Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2

1.1 Tài chính doanh nghiệp 2

1.1.1 Khái niệm và bản chất của tài chính doanh nghiệp 2

1.1.2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp 3

1.2 Quản lý tài chính doanh nghiệp 4

1.2.1 Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp 4

1.2.2 Mục tiêu của quản lý tài chính doanh nghiệp 4

1.2.3 Nguyên tắc của quản lý tài chính doanh nghiệp 5

1.3 Nội dung của quản lý tài chính doanh nghiệp 7

1.3.1 Phân tích tài chính doanh nghiệp. 7

1.3.1.1 Nội dung phân tích tài chính 8

1.3.1.2 Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính doanh nghiệp. 8

1.3.2 Quản lý nguồn vốn doanh nghiệp. 13

1.3.2.1 Phương pháp lựa chọn nguồn vốn 14

1.3.2.2 Các nguồn vốn của doanh nghiệp và hình thức huy động. 14

1.3.3 Quản lý tài sản doanh nghiệp 16

1.3.3.1 Quản lý tài sản lưu động 16

1.3.3.2 Quản lý tài sản cố định 17

1.3.4 Kiểm tra tài chính 19

1.3.4.1 Các hình thức kiểm tra tài chính 19

1.3.4.2 Phương pháp quản lý tài chính 20

1.3.5 Quyết định đầu tư tài chính 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM 23

2.1 Giới thiệu về công ty 23

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 23

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. 23

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty. 23

2.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính ở Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim. 23

