Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Khái niệm về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại 3

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động bảo lãnh 5

1.1.3 Các loại Bảo lãnh Ngân hàng 6

1.1.4 Tầm quan trọng của hoạt động bảo lãnh 8

1.1.5 Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh 9

1.2 Thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 11

1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết của công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp 11

1.2.2 Phương pháp thẩm định tài chính doanh nghiệp 13

1.2.3 Nội dung thẩm định tài chính doanh nghiệp 13

1.2.3.1 Thẩm định các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp 13

1.2.3.2 Thẩm định các chỉ tiêu phi tài chính 16

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cấp bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 19

1.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng 19

1.3.2 Các nhân tố thuộc về khách hàng doanh nghiệp 21

1.3.3 Các nhân tố khác 22

1.2.4 Đặc điểm công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động bảo lãnh 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP BẢO LÃNH TẠI 26

NGÂN HÀNG TNCP QUÂN ĐỘI 26

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân Đội 26

2.1Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội - MB 28

2.1.1 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội 28

2.2 Thực trạng công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cấp bảo lãnh tại MB 31

2.2.1 Tình hình hoạt động cấp bảo lãnh tại MB 31

2.2.2 Thẩm định tài chính đối với hồ sơ đề nghị bảo lãnh 32

2.2.2.1 Quy trình nghiệp vụ 32

2.2.2.2 Thẩm định về tư cách pháp lý khách hàng 32

2.2.2.3 Thẩm định về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tư cách của chủ doanh nghiệp 32

2.2.2.4 Thẩm định phương án, dự án kinh doanh 33

2.2.2.5 Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp 34

2.2.2.6 Thẩm định nhu cầu bảo lãnh 36

2.2.2.7 Đánh giá chung và kết luận 36

2.2.3 Ví dụ minh họa về công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trước khi cấp bảo lãnh 38

2.2.3.1 Thẩm định tư cách khách hàng 39

2.2.3.2 Thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh: 40

2.2.3.3 Rủi ro và kiểm soát rủi ro 46

2.3 Đánh giá thực trạng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cấp bảo lãnh tại MB 47

