Chuyên đề Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi Nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3

1.1. Khái quát về hoạt động cho vay của các NHTM 3

1.1.1. Khái niệm và phân loại cho vay 3

1.1.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay 4

1.2. Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của NHTM. 6

1.2.1. Khái niệm và mục đích phân tích tài chính khách hàng 6

1.2.2. Thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng. 7

1.2.3. Các phương pháp sử dụng để phân tích tài chính khách hàng 10

1.2.4. Quy trình phân tích tài chính khách hàng. 14

1.2.5. Nội dung phân tích tài chính khách hàng 15

1.2.5.1. Thẩm định mức độ tin cậy của báo cáo tài chính 16

1.2.5.2. Phân tích báo cáo tài chính. 17

1.2.5.3. Phân tích các tỷ số tài chính 23

1.2.6 . Nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính. 29

1.2.6.1. Nhân tố từ phía ngân hàng. 29

1.2.6.2. Nhân tố từ phía khách hàng. 30

1.2.6.3. Nhân tố khách quan khác. 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH HÀ NỘI. 32

2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng 32

2.1.1. Lịch sử hình thành. 32

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội. 33

2.2 Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội. 38

2.2.1. Khái quát về công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội. 38

2.2.2. Nội dung phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội. 39

2.2.3.Đánh giá công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội. 51

2.2.3.1. Những thành tựu đạt được. 51

2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 53

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH HÀ NỘI. 56

3.1. Mục tiêu phát triển. 56

3.2 Một số giải pháp 57

3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 58

3.2.2 Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho công tác phân tích tài chính khách hàng. 59

