Chuyên đề Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội

Mục Lục

 

Lời cảm ơn 1

Lời nói đầu 4

Phần 1: Một số vấn đề cơ bản về tiền lương 6

I. Lý luận chung về tiền lương 6

I1.Bản chất của tiền lương 6

I2.Tiền lương, Chức năng của tiền lương . 8

I3. Vai trò của tiền lương 9

II. Các chế độ tiền lương 10

II1. Chế độ tiền lương cấp bậc 10

1. Khái niệm và ý nghĩa của chế độ tiền lương cấp bậc 10

2. Nội dung của chế độ tiền lương cấp bậc 11

II2. Chế độ tiền lương chức vụ 13

1. Khái niệm 13

2. Điều kiện áp dụng 13

III. Quỹ tiền lương 13

1. Khái niệm quỹ tiền lương 13

2. Nguồn hình thành quỹ tiền lương 14

3. Phân loại quỹ tiền lương 14

4. Kết cấu quỹ tiền lương 14

5. Xây dựng đơn giá tiền lương 16

6. Sử dụng tổng quỹ tiền lương 20

IV. Các hình thức trả lương 21

1. Đối với lao động trả lương theo thời gian 21

2. Đối với lao động trả lương theo sản phẩm hoặc khoán 24

V. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc trả lương 26

1. Yếu tố bên ngoài 27

2. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp 28

VI. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác trả lương 30

Phần 2: Phân tích thực trạng công tác trả lương tại Công ty

xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội 31

I. Đặc điểm chung của Unimex ảnh hưởng

tới công tác trả lương 32

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội 32

2. Cơ cấu tổ chức của Unimex 34

3. Chức năng , nhiệm vụ của các phòng ban Unimex 35

4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Unimex 41

5. Đặc điểm về lao động của Unimex 43

II. Phân tích thực trạng công tác trả lương tại Công ty

xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội 48

1. Công tác xây dựng quỹ tiền lương 48

2. Phương thức phân phối tiền lương ở các phòng ban chi nhánh

· Nhận xét chung về thực trạng trả lương tại Công ty

xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội 67

Phần 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại

Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội 69

I. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Unimex 69

II. Các giải pháp hoàn thiện công tác trả lương tại

Unimex Hà Nội . 71

Phần kết luận 78

Tài liệu tham khảo .79

 

