Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNN & PTNT Nam Hà Nội

MỤC LỤC

Danh mục chữ cái viết tắt .1

Danh mục bảng biểu .2

Lời mở đầu .6

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại .8

 1.1.Tín dụng ngân hàng – các vấn đề cơ bản .8

 1.1.1 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại .8

 1.1.2 Khái niệm và phân loại tín dụng ngân hàng .9

 1.1.3 Quy trình tín dụng ngân hàng .12

 1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế .13

 1.2. Rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng trong

hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại .16

 1.2.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương

mại .16

 1.2.2 Các nhân tố dẫn đến rủi ro tín dụng . .21

 1.3 Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM 26

 1.3.1 Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng .26

 1.3.2 Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng . . .27

 1.3.3 Các nguyên tắc chung của Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel về

 quản trị rủi ro trong tín dụng .31

 1.3.4 Công cụ quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại .32

 1.3.5 Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng

thương mại .37

 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng

trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 43

 1.4.1 Các yếu tố chủ quan . .43

 1.4.2 Các yếu tố khách quan . .44

 

Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội 45

 2.1 Giới thiệu chung về NHNN &PTNT Nam Hà Nội .45

 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của NHNN & PTNT Nam

Hà Nội .45

 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những

năm gần đây .48

 2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNN & PTNT

Nam Hà Nội .53

 2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân

 Hàng .53

 2.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng . .54

 2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân

Hàng . .61

 2.3.1 Những kết quả đạt được . .61

 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân. .62

 

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị rủi

ro tín dụng tại NHNN & PTNT Nam Hà Nội .66

 

3.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của NHNN & PTNT

Nam Hà Nội trong những năm tới .66

3.2 Giải pháp xây dựng và hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín

dụng tại NHNN & PTNT Nam Hà Nội 69

3.2.1 Giải pháp xử lý nợ tồn đọng, nợ khó đòi và nợ quá hạn .69

3.2.2 Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin đánh giá khách hàng . .71

