Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thánh sản phẩm của doanh nghiệp tại công ty sản xuất bánh mứt kẹo Đông Đô

Toàn bộ chứng từ liên quan đến việc nhập, xuất vật tư, thủ kho sẽ gửi cho kế toán nguyên vật liệu vào cuối mỗi tháng. Trên cơ sở chứng từ nhận được, kế toán nguyên vật liệu tiến hành phân loại chứng từ theo từng nhóm, từng loại, và đối tượng sử dụng. Ngoài việc theo dõi về số lượng nguyên vật liệu tiêu hao, kế toán nguyên vật liệu còn theo dõi về mặt giá trị. Các thông tin về nhập, xuất trên các phiếu nhập, phiếu xuất kế toán sẽ nhập vào máy tính để lập báo cáo nhập xuất tồn chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu. Các phiếu nhập được cập nhập về cả số lượng và giá trị nguyên vật liệu. Các phiếu xuất chỉ cập nhật về mặt số lượng. Số liệu trên báo cáo nhập xuất tồn được đối chiếu với thủ kho thông qua báo cáo kho.

doc67 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thánh sản phẩm của doanh nghiệp tại công ty sản xuất bánh mứt kẹo Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạch toán chi phí là từng loại sản phẩm mà công ty sản xuất. Với sản phẩm phụ: Sản phẩm phụ của công ty dược tiến hành ở các bộ phận sản xuất phụ.Ví dụ: Tổ gia công túi ở xí nghiệp Việt Trì... Các sản phẩm phụ sau khi hoàn thành sẽ nhập kho trở thành nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm chính. Vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm phụ là từng bộ phận sản xuất phụ. 1.3.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Với sản phẩm chính: Do đối tượng hạch toán CPSX sản phẩm chính là từng loại sản phẩm nên phương pháp hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm chính là phương pháp hạch toán chi phí theo từng loại sản phẩm. Với sản phẩm phụ: Do đối tượng hạch toán CPSX sản phẩm phụ là từng bộ phận sản xuất nên phương pháp hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm phụ sẽ là phương pháp hạch toán CPSX theo từng bộ phận sản phẩm phụ. 1.3.3. Trình tự hạch toán CPSX Chi phí sản xuất tại công ty sản xuất Bánh Mứt kẹo Đông Đô được khái quat theo trình tự sau: Bước 1: Tập hợp chi phí có liên quan đến từng đối tượng sử dụng: CPNVLTT được hạch toán cho từng loại sản phẩm ( đối với sản phẩm chính) hoặc theo từng bộ phận sản xuất (đối với sản phẩm phụ) theo định mức tiêu hao. - CPNCTT: + Lương được hạch toán theo định mức lương cho từng sản phẩm. + Phụ cấp chi phí khác, BHXH, BHYT, KPCĐ được tập hợp, sau đó phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức khoán theo từng loại sản phẩm. Bước 2: Tập hợp và phân bổ lao vụ của xí nghiệp phụ trợ cho xí nghiệp bánh và xí nghiệp kẹo theo tiêu thức tấn sản phẩm đã sản xuất ra. Bước 3: Tập hợp CPSX cho từng í nghiệp còn lại và phân bổ chi phí sản xuất chung theo từng loại sản phẩm của các xí nghiệp đó theo tiêu thức sản lượng. 2. Thực trạng công tác chi phí sản xuất tại công ty. 2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2.1.1. Hạch toán chí phí sản xuất sản phẩm chính. Tại công ty Bánh Mứt kẹo Đông Đô tất cả các loại vật liệu cấu thành nên sản phẩm một cách hữu hình, tức là kiểm soát được sự có mặt của chúng trong sản phẩm thì đều được coi là nguyên vật liệu trực tiếp, không kể giá trị lớn hay nhỏ. Nguyên vật liệu trực tiếp được theo dõi trên tài khoản 152 và chi tiết theo từng loại CPNVLTT là giá trị của các loại nguyên vật liệu trực tiếp, bao gồm: đường sữa, tinh dầu, muối tinh phẩm , băng dính, softening ... Quá trình hạch toán CPNVLTT như sau: Toàn bộ chứng từ liên quan đến việc nhập, xuất vật tư, thủ kho sẽ gửi cho kế toán nguyên vật liệu vào cuối mỗi tháng. Trên cơ sở chứng từ nhận được, kế toán nguyên vật liệu tiến hành phân loại chứng từ theo từng nhóm, từng loại, và đối tượng sử dụng. Ngoài việc theo dõi về số lượng nguyên vật liệu tiêu hao, kế toán nguyên vật liệu còn theo dõi về mặt giá trị. Các thông tin về nhập, xuất trên các phiếu nhập, phiếu xuất kế toán sẽ nhập vào máy tính để lập báo cáo nhập xuất tồn chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu. Các phiếu nhập được cập nhập về cả số lượng và giá trị nguyên vật liệu. Các phiếu xuất chỉ cập nhật về mặt số lượng. Số liệu trên báo cáo nhập xuất tồn được đối chiếu với thủ kho thông qua báo cáo