2.3.1 Kết quả đạt được 47

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 47

2.3.2.1 Hạn chế 47

2.3.2.2 Nguyên nhân 48

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI MB 50

3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng 50

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động bảo lãnh tại MB 51

3.2.1 Hoạt động Marketing 51

3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin 52

3.2.3 Hoàn thiện nội dung thẩm định 53

3.2.4 Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ thẩm định 54

3.2.5 Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng 56

3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cấp bảo lãnh tại MB 56

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 56

3.3.2 Kiến nghị với các khách hàng doanh nghiệp 57

KẾT LUẬN 58

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o tài chính được cung cấp để tiến hành đánh giá, thẩm định, phân tích một cách toàn diện, chính xác, khách quan song không thể lệ thuộc vào các thông tin đó. Bởi số liệu báo cáo trong quá khứ có thể không còn chính xác với thực tế, số liệu chưa được kiểm toán, số liệu không xác thực với thực tế Tuy nhiên, bảo lãnh có những đặc điểm riêng khác với cho vay, leasing hay L/C vì vậy công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong nghiệp vụ bảo lãnh mang những đặc điểm riêng. Với dịch vụ bảo lãnh mà ngân hàng cung cấp, khách hàng doanh nghiệp có thể chọn hình thức kỹ quỹ hay đặt cọc theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với giá trị hợp đồng kinh tế. Do đó, mức độ thẩm định tài chính với các hợp đồng bảo lãnh có tỷ lệ đặt cọc khác nhau là khác nhau. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TNCP QUÂN ĐỘI 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân Đội   Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) có Trụ sở chính tọa lạc tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, trải qua 14 năm hoạt động, MB luôn khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam. Các chức năng hoạt động chủ yếu của MB bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam. Gắn liền với phương châm hoạt động “Vững vàng – Tin cậy”, bên cạnh việc gắn bó với khối khách hàng truyền thống, MB không ngừng mở rộng cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến mọi đối tượng khách hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế và góp sức vào nhiều công trình lớn của đất nước như Nhà máy Thuỷ điện Hàm Thuận-Đa mi, cảng Hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất...       Tính đến cuối năm 2007, vốn điều lệ của MB đã đạt 1547,2 tỷ đồng, trong đó có hơn 4.000 cổ đông pháp nhân và thể nhân, thể hiện sự đa dạng hoá trong sở hữu của MB. Ngay từ quý I năm 2007 tổng số vốn huy động đã đạt 12.343 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt 15159 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2006, dư nợ đạt 7000 tỷ đồng. Tỷ lệ lợi tức trên vốn cổ phần của MB luôn dẫn đầu trong khối các ngân hàng TMCP .     Hiệu quả hoạt động của MB luôn được các cơ quan quản lý, đối tác cũng như khách hàng đánh giá cao. Liên tục được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A và trao tặng nhiều bằng khen cho những thành tích xuất sắc; nhiều năm liền nhận được các giải thưởng thanh toán quốc tế do các ngân hàng uy tín quốc tế trao tặng như HSBC, Standard Chatered Bank, UBOC; được người tiêu dùng bình chọn là Thương hiệu mạnh liên tục trong ba năm liền 2005 -2006 và 2007; đạt cúp vàng Top ten thương hiệu Việt, ngành hàng: Ngân hàng – tài chính năm 2006; và nhiều giải thưởng có uy tín, giá trị khác.       Các sản phẩm dịch vụ của MB không ngừng được đa dạng hoá theo hướng hoàn thiện và phát huy dịch vụ truyền thống kết hợp với phát triển các dịch vụ hiện đại như, hệ thống thanh toán qua thẻ, Mobile Banking, Internet Banking. Dịch vụ của MB liên tục được cải thiện, mang lại cho khách hàng không những hiệu quả cao về tài chính mà còn cả sự yên tâm tuyệt đối.       Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, MB đặc biệt chú trọng mở rộng mạng lưới kênh phân phối tại các khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước. Hiện nay, MB đang có 60 điểm giao dịch trên khắp đất nước, đặt quan hệ đại lý với gần 600 ngân hàng trên thế giới để hợp tác cung cấp các dịch vụ ngân hàng toàn cầu. Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của Ngân hàng, hàng năm, hàng ngàn lượt cán bộ, nhân viên chủ chốt của MB đã được cử đi đào tạo trong và ngoài nước. Trong vòng từ năm 2005 đến cuối năm 2007, gần 1000 cán bộ, nhân viên đã được MB tuyển dụng vào làm việc tại Ngân hàng. Bởi vậy, hiện nay hơn 2.000 cán bộ, nhân viên đang cống hiến và làm việc tại Ngân hàng với những chính sách, chế độ đãi ngộ thoả đáng.       Cùng với số lượng nhân viên trẻ, dồi dào và có chuyên môn hoá cao, MB đang phát triển trở thành ngân hàng đa năng với việc thành lập các công ty chứng khoán Thăng Long, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty Quản lý quỹ đầu tư Hà nội, tham gia góp vốn đầu tư các công ty trực thuộc đã hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận và tạo lập được uy tín trên thị trường. Công tác quản trị rủi ro được đặt lên hàng đầu nhằm đưa ra các giải pháp tổng thể để giảm thiểu rủi ro không chỉ cho Ngân hàng mà cho cả khách hàng. MB luôn đảm bảo tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý. 2.1Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội - MB 2.1.1 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội Trải qua 14 năm từ ngày thành lập, Ngân hàng TMCP Quân đội đã không ngừng hoàn thiện và phát triển. Ngân hàng TMCP Quân Đội đã đạt được những mốc son trong sự nghiệp phát triển của mình. a. Năm 2004: Ngân hàng Nhà nước cơ cấu lại hoạt động của mình và của các Ngân hàng thương mại theo hướng tăng cường cơ chế giám sát từ xa. Bên cạnh đó, đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao là lạm phát vượt quá chỉ tiêu do Quốc hội đề ra buộc Ngân hàng Nhà nước bình ổn tỷ giá, thắt chặt tín dụng và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất cơ bản. Tất cả những sự kiện này khiến MB đối mặt với thách thức nhiều hơn là cơ hội. Tuy vậy, bằng hướng tư duy kinh doanh đúng đắn, năm 2004 đánh dấu nhiều thành công của Ngân hàng. Tổng nguồn vốn huy động được năm 2004 là 4933 tỷ đồng, trong đó huy động từ thị trường dân cư là hơn2.224 tỷ, từ thị trường các tổ chức kinh tế là hơn 2.709 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng: - Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2004 đạt 3921 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2003 - Thu nhập thuần từ tiền lãi đạt 105.39 tỷ đồng, tăng 45.4% so với năm 2003 Bảng 1-Hoạt động tín dụng của MB năm 2004 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Số tiền % Tổng dư nợ các loại 3921 100 Cho vay ngắn hạn 2347 59.9 Cho vay trung-dài hạn 1574 40.1 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2004-MB Hoạt động thanh toán quốc tế: Tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu đạt giá trị 420 triệu USD tăng 37% so với cùng kỳ năm 2003 b. Năm 2005 : Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao là 8,4%/năm bất chấp những khó khăn trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó các yếu tố thuận lợi như sự phục hồi của các nền kinh tế lớn, đống USD lấy lại đà tăng trưởng so với các đồng tiền chủ chốt sau 3 năm liên tục giảm giá thì các yếu tố không thuận lợi tác động phải kể đế giá xăng dầu tăng liên tục với tốc độ hiếm thấy trong lịch sử , lạm phát tại các nền kinh tế lớn và tình hình thiên tai lũ lụt nặng nề tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên các chỉ tiêu kinh tế xã hội mà MB đạt được đếu tăng trưởng với mức độ khá cao. -Hoạt động tín dụng: - Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2005 là 4974 tỷ đồng, tăng 1053 tỷ đồng (23% so với năm 2004). - Lợi nhuận trước thuế đạt 148,6 tỷ đồng tăng 46% so với năm 2004 Bảng 2-Hoạt động tín dụng của MB năm 2005 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Số tiền % Tổng dư nợ các loại 4974 100 Cho vay ngắn hạn 2867 57.8 Cho vay trung-dài hạn 2107 42.4 Dư nợ xấu 0 0 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005-MB. Hoạt động thanh toán quốc tế: Tổng kim ngạch xuát nhập khẩu năm 2005 là 691 triệu USD . Tuy các L/C không có giá trị lớn như năm 2004 nhưng số lượng khách hàng và giao dịch lại tăng nhanh, vì vật doanh thu tăng 65% so với cùng kỳ năm trước. c.Năm 2006: được coi là năm phát triển ngoạn mục của ngành Ngân hàng cả về số lượng và doanh số hoạt động, MB cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tổng nguồn vốn huy động của MB là 11511 tỷ đồng, tăng 1.91lần so với năm 2005. Hoạt động tín dụng: Nhằm duy trì mức tăng trưởng khả quan như các năm trước, các bộ phận nghiệp vụ của MB đã tích cực chủ động tiếp thị, khai thác thêm các đối tượng khách hàng mới, triển khai các nghiệp vụ cho vay đối với các hộ kinh doanh ở các chợ lớn, phát triển nghiệp vụ cho vay cầm cố cổ phiếu của các Ngân hàng thương mạiVề chất lượng tín dụng trong năm vẫn được duy trì ở mức an toàn. - Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2006 là 6117tỷ đồng, tăng 1.143 tỷ đồng so với năm 2005. - Lợi nhuận trước thuế đạt 253 tỷ đống so với năm 2005 ( tăng 70%). Bảng 3-Hoạt động tín dụng của MB năm 2006 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Số tiền % Tổng dư nợ các loại 6117 100 Cho vay ngắn hạn 3409 55.8 Cho vay trung-dài hạn 2708 44.2 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006-MB. Hoạt động thanh toán quốc tế: Năm 2006 đánh dấu sự phát triển khả quan của MB với sự tăng trưởng 47% so với năm 2005 trong hoạt dộng thanh toán quốc tế. Bảng 4-Hoạt động huy động vốn của MB 2003-2006 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2005 2004 2003 Tổng nguồn vốn huy động 11511 6027 4933 3485 Tổng huy động từ thị trường I 4264 2123 1995 1453 Tiền gửi tiết kiệm 4169 2346 1786 1346 Tiền gửi thanh toán 960 501 350 280 Tổng huy động vốn từ thị trường II 3318 2670 2214 1506 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2003-2006-MB 2.2 Thực trạng công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cấp bảo lãnh tại MB 2.2.1 Tình hình hoạt động cấp bảo lãnh tại MB Bảo lãnh là một trong bốn loại nghiệp vụ tín dụng cơ bản của ngân hàng thương mại, có ưu điểm là ngân hàng không phải tài trợ tài chính ngay cho khách hàng mà vẫn kiếm được doanh thu từ phí. Chính vì thế Ban Lãnh đạo MB luôn quan tâm phát triển hoạt động cấp bảo lãnh phục vụ khách hàng đặc biệt là trong những năm trở lại đây. MB thực hiện cam kết bảo lãnh khách hàng với cả 6 loại bảo lãnh là: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo lãnh hoàn thanh toán. Tuy nhiên, theo nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng MB tập trung phát hành các loại bảo lãnh chủ yếu như: bảo lánh vay vốn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thanh toán. Là một ngân hàng bán lẻ, đối tượng khách hàng của MB đa số là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, quy mô nhỏ và vừa, nhiều doanh nghiệp trong số họ trở thành khách hàng quen thuộc của MB, sử dụng dịch vụ này một cách thường xuyên và không chỉ bó hẹp ở một loại hình bảo lãnh nhất định. 2.2.2 Thẩm định tài chính đối với hồ sơ đề nghị bảo lãnh 2.2.2.1 Quy trình nghiệp vụ Nhân viên A/O DN (nhân viên tín dụng phục vụ khách hàng Doanh nghiệp) chỉ tiến hành thẩm định khách hàng. Sau đó phải trình Ban Tín dụng để Ban này ra quyết định có cung cấp dịch vụ cho khách hàng hay không. Sự tách biệt giữa thẩm định tài chính khách hàng và ra phán quyết cấp bảo lãnh như trên đã tăng tính khách quan, giảm rủi ro đạo đức tránh tổn thất cho Ngân hàng. 2.2.2.2 Thẩm định về tư cách pháp lý khách hàng Sau khi nhận hồ sơ từ phía khách hàng, A/O DN tiến hành thẩm định tư cách pháp lý của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau, tài liệu đòi hỏi để chứng minh tư cách pháp lý khác nhau. 2.2.2.3 Thẩm định về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tư cách của chủ doanh nghiệp Cán bộ tín dụng tìm hiểu về lịch sử hình thành phát triển của doanh nghiệp ở các mặt: xuất xứ hình thành; bước ngoặt lớn đã trải qua; những khó khăn, thuận lợi, lợi thế, bất lợi của doanh nghiệp; uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Qua đó ta thấy được hình ảnh tổng quan về doanh nghiệp và quá trình hoạt động của nó. Sau đó là thẩm định uy tín doanh nghiệp trên thị trường: khách hàng của doanh nghiệp là công ty nào? Mối quan hệ làm ăn như thế nào? Mặt hàng của doanh nghiệp chiếm thị phần không so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề? Công việc sản xuất có ổn định không? Bên cạnh đó, Ta phải tiến hành đánh giá về quan hệ của khách hàng với MB và các tổ chức tín dụng khác như: đánh giá về giao dịch tài chính trong quá khứ, đánh giá về cấp tín dụng trong quá khứ.Ngoài ra còn phải thẩm định tư cách chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp, gồm: lịch sử bản thân, gia đình, học vấn chuyên môn, uy tín 2.2.2.4 Thẩm định phương án, dự án kinh doanh Việc ngân hàng đánh giá tính khả thi và hiệu quả mang lại lợi nhuận của phương án, dự án kinh doanh trước khi ra quyết định tài trợ cho khách hàng doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Ở MB, khi thẩm định phương án, dự án kinh doanh, cán bộ tín dụng thực hiện các công việc sau: - Xác minh tính hợp pháp của phương án sản xuất, kinh doanh. - Đánh giá về khả năng tiêu thụ của hàng hóa, dịch vụ của phương án trong hiện tại và tương lai. - Đánh giá về mức độ cạnh tranh đối với sản phẩm do phương án nêu ra. - Xác định các điều kiện tác động của mọi vấn đề liên quan có thể tác động đến việc triển khai phương án: khách hàng có kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất kinh doanh nêu trong phương án hay không? Khách hàng có những lợi thế gì để bảo đảm các yếu tố đầu vào, đầu ra để thực hiện phương án? Các điều kiện về khách quan, chủ quan có thể tác động tốt hoặc xấu đến việc triển khai và hiệu quả của phương án? Các rủi ro các thể xảy ra đối với phương án và các biện pháp của khách hàng nêu ra để phòng ngừa và hạn chế tác hại của rủi ro? - Xác định nhu cầu vốn và phương án trả nợ. - Xác định doanh thu và lợi nhuận hiệu quả của phương án. - Xác định thời gian để thực hiện phương án, hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh để xây dựng thời hạn tài trợ. - Xác định nguồn trả nợ từ nguồn thu của phương án và các nguồn khác. - Phân tích lưu chuyển tiền tệ của phương án để bảo đảm có nguồn tiền thực tế dùng trả nợ. - Đánh giá chung về nhu cầu bảo lãnh của khách hàng có hợp lý hay không, việc cho vay có phù hợp với các quy định của MB hay không, 2.2.2.5 Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp Càn bộ tín dụng dựa vào các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp, thông tin từ hệ thống CIC, và các nguồn thông tin khác để tiến hành thẩm định. Quy trình thẩm định bao gồm: * Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ tài chính. * Phân tích thực lực tài chính: - Phương pháp phân tích: dùng phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối để đánh giá từng phần và toàn diện về khả năng tài chính của khách