Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ CÁI LÂN 3

1.1. Khái quát về công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân 3

1.1.1 Quá trình hình thành phát triển công ty 3

1.1.2 Lĩnh vực hoạt động và đầu tư chủ yếu của công ty 5

1.1.2.1 Các mục tiêu chính của công ty 5

1.1.2.2 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu 7

1.1.2.3 Danh mục các sản phẩm chính của công ty 8

1.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân 9

1.1.4 Tình hình đầu tư chung của công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân trong giai đoạn 2001-2008 13

1.1.4.1 Tổng quan về tình hình đầu tư chung giai đoạn 2001-2008 13

1.1.4.2 Những hoạt động đầu tư chủ yếu của công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân 15

1.2 Tình hình quản lý dự án tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân 18

1.2.1 Công tác tổ chức Quản lý dự án tại công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân 18

1.2.2 Quy trình quản lý dự án tại công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân 20

1.2.2.1 Xin giao đất, thuê đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (đối với dự án cơ sử dụng đất) 22

1.2.2.2 Xin giấy phép xây dựng (nếu cần) 22

1.2.2.3 Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư (đối với những dự án có yêu cầu tái định cư), chuẩn bị mặt bằng xây dựng (nếu có) 23

1.2.2.4 Thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình 23

1.2.2.5 Đấu thầu mua sắm thiét bị, công nghệ, xây lắp và tư vấn 23

1.2.2.6 Tiến hành thi công xây lắp 24

1.2.2.7 Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng 24

1.2.2.8 Nghiệm thu, ban giao công trình 24

1.2.2.9 Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình 24

1.2.2.10 Công tác báo cáo đầu tư 25

1.2.3 Quản lý dự án theo các nội dung cơ bản tại công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân 25

1.2.3.1 Quản lý khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư 26

1.2.3.2 Lập kế hoạch tổng quan và quản lý quá trình lập kế hoạch 33

1.2.3.3 Quản lý thời gian và tiến độ dự án 41

1.2.3.4 Quản lý chất lượng thực hiện dự án 47

1.2.3.5 Dự toán ngân sách và quản lý chi phí dự án 53

1.2.3.6 Quản lý việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng, mua sắm thiết bị, tư vấn của dự án đầu tư 59

1.2.3.7 Thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, hoàn trả vốn đầu tư 65

1.3 Đánh giá công tác quản lý dự án tại công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân 66

1.3.1 Kết quả công tác quản lý dự án 79

1.3.2 Những hạn chế và khó khăn 85

Chương 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ CÁI LÂN 89

2.1 Những định hướng, kế hoạch đấu tư, quản lý dự án trong giai đoạn 2009-2015 89

2.1.1 Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2009-2015 89

2.1.2 Kế hoạch quản lý dự án trong giai đoạn 2009-2015 95

2.1.3 Đinh hướng quản lý các dự án 96

2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân 98

2.2.1 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý dự án tại công ty 98

2.2.1.1 Giải pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực 98

2.2.1.2 Giải pháp về chất lượng kỹ thuật công nghệ và tư vấn xây dựng 100

2.2.1.3 Giải pháp về công tác lập kế hoạch 101

2.2.1.4 Giải pháp về tài chính 101

2.2.1.5 Giải pháp về quản lý vật tư 102

2.2.2 Giải pháp cho công tác quản lý tại công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân 102

2.2.2.1 Giải pháp cho công tác quản lý tiến độ dự án 102

2.2.2.2 Giải pháp cho công tác quản lý chất lượng 105

2.2.2.3 Giải pháp cho công tác quản lý chi phí 106

KẾT LUẬN 109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

Phụ lục . 117

 

