Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

 MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 1

LỜI NÓI ĐẦU 2

1. Giới thiệu tổng quan về Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 3

2. Vai trò của thuỷ điện trong hệ thống điện Việt Nam 7

2.1. Tiềm năng của thuỷ điện Việt Nam 7

2.1.1. Đặc điểm hình thái, khí tượng thuỷ văn 7

2.1.2. Tiềm năng thuỷ điện Việt Nam 8

2.2. Vai trò của nguồn thuỷ điện trong hệ thống nguồn điện Việt Nam 8

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án thuỷ điện 9

3.1. Đặc trưng của các dự án thuỷ điện 9

3.2. Cân đối cung cầu điện tại Việt Nam hiện nay 13

4. Thực trạng công tác thẩm định các dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 15

4.1. Quy trình thẩm định dự án thuỷ điện 15

4.1.1. Tiếp thị khách hàng và nhận Hồ sơ dự án 15

4.1.2. Thẩm định và lập Báo cáo đề xuất tín dụng 15

4.1.3. Thẩm định rủi ro dự án thuỷ điện 16

4.1.4. Phê duyệt cấp tín dụng 16

4.2. Nội dung thẩm định đối với dự án thuỷ điện 18

4.2.1. Thẩm định sự cần thiết đầu tư và thị trường của dự án 18

4.2.2. Phân tích một số nội dung về khía cạnh kỹ thuật 19

4.2.3. Đánh giá năng lực quản lý, vận hành của khách hàng 23

4.2.4. Thẩm định khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của dự án 23

4.2.5. Thẩm định rủi ro dự án thuỷ điện 27

4.3. Minh hoạ công tác thẩm định dự án thuỷ điện: Dự án thuỷ điện Hồ Bốn 27

4.3.1. Giới thiệu về dự án 27

4.3.2. Các nội dung thẩm định của dự án thuỷ điện Hồ Bốn và đánh giá việc thẩm định dự án thủy điện Hồ Bốn 28

4.3.2.1. Thẩm định đơn vị tư vấn lập dự án 28

4.3.2.2. Thẩm định sự cần thiết, mục đích đầu tư dự án 29

4.3.2.3. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án 30

4.3.2.4. Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án 32

4.3.2.5. Thẩm định mô hình tổ chức, cách thức vận hành và quản lý dự án. 39

4.3.2.6. Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án 40

4.3.2.7. Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay. 48

4.3.2.8. Phân tích rủi ro định tính và các biện pháp phòng ngừa những rủi ro này 49

4.4. Kết quả thẩm định dự án thuỷ điện giai đoạn 2006 - 2008 51

5. Đánh giá tình hình thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 53

5.1. Những kết quả đạt được 53

5.1.1. Về nội dung thẩm định 53

5.1.2. Về phương pháp thẩm định 54

5.1.3. Về tổ chức thẩm định 55

5.2. Một số hạn chế 56

5.2.1. Về nội dung thẩm định 56

5.2.2. Về phương pháp thẩm định 58

5.2.3. Về tổ chức thẩm định 58

5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 60

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. 62

1. Nhu cầu vốn để đầu tư phát triển thuỷ điện trong thời gian tới 62

1.1. Mục tiêu phát triển nguồn điện Việt Nam đến năm 2025 62

1.2. Kế hoạch phát triển thuỷ điện trong thời gian tới 63

1.3. Nhu cầu vốn để phát triển thuỷ điện trong năm 2009 và 2010 64

2. Định hướng phát triển của Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong thời gian tới 65

2.1. Định hướng phát triển của Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong thời gian tới 65

2.2. Định hướng phát triển công tác thẩm định 66

3. Quan điểm của Sở giao dịch về việc cấp tín dụng cho các dự án thuỷ điện 68

4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 69

4.1. Về nội dung thẩm định 69

4.1.1. Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ việc thẩm định thị trường và đánh giá chủ đầu tư của dự án thuỷ điện 69

4.1.2. Tạo lập quan hệ lâu dài với các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về thuỷ điện giúp nâng cao chất lượng thẩm định khía cạnh kỹ thuật dự án 71

4.1.3. Thẩm định năng lực của đơn vị tư vấn cần được đưa vào thành một nội dung trong thẩm định dự án thuỷ điện 72

4.2. Về phương pháp thẩm định 74

4.2.1. Văn bản hóa và chi tiết hóa các phương pháp thẩm định 74

4.2.2. Đầu tư trang bị phần mềm tiên tiến hiện đại phục vụ cho công tác thẩm định dự án thuỷ điện.76

