Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh VPBank Kinh Đô

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 3

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 3

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank 3

1.2. Sơ đồ tổ chức VPBank 7

1.3. Kết quả hoạt động của ngân hàng trong một số năm gần đây 10

II. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 14

2.1. Quy trình thẩm định dự án 14

2.2. Nội dung thẩm định dự án tại ngân hàng 16

2.2.1. Thẩm định hồ sơ vay vốn : 16

2.2.2. Thẩm định khách hàng vay vốn 19

2.2.3. Thẩm định dự án đầu tư: 23

2.2.4. Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay 38

III. VÍ DỤ MINH HỌA CHO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG: "DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÂNG CẤP NĂNG LỰC ĐÓNG MỚI VÀ SỬA CHỮA TÀU CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY NGÔ QUYỀN". 41

3.2. Đánh giá công tác thẩm định của ngân hàng trong "dự án nâng cao năng lực đóng mới vào sửa chữa tàu" 56

3.2.1. Những mặt đạt được 56

3.2.2. Những mặt còn hạn chế 56

IV. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG 57

4.1. Những mặt đạt được: 57

4.2. Những mặt còn hạn chế 62

4.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thẩm định của ngân hàng 71

4.3.1. Nguyên nhân chủ quan 71

4.3.2 Nguyên nhân khách quan 73

CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG 76

2.1. Định hướng cho công tác thẩm định của ngân hàng trong thời gian tới 76

2.1.1. Nhu cầu thẩm định dự án tại ngân hàng 76

2.1.2.Định hướng cho công tác thẩm định dự án đầu tư 78

2.2. Các giải pháp 78

2.2.1. Nhận thức về công tác thẩm định 78

2.2.2. Các giải pháp 79

2.3. Một số kiến nghị 91

2.3.1.Với nhà nước và các Bộ ngành có liên quan 91

2.3.2. Với ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại khác 92

2.3.3.Kiến nghị với chủ đầu tư 93

2.3.4. Với VPBank 94

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2570 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh VPBank Kinh Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện hành của Việt Nam. Về lịch sử hình thành, phát triển và uy tín của công ty Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền được thành lập từ một xưởng sửa chữa và dịch vụ thuộc Tổng cục đường biển. Qua quá trình phát triển và mở rộng đến nay, công ty ngoài việc phá dỡ tàu cũ còn sản xuất khí oxy nitơ, khí công nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp tàu thủy và các ngành công nghiệp khác và cung ứng tàu biển. Hiện nay, công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền trực thuộc Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Sau hơn 10 năm hình thành, Tổng công ty đã có hơn 100 đơn vị thành viên; số lượng lao động bình quân là 35.500 người. Thu nhập bình quân 2.000.000đồng/ tháng/ người. Năm 2003 Tổng công ty đã đạt mức tăng trưởng là 51%. Cho đến nay, công ty đã thực hiện thành công chuến lược sản phẩm trọng điểm, sản phẩm mũi nhọn mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Seri tàu hàng 6.500 DWT, đóng thành công và đưa vào khai thác tàu hàng 11.500 DWT, tàu dầu 13.500 DWT…Ngoài ra, công ty đã thực hiện thành công một số sản phẩm tàu xuất khẩu cho các chủ tàu nước ngoài, đã ký hợp đồng đóng mới tàu biển có trọng tải lớn với Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, tàu xuất khẩu sang Anh, Nhật… Giám đốc doanh nghiệp: Ông Nguyễn Văn Mão là người có kinh nghiệm, có mối quan hệ rộng rãi với nhiều bạn hàng và khách hàng có uy tín cao trong nước và nước ngoài. * Về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty gần đây được thể hiện tóm tắt qua các bảng tài chính quý III năm 2008 như sau: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Niên độ tài chính năm 2008 Người nộp thuế: Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền 234 - Ngô Quyền - Hải Phòng Đơn vị tiền: Đồng việt nam STT CHỈ TIÊU Mã Thuyết