Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ điện tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam

 Phân tích tình huống là việc đánh giá kết quả của dự án trong những trường hợp nhất định: tốt nhất (giá bán và sản lượng là cao nhất), xấu nhất (giá bán hạ, sản lượng tiêu thụ thấp) và so sánh với trường hợp dự tính. Mỗi một tình huống xảy ra gắn với một xác suất có thể xảy ra. Tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tương ứng và độ lệch chuẩn của từng chỉ tiêu.

 Thông thường cán bộ tín dụng tính toán 3 khả năng xảy ra:

 - Trường hợp có khả năng xảy ra nhiều nhất: thường đây là trường hợp được trình bày trong dự án đầu tư.

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ điện tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo ra năng lực mới tăng thêm để đạt mục tiêu dự án. Chi phí vốn cố định bao gồm: Vốn chuẩn bị đầu tư : là chi phí trước khi thực hiện dự án (chi phí trước vận hành). Chi phí này tuy không trực tiếp tạo ra tài sản cố định nhưng là các chi phí gián tiếp hoặc liên quan đến việc tạo ra và vận hành khai thác các tài sản đó để đạt được mục tiêu đầu tư. Chi phí này bao gồm: chi phí cho điều tra khảo sát để thiết lập, trình duyệt dự án, chi phí cho tư vấn khảo sát, thiết kế, chi phí cho quản lý dự án, chi phí đào tạo, huấn luyện,…Các chi phí này khó có thể tính toán chính xác được. Bởi vậy, cần phải được xem xét đầy đủ các khoản mục để dự trù cho sát. Các chi phí cho xây lắp và mua sắm thiết bị gồm các khoản sau: Chi phí ban đầu về mặt đất, mặt nước. Chi phí này phải phù hợp với các quy định của Bộ tài chính về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển. Chi phí chuẩn bị mặt bằng xây dựng. Giá trị nhà xưởng và kết cấu hạ tầng sẵn có. Chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo nhà xưởng hoặc cấu trúc hạ tầng. Chi phí về máy móc thiết bị (bao gồm cả lắp đặt, chạy thử), phương tiện vận tải. Vốn lưu động ban đầu (hay còn được gọi là vốn lưu động ròng) gồm các chi phí để tạo ra các tài sản lưu động ban đầu (cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh đầu tiên) nhằm đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các diều kiện kinh tế, kỹ thuật đã dự tính. Nó bao gồm: Vốn sản xuất: chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, điện nước,... Vốn lưu động: thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang, hàng hoá bán chịu, vốn bằng tiền. Vốn dự phòng Tổng vốn đầu tư cho một dự án thường được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhưng thẩm định lại nhu cầu vốn đầu tư là rất cần thiết với Ngân hàng nhằm tránh hai tình huống hay xẩy ra: Vốn đầu tư quá thấp gây khó khăn cho dự án hoạt động sau này và làm tăng hiệu quả tài chính một cách giả tạo. Vốn đầu tư cao sẽ gây lãng phí. Với dự án hình thành pháp nhân mới ngoài ra cần phải xem xét mức vốn đầu tư có đảm bảo lớn hơn mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật không. Tiếp theo Ngân hàng xem xét nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến độ. Các nguồn tài trợ cho dự án có thể do ngân sách cấp, Ngân hàng cho vay, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp, vốn tự có hoặc vốn huy đọng từ các nguồn khác. Để dảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn, nên các nguồn tài trợ cần được xem xét không chỉ về mặt số lượng