Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục sơ đồ, bảng biểu

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I: Thực trạng công tác thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn tại ngân hàng thương mại CP Quân Đội 3

1.1. Tổng quan về MBĐBP 3

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của MBĐBP 3

1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 3

1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Ngân hàng Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ 3

1.1.2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban tại chi nhánh Điện Biên Phủ: 4

1.1.2. Tình hình hoạt động đầu tư và kinh doanh của chi nhánh 8

1.1.3.1. Tình hình hoạt động đầu tư 8

1.1.3.2. Tình hình đầu tư phát triển 12

1.2. Thực trạng công tác thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn tại MBĐBP 16

1.2.1. Sự cần thiết phải thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn 16

1.2.2.1. Phương pháp định tính 17

1.2.2.2. Phương pháp định lượng 18

1.2.2.3. Phương pháp thẩm định theo trình tự 21

1.2.3. Quy trình thẩm định rủi ro 22

1.2.4. Nội dung thẩm định rủi ro 29

1.2.4.1.Thẩm định rủi ro về chủ đầu tư 29

1.2.4.2. Thẩm định rủi ro về dự án đầu tư 32

1.2.5. Các loại rủi ro xảy ra và phương pháp phòng ngừa 35

1.2.5.1. Rủi ro đầu tư 35

1.2.5.2. Rủi ro tín dụng 40

1.3. Ví dụ về một dự án 43

1.3.1. Giới thiệu về chủ đầu tư và dự án vay vốn 43

1.3.2. Thẩm định rủi ro 43

1.3.2.1. Đánh giá định tính rủi ro đầu tư của dự án 43

1.3.3.2. Đánh giá định lượng rủi ro đầu tư của dự án 48

1.3.4. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư “Dự án đóng mới và khai thác 05 tàu và 2 đoàn sà lan” 48

1.4. Tình hình thẩm định dự án tại ngân hàng Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ 49

1.5. Đánh giá công tác thẩm định rủi ro dự án tại ngân hàng Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ 50

1.5.1. Kết quả đạt được 50

1.5.1.1. Về thông tin 50

1.5.1.2. Về đội ngũ cán bộ thẩm định 50

1.5.1.3. Về trang thiết bị và công nghệ phục vụ cho công tác thẩm định rủi ro 51

1.5.1.4. Về quy trình thẩm định rủi ro 51

1.5.1.5. Về nội dung thẩm định rủi ro 51

1.5.1.6. Về phương pháp phân tích rủi ro 52

1.5.2. Những tồn tại cần khắc phục 52

1.5.2.1. Hạn chế về thông tin trong thẩm định rủi ro 52

1.5.2.2. Hạn chế về năng lực của cán bộ thẩm định 53

1.5.2.4. Hạn chế về quy trình thẩm định rủi ro 53

1.5.2.6. Hạn chế về phương pháp đánh giá rủi ro 54

1.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 55

1.5.3.1. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp 55

1.5.3.2. Nguyên nhân từ bản thân Ngân hàng 55

1.5.3.3. Nguyên nhân khác 56

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ 57

2.1. Phương hướng của ngân hàng Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ 57

2.1.1. Về huy động vốn 57

2.1.2. Về thẩm định và cho vay dự án 58

2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định rủi ro tại ngân hàng Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ 59

2.2.1. Nâng cao chất lượng thông tin trong thẩm định 59

2.2.2. Nâng cao chất lượng và số lượng cán bộ thẩm định 62

2.2.3. Tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ cho việc vận dụng các phương pháp thẩm định khoa học 66

2.2.4. Hoàn thiện quy trình thẩm định rủi ro 66

2.2.4. Hoàn thiện về nội dung thẩm định rủi ro 68

2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định rủi ro tại ngân hàng Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ 78

2.3.1. Kiến nghị với chính phủ, các cán bộ ngành có liên quan 78

2.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam 79

2.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội nói chung và chi nhánh Điện Biên Phủ nói riêng 80

