Chuyên đề Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam

MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU.3

PHẦN 1- NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC

ĐẤU THẦU XÂY LẮP.5

1.1.Đấu thầu và Tổ chức đấu thầu.5

1.1.1. Đấu thầu - những vấn đề chung.5

1.1.1.1. Khái niệm và thực chất của đấu thầu.5

 1.1.1.2. Sự ra đời và phát triển của hoạt động đấu thầu tại Việt Nam . .7

1.2. Nội dung cơ bản của công tác đấu thầu xây lắp.9

1.2.1.Xác định hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức áp dụng đấu thầu.9

1.2.1.1 Xác định hình thức lựa chọn nhà thầu.9

1.2.1.2. Phương thức áp dụng đấu thầu.11

1.2.2.Quy trình của công tác tổ chức đấu thầu xây lắp.13

1.2.2.1. Xác định điều kiện mời thầu và dự thầu xây lắp.13

1.1.2.2. Quy trình tổ chức đấu thầu xây lắp.14

1.3. Vai trò của công tác đấu thầu xây lắp.23

1.4. Những yêu cầu cơ bản đối với công tác tổ chức đấu thầu xây lắp.25

PHẦN 2- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU Ở TỔNG

CÔNG TY CNTT VIỆT NAM.27

2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty CNTT Việt Nam .27

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty CNTT Việt Nam.27

2.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật.28

2.2. Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở Tổng công ty CNTT VN.30

 2.2.1. Sự cần thiết phải tiến hành công tác tổ chức đấu thầu xây lắp

 ở Tổng công ty CNTT Việt Nam.30

 2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đấu thầu xây lắp tại Tổng

 công ty CNTT Việt Nam.31

 2.2.2.1. Về phía các nhà thầu.31

 2.2.2.2. Về phía Tổng công ty CNTT Việt Nam.31

 2.2.3. Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở Tổng công ty CNTT

Việt Nam.33

 2.2.3.1. Thực trạng quy trình tổ chức đấu thầu xây lắp ở Tổng

công ty CNTT Việt Nam.34

 2.2.3.2. Kết quả công tác tổ chức đấu thầu ở Tổng công ty CNTT

Việt Nam.48

 2.2.3.3. Đánh giá kết quả công tác tổ chức đấu thầu ở Tổng công

ty CNTT Việt Nam.56

PHẦN 3- MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

TỔ CHỨC ĐẤU THẦU XÂY LẮP Ở TỔNG CÔNG TY CNTT VIỆT NAM.67

1. Định hướng phát triển của Tổng công ty CNTT Việt Nam trong thời gian tới.67

2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở

Tổng công ty CNTT Việt Nam.69

2.1. Về phía Tổng công ty CNTT Việt Nam .70

2.1.1. Nâng cao chất lượng của tư vấn thiết kế.70

2.1.2. Chuẩn bị tốt hồ sơ mời thầu.71

2.1.3. Xem xét áp dụng biện pháp xét thầu mới .74

2.4. Đào tạo, bố trí, sắp xếp và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp

vào công tác đấu thầu .76

2.2. Về phía Nhà nước.77

2.2.1. Sửa đổi bổ sung một số nội dung trong hành lang pháp luật về đấu thầu .77

 (1) Cần thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong công tác đấu thầu .78

 (2) Cần khắc phục khâu yếu nhất hiện nay là chất lượng hồ sơ mời thầu.80

 (3) Nghiên cứu bổ sung những quy định về giá cho công tác đấu thầu.81

 (4) Cần sớm cho ra đời những hướng dẫn cụ thể trong một số bước

của quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu.82

 (5) Cần thay đổi bổ sung cách chọn nhà thầu trong bước cuối cùng

 của quá trình đánh giá sao cho có hiệu quả nhất .84

 (6) Quy chế đấu thầu cần ngày càng hoàn thiện hơn.87

2.2.2. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan.88

2.2.3. Nhà nước cần có biện pháp tăng cường quản lý nhà thầu một cách hiệu quả.89

KẾT LUẬN.91

TÀI LIỆU THAM KHẢO.92

PHỤ LỤC.93

 