 

doc140 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạng mục công trình đó đưa hạng mục công trình đó vào vận hành thì tiếp tục lập kế hoạch đấu thầu và tiến hành đấu thầu cho các hạng mục công trình sau. Để dự án đầu tư được tiến hành đảm bảo các mục tiêu của dự án thì trong công tác lựa chọn nhà thầu phải được tiến hành hết sức cẩn thận. * Nguyên tắc lựa chọn nhà thầu: Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng, mua sắm thiết bị, tư vấn của dự án đầu tư nhằm chọn được nhà thầu có đủ điều kiện, năng lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp, có giá hợp dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu đã đặt ra và mục tiêu của dự án. Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng của dự án cũng như trong hoạt động cung ứng thiết bị, tư vấn tạicông ty được thực hiện theo hai giai đoạn như sau: Giai đoạn sơ tuyển nhà thầu Việc sơ tuyển nhà thầu nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ điều kiện năng lực phù hợp với yêu cầu của gói thầu để tham dự đấu thầu ở giai đoạn sau. Hoạt động đấu thầu của công ty chủ yếu được thực hiện là đấu thầu hạn chế và tự thực hiện dự án. Tuỳ theo quy mô, tính chất gói thầu, và hình thức đầu thầu để tiến hành thông báo mới thầu hợp lý trên các phương tiênh thông tin hoặc gửi thư mời thầu. Công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân chủ yếu tiến hành đấu thầu hạn chế nên chỉ tiến hành gửi thư mời thầu đến những nhà thầu có uy tín đã được công ty lưa chọn qua. Công ty sẽ cung cấp các thông tin sơ bộ về gói thầu, bảng các câu hỏi và các nội dung chính của hồ sơ mời thầu. Nhà thầu tham dự sơ tuyển phải nộp hồ sơ dự thầu kèm với bảo lãnh dự thầu nhưng mức bảo lãnh dự thầu này không quá 1% gói thầu. Giai đoạn đấu thầu Công ty sẽ cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu được lựa chọn vào giai đoạn đấu thầu. Hồ sơ mời thầu này có thể được công ty cung cấp miễn phí hoặc bán cho nhà thầu. Tuỳ theo quy mô, tính chất và yêu cầu của gói thầu mà công ty sẽ lựa chọn thực hiện cả hai giai đoạn trên hoặc chỉ thực hiện giai đoạn đấu thầu khi lựa chọn nhà thầu. Để đánh giá, lựa chọn nhà thầu công ty áp dụng nguyên tắc sau: - Trong giai đoạn sơ tuyển, bộ phận thực hiện công tác đấu thầu sẽ kiểm tra sự đáp ứng của nhà thầu đối với các yêu cầu của gói thầu và sử dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá năng lực về kinh nghiệm, kỹ thuật và khả năng tài chính của nhà thầu tham dự. - Trong giai đoạn đấu thầu, bộ phận thực hiện công tác đầu thầu xem xét khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của các nhà thầu trên cơ sở đánh giá đồng thời các tiêu chí như tiến độ thực hiện, giá dự thầu và tiêu chuẩn của sản phẩm, dịch vụ, các điều kiện hợp đồng và các điều kiện khác do nhà thầu đề xuất nhằm đạt được mục tiêu đầu tư và hiệu quả của dự án. Nhà thầu được lựa chọn là nhà thầu có giá dự thầu hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất cho dự án. Hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đầu thầu, hồ sơ dự thầu và hồ sơ đầu thầu được thực hiện đảm bảo theo quy định về đầu thầu có liên quan được quy định tại điều 25 nghị định 16/2005/NĐ-CP. Đối với công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng công trình được quy định tại điều 27 nghị định 16/2005/NĐ-CP và các điều chỉnh của các điều khoản này được quy định tại nghị định số 112/2006/NĐ-CP. Việc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình được quy định tại điều 28 và việc lựa chọn tổng thầu thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình được quy định tại điều 29 nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Mọi hoạt động của công tác đấu thầu đều phải tuân