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác trả lương. Trong điều kiện hiện nay để tiền lương phát huy được tác dụng tích cực của nó thì trước hết mỗi doanh nghiệp phải bảo đảm tiền lương của mình thực hiện đầy đủ các chức năng của tiền lương là: .Đảm bảo đủ chi phí để tái sản xuất sức lao động. .Tiền lương phải nuôi sống được người lao động , duy trì sức lao động của họ. Trong doanh nghiệp tiền lương chính là giá cả hàng hoá sức lao động , là yếu tố đầu vào quan trọng được hạch toán đầy đủ vào giá thành sản phẩm. Đối với người lao động, tiền lương có vai trò quan trọng trong đời sống của người lao động, nó quyết định sự ổn định và phát triển kinh tế gia đình họ, nó là phương tiện để tái sản xuất sức lao động .Vì vậy tiền lương có tác động rất lớn đến thái độ của người lao động đối với sản xuất . Trong cơ chế thị trường, dù là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân đều phải tự hạch toán kinh doanh, lấy thu nhập bù đắp chi phí và đảm bảo phải có lãi, nhà nước không bao cấp không bù lỗ. Các doanh nghiệp phải tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, quan tâm đến thị hiếu khách hàng, tăng năng suất lao động để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm nhằm cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường . Do vậy các doanh nghiệp cần lựa chọn các hình thức chế độ trả lương hợp lý để tạo động lực, kích thích người lao động trong sản xuất. Lựa chọn được hình thức, chế độ trả lương hợp lý không chỉ đảm bảo trả đúng, trả đủ, cho người lao động, gắn tiền lương với kết quả lao động thực sự của mỗi người mà nó còn là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy mỗi người hăng say, nhiệt tình làm việc, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật và từ đó cảm thấy thực sự gắn bó với doanh nghiệp, yêu thích công việc của mình. Công tác trả lương trong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung từ việc lập, sử dụng quỹ lương, lựa chọn các chế độ trả lương cho người lao động, việc tính toán và phân phối tiền lương đúng , đủ, công bằng gắn tiền lương với số lượng và chất lượng, đến việc chi trả tiền lương đến tay người lao động. Thực hiện tốt công tác tiền lương tạo điều kiện cho những công tác khác như tổ chức sản xuất, quản lý lao động, hạch toán chi phí được thực hiện tốt hơn .Trong nền kinh tế thị trường khi các, doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh dưới sự điều tiết của nhà nước và thị trường thì việc quản lý sản xuất kinh doanh phải có sự kết hợp hài hoà giữa khoa học và nghệ thuật làm sao để vừa đúng quy định của nhà nước, vừa mềm dẻo đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Trong công tác trả lương cũng vậy hiện nay có rất nhiều phương thức phân phối tiền lương như : Trả lương theo từng sản phẩm, trả lương thưởng 100%, trả lương theo giờ tiêu chuẩn, trả lương chia tỷ lệ tiền lương hay kế hoạch tiền thưởng, trả lương cơ bản cộng với tiền thưởng, trả lương theo hiệu năng, trả lương theo nhóm...Để đảm bảo việc phân phối tiền lương công bằng phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp đồng thời phát huy tối đa vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương . Bên cạnh những doanh nghiệp làm tốt công tác trả lương còn có những doanh nghiệp chưa làm tốt công tác bởi nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, chưa coi trọng đúng mức lợi ích kinh tế của người lao động.Vì vậy không ngừng hoàn thiện công tác trả lương là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp . Phần2 : Thực trạng công tác trả lương tại Công ty XNK & Đầu Tư Hà Nội .(Unimex HN) I. Đặc diểm chung của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội ảnh hưởng đến công tác trả lương. 