Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hoàng Sơn

LỜI NÓI ĐẦU

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG BÀI

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN HOÀNG SƠN

I . Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần Hoàng Sơn

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Hoàng Sơn

2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động Sản xuất kinh doanh

3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ Phần Hoàng Sơn

II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Hoàng Sơn

1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.

2. Đặc điểm tổ chức HT kế toán.

- Các chính sách kế toán chung

- Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ và tài khoản kế toán

- Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

- Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán

PHẦN II

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG SƠN

1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hoàng Sơn

2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

4. Hạch toán chi phí sản xuất chung

5. Hạch toán tổng hợp chi phí, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang

6. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hoàng Sơn

PHẦN III

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG SƠN

I. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hoàng Sơn

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán CPSX và tính giá thành SP tại Công ty Cổ phần Hoàng Sơn

1. Yêu cầu hoàn thiện

2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện

KẾT LUẬN

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hoàng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các khoản chi phí trực tiếp sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất ngoài hai khoản chi phí trên như: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí về công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền khác. * Phân theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm hoàn thành: - Chi phí cố định: Bao gồm các khoản chi phí không thay đổi, biến động so với tổng sản lượng sản phẩm sản xuất hư chi phí khấu hao TSCĐ tính theo thời gian, tiền thuê nhà … - Chi phí biến đổi: Là những khoản chi phí thay đổi biến động tỉ lệ thuận với tổng sản lượng sản phẩm sản xuất như : Chi phí điện thoại, chi phí trả lương theo thời gian. - Chi phí hỗn hợp: Là những khoản chi phí mang đặc điểm tính chất của cả hai loại chi phí trên, nghĩa là trong một giới hạn nhất dịnh nó là chi phí cố định, vượt quá giới hạn đó thì nó trở thành chi phí biến đổi như: chi phí điện thoại, … * Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí, có thể chia thành hai loại: - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí, với những khoản chi phí này, căn cứ vào số lượng phản ánh trong chứng từ tập hợp trực tiếp vào chi phí. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Đối với chi phí này, kế toán phải tính toán, phân bổ chi phí theo những tiêu thức phù hợp. * Phân loại chi phí theo cấu thành của chi phí Chi phí đơn nhất: Là những chi phí chỉ do một yếu tố duy nhất cấu thành, ví dụ: Nguyên liệu chính trong sản xuất, tiền lương của công nhân sản xuất. - Chi phí tổng hợp: Là những khoản chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung. 1.2. Giá thành sản phẩm a. Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các chi phí sản xuất tính cho một khố lượng công việc (sản phẩm, lao vụ) nhất định đã hoàn thành. Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất. b. Các loại giá thành sản phẩm Theo thời gian và cơ sở dữ liệu tính thì giá thành có ba loại: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch, sản lượng kế hoạch, giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch tính trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên định mức chi phí hiện hành. Việc tính giá thành định mức là thước đo khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là thước đo để xác định kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp, từ đó có cơ sở đánh giá các giải pháp kinh tế kĩ thuật doanh nghiệp đã áp dụng. - Giá thành thực tế: là loại giá thành được xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp trong kỳ, giá thành thực tế chỉ có thể được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. 