Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VPBank chi nhánh Thăng Long

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VPBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG 2

I. Giới thiệu chung về VPBank chi nhánh Thăng Long. 2

1.1. Giới thiệu chung về VPBank. 2

1.2. Giới thiệu chung về VPBank chi nhánh Thăng Long. 2

1.2.1. Giới thiệu chung về VPBank chi nhánh Thăng Long. 2

1.2.1.1. Lịch sử hình thành. 2

1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức 3

1.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank chi nhánh Thăng Long. 5

1.2.2.1. Hoạt động huy động vốn. 5

1.2.2.2. Hoạt động tín dụng. 7

1.2.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế 9

1.2.2.4. Hoạt động phát hành thẻ. 10

1.2.2.5. Kết quả kinh doanh. 11

II. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Thăng Long. 12

2.1. Tổng quan về các dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh Thăng Long. 12

2.1.1. Đặc trưng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh Thăng Long. 12

2.1.2. Khái quát tình hình thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Thăng Long. 13

2.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Thăng Long. 14

2.2.1. Quy trình thẩm định. 14

2.2.1.1. Lưu đồ quy trình thẩm định 15

2.2.1.2. Diễn giải quy trình. 15

 

2.2.2. Phương pháp thẩm định. 17

2.2.2.1. Thẩm định theo trình tự 17

2.2.3.2. Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu. 18

2.2.2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy. 18

2.2.2.4. Phương pháp dự báo. 19

2.2.3.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro. 20

2.2.3. Nội dung thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Thăng Long. 20

2.2.3.1. Thẩm định năng lực khách hàng vay vốn. 20

2.2.3.2 Thẩm định dự án vay vốn. 24

2.2.3.3. Thẩm định đảm bảo tiền vay. 30

2.2.4. Ví dụ minh họa “ Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp tại công ty TNHH Việt Phát - Hưng Yên” 31

2.2.4.1. Thẩm định khách hàng vay vốn 31

2.2.4.2. Thẩm định dự án đầu tư 36

2.2.4.3. Nhận xét và đề xuất của cán bộ tín dụng 50

III. Đánh giá kết quả đạt được của công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VPBank chi nhánh Thăng Long. 52

3.1. Những thành công. 52

3.1.1. Về quy trình thẩm định: 52

3.1.2. Về nội dung thẩm định. 52

3.1.3. Về phương pháp thẩm định. 53

3.1.4. Về việc tổ chức thẩm định. 53

3.1.5. Về cán bộ thẩm định. 53

3.1.6. Về thời gian thẩm định. 53

3.1.7. Về việc thu thập, quản lý, lưu trữ số liệu phục vụ cho quá trình thẩm định của chi nhánh. 54

3.2. Những tồn tại. 54

3.2.1. Về tổ chức thẩm định. 54

3.2.2. Về phương pháp thẩm định. 55

3.2.3. Về quy trình thẩm định. 55

3.2.4. Về nội dung thẩm định. 56

3.2.5. Về trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định. 57

3.2.6. Về mạng lưới thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định. 57

3.2.7. Về cán bộ thẩm định. 57

3.2.8. Các hạn chế khác. 58

3.3. Nguyên nhân của những tồn tại. 58

3.3.1. Nguyên nhân chủ quan. 58

3.3.2. Nguyên nhân khách quan. 59

CHƯƠNG II : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VPBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG 61

I. Phương hướng hoạt động của chi nhánh Thăng Long những năm tới. 61

1.1. Phương hướng phát triển chung của chi nhánh. 61

1.2. Định hướng công tác thẩm định cho vay đối với các khách hàng nhỏ và vừa tại chi nhánh Thăng Long - VPBank. 62

II. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VPBank chi nhánh Thăng Long. 63