mà cả về thời điểm nhận được tài trợ. Vì vậy, các nguồn dự kiến này phải được dảm bảo chắc chắn. Sự dảm bảo này phải có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế. Ngân hàng phải nắm chắc các vấn đề này. Thí dụ như nếu nguồn tài trợ là ngân sách cấp thì phải có sự cam kết của các cơ quan này. Nếu là vốn góp cổ phần hoặc liên doanh phải có sự cam kết về tiến độ và số lượng vốn góp của các cổ đông hoặc các bên liên doanh và được ghi trong điều lệ. Nếu là vốn tự có thì phải có bản giải tình về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở trong 3 năm trước đây và hiện tại chứng tỏ rằng cơ sở đã, đang và sẽ tiếp tục hoạt động có hiệu quả, có tích luỹ và do đó có vốn để thực hiện dự án. Nếu là vốn vay tổ chức tín dụng khác thì phải xem xét độ tin cậy về khả năng cho vay, kế hoạch giải ngân của nguồn này. Trên cơ sở so sánh nhu cầu về vốn với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ các nguồn và tiến độ. Nếu khả năng lớn hơn hoặc bằng nhu cầu thì dự án được chấp nhận về phương diện tổng vốn đầu tư. Ngược lại, nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì Ngân hàng và chủ đầu tư phải thoả thuận lại với nhau, có thể phải giảm quy mô dự án, xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm bảo tính đồng bộ trong việc giảm quy mô của dự án. Mức cho vay của Ngân hàng có thể tính bằng: = - - Vốn khỏc Mức cho vay này là mức cho vay tối đa mà Ngân hàng có thể chấp nhận với dự án này. Đồng thời mức cho vay này cũng phải thỏa mãn điều kiện về khối lượng một khoản vay với một khách hàng quy định trong quy chế cho vay của mỗi Ngân hàng. 3.2.2. Thẩm định lại về doanh thu và chi phí: Sau khi xác định tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và tiến độ huy động vốn, bước tiếp theo là quá trình phân tích và tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án. Nhưng trước tiên phải đánh giá lại sự chính xác số liệu dự án. Các báo cáo tài chính giúp cho Ngân hàng thấy được tình hình hoạt động của dự án và nó là nguồn số liệu quan trọng giúp cho việc tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính. Ngân hàng thẩm định lại doanh thu và chi phí dựa vào công suất dự kiến và quan trọng là dựa vào sản lượng tiêu thụ dự kiến. Trên cơ sở thẩm định dự án về phương diện thị trường (đầu vào, nguyên nhiên vật liệu, nhân công, đầu ra,…), Ngân hàng ước tính về sản lượng, giá vốn hàng bán và giá thành sản phẩm, tạm thời dự kiến được doanh thu và chi phí. Doanh thu của dự án được dự tính cho từng năm hoạt động và dựa vào kế hoach sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án để xác định. Nó được xác định theo mẫu sau: Bảng doanh thu Đơn vị tính Chỉ tiêu Năm hoạt động 1 2 … n Doanh thu từ sản phẩm chính Doanh thu từ sản phẩm phụ Doanh thu từ phế liệu, phế phẩm Dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. Tổng doanh thu không có VAT Việc dự tính chi phí sản xuất, dịch vụ dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của dự án và được thực hiện theo bảng sau: Bảng chi phí sản xuất Đơn vị tính Chỉ tiêu Năm hoạt động 1 2 ... n Nguyên vật liệu Bán thành phẩm, dịch vụ mua ngoài Nhiên liệu Lương và các khoản trích theo lương Chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị Khấu hao Chi phí quản lý Chi phí ngoài sản xuất Lãi vay tín dụng Chi phí khác Tổng chi phí *Các khoản chi phí dự tính trong bảng không có thuế VAT 3.2.3. Thẩm định hiệu quả tài chính: Để đánh giá hiệu quả tài chính Ngân hàng sử dụng các chỉ tiêu đánh giá sau: Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của dự án. Chỉ tiêu về khả năng hoàn vốn của dự án. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro của dự án. Sau đây ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về các chỉ tiêu này Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời của dự án: bao gồm: NPV, IRR, PI. Trên cơ sở các số liệu thẩm định trên, Ngân hàng tiến hành tính dòng tiền của dự án và từ đó tính ra các chỉ tiêu NPV, IR, PI. Để có thể hiểu sâu thêm về các chỉ tiêu này, ta cần phải làm rõ các khái niệm sau: *Giá trị thời gian của tiền: tiền có giá trị không giống nhau tại các thời điểm khác nhau, tỷ lệ lãi suất (tỷ lệ lợi tức yêu cầu) là giá của tiền tệ, nó phản ánh chi phí cơ hội mà người sử dụng tiền mất đi khi dùng tiền đầu tư vào dự án chứ không gửi Ngân hàng hay đầu tư vào lĩnh vực mong đợi khác. Hoạt động đầu tư tiến hành trong nhiều năm dài vì vậy cần phải chú ý tới vấn đề này. *Dòng tiền (ký hiệu là CF): là căn cứ để đánh giá dự án đầu tư, được xác định dựa vào số lượng tiền nhận được và lượng tiền đã bỏ ra tại cùng một thời điểm trong thời gian của dự án. Các tính toán chỉ tiêu đều phải dựa vào dòng tiền CF, Vì vậy việc xác định chính xác dòng CF này là vô cùng quan trọng. Dựa trên cơ sở thẩm định doanh thu và chi phí ở trên, Ngân hàng tiến hành xây dựng bảng tính dòng tiền dự án. Chỉ tiêu Năm 0 1 ... n 1. Vốn đầu tư - C0 2. Doanh thu bán hàng 0 3. Giá vốn hàng bán 0 4. Lãi gộp (1 - 2) 0 5. Thu nhập trước thuế và lãi vay 0 6. Lãi vay 0 7. Lợi nhuận trước thuế 0 8. Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 9. Lợi nhuận sau thuế (6 - 7) 0 10. CF = LNST + Khấu hao TSCĐ 0 11. CF còn lại = CF - Trả gốc 0 *Chiết khấu: là tỷ lệ quy đổi giá trị tiền tại các thời điểm khác nhau về cùng một thời điểm. Trong dự án đầu tư, lợi ích và chi phí phát sinh tại các thời điểm khác nhau vì thế muốn phản ánh trung thực các giá trị khác nhau về thời gian này đòi hỏi phải loại bỏ yếu tố thời gian trong nó tức là phải quy đổi về cùng một thời điểm trên cơ sở giá trị thời gian của tiền dựa trên một tỷ lệ chiết khấu thích hợp. Tỷ lệ này được xác định là chi phí vốn bình quân gia quyền WACC. a)Giá trị hiện tại ròng (NPV: Net Present Value) Giá trị hiện tại ròng của dự án là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền dự tính dự án mang lại trong thời gian kinh tế của dự án với giá trị đầu tư ban đầu. Công thức tính của NPV: C1 C2 Cn NPV = - C0 + + + … + (1 + r)1 (1 + r)2 (1 + r)n n Ci = - C0 + ồ i = 1 (1 + r)i Trong đó: Ci là các luồng tiền dự tính dự án mang lại trong năm thứ i C0 là vốn đầu tư ban đầu vào dự án, do là khoản đầu tư - luồng tiền ra- nên mang giá trị âm. r là tỷ lệ chiết khấu Giá trị hiện tại ròng là chỉ tiêu cơ bản và quan trọng trong phân tích cũng như thẩm định dự án đầu tư. Chỉ tiêu NPV phản ánh giá trị tăng thêm (khi NPV dương) hoặc giá trị giảm đi (khi NPV âm) của giá trị đầu tư khi dự án được chấp nhận. NPV phản ánh kết quả lãi lỗ của dự án theo giá trị hiện tại (tại thời điểm gốc) sau khi đã tính đến yếu tố chi phí cơ hội của vốn đầu tư. NPV dương là dự án có lãi, NPV = 0 chứng tỏ dự án chỉ chỉ đạt mức trang trải đủ chi phí vốn, NPV âm là những dự án bị thua lỗ. Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu: Trong thẩm định dự án sinh lời là dự án cho NPV > 0. Vậy chấp nhận dự án có NPV dương. Khi có nhiều dự án có tính loại trừ nhau thì lựa chọn dự án có NPV dương và lớn nhất. Với các dự án độc lập thì chấp nhận dự án có NPV ³ 0. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cũng có ưu, nhược điểm: *Ưu điểm: Phương pháp tính toán dựa trên cơ sở dòng tiền ròng có chiết khấu là hợp lý vì tiền có giá trị thời gian. Lựa chọn theo chỉ tiêu này là hợp lý vì xét cho cùng chủ đầu tư và nhà tài trợ thực hiện dự án nhằm mục tiêu tài chính, tức càng làm tăng lượng tiền nhiều là càng tốt. *Nhược điểm: Việc dùng chỉ tiêu này để so sánh các dự án có thời hạn và mức vốn C0 có sự khác biệt là rất khó khăn, đôi khi đưa ra kết quả thiếu tính chính xác. Tính chính xác của NPV phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ chiết khấu trong khi xác định tỷ lệ này là tương đối khó khăn và phức tạp. Không cho phép biết được hiệu quả của một đơn vị vốn bỏ ra là bao nhiêu. b)Chỉ tiêu doanh lợi (PI): Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ số lợi ích - chi phí, là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền dự án mang lại và giá trị đầu tư ban đầu. Chỉ tiêu này phản ánh 1 đơn vị đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đơn vị giá trị. PV PI = C0 Trong đó: n Ci PV = ồ được gọi là giá trị hiện tại của luồng tiền dự án i = 1 (1 + r)i C0 là vốn đầu tư ban đầu. PI phản ánh khả năng sinh lợi của dự án trên mỗi đơn vị tiền tệ được đầu tư. PI lớn hơn 1 có nghĩa là dự án mang lại giá trị cao hơn giá trị ban đầu và khi đó dự án có thể chấp nhận được. Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu này: Đối với các dự án độc lập người ta lựa chọn dự án có PI ³ 1. Đối với các dự án loại trừ nhau ta chọn dự án nào có PI ³ 1 và lớn nhất. Chỉ tiêu này có ưu, nhược điểm: *Ưu điểm: Phản ánh được hiệu quả của mỗi đơn vị tiền đầu tư vào dự án. Phản ánh được hiệu quả của mỗi đơn vị tiền đầu tư vào dự án.Quyết định chấp nhận hay từ chối dự án phụ thuộc vào mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của chủ sở hữu. *Nhược điểm: Cũng như NPV, độ chính xác phụ thuộc nhiều vào chỉ tiêu tỷ lệ chiết khấu. Đây là chỉ tiêu tương đối nên không đo lường trực tiếp lợi ích của dự án mang lại cho chủ dự án. c)Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR– Interret Return Rate): Tỷ suất hoàn vốn nội bộ đo lường tỷ lệ thu nhập bình quân các năm trên vốn đầu tư, nó phản ánh khả năng sinh lời của dự án chưa tính đến chi phí cơ hội của vốn đầu tư. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án nhận giá trị 0. Tức là: n Ci NPV = - C0 + ồ = 0 i = 1 (1 + IRR)i Ta có thể tính toán tỷ lệ này bằng phương pháp nội suy tuyến tính: - Với r1 là tỷ lệ để NPV1 > 0. Với r2 là tỷ lệ để NPV2 < 0 Khi đó : NPV1 IRR = r1 + (r2 – r1) NPV1 +ẵNPV2ẵ IRR chính là tỷ lệ sinh lời cần thiết của dự án. Đây là mức lãi suất tiền vay cao nhất mà các nhà đầu tư có thể chấp nhận mà không bị thua thiệt nếu toàn bộ vốn đầu tư cho dự án là vốn vay (nếu vốn đầu tư ban đầu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau thì đó là chi phí vốn bình quân cao nhất có thể chấp nhận được). Tức là nếu chi phí vốn bằng IRR, dự án sẽ không