Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm 2006- 2010 đã có những biến động đáng kể. Đó là hàng loạt các sự kiện trọng đại của đất nước, minh chứng sự vươn lên, chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực chung của đất nước chúng ta đó là sự tăng trưởng của nền kinh tế kéo theo yêu cầu ngày một nhiều đối với sản phẩm cơ khí, tạo động lực khuyến khích cho phát triển công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô. Với Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam: Những dự án phát triển của Tổng công ty đã phát huy hiệu quả chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu. Các thương hiệu sản phẩm như: ô tô; trạm; phụ tùng; cấu kiện đặc chủng…của Tổng công ty rất đa dạng và ngày càng có sức cạnh tranh. Ở những lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác cũng phát triển ở mức mới, hiệu quả đã chủ động trong việc điều tiết kế hoạch, kịp thời đưa ra những quyết định để phù hợp với cơ chế tổ chức; thị trường và những biến động do ảnh hưởng của lạm phát, suy thoái kinh tế thế giới. Sau thắng lợi kế hoạch 5 năm (2001- 2005), hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đã có những chuyển đổi cơ bản từ sản xuất các phương tiện vận tải, thiết bị thi công ở mức thấp nên sản xuất đóng mới với kĩ thuật cao, chuyển sang sản xuất hàng loạt với chương trình sản xuất sản phẩm mang tính chiến lược như: - Chương trình sản xuất ô tô các loại - Chương trình sản xuất xe gắn máy - Chương trình sản xuất thiết bị thi công - Chương trình sản xuất kết cấu thép - Chương trình sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy - Chương trình xây dựng các công trình công nghiệp và giao thông vận tải - Chương trình dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa Sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng trưởng nhanh và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại và dịch vụ. Hàm lượng về kĩ thuật và công nghệ chiếm tỉ lệ cao đã làm tăng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của Tổng công ty trong thời gian tới. Mối quan hệ hợp tác trong và ngoài Tổng công ty đã hình thành và ngày càng được củng cố. Đào tạo và bổ sung hàng ngàn lao động kĩ thuật cho các dây chuyền sản xuất mới của Tổng công ty; đời sống vật chất và tinh thần của người lao động đều được nâng lên một bước. Phong trào thi đua lao động sôi nổi và phát triển đều khắp toàn Tổng công ty được duy trì thường xuyên và liên tục. Thực hiện sản xuất kinh doanh 4 năm qua và dự kiến kế hoạch 2010 đạt vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. So với mức tăng bình quân của cả nước thì mức tăng trưởng của Tổng công ty tăng gấp 2 lần. Thu nhập bình quân tính theo đầu người đạt trên 2500000đ/tháng, đời sống, văn hóa, tinh thần ngày càng được nâng cao. Hoạt động sản xuất của Tổng công ty đã và đang hướng tới mô hình hoạt động của một tập đoàn sản xuất công nghiệp ô tô, xe máy và sản xuất phụ tùng cả nước. Sau đây là một số kết quả hoạt động kinh doanh của tổng công ty giai đoạn 2005- 2009: Tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng là 13.6%/năm. Năm 2008 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất là 25%. Sản lượng các sản phẩm chủ yếu đạt tốc độ tăng trưởng cao và đa dạng. Hàm lượng kĩ thuật và công nghệ cao đã đạt tỉ lệ ngày càng tăng trong các sản phẩm của Tổng công ty. Trong 5 năm Tổng công ty đã sản xuất đưa ra thị trường hơn 50 loại sản phẩm có giá trị kinh tế kĩ thuật cao được khách hàng chấp nhận và tiêu thụ với số lượng lớn. Đơn