theo quy định được quy định tại Luật đấu thầu 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 cũng như nghị định 58/2008/NĐ-CP ban hành ngày 05/05/2008 về hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng. * Ví dụ như: Kế hoạch đấu thầu (kế hoạch đã điều chỉnh) gói thầu số 6b: Hạng mục xây dựng móng máy, ống khói cho nhà máy cán nóng thép tấm thuộc dự án xây dựng Hạ tầng cơ sở cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân. - Ban quản lý dự án tiến hành xác định giá các gói thầu và quyết định cách thức đấu thầu sau đó trình hội đồng quản trị tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam ký duyệt. - Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi. - Phương thức đấu thầu: Đấu thầu 01 túi hồ sơ - Tháng 6 và 7/2006: 180 ngày - Loai hợp đồng: Không điểu chỉnh giá - Với hố sơ mời thầu bao gồm các nội dung sau: + Thông báo mời thầu. + Chỉ dẫn đối với nhà thầu. + Các phụ lục và biểu mẫu của Hồ sơ dự đấu thầu. + Bản điều kiện của hợp đồng xây dựng. + Những chỉ dẫn và yêu cầu về chất lượng kỹ thuật xây dựng. + Bản tiên lượng mời thầu. + Hồ sơ thiết kế. - Phương pháp đánh giá và tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng hồ sơ dự thầu: Phương pháp đánh giá HSDT thực hiện theo Quy định tại điều 29 của Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 điều 40, 41, 42 của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999. Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 và Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/06/2003 của Chính phủ sửa đổi, bỏ sung một số điều của quy chế đấu thầu, trên cơ sở các chỉ dẫn của HSMT đã được duyệt. Với nội dung: 1. Trình tự đánh giá: - Đánh giá sơ bộ: + Kiểm tra, xem xét về mặt hợp lệ của HSDT + Kiểm tra, xem xét sự đáp ứng cơ bản của HSDT đối với HSMT. + Làm rõ HSDT - Đánh giá chi tiết: + Đánh giá về mặt kỹ thuật bằng phương pháp chấm điểm. + Đánh giá về tài chính, thương mại (giá đánh giá). - Xếp hạng HSDT và kiến nghị Nhà thầu trúng thầu: Trong bước đánh giá HSDT, nếu có vấn đề gì chưa rõ, chưa đủ chứng cứ chắc chắn để xét bước sau thì sẽ tiến hành mời nhà thầu đến để làm sáng rõ nhưng không làm thay đổi HSDT. Nội dung Báo cáo kết quả đấu thầu: Yêu cầu chủ đầu tư báo cáo khái quát dự án và quy mô gói thầu, các cơ sở pháp lý, thuyết minh quy trình thời gian tổ chức đầu thầu (từ khi phát hành HSMT đến khi trình kết quả đấu thầu), báo cáo tóm tắt kết quả mở thầu, thuyết minh mức độ pháp lý qua từng công đoạn đấu thầu (kế từ khi mở thầu, bảo quản hộ sở…), cách thức tổ chức đánh giá theo trình tự nêu trên và kết quản đánh giá (của từng chuyên gia và của toàn tổ chuyên gia), kèm theo các thông tin cần thiết về quá trình tổ chức đánh giá và kết quả đánh gia. 2. Phương pháp đánh giá: - Nguyên tắc đánh giá: + Việc đánh giá căn cứ vào HSDT không căn cứ vào nhà thầu + Đánh giá theo nguyên tắc “giá đánh giá” quy định tại khoản b mục 2 điều 13 của quy chế đấu thầu hiện hành. + Về mặt kỹ thuật được đánh giá theo tiêu chuẩn cho điểm. + Chủ đầu tư sẽ chỉ đạo cho tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu, xem xét các đề xuất của chuyên gia chấm điểm nếu nhà thầu nào mà có điểm về kỹ thuật chất lượng nếu trên 70% tổng số điểm và điểm của từng tiêu chí đánh giá trên 50% tổng số điểm đánh giá của tiêu chí đó sẽ được chuyển sang xem xét tiếp vè đánh giá dự thầu và xếp hạng nhà thầu theo “giá đánh giá”. Đánh giá sơ bộ được thực hiện ngoài các điều kiện do công ty quyết định loai bỏ còn nếu không phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 10 Luật đấu thầu số 61/2005/QH11, điểm 3 mục I chương II phần thứ 4 trong Thông tư 04/2000/TT-BKH ngày 26/05/2000, Thông tư số 01/2004/TT-BKHĐT ngày 