3.2.3.Hoàn thiện phương pháp và nội dung phân tích. 61

3.2.4. Nâng cao trình độ công nghệ phục vụ công tác phân tích tài chính khách hàng. 62

3.2.5. Giải pháp khác. 63

3.3 Một số kiến nghị 65

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn. 65

3.3.2. Kiến nghị với NHNN. 66

3.3.3. Kiến nghị với Bộ Tài Chính. 67

KẾT LUẬN 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi Nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
------ Tổng tài sản Nó cho biết một đồng tài sản hình thành từ nguồn vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng là do các chủ nợ tài trợ. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Thông thường các ngân hàng thích tỷ lệ nợ trên tổng tài sản vừa phải, thường yêu cầu chỉ tiêu này nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 tức là có ít nhất một nửa tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (13) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = ----------------------------- Lãi vay phải trả Chỉ số này thể hiện mức độ sẵn sang trả tiền lãi vay của doanh nghiệp cho ngân hàng. Hệ số này càng, hiệu quả sử dụng vốn vay càng tốt. Trong trường hợp hệ số này thấp phải tìm hiểu nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả (lợi nhuận thấp) hay do doanh nghiệp đã đi vay quá nhiều để từ đó ngân hàng sẽ tìm biện pháp giúp doanh nghiệp điều chỉnh cơ cấu vốn cho hợp lý. (14 Các chỉ tiêu cho biết cơ cấu vốn của doanh nghiệp: Tài sản lưu động = --------------------------------------- Tổng tài sản Tài sản cố định = --------------------------------------- Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu vốn có hợp lý hay không. (13) Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Cho biết phần nguồn vốn ổn định dùng vào việc tài trợ cho nhu cầu kinh doanh. Chỉ tiêu này càng lớn càng an toàn. Trên đây là nhóm các chỉ tiêu cơ bản mà các ngân hàng thương mại thường sử dụng khi phân tích tài chính khách hàng vay vốn. Nhưng trong quá trình tiến hành phân tích các tỷ số tài chính, cán bộ tín dụng cần chú ý một số điểm sau: Tính xác thực, hợp lý của tỷ số phụ thuộc vào độ chính xác của số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tỷ số tài chính chỉ là bắt đầu việc xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp chứ không phải là kết thúc việc phân tích. Điều quan trọng là phải rút ra nhận định về xu thế phát triển của doanh nghiệp. Các tỷ số tài chính đều có những hạn chế nhất định ví dụ như chỉ phản ánh sự kiện, hoàn cảnh trong quá khứ. Sự khác nhau giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của tài sản, nguồn vốn nhất là trong điều kiện lạm phát cao làm cho nhận định tài chính kém chính xác. Do đó, cần phân tích các tỷ số trong mối quan hệ tổng thể giữa các hệ số với nhau trong một quá trình và trong bối cảnh của nền kinh tế. Qua đó mới đánh giá đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra những dự đoán và quyết định hợp lý, khả thi. 1.2.6. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính Công tác phân tích tài chính là một công tác quan trọng trong quy trình thẩm định tín dụng. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác này, chúng ta xem xét các yếu tố này dưới các góc độ: nhân tố từ phía ngân hàng, nhân tố từ phía khách hàng và nhân tố khách quan khác. 1.2.6.1. Nhân tố từ phía ngân hàng Quan điểm của lãnh đạo ngân hàng đây là nhân tố có vai trò chủ đạo. Nếu việc ra quyết định cho vay của lãnh đạo ngân hàng phụ thuộc nhiều vào kết quả phân tích tài chính của cán bộ tín dụng thì công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn sẽ luôn được quan tâm đúng mức, lãnh đạo sẽ luôn động viên, khích lệ đối với cán bộ tín dụng. Nếu việc cho vay không phụ thuộc vào kết quả phân tích thì công tác phân tích sẽ bị xem nhẹ. Trình độ của cán bộ tín dụng. Công tác phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ tín dụng không những nắm chắc những kiến thức chuyên môn - việc đọc hiểu các báo cáo tài chính mà còn phải am hiểu nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Ngoài ra, phải có sự nhạy bén, linh hoạt trong công việc thì mới có thể tiếp cận được sự đa dạng trong ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Công