minh Số năm nay Số năm trước (1) (2) (3) (4) (5) (6) TÀI SẢN A A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 96,997,576,392 160,769,908,331 I I. Tiền và các khoản tương đương tiền (110=111+112) 110 206,922,095 599,439,175 1 1. Tiền 111 V.I 206,922,095 599,439,175 2 2. Các khoản tương đương tiền 112 V.I 0 0 II II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (120=121+129) 120 0 36,394,156,495 1 1. Đầu tư ngắn hạn 121 V.XI 0 36,394,156,495 2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 129 0 0 III III. Các khoản phải thu ngắn hạn (130 = 131 + 132 + 133 + 134 + 135 + 139) 130 37,352,025,918 43,285,955,415 1 1. Phải thu khách hàng 131 V.II 27,699,918,834 27,346,215,111 2 2. Trả trước cho người bán 132 4,000,973,833 3,473,638,986 3 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 V.II 293,006,097 288,039,679 4 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 0 0 5 5. Các khoản phải thu khác 135 V.II 5,358,127,154 12,178,061,639 6 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 V.II 0 0 IV IV. Hàng tồn kho (140 = 141 + 149) 140 53,457,093,645 72,933,724,300 1 1. Hàng tồn kho 141 V.III 53,457,093,645 72,933,724,300 2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 0 0 V V. Tài sản ngắn hạn khác (150 = 151 + 152 + 154 + 158) 150 5,981,534,734 7,556,632,946 1 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 2,994,332,242 2,940,650,311 2 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 V.IV 348,542,764 705,373,437 3 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 0 0 5 5. Tài sản ngắn hạn khác 158 2,638,659,728 3,910,609,198 B B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) 200 100,994,246,671 110,080,346,066 I I- Các khoản phải thu dài hạn (210 = 211 + 212 + 213 + 218 + 219) 210 0 0 1 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 V.V 0 0 2 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 0 0 3 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 0 0 4 4. Phải thu dài hạn khác 218 0 0 5 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 0 0 II II. Tài sản cố định (220 = 221 + 224 + 227 + 230) 220 96,021,706,650 101,829,300,160 1 1. Tài sản cố định hữu hình (221 = 222 + 223) 221 V.VI 79,516,034,971 82,110,478,299 - - Nguyên giá 222 97,592,319,613 96,941,447,680 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (18,076,284,642) (14,830,969,381) 2 2. Tài sản cố định thuê tài chính (224 = 225 + 226) 224 V.VII 160,029,846 182,256,213 - - Nguyên giá 225 320,059,686 320,059,686 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 (160,029,840) (137,803,473) 3 3. Tài sản cố định vô hình (227 = 228 + 229) 227 V.III 0 0 - - Nguyên giá 228 0 0 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 0 0 4 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.IX 16,345,641,833 19,536,565,648 III III. Bất động sản đầu tư (240 = 241 + 242) 240 V.X 0 0 - - Nguyên giá 241 0 0 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 0 0 IV IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (250 = 251 + 252 + 258 + 259) 250 V.XI 0 0 1 1. Đầu tư vào công ty con 251 0 0 2 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 0 0 3 3. Đầu tư dài hạn khác 258 0 0 4 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 0 0 V V. Tài sản dài hạn khác (260 = 261 + 262 + 268) 260 4,972,540,021 8,251,045,906 1 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.XII 4,955,740,021 8,234,245,906 2 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.XIII 0 0 3 3. Tài sản dài hạn khác 268 16,800,000 16,800,000 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 197,991,823,063 270,850,254,397 NGUỒN VỐN A A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 169,317,944,960 243,381,215,147 I I. Nợ ngắn hạn (310 = 311 + 312 + ... + 319 + 320) 310 97,107,067,228 137,351,215,500 1 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.XIV 34,549,740,952 57,074,500,454 