02/02/2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các quy định loại bỏ khác trong HSMT được duyệt và Quyết định số 06/2005/QĐ-BGTVT ngày 04/01/2005 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Bảng 1.12: Ví dụ tóm tắt về đánh giá mặt kỹ thuật chất lượng (các mục lớn): STT Các chỉ tiêu đánh giá Điểm tối đa Nhận xét Điểm đánh giá Tổng số điểm tối đa 100 I Biện pháp thi công 55 II Máy móc thiết bị thi công 15 III Nhân sự bố trí cho công trình đang dự thầu 15 IV Tiêu chuẩn tiến độ thi công 15 Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân - Đánh giá về mặt kỹ thuật sẽ tiến hành đánh giá về mặt tài chính, thương mại của đơn vị dự thầu. - Xếp hạng hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá và kiến nghị nhà thầu trúng thầu với giá trúng thầu tương ứng. HSDT nào hợp lệ có đánh giá hợp lý nhất sẽ được đề nghị trúng thầu, nhưng giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt hoặc không vượt quá dự toán xây lắp được duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Công tác quản lý đấu thầu của công ty từ giai đoạn lập kế hoạch đấu thầu, thẩm định đến giai đoạn lựa chọn nhà thầu và thẩm định phê duyệt đều đáp ứng các quy định của pháp luật về đấu thầu và quy chế đấu thầu. Công tác thẩm định kết quả đấu thầu được thực hết sức cẩn thận, các kết quả điều chỉnh, sửa đổi nhanh chóng được bổ sung cho công tác đầu thầu để nhanh chóng thông qua gói thầu và đưa gói thầu vào thực hiện. Ta có thể thấy rõ công tác quản lý công tác tổ chức đấu thầu, thẩm định gói thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu thông qua Phụ lục 2: Báo cáo thẩm định của công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân và phụ lục 3: Thẩm định kết quả đấu thầu gói thầu 6e4 của dự án xây dựng hạ tầng cơ sở Cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân. 1.2.3.7 Thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, hoàn trả vốn đầu tư Sau khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, ban quản lý dự án và phòng kế hoạch đầu tư của công ty sẽ dựa trên số liệu thực tế thực hiện dự án để xây dựng lên báo cáo quyết toán vốn đầu tư trình tổng giám đốc công ty, tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và trình Bộ Tài chính thông qua (đối với những dự án do Thủ tướng chính phủ phê duyệt). Vốn đầu tư thực hiện dự án của công ty chủ yếu là từ hai nguồn: Vốn tự có và vốn vay thương mại, trong báo cáo quyết toán hai nguồn vốn này được phân tích rõ. Với nội dung của báo cáo quyết toán vốn đầu tư là tổng hợp toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Với chi phí hợp pháp là những chi phí được thực hiện đúng với thiết kế, dự toán được phê duyệt, đảm bảo đúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính, kế toán, hợp đồng kinh tế đã ký kết và theo các quy định của Nhà nước. Báo cáo được lập phản ánh chính xác, đầy đủ số vốn đầu tư thực hiện hàng năm, tổng mức vốn đã thực hiện dự án, giá trị tài sản cố định bàn giao cho sản xuất sử dụng với vốn đầu tư thực hiện được quy đổi về mặt bằng thời gian bàn giao đưa vào vận hành. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư sẽ được trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. 