vị: tỉ VND 2005 2006 2007 2008 2009 Giá trị sản xuất 6045 4856 5828 6593.3 7161.4 Tổng doanh thu 4658 4210 5158.9 5673.4 6771.7 Nộp ngân sách 250 310 515 710 669 Lợi nhuận trước thuế 77.7 112 134 158 216 Bảng 1:Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2005- 2009 Nguồn TCT công nghiệp ô tô Việt Nam Nhìn trên biểu đồ ta có thể thấy, giai đoạn 2005- 2009 cũng là một giai đoạn phát triển của tổng công ty về giá trị sản xuất chung tăng từ 6045 tỉ VND lên đến 7161.4 tỉ VND. Mặc dù khủng hoảng kinh tế hồi cuối năm 2008 đã ảnh hưởng nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, tuy vậy tình hình sản xuất kinh doanh của tổng công ty vẫn tăng trưởng và vượt qua được những chỉ tiêu kế hoạch đã đề xuất.Tuy nhiên năm 2006, giá trị sản xuất kinh doanh của công ty bị sụt giảm mạnh so với năm 2005. Lý do chính là do những biến động lớn trong cơ chế, chính sách, thị trường, giá cả, sức tiêu thụ sản phẩm chung trên cả nước( theo báo cáo thống kế của Bộ công nghiệp sản phẩm ô tô bán ra sụt giảm 34% so với năm 2005). Năm 2006 cũng là năm tổng công ty đổi mới cơ chế quản lý, trong công tác triển khai còn nhiều mới mẻ và bỡ ngỡ dẫn đến việc phải điều chỉnh liên tục nên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chung. Sau năm 2006, đến giai đoạn 2007- 2009 tổng công ty đã dần hồi phục và đạt mức tăng trưởng giá trị sản xuất năm sau đều hơn năm trước. Biểu đồ 1: giá trị sản xuất của Tổng công ty giai đoạn 2005- 2009 6045 4856 5828 6593.3 7161.4 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2005 2006 2007 2008 2009 Giá trị sản xuất Đơn vị: tỷ VND Nguồn TCT công nghiệp ô tô Việt Nam Các sản phẩm chủ yếu của tổng công ty được sản xuất trong giai đoạn 2005- 2009 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Thống kê sản lượng sản phẩm chủ yếu của Tổng công ty giai đoạn 2006- 2009 2005 2006 2007 2008 2009 Ô tô các loại Ô tô khách- bus 3580 xe 2915 xe 2311 xe 2274 xe 2405 xe Ô tô tải các loại 7520 xe 6010 xe 9866 xe 18238 xe 12958 xe Xe gắn máy 26615 xe 89046 xe 70095 xe 16325 xe 12500 xe Thiết bị thi công 26 trạm 22 trạm 28 trạm 22 trạm 55 trạm Kết cấu thép 9081 tấn 2311 tấn 12105 tấn 8855 tấn 5735 tấn Sản lượng vận tải Hàng hóa vận chuyển 924017 tấn 852231 tấn 772178 tấn Hàng hóa luân chuyển 139878467 tấn/km 132879749 tấn/km 12716226 tấn/km Hành khách vận chuyển 927364 người 1101546 người 944754 người Hành khách luân chuyển 170074467 người/km 173823408 người/km 144732973 người/km Xuất khẩu lao động 2022 2154 3000 2561 2000 Nguồn TCT công nghiệp ô tô Việt Nam Bắt đầu từ năm 2007 đơn vị đã triển khai tiếp nhận 9 đơn vị vận tải về Tổng công ty theo quyết định của Bộ GTVT, vì thế từ năm 2007 Tổng công ty mới có thêm dịch vụ vận tải. Năm 2007, mặc dù có nhiều khó khăn do dịch vụ vận tải phải cạnh tranh với nhiều thành phần kinh tế tham gia vận tải; chi phí vận tải tăng nhất là giá xăng dầu tăng nhanh nhưng giá cước không thể tăng do cạnh tranh gay gắt; tình hình thời tiết không ổn định, thiếu vốn để đầu tư đổi mới đoàn xe. Vì là lĩnh vực mới kinh doanh cho nên không có nhiều kinh nghiệm. Sản lượng vận tải của tổng công ty giai đoạn 2007- 2009 không ổn định. Sản lượng hàng hóa vận chuyển và hàng hóa luân chuyển không ổn định, đều giảm sút qua các năm (hàng hóa vận chuyển 2007 là 924017 tấn nhưng đến năm 2009 chỉ còn 772178 tấn; hàng hóa luân chuyển cũng giảm sút từ 139878467 tấn/km xuống chỉ còn 12716226 tấn/km). Ô tô tải là một trong những sản phẩm chính của tổng công ty, mặc dù thị trường trong nước có rất