1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội . Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội được thành lập tháng 4/1962. Mới đầu mang tên công ty thu mua hàng xuất khẩu. Công ty được thành lập do nhu cầu của sản xuất kinh doanh hàng xuất, nhập khẩu thành phố Hà Nội . Công ty ngày càng phát triển đến năm 1976 được đổi tên là công ty ngoại thương Hà Nội. Ngày mới ra đời cơ sở vật chất còn thấp, với mục đích nhằm kinh doanh xuất khẩu mặt hàng chủ yếu là thu mua lông vũ, tạp phẩm, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến. Đời sống cán bộ công nhân viên còn gặp nhiều khó khăn, thế nhưng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của công ty từ cán bộ quản lý tới cán bộ công nhân viên công ty đã hoàn thành được nhiệm vụ được giao là kinh doanh xuất và nhập khẩu hàng hoá sang các nước như Singapore, Hồng Kông, Philipin, Đức ,Mỹ ... , Với các mặt hàng hải sản, dược liệu , thủ công mỹ nghệ, da heo phồng, cà fê, quế, hoa hồi .... Công ty đã tạo được thế đứng trên thị trường, và từng bước cải tiến đời sống cán bộ công nhân viên. Giai đoạn 1986-1992 là giai doạn chuyển biến về chất lượng kinh doanh xuất nhập khẩu, với quyết định 3083/QĐ-UB-TC ngày 27/7/1987 của Uỷ Ban nhân Dân Thành Phố Hà Nội xác định là một liên hiệp tổ chức kinh tế, làm chức năng sản xuất kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện có kế hoạch xuất nhập khẩu, hàng năm tổ chức liên doanh liên kết khai thác sản xuất các mặt hàng : nông lâm, hải sản, công nghiệp và thủ công mỹ nghệ trong và ngoài thành phố. Công ty tổ chức và quản lý tốt việc xuất và nhập khẩu tại chỗ để tăng thêm ngoại tệ giao dịch và ký kết hợp đồng trực tiếp với các công ty nước ngoài. Công ty có hệ thống quản lý gồm 6 công ty trực thuộc với tổng số hơn 2000 cán bộ công nhân viên đủ năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, là một công ty hạch toán độc lập, đa dạng và phong phú các loại mặt hàng có nhiều mặt hàng chuyền thống, hàng năm có giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu hàng triệu USD. Nhập khẩu các mặt hàng như máy trộn bê tông, ôtô tải, giấy, máy ủi, máy chế biến thực phẩm, ácquy nhôm .... kim ngạch mỗi năm từ 10-12 triệu USD. Trong đó nhập phục vụ công nghiệp, thủ công chiếm 50%-70%, Nông nghiệp từ 10%-15% Công ty với sự chỉ đạo của thành phố tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính Công ty đã đầu tư, kinh doanh với 25 thị trường gồm 48 thương nhân. Thông qua tổng công ty với chức năng đầu mối xuất nhập khẩu và uỷ thác với nhiều thị trường khác. Cùng với công cuộc đổi mới công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước. Công ty tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và cộng đồng thế giới.Với sự biến đổi về nhu cầu kinh tế xã hội của đất nước, là quá trình phát triển của công ty trong sản xuất và kinh doanh, tuy bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực bùng nổ giữa năm 1997 đã cuốn nền kinh tế nhiều nước vào vòng suy thoái và nan rộng một số nước trên thế giới đã tác động tiêu cực ngày càng lớn vào nước ta. ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt là thị trường xuất khẩu bị thu hẹp và bất lợi về giá cả, đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh. Xong, công ty đã áp dụng đa phương hoá trong sản xuất và kinh doanh do đó công ty đã duy trì và phát triển. Trong quản lý tài chính với các biện pháp quản lý tài sản, tiền vốn, công ty đã khắc phục được sự biến động của đồng ngoại tệ. Vốn không những được bảo toàn mà còn được tăng trưởng có tín nhiệm với các bạn hàng trong và ngoài nước. Công ty đã có một bộ máy đông đảo, thành