Chuyên đề Hoàn thiện công tác Tổ chức lao động tại xí nghiệp I Công ty may Thăng Long

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Phần I- Cơ sở lí luận về Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp 3

I. Các khái niệm. 3

1.Lao động, Quá trình lao động. 3

2.Tổ chức lao động. 4

3.Tổ chức lao động khoa học. 4

II.Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của Tổ chức lao động khoa học. 5

1.Mục đích. 5

2.ý nghĩa. 5

3. Nhiệm vụ. 6

III. Nội dung chủ yếu của Tổ chức lao động khoa học. 6

1.Xây dựng các hình thức Phân công lao động và Hiệp tác lao động. 6

2.Tổ chức và phục vụ nơi làm việc. 11

3. Hợp lí hoá phương pháp và thao tác lao động. 15

4. Hoàn thiện định mức lao động. 16

5. Cải thiện điều kiện làm việc. 17

6. Tăng cường kỉ luật lao động. 18

7. Khuyến khích vật chất và tinh thần cho người lao động. 18

IV. Sự cần thiết phải hoàn thiện Tổ chức lao động khoa học tại 19

xí nghiệp may I. 19

Phần II- Phân tích thực trạng Tổ chức lao động khoa học ở xí nghiệp may I. 21

I. Những đặc điểm chủ yếu của công ty và xí nghiệp I ảnh hưởng 21

tới tổ chức lao động khoa học. 21

1. Quá trình hình thành và phát triển. 21

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy. 24

3. Đặc điểm về lao động. 28

4. Các đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh. 33

II.Phân tích thực trạng Tổ chức lao động khoa học tại Xí nghiệp may I. 38

1. Phân tích các hình thức phân công lao động. 38

2. Phân tích các hình thức hiệp tác lao động. 44

3. Phân tích công tác định mức lao động. 48

4.Phân tích công tác Tổ chức phục vụ nơi làm việc và điều kiện làm việc. 51

5. Phân tích công tác kỉ luật lao động tại xí nghiệp may I. 56

6. Các hình thức khuyến khích lao động tại xí nghiệp may I. 57

III. Những thành tích đạt được và những khó khăn cần giải quyết. 59

1.Thành tích. 59

2. Những khó khăn. 60

3. Nguyên nhân. 61

Phần III- Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác Tổ chức lao động khoa học ở xí nghiệp may I công ty may Thăng Long. 62