2.1. Giải pháp về tổ chức thẩm định: 64

2.2. Giải pháp về quy trình thẩm định. 64

2.3. Giải pháp về phương pháp thẩm định. 65

2.4. Giải pháp về nội dung thẩm định. 67

2.4.1. Nội dung thẩm định khách hàng vay vốn. 67

2.4.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư. 67

2.4.2.1. Nội dung phân tích khía cạnh thị trường. 67

2.4.2.2. Nội dung phân tích khía cạnh kĩ thuật. 69

2.4.2.3. Nội dung phân tích khía cạnh tài chính. 73

2.4.2.4. Nội dung phân tích khía cạnh kinh tế xã hội 73

2.4.2.5. Nội dung phân tích khía cạnh tổ chức quản lý của dự án. 74

2.5. Giải pháp về đội ngũ cán bộ thẩm định. 74

2.6. Giải pháp về thông tin. 75

2.7. Giải pháp về cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị của chi nhánh. 76

2.8. Các giải pháp khác. 77

III. Kiến nghị. 77

3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại khác. 77

3.2. Đối với VPBank. 78

3.3. Đối với Nhà nước, Bộ, Ngành và các cơ quan liên quan. 78

3.4. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh. 79

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VPBank chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiệt kiệm rất nhiều thời gian, nhân lực. Sàn gỗ công nghiệp được chế biến từ gỗ rừng trồng hoặc gỗ tạp nên giá thành thấp không đắt như sàn gỗ tự nhiên. Hơn thế nữa, do nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm nên đây thực sự là một sự thay thế hoàn hảo trong lĩnh vực vật liệu làm sàn Hoa văn của sàn gỗ công nghiệp khá gần gũi với tự nhiên và được nhiều người yêu thích, màu đa dạng, có nhiều kiểu vân gỗ tự nhiên và sang trọng. Sự gia tăng của sản lượng gạch lát vân gỗ là một minh chứng cho điều này. Dung lượng thị trường đang tăng nhanh. Năm 2003 chỉ có 200.000 m2 sàn gỗ được nhập khẩu, con số này đã là 1.200.000 m2 cho năm 2006. Dự kiến năm 2007 sẽ vào khoảng 1,8 triệu m2. + Tính chủ quan. Ban giám đốc công ty Việt Phát đã có nhiều năm kinh nghiệm tổ chức điều hành sản xuất và có mối quan hệ tốt với các đối tác cũng như chính quyền địa phương. Tình hình kinh doanh của công ty là khá tốt, hoạt động sản xuất đang dần đi vào ổn định và phát triển. Vị trí nhà máy của công ty nằm trên trục đường cao tốc số 5 Hà nội-Hải Phòng giúp công ty tiết kiệm được nhiều tiền vận chuyển, cả vận chuyển nguyên vật liệu và vận chuyển thành phẩm. Vị trí nhà máy của công ty thuộc phạm vi khu công nghiệp Phố Nối A - tỉnh Hưng Yên nên các điều kiện hạ tầng phục vụ sản xuất tương đối tốt, từ đó đảm bảo tính cạnh tranh của công ty. Đây là các lý do để Công ty TNHH Việt Phát-Hưng Yên quyết định đầu tư xây dựng dự án sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp Nhận xét của ngân hàng: Cơ sở lý luận của dự án là hợp lý và cho thấy có cơ sở để xem xét việc đầu tư dự án. ● Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án. Thị trường đầu ra cho dự án Giai đoạn đầu đầu ra cho dự án tập trung vào tiêu thụ nội địa. Sau 2 năm khi chất lượng ổn định, tính chuyên nghiệp của bộ máy tăng cao sẽ tìm hướng xuất khẩu. + Về thị trường nội địa: Khách hàng của ván sàn công nghiệp là những người thuộc tầng lớp trung lưu, năng động, yêu thích vẻ đẹp tự nhiên nhưng quan tâm tính thực dụng của sản phẩm. Với một nền kinh tế thị trường đang tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hoá phân khúc này sẽ ngày càng rộng. Đặc biệt với tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 8% mỗi năm thì tầng lớp trung lưu sẽ tăng về số lượng khoảng 20% mỗi năm. Trên thị trường hiện có khoảng 15 công ty nhập khẩu và phân phối khoảng hơn 20 nhãn hiệu khác nhau như Unifloors, Pergo (Thụy Điển), Classen, EPI, Kronotex (Đức), Picenza, Gago (Hàn Quốc), Lassi (Trung Quốc) v.v…Hầu hết các sản phẩm đều có xuất xứ từ châu Âu (Đức, Thuỵ sĩ, Pháp, Đan mạch ..), Hàn quốc, Malaysia, và Trung quốc Hàng năm bình quân Việt nam xây