Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý đội xây lắp ở công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Đông Hải

 Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn quyết định sự thành bại của công ty và góp phần nâng cao uy tín của công ty trên thị trường vì vậy, vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm được công ty hết sức quan tâm và không ngừng hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường xây lắp. Để có được sản phẩm đạt chất lượng như mong muốn công ty phải tiến hành quản lý về nhiều mặt như:quản lý về thi công, quản lý về kỹ thuật, an toàn lao động

Về quản lý thi công: Trước khi tiến hành thi công một công trình nào đó, ngoài các điều kiện phải có đầy đủ tài liệu thiết kế, dự toán đã duyệt, mặt bằng thi công được giao, đơn vị thi công phải lập biện pháp thi công, phương án tổ chức thi công, tiến độ tổ chức thi công thông qua phòng dự án trình giám đốc duyệt. Trong quá trình thi công, các đơn vị phải thực hiện đúng trình tự và yêu cầu trong bản vẽ thi công và yêu cầu của chủ đầu tư cũng như các biện pháp đã được công ty phê duyệt. Nếu có sự thay đổi trong hồ sơ thiết kế đòi hỏi phải có sự phê duyệt của công ty trước khi thực hiện.

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý đội xây lắp ở công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Đông Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trình đấu thầu -Thẩm định dự án của các đơn vị đăng ký hồ sơ đấu thầu. Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết, Căn cứ vào đề nghị của phòng kế hoạch giám đốc doanh nghiệp lựa chọn đội thi công và đặc biệt quan trọng là việc xác định mức khoán nộp đối với từng dự án, thông thường khoảng 5-8% giá trị xây lắp công trình. Tỷ lệ này có thể thay đổi tuỳ thuộc vào mức lợi nhuận của dự toán trên cơ sở mức giá cạnh tranh cũng như mục tiêu về thị trường mà doanh nghiệp đặt ra cho đội. Đội xây lắp sau khi hợp đồng nội bộ với công ty, sẽ triển khai các hoạt động xây lắp, bắt đầu từ việc tiếp nhận và quản lý các nguồn lực từ công ty, xí nghiệp như máy móc, tài chính, nguyên vật liệu. Các đội cũng thực hiện ứng vốn bằng các nguồn lực của mình. Đội trưởng có vai trò quan trọng trong thực thi sản xuất cũng như cơ chế quản lý nội bộ đội. Đội trưởng phải trực tiếp ở công trình chỉ huy, đôn đốc việc xây lắp và là người chịu trách nhiệm trước công ty và bên A về chất lượng sản phẩm và tiến độ của công trình. Đội trưởng tham gia quá trình nghiệm thu và bàn giao, quyết toán công trình. Mọi giao dịch phải thực hiện thông qua công ty và xí nghiệp, đội chỉ nhận lại công trình theo hình thức khoán các hợp đồng với công ty. Quá trình thanh quyết toán công trình được thực hiện trực tiếp giữa công ty với bên A, sau đó công ty sẽ có kế hoạch thanh toán lại cho Đội trên cơ sở các tỷ lệ khoán đã ký kết. 2. Chức năng, nhiệm vụ của đội -Chức năng Chức năng của các đội xây lắp điện trong công ty là tổ chức thi công các công trình, với tư cách là một tổ chức cơ bản trực thuộc doanh nghiệp, thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ, cho nên chức năng chủ yếu của đội là thực thi công trình, trực tiếp thi công xây lắp và điều hành tác nghiệp tại hiện trường nhằm đảm bảo công trình đúng thiết kế, chất lượng, tiến độ, hiệu quả theo đúng yêu cầu nhiệm vụ kế hoạch được giao. Trong điều kiện hiện