Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Vận tải và Xây dựng (TRANCO)

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU

Trang

CHƯƠNG 1 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VẬN TẢI VÀ XÂY DỰNG 1

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 1

1.2. Đặc điểm lĩnh vực sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TRANCO 2

1.3. Kết quả kinh doanh chủ yếu của Công ty trong những năm gần đây 3

1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý ở Công ty TRANCO 5

1.5. Đặc điểm tổ chức Bộ máy kế toán tại Công ty TRANCO

TRANCO

1.6. Các chính sách chung và chế độ kế toán áp dụng tại Công ty 10

CHƯƠNG 2 13

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY VẬN TẢI VÀ XÂY DỰNG 13

2.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại công ty Vận tải và Xây dựng (TRANCO) 13

2.2. Nội dung và trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty TRANCO 15

2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16

2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 27

2.2.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 33

2.2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung 40

2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 45

2.3.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 45

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 52

TẠI CÔNG TY VẬN TẢI VÀ XÂY DỰNG 52

3.1. Đánh giá khái quát tình hình kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TRANCO 52

3.1.1. Những ưu điểm 53

3.1.2. Những tồn tại 57

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TRANCO 58

3.2.1. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 58

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TRANCO 59

KẾT LUẬN 64

LỜI MỞ ĐẦU 66

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Vận tải và Xây dựng (TRANCO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át các hoạt động thi công và kiểm tra chất lượng công trình. Khi công ty trúng thầu một công trình xây dựng, căn cứ vào hợp đồng giao nhận thầu, phòng Kế hoạch -Kỹ thuật lập thiết kế thi công và cải tiến kỹ thuật nhằm hạ giá thành, đồng thời bóc tách khối lượng từ đó lập các dự toán, phương án thi công và tiến độ thi công cho từng giai đoạn công việc. Các dự toán được chuyển sang phòng Tài chính- Kế toán để lập kế hoạch chi tiền và theo dõi. Kế hoạch thi công sau khi đã được duyệt sẽ được giao cho các xí nghiệp, đội thi công thực hiện. Trong quá trình thực hiện phải tuân thủ chặt chẽ các dự toán đã lập, phòng Tài chính - Kế toán thường xuyên theo dõi việc thực hiện thông qua việc đối chiếu giữa khối lượng thực tế thi công với khối lượng đã được bóc tách theo dự toán có được tuân thủ hay không. Công ty sẽ thực hiện cấp phát vốn cho các đơn vị thi công theo cơ chế tạm ứng và chỉ cấp phát số tạm ứng không vượt quá tỷ lệ giao khoán đã thống nhất. Công ty không thực hiện tạm ứng cho các xí nghiệp, đội toàn bộ số tiền phục vụ thi công công trình ngay một lần mà thực hiện tạm ứng nhiều lần khi có đề nghị tạm ứng của xí nghiệp, đội trình lên. Khi công trình đi vào thi công, Công ty tạm ứng cho xí nghiệp, đội không quá 20% tổng giá thành dự toán của công trình. Đội thi công lập Bản dự trù khối lượng thi công có sự xác nhận của phòng Kế hoạch- Kỹ thuật và Giấy đề nghị tạm ứng có đầy đủ sự phê duyệt của Kế toán trưởng và Tổng giám đốc để xin tạm ứng. Tạm ứng chỉ được duyệt khi đội thi công đã hoàn hết chứng từ thanh toán cho lần tạm ứng trước và phải có xác nhận khối lượng hoàn thành của phòng Kế hoạch- Kỹ thuật.Giấy đề nghị tạm ứng cũng như các chứng từ liên quan khác được chuyển về phòng Tài chính- Kế toán để làm thủ tục nhận tiền tại quỹ Công ty về đơn vị hoặc chuyển thẳng vào ngân hàng để thanh toán cho các nhà cung cấp. Trên đây là những nét khái quát nhất về phương thức cấp phát vốn của Công ty cho các đơn vị trực thuộc, cách hạch toán cụ thể từng khoản mục chi phí tại các đơn vị cũng như tại Công ty như sau: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong giá thành xây lắp. Tại Công ty Vận tải và Xây dựng, nguyên vật liệu được sử dụng nhiều chủng loại khác nhau, có tính năng công dụng khác nhau và được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Do đó việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất thi công và đảm bảo tính chính xác trong giá thành công trình xây dựng. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng trực tiếp cho thi công ở Công ty rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu được chia thành các loại sau: Nguyên vật liệu chính: xi măng, cát, đá, nhựa đường.. Nhiên liệu: Dầu diezen, xăng Mogas 92.. sử dụng cho máy thi công. Công cụ dụng cụ: cuốc, xẻng, thiết bị bảo hộ lao động, phụ tùng thay thế.. Trong quá trình thi công, đội thi công căn cứ vào kế hoạch thi công và tiến độ thi công để lập kế hoạch sử dụng vật tư và Giấy đề nghị cấp vật tư (Biểu 01) có sự xác nhận của phòng Kế hoạch- Kỹ thuật và được Tổng giám đốc phê duyệt. Sau khi được duyệt, vật tư sẽ được Công ty mua và chở thẳng đến chân công trình, nhập tại kho công trình hoặc sử dụng ngay. Ở Công ty không còn các kho chứa vật tư để xuất cho các đơn vị thi công, như vậy sẽ giảm bớt được chi phí bảo quản tại kho Công ty và chi phí vận chuyển từ kho Công ty tới công trình. Giấy đề nghị cấp vật tư Công ty Vận tải và Xây dựng 83A Lý Thường Kiệt- HN GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP VẬT TƯ Kính gửi: - Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật Phòng Tài chính- Kế toán Tên tôi là: Nguyễn Tuấn Bình- Đội trưởng đội thi công số 3, công trình Quốc lộ 32 Hà Tây. Theo kế hoạch và tiến độ thi công công trình, trong tháng 10/2008 công trình cần được cung cấp vật tư để tiến hành thi công kịp tiến độ. Dự trù vật tư cần trong tháng như sau: Cát vàng: 1.500 m3 Đá hộc: 1.000 m3 … Kính mong các phòng ban giải quyết cung cấp vật tư kịp thời để thi công đúng tiến độ. Ngày 23 tháng 9 năm 2008 Đội trưởng Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật Phòng Tài chính-Kế toán (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Căn cứ vào Giấy đề nghị cấp vật tư do đội thi công trình lên và đã được duyệt, cán bộ vật tư đi mua vật tư chở đến chân công trình. Khi xuất tiền cho cán bộ vật tư đi mua hàng, kế toán hạch toán vào khoản tạm ứng cho công trình trên TK 141: chi tiết từng công trình. Căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng (Biểu 02) hoặc phiếu giao hàng, thủ kho kiểm kê vật tư và lập Biên bản kiểm nhận vật tư (Biểu 03) nếu đưa vào sử dụng ngay hoặc Phiếu nhập kho nếu nhập kho công trình. Hóa đơn giá trị gia tăng HOÁ ĐƠN Mẫu số 01 (GTKT – 3LL) (GTGT) Ngày 0 3 Tháng 10 năm 2008 Số 1034 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Hòa Tân Địa chỉ: 125 Nguyễn Trãi- Thanh Xuân- Hà Nội Số tài khoản:.......................................... Số điện thoại:......................................... Mã số:....................................... Họ tên người mua: Nguyễn Tuấn Bình Đơn vị: Đội xây dựng số 3 Địa chỉ:Công ty Vận Tải và Xây dựng 83A Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, HN Số tài khoản:............................. Hình thức thanh toán:.............................. Mã số:. ................................. Đơn vị tính: đồng STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Khối lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Cát đúc hạt thô m3 1.375 114.000 156.750.000 Cộng tiền hàng 156.750.000 Thuế suất thuế GTGT : 10% Tiền thuế GTGT: 15.675.