doc115 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý của giá cả: Sau khi kiểm tra lỗi số học của giá chào đối với tất cả các bản chào, sẽ xác định được các giá qúa cao hoặc quá thấp của từng đơn mục (đơn giá không cân đối) so với các nhà thầu khác cũng như đơn giá của Nhà nước ban hành tại địa phương. Nếu có sự khác biệt đáng kể trong các giá chào của các nhà thầu và cũng như giữa các nhà thầu với đơn giá của Nhà nước ban hành, tổng giá cho từng mục sẽ được so sánh trong bảng kê riêng và có thể yêu cầu các nhà thầu làm rõ khi thấy cần thiết. Và không điều chỉnh đối với các loại đơn giá quá cao hoặc quá thấp. Việc đánh giá này là để có thông tin đầy đủ phục vụ cho công tác thương thảo hợp đồng sau này. 2) Chấp thuận về tiến độ và điều kiện thanh toán: Khi nhà thầu chào điều kiện thanh toán sai lệch so với yêu cầu trong hồ sơ mời thầu gây thiệt hại cho chủ đầu tư thì sẽ tiến hành đánh giá và điều chỉnh giá hợp lý trên cơ sở mặt bằng yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. 3) Điều kiện về thuế phí, bảo dưỡng và các điều kiện khác: Phần này cần có đánh giá chi tiết để so sánh với điều kiện yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu. Trong một số trường hợp có thể đối chiếu các điều kiện được nêu giữa các bản chào với nhau và so với điều kiện khả thi đối với gói thầu để làm cơ sở cho các bước hiệu chỉnh giá về cùng một mặt bằng và thương thảo hợp đồng sau này. Tất cả chi tiết quan trọng như các điều kiện, sai lệch và phương án đề nghị trong bản chào thầu sẽ được trình bày trong phụ lục 5. Đây là các thông tin hỗ trợ cho bản báo cáo đánh giá. Tuy nhiên, nếu nhà thầu có đề xuất phương án và giải pháp kỹ thuật mới thì phần này chỉ được xem xét đối với bản chào có giá đánh giá thầu thấp nhất. *Xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu: Lập một bảng so sánh giá thầu theo phụ lục 5, bảng này sẽ liệt kê cả giá chào thầu cơ bản được đánh giá trong các mục ở trên và các mục đều được thực hiện để đưa các bản chào thầu về cùng một mặt bằng để so sánh trực tiếp và xác định bản chào thầu có giá đánh giá thầu thấp nhất. Công tác điều chỉnh giá bao gồm những lĩnh vực và theo nguyên tắc tính sau đây: (1) Điều chỉnh về các mặt kỹ thuật: Một số mặt kỹ thuật có thể đánh giá và định lượng cụ thể bằng giá tiền để đưa vào điều chỉnh giá như sau: - Điều chỉnh để hoàn chỉnh phạm vi công việc: Việc tính thiếu các mục không cơ bản trong phạm vi công việc không nên xem như là lý do để loại bỏ bản chào thầu. Thay vào đó, chi phí của các mục đó được bổ sung vào giá chào thầu bằng cách lấy giá cao nhất của hạng mục tương ứng trong số các bản chào đáp ứng khác. Tuy vậy nếu tổng các hiệu chỉnh của mục này lớn hơn 10% giá chào thì bản chào sẽ bị loại. Trường hợp giá chào của tất cả các bản chào sau bước điều chỉnh này đều lớn hơn giá trị gói thầu thì tổ chuyên gia đánh giá chi tiết thêm về các mặt, nhất là tính hợp lý của giá cả để báo cáo Tổng công ty xem xét giải quyết. - Điều chỉnh các sai lệch kỹ thuật : Đối với các thiết bị vĩnh cửu (nếu có) và vật liệu xây dựng chính nếu sai lệch nhỏ, không đến mức bị loại trong bước đánh giá kỹ thuật thì tiến hành điều chỉnh giá để đánh giá. Giá trị điều chỉnh sẽ là giá cao nhất của hạng mục tương ứng trong bản chào của nhà thầu đáp ứng khác hoặc theo tính toán hợp lý của tổ chuyên gia xét thầu dựa trên giá thị trường do cơ quan chức năng của địa phương thông báo để tính thay thế. (2) Điều chỉnh về các mặt tài chính và thương mại: - Điều chỉnh các điều kiện thanh toán: Những sai lệch điều kiện thanh toán sẽ được điều chỉnh giá: Trường hợp nhà thầu đề xuất trả sớm hơn yêu cầu trong hồ sơ mời