nay các đội còn có thể chủ động tìm kiếm việc làm cho cán bộ công nhân viên trong đội, do đó chức năng của Đội còn là khai thác, mở rộng và củng cố thị trường do đó quyền hạn của Đội cũng được mở rộng hơn. Chức năng thứ hai của Đội là Tạo ra lợi nhuận, Đội là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, Đội phải có trách nhiệm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua việc hoàn thành xuất sắc công trình của mình đảm bảo cho công ty hoạt động và phát triển bền vững. -Nhiệm vụ của đội : Nhiệm vụ chính của các đội xây lắp điện theo quy định của công ty đó là: +Phải thực hiện tốt các kế hoạch được giao, là đầu mối tổ chức thi công các công trình được giao +Góp phần khai thác và mở rộng, củng cố thị trường +Thực hiện đúng quy trình quy phạm, kỹ thuật xây dựng đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ công trình và các biện pháp bảo hộ, an toàn lao động. +Tiết kiệm các yếu tố chi phí đầu vào cho công trình như nhân công, vật liệu, sử dụng máy và các chi phí khác vv.. Do đội quản lý +Hoàn tất hồ sơ quyết toán các công trình xây lắp tham gia nghiệm thu và bàn giao các công trình đã hoàn thành. +Thực hiện sự chỉ đạo của các phòng chức năng xí nghiệp liên quan đến việc quản lý các mặt công tác của đơn vị. +Hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với doanh nghiệp, thực hiện tốt công tác thống kê kế toán thuộc phạm vi phân cấp +Thực hiện chế độ phân phối hợp lý, hơp pháp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. +Tổ chức bảo quản, lưu trữ các chứng từ thanh quyết toán công trình, chứng từ thanh toán quyền lợi, chế độ lao động của người lao động tại đơn vị. Ngoài ra còn thực hiện tốt các phong trào của đơn vị. Các đội xây lắp của công ty được giao phụ trách các địa bàn hoạt động theo bảng sau: 27 Bảng 6: bảng phân giao địa bàn hoạt động của các Đội STT Tên đội Địa bàn phụ trách 1 Đội điện 1 Thanh hóa, ninh bình,Nghệ an 2 Đội điện 2 Lạng sơn, thái nguyên 3 Đội điện 3 Hưng yên, hải dương, Hà nội 4 Đội điện 4 Tuyên quang, yên bái 5 Đội điện 5 Phú thọ, Hà tây,Hải Dương Như vậy với địa bàn hoạt động rộng lớn như vậy, mỗi đội xây lắp được phân giao phụ trách một số địa bàn và thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư, nhìn vào bảng số liêu trên ta thấy một số địa bàn có đến 2 đến 3 đội phụ trách, đây là do yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do yêu cầu công việc đòi hỏi đúng tiến độ thi công do đó công ty đã phải huy động các đội từ nơi khác đến cùng phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Một số địa bàn rộng lớn thì công ty cũng giao cho một số đội cùng phụ trách. II. Công tác quản lý đội 1. Cơ cấu tổ chức của đội và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận 1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý đội xây lắp 28 Sơ đồ cơ cấu tổ chức đội Đội trưởng Đội phó Tổ trưởng Nhân viên kỹ thuật Nhân viên kinh tế Công nhân Đội trưởng: Phải có trình độ trung cấp kỹ thuật xây dựng trở lên hoặc trung cấp quản lý xây dựng trở lên, do Giám đốc công ty bổ nhiệm và miễn nhiệm, nếu như không có các bằng cấp quy định như trên thì công ty căn cứ vào số năm công tác, khả năng quản lý, uy tín để xem xét có khả năng hành nghề không. Đội trưởng phải chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty trong việc việc sản xuất kinh doanh, quy định thu