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 172.425.000đ Số tiền viết bằng chữ: Một trăm bảy mươi hai triệu bốn trăm hai mươi năm nghìn đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Biên bản kiểm nhận vật tư Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ***************** BIÊN BẢN KIỂM NHẬN VẬT TƯ Căn cứ hợp đồng kinh tế số… ngày… tháng... năm... được ký giữa Công ty Vận tải và Xây dựng và Công ty TNHH Hòa Tân về việc cung cấp cát cho công trình Quốc lộ 32 Hà Tây. Hôm nay, ngày 31 tháng 10 năm 2008, chúng tôi gồm: Đại diện đội thi công số 3 – Công trình Quốc lộ 32 Hà Tây Công ty Vận tải và Xây dựng Địa chỉ: 83A Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội: Ông Nguyễn Tuấn Bình- Đội trưởng Ông Trần Văn Tài- Thủ kho công trình Ông Nguyễn Vĩnh Nghĩa- Kỹ thuật viên Ông Trần Văn Ngọc- cán bộ vật tư Đại diện bên bán hàng: Công ty TNHH Hòa Tân – 125 Nguyễn Trãi- Thanh Xuân- Hà Nội Ông Hoàng Minh Hiền: chủ nhiệm Đã cùng nhau kiểm tra số hàng công ty Vận tải và Xây dựng mua của Công ty TNHH Hòa Tân và xác nhận như sau TT Khối lượng đã thực hiện Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền Cung cấp cát cho công trình QL 32 HT M3 1.375 114.000 156.750.000 Cộng 156.750.000 Thuế GTGT: 15.675.000đ Tổng số tiền: 172.425.000đ Số tiền viết bằng chữ: Một trăm bảy mươi hai triệu bốn trăm hai năm nghìn đồng chẵn. Bên mua thanh toán ngay 100% giá trị Ý kiến nhận xét: Đại diện đội sản xuất Đại diện bên bán hàng - Cát đạt chất lượng như thoả thuận và được vận chuyển đến chân công trình. Kết quả thẩm định: Cát đạt yêu cầu về chất lượng. Đội trưởng Thủ kho Kỹ thuật viên Cán bộ vật tư Người giao hàng (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Nếu vật tư được nhập kho công trình thì thủ kho công trình lập phiếu nhập kho. Khi xuất vật tư cho thi công, thủ kho lập phiếu xuất kho: Phiếu xuất kho Công ty Vận tải và Xây dựng 83A Lý Thường Kiệt –HN PHIẾU XUẤT KHO Ngày 23 tháng 10 năm 2008 Số: 128 Tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Tuấn- Đội phó đội thi công số 3 Lý do xuất: thi công phần nền đường QL32 HT Xuất tại kho: Kho K32 công trình QL32HT STT Tên và quy cách vật tư Mã số Đvị tính Số luợng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu thực xuất 1 Đá dăm M3 120 120 130.000 15.600.000 2 Đá 1x2 M3 100 100 125.000 12.500.000 ... ... ... ... ... ... ... ... Tổng cộng X X x x x 46.720.000 Người nhận Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cuối tháng, các chứng từ mua và sử dụng vật tư được chuyển về phòng Tài chính - Kế toán Công ty để tổng hợp hạch toán. Từ hóa đơn gốc, kế toán lập phiếu kế toán như sau: Chọn phân hệ Kế toán tổng hợp, chọn Cập nhật số liệu, chọn cập nhật Phiếu kế toán: Chương trình yêu cầu nhập thời gian làm việc, tức kỳ kế toán làm việc: Sau đó cập nhật các thông tin từ chứng từ vào phiếu kế toán như sau: Phiếu kế toán Thông qua phần mềm kế toán Fast, số liệu trực tiếp được chuyển qua sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau: Chọn phân hệ Kế toán tổng hợp, chọn Sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ, chọn Sổ chi tiết của một tài khoản: Nhập tên tài khoản và kỳ kế toán: Khi đó số liệu được thể hiện trên sổ chi tiết TK 621: Chi phí NVL trực tiếp như sau: Sổ chi tiết TK 621 Do Công ty còn quản lý các chi phí theo từng vụ việc nên trên sổ chi tiết tài khoản theo vụ việc các chi phí được thể hiện như sau: Chọn phân hệ kế toán chi phí và tính giá thành, chọn Báo cáo theo vụ việc, công trình xây dựng, chọn Sổ chi tiết vụ việc: Nhập kỳ kế toán, mã vụ việc và tài khoản chi phí: Số liệu được thể hiện trên sổ chi tiết vụ việc như sau: Sổ chi tiết vụ việc TK 621 Về kế toán tổng hợp chi phí NVL trực tiếp, các số liệu cũng được chuyển trực tiếp qua các sổ tổng hợp như sau: Chọn phân hệ kế toán tổng hợp, chọn Sổ kế toán theo hình thức CTGS, chọn Sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản: Nhập tên tài khoản và kỳ hạch toán: Số liệu sẽ được tổng hợp thể hiện trên sổ như sau: Sổ tổng hợp TK 621 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng trong doanh nghiệp bởi nó tác động trực tiếp tới con người, chủ thể chính của mọi hoạt động. Để khuyến khích người lao động phát huy tối đa khả năng của mình, các doanh nghiệp phải có các chính sách, chế