thầu thì điều chỉnh bằng cách cộng thêm với lãi suất trần quy định của Ngân hàng là 7,0%/ năm. Các điều kiện khác của nhà thầu nếu có để sai lệch so với hồ sơ mời thầu đều phải được xem xét đánh giá điều chỉnh về cùng một mặt bằng để so sánh. Sau khi thực hiện tất cả các bước trên, nhà thầu có giá đánh giá thầu thấp nhất sẽ được đề xuất mời thương thảo hợp đồng. tPhê duyệt và công bố kết quả trúng thầu: Sau khi đánh giá xem xét các hồ sơ dự thầu, Ban QLCDA sẽ lập tờ trình để trình lên Tổng công ty xem xét phê duyệt kết quả đấu thầu. Tổng công ty tiến hành thẩm định hồ sơ và kết quả đấu thầu. Sau khi thẩm định thấy hợp lý Tổng giám đốc sẽ ra quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu. Trong quyết định ghi rõ đơn vị trúng thầu, giá trúng thầu, cho phép Ban QLCDA tổ chức đàm phán ký hợp đồng với nhà thầu được chọn. Thông báo trúng thầu sẽ được chủ đầu tư gửi tới các nhà thầu, các nơi có liên quan và gửi cho nhà thầu trúng thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sau khi đã quyết định được việc lựa chọn, bên mời thầu thông báo ngay cho đơn vị trúng thầu biết là họ đã được chấp nhận và cùng họ định ra thời gian ký kết hợp đồng nhận thầu. Giá ghi trong hợp đồng là giá trúng thầu. tKý kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu Hai bên ký kết hợp đồng theo hình thức và điều khoản nhất định đối với các loại dự án khác nhau, sau đó trình Tổng công ty phê duyệt hợp đồng. t Tổ chức thực hiện hợp đồng 2.2.3.2.Kết quả công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở Tổng công ty CNTT Việt Nam. u Công tác tổ chức đấu thầu được thực hiện ở Tổng công ty CNTT Việt Nam bắt đầu từ năm 1997 và trong năm này chỉ có một gói thầu được thực hiện. Đó là gói thầu "Nâng cấp đường vào Nhà máy tàu biển Sài Gòn". Gói thầu này được tổ chức theo hình thức đấu thầu hạn chế, có ba nhà thầu được mời tham dự. Đến thời điểm đóng thầu chỉ có hai nhà thầu nộp hồ sơ và cả hai nhà thầu này đều có giá bỏ thầu cao hơn giá dự toán được duyệt. Bên mời thầu đã mời cả hai đơn vị đến thương thảo nhưng cả hai đều không chấp nhận thi công với giá dự toán được duyệt. Vì thế sau khi trình Bộ xin chỉ định, Bên mời thầu đã chỉ định Công ty công trình giao thông 610 vào thi công theo đúng giá dự toán được duyệt. Qua đó có thể thấy việc tổ chức đấu thầu gói thầu này đã không thành công. u Đến năm 1998, các công việc thuộc dự án nâng cấp các nhà máy đóng tàu bắt đầu được triển khai một cách tích cực hơn, việc rà phá bom mìn phục vụ cho quá trình thi công được triển khai ở nhiều nhà máy. Cùng với tiến độ thực hiện dự án, công tác tổ chức đấu thầu bắt đầu triển khai thường xuyên hơn. Trong năm 1998 này có ba gói thầu được tổ chức. Chỉ với ba gói thầu cũng đã cho ta cái nhìn và thấy được tác dụng của công tác đấu thầu. Đó là sự tiết kiệm vốn cho nhà đầu tư là 13,91% như trong gói thầu ở Nhà máy đóng tàu Sông Lô hay một số tuyệt đối là 839.834.100 đồng trong gói thầu triền tàu 400T và là sự rút ngắn thời gian so với dự kiến xuống tới 4 tháng 10 ngày hay 30,95% như trong gói thầu được tổ chức của Nhà máy đóng tàu 76. Cụ thể như sau : Bảng 3:Bảng tổng hợp kết quả đấu thầu năm 1998 Lĩnh vực và hình thức Dự án nhóm C Số gói thầu Giá trị gói thầu Giá trúng thầu Chênh lệch (%) Thời gian dự kiến Thời gian thi công Chênh lệch (%) NM tàu biển và giàn khoan(tôn tạo nền bãi và đường vào NM) 1 4.602.453,5 4.529.045 1.59 4 tháng 12 tuần 25 NM đóng tàu Sông Lô 1 3.461.200 2.979.832 13.9 9 tháng 250 ngày 7.41 NM đóng tàu 76 ( triền tàu 400T) 1 6.988.519,1 6.148.685 12.0 14 tháng 9 tháng 20 ngày 30.9 ( Nguồn: Tổng công ty CNTT Việt Nam ) Các gói thầu trên đều được tiến