2.2.1 Phân tích tình hình tài chính của Công ty Vilexim 23

2.2.1.1 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. 23

2.2.1.2 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp 23

2.2.2 Phân tích chỉ tiêu tài chính và tỷ lệ tài chính chủ yếu 23

2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính của công ty Vilexim 23

2.3.1 Những kết quả đạt được 23

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 23

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY VILEXIM 23

3.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tài chính 23

3.2 Xây dựng chính sách tài trợ, cơ cấu vốn hợp lý 23

3.3 Sử dụng chính sách bán chịu để tăng doanh thu 23

3.4 Quản lý thanh toán 23

3.5 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động 23

3.6 Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ 23

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán và áp dụng các phương pháp lập kế hoạch. + Ý nghĩa: kiểm tra trước có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự vận động của các luồng tài chính qua việc tạo lậo các quỹ tiền tệ đúng với yêu cầu, khả năng của công ty, ngăn chặn các sai lầm khi ra quyết định về quản lý tài chính và tạo cơ sở cho kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính. - Kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch tài chính đã được quyết định: + Là việc kiểm tra ngay trong các hoạt động tài chính, trong các nghiệp vụ tài chính phát sinh, trên cơ sở đó thúc đẩy hoàn thành các kế hoạch tài chính, bảo toàn, phát triển và sử dụng vốn có hiệu quả. + Nội dung kiểm tra: kiểm tra các hoạt động thu- chi tài chính, kiểm tra về thanh toán, về kết cấu tài chính, về khả năng sinh lời thông qua phân tích hệ số khả năng thanh toán, hệ số doanh lợi, điều hoà vốn. Kiểm tra việc phân phối và sử dụng các qũy tiền tệ để đánh giá hiệu năng hoạt động và dự báo xu hướng phát triển của tổ chức. + Ý nghĩa: đánh giá được ưu nhược điểm trong quản lý các hoạt động tài chính, tìm ra các giải pháp tài chính, đưa ra các quyết định tài chính một cách chính xác, đúng đắn và kịp thời. - Kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính: + Là kiểm tra được thực hiện sau khi các hoạt động tài chính, các nghiệp vụ tài chính diễn ra, được hạch toán, ghi chép vào hệ thống các loại sổ sách, bảng biểu. + Nội dung của kiểm tra: so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tài chính với các chỉ tiêu kinh tế, giữa số liệu phát sinh thực tế và chỉ tiêu kế hoạch tài chính, đối chiếu tình hình thực tế với các số liệu, sổ sách, số liệu trên bảng tổng kết tài sản, báo cáo quyết toán. + Ý nghĩa: xem xét lại tính đúng đắn, hợp lý, xác thực của các hoạt động tài chính cũng như các số liệu được đưa ra trong các sổ sách, bảng biểu. Ngoài ra, tổng kết rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính trong các kỳ sau. 1.3.4.2 Phương pháp quản lý tài chính - Kiểm tra toàn diện: Là cách kiểm tra nhằm vào toàn bộ tổ chức và toàn bộ các nghiệp vụ tài chính trong việc thực hiện nghiệp vụ kế hoạch tài chính. - Kiểm tra chuyên đề ( Kiểm tra trọng điểm): Là cách kiểm tra chỉ tập trung vào một hay môt vài nghiệp vụ tài chính nhất định cần quan tâm trong chấn chỉnh kỷ luật tài chính hoặc kiểm tra một bộ phận quan trọng nào đó có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của tổ chức. - Kiểm tra điển hình (Kiểm tra chọn mẫu): là cách kiểm tra có tính chất lựa chọn đối với một số đơn vị hay một số nghiệp vụ tài chính đặc trưng theo một tiêu chuẩn nào đó để thực hiện việc kiểm tra. Qua việc kiểm tra điển hình có thể phát hiện được tồn tại, dựa vào kết quả đạt được để nhận biết đươc hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức và tìm biện pháp cải tiến trong công tác quản lý tài chính. - Kiểm tra chứng từ( kiểm tra gián tiếp): là phương pháp kiểm tra dựa vào các báo biểu, sổ sách, số liệu hạch toán, thống kê...Phương pháp này được áp dụng một cách phổ biến, giúp tổng hợp, đánh giá ngay được tình hình hoạt động của tổ chức. Song trong nhiều trường hợp đánh giá qua chứng từ không giúp chủ thể kiểm tra nắm được thực chất và nguyên nhân của tình hình nhất là trường hợp vi phạm kỷ luật tài chính do chất lượng ghi chép trong chứng từ. - Kiểm tra thực tế: là cách kiểm tra được tiến hành tại hiện trường, tại nơi diễn ra các hoạt động kinh tế tài chính của bộ phận chịu sự kiểm tra. 1.3.5 Quyết định đầu tư tài chính Đầu tư