2 2. Phải trả người bán 312 V.XV 28,351,870,591 41,862,749,997 3 3. Người mua trả tiền trước 313 V.XV 25,777,633,460 20,118,255,774 4 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.XVI 605,664,037 596,030,868 5 5. Phải trả người lao động 315 444,836,230 426,350,413 6 6. Chi phí phải trả 316 V.XVII 1,699,086,685 1,699,086,685 7 7. Phải trả nội bộ 317 2,789,121,340 7,703,838,209 8 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 0 0 9 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.XVIII 2,889,113,933 7,870,403,100 10 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 0 0 II II. Nợ dài hạn (330 = 331 + 332 + ... + 336 + 337) 330 V.XXI 72,210,877,732 106,021,759,247 1 1. Phải trả dài hạn người bán 331 0 0 2 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 0 0 3 3. Phải trả dài hạn khác 333 3,000,000 3,000,000 4 4. Vay và nợ dài hạn 334 72,207,877,732 106,022,879,447 5 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 0 0 6 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 0 (4,120,200) 7 7.Dự phòng phải trả dài hạn 337 0 0 B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 28,673,878,103 27,477,279,650 I I. Vốn chủ sở hữu (410 = 411 + 412 + ... + 420 + 421) 410 28,673,878,103 27,464,410,000 1 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 V.XXI 19,905,507,395 19,905,507,395 2 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0 0 3 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 0 4 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 0 0 5 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 0 0 6 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 0 0 7 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 38,673,000 38,673,000 8 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 0 0 9 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 0 0 10 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 1,895,781,869 886,313,766 11 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 6,833,915,839 6,633,915,839 II II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (430=431+432+433) 430 0 12,869,650 1 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 0 12,869,650 2 2. Nguồn kinh phí 432 0 0 3 3. Nguồn kinh phí đó hình thành TSCĐ 433 0 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 197,991,823,063 270,850,254,397 CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG 31/9/2008 31/12/2006 1 1. Tài sản thuê ngoài 0 0 2 2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 0 0 3 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi 0 0 4 4. Nợ khó đòi đã xử lý 0 0 5 5. Ngoại tệ các loại 0 0 6 6. Dự toán chi hoạt động 0 0 7 7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có (18,076,284,642) (14,830,969,381) BÁO CÁO KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) QUÝ III/ 2008 Người nộp thuế: Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền 234 - Ngô Quyền - Hải Phòng Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam Stt Chỉ tiêu Mã Thuyết minh Số năm nay Số năm trước (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 54,458,938,561 139,880,832,391 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 54,458,938,561 139,880,832,391 4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 49,524,711,890 127,438,401,966 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 4,934,226,671 12,442,430,425 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 11,510,286 153,049,625 7 Chi phí tài chính 22 VI.28 2,177,528,288 5,607,961,526 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 2,177,528,288 5,607,961,526 8 Chi phí bán hàng 24 996,330,444 2,956,213,234 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 983,125,432 2,865,236,425 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)) 30 788,752,793 1,166,068,865 11 Thu nhập khác 31 47,460,000 2,005,567,417 12 Chi phí khác 32 10,162,797 1,081,479,518 