tạo thêm được giá trị hay không có lãi. Từ đó ta thấy, nếu IRR lớn hơn chi phí vốn (tỷ lệ chiết khấu của dự án) thì thực hiện dự án. Trong trường hợp này có thể nói, dự án có lãi, tương đương với giá trị hiện tại ròng dương. Trong việc tính toán các IRR cần lưu ý, không cần phải căn cứ vào tỷ lệ chiết khấu dự tính. Điều đó không có nghĩa là tỷ lệ chiết khấu là không quan trọng. Vì tiêu chuẩn để so sánh là tỷ lệ chiết khấu của dự án. Xác định IRR người ta thường sử dụng phương pháp nội suy tuyến tính. Hiện nay, với các phần mềm hiện đại, việc xác định IRR không còn khó khăn nữa. Nguyên tắc sử dụng IRR để đánh giá, lựa chọn dự án như sau: Nếu hai dự án độc lập thì dự án có IRR ³ r sẽ được chọn. Nếu hai dự án loại trừ nhau thì dự án nào có IRR lớn hơn sẽ được chọn. Sử dụng IRR cũng có những ưu , nhược điểm sau: *Ưu điểm: Thể hiện giá trị thời gian của tiền hay chi phí cơ hội của vốn đầu tư. Dễ dàng so sánh với chi phí sử dụng vốn nên phản ánh hiệu quả sinh lời của một đồng vốn. Có thể lựa chọn giữa các dự án có thời gian khác nhau, khắc phụ được nhược điểm của chỉ tiêu NPV *Nhược điểm: Trong trường hợp ròng tiền của dự án bị biến dạng từ âm sang dương (dự án có luồng tiền vào ra sen kẽ năm này qua năm khác) thì IRR đa trị khó khăn trong dánh giá. Trong trường hợp này thì không nên sử dụng IRR để đánh giá. Dùng IRR để lựa chọn dự án loại trừ có quy mô, thời gian khác nhau không chính xác. Trong trường hợp dùng IRR và NPV có kết quả trái ngược thì người ta thường coi trọng chỉ tiêu NPV hơn. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoàn vốn của dự án: Thời gian hoàn vốn đầu tư (PP - Payback Period): Vốn đầu tư được thu hồi nhanh như thế nào, trong vòng bao nhiêu năm cũng là mối quan tâm không chỉ của riêng nhà đầu tư mà còn của các nhà tài trợ cho dự án. Bởi lẽ, các nhà đầu tư đều muốn thu hồi vốn nhanh, với các chỉ tiêu khác nhau, thời gian hoàn vốn càng ngắn thì rủi ro của việc thu hồi vốn càng thấp. Thời gian hoàn vốn của một dự án là độ dài thời gian để thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu. Tức là, thời gian mà tổng các luồng tiền thu được từ dự án bằng tổng vốn đầu tư ban đầu. Có hai cách tính chỉ tiêu này: thời gian hoàn vốn không chiết khấu (không tính tới giá trị thời gian của tiền) và thời gian hoàn vốn có chiết khấu (tính tới giá trị thời gian của tiền). Việc tính toán dựa trên việc lập bảng. Có thể xác định thời gian thu hồi vốn theo công thức sau: Năm ngay trước các Chi phí chưa được bù Thời gian hoàn vốn = luồng tiền của dự án + đắp hàng năm bởi luồng đáp ứng được chi phí tiền thu được trong năm Phương pháp tính thời gian hoàn vốn cung cấp thông tin về độ dài thời gian dự tính cần thiết để các luồng tiền ròng của dự án bù đắp được chi phí đầu tư ban đầu của dự án. Các nhà đầu tư thường thiết lập một thời gian hoàn vốn tối đa có thể chấp nhận được và sẽ bác bỏ dự án đầu tư có thời gian lâu hơn. Sử dụng chỉ tiêu PP để đánh giá, lựa chọn dự án theo nguyên tắc: dự án có thời gian hoàn vốn càng nhỏ càng tốt. Phương pháp được cái dễ tính toán không có sự phức tạp, nhưng lại có nhiều nhược điểm với 3 phương pháp trên là: Phần thu nhập sau thời gian hoàn vốn bị bỏ qua hoàn toàn. Yếu tố rủi ro đối với luồng tiền trong tương lai không bị xem xét, đánh giá. Thời gian hoàn vốn không chiết khấu không tính tới giá trị thời gian của tiền. Xếp hạng các dự án không phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của chủ sở hữu. Một số nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn sau khi đã tính tới yếu tố thời gian của các luồng tiền. Chỉ tiêu này được gọi là thời gian thu hồi vốn có tính chiết khấu. Thực chất đây là việc tính toán thời gian thu hồi vốn căn cứ theo giá trị hiện tại của các luồng tiền. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn mắc phải nhược điểm cơ bản của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn, vì nó không quan tâm đến các luồng tiền sau thời gian thu hồi vốn. Và do vậy, có thể loại bỏ nhầm các dự án tốt. Với các nhà Ngân hàng ngoài việc xác định chỉ tiêu PP dựa trên lượng vốn của chủ đầu tư mà còn phải tính đến PP đựa trên lượng vốn đi vay, chỉ tiêu này được gọi là thời gian hoàn vốn vay. Dựa vào chỉ tiêu này có thể đưa ra thời hạn tín dụng của khoản vay. 3.2.4. Thẩm định khả năng trả nợ của dự án: Kế hoạch trả nợ thường được chủ đầu tư trình lên trong hồ sơ xin vay. Vì điều kiện vay trả chưa xác định nên kế hoạch này thường mang tính chủ quan. Trên cơ sở phân tích dòng tiền thu từ dự án, các khoản vay dự án phải trả trong cùng thời gian, chỉ tiêu thời gian hoàn vốn, Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định kế hoạch trả nợ và thoả thuận với chủ đầu tư về việc trả nợ theo phương thức nào, kỳ hạn là bao nhiêu. Cần phải thấy rằng nguồn trả nợ gốc từ dự án là lợi nhuận sau thuế để lại và khấu hao tài sản cố định. Ngân hàng căn cứ vào đó để mà xác định ra kế hoạch trả nợ của chủ đầu tư bao gồm cả trả nợ gốc và lãi hàng tháng. Nếu trong thời hạn cho vay có năm dự án không đủ đảm bảo trả nợ từ các nguồn thì Ngân hàng phải yêu cầu chủ đầu tư có cam kết trả nợ bằng các nguồn khác. Việc phân tích này sẽ giúp cho Ngân hàng xem xét kế hoạch trả nợ khoản vay giúp nâng cao chất lượng tín dụng của mình. Ngoài các nội dung thẩm định tài chính trên các cán bộ thẩm định còn tiến hành phân tích rủi ro cũng như phân tích độ nhậy. 3.2.5. Phân tích rủi ro dự án: Dự án đầu tư có thời gian hoạt động dài nên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Với dự án có liên quan tới vay ngoại tệ thì có rủi ro tỷ giá. Với các dự án trong nước ngoài chịu tác động bởi yếu tố xã hội còn chịu tác động của yếu tố lạm phát, việc tăng giá đầu vào cũng như đầu ra đều ảnh hưởng tới lượng hàng bán. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tính toán ở trên là dựa trên cơ sở các dự kiến không đổi trong tương lai, tức là phân tích dự án trong trạng thái tĩnh. Vì thế nên rất có thể khi gặp các biến động trong tương lai, dự án không còn hiệu quả như dự tính nữa. Để có thể có những đánh giá những trạng thái động này thì người ta phải sử dụng thêm các tiêu thức đánh giá mức độ rủi ro của dự án. Việc sử dụng thêm công cụ này giúp cho các nhà phân tích nhận định mức độ tin cậy của các số liệu đã tính toán. Người ta thường sử dụng hai phương pháp để phân tích đó là: phân tích độ nhạy và phân tích tình huống. Phân tích độ nhạy: Phân tích độ nhạy cho phép Ngân hàng đánh giá độ chắc chắn của hiệu quả tài chính, tức là xem xét chỉ tiêu NPV, IRR thay đổi ra sao khi có sự thay đổi bất lợi của các biến đặc biệt các biến đầu vào. Phương pháp này tiến hành thông qua 3 bước: Xác định các biến đầu vào có