1.3 Đánh giá công tác quản lý dự án tại công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân Công tác quản lý dự án tại công ty trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả. Với tổng số 156 cán bộ, nhân viên với trình độ trên đại học 2 người, trình độ đại học 85 người, trình độ cao đẳng- trung cấp 44 người còn lại là công nhân, lao động phổ thông. Nhìn chung năng lực cán bộ công nhân viên của công ty tương đối cao nên công tác chuẩn bị, thực hiện và quản lý dự án tại công ty trong thời gian qua đã diễn ra theo đúng quy trình chuẩn bị, thực hiện và quản lý dự án đảm bảo chất lượng. Ban quản lý dự án luôn theo sát dự án nên đã kịp thời đề ra các phương án ứng phó kịp thời với những biến động khó khăn do nền kinh tế, chính trị, xã hội mang lại. Cơ câu tổ chức quản lý dự án của công ty là tương đối tốt, đội ngũ cán bộ có trình độ đã đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản lý. Dự án được công ty giám sát một cách chặt chẽ theo các kế hoạch, nội dung quản lý đã được xây dựng trong quá trình lập kế hoạch dự án và điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế đảm bảo chất lượng của dự án. Tuy nhiên, công tác dự báo của công ty cần phải được vận dụng một cách linh hoạt hơn để có thể xác định chính xác những biến động của thị trường trong một thời gian tương đối dài phù hợp với thời gian thực hiện dự án. Để các kế hoạch đã được lập cho dự án không phải điều chỉnh nhiều lần và để xảy ra tình trạng vốn đầu tư không huy động đủ để dải ngân cho dự án. Ta có thể thấy rõ công tác quản lý dự án của công ty qua dự án lớn mà công ty đang tiến hành thực hiện sau: Dự án: Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân Dự án được lập và thực hiện dựa trên các căn cứ: - Căn cứ Nghị định 33/CP ngày 27/5/1996 của Chính phủ phê duyệt” Điều lệ tổ chức và hoạt đồng của Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam”. - Căn cứ nghị định số 52/1999/NĐ-CP ban hành ngày 08/07/1999 và nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ ban hành sửa đổi và bổ sung quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. - Căn cứ vào quyết định số 1420/QĐ-TTg ngày 2/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án phát triển Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Và các căn cứ khác về mục tiêu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và tình hình cụ thể của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam. Các chỉ tiêu chính theo quyết đinh đầu tư: - Tên dự án: Xây dựng Hạ tầng cơ sở Cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân - Quảng Ninh. - Địa điểm xây dựng: Phường Giếng Đáy – thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh với diện tích đất là 56,4ha. - Chủ đầu tư: Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam- Ban quản lý dự án cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân. - Mục tiêu thiết kế: Sau khi đầu tư xong cơ sở sẽ có 4 dự án được xây dựng trong cụm công nghiệp tàu thủy Cái Lân là: + Nhà máy nhiệt điện công suất 39 MW giai đoạn 1 + Nhà máy cán nóng thép tấm công suất 250.000 tấn/năm. + Nhà máy cán thép xây dựng cường độ cao 250.000 tấn/năm. + Công ty dịch vụ xếp dỡ và bảo quản nguyên vật liệu cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân. - Tổng mức đầu tư: 354.996.832.000 đồng. - Nguồn vốn: + Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (50%): 177.498.416.000 đồng. + Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng (15%): 106.499.049.000 đồng. + Tổng công ty lương thực miền bắc (15%): 53.249.525.000 đồng. + Các đối tượng khác (5%): 17.749.840.000 đồng. - Giao nhiệm vụ và thực hiện dự án: * Thiết kế và thẩm định: + Tư vấn thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán: công ty tư vấn thiết kế xây dựng (CDC) - Bộ xây dựng. + Tư vấn thẩm định thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán: công ty tư vấn xây dựng dân dụng Việt Nam (VNCC) - Bộ xây dựng. * Thi công: Đấu thầu hạn chế và tự thực hiện dự án. * Thời gian thực hiện: + Khởi công: tháng 9 năm 2002 + Dự án được hoàn thành vào năm 2004 - Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án, thành lập ban quản lý dự án Cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân. Hình