hành đấu thầu theo phương thức một túi hồ sơ và hình thức hạn chế. Cụ thể các nhà thầu được mời tham dự trong từng gói thầu được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4: Danh sách các nhà thầu tham gia các gói thầu năm 1998 Tàu biển dàn khoan Cty xây dựng và úng dụng công nghệ mới Cty công trình giao thông 61 Cty công trình giao thông 68 Sông Lô Cty công trình đường thuỷ Cty xây dựng và úng dụng công nghệ mới Cty xây dựng 319- Bộ QP Nhà máy đóng tàu 76 Cty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới Cty xây lắp 394- TCT Thành An Cty xây dựng công trình giao thông 61 Qua bảng trên có thể thấy, số lượng nhà thầu được mời tham dự không nhiều, chỉ đủ đáp ứng trong quy định của Quy chế đấu thầu và có nhà thầu (Công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới) được mời tham dự tiếp lần thứ hai, thứ ba trong ba gói thầu được tiến hành. u Sang năm 1999, có sự thay đổi trong bộ máy quản lý hoạt động đấu thầu tại Tổng công ty CNTT Việt Nam. Bắt đầu từ năm này, Ban QLCDA được thành lập và công tác tổ chức đấu thầu được chuyển từ Ban Kế hoạch - Đầu tư sang thực hiện ở ban này. Như thế, công tác tổ chức đấu thầu ở Tổng công ty từ nay đã có bộ phận chuyên trách đảm nhận. Trong năm 1999, số lượng các gói thầu được tổ chức tăng lên. Tuy nhiên các kết quả đấu thầu cho thấy tuy có tiết kiệm được cho bên mời thầu về vốn và thời gian, nhưng không có tỷ lệ cao như năm 1998 nữa. Trong 4 gói thầu xây lắp được tiến hành, thì chỉ có gói thầu Cầu tàu 600T của Nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ là có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất nhưng chỉ đạt 7,3% và thậm chí có tới ba gói thầu chỉ đạt tỷ lệ dưới 1%(đối với dự án nhóm C) và có một gói thầu có giá trúng thầu cao hơn giá tạm duyệt. Các gói thầu đều tiết kiệm được thời gian so với dự tính nhưng mỗi gói lại có một khoảng thời gian khác nhau; từ 10 ngày trong gói thầu của Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng (2,77%) cho đến 30 ngày trong gói thầu của Nhà máy đóng tàu Bến thuỷ và Nhà máy đóng tàu 76 (10%, 20%). Cụ thể, tình hình thực hện công tác này được phản ánh trong bảng sau: Bảng 5: Bảng tổng hợp kết quả đấu thầu năm 1999 (Đơn vị: Nghìn đồng) Loại dự án Tên gói thầu Tổng số gói thầu Tổng giá gói thầu Tổng giá trúng thầu Chênh lệch Dự án nhóm B 1.Lĩnh vực đấu thầu xây lắp: - DANC NMĐT Bạch Đằng (Đà tàu) 1 10.673.000 12.240.000 -1.567.000 2. Hình thức lựa chọn nhà thầu: - Hạn chế - Chỉ định thầu và tự thực hiện 2 1 1 11.211.000 10.673.000 538.000 12.778.000 12.240.000 538.000 -1.567.000 -1.567.000 Dự án nhóm C 1.Lĩnh vực đấu thầu xây lắp: - DANC NMĐT Sông Cấm (cơ sở hạ tầng) - DANC NMĐT Nha Trang(cầu tàu và kè bảo vệ bờ) - DANC NMĐT Bến Thuỷ(cầu tàu) - DANC NMĐT 76 (cầu tàu, ụ, đường bãi, điện nước...) 4 1 1 1 1 14.718.000 5.326.000 2.430.000 2.391.000 4.571.607 14.493.060 5.300.000 2.410.000 2.215.060 4.568.000 225.547 26.000 20.000 175.940 3.607 2. Hình thức lựa chọn nhà thầu: - Hạn chế 4 14.718.607 14.493.060 225.547 Mặt khác, khi nhìn vào bảng trên có thể thấy dù có tiết kiệm được vốn và thời gian cho chủ đầu tư, nhưng tỷ lệ tiết kiệm được thông qua đấu thầu ở Tổng công ty còn rất nhỏ bé. Điển hình như gói thầu "Cầu tàu, đường bãi, điện nước" của Nhà máy đóng tàu 76 có tỷ lệ tiết kiệm vốn là 0,08%. Với một gói thầu có lượng vốn đầu tư tuy không lớn cũng chỉ đủ chi phí cho công tác mở thầu (nhân sự, địa điểm, hỏi và giải đáp các vấn đề trong hồ sơ mời thầu) Còn về gói thầu "Đà tàu" của Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng là gói thầu duy nhất từ trước tới nay có giá trúng thầu cao hơn giá tạm duyệt tới 