chi tài chính, quyết định thu chi giao nộp, lao động tiền lương, phân phối lợi nhuận và đảm bảo các quyền lợi trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên thuộc quyền theo quy định của công ty và của pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ của đội trưởng: Nhiệm vụ: -Phải có phương án tổ chức quản lý Đội một cách chính xác, khoa học, hiệu quả , trực tiếp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thi công các công trình theo đúng hồ sơ và hợp đồng kinh tế và đảm bảo đúng quy định của công ty và Nhà nước 29 -Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về: +Chất lượng, kỹ mỹ thuật công trình +Đảm bảo đúng tiến độ thi công công trình +Đảm bảo đầy đủ các thủ tục xây dựng cơ bản như: hợp đồng kinh tế, dự toán, thiết kế, lệnh khởi công, kế hoạch vốn, các văn bản nghiệm thu.v.v.. +Phải kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành quy trình quy phạm kỹ thuật, bảo hộ lao động, an toàn hàng hóa vật tư, tiền vốn tài liệu trong quá trình thi công. Tổ chức nghiệm thu các công trình do các thành viên trong đội tiến hành. +Thực hiện phân phối lao động tiền lương cho các thành viên trong đội theo nguyên tắc phân phối lao động công bằng trong xã hội. +Chịu trách nhiệm trước công ty về quản lý tài chính như: Đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, giao nộp đầy đủ các chỉ tiêu và các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật đối với từng công trình cụ thể. Chức năng quyền hạn của đội trưởng: +Góp phần cùng ban giám đốc trong việc mở rộng thị trường mới cũng như khai thác sâu thị trường hiện tại +Lập kế hoạch đầu tư hàng tháng, hàng quý theo đúng quy định, thường xuyên báo cáo về tiến độ thi công, về sử dụng tài chính, triển khai nhanh quyết toán để thu hồi vốn. +Duy trì nghiêm túc các chế độ hội họp, sinh hoạt ở công trường, tăng cường quản lý về mọi sinh hoạt của công nhân trên công trường và chịu trách nhiệm với các vi phạm của người lao động trong thẩm quyền quản lý. quyền hạn của đội trưởng: -Phân công, bố trí lao động phù hợp với từng công việc cụ thể -Tham gia kiểm tra, tính toán đề nghị thay đổi giá cả, khối lượng, biện pháp thi công , giải pháp công nghệ khi có những phát sinh dự kiến ngoài dự toán -Quyết định trong việc lựa chọn nguyên vật liệu, thuê lao động phục vụ công tác thi công -Đình chỉ công tác với những cán bộ, công nhân viên không đủ năng lực, công nhân phạm lỗi và báo cáo với công ty để có biện pháp kịp thời xử lý. 30 Đội phó: Có chức năng giúp việc cho đội trưởng theo nhiệm vụ được giao do giám đốc bổ nhiệm phụ trách các mặt quản lý ở đơn vị theo sự phân công ủy quyền của đội trưởng. Đội phó lãnh đạo quản lý công việc chung, phụ trách điều hành nhân lực trên công trường, cấp phiếu công tác. Bên cạnh đó đội phó còn phải chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật thi công. Nhân viên kỹ thuật, nhân viên kinh tế: Trong biên chế đội phải có ít nhất một cán bộ kỹ thuật là kỹ sư xây dựng hoặc trung cấp xây dựng có thâm niên nghề từ 3 năm trở lên, nhân viên kinh tế có trình độ từ trung cấp trở lên làm nhiệm vụ thống kê kế toán, tổng hợp chi phí thi công, công tác lương hoặc trả công cho người lao động. Mỗi nhân viên này đều phải chịu sự quản lý, phân công của đội trưởng thực hiện các công việc liên quan đến chức danh của mình -kế toán đội: Phải thực