thức tổ chức quản lý dự án: Biểu đồ 1.7: Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở Cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân Trưởng ban Phó trưởng ban Phòng ban phụ trách kỹ thuật Phòng quản trị - tổ chức hành chính Phòng kế toán- tài chính Phòng kinh tế- kỹ thuật Phòng kinh doanh dịch vụ Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân Nhân viên dự tính: + 1 Trưởng ban + 1 Phó trưởng ban phụ trách kỹ thuật + Phòng quản trị- tổ chức- hành chính: 11 người + Phòng kế toán- tài chính: 3 người + Phòng kinh tế kỹ thuật: 7 người + Bộ phận kinh doanh dịch vụ: 15 người Tổng cộng: 36 người Chế độ tiền lương theo chế độ hiện hành của Nhà nước. Các kế hoạch được lập trong giai đoạn phát triển dự án để tiến hành chuẩn bị thực hiện dự án: - Kế hoạch chi tiết về tiến độ thực hiện dự án: Trung tuần tháng 6/2002: Phê duyệt dự án, tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng và làm thủ tục thuê đất. Cuối tháng 9/2002: Khởi công san lấp mặt bằng. Tháng 10/2002: Lựa chọn bỏ thầu, tiến hành thiết kế kỹ thuật và lập dự toán của phần xây dựng cơ sở hạ tầng. Tháng 11/2002: Thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán xây dựng cơ sở hạ tầng. Tháng 12/2002: Khởi công xây dựng hạ tầng Tháng 6/2006: Hoàn thành đưa vào sử dụng Kế hoạch ngân sách: Bảng 1.13: Kế hoạch sử dụng vốn: TT Các hạng mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng cộng 1 San nền, đào đường giao thông, các công trình kiến trúc 32,332,100 16,166,055 12,124,541 28,972,041 19,314,694 108,909,431 2 Hệ thống điện nước, thông tin liên lạc, PCCC 0 0 0 8,650,167 42,939,101 51,589,268 3 Nhà xưởng cho Nhà máy cán thép 0 0 0 73,120,189 320,863,151 393,983,340 4 Khu văn phòng đìều hành, nhà dịch vụ 0 0 1,801,729 2,402,305 12,220,543 16,424,577 5 Lãi vay trong thời gian thi công 1,812,103 4,200,786 5,712,059 12,406,021 38,297,768 62,428,737 6 Chi phí khác, dự phòng 4,689,446 2,344,724 1,804,111 10,743,675 32,251,752 51,833,708 Tổng cộng 38,833,649 22,711,565 21,442,440 136,294,398 465,887,009 685,169,061 Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân Bảng 1.14: Kế hoạch dự kiến huy động vốn STT Các loại nguồn vốn Tỷ lệ Thành tiền Cơ cấu vốn Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1 Vốn cổ đông 15,00% 102,841,473 20,568,295 15,426,221 15,426,221 25,710,368 25,710,368 2 Vốn vay trong nước 85,00% 582,768,347 18,265,364 7,285,342 6,016,219 110,584,031 440,617,391 2.1 Vốn vay dài hạn 582,347,597 18,265,364 7,285,342 6,016,219 110,584,031 440,196,641 2.2 Vốn vay ngắn hạn 420,750 420,750 Tổng cộng nguồn vốn 100,00% 685,609,820 38,833,659 22,711,563 21,442,440 136,294,399 466,327,759 Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân - Kế hoạch chi phí và dự báo dòng tiền thu: phụ lục 5: Bảng tổng hợp chi phí và doanh thu qua các năm Tình hình thực hiện thực tế: Dư án xây dựng hạ tầng cơ sở được duyệt vào năm 2002 theo quyết định số 397CNT/BQLCL, tuy nhiên đã được điều chỉnh một lần vào tháng 1 năm 2005 theo quyết định số 24/CNT/QĐ-KHĐT nhưng không duyệt điều chỉnh tổng vốn đầu tư mà chỉ điều chỉnh quy mô dự án. Trong quá trình thực hiện, tổng mức đầu tư của dự án tăng so với thời điểm năm 2002 do những nguyên nhân sau: - Quy hoạch tổng thể của cụm được điều chỉnh do diện tích của cụm bị thu hẹp (từ 56,59 ha xuống còn 52,44 ha) dẫn đến quy mô của một số hạng mục hạ tầng như đường giao thông, cấp thoát nước, điện, chiếu sang… bị điểu chỉnh. - Từ năm 2002 đến năm 2007, do giá cả thị trường thay đổi mạnh, giá cả máy móc, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ thi công đều tăng mạnh như: chi phí nhân công, cũng như chi phí máy thi công, đặc biệt là