2.3.4. Kiến nghị với chủ đầu tư 80

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Điện Biên Phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y được xem là bao gồm tất cả những bất ổn về chính sách của nơi/địa điểm xây dựng dự án bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hóa, tư hữu hóa hay các luật, nghị định, nghị quyết và các chế tài khác có liên quan tới dòng tiền của dự án đầu tư. - Rủi ro về thuế: đó là sự tăng lên về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu đã làm cho dòng tiền hàng năm của dự án thay đổi từ đó làm thay đổi các chỉ tiêu IRR và NPV. - Rủi ro về hạn ngạch, thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác: làm giảm sản lượng hoặc làm tăng chi phí của dự án, dẫn đến dòng tiền thay đổi. - Rủi ro về chính sách tuyển dụng lao động: thay đổi về quy định mức lương tối thiểu của Chính phủ, chính sách đối với lao động nữ đều ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. - Rủi ro về hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm của dự án cũng như quyền lợi của nhà đầu tư. - Rủi ro về lãi suất: đó là khi Chính phủ đưa ra các chính sách lãi suất để kiểm soát lạm phát có thể làm cho hoạt động đầu tư tăng lên hoặc giảm đi. - Rủi ro về độc quyền: sự độc quyền của nhà nước ở một số lĩnh vực có thể làm hạn chế đầu tư cho các bộ phận khác trong xã hội và thường dẫn tới sự kém hiệu quả của đầu tư. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro cơ chế chính sách là: - Khi thẩm định dự án, phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án (thể hiện trong hồ sơ của dự án) để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật và qui định hiện hành có liên quan tới dự án. - Chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng qui định về cấn đề này (bất khả kháng do Chính phủ) - Những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án. - Hỗ trợ/ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Rủi ro về cung cấp Rủi ro về cung cấp bao gồm: dự án không có được nguồn nguyên liệu vật liệu (đầu vào chính/quan trọng) với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: - Trong quá trình xem xét dự án, cán bộ thẩm định phải nghiên cứu, đánh giá cẩn trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án, để đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án. - Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật tư. - Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên vật liệu đầu vào. - Những hợp đồng/thỏa thuận với cơ chế chuyển qua tới người sử dụng cuối cùng. - Những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dài hạn với nhà cung cấp có uy tín. Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì Đây là những rủi ro xảy ra khi dây chuyền, thiết bị, hệ thống điều hànhcủa dự án đầu tư không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu. Do đó ảnh hưởng đến công suất của thiết bị, máy móc ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và từ đó ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án. Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu bằng cách: - Sử dụng công nghệ đã được kiểm tra, chứng nhận của các chuyên gia có kinh nghiệm về loại công nghệ này. - Bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm trong việc sử dụng dây chuyền công nghệ. - Có thể ký hợp đồng vận hành, bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng. - Kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành của dự án. - Quyền thay thế người vận hành do không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ. - Phải có bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh Đối với rủi ro xây dựng và thi công xây dựng Rủi ro này xảy ra khi dự án hoàn tất không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện, không giải tỏa được dân có thể bị thu hẹp hoặc hủy bỏ dự án. Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát của Ngân hàng, tuy nhiên có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau: - Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có sức mạnh về tài chính và có kinh nghiệm lâu năm. - Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo hành chất lượng công trình. - Giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công xây dựng công trình. - Hỗ trợ các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt mức dự toán. - Quy định rõ trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời dân cư. - Hợp đồng giá cố định hoặc chìa khóa trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ của các bên. Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán bao gồm: thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, do sức ép cạnh tranh giá làm cho dự án không đủ để bù đắp chi phí. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: Nghiên cứu, đánh giá phân tích thị trường, thị phần phải cẩn thận. Dự kiến cung cầu phải thận trọng (không nên có những dự báo quá lạc quan). Phân tích khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi của người tiêu dùng cuối cùng (không chỉ người bao tiêu). Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng các biện pháp: phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm của Chính phủ (nếu có), tiết kiệm chi phí sản xuất. Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng về tài chính. Khả năng linh hoạt của cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đầu ra. Giảm thiểu các điều khoản không cạnh tranh (nếu có). Rủi ro về môi trường và xã hội Rủi ro này bao gồm những tác động của dự án đến môi trường và người dân xung quanh địa điểm đặt dự án như việc gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường thiên nhiên làm giảm tiềm năng của ngành du lịch, làm thay đổi điều kiện sinh thái (mất cân bằng sinh thái, gây ra tai biến: lũ lụt, hạn hán), làm ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống tốt đẹp. Những ảnh hưởng này xảy ra một cách trực tiếp, nếu nghiêm trọng có thể không thực hiện được bởi nó không chỉ phát sinh chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình đền bù thiệt hại do ảnh hưởng của dự án gây ra, nó còn gây phát sinh chi phí cho Nhà nước khi những ảnh hưởng của dự án gây ra là quá lớn so với nguồn nước bị ô nhiễm, ô chiếm không khí Loại rủi ro này chủ đầu tư có thể giảm thiểu bằng cách: - Báo cáo, đánh giá tác động của môi trường phải khách quan và toàn diện, được các cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. - Nên có sự tham gia của các bên liên quan từ khi bắt đầu triển khai dự án như các cơ quan quản lý môi tưởng, chính quyền địa phương sở tại - Tuân thủ các qui định về môi trường. Rủi ro về kinh tế vĩ mô Rủi ro kinh tế vĩ mô là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm: rủi ro tỷ giá hối đoái, lạm phát – lãi suất Các biện pháp giảm thiểu rủi ro kinh tế vĩ mô là: - Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản để đưa ra các nhận định khách quan về sự biến động của nền kinh tế vĩ mô. - Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm. - Bảo vệ trong các hợp đồng (ví dụ như: chỉ số hóa, cơ chế chuyển qua, giá cả leo thang, bất khả kháng..). - Đảm bảo/ cam kết của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối. 1.2.5.2. Rủi ro tín dụng Nguyên nhân của rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là loại rủi ro liên quan trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng nên được Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Vì vậy phải tìm hiểu được nguyên nhân để từ đó có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Rủi ro tín dụng xảy ra do những nguyên nhân chính sau: - Nguyên nhân bất khả kháng: đó là do những nguyên nhân bất khả kháng tác động đến người vay làm cho họ mất khả năng thanh