1.567.000.000 đồng thì đây là đà tàu lớn nhất trong tất cả các đà tàu hiện có ở nước ta; vì thế khi thiết kế có một số công việc chưa được đề cập đến và ngay cả công tác bóc tách khối lượng công việc cũng bóc tách thiếu. Do đó giá dự toán thấp hơn so với thực tế. Vì tính chất mới mẻ của nó nên khi trình duyệt giá này chỉ được tạm duyệt và khi các nhà thầu đều chào với giá cao hơn cùng việc tăng thêm một số lượng công việc cần phải tiến hành thì Bộ GTVT đã đồng ý cho nhà thầu thực hiện với giá cao hơn giá dự toán. Chính gói thầu này đã làm cho vốn tiết kiệm được về mặt tuyệt đối là một số âm, nhưng bản thân con số này chẳng nói lên được ý nghĩa gì từ thực tế như thế. Và trong năm này số lượng các nhà thầu cũng tăng lên đáng kể từ chỗ trung bình chỉ có ba nhà thầu tham gia trong một gói thầu năm 1998 thì đến năm 1999 số nhà thầu lên tới 5 , thậm chí có gói thầu có tới bảy nhà thầu. Bảng 6: Danh sách các nhà thầu tham gia trong các gói thầu tổ chức năm 1999 Bạch Đằng Cty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới Cty xây dựng công trình thuỷ Cty xây dựng số 5 Thăng Long Sông Cấm Cty công trình giao thông- Sở giao thông công chính Hải Phòng Cty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới Cty xây dựng công trình thuỷ- Tổng cty xây dựng Công nghiệp VN Cty xây lắp 524- Bộ QP Nha Trang Cty cầu Thăng Long Cty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới Cty xây dựng công trình thuỷ- Tổng cty xây dựng CT 1 Cty xây lắp hoá chất- Tổng cty xây dựng Công nghiệp VN Cty xây dựng số 4- Tổng cty xây dựng Hà Nội Bến Thuỷ Cty công trình giao thông 473 Cty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới Cty công trình đường thuỷ- Tổng cty xây dựng đưồng thuỷ Cty thi công cơ giới XN xây dựng công trình- Tổng cty xây dựng đưồng thuỷ Cty công trình đường thuỷ II Xí nghiệp 29- Bộ QP Nhà máy đóng tàu 76 Cty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới Cty xây lắp 394- TCT Thành An Cty xây dựng công trình giao thông 61 Như thế, số lượng các nhà thầu tham gia đã đa dạng hơn, không chỉ ở những Tổng công ty xây dựng lớn mà còn có các nhà thầu tại địa phương có công trình tham gia (Công ty công trình giao thông Hải Phòng, công ty công trình giao thông 473). Tuy nhiên, một thực tế là trong hai năm 1998, 1999 ngoài Công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới - Tổng công ty CNTT Việt Nam (là đơn vị tham gia vào tất cả các gói thầu được tổ chức tại Tổng công ty và tỷ lệ trúng thầu khá cao) thì chỉ có thêm hai nhà thầu thuộc Tổng công ty xây dựng công trình thuỷ trúng thầu. uKhác với các năm trước, năm 2000 đã có đấu thầu trong lĩnh vực mua sắm được thực hiện ở Tổng công ty CNTT Việt Nam, nhưng đồng thời các gói thầu vẫn được tiến hành theo hình thức đấu thầu hạn chế và theo phương thức một túi hồ sơ. Tuy là đấu thầu hạn chế nhưng số lượng nhà thầu trong một số gói thầu khá đông, bình quân từ 5 đến 7 nhà thầu/gói thầu và vẫn có một số nhà thầu quen thuộc tham gia với tỷ lệ trúng thầu khá cao. Đó là Công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới. Trong 8 gói thầu mà công ty tham gia thì công ty trúng thầu tới 6 gói thầu. Về hiệu quả của hoạt động đấu thầu thì trong năm này, tỷ lệ tiết kiệm tuy có sự chêch lệch tuỳ theo từng gói thầu cụ thể, nhưng nhìn chung khả quan hơn năm 1999. Đặc biệt thông qua đấu thầu đã tiết kiệm được một tỷ lệ cao như trong gói thầu ụ tàu 10000T - công ty CNTT Sài Gòn (cho tỷ lệ tiết kiệm vốn là 14,3%- tương đương với 6.031.764.000 đồng). Số lượng các gói thầu được thực hiện nhiều hơn, các dự án nhóm B tăng cho thấy xu hướng gia tăng trong quy mô vốn đầu tư. Đồng thời trong năm