dựng hơn 10 triệu m2 nhà ở. Hiện nay gạch lát các loại vẫn chiếm hơn 70% thị phần, tuy nhiên cùng với xu hướng giàu lên của tầng lớp trung lưu và sự tăng lên về số lượng của tầng lớp này thì sàn gỗ các loại sẽ được sử dụng nhiều hơn đặc biệt là sàn gỗ công nghiệp Năm 2006 có 1,2 triệu m2 sàn gỗ công nghiệp các loại được nhập khẩu về Việt Nam. Dự kiến 2007 sẽ nhập khoảng 1,8 triệu m2. Theo thống kê sơ bộ hiện có đến 80% các căn hộ chung cư cao cấp mới xây sử dụng sàn gỗ công nghiệp và có đến 50% các công trình nhà dân dụng mới xây lựa chọn ván sàn gỗ công nghiệp. Bên cạnh đó cũng đã có rất nhiều công trình nhà dân dụng đang ở và chung cư cũ nâng cấp từ sàn gạch men lên sàn gỗ công nghiệp do giá trị sử dụng cao, giá thành hợp lý và quá trình sửa chữa nâng cấp đơn giản, thuận tiện. Thực tế đã chứng minh sàn gỗ công nghiệp hoàn toàn phù hợp với thị trường Việt Nam, ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng và phổ biến hơn. ( + Về thị trường xuất khẩu Hiện nay tổng công suất hàng năm của các nhà máy ván sàn công nghiệp trên thế giới là 2 tỷ m2 trong khi nhu cầu sàn gỗ công nghiệp trên thế giới là rất lớn và vẫn đang tăng nhanh. Đối với các nước Châu Âu, Bắc Mỹ loại vật liệu này đã phổ biến từ khá lâu. Đối với khu vực Châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản do có thói quen sử dụng đồ nội thất thấp và sinh hoạt ngay trên sàn nên sàn gỗ công nghiệp đã trở nên rất phổ biến từ nhiều năm trước đây. Nhận xét của ngân hàng: Thị trường nội địa đang có rất nhiều tiềm năng cho một loại ván sàn mới, tạo thương hiệu nổi bật, đảm bảo chất lượng, dịch vụ trước bán hàng và sau bán hàng tốt. Thị trường xuất khẩu của công ty là có tiềm năng phát triển. Nhận xét của sinh viên: dự án đã xác định được thị trường mục tiêu khá phù hợp, đã đánh giá được sản phẩm ván sàn công nghiệp của dự án. Tuy nhiên các kết luận về khả năng thỏa mãn cung cầu của thị trường còn rất chung chung, chưa đưa ra được phương pháp dự báo để tính toán cụ thể nguồn cung và nhu cầu hiện tại. Cơ sở dữ liệu để đánh giá là các thông tin thu thập trên mạng nên có thể độ chính xác chưa cao. Ngoài ra cán bộ thẩm định cần yêu cầu chủ đầu tư bổ sung về phương án tiếp thị, quảng bá sản phẩm của dự án, phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm. Cán bộ thẩm định cũng cần yêu cầu chủ đầu tư đánh giá thêm sản phẩm của dự án có ưu thế gì so với những sản phẩm ván sàn công nghiệp khác ( về giá cả, chất lượng), uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ thị trường về sản phẩm từ đó đánh giá khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Dự án cũng xác định thị trường xuất khẩu sau hai năm khi đi vào hoạt động nên cũng cần phân tích thêm xem sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn xuất khẩu không. Hơn nữa điều quan trọng nhất là thị trường định xuất khẩu có bị hạn chế bởi các hạn ngạch không. c. Thẩm định khía cạnh kĩ thuật và công nghệ của dự án. Với công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất sàn gỗ công nghiệp là 1.000.000m2/năm. Công ty dự kiến công suất hoạt động theo từng năm sẽ lần lượt là: 30%/năm1, 45%/năm2, 60%/năm3, 70%/năm4 và 80%/năm5. Dây chuyền sản xuất ván sàn công nghiệp Công ty TNHH Việt Phát - Hưng Yên nhập khẩu về bao gồm các bước cơ bản như sau: Chuẩn bị nguyên vật liệu, mài HDF, ép, cắt định hình, tạo hèm khoá (Proffiling) và cuối cùng là kiểm tra và đóng gói sản phẩm. Nhà cung cấp: ALLION CORPORATION. Địa chỉ : 1F., No.23, Lane 811,Sec.5, Zhongshan N.Rd., Taipei,Taiwan 11163 Dây chuyền nhập khẩu trị giá 945.130 USD. Thị trường đầu vào bao gồm: Lớp thứ nhất: (Melamin Resin) Hiện tại trong nước không có công ty nào sản xuất nên buộc phải nhập khẩu. Giá FOB HỒNG KÔNG cho 01 tấm 4feet x 8feet khoảng 2.4 USD loại AC4 hàng Mỹ có kháng khuẩn. (Nếu là hàng TQ chỉ 1.1 