sự bất ổn. Thương là giá bán (của nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào), chi phí, tỷ giá, lạm phát, ... Tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính NPV , IRR. Từ đó đo lường sự thay đổi % của các chỉ tiêu này khi có sự thay đổi của các yếu tố đó. Tính chỉ số nhạy cảm của dự án, được xác định bằng công thức: % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính ban đầu %thay đổi của đại lượng đầu vào gây ra sự thay đổ đó Chỉ số nhạy cảm thường mang dấu âm, điều này có thể hiểu là sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính ngược chiều với sự thay đổi của các biến đầu vào, rõ ràng khi giá đầu vào tăng, chi phí tăng, tỷ giá tăng đều làm sụt giảm lợi nhuận sau thuế và các chỉ tiêu NPV, IRR giảm xuống. Trị tuyệt đối của nó càng lớn chứng tỏ sự biến động của các chỉ tiêu NPV, IRR càng cao, tức là dự án càng chứa đựng nhiều rủi ro. Phương pháp này có hạn chế khi xem xét đồng thời nhiều yếu tố biến động đặc biệt với các dự án mà nguyên liệu phải nhập khẩu, thì chịu tác động của tỷ giá, giá nguyên vật liệu quốc tế, giá nguyên vật liệu trong nước, các khoản thuế xuất nhập khẩu hàng hoá,... Khi gặp trường hợp này việc tính toán gặp nhiều khó khăn và hết sức phức tạp, các nhân tố này lại có những tác động tương hỗ với nhau do đó rất khó loại bỏ để nghiên cứu riêng từng tác động. *Phân tích tình huống: Phân tích tình huống là việc đánh giá kết quả của dự án trong những trường hợp nhất định: tốt nhất (giá bán và sản lượng là cao nhất), xấu nhất (giá bán hạ, sản lượng tiêu thụ thấp) và so sánh với trường hợp dự tính. Mỗi một tình huống xảy ra gắn với một xác suất có thể xảy ra. Tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tương ứng và độ lệch chuẩn của từng chỉ tiêu. Thông thường cán bộ tín dụng tính toán 3 khả năng xảy ra: - Trường hợp có khả năng xảy ra nhiều nhất: thường đây là trường hợp được trình bày trong dự án đầu tư. Trường hợp tốt nhất xảy ra: giá bán cao hơn, chi phí giảm, sản lượng tiêu thụ tăng. Trường hợp xấu nhất xảy ra: giá bán hạ, chi phí tăng, sản lượng tiêu thụ giảm. Để đánh rủi ro của dự án, người ta còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp điều chỉnh chiết khấu, phương pháp hệ số tin cậy, phương pháp phân tích mô phỏng. Song đây là những phương pháp phức tạp, đòi hỏi sự trợ giúp của các phần mềm máy tính chuyên dụng. Tóm lại, việc phân tích rủi ro cho phép đánh giá mức độ rủi ro của dự án, trợ giúp Ngân hàng trong việc ra quyết địnhtài trợ. Nếu có thì những chủ đầu tư cần có biện pháp quản lý các yếu tố rủi ro tiềm tnàg như thế nào? Vớ dụ minh hoạ: Cụng tỏc thẩm định tài chớnh dự ỏn đầu tư “ Thuỷ điện Nậm Xõy Nọi 2” Giới thiệu và đỏnh giỏ về Cụng ty Cổ phần Sụng Đà 9.06 Giới thiệu về Cụng ty Cụng ty cổ phần Sụng Đà 9.06 tiền than là Xớ nghiệp Sụng Đà 9.06- Cụng ty Sụng Đà 9 thuộc Tổng cụng ty Sụng Đà được thành lập theo quuyết định số 1749/QĐ-BXD ngày 26/12/2003 của Bộ Xõy Dựng; Sau gần 4 năm được chuyển đổi chớnh thức thnàh Cụng ty Cổ phần từ 15/1/2004 đến nay, Cụng ty đó phỏt triển về quy mụ và dần khẳng định được vị trớ của mỡnh trờn thị trường, vốn điều lệ tăng 5.000.000.000đ ( theo giấy kinh doanh ban đầu) lờn đến 25.000.000.000 (theo giấy kinh doanh thay đổi lần thứ 3), trong đú Cụng ty Cổ phần Sụng Đà 9 chiếm 40% ( do Tổng Cụng ty Sụng Đà giao