3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng .73

3.2.4 Đa dạng hoá danh mục đầu tư – Hoàn thiện quy trình nghiệp

vụ tín dụng .74

3.2.5 Phát triển hệ thống công nghệ thông tin .76

3.2.6 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng .77

3.2.7 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng .80

3.2.8 Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh .80

3.2.9 Công tác đào tạo cán bộ .82

3.2.10 Hạn chế tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra .84

3.3 Đề xuất - kiến nghị . .85

 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 85

 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước .87

 3.3.3 Kiến nghị với NHNN & PTNT Việt Nam .88

Kết luận .90

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNN & PTNT Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trên 360 ngày. ` Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. ` Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai. ` Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa quá hạn hoặc đã quá hạn. ` Các khoản nợ khoanh , nợ chờ xử lý. ` Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định. (2) Xếp hạng rủi ro tín dụng: Ngân hàng cần thiết lập một hệ thống xếp hạng rủi ro đối với các danh mục tín dụng của mình. Hệ thống xếp hạng giúp ngân hàng nhận định chung về danh mục cho vay, phát hiện sớm các khoản cho vay có khả năng gây tổn thất cho ngân hàng, và là cơ sở xác định mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Các mức rủi ro có thể khác nhau giữa các ngân hàng. (3) Xếp hạng chất lưọng tài sản đảm bảo: Với vai trò là nguồn thứ hai, cùng với việc xác định cấp độ rủi ro của từng khách hàng, ngân hàng đánh giá chất lượng của các tài sản đảm bảo khoản vay để có được cái nhìn hoàn chỉnh về khoản vay và các quyết định sau này. (4) Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ` Theo phương pháp truyền thống rủi ro tín dụng được đo lường qua các chỉ tiêu: # Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ # Nợ xâú và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Trong đó, Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hay toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Nợ xấu là khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo quy định 493. Hai chỉ tiêu trên có quan hệ mật thiết và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng chứ tốt. Còn tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ hi vọng thu lại tiền của ngân hàng rất mong manh, cần có biện pháp giải quyết kịp thời. ` Ngoài ra người ta còn sử dụng một số các chỉ tiêu khác như: # Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi: cho biết bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ có khả năng thu hồi và bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi. Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn có khả năng thu hồi / Nợ quá hạn có khả năng thu hồi # Tỷ lệ tổn thất cho vay / Cho vay : cho biết mức độ tổn thất trong hoạt động tín dụng là bao nhiêu phần trăm so với tổng số cho vay. # Tỷ lệ dự trữ tổn thất / Cho vay : cho biết tình hình dự trữ tổn thất tín dụng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số cho vay. 1.3.5.3 Ngăn ngừa rủi ro tín dụng Lập phương án gặp gỡ khách hàng Nhận thấy nếu khoản tín dụng bị xếp hạng thấp thì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro. Như vậy việc ngăn ngừa cần tiến hành sớm và thường xuyên bởi một bộ phận chuyên trách, bởi sẽ tận dụng được kỹ năng chuyên môn, tập trung vào giải quyết vấn đề tránh phân tán tư tưởng. Tiến trình công việc được hoạch định như sau : Tiến hành gặp gỡ khách hàng Lập phương án khắc phục Thực thi phương án khắc phục Nếu phương án khắc phục thành công mức độ rủi ro trở nên bình thường thì chuyển sang cho nhân viên tín dụng phụ trách tiếp còn nếu việc thực thi biện pháp khắc phục gặp trở ngại thì ngân hàng chuyển khoản tín dụng sang bộ phận chuyên trách về xử lý rủi ro tín dụng. Tiếp nữa là sự cần thiết của báo cáo quản trị rủi ro tín dụng – là một nội dung có liên quan đến rủi ro tín dụng. Không có báo cáo toàn diện, cụ thể và chuẩn xác thì người làm công tác điều hành không có căn cứ để ra các quyêt định của mình. Báo cáo cũng do phòng ban chuyên trách lập ra. Bên cạnh