1. Phân công và hiệp tác lao động. 63

2. Hoàn thịên công tác định mức lao động. 65

3. Cải thiện điều kiện làm việc. 66

4. Tăng cường các hoạt động khuyến khích lao động. 69

Kết luận 72

Phần phụ lục 74

Danh mục tài liệu tham khảo 85

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác Tổ chức lao động tại xí nghiệp I Công ty may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Sản lượng các sản phẩm chủ yếu của công ty 2000-2003 TT Sản phẩm Đơn vị Sản lượng SX thực tế 2000 2001 2002 2003 * 1 2 3 4 5 6 7 Sản phẩm chủ yếu: ( Sơ mi qui chuẩn ) Tổng SP sản xuất áo Jacket áo Sơ mi áo bò Quần âu Quần bò Quần áo dệt kim Quần áo khác 1000ch " 1000ch " " " " " " " 5143 3670 414 818 99 546 162 1494 137 6319 4065 443 533 798 189 1257 845 7627 5390 502 937 1955 1902 94 9254 6713 589 878 2517 2326 402 (*Nguồn phòng Kế hoạch thị trường) 4.1.2.Đặc điểm sản phẩm của Xí nghiệp may I. Sản phẩm của xí nghiệp may I là chuyên sản xuất áo sơ mi đặc biệt là áo sơ mi nam, một mặt hàng truyền thống và chủ lực của công ty. Sản phẩm áo sơ mi nam có mặt trên tất cả các thị trường mà công ty hiện có chủ yếu là xuất khẩu. Chính vì vậy vấn đề chất lượng là yêu cầu được đặt lên hàng đầu đối với xí nghiệp. Do đặc điểm của áo sơ mi có nhiều chi tiết nhỏ lẻ và khó nên đòi hỏi kĩ năng tay nghề cũng như máy móc chuyên dụng, sự bố trí lao động hợp lí, đảm bảo kĩ thuật cũng như chất lượng sản phẩm. 4.2.Đặc điểm về máy móc. Trải qua một quá trình dài nỗ lực phấn đấu cho đến nay công ty đã có một cơ sở vật chất kĩ thuật khang trang hiện đại. Trong cơ cấu tài sản của công ty hiện nay giá trị máy móc thiết bị chiếm khoảng 54% năm 2002 và 43% năm 2003. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty khai thác tốt công suất máy móc đem lại hiệu quả kinh tế. Công ty luôn chú ý đầu tư trang bị hệ thống máy móc mới thay thế cho các thiết bị cũ, lạc hậu. Có như vậy mới nâng cao trình độ công nghệ, đủ khả năng sản xuất những mặt hàng cao cấp. Trên tinh thần đó, liên tục trong các năm 1990 đến 1992 công ty đã đầu tư hơn 20 tỉ đồng để thay thế toàn bộ hệ thống thiết bị cũ của cộng hoà dân chủ Đức trước đây bằng thiết bị mới của CHLB Đức (máy FAAP), Nhật Bản (JUKI). Đầu tư thêm 2 tỉ đồng để nhập hệ thống giặt mài quần áo bò, nâng công suất gấp hai lần. Trang bị lại gần như toàn bộ các phương tiện, dụng cụ ở tất cả các công đoạn sản xuất. Luôn nắm bắt được xu thế phát triển của ngành, công ty đã có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cải tạo hệ thống nhà xưởng, lắp đặt hệ thống quạt thông gió, máy điều hoà nhiệt độ với tổng trị giá trên 4,5 tỉ đồng. Công ty đầu tư gần 4 tỉ đồng xây dựng và đưa vào vận hành khu ngoại quan, xưởng sản xuất ống ghen nhựa ở Hải Phòng tạo thế chủ động, tiết kiệm trong sản xuất và vận chuyển. Xí nghiệp may Nam Hải (Hà Nam) được cải tạo, lắp đặt thiết bị với số vốn tên 6 tỉ đồng đã mở ra nhiều mối quan hệ với các khách hàng mới như: Texline (SINGAPO), Senhen (Hàn Quốc), Hồng Kông, Đức... Hiện nay công ty có 36 loại máy móc thiết bị chủ yếu tương đối hiện đại, công ty cố gắng phát huy tối đa năng lực của máy. Bảng 5-Huy động năng lực máy móc thiết bị năm 2003. Chỉ tiêu Đv tính TH 2002 TH 2003 KH 2004 Tỉ lệ % 2003/2002 2004/2003 Số máy may a) Tỷ lệ huy động thiết bị. b) Sản lượng. c) Hiệu suất sử dụng thiết bị. d) Số dây chuyền sản xuất. Tr.