hàng. - Nội dung: Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp: + Nguồn vốn chủ sở hữu: Đối chiếu với mức vốn pháp định đối với các ngành nghề kinh doanh của khách hàng, đua ra nhận xét về sự tăng giảm vốn chủ sở hữu (nếu có) + Kết quả sản xuất kinh doanh các năm trước, quý trước, nhận xét về nguyên nhân lỗ lãi. + Tình hình công nợ: nợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng + Tình hình thanh toán người mua, người bán. Cần phải đánh giá thời hạn luân chuyển hàng tồn kho, thời hạn lưu chuyển các khỏan phải thu, phải trả. + Tình hình thanh toán với ngân sách, chú ý thuế thu nhập doanh nghiệp. + Nhận xét tình hình doanh thu qua các năm. Phân tích hệ số tài chính: Khi thẩm định thực lực tài chính doanh nghiệp, cán bộ tín dụng tiến hành phân tích các hệ số tài chính như: + Tỷ suất tài trợ: Chỉ tiêu này cho biết mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất tài trợ được tính bằng cách lấy nguồn vốn chủ sở hữu chia cho tổng số nguồn vốn. Với một Doanh nghiệp tỷ suất tài trợ lớn hơn hoặc bằng 3 là mức chấp nhận được. + Chỉ tiêu khả năng thanh toán: thể hiện rõ nét tình hình tài chính doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ tình hình tài chính khả quan và ngược lại. + Chỉ tiêu hoạt động: thể hiện thời hạn, vòng luân chuyển hàng tồn kho, lưu chuyển các khoản phải trả, phải thu, hoạt động tiêu thụ hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp. Bao gồm: vòng quay hàng kho, kỳ thu tiền bình quân, doanh thu trên tổng tài sản. + Chỉ tiêu thu nhập càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tốt, mang lại nhiều lợi nhuận. Nhằm giúp các cán bộ tín dụng có cơ sở vững chắc để đánh giá tình hình tài chính và phi tài chính của một doanh nghiệp, MB có đưa ra các bảng xếp hàng tín dụng mà trong đó các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đều được lượng hóa và chấm điểm cụ thể chi tiết. Bảng xếp hạng tín dụng này có những thang điểm khác nhau cho các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau. Các lĩnh vực chủ yếu bao gồm: Thương mại – dịch vụ, lĩnh vực sản xuất trực tiếp, lĩnh vực xây dựng. Trong mỗi lĩnh vực, MB đề ra mức xếp hạng khác nhau giữa doanh nghiệp có báo cáo tài chính có kiểm toán và doanh nghiệp trình báo cáo tài chính không kiểm toán (Phụ lục 1 – 6). 2.2.2.6 Thẩm định nhu cầu bảo lãnh Khi thẩm định nhu cầu bảo lãnh, nhân viên A/O DN thực hiện các công việc sau: * Phân tích khả năng thực hiện phương án xin bảo lãnh: - Mục đích bảo lãnh. - Kinh nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực nêu trong phương án xin bảo lãnh. - Năng lực hành nghề, trình độ, khả năng quản lý và đội ngũ điều hành, công nghệ và chất lượng máy móc, thiết bị thực tế bảo đảm khả năng thực hiện phương án. - Phân tích các rủi ro khi Ngân hàng phát hành bảo lãnh và biện pháp hạn chế rủi ro 2.2.2.7 Đánh giá chung và kết luận - Đánh giá thực trạng kinh doanh. - Đánh giá khả năng của khách hàng trong việc thực hiện phương án xin bảo lãnh. - Đánh giá rủi ro của Ngân hàng: cán bộ tín dụng sau khi xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, chấm điểm rủi ro sẽ ghi kết quả vào biểu mẫu “Phiếu xếp hạng tín dụng”. Tùy theo kết quả chấm điểm rủi ro, khách hàng được chia làm sáu mức độ rủi ro tín dụng khác nhau như sau: Bảng 5-Phiếu xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp Điểm Xếp loại Đánh giá Nhóm rủi ro 87-100 A+ Xuất sắc Thấp 74-86 A Tốt Thấp 61-73 B+ Trung bình Trung bình 48-60 B < Trung bình Trung bình 35-47 C+ Rủi ro không thu hồi cao Cao 0-34 C Rủi ro không thu hồi rấtcao Cao Nguồn: Văn bản hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng A/O doanh nghiệp-MB - Đề xuất ý kiến giải quyết: Vì đối tượng khách hàng chính của MB là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhỏ và vừa với số vốn nhỏ nên trước khi cấp tín dụng nói chung và cấp bảo lãnh nói riêng, khách hàng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn về tài sản bảo đảm. Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản bảo đảm cho mỗi nhu cầu tín dụng của mình, để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Hơn nữa, tài sản đảm bảo này phải được nhân viên Phòng thẩm định Tài sản bảo đảm đánh giá, định giá. Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng được kết hợp với kết quả thẩm định tài sản bảo đảm để làm căn cứ để Ngân hàng ra phán quyết. Ta có kết quả thẩm định tài sản bảo đảm được phân loại thành mạnh, trung bình, yếu và đánh giá tín dụng kết hợp được thực hiện như bảng sau: Bảng 6 - Đánh giá tín dụng kết hợp Xếp hạng rủi ro A+ A B+ B C+ C Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao Mạnh Xuất sắc Tốt Trung bình Trung bình Tốt Trung bình  Từ chối Yếu Trung bình Từ chối Từ chối Nguồn: Văn bản hướng dấn nghiệp vụ tín dụng A/O doanh nghiệp-MB Trong đó, hàng ngang là xếp hạng tài sản bảo đảm, hàng dọc là xếp hạng rủi ro. Kết quả đánh giá tín dụng kết hợp là nằm ở ô giao điểm giữa mức xếp hạng rủi ro và mức xếp hạng tài sản bảo đảm của khách hàng đó. Sau khi thẩm định khách hàng về các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, cán bộ tín dụng tập hợp hồ sơ đầy đủ trình Ban tín dụng để tiến hành phát hành bảo lãnh đồng thời đề ra biện pháp đảm bảo, kiểm tra. Hồ sơ đầy đủ trình Ban tín dụng gồm có: - Giấy đề nghị giải tỏa tài khoản - Hợp đồng kinh tế - Thông báo trúng thầu/thực hiện hợp đồng/cung cấp sản phẩm(loại giấy tờ này được yêu cầu tùy theo loại hình bảo lãnh) - Tờ trình (kết quả thẩm định chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của khách hàng và đánh giá, nhận xét của cán bộ tín dụng trực tiếp thực hiện) - Giấy đề nghị phong tỏa tài khoản - Đơn đề nghị phát hành bảo lãnh Nếu Ban tín dụng thông qua và duyệt cấp bảo lãnh cho khách hàng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thảo Hợp đồng phát hành bảo lãnh và Thư bảo lãnh gửi tới khách hàng, yêu cầu khách hàng ký nhận và cam kết thực hiện đúng với các điều khoản trong hợp đồng. 2.2.3 Ví dụ minh họa về công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trước khi cấp bảo lãnh Khi doanh nghiệp có nhu cầu được bảo lãnh, có thể là bảo lãnh dự thầu, hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, hoặc bảo lãnh vay vốnhọ sẽ gửi đến cho phòng A/O doanh nghiệp của MB đơn đề nghị bảo lãnh. Sau đây là ví dụ về một công ty có nhu cầu được phát hành bảo lãnh dự thầu, dựa vào đơn đề nghị của khách hàng, cán bộ tín dụng thẩm định các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp rổi làm Tờ trình kèm theo các giấy tờ khác như đã trình bày ở phần trên gửi lên Ban tín dụng. Ở đây nêu ra một ví dụ chỉ manh tinh minh họa : Khách hàng là Công ty trách nhiệm hữu hạn ABT, đăng ký kinh doanh số 017684679 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 26/5/2002. Địa chỉ trụ sở chính là 276 Phương Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đại diện theo pháp luật kiêm đại diện vay vốn là ông Nguyễn N, chức vụ Giám đốc (theo biên bản họp Hội đồng Thành viên ngày 12/07/2006. Vốn điều lệ đăng ký của công ty là 1.500.000.000 VND, nguồn vốn chủ sở hữu đến hết ngày 30/7/2007 là 19.564.785,000 VND, ngành nghề kinh doanh là buôn bán các trang thiết bị y tế. Mục đích của khách hàng: bảo lãnh dự thầu cho 7 gói thầu mua sắm thiết bị y tế phục vụ phát triển thiết bị y tế tại bệnh viện Đa khoa Thái Bình : mua sắm thiết bị phục vụ phát triển mạng lưới y tế giai đoạn 2006-2009,bên nhận bảo lãnh là Bệnh viện Đa Khoa Thái Bình. Số thư bảo lãnh dự thầu phát hành là 7 thư, tổng giá trị bảo lãnh là 12.000.000.000 VND (Mưới hai tỷ đồng chẵn). Thời hạn bảo lãnh 105 ngày kể từ ngày 12/01/2007 đến ngày 17/04/07. Công ty ABT ký quỹ 50% số tiền ký quỹ là 6000.000.000 VND (sáu tỷ đồng chẵn). 