13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 37,297,203 924,087,899 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 826,049,996 2,090,156,764 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 VI.30 231,293,999 585,243,894 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 VI.30 0 0 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51 - 52) 60 594,755,997 1,504,912,870 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 0 0 Khả năng tài chính của doanh nghiệp được tổng kết theo bảng sau: Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 0.9988 1.1705 2. Khả năng thanh toán nhanh 1,03 0,51 3. Khả năng trả nợ/ tổng tài sản (%) 8,3 9,92 4. Nợ phải trả/vốn chủ sở hữu (%) 9,05 11,01 5. Doanh thu/ tổng tài sản 0,23 0,32 6. Lợi nhuận/ doanh thu (%) 1,29 1,26 7. Lợi nhuận/ tổng tài sản (%) 0,3 0,41 8. Lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu (%) 0,33 0,45 Qua bảng phân tích trên cho thấy: - Khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của công ty thời điểm 30/09/2008 là tốt do nợ ngắn hạn của công ty không cao. Công ty dùng toàn bộ vốn tự có để kinh doanh nên khả năng thanh toán của công ty là tốt - Mức độ độc lập tài chính của công ty là tốt: nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm trên 90% tổng nguồn vốn - Khả năng sinh lời của công ty ngày càng cao. Riêng 9 tháng đầu năm 2008 lợi nhuận của công ty đạt trên 1,504,912,870 đồng. Nhưng nếu so với tổng tài sản (hoặc tổng nguồn vốn) thì khả năng sinh lời vẫn còn ở mức thấp. Như vậy công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua các năm, mức độ độc lập tài chính cũng như khả năng thanh toán tốt, các chỉ tiêu kinh tế đều đạt. Thẩm định dự án đầu tư Sự cần thiết của dự án Thông qua quá trình điều tra, thu thập thực tế về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị cũng như quy mô sản xuất các Nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy nước ta cho thấy: với thực trạng về năng lực đóng mới, sửa chữa của nhà máy đóng tàu trong Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam là chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường đóng mới và sửa chữa tàu. Số lượng tàu cần được bổ sung, sửa chữa, đặc biệt là các tàu có trọng tải lớn. Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền nằm ở vị trí thuận tiện gần các cơ sở kinh tế thuộc khu Công nghiệp phát triển phía Bắc thành phố Hải Phòng. Hiện nay năng lực sửa chữa và đóng mới tàu của Công ty chưa thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện tại, đặc biệt Công ty có vị trí thuận lợi, với nguồn hàng dồi dào về nhu cầu sửa chữa và đóng mới các tàu có tải trọng trên 5000 DWT là rất lớn. Để tạo điều kiện cho Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền phát huy hết khả năng của mình, việc đầu tư nâng cao năng lực đóng mới và sửa chữa tàu cho Công ty nhầm tạo nên hiệu quả đầu tư cao, đáp ứng được nhu cầu dịch vụ sửa chữa phương tiện thủy những năm tới, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của công ty nói riêng cũng như Ngành Công Nghiệp tàu thủy nói chung là một việc hết sức cấp bách và cần thiết. * Thẩm định tài chính dự án - Tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn Dự toán đầu tư nâng cao năng lực đóng mới và sửa chữa – công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền được duyệt với tổng mức vốn đầu tư là 104.921.457.630 đồng, trong đó Xây lắp: 42.308.304.059 đồng Thiết bị: 33.307.800.000 đồng Kiến thiết cơ bản khác: 5.180.885.982 đồng Lãi vay trong thời gian thực hiện dự án: 9.505.946.497 đồng Dự phòng: 7.618.521.092 đồng Vốn lưu động ban đầu: 7.000.000.000 đồng Vốn lưu đọng được tính toán trên cơ sở: mức dự trữ nguyên, nhiên liệu; khoản phải thu của khách hàng; khoản phải trả cho người bán; dự trữ quỹ tiền mặt. Khi hoạt động kinh doanh khai thác bắt đầu đi vào ổn định dự trù mức vốn lư động cần thiết hàng năm là: 22.625.700.622 đồng. Khi thực hiện kế hoạch