toán cho Ngân hàng như thiên tai, chiến tranh, thay đổi của chính sách thuế, hàng rào thuế quan vượt quá tầm kiểm soát của người vay và người cho vay. Những thay đổi này thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng xấu hay tốt đến người vay. Tuy nhiên, thường thì những tác động này gây ảnh hưởng xấu đến người vay rất nặng nề, làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng. - Nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay: người vay không có khả năng dự đoán được các vấn đề trong kinh doanh có thể xảy ra, yếu kém trong quản lý, hoặc chủ tâm lừa đảo cán bộ Ngân hàng. Nên nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng là thu được lợi nhuận cao, vì vậy để đạt được mục đích của mình họ sẵn sàng làm mọi thủ đoạn để ứng phó với Ngân hàng nhằm vay được tiền. - Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng: Chất lượng cán bộ tín dụng không tốt, không đủ trình độ năng lực để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, hoặc do cố tình làm sai, cấu kết với khách hàng nhằm chuộc lợi Các biện pháp để giảm thiểu rủi ro tín dụng là - Các biện pháp phòng ngừa: + Ngân hàng cần phải đề ra một chính sách linh hoạt + Cần phải quy định và kiểm soát quá trình hco vay + Đảm bảo tín dụng: là việc hình thành cơ sở pháp lý để có thêm nguồn thu nợ thứ hai cho khoản tín dụng của Ngân hàng. + Cần phải có chiến lược sàng lọc tìm khách hàng tin cậy để cho vay nhằm đảm bảo khả năng trả nợ cao. + Phải biết đa dạng hóa các hợp đồng tín dụng, tạo mối quan hệ lỏng lẻo để loại trừ một số rủi ro. + Cần phải quy định mức rủi ro tập trung tín dụng như theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng, quy định tổng dư nợ hco vay đối với một khách hàng không vượt quá mức 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng + Thu thập và xử lý thông tin + Đào tạo đội ngũ cán bộ lành nghề - Các biện pháp mang tính chất xử lý: Bao gồm các biện pháp khai thác nợ có vấn đề và biện pháp xử lý nợ có vấn đề. Sơ đồ 1.7: Các biện pháp khai thác nợ có vấn đề: Các biện pháp khai thác nợ có vấn đề Gia hạn khoản vay Chuyển nợ quá hạn Thay đổi nhân sự Cấp thêm vốn tín dụng Điều chỉnh lại các điều khoản trong hợp đồng Sơ đồ 1.8:Các biện pháp xử lý nợ có vấn đề Yêu cầu người bảo lãnh trả nợ Phát mại tài sản thế chấp hay cầm cố Các biện pháp xử lý nợ có vấn đề Xử lý theo pháp luật Thanh lý nợ khó đòi bằng xóa nợ Hình thành quỹ phòng ngừa rủi ro trong cho vay 1.3. Ví dụ về một dự án 1.3.1. Giới thiệu về chủ đầu tư và dự án vay vốn Tên khách hàng: Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước Đại diện trước pháp luật : Ông Dương Trí Dũng Chức vụ: Giám đốc Tên dự án: Dự án đóng mới và khai thác 05 tàu và 2 đoàn sà lan Chủ đầu tư: Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) Tổng số vốn đầu tư : 100.500.000.00 đồng Sản phẩm của dự án : Cung cấp dịch vụ vận tải than từ bãi than ra các tàu có trọng tải lớn ngoài khơi (không vào được cảng) để đưa than đi xuất khẩu. Đề nghị vay vốn của khách hàng: Số tiền đề nghị vay vốn : 50.000.000.000 đồng Mục đích vay vốn : Thanh toán tiền mua nguyên vật liệu đóng mới 05 tàu - trọng tải 1000 tấn/tàu và 02 đoàn sà lan chuyển tải than của Công ty Vinalines Thời gian vay vốn : 5 năm Tài sản bảo đảm : 05 tàu hình thành từ vốn vay và ngôi nhà trị giá 1,5 tỷ đồng ở khu Hoàn Cầu – Hà Nội; 02 tàu - trọng tải 1.000 tấn/tàu và 01 đoàn sà lan đã có sẵn của Công ty. 1.3.2. Thẩm định rủi ro 1.3.2.1. Đánh giá định tính rủi ro đầu tư của dự án a. Rủi ro từ khách hàng Rủi ro năng lực pháp lý của chủ đầu tư Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp hợp pháp gồm: - Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước – tổng công ty hàng hải Việt Nam số 250/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/04/1995, Vinalines lúc đầu gồm 22 công ty nhà nước, 2 công ty