nhiều hãng xe nước ngoài cạnh tranh và nhiều biến động nhưng liên tục trong 5 năm liền (2005- 2009) các sản phẩm ô tô tải của tổng công ty vẫn đạt được sản lượng cao, tăng đều qua các năm. Trong giai đoạn 2005-2009, có năm 2008 là năm bùng nổ của nền kinh tế, theo đà phát triển chung, sản phẩm ô tô tải của công ty cũng tăng vọt lên mức đáng kể từ 9866 xe năm 2007 lên đến 18238 xe năm 2008. Với số lượng ô tô khách và ô tô bus, chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng, vì vậy trong những năm gần đây sản lượng xe có giảm sút, tuy nhiên vẫn duy trì ở mức ổn định. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 nhưng số lượng ô tô khách và ô tô bus của tổng công ty bán ra trên thị trường vẫn nhiều hơn số lượng ô tô khách và ô tô bus năm 2008. Năm 2009, sản lượng ô tô tải của tổng công ty giảm đáng kể, tổng công ty phải giảm bớt sản lượng sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ một phần đáng kể hàng tồn kho ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ chung của Tổng công ty. Tuy vậy doanh thu năm 2009 vẫn cao hơn năm doanh thu tiêu thụ năm 2008 là 19.3%. Nhìn trên biểu đồ có thể thấy rõ điều này Biểu đồ 2: Sản lượng ô tô các loại của tổng công ty giai đoạn 2005- 2009 7520 6010 9866 18238 12958 3580 2915 23111 2274 2405 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 2005 2006 2007 2008 2009 Ô tô tải Ô tô khách- bus Đối với các thiết bị thi công, sản lượng của tổng công ty giai đoạn 2005- 2008 luôn ổn định 22- 28 trạm. Tuy nhiên đến năm 2009, sản lượng sản xuất thiết bị thi công đã có bước chuyển biến lớn, tăng vọt đáng kể. Đặc biệt nhà máy sản xuất ô tô 1/5 đã sản xuất và tiêu thụ 55 trạm trộn các loại trong đó có 33 trạm trộn bê tông nhựa nóng 30- 120 tấn/h, 22 trạm trộn bê tông xi măng 20- 150m3/h, so với năm 2008 tăng 2.5 lần. Thị trường xuất khẩu lao động cũng là một trong những hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Tổng công ty đã mở rộng quan hệ khai thác tốt tiềm năng với các đối tác nước ngoài như Anh, Nhật, Úc, Mỹ,…Công tác xuất khẩu lao động của Tổng công ty trong vòng 5 năm 2005- 2009 luôn ổn định. Trung bình hàng năm có khoảng 2000- 3000 lao động đuợc đi làm việc ở những thị truờng khó tính. 2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005- 2009 Những thuận lợi Thị trường ô tô trong nước giai đoạn 2005- 2009 cũng có những chuyển biến rất tích cực. Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới cuối năm 2006 là cơ hội rất lớn để các nhà sản xuất ô tô trong nước mở rộng thị trường, xuất khẩu sang nước ngoài. Không chỉ mở rộng được thị trường xuất khẩu, việc tiếp nhận công nghệ mới tiên tiến, hiện đại của các nước phát triển cũng trở nên dễ dàng hơn, từ đó việc sản xuất ô tô và các thiết bị phụ kiện của Tổng công ty cũng tăng đáng kể trong giai đoạn này. Nhận được sự ủng hộ của Nhà nước, chính phủ, Bộ giao thông vận tải với quan điểm phát triển “Công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp rất quan trọng cần được ưu tiên phát triển để góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng tiềm lực an ninh, quốc phòng của đất nước”. Việc đổi mới cơ chế quản lý mới theo hình thức công ty mẹ- công ty con đã giúp các đơn vị thành viên trong công ty năng động hơn trong hoạt động sản xuất của mình, mỗi đơn vị đều tiến hành đổi mới quy trình sản xuất, quy trình kiểm tra kĩ thuật với mục tiêu; có sản phẩm đưa ra thị trường hội nhập đủ sức cạnh tranh. Các đơn vị đều chủ động lựa chọn đối tác, tìm kiếm, tuyển dụng chuyên gia, chuyên