nghệ, trang thiết bị của ngân hàng. Khi mà khoa học, công nghệ ngày càng phát triển vượt bậc, đã đem lại rất nhiều sản phẩm hỗ trợ lớn cho người sử dụng thì với cán bộ tín dụng công nghệ và các trang thiết bị cũng là nguồn bổ trợ rất lớn trong công tác phân tích tài chính. Trang thiết bị hiện đại, phù hợp với trình độ của nhân viên sẽ thúc đẩy tiến độ làm việc cũng như góp phần nâng cao chất lượng công việc cho nhân viên. Phương pháp phân tích. Việc sử dụng phương pháp phân tích được thực hiện khác nhau đối với các khách hàng khác nhau. Có nhiều phương pháp để phân tích tài chính khách hàng. Mỗi phương pháp khác nhau sẽ cho biết những thông tin khác nhau về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có quy mô lớn, nhu cầu tín dụng lớn thì đòi hỏi công tác phân tích phải kỹ càng hơn, sử dụng kết hợp nhiều phương pháp hơn so với một doanh nghiệp nhỏ, nhu cầu tín dụng nhỏ. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập không thể sử dụng phương pháp phân tích theo thời gian vì số liệu để sử dụng không đủ, thay vào đó có thể sử dụng phương pháp phân tích theo không gian để đánh giá năng lực của doanh nghiệp. Sự phối hợp của cán bộ, các bộ phận trong ngân hàng. Đây là nhân tố mang tính kết hợp trong bộ máy hoạt động của ngân hàng. Nhân tố này góp phần bổ sung, hỗ trợ cho công việc của các cán bộ, bộ phận trong ngân hàng. Đối với một ngân hàng mà hoạt động trên cơ sở chuyên môn hóa cao thì nhân tố này có vai trò quan trọng. 1.2.6.2. Nhân tố từ phía khách hàng Tính trung thực của bộ hồ sơ vay vốn. Để có một kết quả phân tích chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp thì điều đầu tiên là nguồn thông tin từ khách hàng phải đảm bảo trung thực. Khi nguồn thông tin dùng làm cơ sở dữ liệu không chính xác sẽ ảnh hưởng đến công tác phân tích, từ đó ảnh hưởng đến quyết định của cán bộ tín dụng. Việc cung cấp một bộ hồ sơ vay vốn có độ tin cậy cao sẽ giúp cho quá trình phân tích dễ dàng, nhanh chóng, không những giảm thiểu thời gian, chi phí phân tích mà còn góp phần củng cố mối quan hệ cũng như niềm tin giữa ngân hàng và khách hàng. Chính sách bảo mật của doanh nghiệp. Đối với quá trình phân tích tài chính khách hàng thì nguồn thông tin được thu thập từ khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, nguồn thông tin đầu tiên mà cán bộ tín dụng tiếp cận đó là nguồn thông tin từ nội bộ doanh nghiệp. Do đó, việc có được nguồn thông tin đầy đủ, nhanh chóng và dễ dàng hay không phụ thuộc nhiều vào chính sách bảo mật của doanh nghiệp, tức là phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có sẵn sàng cung cấp thông tin, số liệu tài chính hay không? 1.2.6.3. Nhân tố khách quan khác Ngoài các nhân tố trên, còn nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn. Đó là các nhân tố về môi trường pháp lý như: quy định của Ngân hàng Nhà Nước, hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam hay môi trường kinh tế, xã hội như sự cạnh tranh của các ngân hàng, việc phát triển ngành nghề đơn giản hay phức tạp, tình hình sản xuất kinh doanh thuận lợi hay khó khăn, nền kinh tế tăng trưởng hay tụt hậu, xã hội ổn định hay bất ổn… Tất cả đều tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc khai thác thông tin, đến quan điểm, nhận thức của mọi người về công tác phân tích tài chính. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng 2.1.1. Lịch sử hình thành Ngày 8/10/2005, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động Chi nhánh Hà Nội đặt tại số 4 Hồ Xuân Hương, Quận Hai Bà Trưng. Đây là bước tiến quan trọng làm cơ sở đưa thương hiệu SCB với các công cụ và sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, có thế mạnh đến với các tầng lớp dân cư và doanh nghiệp ở Hà Nội cũng như thị trường phía Bắc. Chi nhánh SCB Hà Nội sẽ thực hiện các nghiệp vụ cho vay, tiền gửi, huy động vốn, các dịch vụ thanh toán quốc tế... với đối tượng được nhắm đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà đầu tư tài chính có tiềm năng, bạn hàng đầu tư truyền thống của SCB tham gia đầu tư tại Hà Nội và phía Bắc. Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh đầu tiên và duy nhất có mặt ở miền Bắc. Đến 30/9/2006, tại trụ sở của chi nhánh có 4 phòng: phòng Kế toán, phòng Tín dụng, phòng Ngân quỹ, phòng Hành chính tổ chức, và có 3 phòng giao dịch trực thuộc là phòng giao dịch Đống Đa, phòng giao dịch Hoàn Kiếm, phòng giao dịch Ba Đình. Chi nhánh có tổng số 59 cán bộ công nhân viên, trong đó có 41 người có trình độ cử nhân và trên đại học, chiếm 69,5% tổng số cán bộ công nhân viên Sau hai năm thành lập, chi nhánh Hà Nội vừa hoạt động vừa mở rộng mạng lưới. Đến thời điểm hiện tại chi nhánh có 6 phòng giao dịch trực thuộc là phòng giao dịch Đống Đa, phòng giao dịch Hoàn Kiếm, phòng giao dịch Ba Đình, phòng giao dịch Thanh Xuân, phòng giao dịch Thanh Nhàn, phòng giao dịch Cầu Giấy. Tổng số cán bộ nhân viên là 96 người, trong đó có 75 người có trình độ cử nhân và trên đại học, chiếm 75% tống số nhân viên. Đội ngũ nhân viên có tuổi đời rất trẻ, bình quân là 25 tuổi, có kiến thức chuyên môn và say mê công việc. Tại trụ sở chi nhánh đã mở thêm một số phòng ban mới nhằm tạo điều kiện quản lý dễ dàng và chuyên môn hoá công việc, đó là các phòng mới như: tổ định giá tài sản, tổ kiểm soát nội bộ. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội Tổ định giá Tổ định giá hội sở Phòng giao dịch Phòng kiểm soát hội sở Hội Sở Phòng ngân quỹ Tổ kiểm soát nội bộ Phòng kế toán Phòng tín dụng Phòng hành chính nhân sự Ban Giám đốc 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội Công tác huy động vốn Về mức huy động vốn, SCB Hà Nội là đơn vị dẫn đầu các đơn vị trong hệ thống SCB. Phát huy lợi thế thị trường, bình quân SCB Hà Nội cung cấp từ 25% đến 30% nguồn vốn huy động cho toàn hệ thống. Năm 2007 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 5,962,039 triệu đồng tăng gấp 10 lần so với năm 2006. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng rất mạnh của việc huy động vốn tại SCB trong thời gian qua. Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội. Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 % Năm 2007 % Tổng nguồn vốn 591.383 100 5,962,039 100 I Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng. 1 Tiền gửi của KBNN 0 0 0 0 2 Tiền gửi của TCKT 450,839 76 1,584,780 26.58 3 Tiền gửi của cá nhân 140,544 24 4,377,174 73.42 4 Tiền gửi của các đối tượng khác 0 0 85 0.0014 II Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi 1 Tiền, vàng gửi không kỳ hạn 151,898 25.69 270,787 4.55 2 Tiền, vàng gửi có kỳ hạn 438,197 74.1 5,686,731 95.38 3 Tiền gửi vốn chuyên dùng 18 3 85 0.0014 4 Tiền gửi ký quỹ 1,270 0.21 4,436 0.07 (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2007) Để đạt được kết quả như trên, ngay từ đầu ban lãnh đạo ngân hàng đã xác định công tác huy động vốn là công tác trọng tâm của ngân hàng trên địa bàn Hà Nội. Ngân hàng đã áp dụng các chương trình khuyến mại, tặng quà… để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư. Ngoài ra, ngân hàng cũng tận dụng mối quan hệ để thu hút nguồn vốn lớn từ các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi dân cư sẽ là nguồn huy động chủ yếu của ngân hàng vì đây là nguồn vốn có tính ổn định và lâu dài. Công tác sử dụng vốn Mục tiêu lớn nhất của các ngân hàng thương mại nói chung cũng như ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội là tối đa hóa vốn chủ sở hữu. Hiện nay, hoạt động mang nhiều lợi nhuận nhất cho các ngân hàng là hoạt động cho vay. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội đang từng bước mở rộng quy mô cho vay một cách an toàn và hiệu quả. Tình hình dư nợ cho vay của ngân hàng trong 2 năm hoạt động được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2 Tổng dư nợ qua các năm tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 % Năm 2007 % Tổng dư nợ 391,242 100 1,051,437 100 I Dư nợ theo thời gian 1 Nợ ngắn hạn 150,871 38.57 614,995 58.49 2 Nợ trung hạn 197,513 50.48 266,664 25.36 3 Nợ dài hạn 42,858 10.95 169,778 16.15 II Dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp 1 Cho vay các TCKT 354,052 90.49 615,176 58.50 Công ty cổ phần khác Công ty TNHH tư nhân 270,651 83,401 69.18 21.32 438,952 176,224 41.75 16.76 2 Cho vay cá nhân 37,189 9.51 416,861 39.65 3 Cho vay khác 0 0 19,400 1.85 III Dư nợ theo ngành 1 Chế biến 4,000 1.02 1,200 0.11 2 Thương nghiệp 290,210 74.18 142,935 13.59 