4.3. Về tổ chức thẩm định 77

4.3.1. Chuyên môn hoá trong thẩm định dự án thuỷ điện 77

4.3.2. Xây dựng quy trình tái thẩm định dự án thuỷ điện 79

4.4. Về cán bộ thẩm định 80

4.4.1. Tuyển dụng đội ngũ cán bộ có chuyên môn về thuỷ điện 80

4.4.2. Đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng kỹ năng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ thẩm định 82

4.4.3. Tổ chức các buổi hội thảo, tổng kết kinh nghiệm công tác thẩm định dự án thuỷ điện 84

5. Một số kiến nghị 86

5.1. Kiến nghị với Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước 86

5.2. Kiến nghị với Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) 87

5.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 87

5.4. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 88

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC 91

 

 

doc108 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2422 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư có bất cứ rủi ro nào xảy ra đối với công trình thì đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo và khoản vay sẽ có thể không những không thu hồi được mà còn nhận được tài sản đảm bảo với giá trị rất thấp. Phân tích rủi ro định tính và các biện pháp phòng ngừa những rủi ro này Rủi ro khách quan. Không đủ nguồn nước cung cấp cho nhà máy thủy điện Biện pháp phòng ngừa: Đề nghị có khảo sát thực tế địa điểm đầu tư; Khảo sát các nhà máy thủy điện đang hoạt động ở khu vực này xem vào mùa nước cạn có đủ nước không; Tìm hiểu thông tin từ địa phương về chế độ nước của suối Nậm Kim. Nhận xét: Nhìn chung đây là loại rủi ro bất khả kháng, đơn vị tư vấn và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về các tính toán, thiết kế đưa ra. Rủi ro xảy ra lũ lụt, động đất. Mô tả rủi ro: Yên Bái là một tỉnh miền núi có khả năng xảy ra các trận lũ lụt Rủi ro này là bất khả kháng, trường hợp xấu có thể phá hủy toàn bộ hoặc một phần công trình. Cụ thể: Lũ có thể cuốn trôi toàn bộ hệ thống kênh dẫn (Khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra do địa hình vùng núi dốc, có lũ….); Động đất có thể ảnh hưởng đến công trình xây dựng (khả năng này ít xảy ra do địa chất ở khu vực này từ trước chưa xảy ra động đất). Rủi ro do biến động giá cả nguyên vật liệu xây dựng trên thị trường: Rủi ro do cơ chế, chính sách mà chủ yếu là chính sách điện. Rủi ro chủ quan. NEDI3 là Doanh nghiệp mới được thành lập, kinh nghiệm và năng lực tổ chức, giám sát, quản lý và điều hành việc đầu tư và xây dựng các công trình thủy điện còn hạn chế là khó khăn lớn của NEDI3 trong giai đoạn xây dựng dự án, quản lý và khai thác nhà máy thuỷ điện. Tuy nhiên cổ đông nắm quyền chi phối trong NEDI3 là Công ty điện lực 1- Doanh nghiệp đầu đàn của ngành điện là thành viên của EVN, có nhiều năm kinh nghiệm quản lý và khai thác điện sẽ khắc phục được hạn chế này. Ngoài ra, NEDI3 đã và đang tham gia đầu tư vào một số công trình thủy điện nhỏ khác tại Yên Bái như Nậm Đông III, Nậm Đông IV,….Việc đầu tư dàn trải sẽ ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư và khó khăn trong việc tổ chức, giám sát, quản lý và kiểm soát chi phí đầu tư cho từng dự án, nguồn vốn thực hiện đầu tư,… Nhận xét: Phân tích rủi ro định tính đối với dự án thuỷ điện Hồ Bốn được thực hiện tương đối tốt, các rủi ro được nêu ra tương đối đầy đủ, hầu hết các rủi ro có thể xảy ra đều được bao quát trên hai khía cạnh: rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Đối với rủi ro về nguồn nước - yếu tố đầu vào quan trọng nhất đối với việc vận hành nhà máy thuỷ điện, cán bộ thẩm định đã phân tích được rõ hạn chế về lưu lượng nước đồng thời cũng đề cập được biện pháp phòng ngừa rủi ro. Nhận xét chung về công tác thẩm định dự án thuỷ điện Hồ Bốn: Việc thẩm định dự án thuỷ điện Hồ Bốn được thực