thạo nghiệp vụ, có khả năng tổ chức tác nghiệp thắng lợi mọi thương vụ trong và ngoài nước. Cho đến 2001, Liên Hiệp Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội đã có 7 đơn vị thành viên: - Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội (Unimex). - Công ty thương mại và đầu tư Hà Nội (TIC). - Công ty thương mại và dịch vụ tổng hợp (Servico). - Công ty thương mại thảm may Hà Nội (Hacareco). - Công ty thương mại bao bì Hà Nội (Hartapaco). - Công ty mỹ nghệ xuất khẩu Hà Nội (artex). - Công ty sản xuất công nghiệp và xây lắp (Hacipco). Ngoài ra còn có các chi nhánh ở Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và văn phòng đại diện tại Mỹ. Tất cả 7 công ty trực thuộc Liên Hiệp Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội đều có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập và được giao vốn từ năm 1991. 2.Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội Trong bất kỳ tổ chức nào cũng cần có cơ cấu “Cơ cấu là bộ khung, là nền tảng, là bộ xương của tổ chức”. Mỗi một phòng ban chi nhánh, đơn vị của tổ chức cần có những nhiệm vụ, chức năng cần phải hoàn thành giữa chúng có mối liên hệ với nhau và có người chịu trách nhiệm về mối liên hệ đó. Cơ cấu tổ chức bộ máy là mô hình văn phòng công ty biểu thị việc xắp xếp theo một trật tự hợp lý các phòng ban, Bộ phận cùng với mối liên hệ giữa chúng. *Sơ Đồ Sơ Đồ 2: Tổ Chức Bộ Máy Văn Phòng Unimex HN Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Phòng Kinh Doanh 1 Phòng Kinh Doanh 2 Phòng Kinh Doanh 3 Phòng Nhập khẩu Phòng Kinh Doanh 5 Văn phòng Đảng Uỷ Công Đoàn P. Hành Chính quản Trị P.Thị trường Pháp Chế P. Kế toán tài vụ P.Tổ Chức Cán Bộ Tổng Kho Cầu Diễn Chi nhánh Tại TP Hải Phòng Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Chi Nhánh An Giang Xí nghiệpchè xuất khẩu thủ đô P.Kế hoạch tổng hợp 3.Chức năng , Nhiệm vụ của các phòng ban, chi nhánh. Xác định rõ và đầy đủ các chức năng quản lý để đảm bảo cho bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả cao, chức năng và nhiệm vụ phải luôn đi liền với nhau. Để đánh giá chức năng của từng bộ phận, từng nhân viên, cần tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của một số bộ phận chủ yếu trong công ty . 3.1 Tổng giám đốc . Chức năng: Là viên chức lãnh đạo cao nhất, thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng có toàn quyền quyết định và chỉ đạo mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng chế độ chính sách, pháp luật của nhà nước. Nghị quyết đại hội công nhân viên chức, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước nhà nước và tập thể người lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty . Nhiệm vụ: Tổ chức chỉ đạo phương hướng, nhiệm vụ, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của toàn công ty, tổ chức chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị cơ sở cho mọi hoạt động của các đơn vị trực thuộc tổ chức, giữa các đơn vị còn là trực tiếp ký các hợp đồng kinh tế và chỉ đạo việc kinh doanh xuất nhập khẩu . 3.2 Phó giám đốc : Chức năng : Là viên chức lãnh đạo công ty, giúp việc tổng giám đốc chỉ đạo thực hiện các công việc nội chính của công ty . Nhiệm vụ : Tham gia xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Trực tiếp chỉ đạo phối hợp công tác các phòng ban, ban kế hoạch tổng hợp thị trường pháp chế, tài vụ và hành chính quản trị, phân tích đánh giá và báo cáo thực hiện các công việc chính của công ty. Thay mặt tổng giám đốc điều hành và chỉ đạo các hoạt động của liên hiệp công ty theo sự uỷ quyền 3.3 Phòng tổ chức cán bộ. Chức năng: Giúp việc cho tổng giám đốc trong mọi lĩnh vực quản lý lao động của doanh nghiệp . Nhiệm vụ: Xây dựng