đó: - jacket - Sơ mi - Quần âu - Dệt kim - Khác C % 1000SP % Chuyền " " " " " 2800 90 5390 90 58 7 7 28 16 2900 90 6650 90 75 21 7 34 22 3300 90 10000 90 88 14 8 44 22 104% 123% 152% 300% 100% 121% 138% 114% 150% 100% 67% 114% 129% 100% (* Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường) Bảng trên thể hiện khả năng huy động năng lực thiết bị của công ty, tỉ lệ huy động ngày càng cao. Riêng tại Xí nghiệp I với đặc trưng chuyên sản xuất áo sơ mi, một mặt hàng trọng yếu của công ty nên công ty đã mạnh dạn đầu tư tổng số vốn 9 tỉ đồng cho dây chuyền công nghệ sơ mi hiện đại, tiên tiến nhất của CHLB Đức với hàng trăm máy móc thiết bị. Năng lực hiện nay của Xí nghiệp là 878000sp/năm. 4.3.Quy trình công nghệ sản xuất. Hệ thống sản xuất của công ty được tổ chức theo mô hình các xí nghiệp chịu trách nhiệm từ A Z Với việc cải tiến, trang bị máy móc ngày càng hiện đại cũng đồng nghĩa với sắp xếp bố trí tổ chức sản xuất khoa học hơn. Quy trình sản xuất sản phẩm bao gồm các công đoạn: Chuẩn bị sản xuất Cắt May Là gấp Đóng gói Hiện nay các công đoạn này không còn tách rời nhau như trước mà thay vào đó là các dây chuyền sản xuất khép kín, thể hiện tính chuyên môn hoá cao phù hợp với yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày một cao của khách hàng. Mỗi dây chuyền sản xuất gồm 37 người/dây chuyền/ca. Do các đơn đặt hàng khác nhau theo tính đặc thù riêng của mỗi loại hàng nên mỗi xưởng bố trí các chuyền khác nhau phù hợp với một số mặt hàng nhất định mà xí nghiệp mình phụ trách. Giám đốc các xí nghiệp chịu trách nhiệm điều hành và chịu trách nhiệm đến cùng đối với chất lượng sản phẩm do chính xí nghiệp mình sản xuất ra. Như xí nghiệp may I chuyên về sơ mi; xí nghiệp may II chuyên về áo Jacket, quần áo bò; xí nghiệp may III chuyên về sản phẩm dệt kim. Riêng tại Xí nghiệp I chuyên may sản phẩm sơ mi nên việc thiết kế dây chuyền cũng khác so với các xí nghiệp khác. May II và may III sản xuất theo dây chuyền nước chảy song ở may I thì sản xuất theo dây chuyền cụm. Hiện nay tại Xí nghiệp I có 7 chuyền, mỗi chuyền gồm 57 người/ chuyền/ ca, được chia thành các cụm: Cụm chi tiết, cụm cổ, cụm lắp ráp, là gấp nhằm chuyên môn hoá sâu hơn về các khâu trong từng công đoạn. Mỗi cụm chuyên may một số chi tiết được quy định trước hình thành một phần của chiếc áo. Sản xuất theo dây chuyền cụm có một số ưu nhược điểm. -Ưu điểm: Các tổ trưởng trong mỗi cụm chỉ quản lí công nhân may ở một khâu nhất định nên dễ kiểm soát, kiểm tra tình hình làm việc cũng như chất lượng sản phẩm, sự tập trung cao hơn. -Nhược: Năng suất hàng ngày không ổn định, không chủ động được công việc mà phụ thuộc các khâu khác dẫn đến có ngày công việc ít nên năng suất lao động thấp, có ngày công việc nhiều công nhân không thể hoàn thành được công việc. + Quá trình sản xuất một đơn hàng áo sơ mi: *Chuẩn bị sản xuất: Nhận lệnh sản xuất và tác nghiệp cắt từ phòng kế hoạch thị trường. Nhận sơ đồ, tiêu chuẩn, bảng mầu, các loại mẫu phục vụ cho sản xuất từ phòng thiết kế và phát triển. Nhận thiết kế dây chuyền và gá lắp từ phòng kĩ thuật chất lượng. *Công đoạn cắt: Việc trải vải, trải và cắt phải thực hiện theo các hướng dẫn và chỉ tiêu cắt đối với từng mã hàng. Các khâu thực hiện: Trải vải sao sơ đồ cắt đánh số sơ chế đồng bộ bán thành phẩm *Công đoạn may: Nhận bán thành phẩm từ khâu cắt, các bước tiến hành may dựa theo tiêu chuẩn thành phẩm may của từng mã hàng. *Công đoạn là gấp: Thành phẩm sau khi may, qua kiểm tra ở khâu thu hoá cuối chuyền được chuyển qua công đoạn là gấp hoàn thiện. Các bước tiến hành theo tiêu chuẩn là gấp, bao gói, đóng hòm do phòng kĩ thuật chất lượng ban hành đối với từng mã hàng. Bảng 6- Sử dụng máy móc trong mỗi công đoạn: TT Công đoạn Công dụng Loại 1 2 3 3 Chuẩn bị SX Cắt May Là gấp May mẫu 2 cấp Cắt đấu bàn khi trải vải Cắt phá mảng chi tiết to Cắt gọt chi tiết nhỏ May các đường chắp lộn Píchkê, diễu các đường 0,15ly Xén sửa các chi tiết cổ, chân cổ May diễu các chi tiết như