cổ phần và 9 công ty liên doanh, sở hữu 50 tàu với trọng tải là 396.291 DWT và có 18456 lao động. - Quyết định số 05 ngày 25/04/2005 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh Hải Phòng về việc kiểm tra hoàn thuế GTGT tại cơ sở kinh doanh của Công ty Vinalines Biên bản họp các thành viên sáng lập của Công ty Vinalines đề ngày 2/09/2005 về việc bầu Ông Dương Trí Dũng giữ chức Giám đốc Công ty Vinalines - Điều lệ Công ty Vinalines - Quyết định của Công ty Vinalines về việc bổ nhiệm bà Định Thị Nga giữ chức Kế toán trưởng Công ty. Kết luận: Căn cứ vào Hồ sơ vay vốn của Công ty Vinalines gửi Ngân hàng, Công ty Vinalines có đầy đủ tư cách pháp nhân trong các giao dịch. Rủi ro năng lực quản lý điều hành của chủ đầu tư Sau 10 năm hoạt động, Vinalines đã chứng tỏ năng lực quản lý hiệu quả dù gặp nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế ASEAN. Trước những biến động của thị trường hàng hải và những khó khăn tài chính, đã có nhiều biện pháp thích hợp được áp dụng để duy trì sự tăng trưởng liên tục trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của toàn Tổng công ty. Với những kế hoạch đang được triển khai về cải tạo và phát triển cảng biển, đầu tư mở rộng đội tàu và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ, Vinalines cùng các thành viên tự tin, lạc quan tiến về phía trước. Kể từ khi đi vào hoạt động năm 1996, Tổng công ty đã tham gia vào rất nhiều hoạt động vận tải, như: vận tải biển, khai thác cảng, đại lý vận tải, môi giới, giao nhận, kinh doanh vận tải đa phương thức, sửa chữa tàu biển, cung cấp dịch vụ hàng hải và các hoạt động khác liên quan; xuất khẩu, nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu và thiết bị chuyên ngành; cung cấp thuyền viên; tham gia liên doanh, hợp tác kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước theo đúng quy định. - Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh: Đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ; sản xuất máy đập lúa liên hoàn và các loại máy phục vụ xây dựng; kinh doanh các loại máy động cơ, sắt thép; dịch vụ sửa chữa và nhận gia công các sản phẩm cơ khí dân dụng. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là hợp pháp và phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế. - Kế hoạch phát triển đội tàu của công ty: Công ty tiếp tục thực hiện đóng các tàu vận tải trọng tải nhỏ theo đơn đặt hàng của khách, duy trì hoạt động chế tạo máy nông nghiệp và tiến hàng khai thác đội tàu gồm 07 chiếc (5 chiếc mới đóng, 02 chiếc hiện có) và ba đội sà lan (12 chiếc, gồm 8 chiếc đang đóng và 04 chiếc hiện có). Đối với đội tàu và sà lan, Công ty dự kiến sẽ quan hệ với các công ty xi măng để có các hợp đồng vận tải than và sử dụng các mối quan hệ đối với các vị lãnh đạo trong CDE để duy trì hoạt động chuyển tải xuất khẩu để ổn định kinh doanh vận tải. Kết luận: Năng lực quản lý, điều hành và phối hợp của lãnh đạo Công ty khá chặt chẽ và đồng thuận. Rủi ro năng lực tài chính của chủ đầu tư Trong những năm gần đây, Tổng công ty hàng hải Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động khá hiệu quả. Cụ thể là sản lượng vận tải liên tục tăng, năm 2003 là 16.9 triệu tấn, 40,6 tỷ tKM, đến năm 2003 con số này là 17,8 triệu tấn và 40,6 tỷ tKm. Do đó, doanh thu, lợi nhuận cũng tăng theo, năm 2002 doanh thu của tổng công ty là 4.887 tỷ đồng, năm 2003 là 5.030 tỷ đồng. Lợi nhuận của công ty năm 2002 là 208 tỷ đồng, năm 2003 lên đến 213 tỷ đồng. Các chỉ tiêu tài chính của công ty tương đối tốt, đảm bảo được khả năng thanh toán nợ. Kết luận: Tổng công ty hàng hải Việt Nam có tư cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện giao dịch và nghĩa vụ kinh tế, dân sự; có năng lực và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh đóng tàu và vận tải biển. Quan hệ tín dụng Từ khi thành lập đến nay, Công ty thực