3 Xây dựng 86,329 22.07 471,041 44.81 4 Hoạt động tài chính 0 0 0 0 5 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 10,703 2.73 436,261 41.49 (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2007) Dư nợ cho vay nền kinh tế của ngân hàng không ngừng tăng qua các năm. Năm 2007 dư nợ là 1,051,437 trđ tăng 660,195 trđ (tương ứng 168.74%) so với năm 2006. Dư nợ cho vay theo thời gian nói chung tăng qua các năm. Trong đó năm 2006 chủ yếu là cho vay trung hạn chiếm 50,48% tổng dư nợ, năm 2007 chủ yếu là cho vay ngắn hạn chiếm 58,48% tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ cũng được ngân hàng điều chỉnh qua các năm. Đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là các tổ chức kinh tế trong đó chủ yếu là các công ty cổ phần. Tỷ trọng cho vay các tổ chức năm 2006 chiếm 90.49%, năm 2007 chiếm 58.5% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2007, ngân hàng cũng chú trọng vào việc cho vay cá nhân, dư nợ cho vay cá nhân năm 2007 là 416,861 triệu, tăng 1020.9% so với năm 2006. Trong năm 2006, ngân hàng chủ yếu cho vay đối với lĩnh vực thương nghiệp, chiếm 74.18% tổng dư nợ cho vay, nhưng năm 2007 ngân hàng đã mở rộng sang cho vay trong lĩnh vực xây dựng chiếm 44.81% tổng dư nợ và hoạt động phục vụ cá nhân, cộng đồng chiếm 41.49% tổng dư nợ. Kết quả tài chính Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, năm 2007 SCB Hà Nội vẫn đạt được những thành quả rất đáng ghi nhận. Lợi nhuận năm 2007 đạt 71,772 tỷ đồng, SCB Hà Nội đóng góp thứ hai cho toàn hệ thống chi nhánh của SCB trong toàn quốc về lợi nhuận với mức đóng góp là 19,89%. Năm 2007 có thể coi là năm thắng lợi lớn của SCB Hà Nội Bảng 2.3 Kết quả tài chính tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 I Tổng thu 32,513 364,478 1 Thu từ lãi và các khoản có tính chất lãi 31,069 364,478 2 Thu ngoài lãi 1,444 8,769 II Tổng chi 21,365 301,502 1 Chi trả lãi 11,625 270,720 2 Chi ngoài lãi 9,740 30,782 III Lợi nhuân 11,148 71,772 (Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2007) Hiện nay khi mà môi trường kinh doanh của các ngân hàng ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt do hàng loạt các ngân hàng không ngừng mở rộng mạng lưới của mình, việc có một chính sách hoạt động hiệu quả là vấn đề rất đáng quan tâm. Trong quá trình hoạt động thời gian vừa qua, ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội đã đạt được thành công trên nhiều mặt. Có được những thành công đó là do sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên trong chi nhánh, hơn nữa cũng là do bản thân chi nhánh đã có được những thuận lợi sau: - Có thể nói, ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội có một đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt tình và năng động, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc của mình. - Cán bộ lãnh đạo chi nhánh đã tạo ra một môi trường làm việc thân thiện và thoải mái, luôn có sự quan tâm đến đời sống của cán bộ nhân viên. Với chỉ thị của Tổng giám đốc, hàng năm chi nhánh đều tổ chức thi lên chức cho các cán bộ nhân viên. Do đó, những cán bộ năng lực sẽ có cơ hội được thăng tiến. Hơn nữa với một chế độ lương thưởng hợp lý và không phải là thấp so với các ngân hàng thương mại khác cũng là một thuận lợi cho chi nhánh trong việc thu hút và giữ chân những cán bộ có trình độ và năng lực. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi như vậy, Chi nhánh cũng gặp một số trở ngại trong thời gian qua. Đó là: Khi mà các ngân hàng thương mại đang ồ ạt tìm cách thu hút khách hàng bằng những chính sách marketing rầm rộ thì SCB – Chi nhánh Hà Nội sẽ có thể mất thị phần. Vì thế đòi hỏi trong thời gian sắp tới chi nhánh cần có những giải pháp để khuyếch trương thương hiệu của mình. Hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngân hàng chưa hiện đại so với các ngân hàng lớn cũng đã ảnh hưởng một phần đến công tác kế toán, sao kê báo cáo, khiến cán bộ nhân viên mất thêm thời gian hơn so với tiến độ chung của các ngân hàng khác. Là một chi nhánh mới thành lập nên những quy trình hoạt động chưa được ISO chưa thực sự được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực tế, điều này cũng gây một số trở ngại cho