này, các dự án nhóm C phần lớn đã hoàn thành xong công việc đầu tư ; tuy thế tình trạng"ăn hết giá gói thầu " vẫn còn, nhất là trong gói thầu cầu tàu 20000T của dự án nâng cấp Nhà máy sửa chữa tàu biển và giàn khoan.. Trong khi tổng giá thầu là 10.496.236.000 đồng thì tổng giá trúng thầu là10.495.000.000 đồng, như vậy chỉ tiết kiệm được 1.263.000 đồng tương đương với 0,01% vốn. Cụ thể, có số liệu tổng kết như sau: Bảng 7: Bảng tổng hợp kết qủa đấu thầu năm 2000 (Đơn vị: Nghìn đồng) Loại dự án Tên gói thầu Tổng số gói thầu Tổng giá gói thầu Tổng giá trúng thầu Chênh lệch Dự án nhóm B 1.Lĩnh vực đấu thầu xây lắp: - DANC NMĐT Bạch Đằng +Cầu tàu 10.000T +Cần cẩu 80T - DANC NMSC TB &GK +Cầu tàu 20.000T +Trụ tựa ụ nổi +Kè bảo vệ bờ - CT CNTT Sài Gòn(ụ tàu 10.000T) 6 2 1 1 3 1 1 1 1 102.564.370 35.036.931 5.036.931 30.000.000 25.595.675 10.496.263 11.015.462 4.083.950 41.931.764 93.483.614 32.828.288 5.032.288 27.796.000 24.755.326 10.495.000 10.186.702 4.073.624 35.900.000 9.080.756 2.208.643 4.643 2.204.000 840.349 1.263 828.760 10.326 6.031.764 2. Hình thức lựa chọn nhà thầu: - Hạn chế - Chỉ định thầu và tự thực hiện (cổng, tường rào, nhà bảo vệ. để xe- DA NM SC TB & GK) 7 6 1 103.268.279 102.564.370 703.909 94.187.523 93.483.614 703.909 9.080.756 9.080.756 0 Dự án nhóm C 1. Lĩnh vực đấu thầu xây lắp: -DANC NMĐT Sông Cấm (PX vỏ nhôm) - DANC NMĐT Nha Trang +Triền tàu, đ/bãi, điện nước... +Nhà xưởng - DANC NMĐT Bến Thuỷ +Triền tàu, đường bãi, điện nước... +Nhà xưởng - DANC NMĐT Bến Kiền 6 1 2 1 1 2 1 1 1 30.464.611 4.250.000 8.751.969 3.244.000 5.507.969 11.098.642 4.697.000 6.401.642 6.364.000 29.244.509 4.010.428 8.641.538 3.235.177 5.406.361 10.316.907 4.688.059 5.628.848 6.275.636 1.220.102 239.572 110.431 8.823 101.608 781.735 8.941 772.794 88.364 2.Hình thức lựa chọn nhà thầu: - Hạn chế 6 30.464.611 29.244.509 1.220.102 uSang đến năm 2001, số gói thầu được thực hiện ở Tổng công ty không nhiều thậm chí còn giảm so với các năm trước và chủ yếu vẫn là đấu thầu trong lĩnh vực xây lắp đối với cả dự án nhóm B và dự án nhóm C. Hiệu quả của công tác đấu thầu trong năm này cũng không cao. Trong 4 gói thầu được thực hiện thì cũng chỉ có một gói thầu đạt tỷ lệ tiết kiệm vốn trên 1% còn ba gói thầu còn lại thì tỷ lệ tiết kiệm vốn nhờ công tác đấu thầu chỉ dao động trong khoảng từ 0,2% đến 0,3%. Điều này có thể là do trình độ chuyên môn của nhà thầu ngày càng nâng cao, giá bỏ thầu ngày càng sát với giá của chủ đầu tư và cũng có thể là bằng nhiều cách khac nhau, nhà thầu nắm bắt, thu lượm được những thông tin liên quan đến gói thầu. Bảng tổng kết sau sẽ cho thấy rõ điều này. Bảng 8: Bảng tổng hợp kết quả đấu thầu năm 2001 (Đơn vị: Nghìn đồng) Loại dự án Tên gói thầu Tổng số gói thầu Tổng giá gói thầu Tổng giá trúng thầu Chênh lệch Dự án nhóm B 1. Lĩnh vực đấu thầu xây lắp: - NC NMĐT Bạch Đằng (gói thầu 2b: bãi lắp ráp) - DA XD CSHT của CT ĐT & CNHH Sài Gòn +Gói 4: Các hạng mục còn lại +XD trạm biến thế 2x560 KVA 3 1 2 1 1 23.538.299 6.259.926 17.278.373 16.515.196 763.177 23.487.339 6.246.995 17.240.344 16.477.167 763.177 50.960 12.931 38.029 38.029 0 2.Hình thức lựa chọn nhà thầu: - Hạn chế - Chỉ định thầu và tự thực hiện 3 2 1 23.538.299 22.775.122 763.177 23.487.339 22.724.162 763.177 50.960 50.960 0 Dự án nhóm C 1.Lĩnh vực đấu thầu xây lắp: -DANC NMĐT Bến Kiền +Cầu tàu +Đường bãi, điện nước 2 1 1 13.774.012 10.009.949 3.764.063 13.600.290 9.845.930 3.754.360 173.722 164.019 9.703 2.Hình thức lựa chọn nhà thầu -Hạn chế 2 13.774.012 13.600.290 173.722 *Về đấu thầu mua sắm thiết bị: Trong năm 2000, có hai gói thầu về mua sắm thiết bị được tiến hành đấu thầu. Hai