các phương án tổ chức bộ máy quản lý (xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế làm việc mối quan hệ cộng tác của các bộ phận). Xây dựng và quản lý hệ thống các tiêu chuẩn chức danh viên chức, tiêu chuẩn bậc kỹ thuật các nghề công nhân, các mức lao động, tuyển dụng đào tạo và bố trí lao động trong văn phòng công ty, theo dõi giám sát chế độ làm việc, điều kiện lao động và an toàn lao động trong công ty. Tổ chức thi đua khen thưởng, kỷ luật lao động, thực hiện các chế độ, chính sách về lao động và bảo hiểm xã hội trong văn phòng công ty. Quản lý hồ sơ cán bộ, bảo vệ an ninh chính trị, tổ chức công tác quân dân tự vệ phòng cháy, chữa cháy trong công ty, hướng dẫn nghiệp vụ và theo dõi, giám sát công tác qủan lý và lao động ở các công ty trực thuộc. Tư vấn cho thành phố về lĩnh vực quản lý lao động trong các đơn vị hoạt động kinh tế dã ngoại. 3.4 Phòng kế hoạch tổng hợp . Chức năng : Giúp việc cho tổng giám đốc trong lĩnh vực lập kế hoạch và thống kê tổng hợp trong toàn bộ công ty . Nhiệm vụ : Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản dài hạn và ngắn hạn trong toàn công ty. Trên cơ sở điều tra, thu thập các thông tin về thị trường, chủ chương chính sách của nhà nước và khả năng mọi mặt của doanh nghiệp đăng ký kế hoạch xuất nhập khẩu với các cơ quan, giao kế hoạch, khuyến nghị các giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch và trao đổi, giám sát việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị trực thuộc. Tổng kết và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị trực thuộc. Thống kê tình hình mọi mặt sản xuất kinh doanh của công ty, tổng hợp số liệu và chuẩn bị các báo cáo cần thiết. Hướng dẫn nghiệp vụ kế hoạch và thống kê tổng hợp cho các công ty trực thuộc. Tư vấn cho thành phố về các vấn đề kinh doanh xuất nhập khẩu . 3.5 Phòng kế toán tài vụ . Chức năng : Giúp việc cho tổng giám đốc trong lĩnh vực tài chính nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiệm vụ: Phân tích hoạt động kinh tế của các dự án thương mại đầu tư, tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế của văn phòng công ty. Theo dõi, giám sát các hoạt động thương mại và đầu tư của văn phòng công ty.Thực hiện các tài vụ chi tiêu, sử dụng tài chính trong văn phòng công ty và nộp nghĩa vụ đối với nhà nước, tổng hợp và điều tra các quyết toán tài chính của công ty . Lập kế hoạch tài chính của văn phòng công ty, quản lý quỹ hỗ trợ kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty và kiểm tra các quyết toán tài chính của công ty. Tư vấn cho tổng giám đốc các thông tin về khả năng tài chính của bạn hàng, các đối thủ cạnh tranh, giá cả, tỷ giá ngoại tệ và các vấn đề khác có liên quan đấn tài chính. Hướng dẫn nghiệp vụ tài chính và theo dõi, giám sát tài vụ của các đơn vị trực thuộc . Tư vấn cho thành phố các vấn đề tài chính đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh tế đối ngoại . 3.6. Phòng thị trường pháp chế Chức năng : Giúp việc cho tổng giám đốc trong lĩnh vực củng cố và phát triển thị trường của doanh nghiệp . Nhiệm vụ : Điều tra, thu thập các thông tin về phong tục. tập quán kinh doanh, chính sách xuất nhập khẩu, thói quen thị hiếu, nhu cầu về chủng loại mẫu mã, chất lượng hàng hoá của bạn hàng. Điều tra thu thập các thông tin về số lượng, chất lượng, hình thức gia nhập thanh toán, phân tích ưu, nhược điểm về chính sách cạnh tranh của các đối thủ. Phân tích quan hệ cung cầu hàng hoá trong các thời kỳ và khu vực xác định giá cả và xu thế giá cả . Xây dựng kế hoạch nâng cao uy tín của doanh nghiệp nhằm củng cố và mở rộng thị trường đề ra giải pháp để chiến thắng trong cạnh tranh. Tư vấn cho giám đốc trong các lĩnh vực, mặt hàng, phương thức và phương hướng kinh doanh có hiệu quả. Giao dịch với các khách hàng, thực hiện thông tin quảng cáo trong nước và ngoài nước . 