đầu tư thì bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất từ năm 2007 khi đó công suất mới thực hiện 50% công suất nên cần lượng vốn lưu động ban đầu là 7.000.000.000 đồng Nguồn vốn đầu tư gồm: - Nguồn vốn ngân sách cấp: 19.282.300.000 đồng - Các nguồn khác: 85.639.157.630 đồng Như vậy nguồn vốn tự có của doanh nghiệp chiếm trên 18.38% tổng vốn đầu tư của dự án, phù hợp với quy định về cho vay của ngân hàng. *Về tính hiệu quả tài chính của dự án - Cơ sở tính toán: +Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu và phải nộp đủ trong những năm tiếp theo với mức thuế là 28%/năm. Thuế thu nhập doanh nghiệp tính từ năm thực hiện sản xuất và có thu nhập. +Khấu hao được tính trong 20 năm +Lãi suất chiết khấu được sử dụng là lãi suất vay ngân hàng (12%) Kết quả tính toán được trình bày chi tiết tại phụ lục - Hiệu quả của dự án như sau: Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng NPV = 17.6 > 0 Tỷ suất hoàn vốn nội tại IRR = 15,76% > 12% Thời gian hoàn vốn T= 11.5 năm < thời gian hoạt động của dự án (20 năm) Như vậy dự án khả thi về mặt tài chính. * Về phương án trả nợ Nguồn trả nợ: Công ty dự kiến dùng lợi nhuận và khấu hao từ chính dự án "Nâng cao năng lực đóng mới và sửa chữa tàu" và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hiện tại để trả gốc và lãi cho ngân hàng Các tài sản cố định được khấu hao đều trong 20 năm, mức khấu hao cơ bản 1 năm là: 6.726.135.910 đồng. 3.2. Đánh giá công tác thẩm định của ngân hàng trong "dự án nâng cao năng lực đóng mới vào sửa chữa tàu" 3.2.1. Những mặt đạt được +Quy trình thẩm định đã được cán bộ thẩm định tuân thủ đúng theo quy định của ngân hàng, nội dung thẩm định đã được tiến hành một cách đầy đủ qua các khâu, từ khâu thẩm định hồ sơ vay vốn, thẩm định khách hàng vay, thẩm định dự án đầu tư đến thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay +Nội dung thẩm định dự án đã đề cập khá đầy đủ các phương diện như: thẩm định thị trường, thẩm định kỹ thuật- công nghệ, thẩm định tài chính, thẩm định khía cạnh môi trường. Quá trình thẩm định đã có sự tham khảo ở một số dự án tương tự để so sánh, rút ra nhận xét +Báo cáo đã chỉ ra được sự cần thiết thực hiện dự án là nâng cao năng lực sản xuất hiện có và thoả mãn nhu cầu thị trường 3.2.2. Những mặt còn hạn chế +Nội dung đánh giá khía cạnh thị trường còn rất sơ sài, thiếu căn cứ. Cán bộ thẩm định mới chỉ nhận định một cách chung chung tình hình cung cầu thị trường về sản phẩm đá nội thất hiện nay, chưa lượng hoá được cụ thể con số tiêu thụ hàng năm, số lượng các nhà cung cấp, sản lượng cung cấp, các sản phẩm thay thế…Nhìn chung việc đánh gía còn mang tính định tính, chủ yếu dựa vào nhận xét chủ quan của cán bộ thẩm định +Trong quá trình thẩm định phương diện tài chính dự án, cán bộ mới chỉ sử dụng ba chỉ tiêu cơ bản để tính toán (NPV, IRR, T), các chỉ tiêu điểm hoà vốn, lợi ích- chi phí, tỷ suất lợi nhuận của dự án đầu tư… chưa được đề cập. Chưa sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để đánh giá lại tính bền vững về mặt hiệu quả tài chính của dự án +Thông tin trong quá trình thẩm định còn thiếu, chủ yếu dựa vào những báo cáo do khách hàng gửi đến, chưa có sự tham khảo các nguồn thông tin bên ngoài. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào được nhận định là sẽ biến động mạnh, song vẫn không có sự đi sâu tìm hiểu để có hướng điều chỉnh. Lãi suất chiết khấu được dùng để chiết khấu dòng tiền chỉ sử dụng lãi suất vay ngân hàng, không tính đến chi phí cơ hội của vốn tự có + Nội dung đánh giá rủi ro không hề được xem xét mặc dù trên thực tế dự án có thể gặp rất nhiều rủi ro + Cán bộ thẩm định chưa tính đến các chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của dự án IV. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG 4.1. Những mặt đạt được: Mặc dù là một ngân hàng còn khá trẻ trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam song trong những năm qua VPBank đã không ngừng lớn mạnh, đạt được mức tăng trưởng khá cao và ngày càng cải thiện uy tín và vị thế trên thương trường. Có được sự thành công đó là nhờ sự đóng góp không nhỏ của công tác thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định dự án đầu tư nói riêng bởi đây là một nội dung có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng * Về quy trình thẩm định: Có thể nói quy trình thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng trong thời gian qua có những tiến bộ vượt bậc. Từ khi Hội đồng quản trị ban hành "Quy trình nghiệp vụ tín dụng" theo tiêu chuẩn mới, được áp dụng cho nghiệp vụ thẩm định dự án để xem xét cho vay trung và dài hạn hoặc bảo lãnh vay vốn tại VPBank, công tác thẩm định dự án đầu tư đã có những chuyển biến tích cực. Các bước các công đoạn được quy định khá bài bản và logic từ việc hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, tiếp nhận hồ sơ vay, thẩm định hồ sơ vay, thẩm định khách hàng đến thẩm định dự án đầu tư, lập thành tờ trình… Quy trình thẩm định rõ ràng như vậy sẽ là cơ sở cho công tác thẩm định được diễn ra thuận lợi và dễ dàng. Quy trình này còn được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống và nhìn chung trong thời gian qua đã được cán bộ thẩm định tuân thủ nghiêm túc Mặt khác quy trình thẩm định dự án được xây dựng dựa trên cơ sở sự phối hợp thống nhất để đưa ra quyết định. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và các bộ phận chức năng trong quá trình thẩm định, sự phối hợp này diễn ra khá hiệu quả, đã phát huy được tính độc lập của mỗi bộ phận đồng thời tạo ra mối quan hệ thống nhất, không chồng chéo lẫn nhau * Về nội dung thẩm định: Nếu như trước đây, công tác thẩm định hầu như chỉ chủ yếu xem xét khía cạnh tài chính, thì đến nay nội dung thẩm định đã tính đến các khía cạnh khác nhau của một dự án: đó không chỉ là việc đơn thuần tính toán các chỉ tiêu tài chính mà còn là xem xét tư cách pháp lý của người vay, lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp, việc xem xét các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án, phân tích các rủi ro mang tính thị trường. Bên cạnh đó còn thẩm định về phương diện kỹ thuật, phương diện kinh tế, phương diện tổ chức, vận hành công trình và phương diện vệ sinh môi trường. Như vậy nội dung thẩm định đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, phù hợp với những tiêu chuẩn chung và với đòi hỏi phát triển của nền kinh tế thị trường * Về tổ chức và phân cấp thẩm định Khắc phục những hạn chế trong thời gian qua và để nhằm chuyên môn hoá công tác thẩm định dự án, trong những năm gần đây phòng tín dụng doanh nghiệp đã ra đời. Phòng này chuyên trách đảm nhiệm việc thẩm định các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Đây là một bước tiến đáng kể của ngân hàng Bên cạnh đó, ngân hàng đã có quy định rõ ràng đó là, đối với những dự án nhỏ có tổng mức vốn dưới 2 tỷ đồng thì do các ban tín dụng tiến hành thẩm định, còn đối với những dự án trên 2 tỷ, có tổng vốn đầu tư lớn, có tính chất phức tạp về mặt kinh tế- kỹ thuật thì thẩm quyền thẩm định phải thuộc về hội đồng tín dụng. Việc phân cấp thẩm định rõ ràng như vậy sẽ vừa giúp cho công tác thẩm định được tiến hành nhanh chóng, không bị chồng chéo, rút ngắn thời gian thẩm định đồng thời tránh được những rủi ro có thể gây ra những thiệt hại cho ngân hàng * Về phương pháp thẩm định Phương pháp thẩm định mà ngân hàng áp dụng ngày càng khoa học và hiện đại. Phương pháp chủ yếu được ngân hàng sử dụng trong quá trình thẩm định là phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp dự báo. Các phương pháp này được áp dụng một cách linh hoạt tuỳ theo tính chất của dự án và lượng thông tin cán bộ thẩm định thu thập được. Ngân hàng cũng áp dụng các chỉ tiêu hiệu quả như: NPV, IRR…, để đánh giá tính hiệu quả của dự án, ở một số dự án còn sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy trong phân tích