đó, bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập sẽ giúp các cán bộ lãnh đạo điều hành hoạt động một cách thông suốt và hiệu quả. Trong ngân hàng các bộ phận chuyên môn hoá phát huy hiệu quả của mình thì những rủi ro thì các quá trình nghiệp vụ đó cũng cần phải được kiểm soát độc lập. Tại các ngân hàng, nội dung cụ thể của hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập cần phải xây dựng, phổ biến và thống nhất đến mọi phòng ban và mọi cán bộ. Ngoài ra, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, các quy định bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, hoạt động thanh tra của các cơ quan chức năng, thiết lập và phát triển hệ thống thông tin tín dụng cũng là những yếu tố giúp ngân hàng tránh được những rủi ro trong hoạt động tín dụng. 1.3.5.4 Thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất nếu rủi ro tín dụng xảy ra (1) Quỹ dự phòng rủi ro là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản tín dụng bị tổn thất. Quỹ thường được trích ra từ lợi nhuận sau thuế. Với việc lập quỹ dự phòng rủi ro khi rủi ro xảy ra việc mất vốn cho vay sẽ không gây nhiều tác động tới ngân hàng. Việc trích lập quỹ dự phòng ở nước ta hiện nay áp dụng theo Điều 8 Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN như sau: Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ như sau: Nhóm 1 : 0% Nhóm 2 : 5% Nhóm 3 : 20% Nhóm 4 : 50% Nhóm 5 : 100% Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ tính theo công thức: R = max (0, (A-C))* r Trong đó, R : Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A : Số dư nợ gốc của khoản nợ. C : Gía trị khấu trừ của tài sản đảm bảo r : Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể (2) Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng có thể làm việc tiếp với khách hàng tới khi khoản vay được hoàn trả một phần hoặc tất cả mà không sử dụng tới luật pháp. Hoặc ngân hàng có thể buộc khách hàng phải tuân thủ các điều khoản xử lý của hợp đồng tín dụng. (3) Ngân hàng mua bảo hiểm tín dụng, nếu rủi ro xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho ngân hàng theo quy định. Ngoài ra ngân hàng còn có thể tham gia cho vay đồng tài trợ giúp san sẻ rủi ro chủ yếu giữa các ngân hàng, giúp giảm thiểu rủi ro nếu xảy ra. 1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.4.1 Các yếu tố chủ quan * Trình độ và nhận thức của các cán bộ quản trị rủi ro tín dụng: Các cán bộ chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng, chưa có những đánh giá chính xác về khách hàng và khả năng trả nợ của họ. Cán bộ chưa có những đánh giá chính xác về phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, đối tác tham gia bảo lãnh, không dự báo được những vấn đề phát sinh từ phía khách hàng có thể gây bất lợi cho ngân hàng. * Hệ thống thông tin đánh giá khách hàng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng chưa đạt được yêu cầu về sự tổng hợp và thống nhất: Hệ thống thông tin chưa đầy đủ và thiếu cập nhật đã khiến cho quá trình đánh giá rủi ro gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng chưa có đủ thông tin về thị trường, không có những kênh thông tin chính xác để kiểm tra về các khách hàng. * Chiến lược khách hàng của ngân hàng: Tuỳ theo chiến lược kinh doanh cụ thể mà mỗi ngân hàng đưa ra các mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau. * Mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng: Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp đem lại lợi nhuận ngày càng lớn tuy nhiên mức độ rủi ro cũng ngày càng cao hơn. 1.4.2 Các yếu tố khách quan * Do môi trường pháp lý chưa đầy đủ chặt chẽ, các quy định còn thiếu và chưa đồng bộ. * Các thay đổi trong các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, trong tiến trình hội nhập quốc tế * Do các biến động bất thường về tỷ giá hối đoái, lãi suấtngoài tầm kiểm soát của ngân hàng. * Hệ thống thông tin về các doanh nghiệp do các cơ quan khác cung cấp không chính xác, trung thực. Như vậy, tại mỗi ngân hàng, việc phát triển công tác quản trị rủi ro tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhận thức về quản trị rủi ro tín dụng, hiệu quả bộ máy tổ chức, trình độ cán bộ công nhân viênDo vậy, việc hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng chính là hoàn thiện và nâng cao những yếu tố đó. Vấn đề này ở mỗi ngân hàng cũng cần có bộ phận chuyên trách. Ở chương tiếp theo sẽ đề cập tới hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cụ thể tại chi nhánh NHNN & PTNT Nam. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của chi nhánh 2.1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của NHNN & PTNT Nam Hà Nội Tên, địa chỉ chi nhánh NHNN & PTNT Nam Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định 48/QĐ – HĐQT ngày 12/03/2001 của chủ tịch hội đồng quản trị NHNN & PTNT Việt Nam. Chi nhánh NHNN & PTNT Việt Nam Hà Nội là chi nhánh phụ thuộc của NHNN & PTNT Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở tại toà nhà C3 - Phường Phương Liệt - Quận Thanh Xuân – Hà Nội. Quy mô hiện tại của chi nhánh NHNN & PTNT Nam Hà Nội chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 08/05/2001 với đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầu là 36 người và đến nay là 129 cán bộ. Chi nhánh có mạng lưới các phòng giao dịch được bố trí rải rác trên các địa bàn dân cư như chùa Bộc, Triệu Quốc Đạt, Thanh Xuân Bắc Và thành lập : ` Phòng giao dịch số 1 – Chi nhánh Giảng Võ ` Chi nhánh Tây Đô ` Chi nhánh Nam Đô ` Phòng giao dịch số 4 ` Phòng giao dịch số 5 ` Phòng giao dịch số 6 tại trường ĐH Kinh tế Quốc Dân ` Phòng giao dịch số 9. 2.1.1.2 Mô hình tổ chức Ban lãnh đạo của NHNN & PTNT Nam Hà Nội gồm có một Giám Đốc và Phó Giám Đốc phụ trách ba mảng công việc khác nhau. Bộ máy tổ chức hành chính của chi nhánh được bố trí thành 6 phòng ban. ` Phòng tín dụng ` Phòng Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ ` Phòng hành chính nhân sự ` Phòng thanh toán quốc tế ` Phòng kế toán ngân quỹ ` Phòng nguồn vốn kế hoạch tổng hợp. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội Phòng giao dịch số 1 Chi nhánh Tây Đô Chi nhánh Nam Đô Phòng giao dịch số 4 Hội sở chính Phòng giao dịch số 5 Phòng giao dịch số 6 ĐHKT QD Phòng giao dịch số 9 Phòng tín dụng Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng hành chính nhân sự Phòng thanh toán Quốc tế Phòng kế toán ngân quỹ Phòng nguồn vốn kế hoạch TH * Phòng tín dụng Phòng kinh doanh với chức năng là: thực hiện cho vay và đầu tư các dự án đối với các doanh nghiệp nhằm đem lại kết quả kinh doanh có lãi. * Phòng kiểm tra - kiểm soát nội bộ Chức năng của phòng là kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà Nước, giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà Nước, về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. * Phòng hành chính nhân sự Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám Đốc chi nhánh phê duyệt. Làm công tác tham mưu cho Giám Đốc trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn lực, đề bạt lương cho cán bộ công nhân viên. * Phòng thanh toán quốc tế Khai thác ngoại tệ hợp lý về giá cả, đảm bảo nhu cầu thanh toán của khách hàng, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. * Phòng kế toán ngân quỹ Trực tiếp hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quy định của chi nhánh xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNN & PTNT trên địa bàn, trình NHNN & PTNT cấp trên phê duyệt. * Phòng Nguồn vốn – kế hoạch tổng hợp Là phòng mới được thành lập năm 2004, nhiệm vụ chính của phòng là huy động vốn và lập báo cáo thống kê kế hoạch định kỳ theo quy định của NHNN & PTNT. 2.1.1.3 Các chức năng chủ yếu Cũng như các NHTM khác, NHNN & PTNT Nam Hà Nội cũng đảm nhiệm 3 chức năng sau: ` Là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư. ` Tạo phương tiện thanh toán: khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dung để mua hàng và dịch vụ. ` Trung gian thanh toán: Theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà Nước. NHNN & PTNT Nam Hà Nội với hoạt động là kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, với chức năng của mình, NHNN & PTNT Nam Hà Nội luôn tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng đầu tư đồng thời cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT Nam Hà Nội trong những năm gần đây 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn Bảng 2.1 Phân tích nguồn vốn theo tính chất huy động Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2004 So 2003 % 2005 So 2004 % 2006 So 2005 % 2007 So 2006 % I.Tổng NV 3.784 48,4% 4.439 117,3% 7.953 179,2% 