hiện các dự án và tiến hành sản xuất kinh doanh hoàn toàn bằng nguồn vốn tự có và vốn vay của các cá nhân trên địa bàn. Công ty chưa vay vốn tại bất cứ tổ chức tín dụng nào. Nhận xét: Công ty chưa quan hệ tín dụng với bất cứ tổ chức tín dụng nào là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng thu hút được khách hàng mới, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, do Công ty là khách hàng mới thành lập, Ngân hàng chưa có hiểu biết nhiều về khách hàng do vậy quá trình phân tích về năng lực tài chính của Công ty cần được thực hiện kỹ càng. b. Rủi ro đầu tư của dự án Rủi ro cơ chế, chính sách Chính sách của Chính phủ về mở của thị trường vận tải biển nội địa: Năm 2006, khi Việt Nam thực hiện lộ trình hội nhập Khu vực mậu dịch tự do Châu á Thái bình dường (AFTA), các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sẽ giảm dần mức bảo hộ của Chính phủ, cạnh tranh giữa các hãng vận tải biển trong nước và các hãng vận tải biển nước ngoài tăng lên, làm khả năng khai thác dự án xấu đi, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Dự án. Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán Rủi ro do khả năng quản lý, thiết lập các chân hàng của khách hàng. Rủi ro này xẩy ra khi khách hàng không thiết lập được các chân hàng, không có hàng để vận chuyển dẫn đến không có doanh thu để bù đắp một lượng chi phí cố định lớn. Việc khai thác tàu sẽ bị lỗ. Để đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng, Ngân hàng sẽ duy trì tỷ lệ tiền cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm ở mức thấp. Rủi ro về cung cấp Giá dầu diesel tăng cao sẽ làm tăng chi phí nhiên liệu chạy tàu, sà lan, trong khi giá cước tăng lên chậm, làm cho lợi nhuận từ hoạt động của Dự án thấp. Hiệu quả tài chính Dự án giảm. Công ty có thể gặp khó khăn trong việc trả các khoản nợ Ngân hàng. Giá nhiên liệu tăng thường do các nguyên nhân bất khả kháng, chính vì vậy để dự đoán được xu hướng biến động của giá dầu là rất khó. Rủi ro kinh tế vĩ mô Rủi ro lạm phát: dự án có thể gặp rủi ro khi lạm phát xảy ra, làm tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào, gây ảnh hưởng tới dòng tiền và lợi nhuận của dự án. Sự đảm bảo/cam kết của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối: không có. Rủi ro kỹ thuật, vận hành, bảo trì Trong quá trình vận hành tàu có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Dự án làm giảm hiệu quả của Dự án như bão, lũ, lụt, Đây là các rủi ro bất khả kháng và xác suất xảy ra không nhiều. Rủi ro môi trường và xã hội Tàu có giấy chứng nhận an toàn ô nhiễm do dầu, an toàn ô nhiễm không khí. Bởi vậy mà mức ô nhiễm trong quá trình hoạt động mà tàu gây ra nằm trong ngưỡng chấp nhận được. Công suất máy thấp, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, bởi vậy mà ô nhiễm không khí do tàu gây ra cũng ở mức chấp nhận được c. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng Rủi ro do đâm va của tài sản bảo đảm tiền vay của Dự án này làm giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bị giảm, ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng. Đối với các rủi ro không được công ty bảo hiểm bồi thường, để đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng, trong Hợp đồng bảo đảm tiền vay sẽ quy định, nếu tài sản bảo đảm bị thiệt hại, ảnh hưởng đến khả năng bảo đảm tiền vay của khoản vay này, bên vay phải bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm để đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Tuy nhiên, đội tàu của Công ty gồm 7 tàu và ba đoàn sà lan, việc xẩy ra rủi ro đồng loạt đối với tất cả các tàu sẽ không xẩy ra. Rủi ro đối với Ngân hàng do ý thức của Chủ đầu tư: Hoạt động xuất lậu than từ Quảng Ninh sang các cảng biển của Trung Quốc đang và sẽ diễn ra rất sôi động. Lợi nhuận thu được từ xuất lậu than rất lớn (khoảng 40.000 đồng/tấn