rủi ro. Các chỉ tiêu được sử dụng trong quá trình thẩm định cũng được áp dụng khá linh hoạt. Điều này thể hiện ở chỗ: mặc dù quy trình thẩm định đã quy định rõ ràng các bước, các công đoạn trong quá trình thẩm định, song trên thực tế vẫn có một khoảng mở nhất định, nghĩa là việc lựa chọn chỉ tiêu nào, lựa chọn bao nhiêu chỉ tiêu để đánh giá đối với mỗi dự án là phụ thuộc khá linh hoạt vào trình độ và cách nhìn nhận của cán bộ thẩm định, thậm chí còn phụ thuộc vào mối quan hệ của khách hàng với VPBank… Tuy nhiên dù có linh hoạt đến đâu thì các cán bộ thẩm định vẫn luôn hướng sự phân tích đánh giá của mình đến việc đảm bảo đưa ra một cách khách quan và tổng thể toàn diện nhất * Về cán bộ thẩm định: Đa số cán bộ thẩm định cũng như đội ngũ nhân viên trong ngân hàng đều có trình độ từ đại học trở lên, họ đều là những người trẻ có trình độ chuyên môn giỏi, nhiệt tình trong công tác, say mê với công việc và giàu tinh thần ham học hỏi. Đây chính là đội ngũ chủ chốt có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thẩm định dự án đầu tư về sau này. Bên cạnh đội ngũ cán bộ trẻ, ngân hàng còn có nhiều cán bộ làm việc lâu năm, có chuyên môn sâu về lĩnh vực dự án, dày dặn kinh nghiệm công tác, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng thẩm định các dự án, đặc biệt là những dự án lớn phức tạp Mặt khác công tác bồi dưỡng cán bộ, nâng cao nghiệp vụ thẩm định cũng được VPBank thường xuyên chú trọng, hiện nay ngân hàng đã có trung tâm đào tạo riêng. Ngân hàng luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ của mình trau dồi, nâng cao nghiệp vụ thẩm định. Hơn nữa ngân hàng còn rất chú trọng vào công tác đào tạo lại cán bộ, tập huấn, giao lưu, tổ chức hội nghị hội thảo mời các chuyên gia giỏi giảng dạy về thẩm định dự án. Do đó hiện nay ngân hàng đã có trong tay một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tương đối cao, đạo đức vững vàng, không chỉ được trang bị các kiến thức liên quan đến đầu tư mà còn cả những kiến thức liên ngành đa dạng khác như kiến thức phân tích tài chính doanh nghiệp, kiến thức kế toán… Điều này cũng một phần do chất lượng đội ngũ cán bộ được tuyển chọn đầu vào có trình độ sàn tương đối cao. Chính bằng những kiến thức và kinh nghiệm thực tế đã giúp cho cán bộ thẩm định không chỉ đảm nhiệm được công việc của mình trong một môi trường đầy thử thách với số lượng các dự án cần phải thẩm định ngày càng nhiều, giá trị ngày càng lớn và tính chất phức tạp cũng ngày càng một tăng mà vẫn đảm bảo đưa ra được những đánh giá, những quyết định chính xác, kịp thời. Điều này đã được minh chứng bằng những kết quả trong công tác thẩm định của ngân hàng thời gian qua. *Về thời gian thẩm định Thời gian thẩm định được ngân hàng quy định như sau TT Loại công việc Thời gian thực hiện 1 Thẩm định hồ sơ tín dụng Max=15 ngày 2 Tái thẩm định Max=5 ngày 3 Lãnh đạo phòng tín dùng kiểm soát hồ sơ Max=3 ngày 4 Quyết định của ban tín dụng Max=5 ngày 5 Quyết định của hội đồng tín dụng Max=10 ngày 6 Phê duyệt của HĐQT Max=15 ngày 7 Thời giải quyết hồ sơ cho vay Max=45 ngày 8 Kiểm tra và xử lý nợ vay ít nhất 3 tháng 1 lần Thời gian thẩm định đã được rút ngắn so với trước đây từ đó giúp chủ đầu tư không bị bỏ lỡ cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần lưu ý đảm bảo sao cho tính nhanh chóng phải đi đôi với chất lượng thẩm định. * Về công tác thu thập, quản lý, lưu trữ số liệu phục vụ cho quá trình thẩm định Nguồn thông tin được thu thập trong quá trình thẩm định ngày càng phong phú và đa dạng. Nếu như trước đây các thông tin về dự án dùng để phân tích được cung cấp bởi chính chủ đầu tư, gây nên tình trạng là quá trình thẩm định hầu như chỉ xoay quanh việc thẩm định tính hợp lý, tính chính xác đại số của các số liệu, tiến hành phỏng vấn khảo sát thực địa thì đến nay thông tin đã có tính nhiều chiều hơn. Nguồn th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22070.doc
Tài liệu liên quan