3.7 Phòng thương mại . Chức năng : Thực hiện các thương vụ xuất nhập khẩu và buôn bán trong nước . Nhiệm vụ : Điều tra khảo sát thi trường, giá cả, số lượng, và chất lượng mẫu mã hàng hoá, các đối thủ cạnh tranh và tìm kiếm bạn hàng. Tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của bạn hàng, chuẩn bị mẫu mã chào hàng, xác định khả năng giá cả các nguồn hàng. Xây dựng và tham gia ký kết các hợp đồng thương mại. Tổ chức thực hiện việc giao nhận, vận chuyển, bảo quản, sơ chế, đóng gói hàng hoá, làm thủ tục thanh toán với bạn hàng, kể cả mở thủ tục tín dụng và bảo hiểm hàng hoá và hướng dẫn nghiệp vụ thương mại cho các công ty trực thuộc . 3.8 Phòng hành chính quản trị . Chức năng : Bảo đảm các diều kiện làm việc và sinh hoạt cho văn phòng công ty Nhiệm vụ Bảo đảm an ninh về người và tài sản trong khu vực văn phòng công ty. Thường trực cơ quan, hướng dẫn khách đến quan hệ giao dịch. Đảm bảo vệ sinh y tế, khu vực làm việc, phục vụ điện nước và các nhu cầu cần thiết khác, sửa chữa đồ dùng trang thiết bị văn phòng công ty. Gửi nhận và xử lý lưu giữ công văn đến- đi, thư ký cho tổng giám đốc, đánh máy in ấn, sao chụp tài liệu, lái xe đưa đón cán bộ và khách hàng của công ty . 3.9. Chi nhánh Unimex Hải Phòng . Chức năng: Là cơ quan đại diện và là chạm chung chuyển hàng hoá cho công ty tại Hải Phòng . Nhiệm vụ : Giao dịch với các tổ chức cá nhân, quan hệ với công ty bảo vệ quyền lợi của công ty tại Hải Phòng theo sự uỷ quyền của tổng giám đốc. Đảm nhận khâu trung chuyển lưu trữ, sơ chế, bảo đảm hàng hoá và làm dịch vụ giao - nhận hàng lên xuống tại cảng Hải Phòng . Cung cấp các thông tin kinh tế đối ngoại về bạn hàng và các đối thủ cạnh tranh thông qua các hoạt động mua bán, giao dich, vận chuyển, lưu giữ hàng hoá đi qua đầu mối Hải Phòng, thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Dịch vụ khác theo danh mục của công ty và các cơ quan hữu quan cho phép, bảo quản và khai thác tốt tài sản, phương tiện được trang bị . 3.10 Tổng Kho Cầu Diễn Chức năng : Làm nhiệm vụ bảo quản hàng hoá cho công ty. Nhiệm vụ : Làm công tác bảo quản, giao nhận, bốc xếp tại kho của văn phòng công ty, các công ty trực thuộc và các khách hàng bên ngoài. Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác theo danh mục được công ty và cơ quan hữu quan cho phép. Bảo quản và sử dụng tốt tài sản, phương tiện trang bị . Nhận Xét: Qua phân tích quá trình hình thành và phát triển, Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội ta có nhận xét sau: - Thành lập từ năm 1962 đến nay đã được gần 40 năm cho nên có nhiều cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm, nhiều năm công tác thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty, củng cố, xác lập được thị trường của mình, một thị trường rộng lớn, quan hệ với 25 nước gồm 48 thương nhân. Ban lãnh đạo là những người làm công tác quản lý có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh . - Hệ thống điều hành sản xuất kinh doanh trong công ty gọi là hệ thống quản lý theo tuyến. Mối quan hệ các cấp trong hệ thống này gọi là quan hệ chiều dọc, các phòng ban có trách nhiệm quản lý kinh doanh thuộc bộ phận quản lý của mình. Với việc bố trí các cấp quản lý theo chiều dọc như vậy giúp Tổng Giám Đốc công ty có được cái nhìn tổng quan các hoạt động của công ty, thuận lợi cho việc xét duyệt các chỉ tiêu như: chỉ tiêu thu nhập bình quân kế hoạch để tính quỹ lương nguồn, lựa chọn hệ số thành tích để tính lương mềm phục vụ cho công tác trả lương tại công ty. Tuy nhiên việc bố trí như vậy cũng bộc lộ khá nhiều những nhược điểm như: Tham gia sử lý thông tin chậm, thông tin qua nhiều cấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thông tin, như để tham mưu cho Tổng Giám Đốc về việc xét duyệt chỉ tiêu tính, trả lương cho lao động công ty Phó Giám Đốc 1 phải thông qua phòng Thị Trường Pháp Chế để nắm bắt được các yếu tố bên ngoài, ảnh hưởng đến việc trả lương như: điều kiện kinh tế xã hội, giá cả thị trường từ đó thông tin lên Tổng Giám Đốc để ra quyết định xét duyệt chỉ tiêu . - Bộ máy tổ chức cồng kềnh nhiều phòng ban, nhiều đầu mối liên hệ giữa các phòng ban ảnh hưởng đến chất lượng thông tin nếu không phối hợp chặt chẽ sẽ đẫn tới chồng chéo các nhiệm vụ, Kết quả hoạt động kinh doanh giảm, Quỹ lương nguồn sẽ giảm (vì giám đốc xét duyệt thu nhập bình quân để tính quỹ lương nguồn dựa theo kết quả hoạt động kinh doanh cuối tháng, quý, năm ) ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. 4.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Unimex 4.1 Nghành nghề đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh của Unimex + Xuất khẩu trực tiếp và nhận uỷ thác xuất khẩu . - Hàng công nghiệp , hàng công nghiệp nhẹ và hàng công nghiệp tiêu dùng - Hàng thủ công mỹ nghệ. - Hàng nông sản , lương thực thực phẩm, dược liệu gia vị lâm sản và lâm sản đã chế biến . - Hàng hải sản tươi sống đã chế biến . + Nhập khẩu trực tiếp và nhận uỷ thác hàng nhập khẩu . - Máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp nông nghiệp và thủ công nghiệp ,giao thông vận tải, bưu điện, hàng hải y tế .- Phương tiện vận tải, (Ô Tô Xe Máy ). - Hàng tiêu dùng được nhà nước cho phép . - Hoá chất các loại . - Lương thực phẩm, đồ uống. + Tiến hành đầu tư liên doanh với nước ngoài và các doanh nghiệp theo luật đầu tư. Chế biến sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng thay thế nhập khẩu, mạng lưới cửa hàng bách hoá, các cơ sở kinh doanh dịch vụ. + Huy động vốn và cho vay . 4.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội Mấy năm vừa qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn. Nó ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của toàn công ty. Nguyên nhân của tình trạng này là do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á, cùng với cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của nhà nước thay đổi theo hướng mở đã làm giảm đáng kể số các doanh nghiệp xuất khẩu uỷ thác qua Liên Hiệp công ty. Chủ trương hạn chế nhập khẩu bằng cách nhà nước thông qua giấy phép nhập khẩu và không cấp qoata nhập khẩu xe máy dạng CKD bình thường. Việc áp dụng thuế VAT nhập khẩu cũng đã làm giảm kim nghạch xuất nhập khẩu của công ty và ảnh hưởng đến Liên Hiệp công ty. Về chủ quan công ty còn thiếu nhiều cán bộ có nghiệp vụ giỏi, vốn vẫn bị chiếm dụng làm giảm khả năng kinh doanh. So với toàn Liên Hiệp Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội thì hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội được coi là sôi nổi và hiệu quả. Để thấy rõ được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây 1998, 1999, 2000. Ta có biểu sau : Biểu 1 Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội Đơn vị : 1.000.000 đ Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 KH TH KH TH KH TH 1.Doanh thu 55.000,00 55.830,82 67.000,00 72.911,90 80.000,00 115.441,00 2.Lợi nhuận 1.100,00 514,84 1.000,00 799,93 900,00 810,00 3.Nộp ngân sách NN 1.705,00 1.287,95 1.118,00 1.432,00 1.550,00 1.750,00 4.Quỹ lương 2.535,183 1.673,95 2.510,00 2.006,84 2.550,00 2.320,00 5.Thu nhập bình quân 0,825 0,811 0,846 0,984 1,057 1,056 Nguồn: Báo cáo tổng hợp cuối năm 1998, 1999 , 2000 . Qua biểu 1 Ta thấy doanh thu của công ty luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch trong 3 năm liền từ năm 1998, 1999, 2000. Riêng chỉ tiêu lợi nhuận thì 3 năm liền đều không đạt chỉ tiêu kế hoạch thậm chí năm 1998 chỉ đạt 49,2% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 1998. Các khoản nộp ngân sách của năm 1998 cũng giảm . Nguyên nhân do công ty có sự chuyển đổi phương thức sản xuất kinh doanh hàng nhập khẩu đẩy mạnh mua đứt bán đoạn điều này làm tăng nhanh tổng doanh thu tài chính và lãi gộp trong kinh doanh .Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên luôn tục tăng, nói chung 3 năm liền đều đạt chỉ tiêu kế hoạch. Các khoản nộp ngân sách nhà nước hàng năm tăng, năm 1999 vượt chỉ tiêu kế hoạch là 28% và năm 2000 vượt chỉ tiêu kế hoạch là: 13%Quỹ tiền lương thực hiện trong 3 năm 1998, 1999, 2000 đều nhỏ hơn quỹ tiền lương kế hoạch, nguyên nhân là do lao động thực hiện thấp hơn lao động kế hoạch (Lao động định biên ). 5.Đặc điểm lao động công ty. Lao động là tài sản quý nhất của một doanh nghiệp .Số lượng, chất lượng lao động tốt và sự bố trí lực lượng lao động hợp lý sẽ làm tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên . Biểu 2:Trình độ chuyên môn của các lao động tại các phòng ban,chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội TT Tính chất công việc Trên ĐH ĐH+CĐ TC+SC CNKT Tổng số 1 Cán bộ nhân viên KD 37 27 64 2 Ban Giám Đốc 1 2 3 3 CBCNV quản lý &PV 37 27 64 4 làm việc cho nước ngoài 4 1 5 5 Lái xe ô Tô 8 8 6 Công nhân nghỉ viêc ngoài biên chế - - - - - Tổng số 1 86 67 8 170 Nguồn : Thống kê trình độ chuyên môn của các phòng ban chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội . Qua biểu 2 Ta thấy trình độ chuyên môn của lao động tại công ty tương đối cao. Trong đó trình độ đại học và cao đẳng chiếm 86 người. Trung cấp và sơ cấp, công nhân kĩ thuật chiếm 75 người. Nhưng đặc biệt trong ban giám đốc có một chuyên môn là tiến sỹ kinh tế. Cán bộ lãnh đạo ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp nhất là khi trình độ kinh doanh phát triển, nhiệm vụ quản lý kinh tế ngày càng phức tạp thì đòi hỏi chất lượng lao động lãnh đạo ngày càng cao. Cán bộ lãnh đạo của công ty đã qua đào tạo ở các trường đại học cao đẳng hoạc trung học chuyên nghiệp. Để nâng cao năng lực cho cán bộ lao động quản lý. Công ty cần bồi dưỡng kiến thức do trung tâm đào tạo kinh tế giảng dạy, cử cán bộ đi học nghiệp vụ, ngoại thương, công đoàn, ngoại ngữ, kế toán và kiểm toán tài chính, cán bộ lãnh đạo trong công ty là người nhiệt tình với công việc, giám nghĩ, giám làm và giám chịu trách nhiệm. Đây là điểm mạnh của công ty. Để nghiên cứu việc bố trí lao động trong công ty ta xem xét, phân tích biểu sau . Biểu 3: Tình hình tổ chức và cơ cấu lao động của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội đến 1/3/2001 STT Đơn vị trực thuộc Khối kinh doanh Khối phục vụ Lãnh đạo và quản lý Làm việc cho tổ chức nước ngoài CNV chờ việc 1 Ban giám đốc 3 2 VP Đảng Uỷ -CĐ 2 3 P . KH - TH 5 4 P . TCCB 3 5 P . KTTV 14 6 P . TT-PC 6 7 P . HCQT 21 8 P . KD 1 6 9 P . KD2 10 10 P .KD3 7 11 P .NK 4 12 P .KD5 4 13 CN.TP HCM 4 14 CN .HP 11 15 Tổng Kho C.Diễn 13 16 Tổ Gạo+XN Chè 11 17 Làm việc cho nước ngoài 3 18 CNV. chờ việc 29 Tổng 156 70 27 27 3 29 Nguồn : Báo cáo tình hình tổ chức và cơ cấu lao động phòng TCCB . Qua biểu 3: ta thấy Số lượng khối lao động quản lý, phục vụ, khối sản xuất kinh doanh và khối lao động khác (Lao động chờ việc, làm việc cho văn phòng nước ngoài ). Tỷ lệ lao động của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội qua các khối là : * Khối quản lý, phục vụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28159.DOC
Tài liệu liên quan