đến 1.3$) Lớp thứ 2 (Decorative paper): Hiện tại ở miền bắc có 2 công ty sản xuất, 1 của Đài Loan, 1 của Hàn quốc, tuy nhiên tất cả đều xuất khẩu. Giá FOB cho lớp này tại HONG KONG là 1.3 USD /tấm Lớp thứ 3 (HDF): nguồn tốt nhất là MALAYSIA và INDONEXIA, giá nhập khẩu dao động từ 200$ đến 230$/m3 tuỳ theo chất lượng và thời điểm giao hàng. Lớp thứ 4 (Balance film): Nguồn nhập khẩu, giá khoảng 1.3$-1.5$/tấm - Các chi tiết phụ tùng và thiết bị cho máy móc không quá phức tạp và dễ dàng tìm mua tại VN. Trong trường hợp không có ở VN có thể mua tại Đài Loan. Các yếu tố khác như năng lượng, dầu máy … đều có sẵn ở VN. Nhận xét của ngân hàng: đây là dây chuyền khá tiên tiến và có thể đáp ứng được các yêu cầu chất lượng của sản phẩm. Với công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp là 1.000.000m2/năm, Công ty dự kiến công suất hoạt động hàng năm như trên là hoàn toàn phù hợp với tiến trình phát triển và xây dựng thương hiệu của Công ty. Qua so sánh với dây chuyền sản xuất ván gỗ sàn với cấu hình thiết bị tương tự của công ty Homag Asia Pte. Ltd (dây chuyền sản xuất ván gỗ sàn được chế tạo và nhập khẩu từ Trung Quốc, áp dụng công nghệ của Đức) có mức giá chào hàng là 1.315.715 EUR thì mức giá nhập khẩu dây chuyền của Công ty TNHH Việt Phát là hợp lý mà vẫn đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt chất lượng đáp ứng được yêu cầu của thị trường.. Nhận xét của sinh viên: Trong việc thẩm định khía cạnh kĩ thuật, chi nhánh Thăng Long còn gặp rất nhiều khó khăn vì đây là lĩnh vực đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu về kĩ thuật. Chính vì vậy mà nội dung thẩm định này còn khá sơ sài. Các cán bộ thẩm định đã đánh giá được sự phù hợp của mức sản xuất hàng năm dựa trên công suất thiết kế, thẩm định được quy trình của dây chuyền sản xuất ván sàn công nghiệp. Về thị trường đầu vào đã được cán bộ thẩm định đánh giá nguồn cung cấp nguyên vật liệu và giá cả của chúng. Trong khi thẩm định khía cạnh pháp lý và sự cần thiết đầu tư cán bộ thẩm định cũng đã đánh giá được sự phù hợp về quy hoạch, tính kinh tế của địa điểm. Cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp so sánh trong việc đánh giá tính hợp lý của giá cả dây chuyền. Tuy nhiên trong nội dung thẩm định khía cạnh kĩ thuật vẫn còn thiếu rất nhiều nội dung. Để thẩm định đầy đủ hơn được khía cạnh kĩ thuật này cán bộ thẩm định của chi nhánh cần thẩm định thêm các nội dung như: ưu nhược điểm của công nghệ lựa chọn, sự phù hợp của công nghệ với sản phẩm của dự án cũng như những đặc điểm của Việt Nam; phương án chuyển giao công nghệ, chuyên gia hướng dẫn vận hành, bảo hành, tính đồng bộ của công nghệ… Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần yêu cầu chủ đầu tư bổ sung thêm nội dung về nguồn cung cấp đầu vào của dự án cũng như phương thức vận chuyển, khả năng tiếp nhận và sự biến động giá cả nguyên vật liệu. Trong việc xem xét địa điểm cán bộ thẩm định cũng cần yêu cầu chủ đầu tư bổ sung thêm nội dung về khả năng mở rộng mặt bằng của dự án khi doanh nghiệp mở rộng quy mô. Đặc biệt cần yêu cầu chủ đầu tư bổ sung thêm đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường của dự án (chất thải, tiếng ồn…) và giải pháp bảo vệ môi trường. Việc thẩm định nguồn cung cấp điện và nước có thể không cần đề cập đến vì nhà máy đã hoạt động được một thời gian dài và các nguồn cung trên là có sẵn và ổn định. Thẩm định về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án. STT Danh sách Số lượng (tính cho 03 ca) Trình độ Nhu cầu đào tạo 1 Giám đốc nhà máy 01 Đại học Có 2 Kế hoạch sản xuất 01 Đại học Có 3 Trưởng ca 03 Đại học Có 4 Thợ điện 03 Trung cấp Có 5 Thợ máy 03 Trung cấp Có 6 Tiếp liệu 03 Phổ thông Có 7 CN máy mài 06 Phổ thông Có 8 CN máy ép 12 Phổ thông Có 9 CN máy cắt 06 Phổ thông Có 10 CN soi rãnh 09 Phổ thông Có 11 