2.2.3.1 Thẩm định tư cách khách hàng: Công ty ABT được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 017684679 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 26/05/2002 với số vốn điều lệ là 1,5 tỷ đồng. Trụ sở chính của Công ty tại 276 Phương Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bảng 7-Cơ cấu góp vốn của Công ty ABT Đơn vị: VND Số TT Tên thành viên Số vốn góp 1 Nguyễn Văn A 675.000.000 2 Nguyễn Hoàng B 300.000.000 3 Trần Văn C 300.000.000 4 Phạm Cường 225.000.000 Hiện nay, giám đốc của Công ty ABT là ông Nguyễn N. Ông N sinh ngày 01/04/1969, CMTND số 031745678 do CA thành phố hải Phòng cấp ngày 22/03/1991. Kế toán trưởng Công ty ABT hiện nay là bà Phạm T Công ty hiện có 47 nhân viên chính thức làm việc tại các phòng: Kế toán (07 người); Nhân viên kinh doanh (18 người); Bộ phận kỹ thuật (12 người); phòng hành chính (10 người). Với quy mô và cách thức tổ chức quản lý của công ty như hiện nay có thể thấy mô hình tổ chức của Công ty ABT là hợp lý, và phù hợp với quy mô cũng như phương thức hoạt động của công ty. Nhận xét: Công ty CL hiện đang có quan hệ bảo lãnh, vay vốn, mở L/C tại MB, Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân và ông Nguyễn N là người đại diện hợp pháp. 2.2.3.2 Thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh: Hiện nay, lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Công ty ABT là cung cấp các trang thiết bị y tế. Sản phẩm chủ yếu mà Công ty thực hiện cung cấp là các loại thiết bị y tế như máy chiếu nội soi, và các thiết bi chuyên dụng khác., đây là những sản phẩm được dùng để mở rộng, thay thế và nâng cấp các đời máy y tế đã cũ . Hoạt động của Công ty là thường xuyên tham gia đấu thầu để cung cấp các sản phẩm nói trên. Sau 05 năm hoạt động, Công ty đã có được nhiều kinh nghiệm cũng như tạo dựng được uy tín tốt trong việc cung cấp các trang thiết bị y tế. Công ty thường xuyên trúng thầu cung cấp máy chiếu và các thiết bị phụ trợ cho hầu khắp bệnh viện trên thị trường phía Bắc. Công ty ABT còn thường xuyên cung cấp các sản phẩm cho các Công ty như Công ty TNHH UHD Công ty GPC. Đây là những khách hàng lớn và lâu dài của Công ty trong thời gian qua. Bảng 8-Doanh thu của Công ty ABT 2004-2007 Đơn vị: triệu VND Năm Doanh thu 2004 3,674 2005 12,766 2006 24,982 2007 53,785 Qua đó ta thấy, Công ty đang hoạt động ổn định và có những bước phát triển rất tốt. Bảng 9-Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty ABT 2006-2007 Đơn vị:Triệu VND Năm 2006 2007 Tổng doanh thu 24,982 53,785 Các khoản giảm doanh thu 72 - Doanh thu thuần 24.910 53,713 Giá vốn hàng bán 20,000 42,657 Chi phí bán hàng 1.064 2,543 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.154 3.982 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 2692 5031 Thu nhập khác 102 - Tổng lợi nhuận trước thuế 2794 5033 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 568 1231 Lợi nhuận sau thuế 2226 3802 Bảng 10- Bảng cân đối kế toán Công ty ABT 2006 - 2007 Đơn vị: Triệu VND Tài sản 31/12/2006 31/10/2007 A. Tổng tài sản ngắn hạn 21.208 29.320 Tiền 2.314 3.476 Chứng khoán ngắn hạn 563 282 Các khoản phải thu 11.982 17.260 Hàng tồn kho 6.200 7.990 Tài sản lưu động khác 149 318 B Tổng tài sản dài hạn 1032 977 Tài sản cố định 745 662 Tái sản cố định hữu hình 754 662 Nguyên giá 901 968 Hao mòn 246 304 Về khả năng thanh toán của Công ty: Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty (31/10/2007) là 1.32 điều đó cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là tốt. Ở thời điểm 31/10/2007, lượng hàng tồn kho và khoản phải thu của công ty là 25,25 tỷ đồng, chiếm 85

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7673.doc
Tài liệu liên quan