nhiệm vụ cho Cụng ty Cổ phần Sụng Đà 9 nắm giữ ). Cựng với sự lónh đạo của Ban điều hành cụng ty, sự đoàn kết, tuõn thủ kỷ cương kỷ luật lao động tập thể cỏn bộ cụng nhõn viờn trong cụng ty đó đoàn kết xõy dựng và phỏt triển cụng ty ngày càng vững mạnh và khẳng định vị trớ là đơn vị thi cụng xõy lắp cú uy tớn trờn thị trường, cụ thể trong những năm qua Cụng ty đó được Tổng Cụng ty Sụng Đà giao tham gia thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng trờn những cụng trỡnh trọng điểm của đất nước như: Nhà mỏy Thuỷ điện Yaly, nhà mỏy thủy điện Sơn La, nhà mỏy thuỷ điện Tuyờn Quang, Nhà mỏy thuỷ điện Nậm Chiến… Đặc biệt, trong 02 năm qua, Cụng ty đó trỳng thầu và đang thi cụng cỏc cụng trỡnh: Cụng trỡnh Thuỷ điện Sờ San 4; Cụng trỡnh thuỷ điện Nậm Chiến ( gúi thầu: Đoạn Km 8+500 đến Km 10 ); Cụng trỡnh Hồ chứa nước Đầm Hà Đụng theo quyết định số 2999/QĐ-BNN-XD ngày 18/12/2006 của Bộ nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn, cụng trỡnh NV 01 thuộc tổng cục V - Bộ cụng an theo quyết định 34/QĐ-H11 ngày 4/01/2007 của Tổng cục hậu cần - Bộ cụng an; Gúi thầu số 30. Dự ỏn hồ chứa nước IA ML A theo thụng bỏo số 75/TB-BQL của Ban Quản lý Đầu tư và xõy dựng thuỷ lợi 8 ngày 21/05/2007 và một số cụng trỡnh khỏc…( Cụng ty đó gửi kốm theo cỏc QĐ trỳng thầu hoặc hợp đồng kinh tế ). Ngoài lĩnh vực thi cụng xõy lắp, Cụng ty đó nhiều năm sản xuất và kinh doanh bờ tụng thương phẩm. Với kinh nghiệm là một đơn vị thi cụng xõy lắp đó hi cụng nhiều cụng trỡnh Thuỷ điện, năm 2007 Cụng ty Cổ phần Sụng Đà 9.06 đang chuẩn bị làm chủ đầu tư một số dự ỏn như: Xõy dựng Nhà mỏy Thuỷ điện Nậm Xõy Nọi 2, một số dự ỏn xõy dựng khu Nhà chung cư hỗn hợp: Hoàng Quốc Việt, Mỹ Đỡnh… Đỏnh giỏ tỡnh hỡnh tài chớnh và SXKD của Cụng ty Theo Bỏo cỏo tài chớnh của Cụng ty hai năm trước khi đầu tư: năm 2005, năm 2006 đó được kiểm toỏn và bỏo cỏo tài chớnh 9 thỏng đầu năm 2007, kết quả một số chỉ tiờu tổng quỏt như sau: Năm 2005 Năm 2006 9 thỏng đầu năm 2007 Tổng tài sản 35.661.568.003 47.470.168.486 72.509.222.563 Vốn đầu tư chủ sở hữu 4.926.000.000 5.000.000.000 25.000.000.000 Doanh thu 16.770.143.800 17.517.374.981 24.584.587.811 Lợi nhuận trước thuế 904.766.528 948.288.802 5.117.649.650 Nhỡn chung sau hơn 2 năm cổ phần hoỏ cụng ty đó đi vào hoạt động ổn định và tăng trưởng, cụng ty cú xu hướng tăng trưởng mạnh được thể hiện qua tổng tài sản năm 2006 so với năm 2005 tăng 33%, thỏng đầu năm 2007 so với năm 2006 tăng 52% ; vốn đầu tư chủ sở hữu 9 thỏng đầu năm 2007 so với năm 2006 tăng 400%; lợi nhuận trước thuế 9 thỏng đầu năm 2007 so với năm 2006 tăng là 439%. Một số chỉ tiờu cụ thể: Năm 2005 Năm 2006 9 thỏng đầu năm 2007 Giới hạn ngành Đầu năm Cuối năm Bỡnh quõn Đầu năm Cuối năm Bỡnh quõn a.1 KNTT tổng quỏt (lần) =Tổng tài sản/nợ phải trả 1,22 1,2 1,21 1,2 1,156 1,175 1,743 1,4-2,5 a.2 KNTT ngắn hạn( lần ) =tổng giỏ trị tài sản lưư động và đầu tư ngắn hạn/ nợ ngắn hạn 0,98 0,98 0,98 0,98 1,029 1,008 1,637 0,5-2,5 a.3 KNTT nhanh (lần) = Vốn bằng tiền và khoản đầu tư tài chớnh ngắn hạn/ nợ ngắn hạn 0,01 0,0026 0,01 0,0026 0,0089 0,0063 0,2011 0,2-1,3 a.4 KNTT dài hạn (lần) = Tổng TSCĐ và ĐTDH/ nợ DH 4,23 610,87 7,86 610,87 486,06 548,46 411,1 1,0-1,4 b. Hệ số nợ = Nợ ngắn hạn/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20649.doc
Tài liệu liên quan