độ đãi ngộ xứng đáng, trong đó chính sách về tiền lương, tiền thưởng phải đặc biệt được coi trọng. việc hạch toán đúng, tính đủ yếu tố tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc tính lương, trả lương chính xác cho người lao động, tính đúng, tính đủ giá thành mà còn góp phần quản lý tốt lao động và quỹ lương, đồng thời nâng cao hiệu quả quản trị của doanh nghiệp. Chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động, đặc biệt là lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí sản xuất, đứng thứ hai sau chi phí vật liệu trực tiếp. Chính vì vậy mà công tác tiền lương được Công ty đặc biệt coi trọng. Hiện nay ở các đơn vị trực thuộc Công ty, lực lượng lao động tham gia quản lý bao gồm: Giám đốc xí nghiệp, Giám đốc công trình, các phó giám đốc, đội trưởng, tổ trưởng, đội phó, tổ phó, nhân viên kỹ thuật, trắc địa, kế toán.. Lực lượng tham gia sản xuất trực tiếp gồm có: công nhân kỹ thuật của đơn vị, một bộ phận nhỏ công nhân kỹ thuật thuê ngoài theo thời vụ, còn lại là số lao động phổ thông ký hợp đồng tại chỗ. Tuy nhiên, việc trích các khoản theo lương: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn chỉ thực hiện đối với lực lượng lao động trong biên chế của Công ty. Việc trích các khoản theo lương được thực hiện theo chế độ hiện hành: tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 20% tính trên lương cơ bản, trong đó 15% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 5% do người lao động đóng góp được trừ vào lương tháng, tỷ lệ trích bảo hiểm y tế là 3% tính trên lương cơ bản, trong đó 2% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1% do người lao động đóng góp, tỷ lệ trích kinh phí công đoàn là 2% tổng quỹ lương được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó: Lương cơ bản = Hệ số lương cấp bậc x Mức lương tối thiểu. Hiện nay ở Công ty áp dụng hai hình thức trả lương cho người lao động: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Hình thức trả lương theo thời gian áp dụng để tính và trả lương cho lao động tham gia quản lý tại các xí nghiệp, đội và Công ty cũng như các công nhân kỹ thuật của Công ty. Hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng cho việc tính và trả lương cho công nhân sản xuất trực tiếp. Cơ sở để tính lương cho người lao động hàng tháng là Bảng chấm công và Phiếu xác nhận khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Biên bản nghiệm thu khối lượng). Bảng chấm công do một người được đội trưởng hoặc tổ trưởng ủy quyền, căn cứ vào tình hình làm việc thực tế tại đơn vị mình để chấm công cho từng người trong ngày và ghi vào các ngày tương ứng theo quy định trong chứng từ. Phiếu xác nhận khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Biên bản nghiệm thu khối lượng - Biểu 08) được lập trên cơ sở Hợp đồng thuê khoán (Biểu 07) và khối lượng công việc thực tế hoàn thành Hợp đồng thuê khoán Công ty Vận tải và Xây dựng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 83A Lý Thường Kiệt- HN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------™²™-------- Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 2006 HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN Chúng tôi gồm có: Đại diện Công ty Vận tải và Xây dựng (gọi tắt là bên A) Ông : Nguyễn Tuấn Bình - Đội trưởng đội thi công số 3 công trình Quốc lộ 32 Hà Tây Đại diện cho đội lao động địa phương (gọi tắt là bên B) Ông : Trần Văn Hòa – Tổ trưởng tổ lao động địa phương Đã bàn bạc và đi đến thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế thuê lao động. Hai bên đã nhất trí ký kết hợp đồng với các điều khoản sau: Điều 1: Giao nhận thi công. Bên A giao cho bên B lao vụ phần nhân công thi công san cát nền đường với nội dung yêu cầu kỹ thuật và đơn giá như sau: 25. 