cổ, măngsec, gấu May diễu các đường cự ly 0,48-0,64cm Máy nẹp khuyết Máy vắt sổ tra tay, mép sườn Thùa khuyết cổ, nẹp túi, măngsec Là lộn ép cổ Máy lộn xung quanh cổ Máy túi vào thân áo Là phẳng chi tiết tay, cổ, măngsec Là phẳng thân áo Máy may 1 kim Juki Máy cắt đầu bàn EC570 Máy cắt phá KM Máy cắt vòng Tây Đức Máy cắt vòng KM-18K-900 Máy 1 kim 271 Máy may xén BrathoDB3, B777 Máy may xén DLM 5200 Máy 1 kim 275 Máy 2 kim 3168,LH515, LH116, LH244 Máy 2 kim 3128, Máy vắt sổ A28500, MO 3616S Đính cúc 564 DURKOPP, MB 373Juki, Dập cúc NS 45 Máy MLC WAKF KANNEGSS Máy 973 DURKOPP Nồi hơi bàn là hơi NBC, bể hơi treo, bàn hút VEIT Nồi hơi NB 36C,Máy là thânHPV2 ( * Nguồn: Văn phòng xí nghiệp I) II.Phân tích thực trạng Tổ chức lao động khoa học tại Xí nghiệp may I. 1. Phân tích các hình thức phân công lao động. Dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ cấu lao động, trang thiết bị…xí nghiệp đã vận dụng các hình thức phân công lao động: Phân công lao động theo chức năng. Phân công lao động theo công nghệ. Phân công lao động theo mức độ phức tạp công việc. 1.1. Phân công lao động theo chức năng. Phân công lao động theo chức năng tạo nên cơ cấu lao động chung cho toàn nhiệm vụ giữa các bộ phận chức năng thực hiện các mối liên hệ chức năng, tổ chức và xử lí các thông tin. Bảng 7-Phân công lao động theo chức năng. đơn vị tính: người, % Chức năng 2000 2001 2002 2003 Đầu 2004 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Lao động quản lí 5 2,4 5 2,1 5 2 4 1,3 4 1,4 Công nhân sản xuất 173 81,5 192 91,4 196 78,7 236 98,49 222 80,16 Nhân viên kĩ thuật 1 0,5 1 0,4 1 0,4 0 0 0 0 Công nhân phục vụ 33 15,6 38 16,1 47 18,9 64 0,21 51 18,4 Tổng 212 100% 236 100% 249 100% 304 100% 277 100% Tỉ lệ lao động quản lí chưa thể phản ánh được nhiều vì vai trò quản lí của văn phòng xí nghiệp chỉ có một quyền hạn nhất định. Các phòng ban điều hành chính tập chung trên công ty. Trong bảng từ năm 2003 nhân viên phụ trách kĩ thuật không thuộc biên chế của xí nghiệp mà được chuyển lên trên phòng kĩ thuật chất lượng của công ty. Đây cũng là điều bất lợi cho xí nghiệp vì khi cần thông tin hay thắc mắc về kĩ thuật thì phải liên lạc với phòng kĩ thuật chất lượng sẽ mất thời gian ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. 1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của các cán bộ trong văn phòng. *Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất trong xí nghiệp -Điều hành mọi hoạt động chung của xí nhiệp. -Tổ chức sản xuất, quản lí cán bộ công nhân viên thuộc đơn vị mình. -Chịu trách nhiệm trước công ty về việc thực hiện các chỉ tiêu khoán, kết quả sản xuất kinh doanh, các chế độ đối với người lao động phải đảm bảo. *Quản đốc:-Thay mặt giám đốc chỉ đạo sản xuất công đoạn may. Đảm bảo kế hoạch năng suất, kế hoạch giao hàng. -Đôn đốc các tổ sản xuất, bộ phận nghiệp vụ liên quan trong xí nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ. -Tham mưu đề xuất giám đốc các biện pháp quản lí lao động, các hình thức khen thưởng, kỉ luật. *Cán bộ lao động tiền lương: -Thực hiện các công tác nghiệp vụ về lao dộng tiền lương, BHXH, BHYT, các chế độ chính sách đối với người lao động trong xí nghiệp. -Tổ chức về nghiệp vụ đối với công tác: lao động, tiền lương, bảo hiểm. -Chuẩn bị các mẫu biểu, chứng từ về công tác tiền lương. -Tham mưu cho giám đốc về tổ chức phân phối quỹ tiền lương, thưởng... -Tham mưu cho giám đốc xí nghiệp về các phương án quy định, nội quy…nhằm quản lí lao động và tổ chức thực hiện các quy định của nhà nước, của công ty cho phù hợp với điều kiện thực tế của xí nghiệp. *Cán bộ thống kê tác nghiệp: -Thực hiện các công tác nghiệp vụ: ra phiếu bàn cắt, lệnh tác nghiệp cắt, may...