là một trong những nhân tố chủ yếu quyết định sự phát triển của tổ chức và của nền kinh tế quốc dân. Trong hoạt động này, tổ chức sử dụng nguồn tài trợ dài hạn, nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết hoặc đầu tư và các tổ chức khác để thực hiện mục tiêu của mình. Hoạt động này được tập trung thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư hoặc góp vốn liên doanh, liên kết, đầu tư công ty con, công ty thành viên... - Phân loại đầu tư: + Theo cơ cấu vốn: đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư về vốn lưu động thường xuyên cần thiết, đầu tư liên doanh và đầu tư về tài sản tài chính khác. + Theo mục tiêu: đầu tư hình thành doanh nghiệp, đầu tư cho việc tăng năng lực sản xuất, đầu tư cho đổi mới sản phẩm, đầu tư thay đổi thiết bị, đầu tư có tính chất chiến lược, đầu tư ra bên ngoài. - Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư: + Chính sách kinh tế của chính phủ: đầu tư vào ngành, lĩnh vực mà Nhà nước khuyến khích + Yếu tố thị trường: nhu cầu sản phẩm, dịch vụ hiện tại tương lai, mức độ cạnh tranh. + Lãi xuất tiền vay và chính sách thuế: xác định chi phí đầu tư, chính sách thuế có thể khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư. + Tiến bộ khoa học kỹ thuật + Khả năng tài chính của tổ chức. - Phương pháp đánh giá lựa chọn đầu tư: Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đầu tư: xem xét lợi ích mang lại trong tương lai có xứng với vốn đầu tư bỏ ra hay không. Các phương pháp đánh giá lựa chọn đầu tư: + Phương pháp tỷ suất lợi nhận bình quân của vốn đầu tư. + Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư + Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV) + Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) + Phương pháp chỉ số sinh lời (PI) CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM 2.1 Giới thiệu về công ty 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tên Việt Nam: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim Tên tiếng anh: Vilexim Import Export And Co-operation Investment Co. Trụ sở chính: 170 đường Giải phóng, Q. Thanh Xuân, Tp. Hà Nội ĐT: ((84.4) 38694171 – 38694169 Fax: (84.4) 38694168 E-mail: vilexim@hn.vnn.vn Công ty VILEXIM Hà Nội trực thuộc Bộ Thương Mại được thành lập ngày 24-12-1987 theo quyết định số 82/VNG-TCCB của Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Công thương). Tiền thân của công ty là công ty xuất nhập khẩu biên giới được thành lập năm 1967 thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa của các nước XHCN chi viện cho kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Lào. Từ năm 1976 đến năm 1987 ngoài nhiệm vụ vận chuyển hàng viện trợ cho Lào, công ty còn được Bộ Thương Mại giao cho tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp với Lào và trong thời gian này công ty đổi tên thành công ty xuất nhập khẩu với Lào. Trước chính sách mở cửa nền kinh tế của đất nước, để tồn tại và tiếp tục phát triển công ty đã không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh doanh với nhiều tổ chức, công ty kinh doanh của nước ngoài. Đến nay công ty đã có quan hệ ngoại giao với khoảng 40 nước và quan hệ kinh doanh với khoảng trên 23 nước trên thế giới. - Quá trình phát triển của Công ty chia làm hai giai đoạn : + Giai đoạn 1: 1987 – 1993 Công ty được Bộ thương mại giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu với nước CHDC nhân dân Lào. + Giai đoạn 2 : từ 1993 đến nay theo xu thế của cơ chế thị trường và sự đổi mới của đất nước để có thể thích ứng và vươn lên Công ty phải có những thay đổi trong chiến lược xuất nhập khẩu kinh doanh và thị trượng. Do vậy Bộ Thương mại( nay là Bộ Công thương) đã có những điều chỉnh để Công ty không chỉ thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu với Lào và thay mặt chính phủ nhận nợ cho Nhà nước do chính phủ Lào trả mà còn được phép tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với các nước trên thế giới và cả thị trường trong nước góp phần vào phát triển chung của nền kinh tế đất nước. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. - Chức năng + Trực tiếp xuất khẩu theo giấy phép của Bộ Thương Mại( nay là Bộ Công Thương) với các nước trên thế giới, góp phần thúc đẩy sự hợp tác phát triển quan hệ với các quốc gia trên thế giới đồng thời đáp ứng nhu cầu hội nhập của nền kinh tế đất nước vào thị trường thế giới. + Công ty nhận ủy thác xuất nhập khẩu, kinh doanh chuyển khẩu thuộc phạm vi của công ty + Liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong nước và nước ngoài. + Xuất khẩu lao động nhằm tăng thu nhập cho người lao động đồng thời làm tăng nguồn thu ngoại tệ đối với Nhà nước. - Nhiệm vụ + Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu để đẩy mạnh và phát triển quan hệ thương mại, hợp tác, đầu tư và các hoạt động khác có liên quan tới kinh tế đối ngoại với các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài. Công ty hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những quy định riêng của công ty. + Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty theo quy chế hiện hành để thực hiện nội dung và mục đích hoạt động của công ty. + Nhận ủy thác xuất nhập khẩu và làm các dịch vụ thuộc phạm vi kinh doanh của công ty theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. + Sản xuất gia công các mặt hàng xuất nhập khẩu. + Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện tốt các mục tiêu hoạt động của công ty. + Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. + Góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. - Quyền hạn : Công ty Vilexim là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân như sau: + Được nhà nước thành lập + Có tài sản riêng + Tự chịu trách nhiệm độc lập về hoạt động kinh doanh bằng tài sản riêng của mình. + Khi tham gia vào các quan hệ kinh tế với tư cách là nguyên đơn hay bị đơn trước cơ quan toà án. + Được vay vốn kể cả bằng ngoại tệ ở trong hoặc ngoài nước, được thực hiện liên doanh liên kết sản xuất với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ở trong và ngoài nước. + Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức tự chủ pháp nhân , tổ chức hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng theo quy định của pháp luật. + Trực tiếp xuất khẩu theo giấy phép của Bộ Thương Mại( nay là Bộ Công Thương) với các nước trên thế giới, góp phần thúc đẩy sự hợp tác phát triển quan hệ với các quốc gia trên thế giới đồng thời đáp ứng nhu cầu hội nhập của nền kinh tế đất nước vào thị trường thế giới. + Công ty nhận ủy thác xuất nhập khẩu, kinh doanh chuyển khẩu thuộc phạm vi của công ty + Liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong nước và nước ngoài. + Xuất khẩu lao động nhằm tăng thu nhập cho người lao động đồng thời làm tăng nguồn thu ngoại tệ đối với Nhà nước. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Vilexim Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Các chi nhánh Phòng Tổng hợp và Marketing Phòng Tài chính kế toán Phòng Dịch vụ đầu tư Các phòng XNK từ 1à4 Văn phòng đại diện Phòng Tổ chức hành chính ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty Vilexim) - Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc quản lý nhân sự trong công ty. Gồm: Sắp xếp, tuyển chọn, thuyên chuyển, lập kế hoạch đào tạo cán bộ, đánh giá chất lượng cán bộ, xét duyệt định mức tiền lương lao động trong công ty. Ngoài ra còn quản lý công văn, giấy tờ trong các quan hệ đối nội và đối ngoại của công ty. - Phòng kế toán tài vụ: có chức năng huy động vốn và các nguồn lực khác phục vụ cho công tác kinh doanh của công ty, tiến hành nhận vốn và tài sản của nhà nước giao cho công ty, tổ chức hạch toán kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các chế độ quản lý tài chính của các đơn vị thành viên trong công ty, lập các báo cáo tài chính định kỳ, tổng hợp và công khai tình hình tài chính của công ty, cung cấp số liệu, tài liệu liên quan đến tình hình tài chính của công ty cho giám đốc cũng như các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng. - Phòng kế hoạch tổng hợp: Thực hiện chức năng tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của công ty. Qua đó, ban giám đốc sẽ đề ra phương án sản xuất kinh doanh phù hợp. - Phòng kinh doanh: Gồm 6 phòng, trong đó có 4 phòng thực hiện chức năng xuất nhập khẩu, 1 phòng đầu tư có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi tình hình triển khai của các dự án đầu tư, đồng thời lập kế hoạch đầu tư trình ban giám đốc, 1 phòng dịch vụ nhận các dịch vụ thuộc phạm vi kinh doanh của công ty theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước . - Chi nhánh và văn phòng đại diện: Trưởng chi nhánh và văn phòng đại diện có quyền ra quyết định và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh và văn phòng đại diện, có quan hệ với các cơ quan chủ quản cấp trên, với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. Trưởng chi nhánh và văn phòng đại diện có nhiệm vụ báo cáo hoạt động kinh doanh của mình lên phó giám đốc điều hành chi nhánh, văn phòng đại diện đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên về quá trình điều hành sản xuất và kinh doanh của mình. 2.