KCS 06 Trung cấp Có 12 Đóng gói 12 Phổ thông Có 13 Thủ kho 02 Phổ thông Có 14 Bảo vệ 06 Phổ thông Có 15 Vệ sinh công nghiệp 03 Phổ thông Có 16 Thi công lắp đặt 18 Phổ thông Có Tổng cộng 94 Thời gian đào tạo công nhân dự kiến là 45 ngày, chi phí đào tạo dự kiến là 4 triệu/cá nhân (tính cả nguyên nhiên vật liệu ….) Nhận xét của ngân hàng: cơ cấu tổ chức của công ty là hợp lý để hoạt động của công ty có thể tiến hành một cách trôi chảy. Nhận xét của sinh viên: cán bộ thẩm định đã xem xét kĩ và đưa ra đánh giá về mô hình tổ chức nhân sự. Tuy nhiên do doanh nghiệp không chuẩn bị bảng dự kiến mức lương cơ bản đối với từng chức danh, nhiệm vụ cũng như về đánh giá khả năng cung ứng các nguồn nhân lực này như thế nào nên cán bộ tín dụng vẫn còn gặp khó khăn trong việc thẩm định phương diện này. Mức lương và khả năng cung ứng là nhân tố quan trọng có tác động khá nhiều tới các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án nên việc yêu cầu chủ đầu tư bổ sung thêm nội dung này là rất quan trọng. e. Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án. ● Thẩm định mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư, tiến độ bỏ vốn và nguồn vốn huy động cho dự án. * Vốn cho Tài sản cố định: 25,033,000,000 Vốn tự có để mua tài sản cố định: 14.381.384.400 đồng Nhu cầu vay ngân hàng : 10.651.615.100 đồng ( 661.591USD - Tương đương 70% giá trị hợp đồng nhập khẩu dây chuyền) * Vốn lưu động: dự kiến: 9.000.000.000 đồng (Tương đương giá thành 100.000 m2 sàn) Vốn tự có : 4.000.000.000 đồng Nhu cầu vay ngân hàng: 5.000.000.000 đồng * Tổng Vốn tự có tham gia dự án: 18.381.384.400 đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu và các thành viên sáng lập đóng góp thêm. * Tổng vốn vay ngân hàng là: 15.651.615.100 đồng. Trước mắt công ty đề nghị vay ngân hàng 661.591USD để nhập dây chuyền sản xuất. Nhận xét: Tổng mức đầu tư mua dây chuyền sản xuất ván sàn gỗ của Công ty TNHH Việt Phát-Hưng Yên theo dự toán là 25.033.000.000đồng, trên lô đất có tổng diện tích 25.000m2. Tỷ lệ giữa nguồn vốn vay ngân hàng trên tổng vốn đầu tư ở mức 42,5%. Cán bộ tín dụng đánh giá tỷ suất đầu tư được tính toán của Công ty TNHH Việt Phát - Hưng Yên là hợp lý. ● Hiệu quả kinh tế của Dự án * Chi phí Chi phí sản xuất được tính theo định mức tiêu hao năng lượng và chi phí nhân công của Quyết định 1260/1998/QĐ-BXD ngày 28/11/1998. Thời gian khấu hao là 05 năm, phương pháp tính khấu hao là phương pháp tuyến tính (theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, ngày 12/12/2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định). Chi phí bảo dưỡng máy móc = 1% giá trị máy móc Chi phí quản lý tính theo nhu cầu thực tế. Tổng Chi phí dự tính được thể hiện cụ thể trong bảng sau: BẢNG TÍNH CHI PHÍ SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN VÁN SÀN GỖ (Đơn vị: triệu đồng) STT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 I Chi phí biến đổi 28,821.20 42,090.95 55,303.70 64,140.70 72,825.70 1 Nguyên, nhiên vật liệu 25,599.00 38,398.50 51,198.00 59,731.00 68,264.00 - Nguyên vật liệu chính 23,184.00 34,776.00 46,368.00 54,096.00 61,824.00 - Nguyên vật liệu phụ 2,415.00 3,622.50 4,830.00 5,635.00 6,440.00 2 Chi phí nhân công trực tiếp 378.00 378.00 378.00 378.00 378.00 3 Chi phí vận tải (2% dt) 940.50 1,410.75 1,824.00 2,128.00 2,280.00 2 Chi phí bảo dưỡng tscđ (1% giá trị mmtb) 161.00 161.00 161.00 161.00 161.00 3 Chi phí bảo dưỡng cơ sở hạ tầng (2% giá trị csht ko tính chi phí đền bù GPMB) 112.70 112.70 112.70 112.70 112.70 4 Chi phí lãi vay ngắn hạn 630.00 630.00 630.00 630.00 630.00 5 Chi phí khác 1,000.00 1,000.00 1,000.00 1,000.00 1,000.00 II Chi phí cố định 20,108.20 20,498.20 20,718.30 21,003.88 21,366.84 1 Khấu hao 5,006.60 5,006.60 5,006.60 5,006.60 5,006.60 2 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,200.00 