để thực hiện sản xuất theo lệnh sản xuất của công ty. -Lập sổ sách theo dõi tiến độ cắt, may, là. -Thống kê năng suất ngày/ tháng/ quý/ năm theo từng khách, lệnh sản xuất. -Quản lí tiết kiệm và thực hiện các công tác nghiệp vụ hạch toán tiết kiệm theo quy định của công ty. -Báo cáo giám đốc những phát sinh, vướng mắc trong việc đồng bộ sản lượng theo lệnh, list kế hoạch để kịp thời giải quyết. *Nhân viên hạch toán bàn cắt: thực hiện cắt theo phiếu và lệnh bàn cắt. - Kê khai, tính toán số lượng vải cắt. 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công nhân sản xuất . Chức năng của công nhân sản xuất chính là may các chi tiết và hoàn thiện sản phẩm. Trong quá trình sản xuất công nhân có trách nhiệm thực hiện công việc được giao theo đúng quy trình sản xuất, may các bộ phận theo sự phân công của tổ trưởng và hướng dẫn của kĩ thuật. Trong quá trình may người lao động vừa may vừa đi lấy hàng về may, do đó thời gian tác nghiệp của người lao động giảm đi nhiều. Để đánh giá được sự phân công theo chức năng của công nhân sản xuất ta xem xét tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân may: Bảng 8- Hao phí thời gian cùng loại của các công nhân đơn vị tính: phút Công nhân Các loại thời gian hao phí TCK TPV TLPCN TNC TTN Tca CN1 6 34 29 20 391 480 CN2 3 99 18 22 338 480 CN3 12 37 36 19 378 480 Thời gian có ích: Tci =TTN +TCK +TPV +TNC Qua bảng trên ta thấy thời gian có ích rất lớn song thời gian tác nghiệp không cao. Nguyên nhân là do: -Thời gian công nhân tự phục vụ nhiều, công nhân phải tự đi lấy hàng về may chiếm nhiều thời gian, khi may xong lại phải mang hàng đến bộ phận tiếp theo. Qua biểu chụp ảnh thời gian làm việc của công nhân thì thấy công nhân rời chỗ làm việc trong ca làm việc liên tục. Thời gian sắp xếp hàng xung quanh nơi làm việc cũng mất nhiều thời gian. -Thời gian lãng phí tương đối nhiều do trình độ tay nghề của công nhân chưa cao đặc biệt là công nhân mới vào nên sản phẩm may còn lỗi. Công nhân mất nhiều thời gian để sửa hàng may hỏng, hơn nữa do một số chi tiết sử dụng máy may chuyên dụng nên khi bị lỗi đường chỉ thì phải chuyển sang sửa ở máy may thường nên lại mất thời gian di chuyển chỗ. Điều đáng nói là ý thức tự giác làm việc chưa cao nên hiện tượng công nhân nói chuyện trong thời gian làm việc đã làm giảm thời gian tác nghiệp do đó làm giảm năng suất lao động. 1.2. Phân công lao động theo công nghệ. 1.2.1. Phân công lao động theo đối tượng. a) Cán bộ làm việc tại văn phòng. Các cán bộ trong văn phòng được phân công theo đúng trình độ đào tạo. Giám đốc xí nghiệp: Tốt nghiệp đại học kinh tế. Quản đốc xí nghiệp: Tốt nghiệp trường trung cấp may Dâu Keo. Nhân viên lao động tiền lương: Tốt nghiệp đại học kinh tế theo đúng chuyên ngành kinh tế lao động. Nhân viên thống kê tác nghiệp: Tốt nghiệp trường đại học Mở Có thể nói sự phân công lao động này là phù hợp yêu cầu công việc. b) Công nhân tham gia sản xuất. Theo dây chuyền công nghệ sản xuất để lựa chọn lao động và bố trí lao động cho hợp lí. Các công nhân lâu năm có kinh nghiệm được tham gia các lớp học đào tạo ngắn hạn sau đó được phân công theo trình độ đào tạo hay tham gia các khoá đào tạo nâng tay nghề. Nói chung, sự phân công lao động theo công nghệ ở xí nghiệp là hợp lí, những công nhân lành nghề được bố trí phụ trách những công việc quan trọng, khó trong xí nghiệp cũng như trong dây chuyền công nghệ. Tuy nhiên vấn đề chất lượng lao động cũng cần được quan tâm thông qua khâu tuyển chọn lao động khi vào công ty. Nếu tuyển chọn những lao động có trình độ, kĩ năng tay nghề tốt sẽ giảm bớt thời gian đào tạo, dễ dàng bố trí lao động phù