000 đ/công. Điều 2: Trách nhiệm của các bên Điều 3: Thời hạn thực hiện hợp đồng Khởi công : 01/10/2006 Hoàn thành : 14/11/2006 Điều 4: Hình thức thanh toán. Thanh toán bằng tiền mặt Điều 5: Trách nhiệm và cam kết của các bên ký kết hợp đồng Đại diện bên A Xác nhận của địa phương Đại diện bên B (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) Biên bản nghiệm thu khối lượng Công ty Vận tải và Xây dựng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 83A Lý Thường Kiệt-HN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------˜²™---------- BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG Giai đoạn 1/10/2008 đến 14/11/2008 Thành phần: Đại diện đội thi công số 3 –Công ty Vận tải và Xây dựng. Ông : Nguyễn Tuấn Bình Đội trưởng Ông : Nguyễn Vĩnh Nghĩa Kỹ thuật Ông : Nguyễn Quốc Tiến Kế toán Đại diện đội nhân công địa phương. Ông : Trần Văn Hòa Tổ trưởng Đã cùng nhau kiểm tra, nghiệm thu khối lượng thực hiện và đã thống nhất với những nội dung sau: Đơn vị tính: đồng TT Khối lượng đã thực hiện Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 San cát nền đường cho công trình QL 32 HT Công 910 25 000 22.750.000 Cộng 22.750.000 Ý kiến nhận xét: Đại diện đội sản xuất Đại diện đội nhân công - San cát đạt yêu cầu như thoả thuận Kết quả thẩm định: San cát đạt yêu cầu về chất lượng và tiến độ. Đội trưởng Tổ trưởng Cán bộ theo dõi Trưởng phòng nghiệp vụ (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Bảng thanh toán tiền lương thuê ngoài Công ty Vận tải và Xây dựng 83A Lý Thường Kiệt - HN BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THUÊ NGOÀI THÁNG 10 Đội xây dựng số 3 Công trình: Quốc lộ 32 Hà Tây Đơn vị tính: đồng STT Họ và tên Tổng công làm việc đơn giá Thành tiền Ký nhận 1 Trần Văn Hòa 28 25.000 700.000 2 Nguyễn Sỹ Nam 32 25.000 800.000 3 Phạm Đình Chiến 35 25.000 875.000 ... ... ... ... ... ... Cộng 910 22.750.000 Kế toán đội Đội trưởng Tổ trưởng nhân công (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Từ các chứng từ ban đầu, cuối tháng lập các phiếu kế toán, trình tự lập như đã trình bày ở phần trên: Phiếu kế toán Trên phần mềm kế toán, số liệu được tự động chuyển sang các sổ chi tiết Sổ chi tiết TK 622 Trên sổ chi tiết tài khoản theo vụ việc, các chi phí được thể hiện như sau: Sổ chi tiết vụ việc Tk 622 Kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện bằng phần mềm, số liệu được tự động chuyển sang sổ tổng hợp TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp như sau: Sổ tổng hợp TK 622 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Máy thi công là những máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động thi công xây dựng công trình. Để sử dụng máy thi công một cách có hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời bảo quản máy móc tốt để phục vụ thi công, kế toán phải nắm vững tình hình tổ chức, quản lý sử dụng máy, nắm được hoạt động của máy và khối lượng công việc do máy thực hiện từ đó tổ chức tốt việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công ở từng công trình cho từng máy móc thiết bị. Bên cạnh những máy móc tự có, Công ty còn thuê ngoài do thiết bị thi công của Công ty không đủ để phục vụ nhu cầu sản xuất. Công ty có thể thuê máy thi công theo hai hình thức: thuê “khô” hoặc thuê “ướt”. Thuê “khô” là Công ty chỉ thuê máy và nhân viên điều khiển máy, còn nhiên liệu do Công ty tự đảm nhận. Thuê “ướt” là thuê toàn bộ kể cả phần nhiên liệu chạy máy, tùy theo điều kiện thi công mà áp dụng hình thức thuê phù hợp. Khi đuợc giao nhận công trình, các đội trưởng lập kế hoạch sử dụng máy thi công gửi về Công ty để xin sử dụng máy. Công ty cân nhắc năng lực có thể đáp ứng và điều động máy thi công theo yêu cầu. Nếu không đáp ứng được sẽ tiến hành thuê ngoài, việc thuê ngoài phải có hợp đồng thuê máy theo mẫu như sau: Hợp đồng thuê máy Công ty Vận tải và Xây dựng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 83A Lý Thường Kiệt -HN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------˜²™------------ Hà Nội, ngày 2 tháng 10 năm 2006 HỢP ĐỒNG THUÊ MÁY Chúng tôi gồm: Đại diện bên có máy cho thuê (Bên A): Ông: Nguyễn Hoài Nam Địa chỉ: Xí nghiệp xe cơ giới Hà Tây Đại diện bên thuê máy (Bên B) : Ông : Nguyễn Tuấn Bình - Đội trưởng đội xây dựng số 3 thuộcCông ty Vận tải và Xây dựng Địa chỉ: 83A Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng thuê máy với các điều khoản sau: Điều 1: Bên A nhất trí cho bên B thuê máy đầm cóc MIKA. Đơn giá: 3.500đ/m3 Khối lượng: 1.735 m3 Công suất máy: 15- 20 ca Điều 2: Trách nhiệm của các bên. Điều 3: Hình thức hợp đồng. Thuê máy thi công và công nhân lái máy, các khoản khác do bên B đảm nhận. Điều 4: Thời hạn thực hiện hợp đồng. Bắt đầu : 03/10/2008 Kết thúc : 31/10/2008 Điều 5: Hình thức thanh toán Thanh toán bằng tiền mặt Điều 6: Trách nhiệm và cam kết của các bên ký kết hợp đồng Đại diện bên A Đại diện bên B (ký, họ tên) (ký, họ tên) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ***************** BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN Căn cứ hợp đồng thuê máy ký ngày 02 tháng 10 năm 2008 giữa Công ty vận tải và xây dựng với Xí nghiệp xe cơ giới Hà Tây. Hôm nay, ngày 31 tháng 10 năm 2008, chúng tôi gồm: Đại diện bên có máy cho thuê (Bên A): Ông: Nguyễn Hoài Nam Địa chỉ: Xí nghiệp xe cơ giới Hà Tây Đại diện bên thuê máy (Bên B) : Ông : Nguyễn Tuấn Bình - Đội trưởng đội xây dựng số 3 thuộc Công ty Vận tải và Xây dựng Địa chỉ: 83A Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Hai bên kiểm tra, xem xét và thống nhất về khối lượng thực hiện thuê máy thi công như sau: Khối lượng thực hiện: 1.735 m3 Đơn giá: 3.500đ/m3 Thành tiền: 6.072.500 đồng Chất lượng thi công đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Bên A Bên B Giám sát kỹ thuật (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cuối tháng, chứng từ về sử dụng máy thi công như hợp đồng thuê máy, chi phí lương nhân viên lái máy, chi phí xăng dầu dùng cho chạy máy thi công được chuyển về phòng tài chính- Kế toán Công ty để tổng hợp hạch toán. Phiếu kế toán Đồng thời, kế toán cũng tính khấu hao cho các máy thi công giống như các TSCĐ khác của Công ty. Theo đó, mức khấu hao trung bình tháng của TSCĐ được tính như sau: Số khấu hao trung bình tháng = Nguyên giá tài sản cố định Số năm sử dụng dự kiến xnxxx 12 Để thực hiện tính khấu hao cho các máy móc thiết bị trong tháng, kế toán sử dụng phần mềm như sau: Chọn phân hệ Kế toán tài sản cố định, chọn Cập nhật số liệu, chọn Tính khấu hao tài sản cố định: Nhập kỳ tính khấu hao: Chọn tiếp Bút toán phân bổ khấu hao tài sản cố định để tiến hành phân bổ tự động: Nhập kỳ phân bổ và tiêu thức phân bổ, chọn phân bổ theo vụ việc: Phần mềm sẽ tự động tính và phân bổ khấu hao theo vụ việc sử dụng máy: Bấm F4 để tạo bút toán phân bổ. Trên phần mềm kế toán, số liệu được tự động chuyển sang các sổ chi tiết Sổ chi tiết TK 623 Sổ chi tiết vụ việc được chi tiết đến các tài khoản cấp 3 như sau: Sổ chi tiết vụ việc các TK 623 Số liệu được chuyển sang sổ tổng hợp TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công như sau: Sổ tổng hợp tài khoản 623 Hạch toán chi phí sản xuất chung Khoản mục chi phí này phản ánh các khoản chi không trực tiếp tạo ra sản phẩm xây lắp, song nó tạo điều kiện cho quá trình thi công diễn ra liên tục và thuận lợi. Khoản mục chi phí này bao gồm các yếu tố sau: Chi phí nhân công: lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương theo quy định như BHYT, BHXH, KPCĐ của nhân viên quản lý, công nhân sản xuất trực tiếp và công nhân lái máy. Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho quản lý đội: là chi phí về vật liệu dùng chung cho đội thi công như vật liệu làm lán trại.., công cụ dụng cụ phục vụ cho công tác văn phòng như văn phòng phẩm, giấy in.. Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng chung cho đội. Chi phí mua ngoài khác: chủ yếu là các chi phí điện, nước, điện thoại.. dùng cho hoạt động quản lý tại đội thi công. Đầu tháng, trên cơ sở dự toán chi phí sản xuất được lập đội trưởng viết “Giấy đề nghị tạm ứng” kèm theo bản dự trù các chi phí sản xuất chung phát sinh như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại.. để xin tạm ứng. Sau khi đề nghị tạm ứng được duyệt, kế toán tại Công ty theo dõi các khoản tạm ứng này trên TK 141. Cuối tháng, đội thi công tập hợp các chứng từ phát sinh về phòng Tài chính - Kế toán Công ty để tổng hợp hạch toán. Từ các chứng từ gốc, kế toán tập hợp và lập các Phiếu kế toán để hạch toán như sau: Phiếu kế toán Thông qua phần mềm kế toán, số liệu được chuyển qua các sổ chi tiết như sau: Sổ chi tiết TK 627 Trên sổ chi tiết vụ việc được chi tiết đến tài khoản cấp 3 thì số liệu được thể hiện như sau: Sổ chi tiết vụ việc các TK 627 Số liệu được thể hiện trên sổ tổng hợp tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung như sau: Sổ tổng hợp TK 627 Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm Tính giá thành sản phẩm hoàn thành là công việc cuối cùng của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để tính được giá thành sản phẩm đầy đủ, chính xác cần phải xác định được đối tượng và phương pháp tính giá thành phù hợp. Tại Công ty Vận tải và Xây dựng, đối tượng tính giá thành được xác định dựa trên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, do đó giá thành được tính cho từng công trình, hạng mục công trình theo phương pháp trực tiếp. Do đối tượng tính giá thành là các công trình hay từng hạng mục công trình xây lắp hoàn thành bàn giao nên phương pháp tính giá thành được Công ty áp dụng là phương pháp trực tiếp, phương pháp này có ưu điểm đơn giản, dễ thực hiện. Theo phương pháp trực tiếp, giá thành sản phẩm được tính như sau: Công thức: Z = DĐK + CTK - DCK Trong đó: Z : Giá thành của công trình hay hạng mục công trình hoàn thành. DĐK : Trị giá dở dang đầu kỳ của công trình hay hạng mục công trình. CTK : Chi phí phát sinh trong kỳ của công trình hay hạng mục công trình. DCK : Trị giá dở dang cuối kỳ của công trình hay hạng mục công trình Tuy nhiên, do Công ty thực hiện thi công các công trình giao thông và được nghiệm thu theo tiến độ thi công, khi kết thúc mỗi giai đoạn thi công và được chủ đầu tư chấp nhận nghiệm thu thì kế toán mới kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lần nghiệm thu trước đến lần nghiệm thu này từ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sang TK 632: Giá vốn hàng bán để tính giá thành của sản phẩm, xác định kết quả. Như vậy, tại thời điểm xác định giá thành sẽ không có sản phẩm dở dang cuối kỳ, DCK =0 và giá thành sản phẩm chỉ được tính như sau: Z = DĐK + CTK Trong đó: Z : Giá thành của công trình hay hạng mục công trình hoàn thành. DĐK : Trị giá dở dang đầu kỳ của công trình hay hạng mục công trình. CTK : Chi phí phát sinh trong kỳ của công trình hay hạng mục công trình. 2.3.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp nào cũng vậy, đó là sự liên tục và xen kẽ nhau nên ở cuối kỳ (tháng, quý, năm) đều có khối lượng sản phẩm dở dang. Do đặc điểm của ngành, với chu kỳ tính giá thành tương đối dài và có giá trị dở dang tương đối lớn. Việc đánh giá chính xác giá trị sản phẩm ở dang là rất phực tạp, khó khăn và tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: chu kỳ sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.. Vì vậy, nhiệm vụ của phòng kế toán là căn cứ vào hình thức cụ thể của công ty để lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp. Sản phẩm dở dang được xác định tại Công ty Vận tải và Xây dựng là: Các công trình hay hạng mục công trình đã thi công hoàn thành theo giai đoạn chưa đuợc chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán. Các công trình hay hạng mục công trình đang thi công dở dang (chưa kết thúc giai đoạn thi công) chưa được nghiệm thu, thanh toán. Do kỳ kế toán của Công ty tính theo quý nên cuối mỗi quý kế toán tiến hành tổng hợp tính giá sản phẩm dở dang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31452.doc
Tài liệu liên quan