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính ở Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim. 2.2.1 Phân tích tình hình tài chính của Công ty Vilexim Bảng 1: Bảng cân đối kế toán (Đơn vị: VNĐ) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TÀI SẢN A. Tài sản ngắn hạn 54,358,902,988 54,345,439,210 77,946,479,435 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 10,472,987,630 13,061,270,322 13,961,763,454 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 7,000,000,000 - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 21,873,801,310 25,667,580,126 47,869,299,724 1.Phải thu khách hàng 20,536,115,875 16,954,855,234 18,870,450,466 2.Trả trước cho người bán 1,003,495,726 8,259,324,973 28,798,825,596 3.Các khoản phải thu khác 304,189,709 453,399,919 200,023,662 IV. Hàng tồn kho 11,577,474,291 10,654,687,423 10,327,364,718 V. Tài sản ngắn hàngạn khác 3,434,639,757 4,961,901,339 5,788,051,539 B- Tài sản dài hạn 29,271,124,360 31,849,312,913 34,697,475,026 I. Tài sản cố định 27,951,124,360 30,549,312,913 33,517,475,026 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1,320,000,000 1,300,000,000 1,180,000,000 Tổng tài sản 83,630,027,348 86,194,752,123 112,643,954,461 NGUỒN VỐN A- Nợ phải trả 10,097,060,856 7,389,207,982 23,842,149,811 I. Nợ ngắn hạn 8,686,409,001 6,604,489,410 4,819,845,354 1. Vay và nợ ngắn hạn 763,512,000 642,000,000 48,200,000 2.Phải trả người bán 1,592,277,192 1,502,927,071 1,708,539,585 3. Người mua trả tiền trước 39,042,859 44,563,996 391,904,075 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 111,581,660 781,878,474 702,670,389 5. Phải trả công nhân viên 5,947,326,470 3,497,296,683 1,698,241,156 6. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 232,668,820 153,823,186 270,290,149 II. Nợ dài hạn 1,410,651,855 784,718,572 19,022,304,457 1. Vay và nợ dài hạn 1,255,984,000 631,984,000 18,850,000,000 2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 121,322,855 152,734,572 172,304,457 B- Vốn chủ sở hữu 73,532,966,492 78,805,544,141 88,801,804,650 I. Vốn chủ sở hữu 67,611,715,616 69,656,266,673 78,531,462,030 1. Vốn đầu tư của chủ sở hàngữu 40,877,000,000 59,564,020,000 59,564,020,000 2. Vốn khác của chủ sở hàngữu 291,290 291,290 291,290 3. Quỹ đầu tư phát triển 13,695,278,407 1,550,539,721 3,141,833,018 4. Quỹ dự phòng tài chính 1,912,470,852 2,675,913,046 3,394,209,000 5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 11,166,675,067 5,865,502,616 12,532,007,115 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 5,871,250,876 9,149,277,468 10,270,342,620 Tổng cộng nguồn vốn 83,630,027,348 86,194,752,123 112,643,954,461 ( Nguồn: Phòng kế toán tài chính Công ty Vilexim) 2.2.1.1 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Bảng 2: Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn (Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Lượng % Lượng % Lượng % Lượng % 1.Vốn bằng tiền 2,588,282,690 19,6 900,493,130 3,2 2.Phải thu 3,793,778,810 28,7 22,201,719,600 77,8 3.Hàng tồn kho 922,786,870 7 327,322,710 1,2 4. ĐTTC ngắn hạn 7,000,000,000 53 5.TSNH khác 1,527,261,582 11,6 826,150,200 2,9 6. TSCĐ và đầu tư dài hạn 2,578,188,550 19,5 2,848,162110 9,9 7. Nợ ngắn hạn 2,081,919,591 15,8 1,784,644,056 6,2 8. Nợ dài hạn 625,933,283 4,8 18,237,585,880 63,8 9. Vốn chủ sở hữu 5,272,577,650 40 9,996,260,510 35 Cộng 13,195.364,50 13,195.364,510 100 28,561,169,100 28,561169100 100 ( Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty Vilexim) Nhìn vào biểu ta có thể thấy được trong năm 2008 nguồn vốn sử dụng tăng 13,195,364,510 đồng tăng 15,8% so với năm 2007, xét về mục tiêu tăng trưởng thì kết quả này khả quan. Trong năm 2009 nguồn vốn sử dụng tăng 28,561,169,100 đồng; tăng 34,15% so với năm 2007 và 33,13% so với năm 2008, như vậy Công ty vẫn duy trì được mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Trong đó, sử dụng vốn tăng chủ yếu là đầu tư vào các khoản phải thu của khách hàng và tài sản cố định. Đầu tư vào tài sản cố định bằng nguồn vốn tài trợ từ vay dài hạn 63,8% là đúng phương hướng. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm tuy nhiên các khoản phải thu không những tăng về số tuyệt đối mà cả tương đối, thể hiện Công ty đang bị chiếm dụng vốn nhiều. Điều này sẽ gây bất lợi cho Công ty vì vậy trong thời gian tới Công ty cần phải có biện pháp để giảm tỷ lệ phải thu của khách hàng xuống cả về mặt tuyệt đối và tương đối. - Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh + Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Tồn kho và các khoản phải thu – Nợ ngắn hạn Bảng3: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên ( Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1. Phải thu của khách hàng 20,536,115,875 16,954,855,234 18,870,450,466 2. Phải thu khác 304,189,709 4,533,999,919 200,023,662 3. Tồn kho 11,557,474,291 10,654,687,423 10,327,364,718 4. Nợ ngắn hạn 8,686,409,001 6,604,489,410 4,819,845,354 Nhu cầu VLĐ 23,731,370,870 21,458,453,160 24,577,993,480 ( Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty Vilexim) + Vốn lưu động thường xuyên Vốn lưu động thường xuyên = Vốn dài hạn – Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Bảng 4: Vốn lưu động thường xuyên (Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1. Tài sản cố định 27,951,124,360 30,549,312,913 33,517,475,026 2. Đầu tư dài hạn 1,320,000,000 1,300,000,000 1,180,000,000 3. Nợ dài hạn 1,255,984,000 631,984,000 18,850,000,000 4. Vốn chủ sở hữu 67,661,715,616 69,656,266,673 78,531,462,030 VLĐthường xuyên 39,646,575,250 38,438,937,760 62,683,987,010 ( Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty Vilexim) + Vốn bằng tiền Vốn bằng tiền = Vốn lưu động thường xuyên – nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Bảng 5: Vốn bằng tiền (Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1.VLĐ thường xuyên 39,646,575,250 38,438,937,760 62,683,987,010 2. Nhu cầu VLĐ thường xuyên 23,731,370,870 21,458,453,160 24,577,993,480 Vốn bằng tiền 15,915,204,380 16,980,484,600 38,105,993,50 ( Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty Vilexim) Nhìn vào biểu đồ từ ta thấy cả vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên đều dương, chứng tỏ toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Đồng thời Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính như vậy là tốt. Trong năm 2009 Công ty đã thực hiện vay dài hạn hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên Công ty có thể lựa chọn vay ngắn hạn nếu như chi phí của khoản vay đó tốt hơn. 2.2.1.2 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp - Phân tích tình hình tài sản và kết cấu tài sản của công ty Bảng 6: Tình hình tài sản và kết cấu tài sản (Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Lượng % Lượng % Lượng % A. Tài sản ngắn hạn 54,358,902,988 65 54,345,439,210 62,52 77,946,479,435 69,2 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 10,472,987,630 12,53 13,061,270,322 15,15 13,961,763,454 12,4 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 7,000,000,000 8,37 - - - - III. Phải thu ngắn hạn 21,873,801,310 25,667,580,126 47,869,299,724 1. Phải thu khách hàng 20,536,115,875 24,56 16,954,855,234 19,67 18,870,450,466 16,75 2.Trả trước cho người bán 1,003,495,726 1,24 8,259,324,973 9,58 28,798,825,596 25,56 3.Phải thu khác 304,189,709 0,35 453,399,919 0,53 200,023,662 0,18 IV. Hàng tồn kho 11,577,474,291 13,85 10,654,687,423 12,36 10,327,364,718 9,17 V. Tài sản ngắn hạn khác 3,434,639,757 4,1 4,961,901,339 5,76 5,788,051,539 5,14 B- Tài sản dài hạn 29,271,124,360 35 31,849,312,913 37,48 34,697,475,026 30,8 I. Tài sản cố định 27,951,124,306 33,42 30,549,312,913 35,44 33,517,475,026 29,75 II. Đầu tư tài chính dài hạn 1,320,000,000 1,58 1,300,000,000 1,51 1,180,000,000 1,05 Tổng tài sản 83,630,027,348 100 86,194,752,123 100 112,643,954,461 100 Về tài sản dựa vào bảng trên ta thấy tỷ trọng Tài sản ngắn hạn đều chiếm trên 60%, riêng năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống 62,52% và năm 2009 lại tăng lên 69,2%. Nguyên nhân của việc giảm tài sản lưu động vào năm 2008 chủ yếu là do các khoản phải thu giảm. Năm 2008 là năm xuất hiện khủng hoảng tài chính làm cho khá nhiều công ty gặp nhiều khó khăn. Đó cũng là một trong những lý do làm cho những khoản phải thu của Công ty bị giảm xuống. Tuy nhiên, năm 2009 khi nền kinh tế được phục hồi đáng kể thì tài sản ngắn hạn của Công ty cũng