hiện theo đúng quy trình thẩm định dự án thuỷ điện: cán bộ thẩm định xem xét hồ sơ dự án trước tiên, sau đó xem xét một số nội dung (như chủ đầu tư, tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư...). Tiếp theo cán bộ thẩm định đi vào phân tích chi tiết tất cả các nội dung của dự án trong đó bao gồm cả những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án để đi đến kết luận về việc có cho dự án vay vốn hay không. Vì lý do muốn đặt trọng tâm vào việc thẩm định dự án nên người viết chuyên đề chỉ nêu phần phân tích các nội dung của dự án mà bỏ qua phần Đề xuất tín dụng trong báo cáo thẩm định của dự án thuỷ điện Hồ Bốn. Việc khảo sát thực tế địa điểm xây dựng dự án thuỷ điện Hồ Bốn đã được thực hiện và góp phần hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm định. Nếu cán bộ thẩm định chỉ hoàn toàn thẩm định trên giấy tờ, tin tưởng hoàn toàn vào những ý kiến đã nêu của chủ đầu tư và tư vấn lập dự án, sai lầm trong công tác thẩm định dự án thuỷ điện là khó tránh khỏi. Hơn nữa, một khi cho vay dự án thuỷ điện Hồ Bốn nói riêng và dự án thuỷ điện nói chung mà không thu được nợ thì số tiền thiệt hại tương đối lớn. Vì vậy, để giảm rủi ro đối với việc cho vay dự án thuỷ điện Hồ Bốn, cán bộ thẩm định cần và đã thực hiện phương pháp khảo sát thực tế trong thẩm định. Dự án thuỷ điện Hồ Bốn được tiến hành thẩm định bởi tổ thẩm định chung tổ hợp cán bộ thẩm định thuộc Sở giao dịch I, Chi nhánh Quang Trung và Chi nhánh Yên Bái. Do đó, các nội dung thẩm định được hoàn thiện hơn khi chỉ được thẩm định bởi cán bộ tại một cơ sở. Mỗi cán bộ thẩm định tại chi nhánh khác nhau sẽ được giao thẩm định những nội dung mà họ có thể thẩm định tốt nhất. Ví dụ như nội dung phân tích về thị trường điện Yên Bái sẽ được giao cho cán bộ thẩm định ở Chi nhánh Yên Bái. Nhờ đó nội dung này được phân tích khá chi tiết từ tình hình kinh tế xã hội, định hướng phát triển đến nhu cầu tiêu thụ điện năng của tỉnh Yên Bái. Kết quả thẩm định dự án thuỷ điện giai đoạn 2006 - 2008 Tổng kết lại công tác thẩm định dự án giai đoạn 2006 – 2008 những con số đã thể hiện công tác thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tương đối hiệu quả. Về số lượng các dự án thuỷ điện thẩm định Trong 3 năm gần đây, Sở giao dịch đã thẩm định được 6 dự án thuỷ điện trong tổng số 9 dự án ngành điện xin vay vốn (tức 2/3 tổng số dự án điện được cán bộ của Sở thẩm định là dự án thuỷ điện). Hơn thế nữa, hai năm trở lại đây, các dự án thuỷ điện được chú trọng nhiều hơn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các dự án điện được thẩm định. Đặc biệt, năm 2007 có thể coi là năm số lượng các dự án thuỷ điện được thẩm định tăng lên rõ rệt, đạt 4 dự án trong đó Sở giao dịch đã đồng ý cấp vốn cho 3 dự án thuỷ điện (đó là dự án thuỷ điện Sơn La, dự án thuỷ điện Ngòi Phát, dự án thuỷ điện Hồ Bốn). Con số 3 dự án này có thể coi là khá ấn tượng đối với một Sở giao dịch và đồng thời nói lên mức độ quan tâm của Sở giao dịch trong việc cho vay vốn đầu tư các dự án thuỷ điện. Năm 2008, Sở giao dịch tiếp tục thẩm định và đi đến quyết định cho vay thêm một dự án thuỷ điện. Trong những năm tới, các dự án thuỷ địên sẽ tiếp tục được quan tâm để thẩm định cho vay. Kế hoạch 6 tháng đầu năm 2009, Sở giao dịch sẽ tiếp cận, thẩm định ít nhất 1 dự án thuỷ điện đó là dự án thuỷ điện Nậm Toóng. Bảng 1.7: Số lượng dự án thủy điện được thẩm định Đơn vị: Dự án STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1 Số dự án ngành điện đã thẩm định 1 6 2 2 Số dự án thuỷ điện đã thẩm định 0 4 2 3 Số dự án thuỷ điện cho vay 0 3 1 4 Số dự án thuỷ điện không cho vay 0 1 1 Nguồn: Phòng Tài trợ dự án – Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Quy mô của các dự án thuỷ điện thẩm định Các dự án thuỷ điện được thẩm định giai đoạn 2006 – 2008 chủ yếu là các dự án thuỷ điện lớn. Đặc biệt, năm 2008 thì cả 2 dự án thuỷ điện được thẩm định đều là dự án thuỷ điện lớn. Quy mô của dự án thuỷ điện ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ phức tạp của dự án và do đó việc thẩm định nhiều dự án thuỷ điện lớn đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ thẩm định lĩnh vực thuỷ điện tương đối cao. Đồng thời quy mô của dự án thuỷ điện càng lớn thì mức vốn đầu tư càng lớn, vốn vay ngân hàng cũng lớn và đi cùng với đó là trách nhiệm của cán bộ thẩm định càng phải cao để tránh rủi ro cho Sở giao dịch khi cho dự án vay vốn. Nhìn chung cán bộ thẩm định tại Sở giao dịch thẩm định các dự án thuỷ điện đều rất cẩn trọng trong việc thẩm định các dự án thuỷ điện nói chung chứ không chỉ chú trọng mỗi các dự án thuỷ điện lớn mà xem nhẹ các dự án thuỷ điện nhỏ. Điều này được thể hiện qua các báo cáo thẩm định dự án thuỷ điện với đầy đủ các nội dung, mức độ chi tiết của hầu hết các nội dung tương đối cao. Bảng 1.8: Quy mô dự án thuỷ điện được thẩm định Đơn vị: Dự án STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1 Số dự án thuỷ điện thẩm định 0 4 2 2 Số dự án thuỷ điện lớn thẩm định 0 3 2 3 Số dự án thuỷ điện vừa và nhỏ được thẩm định 0 1 0 Nguồn: Phòng Tài trợ dự án - Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Dư nợ thuỷ điện trong tổng dư nợ của Sở giao dịch I Thuỷ điện là một trong những ngành có tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Sở giao dịch. Dư nợ cho vay thuỷ điện giai đoạn 2006-2008 nằm trong khoảng 4,4 đến 5,12%. Đặc biệt, năm 2008, dư nợ cho vay dự án thuỷ điện lên đến 320 tỷ đồng và chiếm tới 5,12%. Nguyên nhân của sự gia tăng này một phần là do Sở giao dịch tiếp tục thẩm định và cho vay thêm các dự án thuỷ điện mới. Lý do khác là các dự án thuỷ điện cho vay năm 2007 đều chưa thể đi vào vận hành và trả nợ ngay năm 2008 nên ngoài việc cho vay các dự án thuỷ điện mới Sở giao dịch phải tiếp tục cung ứng vốn cho các dự án cũ. Bảng 1.9: Dư nợ cho vay thuỷ điện STT Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 1 Tổng dư nợ Tỷ đồng 5000 5099 5807 2 Dư nợ cho vay thủy điện Tỷ đồng 258 280 320 3 Dư nợ cho vay thủy điện/Tổng dư nợ % 5.16 5.49 5.51 Nguồn: Phòng Tài trợ dự án - Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tình hình trả nợ, vận hành của các dự án thuỷ điện Từ năm 2001 đến nay, trong số các dự án thuỷ điện vay vốn tại Sở giao dịch chỉ có 1 dự án đã đi vào vận hành và trả nợ được cho Sở. Đó là dự án thuỷ điện Cần Đơn. Hiện nay, nhà máy thuỷ điện Cần Đơn hoạt động ổn định, đảm bảo kế hoạch phát điện đã đăng ký với Tổng công ty điện lực Việt Nam, mang lại nguồn trả nợ đều đặn cho Sở giao dịch. Các dự án đang trong giai đoạn đầu tư cũng được đảm bảo đúng tiến độ, vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Lĩnh vực thuỷ điện là một trong số ít những lĩnh vực có tình hình trả nợ tốt nhất của Sở giao dịch. Khái niệm nợ quá hạn trong lĩnh vực này giai đoạn 2006-2008 có thể nói là không xuất hiện trong khi các lĩnh vực khác vẫn có tình trạng nợ quá hạn. Điều này một phần nào phản ánh công tác thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có chất lượng cao và mang lại hiệu quả khá tốt trong cho vay đầu tư dự án thuỷ điện. Bảng 1.10 : Nợ quá hạn cho vay thuỷ điện Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1 Nợ quá hạn 175 203 152 2 Nợ quá hạn cho vay thủy điện 0 0 0 Nguồn: Phòng Tài trợ dự án – Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Đánh giá tình hình thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Những kết quả đạt được Về nội dung thẩm định Các nội dung của dự án thủy điện được cán bộ tại Sở giao dịch thẩm định trong thời gian qua về cơ bản là khá đầy đủ. Trên cơ sở phân tích rõ ràng tầm quan trọng của từng nội