hiện ghi đúng số liệu ban đầu, lập chứng từ sổ sách kế toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác và khoa học chịu sự quản lý kiểm tra của ban tài chính công ty về công tác tài chính, chuyên môn sổ sách cũng như hoạt động của đội theo phân cấp quản lý. *Tổ trưởng: Do đội trưởng đề xuất, và có sự đồng ý của ban giám đốc, nhiệm vụ chính của tổ trưởng -Quán xuyến bố trí công việc hàng ngày cho những công nhân do mình quản lý -Yêu cầu cấp vật tư đề xuất với Đội theo từng giai đoạn thi công, và đối với từng hạng mục công trình -Chịu trách nhiệm về quan hệ giữa địa phương và bên A tại công trường thi công -Chấm công, đánh giá năng lực của từng người, đề xuất các giải pháp thưởng phạt theo chế độ. Cán bộ kỹ thuật: 31 -Chịu trách nhiệm trước đội trưởng về việc chuẩn bị, triển khai công trình, hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra nghiệm thu công trình hoàn thành, phát hiện các sai phạm trong thi công và đưa ra cách xử lý. -Tổ chức và quản lý lao động vật tư máy móc, bảo hộ lao động, an toàn lao động, lập biện pháp thi công theo dõi tiến độ, an toàn lao động, chất lượng công trình. -Hoàn tất các sổ nhật ký công trình 1.2 Cơ cấu lao động của Đội Bảng 7: Cơ cấu lao động của Đội Đơn vị: Người Tên Đội Đội trưởng Đội phó Số tổ Tổ trưởng Nhân viên kinh tế Số công nhân Đội 1 1 2 4 3 1 25 Đội 2 1 2 2 2 1 16 Đội 3 1 2 1 1 1 21 Đội 4 1 2 3 2 1 31 Đội 5 1 2 2 1 1 23 Nguồn: phòng tổ chức lao động 2. Quản lý lao động. 2.1 Nhiệm vụ của Đội trong quản lý lao động Lao động là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, là nhân tố quan trọng trong lực lượng sản xuất, đặc biệt trong đội xây lắp lại chính là lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo ra lợi nhuận cho công ty vì vậy việc quản lý lao động trong công ty là hết sức cần thiết đòi hỏi các đội và các đơn vị phải thực hiện tốt chức năng của mình 32 Bảng 8: Phân công chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị Đơn vị Chức năng Nhiệm vụ Đội xây lắp -Sắp xếp, bố trí nhân lực hợp lý vào từng công việc. -Quản lý lực lượng lao động thuê ngoài theo đúng nội quy, quy chế công ty đề ra -Lập báo cáo kế hoạch bố trí nhân sự (số lượng, chất lượng, trình độ…) -Lập bảng chấm công theo dõi thời gian làm việc của từng người lao động. -Tùy từng công trình cụ thể công ty có thể huy động, bổ sung thêm lao động kỹ thuật và lao động phụ trợ bên ngoài để đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ và phải có báo cáo gửi về phòng tổ chức lao động -Chấp hành mọi biện pháp thuyên chuyển của cấp trên Công ty -Quản lý lực lượng lao động tham gia thi công công trình -Duyệt kế hoạch bố trí lao động của đơn vị, thuyên chuyển, điều động nhân lực hợp lý giữa các đơn vị sản xuất -Kiểm tra việc thực hiện chấm công của đơn vị. 2.2 Tình hình thực tế quản lý lao động ở đội Cơ cấu lao động của Đội gồm 2 bộ phận: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp Lao động gián tiếp là bộ phận quản lý như: đội trưởng, đội phó, kế toán, thủ quỹ Đội…Đây là bộ phận hưởng lương theo thời gian, ngoài ra còn được hưởng mức lương theo phần trăm hoàn thành công trình, do vậy cách tính lương theo thời gian là khá linh hoạt, thúc đẩy được bộ phận quản lý đôn đốc hoàn thành công trình 33 Lao động trực tiếp:Bao gồm toàn bộ công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, thi