hợp công việc, khả năng thích ứng nhanh với công việc. 1.2.2.Phân công lao động theo bước công việc. Với đặc trưng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm áo sơ mi tại xí nghiệp là dây chuyền cụm. Mỗi cụm chuyên sâu về một số bước công việc. Sự phân công lao động ở từng cụm, từng bước công việc là rất rõ ràng. Mỗi bước công việc có sự phân công lao động với trình độ tay nghề, kĩ năng phù hợp. Tuy vậy sự phân công lao động ở các cụm trong mỗi tổ là do các tổ trưởng mà chủ yếu các tổ trưởng dựa vào kinh nghiệm bản thân, sự ước lượng để bố trí lao động nên dẫn đến hiện tượng công nhân bậc thấp làm công việc bậc cao nên họ không đảm bảo tiến độ gây ra hiện tượng bán đổi năng suất. 1.3. Phân công lao động theo mức độ phức tạp công việc. Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc đảm bảo sự chính xác nhất sự thích nghi của người lao động đối với công việc và cho phép đánh giá thực chất của người lao động. Vì xí nghiệp sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng nên mỗi mã hàng lại có quy trình công nghệ riêng, mức độ phức tạp của công việc cũng thay đổi. Chính vì vậy việc phân công công việc theo số lượng lao động phù hợp với cấp bậc công việc đòi hỏi cũng rất khó khăn. Cấp bậc công nhân bình quân =1,54 Theo bảng quy trình công nghệ may của một mã hàng thì cấp bậc công việc bình quân =3,02. Như vậy cấp bậc công việc bình quân lớn hơn nhiều so với cấp bậc công nhân bình quân. Công nhân làm công việc cao hơn so với trình độ hiện tại của mình. Công nhân bậc 1 luôn làm công việc ở bậc trung bình = 2,5 hoặc 2,7 với số lượng là 124 người chiếm 55% trong tổng số công nhân sản xuất. Khi hỏi trực tiếp các chị tổ trưởng được biết trong số những công nhân bậc 1 có những người trình độ tay nghề rất tốt có thể đảm nhiệm công việc ở bậc 3 nhưng theo quy định của công ty thì sau 2 năm họ mới được thi nâng bậc. Nhìn chung số công nhân bậc 1 tay nghề vẫn kém nên đó là nguyên nhân gây ra hiện tượng sản phẩm có chất lượng kém phải tái chế hàng. Việc đánh giá chất lượng lao động qua bậc thợ chưa phản ánh hết vấn đề vì việc thi nâng bậc không bắt buộc, người lao động chưa nhận thức được mức độ quan trọng vì nghĩ nó chỉ phục vụ cho việc thực hiện hưởng các chế độ theo quy định. Chính vì vậy, khi bố trí lao động theo mức độ phức tạp của công việc lại phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng, kinh nghiệm của người tổ trưởng.Vấn đề đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động cần được xí nghiệp quan tâm, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu công việc. Hơn nữa, nếu phân công công việc đòi hỏi yêu cầu cao hơn nhiều so với khả năng sẽ tạo tâm lí chán nản, năng suất lao động thấp ảnh hưởng trực tiếp việc trả lương cho người lao động, chất lượng lao động cũng không đảm bảo. Bố trí công nhân làm công việc cao hơn 1 bậc sẽ tạo điều kiện cho người lao động cố gắng làm việc đặc biệt là đối với công nhân mới, tăng khả năng thực hiện công việc của họ Cấp bậc cán bộ, nhân viên bình quân của văn phòng và tổ bảo toàn: 2,66/người. Với cấp bậc đó là phù hợp để đáp ứng công việc được giao. 2. Phân tích các hình thức hiệp tác lao động. 2.1.Hiệp tác lao động về mặt không gian. 2.1.1.Hiệp tác lao động trong xí nghiệp. a) Theo kế hoạch sản xuất. Giám đốc là chịu trách nhiệm chung công việc trong xí nghiệp. Tại xí nghiệp sẽ thực hiện các kế hoạch mà công ty giao cho. Giám đốc trực tiếp phối hợp với các phòng ban có liên quan để lập phương án thực hiện kế hoạch. Có trách nhiệm giao dịch với khách hàng trong phạm vi đơn đặt hàng của khách về tất cả các vấn đề có liên quan. Các chức năng khác trong văn phòng cùng thảo luận