1.3. Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở tập hợp chi phí sản xuất và số lượng sản phẩm hoàn thành ở kỳ báo cáo. Số liệu đã tính toán giá thành công xưởng được tạo ra trên cơ sở tập hợp chi phí sản xuất. Từ đó ta thấy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có quan hệ mật thiết, đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Công thức biểu hiện mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành cuối kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá. Nếu chu kỳ sản xuất ngắn thì giá thành sản phẩm bằng những chi phí sản xuất đã chi ra trong kỳ. Tuy nhiên nếu chu kỳ sản xuất dài thì giữa chi phí và giá thành sản phẩm lại cần được phân biệt: - Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí, còn giá thành sản phẩm phán ánh mặt kết quả sản xuất tức là gắn với khối lượng sản phẩm đã hoàn thành. - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, còn giá thành lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. Điều này cho thấy tổng giá thành sản phẩm không đồng nhất với tổng chi phí sản xuất chi ra. 2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đây là những chi phí cấu thành thực thể của sản phẩm. Tại Công ty Cổ phần Hoàng Sơn, chi phí về nguyên liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu,... phục vụ cho công tác sản xuất sản phẩm. Để theo dõi nguyên vật liệu, nhiên liệu kế toán sử dụng TK 152: "Nguyên liệu, vật liệu" và nó được mở chi tiết theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong sản xuất như sau: TK 1521: "Nguyên vật liệu chính". TK 1522: "Vật liệu phụ". TK 1523: " Nhiên liệu". TK 1524: "Phụ tùng thay thế". TK 1525: "Phế liệu thu hồi". Chi phí NVL do kế toán NVL theo dõi và phản ánh hàng ngày thông qua phiếu nhập kho, xuất kho NVL. Khi NVL xuất kho dùng cho hoạt động sản xuất, trị giá NVL xuất kho được xác định theo giá thực tế nhập kho (phương pháp giá thực tế đích danh). Chi phí NVLTT liên quan đến phân xưởng nào thì kế toán tập hợp vào phân xưởng đó theo phương pháp trực tiếp. Căn cứ vào phiếu nhập, xuất kho thủ kho tiến hành ghi vào thẻ kho, thẻ kho được mở để theo dõi chi tiết từng loại nguyên vật liệu cả về số lượng và trị giá thực tế. Tại phòng kế toán, kế toán mở thẻ chi tiết NVL. Căn cứ phiếu xuất kho kế toán phân xưởng ghi theo giá trị NVL xuất kho dùng sản xuất sản phẩm ở phân xưởng mình theo dõi. Trị giá NVL thực = Đơn giá thực tế x Số lượng NVL thực tế tế xuất kho NVL nhập kho xuất kho Đơn giá vật liệu xuất kho trong kỳ được xác định: Đơn giá VL = Trị giá vật liệu tồn đầu kỳ + Trị giá vật liệu nhập trong kỳ Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ + Số lượng vật liệu nhập trong kỳ Trên cơ sở số liệu nguyên vật liệu đã xuất dùng, thủ kho ghi vào thẻ kho đến cuối tháng chuyển về phòng kế toán để đối chiếu và ghi vào bảng quyết toán xuất, nhập vật liệu trong kỳ theo từng loại vật liệu, sau đó lên bảng tổng hợp xuất nhập vật tư trong tháng ( số liệu thực tế của tháng 8/2005). Ví dụ: Mẫu phiếu xuất kho được ghi như sau: Phiếu xuất kho Ngày 13 tháng 8 năm 2005 Tên người nhận : Phạm Thị Hoà Phân xưởng : Tổ SX 1 Địa chỉ : Tổ viên Xuất tại kho : Vật liệu DD ĐVT: nghìn đồng STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Cám vịt đẻ DL43 Bao 50 96.000 4.800 2 Cám gà TL201 Bao 100 121.000 12.100 3 Cám lợn TL301 Bao 75 112.000 8.400 Cộng 25.300 Cộng bằng chữ: Hai mươi lăm triệu ba trăm ngàn đồng Thủ kho Người nhận Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên ) Số liệu của dòng tổng cộng trên "Bảng tổng hợp nguyên vật liệu chính xuất dùng" được đưa vào "Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ". Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ dùng để phản ánh giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thành thực tế và giá hạch toán và phân bổ giá trị vật liệu xuất dùng cho các đối tượng sử dụng hàng tháng. Kết cấu và nội dung chủ yếu của Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ: + Cột dọc phản ánh các loại vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong tháng. + Dòng ngang phản ánh đối tượng sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ. Bảng phân bổ này lập được căn cứ vào các Phiếu xuất kho, các bảng tổng hợp vật liêu chính, phụ xuất dùng, hệ số chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế của từng loại vật liệu lấy từ Bảng kê số 3 (Bảng tính giá thành thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ). Số liệu này làm căn cứ để ghi vào bên Có của các TK 152, 153, các Bảng kê, Nhật ký - Chứng từ… Cuối tháng kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, các sổ chi tiết xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ ở từng kho, kế toán lập bảng phân bổ nguyên vật liệu vào đối tượng sử dụng. Số liệu ở Bảng phân bổ này được phân bổ này được kế toán tập hợp lại theo khoản mục và sử dụng để lập Bảng kê số 4 và vào "Nhật ký - Chứng từ" số 7. Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kế toán định khoản như sau: Kế toán ghi: Nợ TK 621 : 901.350.000 Có TK 152 : 901.350.000 Ngoài số nguyên vật liệu xuất kho dùng để sản xuất sản phẩm, trong tháng 8/2005 Công ty còn mua một số nguyên vật liệu chưa trả tiền người bán xuất thẳng cho sản xuất không qua kho. Căn cứ vào chứng từ hoá đơn thanh toán với người bán, kế toán định khoản: Nợ TK 621 : 354.000.000 Nợ TK 133 : 35.400.000 Có TK 331 : 389.400.000 Sau đó ghi "Nhật ký - Chứng từ" số 5 và được tập hợp vào Bảng kê số 4 trên dòng tài khoản 621. Từ trên Bảng kê số 4 cuối kỳ kế toán ghi vào "Nhật ký - Chứng từ" số 7 ( Cột TK152 và cột NKCT số 5 tương ứng với dòng TK621). Cuối tháng kế toán thực hiện kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 154:" Chi phí sản xuất dở dang". Kế toán ghi: Nợ TK 154 : 1.255.350.000 Có TK 621 : 1.255.350.000 ( Xem biểu số 5). Cuối tháng căn cứ số liệu trên "Nhật ký - Chứng từ" số 7 kế toán mở Sổ Cái TK 627, TK 154 ( Sổ Cái TK 621, TK 154 ) (Xem biểu số 6, số 9 ). Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm,…) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, theo số lượng sản phẩm. Công thức phân bổ như sau: Chi phí NVL phân bổ cho từng đối tượng = Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng x Hệ số phân bổ Tổng chi phí NVL cần phân bổ Hệ số phân bổ = ----------------------------------- Tổng tiêu thức phân bổ Chi phí NVL trực tiếp được căn cứ vào các chứng từ xuất kho tính ra giá thực tế vật liệu trực tiếp xuất dùng và căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để tập hợp. * Tài khoản sử dụng Để theo dõi các khoản chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621- "Chi phí NVL trực tiếp". Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm…) Bên Nợ: Giá trị NVL xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên Có: - Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" - Giá trị thực tế NVL dùng không hết nhập lại kho. TK 621 cuối kỳ không có số dư. TK này có thể mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Chi phí về lao động là 1 trong 3 yếu tố cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Tiền lương là một phần thù lao trả cho người lao động nhằm bù đắp hao phí người lao động mà người công nhân đã bỏ ra và tái tạo sức lao động. Tại Công ty Cổ phần Hoàng Sơn việc tính toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên áp dụng 2 hình thức: + Hình thức tiền lương theo thời gian: được áp dụng để trả cho công nhân gián tiếp như các phòng ban, nhân viên quản lý. + Hình thức trả lương theo sản phẩm: được áp dụng để trản cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng. Việc tính tiền lương cho công nhân viên dựa trên cơ sở các Bảng chấm công, mức độ hoàn thành công việc, trình độ chuyên môn hoá của mỗi người. Kế toán sử dụng TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp": để phản ánh tất cả các chi phí có liên quan đến tiền lương phải trả như lương, phụ cấp lương, các khoản trích (BHXH, BHYT, KPCĐ)… Chi phí nhân công được hạch toán vào TK 622 bao gồm: - Lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. - Lương trả cho bộ phận gián tiếp: Tiền của Giám đốc, các phòng Kế toán - Tài chính, phòng kinh doanh, cán bộ quản lý. - Các khoản trích theo lương, các khoản trích KPCĐ,BHXH,BHYT của cán bộ công nhân viên. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, lương tính theo số lượng sản phẩm sản xuất ra. Đối với bộ phận gián tiếp lương tính theo thời gian, chứng từ sử dụng là phiếu giao nhận sản phẩm, bảng chấm công, phiếu nghỉ ốm, thai sản. Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm sản xuất đạt chất lượng x Đơn giá lương. Đơn giá lương này trên cơ sở tính toán tỷ lệ các cỡ số sản phẩm hoàn thành. Lương thời gian = Số ngày công x Đơn giá lương 1 ngày/1 người. Sau khi thực hiện việc tính lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích trên tiền lương của công nhân viên trong phân xưởng. Nhân viên kế toán phân xưởng tiến hành lập các Bảng thanh toán lương và phụ cấp cho công nhân các tổ sản xuất và nhân viên phân xưởng. Vì Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất nên kế toán tiền lương không mở TK 335 để theo dõi mà thanh toán ngay trên "Bảng thanh toán lương và phụ cấp". Sau đó bảng này được đưa lên phòng Tài chính - Kế toán. Tại đây kế toán tiền lương tiến hành tập hợp số liệu để lập "Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương cho phân xưởng". Từ các bảng tổng hợp thanh toán tiền lương công nhân sản xuất, bảng thanh toán tiền lương và phụ cấp văn phòng ở từng phân xưởng kế toán tiền lương và BHXH cho toàn Công ty. Cách lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH như sau: Số liệu đưa vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH được lấy từ Bảng thanh toán tiền lương và phụ cấp của các phân xưởng, tổ sản xuất kế toán phân loại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng tính toán số tiền để ghi vào bảng phân bổ theo các dòng, cột phù hợp. Căn cứ vào tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ và tổng số tiền lương phải trả theo quy định của Nhà nước, theo từng đối tượng sử dụng. Số liệu của Bảng phân bổ này được sử dụng để ghi vào Bảng kê và Nhật ký - Chứng từ Qua số liệu của Bảng phân bổ tiền lương và BHXH toàn công ty tháng 8 năm 2005 ( Xem biểu số 3 ) kế toán ghi vào Bảng kê số 4. Kế toán định khoản: Nợ TK 622 : 625.770.000 Có TK 334 : 625.770.000 Đối với các khoản trích theo tiền lương, theo quy định hiện hành cảu Nhà nước, khoản trích theo lương hiện nay là 25% lương. Trong đó 19% trích vào chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm 15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ còn lại 6% người lao động phải nộp. Các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT cụ thể: - KPCĐ trích 2% tiền lương cơ bản : 521.225.000 x 2% = 10.424.500 - BHXH trích tiền lương cơ bản : 521.225.000 x 15% = 78.183.750 - BHYT trích tiền lương cơ bản : 521.225.000 x 2% = 10.424.500 Tổng số tiền trích trong tháng là: 99.023.750. Từ số liệu trên kế toán ghi vào Bảng kê số 4: Nợ TK 622 : 99.023.750 Có TK 338 : 99.023.750 Chi tiết 3382 : 10.424.000 3383 : 78.138.750 3384 : 10.424.000 Phần đóng góp của người lao động (5% BHXH, 1% BHYT) được hạch toán như sau: Nợ TK 138(1388) : 31.273.500 Có TK 338 : 31.273.500 Chi tiết 3383 : 26.061.250 3384 : 5.212.250 Từ dòng TK 622 trên Bảng kê số 4, kế toán ghi vào NKCT số 7 cột TK 334 và TK 338 tương ứng với dòng TK 622. Cuối tháng kế toán thực hiện việc kết chuyển chi phí nhân công dựa trên số liệu NKCT số 7, kế toán ghi: Nợ TK 154 : 724.793.750 Có TK 622 : 724.793.750 Đồng thời ghi vào Sổ Cái TK 622, TK 154 ( Xem biểu số 7, số 9 ). Đồng thời ghi vào Sổ Cái TK 622 Bảng : Phân tích sự tăng trưởng của Công ty Năm Tổng doanh thu Nộp NSNN Lãi TNBQ của người LĐ 2003 45.000.000.000 1.040.000.000 1.700.000.000 1.000.000 2004 50.000.000.000 1.200.000.000 1.900.000.000 1.200.000 2005 60.000.000.000 1.400.000.000 2.200.000.000 1.500.000 ( Nguồn: Báo cáo Tài chính năm 2005 ở Công ty Cổ phần Hoàng Sơn ) 154 ( Xem biểu số 7, số 9 ). 