công. Bộ phận này hưởng lương theo phương thức khoán sản phẩm, chiếm đại đa số trong cơ cấu lao động của công ty. Về vấn đề đào tạo bồi dưỡng: Đối với lực lượng lao động tại các đội xây lắp, hàng năm để nâng cao chất lượng chất lượng đội ngũ lao động này công ty đều tổ chức bồi dưỡng, nâng bậc CNKT, nâng lương cho cán bộ công nhân viên, thực hiện mọi chế độ chính sách đối với người lao động để khuyến khích người lao động tích cực tham gia sản xuất, nâng cao năng xuất lao động cũng như hạn chế các vi phạm xảy ra. Việc quản lý lực lượng lao động trong quá trình thi công giúp cho công ty quản lý được việc làm của từng người lao động từ đó điều phối hợp lý việc làm, đảm bảo cho người lao động của công ty có việc làm ổn định. Điều này đòi hỏi số lượng lao động phải được phân bố hợp lý giữa các đơn vị, Tránh tình trạng có đội xây lắp trong quá trình thi công thiếu lao động phải thuê thêm lao động ở bên ngoài ngược lại ở trong các đơn vị khác vấn có những người lao động không có việc làm phải chấm công chờ việc hay có việc làm nhưng không thường xuyên tuy nhiên vấn đề quản lý lao động hiện tại của công ty vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn ví dụ như công trình: Thi công đường dây xuất tuyến 22 KV, TBA tăng áp 2x10MVA-6/22KV và hệ thống hòa đồng bộ thuộc dự án xây dựng nhà máy phong điện Phương Mai I tại tỉnh Bình Định của công ty cổ phần phong điện Phương Mai do đội xây lắp 1 phụ trách đã phải huy động thêm lao động ở các đội khác tham gia thi công đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ.Như vậy vấn đề đặt ra là công ty cần phải bố trí lại lực lượng lao động hợp lý sao cho lực lượng lao động giữa các đơn vị là tối ưu nhằm đạt mục tiêu đem lại việc làm đầy đủ cho người lao động. 3.Quản lý vật tư 3.1 Nhiệm vụ của đội. 34 Nguyên vật liệu là một trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu tạo lên thực thể sản phẩm, thiếu nguyên vật liêu thì quá trình sản xuất trở lên gián đoạn không thể thực hiện được. Chất lượng nguyên vật liệu trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, đến hiệu quả sử dụng vốn. Như vậy nguyên vật liệu giữ vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất, trong lĩnh vực quản lý giá thành và tài chính ở các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Đông Hải nói riêng. Trong quá trình thi công khi phát sinh các sự cố và chi phí các đội phải có phương án giải trình lên ban giám đốc và có trách nhiệm ghi chép khối lượng vật tư lắp đặt vào sổ nhật ký công trình. Và nhiệm vụ quan trọng khác của các đội là kiểm tra vật tư trước khi lắp đặt và sau khi lắp đặt. 3.2 Thực tế công tác quản lý vật tư ở đội Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là sản phẩm đặc thù nên công ty thường sử dụng một số loại nguyên vật liệu như: cột bê tông, máy biến thế, sứ cách điện, khóa néo, khóa đỡ, cáp nhôm bọc, cầu chì, dây dẫn…Vật tư xây lắp công trình thường lấy từ các nguồn sau: -Bên A cấp -Công ty mua -Đơn vị thi công tự mua Mỗi công trình hoàn thành đều là sự tổng hợp của rất nhiều loại nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu được chia làm 2 loại: Nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ, tùy vào tính chất của công trình mà công ty có thể dự trữ nguyên vật liệu hoặc khai thác nguyên vật liệu tại chỗ ở địa phương. Do đó nguyên vật liệu có thể bảo quản tại kho của công ty và bảo quản tại nơi tiến hành thi công. Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của các công trình điện có đặc điểm là có kích thước lớn, cồng kềnh. Ngoài những nguyên vật liệu bảo quản tại kho thì còn có các nguyên vật liệu công ty sẽ mua và vận chuyển thẳng đến chân công trình theo đúng tiến độ công trình nhằm giảm chi phí bảo quản ở công ty xây lắp điện, những vật tư mà bên A cấp hay công ty mua là những loại có giá trị lớn, còn lại là những vật tư do đơn vị thi công tự mua. Công tác quản lý số lượng cũng như chất lượng vật tư là rất cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng công trình hoàn thành đúng tiến độ đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu của công ty là từ các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước, các xí nghiệp sản xuất thiết bị điện. Một số loại máy móc hiện đại thì công ty nhập từ nước ngoài. 35 Bảng 9 :Thổng kê vật liệu, thiết bị phần trạm biến áp Công trình đường dây 35KV patần-Trung tâm huyện Mường Tè-Lai châu Tên vật liệu thiết bị Ký hiệu Đơn vị Khối lượng Ghi chú Phần thiết bị Máy biến áp 180KVA-35/0,4KV 180KVA-35/0,4KV Máy 2 Vào dọc 100KVA-35/0,4KV 100KVA-35/0,4KV Máy 3 Vào dọc 50KVA-35/0,4KV 50KVA-35/0,4KV Máy 2 Vào dọc 180KVA-35/0,4KV 180KVA-35/0,4KV Máy 1 Vào ngang 100KVA-35/0,4KV 100KVA-35/0,4KV Máy 5 Vào ngang 50KVA-35/0,4KV 50KVA-35/0,4KV Máy 2 Vào ngang Thu lôi van Thu lôi van 35KV ZnO-35KV Bộ 15 Tủ hạ thế 400V-300A 400V-300A Tủ 3 400V-150A 400V-150A Tủ 8 400V-75A 400V-75A Tủ 4 Phần vật liệu chính Móng cột trạm MT-3 móng 30 Cột bê tông li tâm LT-12B cột 30 Xà néo dây đỉnh trạm 35KV vào dọc XĐT-D1 bộ 7 Xà néo dây đỉnh trạm 35KV vào dọc XĐT-D2 bộ 7 Xà néo dây đỉnh trạm vào ngang XĐT-N bộ 8 Xà đỡ dây trung gian XTG Bộ 15 Xà đỡ cầu chì SI XCC Bộ 15 Xà đỡ thu lôi van XTLV Bộ 15 Xà đỡ máy biến áp XĐMBA Bộ 15 Côliê chống trợt MBA Côliê-MBA Bộ 30 Ghế cách điện 36 GCĐ Bộ 15 Giá đỡ ghế cách điện GĐG-CĐ Bộ 15 Ghế thao tác tủ hạ thế GTT-THT Bộ 15 Cổ dề bẳt tủ hạ thế và giá đỡ cáp hạ thế CDTHT & G§CHT Bộ 15 Côliê ghế sứ CGS Bộ 15 Thang thao tác TT Bộ 15 Hộp chống tổn thất HCTT Bộ 15 Tiếp địa trạm RT Bộ 15 Tay giữ thanh đồng TGT§T Bộ 90 Cầu chì SI-35KV SI-35kV Bộ 15 Sứ cách điện 35KV VHĐ-35 quả 261 Cáp tổng PVC ruột đồng 3x150+1x95 m 18 Máy 180 Cu-XLPE/PVC 3x95+1x50 m 48 Máy 100 3x50+1x35 m 24 Máy 50 Cáp PVC xuất tuyến 3x70+1x35 m 135 Máy 180 Cu-XLPE/PVC 3x50+1x35 m 480 Máy 100,50 Dây đồng mềm DM70 m 180 Đầu cốt đồng M150 Cái 18 M95 Cái 54 M70 Cái 147 M50 Cái 136 M35 Cái 49 ghíp đồng M50 Bộ 45 Ghíp nhôm 3BL A50 Bộ 156 Ghíp đồng nhôm các loại AM Bộ 164 Dây nhôm lõi thép AC50 m 180 Thanh đồng tròn F8 m 203 Biển tên trạm BT300x500 Biển 15 Biển an toàn BAT400x700 Biển 15 Khoá Việt tiệp Cái 15 Băng dính cách điện PVC-500 Cuộn 75 Nguồn: phòng kỹ thuật 37 Công ty có một trụ sở chính để bố trí các phòng ban và mảng tư vấn, khảo sát, đội xe. Ngoài ra còn có nhà xưởng cho các đội sản xuất, kho nguyên vật liệu và dụng cụ thi công. Do công ty mới thành lập nên nhìn chung hệ thống máy móc thiết bị còn mới, chưa bị khấu hao hết tuy nhiên số lượng còn chưa đầy đủ, không đáp ứng đầy đủ yêu cầu sủ dụng của toàn công ty, của các đơn vị, đội điện đang hoạt động. 4. Quản lý máy thi công 4.1 Nhiệm vụ của đội Máy móc thiết bị (MMTB) thi công hiện đại là yếu tố quan trọng