4,590.00 5,035.50 5,546.48 6,134.84 - Chi phí nhân công gián tiếp 1,200.00 1,440.00 1,728.00 2,073.60 2,488.32 - Chi phí quản lý chung 3,000.00 3,150.00 3,307.50 3,472.88 3,646.52 3 Chi phí bán hàng, quảng cáo 10,000.00 10,000.00 10,000.00 10,000.00 10,000.00 4 Chi phí lãi vay trung hạn 901.60 901.60 676.20 450.80 225.40 Tổng chi phí 48,929.40 62,589.15 76,022.00 85,144.58 94,192.54 Chi phí lãi vay: cơ sở tính toán dựa trên mức lãi suất vay ngắn hạn và vay trung hạn của CN VPBank Thăng Long. Trong đó: + Chí phí lãi vay ngắn hạn: Công ty dự tính vay ngắn hạn 5.000.000.000 đồng/năm để phục vụ vốn lưu động của dự án, do đó lãi vay hàng năm dự tính = 5.000.000.000 đồng * 1.05%*12 = 630.000.000 đồng + Chi phí lãi vay trung hạn: Công ty dự định vay trung hạn VPBank 700.000 USD. Chi phí lãi vay trung hạn dự tính như sau: (áp dụng với mức lãi suất là 8%/năm) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 Dư nợ 700,000 700,000 525,000 350,000 175,000 Trả lãi 56,000 56,000 42,000 28,000 14,000 Trả gốc 0 175,000 175,000 175,000 175,000 Tổng Gốc + Lãi 56,000 231,000 217,000 203,000 189,000 Dư nợ còn lại 700,000 525,000 350,000 175,000 0 * Doanh thu Với công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất sàn gỗ công nghiệp là 1.000.000m2/năm. Công ty dự kiến công suất hoạt động theo từng năm sẽ lần lượt là: 30%/năm1, 45%/năm2, 60%/năm3, 70%/năm4 và 80%/năm5. Dự kiến giá trung bình của ván sàn Công ty giao cho đại lý vào khoảng 160.000 đồng/m2 thì doanh thu từng năm như sau: STT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 I Công suất thiết kế 1,000,000 1,000,000 1,000,000 1,000,000 1,000,000 II Công suất hoạt động 300,000 450,000 600,000 700,000 800,000 1 Sản lượng thực tế khai thác (95%) 285,000 427,500 570,000 665,000 760,000 2 Đơn giá (1000 đ/m2) 165 165 160 160 150 III Doanh thu (Trđ) 47,025 70,538 91,200 106,400 114,000 * Nguồn và thời gian trả nợ Nguồn trả nợ được trích từ khấu hao hàng năm và lợi nhuận sau thuế, nguồn này đảm bảo trả nợ cho khoản vay trong thời gian 4 năm. (Chi tiết xem phần Hiệu quả tài chính của dự án) * Hiệu quả tài chính của dự án Theo tính toán của Công ty Doanh thu thuần hàng năm đạt 97% Doanh thu dự kiến thì Hiệu quả tài chính của dự án như sau: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH STT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 I Doanh thu thuần 45,614.25 68,421.38 88,464.00 103,208.00 110,580.00 II Tổng chi phí. 48,929.40 62,589.15 76,022.00 85,144.58 94,192.54 1 Chi phí biến đổi 28,821.20 42,090.95 55,303.70 64,140.70 72,825.70 2 Chi phí cố định 20,108.20 20,498.20 20,718.30 21,003.88 21,366.84 III Hiệu quả KT -3,315.15 5,832.23 12,442.00 18,063.43 16,387.46 Thuế TNDN (28%) 1,633.02 3,483.76 5,057.76 4,588.49 IV LN ròng -3,315.15 4,199.20 8,958.24 13,005.67 11,798.97 V Khấu hao TSCĐ 5,006.60 5,006.60 5,006.60 5,006.60 5,006.60 VI Dòng tiền 1,691.45 9,205.80 13,964.84 18,012.27 16,805.57 VII Dòng tiền đã chiết khấu (13%) 1,496.86 7,209.49 9,678.33 11,047.26 9,121.39 Vốn đầu tư ban đầu = 25,033.00 Như vậy sử dụng phần mềm excel ta có chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dựa án như sau: NPV 13,520.34 IRR 28.26% Nhận xét của ngân hàng: Dự án là hoàn toàn khả thi có hiệu quả kinh tế cao. Nhận xét của sinh viên : Phương diện tài chính được cán bộ thẩm định thẩm định rất chi tiết từ việc thẩm định mức độ hợp lý của vốn đầu tư, nguồn vốn huy động cho dự án cho đến việc xác định các khoản mục chi phí... Các phương pháp và kết quả tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án đều chính xác. Tuy nhiên việc phân tích độ nhạy của dự án lại chưa được tiến hành. Điều này sẽ không cho biết dự án có hiệu quả chắc chắn về mặt tài chính không (nghĩa là khi các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án thay