dung đối với ngân hàng, cán bộ thẩm định quan tâm và chú trọng phân tích một số nội dung, các nội dung khác vẫn được thẩm định mà không bỏ qua. Riêng với nội dung tài chính của dự án thuỷ điện (là nội dung được chú trọng nhất khi thẩm định dự án đứng trên góc độ ngân hàng), cán bộ thẩm định trong qúa trình thực hiện tương đối thuận lợi bởi có hẳn một tài liệu Hướng dẫn tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Đặc biệt với việc thẩm định tổng mức đầu tư, Sở giao dịch đã thống kê được suất đầu tư cho 1 MW thuỷ điện và suất đầu tư cho 1KWh và đưa ra được mức dao động trong khoảng nào là hợp lý. Đây là một căn cứ tốt cho cán bộ thẩm định khi tiến hành thẩm định về tổng mức đầu tư của dự án thuỷ điện. Trong quá trình thẩm định các dự án thủy điện, Sở giao dịch đã nhận được sự cung cấp, hỗ trợ thông tin từ phía Ban thẩm định thuộc Hội sở chính. Trong ban này có hẳn một đội ngũ thẩm định chuyên sâu về ngành điện nói chung và thuỷ điện nói riêng. Đây là một sự thuận lợi lớn cho cán bộ thẩm định tại Sở có thể tìm đến nguồn giúp đỡ nếu gặp khó khăn khi thẩm định các nội dung của dự án thuỷ điện đặc biệt với nội dung thị trường của dự án là một nội dung cần khá nhiều thông tin về ngành điện. Trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ban hành Quy định về cho vay các dự án thuỷ điện được áp dụng cho các Sở giao dịch và các chi nhánh. Đây là ưu điểm của ngân hàng so với các ngân hàng khác đồng thời là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thẩm định các nội dung của dự án thủy điện đặc biệt là nội dung thẩm định khía cạnh kỹ thuật. Trong Quy định này cũng có giới thiệu một số khái niệm về kỹ thuật thường gặp trong các dự án thuỷ điện và một số dạng xây dựng đối với từng hạng mục, nội dung nhỏ về mặt kỹ thuật. Chắc chắn Quy định này sẽ là một công cụ hữu ích cho cán bộ thẩm định hiểu hơn về nội dung kỹ thuật của dự án thuỷ điện - một khía cạnh mà các cán bộ thẩm định thường thuộc khối ngành kinh tế khó nắm rõ. Về phương pháp thẩm định Trong quá trình thẩm định dự án thuỷ điện, tuỳ theo tính chất, đặc điểm của từng nội dung thẩm định trong dự án thuỷ điện đề nghị vay vốn, tuỳ từng khách hàng và điều kiện thực tế, cán bộ thẩm định đã sử dụng linh hoạt các phương pháp theo mức độ hợp lý để đảm bảo hiệu quả thực hiện. Các bước thẩm định được sắp xếp một cách khoa học qua đó phương pháp thẩm định theo trình tự được áp dụng và mang lại hiệu quả cao cho công tác thẩm định dự án thuỷ điện. Việc thẩm định tổng quát được áp dụng khi cán bộ thẩm định xem xét hồ sơ dự án và xem xét sơ bộ một số nội dung cơ bản của dự án. Nếu trong lúc thẩm định sơ bộ, cán bộ thẩm định phát hiện những sai sót không thể chấp nhận được của dự án thì việc bác bỏ sớm dự án sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và công sức cho việc thẩm định. Sau đó việc thẩm định chi tiết được tiến hành với những nội dung quan trọng trước theo đó kết luận về một số nội dung quan trọng này của dự án bị bác bỏ thì cũng giúp rút ngắn thời gian thẩm định. Tại Sở giao dịch, phương pháp thẩm định khía cạnh tài chính của dự án được sử dụng chủ yếu với phần mềm Excel và được chuẩn hoá trong tài liệu Hướng dẫn sử dụg Excel trong tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ và các chỉ tiêu tài chính của dự án đầu tư. Đặc biệt việc xây dựng và tính toán các bảng biểu được thực hiện lại từ đầu khi thẩm định một dự án thuỷ điện chứ không căn cứ và tin tưởng hoàn toàn vào tính toán của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn nên mang lại sự chính xác cao. Phương pháp phân tích độ nhạy bằng cách sử dụng công cụ Table trong Microsoft Excel và phân tích rủi ro bằng phần mềm Crystal Ball - phần mềm phân tích mô phỏng cũng đã được áp dụng khi thẩm định. Ngoài các phương pháp thẩm định