trong việc góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công nâng cao chất lượng công trình, hạ giá thành xây lắp, hạn chế những rủi ro và hạn chế xảy ra. Việc sử dụng các phương tiện và thiết bị cũ lạc hậu sẽ ảnh huởng đến chất lượng và tiến độ công trình của các đơn vị thi công. Hàng năm công ty đều có kế hoạch đại tu sửa chữa lớn cho MMTB hiện đại, về lâu dài công ty có kế hoạch không ngừng đầu tư đổi mới MMTB hiện đại, công suất và đa năng phục vụ cho công tác thi công, đáp ứng kịp thời yêu cầu và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tham gia cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế. Về quản lý MMTB công ty có quy định như sau: MMTB loại lớn dùng để thi công công trình như: cẩu, ô tô…gọi chung là máy thi công, Đội có quyền thuê ngoài hoặc thuê của Công ty. Khi thuê MMTB của công ty, các Đội phải ký kết hợp đồng thuê theo mẫu. 38 Thông thường máy thi công thuê ngoài tuy thuận tiện không phải chịu chi phí vận chuyển song thường có giá trị cao hơn máy thi công của công ty. Do đó nhu cầu thuê máy của công ty là rất lớn. Việc thuê máy của công ty phải được ký kết hợp đồng trong đó ghi rõ tên công trình, loại máy thuê, thời gian thuê, số ca, tiền thuê máy, trách nhiệm của mỗi bên. Căn cứ vào hợp đồng thuê máy thi công, công ty sẽ có lịch điều động kịp thời MMTB từ nơi khác chuyển về. Nhiệm vụ của đội trong quản lý máy thi công là phải bảo quản tốt máy thi công do công ty chuyển đến và sử dụng hợp lý máy thi công đảm bảo hiệu quả cao nhất, hướng dẫn công nhân trong đội của mình cách sử dụng máy thi công tránh những rủi ro xảy ra ảnh hưởng đến chất lương công trình. 4.2 Thực tế công tác quản lý máy thi công ở Đội. Ở công ty thực tế hiện nay có 5 đội điện đang hoạt động do đó nhu cầu về máy thi công là rất lớn do đó việc quản lý máy thi công gặp rất nhiều khó khăn. Trong nhiều công trình số lượng máy thi công không đáp ứng được yêu cầu công trình về số lượng cũng như chất lượng nên ngoài máy thi công sẵn có công ty vẫn có kế hoạch thuê máy từ bên ngoài đảm bảo cho công trình hoàn thành đúng tiến độ. 39 Bảng 10: DANH SÁCH MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG Mô tả thiết bị Trọng tải, công suất Số lượng từng loại Năm sản xuất Số lượng thuộc sở hữu Số lượng đi thuê Thời gian huy động cho công trình 1.Phục vụ vận chuyển - Ôtô tải KAMAZ 5T 3 1995 3 Toàn bộ thời gian thi công - Ôtô tải KAMAZ 8T 2 1996 2 2. Phục vụ thi công móng, làm đường, tiếp địa - Máy đào KOMATSU gàu 1-1,2m3 2 1998 2 Toàn bộ thời gian thi công - Máy trộn bê tông Dung tích 500l 5 2002 2 3 - Máy đầm dùi 10 2003 4 6 - Máy hàn chạy xăng 4 2003 2 2 - Xe cải tiến 11 2004 11 - Khoan tay 6 2003 6 - Máy đo điện trở suất 1 2005 1 - Ván Khuôn thép m2 400 2005 400 - Máy phát điện chạy xăng 5kW 3 2005 3 3. Phục vụ lắp dựng cột - Cần cẩu URAL 25T 1 1995 1 Toµn bé thêi gian thi c«ng - Cần cẩu HUYNDAI 5T 2 2000 2 - Xe thô sơ bành lốp 10 2005 10 - Tời tó 10m 10 2005 4 6 - Máy đo kinh vĩ THEO20 2 1995 2 - Puli 25 2003 10 15 - Máy tời 40 9 1998 3 6 4. Thí nghiệm hiệu chỉnh - Súng bắn bê tông 3 2003 3 Toàn bộ thời gian thi công - Búa bật nảy 3 2002 3 - Thước cặp 12 2002 12 - Máy đo điện trở cáp ngầm 1 2004 1 5. Các loại khác Toàn bộ thời gian thi công - Xẻng 60 2006 60 - Cuốc 40 2006 40 - Búa chim 20 2006 20 - Trang phục bảo hộ lao động 120 2006 120 ... Nguồn: phòng Kỹ thuật Nhìn chung với số lượng máy móc thiết bị hiện đại như trên. Các công trình công ty thực hiện đều đảm bảo đúng chất lượng đúng như theo thiết kế và yêu cầu của chủ đầu tư. Như vậy có thể thấy được vai trò của MMTB trong việc nâng cao chất lượng, đẩy nhanh chất lượng thi công, tránh được những rủi ro có thể xảy ra. Hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình, do đó công ty luôn có chủ trương đại tu sửa chữa, trang bị thêm những phương tiện hiện đại, đáp ứng yêu cầu thực tế của công ty qua mỗi giai đoạn. 5. Quản lý chất lượng sản phẩm, an toàn lao động 5.1 Nhiệm vụ của Đội Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn quyết định sự thành bại của công ty và góp phần nâng cao uy tín của công ty trên thị trường vì vậy, vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm được công ty hết sức quan tâm và không ngừng hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường xây lắp. Để có được sản phẩm đạt chất lượng như mong muốn công ty phải tiến hành quản lý về nhiều mặt như:quản lý về thi công, quản lý về kỹ thuật, an toàn lao động… Về quản lý thi công: Trước khi tiến hành thi công một công trình nào đó, ngoài các điều kiện phải có đầy đủ tài liệu thiết kế, dự toán đã duyệt, mặt bằng thi công được giao, đơn vị thi công phải lập biện pháp thi công, phương án tổ chức thi công, tiến độ tổ chức thi công thông qua phòng dự án trình giám đốc duyệt. Trong quá trình thi công, các đơn vị phải thực hiện đúng trình tự và yêu cầu trong bản vẽ thi công và yêu cầu của chủ đầu tư cũng như các biện pháp đã được công ty phê duyệt. Nếu có sự thay đổi trong hồ sơ thiết kế đòi hỏi phải có sự phê duyệt của công ty trước khi thực hiện. -Khi có chỉ thị của cấp trên giao xuống, Đội trưởng phải có trách nhiệm thông báo cho các đơn vị tiến hành thi công theo đúng yêu cầu nhiệm vụ được giao, nếu cố tình không thực hiện, thì đội trưởng hay chủ nhiệm công trình sẽ tạm thời bị đình chỉ công việc. -Đơn vị thi công cử cán bộ thường xuyên chỉ đạo thi công tại hiện trường. Đội trưởng buộc phải có mặt trong các trường hợp: +Khi thi công các kết cấu chính, kết cấu lớn, quan trọng và có độ phức tạp cao. +Khi lãnh đạo phòng ban đến kiểm tra hiện trường. -Đơn vị thi công đòi hỏi phải có cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong xây dựng Về phía công ty phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc thường xuyên hoặc định kỳ công tác thi công của các đơn vị. Giám sát và đôn đốc việc thực hiện quy trình, biện pháp thi công, tiến độ thi công, chủ trì công tác lập biện pháp thi công đối với những công trình phức tạp về giải pháp thi công. Khi phát hiện những sai phạm trong thi công có quyền lập biên bản đình công và báo cáo giám đốc công ty. Cử cán bộ theo dõi thường xuyên tình hình thực hiện tiến độ thi công của đội căn cứ vào báo cáo của các đơn vị nộp lên để tiến hành kiểm tra, lập biên bản kiểm tra. Về quản lý kỹ thuật: -Đơn vị thi công có trách nhiệm tổ chức thực hiện thi công công trình theo đúng thiết kế và biện pháp đã được duyệt, thực hiện đúng quy trình quy phạm tiến hành, chấp hành đầy đủ chế độ nghiệm thu công trình. -Cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm nghiên cứu bản vẽ thiết kế, biện pháp tổ chức thi công và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32540.doc
Tài liệu liên quan