đổi trong một giới hạn nhất định thì dự án vẫn đạt hiệu quả tài chính). Ngoài ra dự án còn chưa tính đến sản lượng thực tế mà dự án có thể tiêu thụ được hàng năm mà chỉ mới dựa vào công suất của dự án để xác định số lượng này rồi đưa ra kết luận về doanh thu và tính khả thi của dự án. Cán bộ thẩm định cũng chưa xem xét xem việc tính giá bán sản phẩm mà dự án đưa ra đã hợp lý hay chưa. Vì vậy việc chưa phân tích độ nhạy là một thiếu xót lớn cần bổ sung trong việc thẩm định khía cạnh tài chính của dự án... Dự án cũng nên tính toán chỉ tiêu thời gian hoàn vốn của dự án để thấy rõ hơn tính khả thi của dự án. g. Xác định mức cho vay Tổng mức đầu tư của Dự án + Tổng số vốn cần thiết để mua dây chuyển : 25.033.000.000 đồng + Vốn tự có và các nguồn khác : 14.381.384.400 đồng + Số tiền đề nghị vay VP Bank : 10.651.615.100 đồng (661.591 USD) Nhận xét của ngân hàng: Phương án vay vốn đầu tư tài sản cố định cho dự án sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp của công ty Việt Phát là khả thi, Phương án đã được tính toán cụ thể. Theo đánh giá của cán bộ tín dụng, sau khi đưa dây chuyền vào vận hành sản xuất và xây dựng thương hiệu, dự án của công ty sẽ đạt hiệu quả cao. Đặc biệt lãnh đạo công ty rất chú trọng đến vấn đề hậu mãi sau bán hàng và lấy đó làm một trong những lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường. Nhận xét của sinh viên: cán bộ thẩm định của chi nhánh đã thẩm định về mức đề nghị vay vốn của công ty TNHH Việt Phát- Hưng Yên dựa trên sự thẩm định tính khả thi của dự án là phù hợp giúp đảm tính hợp lý của mức đề nghị vay vốn. h. Nguồn trả nợ, thời hạn trả Nguồn trả nợ gốc của khách hàng: Khách hàng dùng nguồn thu từ doanh thu thu được khi dự án được đưa vào khai thác, nguồn khấu hao từ tài sản cố định, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh để trả nợ Ngân Hàng. Về trả lãi hàng tháng: Trong thời gian 02 tháng đầu khi dự án mới triển khai (bao gồm các công đoạn lắp ráp dây chuyền, sản xuất thử, đào tạo lao động, …), công ty dự kiến dùng nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh hiện tại để thanh toán lãi tiền vay cho ngân hàng. Sau khi dây chuyền đi vào sản xuất ổn định sẽ dùng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dự án để trả lãi cho ngân hàng. Phương thức trả nợ: - Nợ gốc: Trả 06 tháng/kỳ sau 12 tháng ân hạn. - Nợ lãi: Trả hàng tháng, kể từ ngày nhận nợ đầu tiên. Thời hạn trả nợ: Công ty Việt Phát - Hưng Yên đề nghị vay vốn đầu tư trong 5 năm. Nhận xét của sinh viên: cán bộ tín dụng đã xác định nguồn trả nợ, phương thức trả nợ và thời hạn trả nợ một cách đầy đủ và cụ thể. i. Thẩm định tài sản bảo đảm nợ vay. ● Dây chuyền nhập khẩu đồng bộ theo Hợp đồng ngoại số 017/LT-ALL ký ngày 17/04/2007 giữa Công ty TNHH Việt Phát - Hưng Yên và Allion Corporation. - Giá trị trên hợp đồng là 945.130 USD tương đương 15.216.593.000 đồng (tỷ giá tạm tính 1USD=16.100 đồng). Tổng chi phí nhập khẩu dây chuyền (bao gồm giá nhập khẩu, chi phí vận chuyền, lắp ráp ) vào khoảng 1.000.000 USD tương đương 16.100.000.000 đồng. Đây là dây chuyền sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp hoàn thiện mới 100% do Đài Loan sản xuất có công suất thiết kế đạt 1.000.000 m2 ván sàn/năm. Chất lượng sản phẩm sản xuất ra đảm bảo tiêu chuẩn châu Âu DIN 645. Địa điểm lắp đặt tại Công ty TNHH Việt Phát – Hưng yên tại địa chỉ Xã Lạc Đạo – Huyện Văn Lâm – Tỉnh Hưng Yên. ● Nhà và đất tại Căn hộ số 35, Dãy A, Lô 2, Khu đô thị mới Trung Yên, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội thuộc quyền sở hữu của Nguyễn Việt Phát (giám đốc công ty TNHH Việt Phát - Hưng Yên) và vợ là Bà Lê Hoài Thu theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AE 240992 do UBND Quận Cầu Giấy cấp ngày 26/07/2006. Chi tiết cụ thể như sau: Giá trị tài sản theo biên bản định giá