và đưa ra biện pháp thực hiện…Giám đốc là người đưa ra quyết định cuối cùng. Cụ thể, khi nhận lệnh sản xuất (ngày vào- ra) có kèm giấy giao hàng, giám đốc sẽ chỉ đạo các bộ phận chức năng có liên quan phối hợp triển khai sản xuất: -Về kĩ thuật: nhận sơ đồ tiêu chuẩn, mẫu, dây chuyền, quy trình cắt từ phòng kĩ thuật. Sau đó lệnh cho tổ cắt thực hiện cắt, quản đốc chia chuyền cho các cụm. - Nhận nguyên phụ liệu từ kho. b) Quy trình công nghệ. Các bộ phận có trách nhiệm phối hợp trợ giúp nhau thực hiện theo đúng quy trình công nghệ sản xuất từ khâu cắt đến may sao cho đảm bảo đúng tiến độ, nhịp nhàng. Sơ đồ hiệp tác giữa các bộ phận trong xí nghiệp theo quy trình công nghệ: Tổ may Tổ cắt Tổ thu hoá may Tổ may Tổ là + Đóng gói Tổ may Vải sau khi được tổ cắt thực hiện cắt theo đúng sơ đồ tiêu chuẩn đến một số lượng nhất định sẽ được đưa sang các tổ may. Các tổ may thực hiện may theo đúng kĩ thuật đã được định trong bảng quy trình. Kết thúc quá trình may hàng được đưa tới bộ phận thu hoá để kiểm tra chất lượng. Bộ phận là thực hiện khâu cuối cùng hoàn thiện sản phẩm. Có thể nói cách tổ chức hiệp tác lao động như vậy là khá tốt, thuận tiện cho việc sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm. 2.1.2. Hiệp tác lao động trong xưởng. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cụm may: Cụm cổ: Hoàn chỉnh các chi tiết cổ Cụm chi tiết: Hoàn chỉnh các chi tiết thân, vai, túi, măngsec, thép tay Cụm lắp ráp: Hoàn chỉnh các chi tiết tra tay, máy sườn, may giễu Sự hiệp tác giữa các tổ, cụm phải đảm bảo sự nhịp nhàng trôi chảy, tránh ùn tắc đảm bảo tiến độ kế hoạch sản xuất. Trên thực tế cho thấy hiện tượng ùn tắc trong chuyền vẫn thường xuyên xảy ra đặc biệt là cụm lắp ráp thực hiện các công việc cuối chuyền may. Nguyên nhân chủ yếu do: -Chất lượng lao động kém, không đáp ứng yêu cầu công việc, thao tác thực hiện chậm dẫn đến bộ phận đó sẽ không làm hết công việc, năng suất lao động thấp không có hàng kịp thời cho cụm theo sau. -Do sản xuất theo cụm nên các cụm chỉ chuyên sâu công việc của mình, các tổ trưởng chỉ chú ý lo đảm bảo năng suất trong tổ, thể hiện sự cục bộ không chú ý tới tổ khác một cách tự giác. Khi ở một bộ phận bị ùn tắc các tổ trưởng sẽ điều phối lao động để tập trung giải quyết hoặc sẽ thực hiện bán năng suất cho tổ khác để bảo đảm tiến độ chung của xí nghiệp. Vấn đề hiệp tác giữa các tổ cần được quán triệt hơn nữa nhằm giảm bớt sự cục bộ, lợi ích riêng trong các tổ. Các tổ trưởng cần tạo tinh thần trách nhiệm chung. 2.1.3. Hiệp tác lao động giữa các cá nhân. Tổ trưởng bố trí lao động trong tổ sao cho giữa cá nhân có thể giúp đỡ tạo điều kiện trên tinh thần ý thức đoàn kết vì thành tích chung của tổ. Các cá nhân trong tổ của một cụm thực hiện đổi bán năng suất cho nhau. Người có tay nghề, năng suất cao hướng dẫn hoặc khai năng suất thay những công việc mà người tay nghề non không hoàn thành công việc. Tuy nhiên, việc tạo điều kiện kèm cặp những công nhân mới vẫn còn hạn chế. Người tổ trưởng vì trách nhiệm cần phải đôn đốc công nhân của tổ theo kịp tiến độ chung nên chỉ tập trung vào công nhân có năng suất cao còn bố trí công nhân mới những công việc đơn giản như nhặt chỉ, tháo gỡ hàng lỗi, sản phẩm nên dễ gây cho người lao động đó sự chán nản, hụt hẫng vì không được may, không được rèn luyện tay nghề. Cần đưa người lao động mới vào may để họ thích ứng với công việc, tạo lòng tin trong họ để họ có tinh thần phấn đấu. 2.2. Hiệp tác lao động về mặt thời gian. Hiện nay xí nghiệp thực hiện chế độ 1 ca làm việc theo thời gian hành chính. Thời gian bắt đầu ca làm việc từ 7h 30 phút đến 16h 30 phút. Tuy nhiên với thời gian như vậy sẽ không đảm