giá bê tông, giá thép, điện nước… dân đến toàn bộ chi phí thực tế của các hạng mục tại thời điểm thi công đều tăng so với thời điểm lập báo cáo nghiên cứu khả thi. - Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của dây chuyền cán trong Nhà máy cán nóng thép tấm cho nên thiết kế cơ sở của các hạng mục xây dựng trong nhà máy thép được điều chỉnh cho phù hợp dẫn đến khối lượng xây dựng tăng so với dự án đã được phê duyệt. Giá cả thay đổi, khối lượng xây dựng các hạng mục tăng dẫn đến tổng mức đầu tư tăng nhiều so với tổng mức đầu tư Dự án được duyệt theo quyết định số 24/CNT-KHĐT. Việc điều chỉnh được tiến hành trên cơ sở giữ nguyên các chi phí đã thực hiện, các chi phí chưa thực hiện lấy theo giá trị dự toán được duyệt hoặc giá trị dự toán đã lập (chưa phê duyệt), các khoản chi phí khác chưa thực hiện hoặc chưa thanh quyết toán tính theo quy định hiện hành của Nhà nước. Tổng mức đầu tư của dự án đã được điều chỉnh trình cấp có thẩm quyền xét theo tờ trình số 07/CTCL-TT-KHĐT ngày 04/01/2007 xin điều chỉnh dự án như sau: + Chi phí xây lắp: 567.334.969.000 đồng + Chi phí thiết bị 3.571.658.000 đồng + Chi phí khác 27.325.470.000 đồng + Dự phòng chi phí 24.528.237.000 đồng + Lãi vay 62.428.736.000 đồng + Vốn lưu động ban đầu 420.750.000 đồng à Tổng mức đầu tư 685.609.820.000 đồng Tuy nhiên do sự biến động mạnh của giá cả: giá cả máy móc, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ thi công tăng công them khối lượng xây dựng các hạng mục công trình tăng nên Hội đồng quản trị tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã quyết định phê duyệt điểu chỉnh dự án xây dựng hạ tầng cơ sở cụm công nghiệp Cái Lân - Quảng Ninh theo quyết định số 96.1/QĐ-CNT-KHĐT ngày 12/1/2007 như sau: Các hạng mục điều chỉnh chủ yếu: + Đường giao thông + Hệ thống cấp nước + Hệ thống thoát nước mặt, nước thải + Hệ thống cấp điện + Các công trình Ban quản lý hạ tầng + Nhà xưởng chính, móng máy, ống khói + Các công trình phụ trợ nhà máy thép. Bảng 1.15: Bảng điều chỉnh vốn đầu tư của dự án (Đơn vị: đồng) STT Hạng mục Theo quyết định 24CNT/QĐ-KHĐT Quyết định điều chỉnh I Xây lắp 271.401.246.000 603.809.489.000 II Thiết bị 2.331.738.000 3.247.000.000 III Chi phí khác 17.086.042.000 44.320.917.000 IV Dự phòng 35.663.177.000 19.541.322.000 V Lãi vay 42.306.076.000 132.329.865.000 VI Vốn lưu động ban đầu 420.750.000 420.750.000 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 369.209.029.000 803.669.343.000 Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân Ta có thể thấy rõ được nguyên nhân điều chỉnh trong bảng phụ lục tổng vốn đầu tư điều chỉnh. Bên cạnh tổng mức đầu tư phải điều chỉnh thì tiến độ thực hiện dự án cũng được điều chỉnh qua nhiều lần điều chỉnh. Cùng với điều chỉnh tổng mức đầu tư có kèm theo báo cáo nghiên cứu khả thi thì tiến độ thực hiện dự án: - Tiến độ thực hiện dự án: Trung tuần tháng 6/2002: phê duyệt dự án, tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng và làm thủ tục thuê đất. Cuối tháng 9/2002: Khởi công san lấp mặt bằng. Tháng 7/2002: Khởi công san lấp mặt bằng cụm CNTT Cái Lân Tháng 10/2002: Lựa chọn, hoặc bỏ thầu, tiến hành thiết kế kỹ thuật và lập dự toán của phần xây dựng cơ sở hạ tầng. Tháng 01/2003: Lập thiết kế kỹ thuật phần Hạ tầng cơ sở - Giao thông, cấp thoát nước, điện chiếu sáng… Tháng 10/2004: Lập thiết kế bản vẽ chi tiết các hạng mục xây dựng Nhà máy cán nóng thép tấm. Tháng 7/2005: Thi công hạ tầng cơ sở - Giao thông cấp thoát nước. Tháng 10/2005: Thi công móng nhà xưởng Nhà máy cán nóng thép tấm. Tháng 12/2005: Thi công, sản xuất và lắp dựng kết cấu thép nhà xưởng. Tháng 01/2007: Thi công các công trình phụ trợ cho Nhà máy cán nóng thép tấm. Tháng 