tăng lên nguyên nhân là do Công ty đã tăng tiền mặt, tăng các khoản phải trả cho khách hàng và các khoản phải thu. Về tài sản dài hạn năm 2007 tỷ lệ tài sản dài hạn của Công ty là 35% tuy nhiên tới năm 2008 tỷ lệ này tăng lên 37,48% nguyên nhân là do Công ty đã đầu tư vào tài sản cố định của mình bằng vốn vay dài hạn. Năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 30,8% vì công ty đã tập trung tài sản ngắn hạn vào để thực hiện hoạt động kinh doanh sau khi đã đầu tư vào tài sản cố định ở năm trước. Phân tích cơ cấu vốn. Bảng7: Cơ cấu nguồn vốn của công ty (Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Lượng % Lượng % Lượng % A- Nợ phải trả 10,097,060,856 12,02 7,389,207,982 8,57 23,842,149,811 21,2 I. Nợ ngắn hạn 8,686,409,001 6,604,489,410 4,819,845,354 1. Vay và nợ ngắn hạn 763,512,000 0,91 642,000,000 0,72 48,200,000 0,043 2.Phải trả người bán 1,592,277,192 1,9 1,502,927,071 1,74 1,708,539,585 1,52 3. Người mua trả tiền trước 39,042,859 0,046 44,563,996 0,052 391,904,075 0,35 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 111,581,660 0,13 781,878,474 0,9 702,670,389 0,62 5. Phải trả công nhân viên 5,947,326,470 7,11 3,497,296,683 4,06 1,698,241,156 1,5 6. Phải trả, nộp ngắn hàngạn khác 232,668,820 0,28 153,823,186 0,18 270,290,149 0,24 II. Nợ dài hạn 1,410,651,855 784,718,572 19,022,304,457 1. Vay và nợ dài hạn 1,255,984,000 1,5 631,984,000 0.73 18,850,000,000 16,73 2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 121,322,855 0,14 152,734,572 0,17 172,304,457 0,15 B- Vốn chủ sở hữu 73,532,966,492 87,98 78,805,544,141 91,43 88,801,804,650 78,8 I. Vốn chủ sở hữu 67,611,715,616 80,9 69,656,266,673 80,8 78,531,462,030 69,72 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 40,877,000,000 59,564,020,000 59,564,020,000 2. Vốn khác của chủ sở hữu 291,290 291,290 291,290 3. Quỹ đầu tư phát triển 13,695,278,407 1,550,539,721 3,141,833,018 4. Quỹ dự phòng tài chính 1,912,470,852 2,675,913,046 3,394,209,000 5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 11,166,675,067 5,865,502,616 12,532,007,115 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 5,871,250,876 7,08 9,149,277,468 10,64 10,270,342,620 9,13 Tổng cộng nguồn vốn 83,630,027,348 100 86,194,752,123 100 112,643,954,461 100 ( Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty Vilexim) Về nguồn vốn trung bình các năm, vốn chủ sở hữu chiếm trên 80% trong tổng số nguồn vốn. Năm 2007 và năm 2008 vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ cao 87,98% và 91,43%. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu như trên là rất cao, một trong những điểm không thuận lợi của vốn chủ sỡ hữu đó là giá thành (hay chi phí) của nó cao hơn chi phí của nợ. Vì không người đầu tư nào bỏ tiền đầu tư vào công ty gánh chịu những rủi ro về họat động và kết quả kinh doanh của công ty mà lại chịu nhận tiền lãi bằng lãi suất cho vay nợ. Việc này cùng với tính chất không được miễn trừ thuế làm cho chi chí vốn càng cao hơn. Việc này cũng dẫn tới một điểm không thuận lợi khác, là khi vốn chủ sỡ hữu càng cao, số lượng người chủ sỡ hữu càng nhiều, thì áp lực về kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như sự quản lý, giám sát của họ lên các nhà điều hành càng cao. Tuy vậy vốn chủ sỡ hữu sẽ vẫn phải tăng khi công ty cần tiền. Tăng để cân bằng với nợ và giữ cho công ty ở trong tình trạnh tài chánh lành mạnh. Một lý do để các nhà đầu tư tăng vốn nữa là khi thị trường định giá cổ phiếu của nó cao hơn giá trị nội tại (overprice). Phát hành vốn trong trường hợp đó sẽ tạo ra lợi nhuận tài chánh cho công ty, và thực chất là tăng phần lãi nhuận cho những nhà đầu tư hiện hữu. Năm 2009 vốn chủ sở hữu giảm còn 78,8% do Công ty đã tăng các khoản trả trước (28,798,825,596 đồng) cho người bán nên doanh nghiệp phải tăng vay nợ ngân hàng (19,022,304,457 đồng). Ưu điểm lớn nhất của việc dùng nợ thay cho vốn chủ sỡ hữu đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế. Tong khi đó thì cổ tức hay các hình thức thưởng khác cho chủ sỡ hữu phải bị đánh thuế. Trên nguyên tắc mà nói, nếu chúng ta thay vốn chủ sở hữu bằng nợ thì sẽ giảm được thuế doanh nghiệp phải trả, và vì thế tăng giá trị của doanh nghiệp lên. Ưu điểm thứ hai của nợ, đó là thông thường nợ rẻ hơn vốn chủ sỡ hữu, nói cách khác là lãi suất ngân hàng, hay

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM.doc
Tài liệu liên quan