gói thầu này có thể đại diện cho hai đặc điểm khác nhau của mua sắm thiết bị trong ngành CNTT: thiết bị có giá trị lớn và thiết bị lẻ. + Về thiết bị có giá trị lớn- gói thầu "Cần cẩu 80T" của Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng Bảng 9: Danh sách các nhà thầu tham gia gói thầu ""Cần cẩu 80T" Stt Tên công ty Nước Tên nhà sản xuất Nước sản xuất 1 MICO GROUP Việt Nam OBE Nhật bản 2 STD Việt Nam KONE CRANE Finland 3 VÂN NAM Trung Quốc SPMP Trung Quốc 4 TỨ XUYÊN Trung Quốc ĐẠI LIÊN Trung Quốc 5 ASIA PACIFIC ASSOCI ATED.LTD Việt Nam KPUPP Đức 6 V- TRAC Mỹ SUMITOMO Nhật Bản 7 FINENCO-SRL YS TAFANI Ý 8 SFECOT Trung Quốc SFECO Trung Quốc 9 HUYNDAI Hàn Quốc HUYNDAI Hàn Quốc 10 NAM KINH Trung Quốc NAM KINH Trung Quốc 11 CSSC Trung Quốc CSSC Trung Quốc 12 TOÀN THẮNG Việt Nam VOCH Đức 13 FAVELLE FAVCO CRANES Úc FAVELLE FAVCO CRANES Úc Từ bảng trên ta có thể thấy thành phần các nhà thầu tham gia vào gói thầu rất đa dạng, gồm: 5 nhà thầu của Trung Quốc, 5 nhà thầu của Châu Âu- Úc, 2 nhà thầu của Nhật Bản và 1 nhà thầu của Hàn Quốc. Sau khi tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu, do tất cả các nhà thầu không đáp ứng được thời gian giao hàng nên tổ chuyên gia xét thầu đã làm tờ trình lên cấp trên xin xem xét, giải quyết. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ GTVT, Nhà máy đã tổ chức cuộc họp với ba nhà thầu có điểm kỹ thuật cao nhất trong danh sách ngắn (Vân Nam, V- TRAC, FAVCO) và yêu cầu chào lại tiến độ giao hàng và giảm giá lầm cuối. Cuối cùng nhà thầu trúng thầu Vân Nam (Tổng công ty xuất nhập khẩu máy Vân Nam)với giá thấp nhất(Thấp hơn dự kiến là 2.997.440.000 đồng, tiết kiệm 7.35%) và thời hạn giao hàng là 7 tháng - kéo dài hơn 1 tháng so với dự kiến. + Về thiết bị lẻ: gói thầu số 4 thuộc nguồn vốn tín dụng. Do thiết bị có nhiều công dụng khác nhau nên gói thầu này lại được chia nhỏ thành: - Gói 4a: thiết bị nâng, hạ (cầu trục 10T và pa lăng xích) - Gói 4b: Thiết bị hàn, vạt mép tôn, sơn. - Gói 4c: Thiết bị động lực máy công cụ. - Gói 4d: Thiết bị kiểm tra - Gói 4e: Thiết bị văn phòng. Các gói thầu trên được tiến hành theo phương thức chào hàng cạnh tranh. Chính việc chia gói thầu ra như thế nên các gói thầu này có giá trị rất nhỏ: gói 4d có giá trúng thầu là 30.794.400 đồng (gói lớn nhất cũng chỉ trị giá 1.022.250.000 đồng - gói 4c) 2.2.3.3. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở Tổng công ty CNTT Việt Nam. a) Những kết quả đạt được: Mặc dù mới thực sự tham gia hoạt động đấu thầu trong vòng hơn 6 năm trở lại đây, song với bề dày kinh nghiệm và sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ, Tổng công ty CNTT Việt Nam đã từng bước vươn lên để khẳng định vị trí của mình trong cơ chế thị trường và đạt được một số kết quả tốt, đáng khích lệ. Rất nhiều dự án đã được thực hiện ở nhiều nơi trong cả nước, trải dài từ Bắc tới Nam, có ý nghĩa lớn, đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển của ngành CNTT nói riêng cũng như của nền kinh tế cả nước nói chung theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong thành công của mỗi phần dự án hay của cả dự án thì vai trò của công tác đấu thầu có một ý nghĩa đặc biệt. Quá trình đấu thầu ở Tổng công ty CNTT Việt Nam đã đạt được những thành tựu rõ ràng, giúp nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm vốn đầu tư, bảo đảm tiến độ theo đúng kế hoạch Những điều này được thể hiện rõ trong các nội dung sau: Thứ nhất, Tiết kiệm vốn đầu tư. Qua phần phân tích thực trạng công tác tổ chức đấu thầu của Tổng công ty ta có thể thấy rằng vốn đâu tư đã được tiết kiệm như thế nào đối với chủ đầu tư nói riêng và cho Nhà nước nói