bảo tiến độ giao hàng nên thời gian làm việc hiện nay thường tới 18h 30 phút thậm chí có nhiều ngày làm việc tới 21h. Chế độ làm việc hành chính tốt hơn chế độ làm ca nhưng hiện tượng làm việc nhiều giờ hiện nay và thêm cả ngày chủ nhật khiến cho người lao động thấy mệt mỏi, căng thẳng. Thường thì mỗi tháng xí nghiệp làm thêm 3 ngày chủ nhật. Sở dĩ người lao động thường phải làm thêm giờ như vậy là do kế hoạch sản xuất của xí nghiệp lớn, cùng một lúc xí nghiệp phải sản xuất nhiều đơn hàng mà tiến độ giao hàng thì không thể chậm. Xí nghiệp luôn phải cố gắng để đạt chỉ tiêu doanh thu cũng như năng suất mà công ty đề ra cho xí nghiệp. Qua theo dõi tình hình sản xuất tại xí nghiệp trong 3 tháng đầu năm 2004 ta có thể thấy rõ điều đó: Bảng 9- Bảng thống kê thời gian tăng ca và làm thêm giờ 3 tháng đầu năm 2004. Tháng Tổng công KH Tổng giờ làm thêm Tổng công thực tế tăng ca Tổng công thực tế Ngày thường Chủ nhật Tổng công tăng ca Tổng công chủ nhật T1 27 49 24 6,13 3 36,13 T2 24 43 24 5,38 3 32,38 T3 27 68 24 8,5 3 38,5 Từ bảng trên ta thấy bình quân mỗi ngày công nhân làm thêm 2 giờ đồng hồ trong ngày thường còn ngày chủ nhật làm 8h / ngày. Như vậy thời gian tăng ca của xí nghiệp là rất nhiều. Đây cũng là điều mà người lao động phàn nàn, đặc biệt là những người có gia đình đang nuôi con nhỏ. Do vậy xí nghiệp cần phải xem xét, có biện pháp thay đổi chế độ làm việc để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động mà vẫn tận dụng được thời gian sử dụng máy móc. 3. Phân tích công tác định mức lao động. 3.1.Các loại mức đang áp dụng tại xí nghiệp. Hiện nay xí nghiệp đang áp dụng các loại mức: Mức sản lượng, mức thời gian, mức biên chế. *Mức sản lượng: đang áp dụng cho bộ phận sản xuất trên dây chuyền may, còn đối với lao động phục vụ vận chuyển hàng hoá, kiểm kê,…chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và dựa vào số lượng công việc trực tiếp để định mức lao động. *Mức thời gian: được áp dụng cho lao động quản lí vì những công việc trong văn phòng chủ yếu là những công việc có tính chất tương đối ổn định. Xí nghiệp đã sử dụng phương pháp phân tích khảo sát dựa vào việc nghiên cứu những hao phí thời gian . Cách tính lương cho lao động quản lí lại gồm cả mức sản lượng và mức thời gian. Cuối tháng dựa vào thời gian làm việc trực tiếp và dựa vào doanh thu của xí nghiệp tương ứng với cấp bậc công việc do công ty quy định đối với từng bộ phận để tính lương cho hợp lí. *Mức biên chế: được áp dụng cho lao động vận hành máy móc trên dây chuyền may. Định mức lao động trong xí nghiệp là một công việc luôn có sự thay đổi theo mã hàng. Mỗi mã hàng lại phải định mức ở từng bộ phận khác nhau do đơn giá của mỗi mã hàng là khác nhau, lượng lao động trực tiếp trên chuyền khác nhau. 3.2. Phân tích phương pháp xây dựng mức lao động. Công việc định mức lao động trong xí nghiệp được giao cho 1 cán bộ định mức tại phòng kĩ thuật chất lượng chuyên phụ trách định mức hàng áo sơ mi. Có thể nói khối lượng công việc định mức tương đối nhiều, có nhiều đơn hàng với mẫu mã khác nhau mà chỉ do một người đảm nhận như vậy là chưa hợp lí. Trong quá trình làm việc cán bộ định mức sử dụng phương pháp khảo sát bấm giờ và phương pháp kinh nghiệm để thực hiện. Tuy rằng có sự thay đổi ở mỗi mã hàng song nhìn chung công việc xây dựng định mức lao động được thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Chia chuyền công nghệ thành các công đoạn, bộ phận sản xuất Bước 2: Chia mỗi bộ phận trên thành các tiểu tác khác nhau. Công việc phân chia này cán bộ định mức dựa vào việc bấm giờ thời gian th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36225.doc
Tài liệu liên quan