cán bộ nhân viên các phòng ban trong việc có một chuẩn mực để áp dụng chung trong công việc của mình. 2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội 2.2.1. Khái quát về công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội Rủi ro trong hoạt động cho vay là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại nói chung và với SCB nói riêng. Vì thế trong hoạt động cho vay của mình, đặc biệt là công tác phân tích tài chính khách hàng, SCB Hà Nội phải tuân thủ những quy trình hướng dẫn, những văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà Nước cũng như của ngân hàng SCB. Hiện nay, tại SCB Hà Nội trình tự thủ tục cấp khoản vay, các công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn được hướng dẫn thực hiện bằng các văn bản có liên quan như: Chính sách tín dụng và quy chế cho vay. Quy trình tín dụng ngắn hạn. Quy trình tín dụng trung – dài hạn. Đối tượng để tiến hành phân tích tài chính khách hàng được hệ thống, ngân hàng đã sử dụng các báo cáo tài chính thời điểm gần nhất và hai năm liền kề với thời điểm vay vốn (trừ khách hàng mới thành lập và hoạt động trong quá trình vay vốn) do khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn của mình bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng tại SCB Hà Nội chủ yếu là phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh về số tuyệt đối và số tương đối. Nội dung phân tích khả năng tài chính là: Phân tích các báo cáo tài chính. Phân tích các hệ số tài chính. Đưa ra nhận xét, đánh giá về năng lực tài chính của khách hàng tại thời điểm xin vay vốn. 2.2.2. Nội dung phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội Để tiến hành phân tích, thẩm định khả năng tài chính của khách hàng, nhân viên tín dụng phòng tín dụng và bảo lãnh của ngân hàng cần dựa vào báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và kết hợp với các thông tin từ hệ thống CIC và từ các nguồn thông tin khác. Quy trình tiến hành phân tích tài chính khách hàng gồm những bước sau: Thu thập, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ tài chính: Đây là bước đầu tiên cán bộ tín dụng phải thực hiện trong nội dung phân tích tài chính khách hàng vay vốn. Cán bộ tín dụng phải tiến hành thu thập báo cáo tài chính của khách hàng bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Theo quy định của ngân hàng, đối với doanh nghiệp lần đầu vay vốn tại ngân hàng thì hồ sơ tài chính phải bao gồm các báo cáo tài chính của 2 năm gần nhất và báo cáo nhanh đến thời điểm gần nhất. Đối với doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với SCB thì cán bộ tín dụng sẽ thu thập thêm thông tin về doanh nghiệp đã lưu trữ tại ngân hàng. Ngoài nguồn thông tin khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng còn tìm thêm thông tin từ các nguồn khác như trung tâm thông tin tín dụng CIC hay thông qua quá trình tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với khách hàng, thông qua những bạn hàng của doanh nghiệp, thông tin từ báo chí… Để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ tài chính thì các báo cáo tài chính của khách hàng phải đảm bảo: Các báo cáo gửi ngân hàng phải là bản chính hoặc bản phôtô có đóng dấu và xác nhận của đơn vị phát hành. Cán bộ tín dụng luôn phải kiểm tra tên công ty trên báo cáo tài chính, kiểm tra chữ ký và con dấu. Các số liệu trong bảng cân đối kế toán phải đảm bảo tính cân bằng và phù hợp trong quan hệ với các báo cáo tài chính khác. Ví dụ về trường hợp vay vốn của công ty Cổ phần Kim Khí Yên Hùng. Công ty đề nghị được vay 53 tỷ đồng, với thời hạn vay 12 tháng, mục đích sử dụng vốn vay: bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cung cấp hồ sơ tài chính cho cán bộ tín dụng gồm: Các báo cáo tài chính, bao gồm: bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh trong 2 năm 2004, 2005 và số liệu quý I/2006, thuyết minh báo cáo tài chính. Các hợp đồng kinh tế có liên quan, tờ khai thuế. Nhận xét: Cán bộ tín dụng rất nhanh chóng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của công ty, đồng thời tiến hành kiểm tra danh mục hồ sơ, tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ này. Ngoài các thông tin do công ty Yên Hùng cung cấp thì cán bộ tín dụng đã thu thập thêm thông tin từ CIC và tiếp xúc trực tiếp, trao đổi với lãnh đạo công ty, kế toán trưởng. Cán bộ tín dụng yêu cầu công ty bổ sung thêm danh sách các chủ nợ đối với các khoản nợ ngắn hạn, chi tiết các khoản phải thu, phải trả… Như vậy có thể thấy quá trình thu thập thông tin về doanh nghiệp vay vốn của cán bộ tín dụng khác đầy đủ, cán bộ tín dụng cũng đã chủ động thu thập thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho công tác phân tích. Phân tích thực lực tài chính: a/ Phân tích trước khi vay: Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của khách hàng. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng tập trung vào các khoản mục sau: Nguồn vốn chủ sở hữu: đối chiếu mức vốn pháp định với các doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh của khách hàng, nhận xét về sự tăng giảm của vốn chủ sở hữu (nếu có). Tình hình công nợ của doanh nghiệp: nợ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tình hình thanh toán với người mua, người bán: cán bộ tín dụng đi sâu phân tích những khoản phải thu từ người mua, phải trả đối với người bán để xác định phần doanh nghiệp đi chiếm dụng và phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, chú ý thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh năm trước, tình hình doanh thu và chi phí, nhận xét đánh giá kết quả kinh doanh lỗ lãi. Trên cơ sở những thông tin trong hồ sơ tài chính mà công ty Yên Hùng cung cấp, cũng như quá trình thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, cán bộ tín dụng đã tiến hành đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty Yên Hùng như sau: a, Phân tích bảng cân đối kế toán. Đơn vị: triệu đồng. TÀI SẢN 2,004 2,005 Quí I/2006 Tăng giảm số tuyệt đối 05/04 Số tuyệt đối Tỷ lệ A.TSLĐ & ĐT ngắn hạn 70,653 118,110 143,901 47,457 67% I. Tiền 3,656 6,305 4,874 2,649 72% 1.Tiền mặt tại quỹ 1,887 4,264 4,052 2,377 126% 2. Tiền gửi ngân hàng 1,769 2,041 822 272 15% II. Các khoản ĐTTC ngắn hạn - - - - - III. Các khoản phải thu 60,892 81,564 83,445 20,672 34% 1. Phải thu khách hàng 261 9,404 18,384 9,143 3508% 2. Trả trước cho người bán 37,998 51,845 36,705 13,847 36% 3. Phải thu nội bộ 2,625 - - (2,625) -100% 4. Các khoản phải thu khác 20,009 20,316 28,356 307 2% IV. Hàng tồn kho 4,611 25,288 50,710 20,677 448% 1. Nguyên vật liệu tồn kho 4,360 22,329 45,378 17,969 412% 2. Công cụ dụng cụ trong kho 46 1,185 4,512 1,139 2482% 3. CPSX KD dở dang - - 84 - - 4. Thành phẩm tồn kho - 1,569 532 1,569 - 5. Hàng hóa tồn kho 205 205 205 - 0% V. Tài sản ngắn hạn khác 1,495 4,954 4,873 3,459 231% Các khoản thuế phải thu 1,495 4,954 4,873 B. Tài sản dài hạn 129,738 190,774 197,832 I. Các khoản phải thu dài hạn 34 - - Phải thu dài hạn khác 34 - - II.Tài sản cố định 129,572 188,703 - 59,131 46% 1. Tài sản cố định hữu hình 765 110,495 195,190 109,731 14353% - Nguyên giá 883 110,772 111,164 109,889 12445% - Hao mòn lũy kế (119) (277) 112,920 (159) 134% 2. Tài sản cố định vô hình 4,318 4,317 (1,757) (1) 0% - Nguyên giá 4,318 4,318 4,316 - 0% - Hao mòn lũy kế - (1) 4,318 (1) - 3. Chi phí xây dựng CBDD 124,490 73,891 (2) (50,599) -41% III. Bất động sản đầu tư - - 79,711 IV. Các khoản đầu tư TCDH - - - - - V. Tài sản dài hạn khác 132 2,071 2,642 1,939 1471% 1. Chi phí trả trước dài hạn 132 2,071 2,642 1,939 1471% 2. Tài sản thuế thu nhập hoàn lại - - - 3. Tài sản dài hạn khác - - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 200,391 308,884 341,733 108,493 54% NGUỒN VỐN - - A. Nợ phải trả 139,942 249,306 292,851 109,364 78% I. Nợ ngắn hạn 43,095 127,741 172,286 849,646 196% 1. Vay và nợ ngắn hạn - 69,261 100,168 69,261 - 2. Phải trả cho người bán 18,443 26,613 34,989 8,170 44% 3. Người mua trả tiền trước 6,316 19,909 24,408 13,593 215% 4. Thuế và các khoản phải nộp NN - - 10 - - 5. Phải trả công nhân viên 72 370 541 298 417% 6. Phải trả phải nộp khác 18,265 11,588 12,170 (6,677) -37% II. Nợ dài hạn 96,847 121,565 120,565 24,718 26% 1. Vay nợ dài hạn 96,847 121,565 120,565 24,718 26% 2. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả - - - - - B. Nguồn vốn chủ s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaichinh (24).doc
Tài liệu liên quan