chung. Đa số các dự án đầu tư sau khi tổ chức đấu thầu thì vốn thực hiện thường giảm đi rất nhiếu so với tổng vốn đầu tư dự toán ban đầu. Năm 2000, nhờ đấu thầu tổng vốn đầu tư thực tế trong dự án công ty CNTT Sài Gòn (ụ tàu 10000T) phải bỏ ra chỉ bằng 85% tổng vốn đầu tư xây lắp dự toán ban đầu. Và hơn thế nữa là chất lượng của các dự án không ngừng được nâng cao, được thể hiện qua các sản phẩm mà nhà thầu đem lại. Thứ hai: Nâng cao chất lượng và tiến độ thực hiện dự án. Như đã biết trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là điều kiện không thể tránh khỏi. Trong đấu thầu thì sự cạnh tranh giữa các nhà thầu là hết sức quyết liệt và để giành được thắng lợi trong cuộc cạnh tranh thì các nhà thầu phải thể hiện sức cạnh tranh của mình qua chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án, giá thành công trình cùng nhiều yếu tố khác. Vì vậy thông qua hình thức đấu thầu, các nhà thầu lựa chọn được những giải pháp kỹ thuật cho công trình một cách tối ưu mà bản thân Bên mời thầu không nghĩ ra đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án. Mặt khác, khi nhà thầu đã dành được hợp đồng thì họ sẽ phải thực hiện dự án theo đúng yêu cầu về chất lượng và tiến độ nếu không sẽ ảnh hưởng đến uy tín của nhà thầu đó mà trong sự cạnh tranh quyết liệt như hiện nay việc mất uy tín trên thị trường đồng nghĩa với sự phá sản doanh nghiệp. Hơn nữa do sự ràng buộc trong hợp đồng khiến cho nhà thầu phải luôn bám sát theo hợp đồng. Từ đó chất lượng cũng như tiến độ của gói thầu luôn được theo dõi và giám sát chặt chẽ đảm bảo được những yêu cầu của Bên mời thầu mà cụ thể là Tổng công ty CNTT Việt Nam. Đồng thời nó cũng mang lại tính khả thi cao hơn cho dự án bởi vì tính khả thi của dự án được tạo nên từ nhiều yếu tố kết hợp lại như giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công, phương pháp bố trí thực hiện, khả năng về vốn, nguồn cung ứng vật liệu, lao động và tiến độ thực hiện Nếu so sánh với các Tổng công ty, các doanh nghiệp không tổ chức đấu thầu thì ta có thể thấy rõ được điều này, mà thể hiện rõ nhất là các công trình xây dựng nâng cấp các cơ sở hạ tầng. Nhờ có đấu thầu mà chất lượng công trình được nâng lên rõ rệt. Mặt khác thời gian thực hiện dự án đã được rút ngắn mà không ảnh hưởng đến công trình và hiệu quả của dự án. Hiệu quả của việc rút ngắn thời gian xây dựng đã đem lại cho Bên mời thầu (Chủ đầu tư ) thể hiện ở những nội dung sau: - Tiết kiệm được chi phí đầu tư như tiền trả lãi vốn vay (trong trường hợp phải vay vốn để xây dựng). - Giảm thiệt hại do ứ đọng vốn tự có vào công trình còn xây dựng dở dang chưa sinh lợi. - Giảm chi phí cho Ban QLCDA và giám sát thi công. - Nhanh đưa công trình vào sử dụng, tranh thủ được thời cơ kinh doanh để từ đó: +Sớm thu được lợi nhuận để kinh doanh thu lợi tiếp theo. +Có thể thu được lợi nhuận lớn hơn với khi đưa công trình vào sử dụng muộn do thuận lợi về bán hàng. - Sớm thu hồi vốn đầu tư. Thứ ba: Đấu thầu đã đem lại tính minh bạch cho các dự án đầu tư Thông qua đấu thầu thì các dự án được trình bày công khai, đảm bảo không bị lạm dụng vốn của Tổng công ty để nhằm vào các mục đích tiêng của những cán bộ Tổng công ty. Đồng thời quyền lợi của các bên tham gia được bảo vệ. Thứ tư: Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện công tác đấu thầu. Đấu thầu đã giúp cho đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác đấu thầu ngày càng trưởng thành, có trình độ chuyên môn vững vàng và từng bước đáp ứng được yêu cầu của công việc. Qua từng gói thầu thì các cán bộ này cũng rút ra được những b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2337.doc
Tài liệu liên quan