8.320 104,6% 1-Tiền gửi dân cư 1.121 31% 1.390 124% 4.226 304% 4.182 99% +Ngtệ quy đổi VNĐ - 380 448 452 101% +Tỷ trọng TGDC 29,62% 31,32% 53% 50% 95% 2-TGTCTD 1.224 43,9% 618 50,5% 824 133% 572 69,4% +Ngtệ quy đổi VNĐ - 218 - 39 +Tỷ trọng TGTCTD 32,36% 13,9% 10,36% 7% 3-TGTCKT-XH 1.026 243,9% 2.430 236,8% 2.903 119,5% 3.565 122,8% +Ngtệ quy đổi VNĐ - 240 125 77 +Tỷ trọng TGTCKTXH 27,12% 54,75% 37% 43% Nguồn : Báo cáo thưòng niên năm 2004,2005,2006, và các báo cáo tài chính 2007 ` Từ năm 2003 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chi nhánh năm nào cũng hoàn thành kế hoạch được giao. Đặc biệt năm 2006 là năm thắng lợi vượt bậc của chi nhánh cả về tốc độ tăng trưởng, quy mô, cơ cấu nguồn vốn, thể hiện: tổng nguồn vốn đạt 7953 tỷ đồng, tăng 3514 tỷ đồng so với năm trước, tốc độ tăng trưởng 79 %, vượt 5% so với kế hoạch TSC giao( KH đã điều chỉnh tăng). Cuối năm 2006, chi nhánh đã vươn lên Top 5 đơn vị dãn đầu trong hệ thống về quy mô nguồn vốn. ` Thực hiện chủ trương của TSC về việc giảm dần TG, TV, TCTD, Chi nhánh NHNN & PTNT Nam Hà Nội đã chấp hành nghiêm chỉnh. Theo dõi số liệu trong những năm gần đây, Ngân hàng đã giảm dần được tỷ trọng TGTCTD và tới năm 2007 này chỉ còn chiếm 7 % tổng nguồn vốn, giảm 252 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2006. ` TGTCKT – XH có sự tăng trưởng mạnh, tuy năm 2006 thấp hơn năm 2005, nhưng tới nay đã khôi phục và tăng tới mức 43 %. ` Tiền gửi dân cư có xu hướng giảm. Năm 2007, tiền gửi dân cư là 4182 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50 % tổng nguồn vốn và bằng 99 % năm 2006. 2.1.2.2 Hoạt động tín dụng Năm 2005 là năm thực sự khó khăn của công tác cho vay tuy nhiên đến 31/12/2005 Chi nhánh đã hoàn thành vượt mức KH ban đầu 6,6%, tăng 246 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 28%. Như vậy so với mức tăng trưởng của toàn nghành 13,3% thì mức tăng trưởng trên là khá cao. Tuy nhiên bình quân dư nợ đầu người cũng chưa vượt qua ngưỡng 10 tỷ đồng (9,9 tỷ), là chưa tương xứng với quy mô nguồn vốn của Chi nhánh và là mức thấp so với mặt bằng trên cùng địa bàn Hà Nội. Đánh giá chung công tác tín dụng 2006 cũng là năm tăng trưởng cao nhất vượt mức chỉ tiêu đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn đô thị đã giao. Năm 2007, đánh dấu sự tăng trưởng nhanh của công tác tín dụng của Chi nhánh Nam Hà Nội, tăng 343 tỷ và vượt 21% so với đầu năm. Bảng 2.2 Phân tích dư nợ theo loại tiền Đơn vị : Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2004 So 2003% 2005 So 2004% 2006 So 2005% 2007 So 2006% 1-Dư nợ Địa phương 3.351 160% 1.119 33,4% 1.601 143% 1.945 121% + Nội tệ 2.666 60% 543 20.37% 7.635 140,6% 1.021 133,7% Tỷ trọng dư nợ nội tệ 79,6% 48.49% 48% 53% + Ngoại tệ 685 60% 576 84,1% 838 145,5% 924 110,3% Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ 20,4% 51,51% 52% 47% Nguồn : báo cáo thường niên năm 2004,2005,2006 và các báo cáo tái chính 2007 Cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền có sự thay đổi từng năm. Chi nhánh đang cố gắng giảm dần dư nợ cho vay bằng ngoại tệ nhằm hạn chế việc sử dụng vốn ngoại tệ của Trung ương và cải thiện chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra. Tuy nhiên tỷ trọng này chưa thực sự thay đổi theo hướng tích cực giữa các năm. Bảng 2.3 Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị : Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2004 So 2003 % 2005 So 2004 % 2006 So 2005 % 2007 So 2006 % Dư nợ DNNN 672 128% 876 130% 989 112% 1.207 122% Dư nợ DNNQD 152 153% 182 119% 551 303% 475 86% Dư nợ HTX & Tư nhân 149 73,3% 114 77,8% 469 411% 263 56,1% Nguồn : báo cáo thường niên năm 2004,2005,2006 và các báo cáo tái chính 2007 Như vậy dư nợ đối với DNNN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Sự khó khăn của các doanh nghiệp này trong giai đoạn vừa qua có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tín dụng của Chi nhánh. + Tình hình dư nợ tại các đơn vị trực thuộc : ngoài Chi nhánh Giảng Võ, Phòng giao dịch số 4, Phòng giao dịch số 9 thì các đơn vị khác dư nợ đều tăng dần qua các năm. Nhìn chung các dự án đã giải ngân hết và bắt đầu vào giai đoạn thu nợ, còn các dự án bằng vốn nội tệ vẫn đang trong giai đoạn giải ngân. + Tình hình nợ xấu : Tỷ nợ xấu của Chi nhánh Nam Hà Nội luôn thấp hơn mức TSC cho phép. Cụ thể : Năm 2005 thực hiện 0,05%. Năm 2006 thực hiện 1,79% ( cho phép 3% ). Năm 2007 thực hiện 0,18% ( cho phép 2% ). 