than). Nếu Công ty sử dụng tàu và sà lan vận tải lậu than tuyến Quảng Ninh – Trung Quốc, đội tàu của Công ty rất dễ bị bắt giữ, hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật, Công ty không có nguồn trả nợ cho Ngân hàng. Trong khi đó, Ngân hàng không thể xử lý được tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay, Ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Kết luận: Tài sản đảm bảo tiền vay tốt. 1.3.3.2. Đánh giá định lượng rủi ro đầu tư của dự án Sau khi phân tích định tính rủi ro của dự án “Dự án đóng mới và khai thác 05 tàu và 2 đoàn sà lan, ta có thể nhận diện được những yếu tố có khả năng biến động lớn là chi phí tăng do giá dầu Diesel tăng và doanh thu giảm do nguồn hàng giảm. Sau khi tập hợp xong chi phí, doanh thu và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của dự án, cán bộ thẩm định đã tiến hành phân tích độ nhạy để đưa ra quyết định cuối cùng về tính khả thi của dự án. Bảng 1.7: Bảng phân tích độ nhạy của dự án Trường hợp NPV (USD) IRR(%) Thời gian hoàn vốn Phương án doanh thu giảm 5% 1.139.13 12,19 6 năm 6 tháng Phương án chi phí tăng 5% 1.653.44 13,78 6 năm 1 tháng Vậy khi doanh thu giảm 5% hay chi phí tăng 5% thì dự án vẫn đảm bảo hiệu quả về mặt tài chính đó là NPV >0, IRR> r và thời gian hoàn vốn vẫn nằm trong giới hạn chấp nhận được. Do vậy, dự án được Ngân hàng chấp nhận cho vay vốn. 1.3.4. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư “Dự án đóng mới và khai thác 05 tàu và 2 đoàn sà lan” Qua báo cáo thẩm định dự án trên, ta nhận thấy việc phân tích các loại rủi ro xảy ra đối với dự án còn sơ sài. Cụ thể là phần phân tích rủi ro tài chính còn ít các số liệu, mới chỉ đưa ra được nhận xét chung chung về chỉ số tài chính, chưa thể hiện được các chỉ số tài chính của công ty như chỉ tiêu nợ ( Nợ/tổng tài sản, Nợ/Vốn chủ sở hữu), chỉ tiêu hoạt động (vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân), chỉ tiêu thanh toán (thanh toán ngắn hạn, thanh toán nhanh, thanh toán ngay), các chỉ tiêu sinh lợi ( LNST/Doanh thu thuần, LNST/Vốn chủ sở hữu, LNST/ Tổng tài sản). Mặt khác, phân tích độ nhạy mới chỉ là phân tích sự thay đổi của NPV, IRR, thời gian hoàn vốn khi một trong hai yếu tố doanh thu hoặc chi phí thay đổi. Do đó, chưa đủ cơ sở để đánh giá dự án. 1.4. Tình hình thẩm định dự án tại ngân hàng Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ Trong 4 năm qua, phòng khách hàng doanh nghiệp đã thực hiện thẩm định dự án đầu tư. Phòng đã thực hiện khá tốt công tác này, đã cho vay nhiều dự án mang lại hiệu quả cao. Số dự án xin tài trợ, được tài trợ và dư nợ vay tăng qua các năm, điều đó chứng tỏ rằng công tác thẩm định rủi ro được thực hiện tốt. Ngân hàng luôn đảm bảo đúng yêu cầu, thời hạn thẩm định, nhanh chóng trả lời khách hàng kẻo lại mất cơ hội đầu tư của nhà đầu tư. Bảng 1.8 : Số dự án vay vốn, số dự án được phê duyệt Các chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 Số dự án xin vay vốn Dự án 32 61 83 85 Số tiền xin vay Tỷ đồng 1248.3 1517.1 4300 4605 Số dự án được phê duyệt Dự án 11 15 20 22 Tổng dư nợ cho vay tài trợ DA Tỷ đồng 280.1 379.4 1433 1522 Số DA phải điều chỉnh nợ quá hạn Dự án 1 1 1 2 Số dự án có nợ quá hạn Dự án 0 0 1 1 Tổng dư nợ quá hạn Tỷ đồng 0 0 20 20 Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Qua số liệu trên, ta nhận thấy số dự án vay vốn liên tục tăng qua các năm, cũng như số tiền xin vay vốn tăng lên theo, từ 32 dự án năm 2005 lên đến 85 dự án năm 2008 và số tiền xin vay vốn là 1248,3 tỷ đồng năm 2005 đến 4605 tỷ đồng năm 2008. Tuy nhiên đến năm 2008 do khủng hoảng thị trường tài chính mà số dự án vay vốn chỉ tăng lên có 2 dự án. Tỷ lệ số dự án được phê duyệt / số dự án xin vay vốn có sự tăng giảm qua các năm, năm 2005 tỷ lệ này là 34,4%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2606.doc
Tài liệu liên quan