viên giỏi, đào tạo. Thiết kế chuẩn để thống nhất mẫu mã tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên thực hiện và giám sát chất lượng sản phẩm. Những khó khăn Nền kinh tế giai đoạn 2005-2009, nền kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động. Lạm phát có tác động lớn đối với nền kinh tế trong nước, giá cả các nguyên vật liệu tăng cao gây khó khăn cho việc bình ổn giá các sản phẩm của tổng công ty trên thị trường. Giá xăng, dầu không ổn định ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa của tổng công ty. Trong xu thế cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp nước ta, đặc biệt là công nghiệp ô tô non trẻ- vừa mới thoát ra từ sửa chữa, quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu gặp rất nhiều khó khăn, chưa theo kịp yêu cầu khi hội nhập; những cơ chế ưu đãi không còn nữa, sức ép giá cả vật tư, dịch vụ đầu vào, hàng hóa nhập khẩu tăng, tác động lớn đến giá thành sản phẩm. Mặt khác các sản phẩm cùng loại được nhập khẩu ồ ạt, chất lượng khác nhau, mẫu mã thay đổi liên tục đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt cuối năm 2008, khủng hoảng kinh tế trên thế giới ảnh hưởng lớn tới Việt Nam và cũng ảnh hưởng tới việc lập dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; tiêu thụ sản phẩm và ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện kế hoạch của Tổng công ty. Trong giai đoạn 2005- 2009, Tổng công ty có nhiều thay đổi trong hoạt động quản lý. Từ năm 2005 đã triển khai thí điểm hoạt động mô hình công ty mẹ- công ty con, những năm tiếp theo các doanh nghiệp của Tổng công ty cũng lần lượt tiến hành cổ phần hóa. Điều này ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong giai đoạn chuyển đổi, hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều lúc không được ổn định thậm chí có những năm giá trị sản xuất giảm sút đáng kể (năm 2006). Ngoài ra còn một số tồn tại trong giai đoạn 2005- 2009 trong tổng công ty cũng gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty: Một số công ty cổ phần, người được cử quản lý vốn nhà nước chưa thực hiện hết trách nhiệm và chưa thực hiện tốt chức năng được giao trong vai trò là người đại diện quản lý phần vốn nhà nước. Tình trạng cạnh tranh nội bộ Tổng công ty trong cùng một dòng sản phẩm có ảnh hưởng ít nhiều đến thương hiệu chung của Vinamotor, việc gắn kết tiêu thụ sản phẩm của nhau trong nội bộ Tổng công ty cũng còn rất yếu. Các công tác tài chính còn yếu: Việc khai thông các nguồn vốn trong và ngoài Tổng công ty để phục vụ cho đầu tư; cho sản xuất kinh doanh chưa đáp ứng và kịp thời. Việc đói vốn của mỗi doanh nghiệp là bệnh cố hữu, nhưng việc xây dựng kế hoạch quản lý vốn cũng chưa khoa học, chưa chủ động và quyết liệt. Đặc biệt là chưa quan tâm đầy đủ thu hút nguồn vốn nước ngoài Tổng công ty qua việc xác định đúng; đủ giá trị doanh nghiệp khi cổ phần và bán cổ phần. Công tác chuẩn bị vật tư, linh kiện, phụ tùng chưa đồng bộ với sản phẩm tiêu thụ sản phẩm, có thời điểm nhu cầu mua sản phẩm của người tiêu dùng lớn, nhiều đơn đặt hàng nhưng không có sản phẩm để bán vì vật tư, linh kiện, phụ tùng ô tô chưa nhập kịp, để cơ hội trôi qua. Công tác phát triển thị trường chưa phát huy, đặc biệt là công tác xuất khẩu các sản phẩm của Tổng công ty ra nước ngoài cũng như việc phát triển thị trường trong nước. Công tác hướng dẫn pháp luật và tăng cường ý thức chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn là vấn đề còn phải hết sức quan tâm vì từ đây đang tiềm ẩn trong tổ chức của Tổng