2.1.2.3 Cung cấp các dịch vụ khác Chi nhánh NHNN & PTNT Nam Hà Nội luôn chú trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ thanh toán Quốc tế, không để xảy ra trường hợp sơ xuất đáng tiếc nào. Doanh số hoạt động và thu phí dịch vụ tiếp tục tăng trưởng qua các năm. Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong Ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, Chi nhánh Nam Hà Nội đã có rất nhiều cố gắng trong việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như : Bảo lãnh, thanh toán quốc tế, đại lý Western Union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, Ngân hàng đầu mối, Ngân hàng phục vụ dự ánBên cạnh đó còn phát triển 1 số sản phẩm dịch vụ mới như : hỗ trợ duy trì nghiệp vụ quản lý tài chính tập trung, dịch vụ thu hộ học phí, dịch vụ trả tiền lương qua thẻ Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị : Triệu VNĐ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Tổng thu 946A 208.150 332.929 556.189 738.093 Tổng chi 946A 164.255 274.485 461.630 646.409 Quỹ thu nhập 946A 43.895 58.444 94.559 91.684 Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2004,2005,2006 và các báo cáo tái chính 2007 Nhận thấy: + Tổng thu 946A tăng nhanh qua các năm, trong đó thu hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu. + Tổng chi 946A cũng tăng qua các năm, trong đó chi trả lãi huy động vốn chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng chi. + Chênh lệch thu – chi năm nào cũng vượt kế hoạch được giao. 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI 2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT Nam Hà Nội Nhận thấy, trong những năm gần đây NHNN & PTNT Nam Hà Nội đã khá thành công trong việc đảm bảo an toàn cho các khoản cho vay, được thể hiện qua số liệu bảng sau: Bảng 2.5 Tình hình dư nợ quá hạn tại NHNN & PTNT Nam Hà Nội Đơn vị : Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ 1.571.394 2.130.478 3.746.587 2.481.000 Nợ quá hạn (NQH) 544 4.260 28.691 1.378 NQH/Tổng dư nợ 0,035 % 0,2 % 0,77 % 0,056 % Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004, 2005, 2006 và các báo cáo tài chính năm 2007 Nhìn vào bảng kết quả có thể thấy các khoản nợ quá hạn phát sinh qua các năm là không đồng đều. Tỷ trọng nợ quá hạn tăng qua các năm 2004, 2005, 2006. Có sự gia tăng mạnh trong năm 2006 với khoản nợ quá hạn lên tới 28.691 triệu VNĐ. Tuy nhiên tới năm 2007 lại giảm mạnh tới mức chỉ còn 1.378 triệu VNĐ. Mức độ an toàn tín dụng được thể hiện rõ hơn khi xem xét về tỷ lệ giữa các khoản nợ quá hạn phát sinh trong năm và tổng số dư nợ tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng dần từ năm 2004 đến năm 2006 nhưng đến năm 2007 lại giảm xuống rất đáng kể. Tuy trong các năm từ 2004 đến 2006 tỷ lệ nợ quá hạn tăng nhưng so với mức cho phép của TSC vẫn thấp hơn rất nhiều. Cụ thể: Mức thực hiện của NHNN&PTNT Nam Hà Nội 0,035% 0,2% 0,77% 0,056% Mức cho phép của TSC 1% 2,3% 3% 2% Nợ quá hạn phát sinh tăng vào năm 2006 là do thực hiện sự chỉ đạo của Tổng Giám Đốc về việc tăng cường trích dự phòng rủi ro nên Chi nhánh đã chuyển 20 tỷ đồng sang nợ nhóm III để trích lập thêm 7.136 triệu VNĐ dự phòng rủi ro. Ngoài ra vì áp dụng Quyết định 127/2005/QĐ – NHNN theo đó các khoản nợ không đựơc hoàn trả đúng hạn đều coi là nợ quá hạn và được trích lập quỹ dự phòng rủi ro ngay khi quá hạn, do vậy mà tỷ lệ nợ quá hạn các năm 2005, 2006 mới có sự gia tăng đột biến như vậy. 2.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng NHNN & PTNT Nam Hà Nội 2.2.2.1 Nhận biết rủi ro tín dụng Ngân hàng đã thực hiện nhiều phương pháp giám sát thực tiễn sản xuất kinh doanh của khách hàng và việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng nhằm phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro thực tiễn và những biến động xấu trong sản xuất kinh doanh của khách hàng. Khâu quan trọng nhất trong quá trình xét duyệt cho vay của NHNN &PTNT Nam Hà Nội là khâu thẩm định khách hàng. Công tác thẩm định giúp nhận biết những rủi ro có thể xảy ra khi cho vay. Quy trình thẩm định khách hàng bao gồm những bước như sau: * Kiểm tra hồ sơ vay vốn ` Một bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng được coi là đầy đủ hợp lệ khi bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau: + Giấy đề nghị vay vốn: nêu rõ mục đích vay, nhu cầu vốn vay, thời hạn vay, biện pháp bảo đảm tiền vay. + Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống + Các chứng từ có liên quan(xuất trình khi vay vốn) + Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định. ` Hồ sơ pháp lý bao gồm các tài liệu như: quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp, giấy chúng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm chủ tịch HĐQT, TGĐ, giấy phép hành nghề ` Hồ sơ do ngân hàng lập bao gồm báo cáo thẩm định, tái thẩm định, biên bản họp HĐTD,các loại thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ quá hạn, sổ theo dõi cho vay – thu nợ. ` Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập gồm: hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, biên bản sau khi cho vay, biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng ` Hồ sơ tài chính gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính ` Hồ sơ về khoản vay trình bày về phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư Ngoài sự đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn, các cán bộ tín dụng cần xem xét tính chân thực của các số liệu mà khách hàng cung cấp. Đồng thời xem xét sự hợp pháp của các tài liệu kể trên. * Phân tích tình hình tài chính của khách hàng Việc phân tích khách hàng dựa vào các tài liệu như các báo cáo tài chính, các thông tin tài chính và phi tài chính, các công ty hoạt động cùng ngành nghề với khách hàngTình hình tài chính của khách hàng được xem xét cụ thể qua các yếu tố sau đây: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu Đây là yếu tố mang tính then chốt trong việc phân tích tình hình tài chính của một khách hàng. NHNN& PTNT Nam Hà Nội sử dụng 4 nhóm chỉ tiêu cơ bản sau: Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán + Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn =>Hệ số phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn. + Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động – hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn =>Hệ số càng cao thì khả năng trả nợ của khách hàng càng lớn + Hệ số thanh toán tức thời = Tổng số vốn bằng tiền và các TS tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn =>Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán nợ của khách hàng bằng tiền mặt. Nhóm chỉ tiêu hoạt động + Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân + Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu/ Các khoản phải thu bình quân + Hệ số vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ + Hệ số nợ = (Tổng tài sản - Vốn chủ sở hữu)/ Tổng tài sản =>Hệ số này nhỏ hơn 0,5 là tốt nhất. + Hệ số khả năng trả lãi - Lợi tức trước thuế và lãi/ Chi phí trả lãi =>Hệ số đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho các chủ nợ Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời + Hệ số mức sinh lời trên doanh thu = Tổng lợi tức sau thuế/ Doanh thu thuần + Hệ số thu nhập trên tổng tài sản = tổng lợi tức sau thuế/ tổng tài sản + Hệ số thu nhập trên vốn thuần = tổng lợi tức sau thuế/ Vốn chủ sở hữu Các khoản mục tài sản + Ngân quỹ bao gồm: tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, các khoản phải thu. Trong đó ngân hàng phải chú ý tới các khoản phải thu để loại trừ những khoản bán chịu không thu được, hoặc khó thu. + Các chứng khoán có giá là các tài sản tài chính của doanh nghiệp. Nó làm tăng nguồn thu cho doanh nghiệp và có thể đem bán khi cần thiết. + Hàng tồn kho: ngân hàng luôn quan tâm tới số lượng, chất lượng, bảo hiểm rủi ro với các hàng hoá trong kho do có rất nhiều khoản vay ngắn hạn với mục đích tăng dự trữ hàng hoá. + Tài sản cố định : ngân hàng xem xét đối với các khách hàng vay trung - dài hạn. Các tài sản đảm bảo + Tài sản thế chấp phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi thế chấp và không có tranh chấp. + Tài sản thế chấp phải có giá trị , có đủ căn cứ xác định giá trị tài sản đó theo quy định của Chính phủ, của NHNN. + Tài sản thế chấp, cầm cố phải có khả năng chuyển nhượng trên thị trường. Thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7643.doc
Tài liệu liên quan