được thực hiện đối với hồ sơ dự án, cán bộ thẩm định còn thực hiện phương pháp khảo sát thực tế để kiểm tra tính đúng đắn và chính xác của những thông tin được cung cấp từ hồ sơ khách hàng cung cấp. Việc khảo sát thực tế địa điểm xây dựng đối với dự án thuỷ điện là vô cùng quan trọng vì địa điểm sẽ ảnh hưởng đến chi phí xây dựng cũng như tính khả thi của dự án. Ngoài ra, việc cán bộ thẩm định trực tiếp xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư trước khi cho vay dự án sẽ giúp cán bộ thẩm định đánh giá chính xác hơn về tiềm năng cũng như kinh nghiệm trong khai thác dự án thuỷ điện. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của dự án sau này. Về tổ chức thẩm định Việc thẩm định dự án thuỷ điện được thực hiện hai lần bởi hai khối Phòng tại Sở giao dịch đó là khối Phòng Quan hệ khách hàng và Phòng Quản lý rủi ro. Từ đó, thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch có thể được coi là kỹ càng hơn nhiều lần so với việc thẩm định ở một số chi nhánh trong hệ thống và ở các ngân hàng khác. Nhờ vậy mức độ tin cậy của kết quả thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch khá cao. Cơ chế hỗ trợ của Hội sở chính (cụ thể là Ban thẩm định) đối với công tác thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch là một lợi thế giúp Sở giao dịch nâng cao chất lượng thẩm định của mình bởi một số lý do sau. Thứ nhất, công tác thẩm định trên Hội sở chính được chuyên môn hoá cho các cán bộ thẩm định. Theo đó, nhóm cán bộ thẩm định dự án thuỷ điện có chuyên môn và kinh nghiệm trong quá trình thẩm định dự án loại này sẽ giúp đỡ được cán bộ thẩm định ở cấp Sở. Thứ hai, Sở giao dịch mới được cơ cấu lại vào năm 2008. Do đó, một số cán bộ có kinh nghiệm về dự án thuỷ điện có thể được lên làm ở Hội sở chính. Từ đó, nhờ có cơ chế hỗ trợ này, những cán bộ mới được tuyển dụng khi cần tìm hiểu kinh nghiệm về các dự án thuỷ điện có thể nhờ sự giúp đỡ của những cán bộ đã được thuyên chuyển. Thứ ba, Hội sở chính là đầu mối tập trung theo dõi các dự án thuỷ điện trong toàn hệ thống đồng thời trực tiếp thẩm định những dự án thuỷ điện lớn. Vì vậy, Hội sở chính có khả năng cung cấp thông tin, phương pháp thẩm định đối với các dự án tương tự làm cơ sở cho cán bộ thẩm định tại Sở giao dịch thực hiện thẩm định dự án của mình. Một số hạn chế Về nội dung thẩm định Mặc dù thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thực hiện đầy đủ trên các nội dung nhưng mức độ chú trọng đến một số nội dung quan trọng còn chưa đạt yêu cầu. Xem xét khía cạnh kỹ thuật của dự án: Đây có thể coi là một trong những nội dung mà chất lượng thẩm định của cán bộ tại Sở giao dịch không được cao bởi hiểu biết chuyên môn cũng như kinh nghiệm về lĩnh vực thuỷ điện của các cán bộ thẩm định thường hạn chế. Mặc dù đã có Quy định về cho vay dự án thuỷ điện trong đó hướng dẫn một số nội dung cơ bản về phương diện kỹ thuật nhưng mức độ hiệu quả của hướng dẫn còn hạn chế. Do đó, việc thẩm định nội dung kỹ thuật thường chỉ được thực hiện bằng cách tham khảo qua Hồ sơ dự án và Báo cáo thẩm định của các cơ quan liên quan như Bộ công thương, Sở công thương. Vấn đề thuê tư vấn để thẩm định khía cạnh kỹ thuật đã từng được đề cập đến nhưng chưa được thực hiện tại Sở giao dịch. Mặt khác, một khi đã tham khảo Hồ sơ dự án thì vấn đề năng lực lập dự án và kinh nghiệm của đơn vị tư vấn do chủ đầu tư thuê cần được xem xét kỹ càng. Tuy nhiên, nội dung này mới chỉ được quan tâm ở mức độ hạn chế và được áp dụng đối với một số dự án gần đây. Tại Sở giao dịch hiện chưa có sự tổng hợp so sánh giữa các đơn vị tư vấn khác nhau và cũng chưa có sự đánh giá mức độ trung bình về các điều kiện cần có đối với một đơn vị tư vấn. Về khía cạnh thị trường của dự án thuỷ điện: Đây là một nội dung quan trọng vì nội dung này ảnh