công ty nhiều vấn đề phức tạp. Ngoài một số đơn vị làm tốt khâu ứng dụng KHCN mới; quản lý vật tư; quản lý chất lượng sản phẩm tốt, ở một số đơn vị còn chậm đổi mới; tự mãn hoặc buông lỏng, dẫn đến sai sót phải khắc phục. Hệ thống bám và nắm bắt nhu cầu thị trường và tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Từ đó dẫn đến việc dự báo và xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch chưa tốt. 3, Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam 3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty 2.1.1 Các yếu tố trong nội bộ tổng công ty Tình hình tài chính của tổng công ty Vốn sản xuất kinh doanh là một trong những điều kiện quan trọng nhất để duy trì được sản xuất trong mỗi doanh nghiệp. Nguồn vốn của Tổng công ty phải luôn được đảm bảo và gia tăng để đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Để có được một bản kế hoạch sản xuất tổng thể có khả năng thông qua, việc xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn một cách cụ thể và chi tiết là hết sức cần thiết. Đối với Tổng công ty đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con, việc chủ động nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh, sự minh bạch trong vấn đề tài chính giúp sản phẩm của các công ty con, công ty liên kết có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của nước ngoài về giá cả. Khi tự chủ được tình hình tài chính, các kế hoạch sản xuất tổng thể, kế hoạch chỉ đạo sản xuất, kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu… sẽ được lập một cách đầy đủ phù hợp với các công ty và từ đó kế hoạch sản xuất của Tổng công ty cũng được lập một cách chính xác, nhanh chóng phù hợp với mục tiêu chung và sự phát triển của Tổng công ty. Các điều kiện phục vụ cho công tác lập kế hoạch sản xuất trong tổng công ty Ngoài vấn đề tài chính có ảnh hưởng lớn tới công tác lập kế hoạch của Tổng công ty còn rất nhiều vấn đề khác trong Tổng công ty cũng ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch sản xuất cho toàn Tổng công ty. Các điều kiện ảnh hưởng trực tiếp tới việc lập kế hoạch sản xuất cho Tổng công ty đó là: doanh số bán hàng, các thống kê tài sản, biểu mẫu kế toán, cân đối tài sản- nguồn vốn; các sản phẩm tồn kho; các sản phẩm dở dang; nguyên vật liệu tồn kho…Ngoài ra còn có công tác dự báo, công tác thị trường và xúc tiến thương mại, công tác marketting ảnh hưởng khá lớn đến dự báo số lượng từng loại sản phẩm sản xuất của toàn Tổng công ty. Các bản báo cáo doanh số bán hàng của các công ty con, công ty liên kết, các bản kế hoạch sản xuất được đệ trình lên Tổng công ty của các công ty liên kết ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ hoàn thành kế hoạch sản xuất của Tổng công ty. Các nhà cung ứng nguyên vật liệu, các yếu tố phục vụ sản xuất, các nguồn năng lượng như than, điện, xăng, dầu ảnh hưởng trực tiếp tới công tác lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu của Tổng công ty. Đặc điểm về bộ máy quản lý và nhân sự trong tổng công ty Bộ máy quản lý của Tổng công ty được thiết lập theo hình thức công ty mẹ- công ty con thực hiện theo giải pháp đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Việc đổi mới mô hình quản lý, giúp các công ty con, công ty liên kết linh động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất riêng của doanh nghiệp. Tuy nhiên kế hoạch sản xuất của các công ty vẫn phải đảm bảo mục tiêu của Tổng công ty. 3.1.2 Đặc điểm về môi trường kinh doanh của công ty Môi trường vĩ mô Nền kinh tế trong nước và nền kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định các chỉ tiêu sản xuất trong kế hoạch sản xuất tổng thể của tổng công ty. Việc dự báo sức khỏe của nền kinh tế trong nước và nền kinh tế thế giới là công việc hết sức quan trọng. Từ những kết quả dự báo các cán bộ phòng kế hoạch và thống kê sẽ đưa ra những chỉ tiêu kế hoạch sản xuất để phù hợp với tình hình thực tế của tổng công ty, đảm bảo mục tiêu đã đề ra. Nếu việc dự báo không tốt, nền kinh tế có nhiều biến động sẽ gây khó khăn cho việc kinh doanh sản xuất của toàn tổng công ty. Môi trường ngành Mặc dù ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam còn non trẻ nhưng sự cạnh tranh giữa các công ty trong nước, các công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam cũng vô cùng khốc liệt. Sản phẩm ô tô của Việt Nam chủ yếu là nhận gia công hoặc chỉ đảm nhận lắp ráp, các sản phẩm của Tổng công ty chưa thực sự đa dạng phong phú. Sản phẩm chủ yếu vẫn là ô tô tải, ô tô khách và ô tô bus. Các loại sản phẩm chưa đa dạng và phong phú là điều kiện thuận lợi để lập kế hoạch sản xuất một cách đơn giản bao gồm ít các chỉ tiêu về kế hoạch. Mặc dù đã hoạt động theo hình thức công ty mẹ- công ty con nhưng trong Tổng công ty vẫn có vốn góp cổ phần của Nhà nước. Vì vậy tất cả các chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất cần phải phù hợp với mục tiêu dài hạn của tổng công ty, mặt khác còn phải phụ thuộc vào định hướng phát triển ngành công nghiệp ô tô của chính phủ. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty vừa phải phù hợp với định hướng phát triển ngành công nghiệp ô tô của chính phủ, vừa phải đảm bảo các mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra của Tổng công ty. Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới hoạt động của tổng công ty Nhà nước luôn can thiệp vào nền kinh tế nói chung để tạo được môi trường kinh doanh lành mạnh. Đối với thị trường ô tô và vận tải, nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ về xuất khẩu sản phẩm, nhập khẩu các nguyên vật liệu phục vụ cho công tác sản xuất, hỗ trợ giá cả xăng dầu cho công tác vận tải hành khách và hàng hóa. Từ đó tạo thuận lợi cho ngành công nghiệp ô tô phát triển nói chung và cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. 3.2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hiện tại của tổng công ty 3.2.1 Sơ đồ quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh Quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đối với các công ty liên kết: Bước 1: Các đơn vị liên kết với Tổng công ty căn cứ vào các chỉ tiêu định hướng của Tổng công ty, dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm, năng lực sản xuất của mỗi đơn vị bao gồm: nguồn nhân lực, các khối lượng sản phẩm dở dang, sản phẩm tồn kho…từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị Bước 2: Sau khi bộ phận kế hoạch xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng đơn vị, bản kế hoạch này cần được trình lên ban giám đốc của từng đơn vị và được sự phê duyệt đồng ý của ban giám đốc. Bước 3: Bản kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị sau khi được phê duyệt sẽ được gửi lên phòng Kế hoạch Thống kê của Tổng công ty. Bước 4: Phòng kế hoạch của Tổng công ty sau khi nhận được bản kế hoạch của các đơn vị liên kết sẽ có vai trò tổng hợp và cân đối kế hoạch sẽ đưa ra bản kế hoạch chung cho toàn Tổng công ty. Bước 5: Phòng kế hoạch sẽ tiến hành bảo vệ kế hoạch trước hội đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26059.doc
Tài liệu liên quan