12/2007: Dự kiến sẽ hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng. Tuy nhiên cho đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành đưa vào vận hành sử dụng toàn bộ mà chỉ mới có một phần của dự án đưa vào vận hành khai thác. - Kế hoạch đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Dự án xây dựng hạ tầng cơ sở cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân - Quảng Ninh là một dự án lớn vì thể để thực hiện dự án thì ban quản lý dự án tiến hành chia dự án thành nhiều gói nhỏ và tiến hành cho đấu thầu các gói thầu này theo từng giai đoạn với nhiều hình thức đấu thầu khác nhau phù hợp với kế hoạch tiến độ của dự án. Giá của các gói thầu được ban quản lý dự án lập nên dựa trên những chi phí dự toán thực hiện gói thầu đó sau đó trình cấp có thẩm quyền ký duyệt thông qua (chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công CNTT Việt Nam) Hình thức lựa chọn nhà thầu: tuỳ theo yêu cầu của mỗi gói thầu mà lựa chọn hình thức đấu thầu: Chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế, tự thực hiện hoặc đấu thầu rộng rãi trong nước. Khi dự án được duyệt điều chỉnh thì kế hoạch đấu thầu của dự án cũng được ban quản lý dự án điều chỉnh cho hợp lý. Ta có thể thấy rõ sự điều chỉnh kế hoạch đấu thầu của dự án qua bảng duyệt điều chỉnh kế hoạch đấu thầu của công ty. Việc điều chỉnh này dựa trên cơ sở các hợp đồng đấu thầu đã được ký kết với bên dự thầu và chi phí thực tế để thực hiện gói thầu. Bảng 1.16: Kế hoạch đấu thầu chung của dự án xây dựng hạ tầng cơ sở cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân (Kế hoạch đã được điều chỉnh) Tên gói thầu Phạm vi đấu thầu Hình thức đấu thầu Giá trị gói thầu (nghìn đồng) Thời gian thực hiện PHẦN XÂY LẮP Gói 1 Nạo vét, san nền 80.259.623 1a San lấp phục vụ khởi công Chỉ định thầu 1.694.664 Đã thực hiện 1b San lấp phạm vi Nhà máy điện đấu thầu hạn chế 5.841.162 Đã thực hiện 1c San lấp phạm vi Nhà máy cán nóng thép tấm Đấu thầu hạn ché 16.407.152 Đã thực hiện 1d San lấp phạm vi xây dựng kho dầu FO chỉ định thầu 997.000 Đã thực hiện San lấp mặt bằng phun hút cát tự thực hiện 15.732.700 Đang thực hiện 1e1 San lấp phạm vi Nhà máy đúc gang cầu chỉ định thầu 7.031.387 Đang thực hiện 1e2 San lấp phần còn lại đấu thầu rộng rãi trong nước 32.550.560 Đang thực hiện Gói 2 Khu nhà chuyên gia và ban QLDA đấu thầu hạn chế 3.953.559 Đang thực hiện Gói 3 Đường giao thông, hệ thống cấp, thoát nước 64.792.000 3a Hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước giai đoạn 1 tự thực hiện 10.500.000 Đã thực hiên 3b Hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước giai đoạn 2 Đấu thầu rộng rãi trong nước 46.807.048 03/2008 3c Các hạng mục còn lại của hệ thống cấp nước: Đài nước, bể chứa và chạm bơm đấu thầu rộng rãi trong nước 7.484.952 06/2008 Gói 4 Hệ thống cung cấp điện tự thực hiện 26.383.444 3/2008 Gói 4A Trạm biến áp 2x560 KVA-22/0,4KV chỉ định thầu 618.556 Đã thực hiện Gói 5 Các công trình ban quản lý hạ tầng đấu thầu rộng rãi trong nước 8.010.000 9/2008 Gói 6 Các hạng mục xây dựng nhà máy thép 419.292.307 6a Móng nhà xưởng chính đấu thầu rộng rãi trong nước 70.653.146 Đang thực hiện 6b Móng máy, ống khói đấu thầu rộng rãi trong nước 100.022.834 Đang thực hiện 6c Nhà điều hành đấu thầu rộng rãi trong nước 4.889.286 Đã thực hiện 6d Sản xuất và lắp dựng kết cấu thép đấu thầu rộng rãi trong nước 158.584.320 Đang thực hiện 6e1 Nhà bảo dưỡng và kho đấu thầu rộng rãi trong nước 4.708.409 Đang thực hiện 6e2 Tường rào, cổng, nhà thường trực nhà máy cán nóng thép tấm đấu thầu rộng rãi trong nước 2.835.000 02/2008 6e3 Nhà thí nghiệm nhà máy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21585.doc
Tài liệu liên quan