4. Hạch toán chi phí sản xuất chung Để đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành liên tục, ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, Công ty còn phải bỏ ra một số hao phí nhất định gọi là chi phí sản xuất chung. Khoản mục chi phí sản xuất chung được tính trong giá thành, những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất nhưng mang tính chung toàn doanh nghiệp. Với tính chất chi phí phát sinh chung toàn Công ty nên đối tượng chịu chi phí là tất cả các loại sản phẩm, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phù hợp. Cũng như đối với các doanh nghiệp khác, chi phí sản xuất chung ở Công ty Cổ phần Dược và Vật tư thú y bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng - Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất sản xuất - Chi phí khấu hao tài sản cố định cho toàn công ty - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Các chi phí khác bằng tiền. Kế toán sử dụng TK 627 để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung và sử dụng TK 6271, 6272, 6273, 6274, 6277, 6278 có chi tiết cho từng phân xưởng I, II, III. 4.1. Chi phí tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng Công ty Cổ phần Dược và Vật tư thú y, chi phí tiền lương của nhân viên phân xưởng bao gồm: Chi phí tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng, thủ kho của phân xưởng, nhân viên tiếp liệu. Đối với khoản tiền lương quản lý phân xưởng Công ty áp dụng trả lương theo hệ số cấp bậc. Ngoài ra nhân viên của phân xưởng còn được các khoản phụ cấp, trợ cấp khác. Căn cứ vào đó nhân viên của phòng lao động tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng. Căn cứ vào số liệu của bảng đó kế toán đưa vào phân bổ tiền lương và tính toán các khoản trích theo lương . 4.2. Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ Các chi phí vật liệu dụng cụ sản xuất gồm các chi phí bao bì, hộp giấy, dây nilông, xà phòng ... mua về xuất thẳng cho sản xuất không qua nhập kho, vì vậy các chi phí này không được phản ánh trong bảng quyết toán xuất nhập vật tư hàng hoá. Khi mua hàng hoá về, kế toán phản ánh trên các NKCT liên quan như NKCT số 1, số 2, số 5. Từ số liệu trên các NKCT này, kế toán ghi vào Bảng kê số 4 dòng TK 627. Thực tế trong tháng 8/2005 có các nghiệp vụ phát sinh như sau: Ngày 8/8/2005 Công ty có mua một số công cụ dụng cụ xuất thẳng cho phân xưởng Dược 1 với số tiền: 2.640.000 trả bằng tiền mặt. Căn cứ vào hoá đơn, chứng từ kế toán định khoản: Nợ TK 627( 6272) : 2.400.000 Nợ TK 133 : 240.000 Có TK 111: 2.640.000 Sau đó ghi vào "Nhật ký - Chứng từ" số 1 vào cột TK 133 số tiền: 240.000 và vào cột TK 627 (6272). Ngày 14/8/2005 mua dụng cụ sản xuất xuất thẳng cho sản xuất số tiền: 12.800.000 trả bằng tiền gửi ngân hàng (đã có giấy báo nợ của ngân hàng). Căn cứ vào hoá đơn chứng từ, kế toán định khoản: Nợ TK 627 (6272) : 11.520.000 Nợ TK 133 : 1.280.000 Có TK 112 : 12.800.000 Sau đó ghi vào NKCT số 2 vào cột TK 133 số tiền 1.280.000 và vào cột TK 627 số tiền 11.520.000, cuối tháng ghi vào Bảng kê số 4 trên dòng tài khoản 627. 4.3. Chi phí khấu hao TSCĐ Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất TSCĐ bị hao mòn dần. Để hình thành nguồn vốn đáp ứng nhu cầu khôi phục, cải tạo đổi mới TSCĐ Công ty tiến hành tính trích khấu hao TSCĐ hàng tháng và cách tính là tính theo tỷ lệ % quy định đối với từng loại tài sản cố định. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao nhanh đối với máy móc thiết bị. Để theo dõi tình hình hiện có và sự biến động của TSCĐ, kế toán sử dụng TK 214:" Hao mòn TSCĐ". Các chi phí khấu hao ở phân xưởng sản xuất được hạch toán trực tiếp vào bên Nợ của TK 627 và nó được mở chi tiết cho từng phân xưởng . Việc xác định số khấu hao hàng năm dựa vào số khấu hao đã tính năm trước cùng với số khấu hao đã tăng do mua sắm thêm TSCĐ trừ đi số khấu hao giảm do thanh lý, nhượng bán. Hàng tháng mức khấu hao cơ bản được tính theo công thức: Mức khấu hao TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao 12 Số khấu hao phải trích năm 2005 là: 3.600.000.000. Số khấu hao trích trong một tháng là: 3.600.000.000/12 = 300.000.000. Căn cứ vào số liệu trên kế toán Công ty định khoản: Nợ TK 627 : 300.000.000 Có TK 214 : 300.000.000 4.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Khi có nghiệp vụ phát sinh thì căn cứ vào hoá đơn chứng từ thu chi tiền mặt, giấy báo nợ của ngân hàng, kế toán ghi vào NKCT số 1, số 2, số 5. Cuối tháng kế toán tổng hợp đưa số liệu vào Bảng kê số 4 trên dòng TK 627. Từ số liệu trên Bảng kê số 4, kế toán ghi vào "Nhật ký - Chứng từ" số 7 để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Cụ thể trong tháng 8/2005 như sau: Công ty nhận được hoá đơn tiền điện của Sở điện lực với số tiền là 42.000.000 (bao gồm cả thuế), số tiền điện còn lại ghi vào chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho bộ phận quản lý, kế toán ghi: Nợ TK 627 : 31.681.800 Nợ TK 642 : 6.500.000 Nợ TK 133 : 3.818.000 Có TK 111 : 42.000.000 Số nước Công ty tiêu thụ trong tháng theo hoá đơn của Công ty kinh doanh nước sạch là 23.650.000 (trong đó thuế là 2.150.000). Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán định khoản: Nợ TK 627 : 21.500.000 Nợ TK 133 : 2.150.000 Có TK 111 : 23.650.000 Kế toán ghi vào "Nhật ký - Chứng từ" số 1, cuối tháng tập hợp vào Bảng kê số 4 trên dòng TK 627 số tiền trên và sau đó sẽ ghi vào "Nhật ký - Chứng từ" số 7. Số tiền điện thoại phải trả trong năm là 16.000.000. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 627 : 16.000.000 Có TK 111 : 16.000.000 Ngoài ra, các chi phí khác bằng tiền bao gồm chi phí ngoài những chi phí nêu trên phục vụ cho yêu cầu cho phân xưởng như: tiền chi tạm ứng cho nhân viên ở phân xưởng, … Toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến việc tính giá thành sản phẩm của Công ty được tập hợp trên các TK 621, TK 622, TK 627 đều được kết chuyển vào TK 154 đồng thời ghi Bảng kê số 4. Bảng kê số 4 dùng để tổng hợp số phát sinh Có của các TK 621, TK 622, TK 627… đối ứng với các TK 154, TK621, TK 622, TK 627 và tập hợp theo từng phân xưởng. Cơ sở để ghi vào Bảng kê số 4 là căn vào các bảng phân bổ vật liệu, CCDC, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, các Bảng kê… để ghi vào các cột phù hợp. Số liệu tổng hợp của Bảng kê số 4 sau khi khoá sổ vào cuối tháng dòng để ghi vào Nhật ký - Chứng từ số 7. Cơ sở để ghi vào Nhật ký - Chứng từ số 7 là căn cứ vào dòng cột Nợ của các TK 154, TK 621, TK 622, TK 627 trên Bảng kê số 4 để xác định số tổng Nợ của từng tài khoản sao cho phù hợp. Ngoài ra còn căn cứ vào các Bảng phân bổ, Bảng kê số 6. Số liệu tổng hợp của phần I được sử dụng ghi vào Sổ Cái các tài khoản. Từ tất cả các số liệu trên kế toán ghi vào Bảng kê số 4. Cuối tháng căn cứ số liệu trên các bảng kê, các NKCT, kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong tháng. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 154 : 2.365.475.550 Có TK 621 : 1.255.350.000 Có TK 622 : 724.793.750 Có TK 627 : 385.331.800 ( Xem biểu số 5 ). * Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung: Do chi phí sản xuất chính có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp. Trong thực tế, thường sử dụng các tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chính như phân bổ theo định mức, theo giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất, theo tiền lương công nhân sản xuất. Để xác định mức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí sử dụng công thức. Mức chi phí sản xuất chính phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí sản xuất chung x Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bố Trong kỳ tập hợp chi phí từ tài khoản liên quan vào bên nợ TK 627. Cuối kỳ phân ra các khoản giảm chi phí vào những tài khoản liên quan còn lại phân bổ chi phí sản xuất chính cho từng đối tượng kết chuyển vào TK 154 (với doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên) vào TK 631 (với doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ). 5. Hạch toán tổng hợp chi phí, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang a. Tổng hợp chi phí sản xuất * Tài khoản tổng hợp ở trên chúng ta đã nghiên cứu cách hạch toán và phân bổ các loại chi phí sản xuất. Các chi phí sản xuất kể trên cuối cùng đều phải tổng hợp vào bên Nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên) vào bên Nợ TK 631; "Giá thành sản xuất" (nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ). - TK 154: được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí, từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ… của các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ (kể cả thuê ngoài gia công chế biến). Nội dung kết cấu TK 154: Bên Nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chính). Bên Có: Các khoản giảm chi phí sản phẩm Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành. - TK 631 được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất) và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, lao vụ tương tự TK 154. Nội dung kết cấu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc282.doc
Tài liệu liên quan