hưởng lớn đến đầu ra và cụ thể là đến doanh thu của dự án. Việc phân tích nội dung này tại Sở giao dịch chủ yếu dựa trên số liệu về tình hình cung cầu điện được dự báo từ những Quy hoạch điện và một số phân tích dự báo khác. Đặc biệt tài liệu thường xuyên được sử dụng là Quy hoạch điện VI – quy hoạch điện tổng quát nhất và mới nhất hiện nay. Tuy nhiên Quy hoạch này được chính thức phê duyệt từ năm 2007 và đã bộc lộ một số hạn chế về sự thiếu chính xác trong công tác dự báo. Vì vậy căn cứ vào số liệu dự báo trong Quy hoạch này sẽ làm cho việc thẩm định nội dung thị trường của dự án khó chính xác. Ngoài ra, một số tài liệu dự báo về nhu cầu thuỷ điện cho giai đoạn đến năm 2025 được sử dụng làm căn cứ phân tích cũng được lập từ khá lâu (năm 2005) và số liệu phân tích không được cập nhật cho sát với thực tế hiện nay. Việc thu thập thông tin cập nhật hơn về cung cầu điện ở Việt Nam mặc dù được xác định là có thể khai thác từ những khách hàng lâu năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện mà có quan hệ với Sở giao dịch nhưng việc tận dụng được mối quan hệ này chưa được hiệu quả. Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định dự án thường quan niệm chỉ cần có thoả thuận mua điện sản xuất ra từ dự án thuỷ điện của Tổng công ty điện lực Việt Nam - EVN thì dự án sẽ được đảm bảo chắc chắn về đầu ra. Quan niệm này là chưa chính xác bởi một số lý do sau. Thứ nhất, mặc dù một số dự án có công suất khá cao nhưng không phải toàn bộ sản lượng điện do dự án sản xuất ra đều sẽ được tiêu thụ hết vào tất cả các thời điểm trong năm, các thời gian khác nhau trong ngày. Vào mùa khô hay giờ cao điểm, tình trạng thiếu điện thường xuyên xảy ra thì sản lượng điện sẽ được coi như là tiêu thụ hết. Nhưng vào những mùa khác hay giờ thấp điểm, các trung tâm điều độ điện sẽ khống chế sản lượng điện sản xuất ra từ các nhà máy sản xuất điện nói chung và các nhà máy thuỷ điện nói riêng. Vì thế, những thời điểm đó doanh thu đầu ra của các dự án sẽ không đạt được cao ứng với 100% công suất. Thứ hai, những thoả thuận mua điện của EVN được xem xét nhiều trường hợp chỉ có thoả thuận sơ bộ về giá bán điện. Đến khi đàm phán thực tế, các nhà máy điện này thường bị EVN ép giá bởi EVN là người mua duy nhất tại thị trường điện hiện nay. Do đó, giá bán điện có thể thấp hơn so với tính toán trong hồ sơ dự án tại thời điểm thẩm định. Điều này gây khó khăn cho việc trả nợ của dự án đối với Sở giao dịch. Thứ ba, trong thời gian tới thị trường phát điện cạnh tranh được hình thành. Như vậy, dự án sẽ phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh trong việc sản xuất điện. Theo đó, giá thành sản xuất điện của dự án càng thấp thì khả năng cạnh tranh trên thị trường điện của dự án càng cao và không có gì đảm bảo toàn bộ lượng điện của nhà máy sẽ được tiêu thụ hết. Về phương pháp thẩm định Về quan niệm, việc sử dụng phần mềm Crystal Ball đối với Sở giao dịch trong việc phân tích rủi ro dự án thuỷ điện được xem là hiệu quả. Tuy nhiên, việc áp dụng phần mềm này trong phân tích dự án thuỷ điện vẫn chưa được thực hiện rộng rãi. Từ trước đến nay, Sở giao dịch mới chỉ sử dụng phần mềm này khi thẩm định dự án một lần. Hiện vẫn chưa có tài liệu hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng Crystal Ball khi thẩm định rủi ro của dự án, cán bộ thẩm định tại Sở cũng ít người biết cách sử dụng phần mềm này. Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp truyền thống Excel tuy phương pháp này tốn nhiều thời gian hơn. Phương pháp thẩm định chi phí vận hành và bảo dưỡng của dự án thuỷ điện: Chi phí vận hành và bảo dưỡng là một yếu tố quan trọng của dòng tiền. Tuy nhiên, chi phí này mới được tính toán bằng một tỷ lệ % trên chi phí xây lắp và thiết bị. Việc xác định tỷ lệ % này chủ yếu căn cứ vào một số dự án tương tự và kinh nghiệm của đơn vị lập dự án và cán bộ thẩm định cũng đồng ý với cách xác định này. Trong khi việc xác định chi phí này có thể thực hiện bằng cách tổng hợp chi phí theo từng yếu tố cần thiết cho quá trình vận hành nhà máy thuỷ điện như nhân công, chi phí quản lý và mang lại mức độ chính xác cao hơn. Về tổ chức thẩm định Với việc thẩm định được tiến hành bởi hai khối phòng mặc dù giúp cho việc thẩm định dự án được kỹ càng hơn nhưng lại bộc lộ hạn chế nhất định. Khối phòng Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm chính thẩm định dự án thuỷ điện nhưng lại không phải là khối có quyết định cuối cùng về việc có đưa ra đề xuất tín dụng lên cấp có thẩm quyền phê duyệt có cho dự án vay vốn hay không. Khối phòng này sau khi thẩm định dự án nếu nhận thấy dự án khả thi sẽ chuyển Đề xuất tín dụng cho phòng Quản lý rủi ro 1 để tiến hành thẩm định rủi ro. Nếu phòng Quản lý rủi ro 1 không cho răng dự án khả thi thì việc cho vay đối với dự án chưa chắc được chấp thuận. Việc không được toàn quyền quyết định đối với kết quả thẩm định của mình mặc dù là khối chịu trách nhiệm chính đã phần nào làm giảm động lực trong việc thẩm định dự án thuỷ điện của dự án thuỷ điện. Tại Sở giao dịch, việc tổ chức thẩm định dự án thuỷ điện chưa được chuyên môn hoá chính thức. Nghĩa là khi có nhiệm vụ thẩm định một dự án thuỷ điện trưởng phòng Quan hệ khách hàng (hoặc phòng Tài trợ dự án) có thể giao cho bất cứ cán bộ nào trong phòng của mình thẩm định dù cán bộ đó có kinh nghiệm trong lĩnh vực thuỷ điện hoặc không. Bên cạnh đó, lực lượng thực hiện công tác thẩm định tại Sở giao dịch được xác định tại thời điểm hiện nay vào khoảng 30 người tức gần 10% số cán bộ công nhân viên của Sở. Tuy nhiên, số cán bộ thẩm định có khả năng hiểu biết và thẩm định hiệu quả được dự án thủy điện chỉ chưa được 1/3 số cán bộ thẩm định. Hạn chế về lực lượng cán bộ này sẽ cản trở việc đảm bảo chất lượng thẩm định khi có quá nhiều dự án thuỷ điện cần phải thẩm định cùng một thời điểm. Trường hợp thứ nhất, nếu giao các cán bộ khác không hiểu biết nhiều về lĩnh vực thuỷ điện thì chất lượng thẩm định khó mà đảm bảo, những sai sót trong quá trình thẩm định cũng có khả năng xảy ra lớn hơn. Còn trường hợp khác, nếu vẫn giao nhiệm vụ thẩm định quá nhiều dự án thuỷ điện cùng một lúc cho những cán bộ thẩm định có kinh nghiệm thì sẽ tạo áp lực công việc quá lớn cho đội ngũ này đồng thời cũng làm giảm hiệu quả công việc. Như vậy, việc chuyên môn hoá trong thẩm định dự án thuỷ điện gặp phải khó khăn khi lực lượng có thể chuyên môn hoá khá mỏng. Do tính đặc thù của lĩnh vực thuỷ điện nên các dự án thuỷ điện khá phức tạp. Việc thuê đơn vị tư vấn hỗ trợ trong việc thẩm định các dự án thuỷ điện cũng đã từng được xem xét. Tuy nhiên, những quy định về giá thuê cũng như cách thức làm việc và phân chia trách nhiệm đối với kết quả thẩm định giữa Sở giao dịch và đơn vị tư vấn thì chưa được đề cập. Mặt khác, công tác thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch cũng chưa từng có tiền lệ này nên cũng gây tâm lý ngại áp dụng cái mới cho cán bộ thẩm định. Hơn nữa, việc thuê tư vấn cũng không phải với dự án nào cũng nên áp dụng vì sẽ gây tâm lý ỷ lại cho cán bộ thẩm định. Việc Sở giao dịch chủ động về đội ngũ nhân lực thực hiện thẩm định vẫn tốt hơn so với phụ thuộc vào bên ngoài. Công tác tổng hợp thông tin từ các dự án thuỷ điện đã được thẩm định để tích luỹ kinh nghiệm cho cán bộ thẩm định tại Sở giao dịch chưa được quan tâm đúng mực. Các dự án mặc dù có được theo dõi về việc giải ngân (tiến độ thực hiện, hoạt động trong giai đoạn vận hành...) nhưng tình hình chung về các dự án thuỷ điện và quan trọng nhất những bài học kinh nghiệm rú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21730.doc
Tài liệu liên quan