lại tài sản ngày 04/05/2007 của Phòng TĐ TSBĐ VPBank Thăng Long là 8.000.000.000 đồng, đảm bảo cho khoản vay tối đa là 5.200.000.000 đồng (tương đương 65%). ● Chiếc xe Ô tô Mercedez E 240 BKS 29U-1432 thuộc sở hữu của Công ty TNHH máy tính Phương Trung theo Giấy đăng ký xe ô tô số A 0042378 do Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cấp. Giá trị tài sản theo biên bản định giá lại tài sản ngày 04/05/2007 của Phòng TĐ TSBĐ VPBank Thăng Long là 800.000.000 đồng, đảm bảo cho khoản vay tối đa là 480.000.000 đồng (tương đương 60%). - Tổng trị giá tài sản bảo đảm là: 24.016.593.000 đồng, đảm bảo cho khoản vay 661.591USD tương đương 10.651.615.100đồng Nhận xét của ngân hàng: chủ đầu tư đã đưa ra các tài sản hình thành từ cả vốn vay và các tài sản hợp lệ khác. Dự án của công ty có đủ điều kiện cho vay theo hình thức thế chấp. Nhận xét của sinh viên: nội dung này đã được cán bộ thẩm định tiến hành rất cẩn thẩn và có bộ phận riêng để thẩm định. Tuy nhiên ngân hàng cần chú ý hơn đối với các tài sản hình thành từ vốn xem giá trị tương lai của các tài sản này sẽ thay đổi như thế nào để có kết luận chính xác về giá trị tài sản bảo đảm. k. Thẩm định rủi ro và kiểm soát rủi ro. ● Rủi ro mở L/C - Rủi ro về Dây chuyền: Xảy ra khi dây chuyền nhập khẩu về không đúng chủng loại dẫn đến sản phẩm đầu ra không đạt chất lượng như hợp đồng đã ký kết. Khả năng này khó xẩy ra vì Allion Corporation là một tập đoàn kinh tế của Đài Loan với lĩnh vực hoạt, trong đó Allion Computer là đối tác đã có mối quan hệ hợp tác lâu năm với Công ty TNHH Máy tính Thiên Tân và Phương Trung là 02 Công ty mà Ông Phát và Ông Tuấn (các thành viên ban giám đốc Công ty TNHH Việt Phát - Hưng Yên) là giám đốc. - Rủi ro về Bộ chứng từ: Ngân hàng gặp phải rủi ro khi bộ chứng từ hàng hóa về tới Ngân hàng, bộ chứng từ này hợp lệ và khớp đúng với nội dung trên L/C nhưng Công ty TNHH Việt Phát- Hưng Yên vì một lý do nào đó từ chối và không thực hiện việc thanh toán. Khi đó, ngân hàng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán. VPBANK có thể kiểm soát được các rủi ro trên bởi: Thứ nhất: Công ty TNHH Việt Phát đã có quá trình nghiên cứu kỹ về công nghệ cũng như thị trường dự án. Đã làm các thủ tục và được UBND tỉnh Hưng Yên đồng ý cấp phép thực hiện dự án. Ban lãnh đạo công ty đều là những doanh nhân năng động, có tín nhiệm trong các quan hệ tín dụng với ngân hàng. Thứ hai: Trên vận đơn (B/L) phải được chỉ định rõ tên và địa chỉ của người nhận hàng là: Made out to order of VPBank Thăng Long. Khi hàng về, khách hàng nộp đủ số tiền tham gia dự án còn lại trước khi ngân hàng ký hậu vận đơn để khách hàng đi nhận hàng. Trường hợp khách hàng không nộp tiền vào thì phải nhận nợ bắt buộc và tài sản đảm bảo là dây chuyền nhập khẩu và các tài sản khác như đã nêu trên. ● Rủi ro về vay vốn Rủi ro về chất lượng sản phẩm: Rủi ro này khó xảy ra vì: Ban lãnh đạo Công ty đặt yếu tố chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu để thực hiện dự án nên đã có quá trình nghiên cứu kỹ về công nghệ dây chuyền sản xuất của Đức với các sản phẩm đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Trong hợp đồng cũng đã xác định rõ sau khi lắp đặt và có biên bản nghiệm thu giữa 2 bên, ngân hàng mới phải thanh toán nốt 30% giá trị dây chuyền đồng thời bên bán phải có trách nhiệm lắp ráp, đào tạo, cung cấp phụ kiện trong thời gian 10 năm. Rủi ro về TSĐB: Trong các TSĐB của Công ty TNHH Việt Phát thì TSĐB là chiếc xe ô tô Mercedes – E240 và nhà và đất tại Khu đô thị mới Trung Yên thuộc khu đang phát triển là có tính chuyển nhượng trung bình khá. Hai TSĐB này đảm bảo cho khoản vay là 5.680 triệu đồng tương đương 352.795 USD. Còn TSĐB là dây chuyền nhập khẩu có khả năng chuyển nhượng thấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31216.doc
Tài liệu liên quan