kho. Cuối tháng sau khi tập hợp số lượng từng loại nguyên vật liệu tiêu hao cho từng sản phẩm cuối tháng, nhân viên thông kê các xí nghiệp sẽ lập báo cáo vật tư gửi lên cho kế toán nguyên vật liệu. Kế toán nguyên vật liệu tiến hành đối chiếu báo cáo vật tư với các phiếu xuất kho và các định mức để xác định tính đúng dắn của các báo vật tư đó. Ví dụ: Cuối tháng 03/2007 nhân viên thống kê của Xí nghiệp kẹo gửi lên báo cáo trong đó có báo cáo vật tư của kẹo nhân nho: Báo cáo vật tư xí nghiệp kẹo Tháng 3/2007 Sản phẩm : Kẹo nhân nho Sản lượng thực tế: 3800 kg STT Tên vật tư Đ.V Vật tư sử dụng Đ.M T.h C.L 1 Đưòng kính Kg 1400 370,25 368,42 -1,83 2 Glucose 1 - 2045 530,4 538,16 7,76 3 Softening - 115 31,8 30,26 -1,54 4 Sáp thực vật - 110 29,62 28,95 -0,67 5 Sữa gầy - 73 19,85 19,21 -0,64 6 Váng sữa - 72,2 19 19 0 7 Nhãn nhân nho Cuộn 51,5 13,55 13,55 0 8 Băng dính - 12,5 3,2 3,3 0,1 ... Biểu số 1: báo cáo vật tư xí nghiệp kẹo Trong biểu số 1 Cột vật tư sử dụng là số vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất được 3800 kg kẹo nhân nho. Cột ĐM là định mức về số lượng vật tư tính cho một tấn sản phẩm. Cột TH = Vật tư sử dụng/ sản lượng thực tế (tính bằng tấn) Cột CL = Cột TH – Cột ĐM Sau khi đã đối chiếu tính đúng đắn của báo cáo vật tư, kế toán nguyên vật liệu lập Sổ chi phí nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm (xem biểu số 2) Chi phí nguyên vật liệu được hạch toán theo định mức nguyên vật liệu đã xây dựng: Chi phí NVLTT Sản lượng thực ĐMNVL loại (j) Đơn giá Sản xuất sản phẩm = tế sản phẩm * cho một tấn sản * NVL Loại(i) loại (i) phẩm loại (i) loại (j) Đơn giá xuất nguyên vật liệu được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Trị giá thực tế NVL (j) + Trị giá thực tế NVL (j) Tồn đầu tháng nhập trong tháng Đơn giá bình quân = của NVL (j) Số lượng NVL (j) + Số lượng NVL (j) tồn đầu tháng nhập trong tháng Về thực chất, Sổ chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm là cơ sở để tập hợp chi phí như vật liệu trực tiếp cho từng sản phẩm đó. Ví dụ: Với loại kẹo nhân nho được sản xuất trong tháng 03/ 2007, kế toán nguyên vật liệu lập sổ này như sau: Sổ chi phí nguyên vật liệu Tháng 3/2007 Sản phẩm: kẹo nhân nho Sản lượng thực tế STT Mã VT Tên vật tư Số lượng Đơn giá Số tiền 1 Đường kính 1406,95 3.800 5.346.410 2 Glucose 1 2015,52 2.950 5.346.410 3 Softening 120,84 6.790 820.504 4 Sáp thực vật 112,56 26.800 3.0160608 5 Sữa gầy 75,43 34.600 2.609.878 6 Váng sữa 72,2 12.050 870.010 7 Nhãn nhân nho 51,5 165.040 8.499.560 8 Băng dính 12,16 5.500 66.880 ... Cộng 40.850.780 Biểu số 2: Sổ chi phí nguyên vật liệu Trong đó: Cột số lượng = ĐM * Sản lượng tực tế. Số tiền = Số lượng * Đơn giá. Đơn giá do máy tính áp cho từng loại nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất. Toàn bộ chi phí trong sổ chi phí nguyên vật liệu này được hạch toán vào bảng tính giá thành sản phẩm như sau: Nợ TK 621: ( chi tiết cho từng loại sản phẩm) Có TK 152 Khi đối chiếu với báo cáo vật tư về thực tế xuất dùngvà định mức nguyên vật liệu, kế toán sẽ xác định được xí nghiệp sử dụng tiết kiệm hay sử dụng lãng phí nguyên vật liệu. - Nếu tiết kiệm thì phần nguyên vật liệu tiết kiệm được đơn vị sẽ được hưởng và Công ty mua lại của Xí nghiệp nên hạch toán như sau: Nợ TK 152: Phần nguyên vật liệu tiết kiệm được Có TK 336: Chi tiết đơn vị sử dụng tiết kiệm - Nếu lãng phí thì phần nguyên vật liệu sử dụng lãng phí coi ngư xí nghiệp vay của công ty và sẽ được hạch toán như sau: Nợ TK 136: Chi tiết đơn vị sử dụng lãng phí nguyên vật liệu Có TK 152: Phần nguyên vật liệu bị sử dụng lãng phí. Song song với việc lập Sổ chi phí nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm, kế toán nguyên vật liệu, căn cứ vào phiếu xuất kho cho các mục đích khác nhau, riêng xuất cho sản xuât trực tiếp thì sẽ căn cứ vào điịnh mức để vào sổ chi tiết xuất vật liệu cho tát cả các mục đích đó ( xem biểu số 3 ). Thực chất trên sổ này, kế toán ghi Có TK 152 đối ứng với Nợ các TK khác. Sổ chi tiết xuất nguyên vật liệu mở chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu. Số liệu tổng cộng trên sổ này được sử dụng để ghi vào bên Có Bảng tổng hợp phát sinh TK 152 ( biểu số 4 ). Sổ chi phí nguyên vật liệu phải được hoàn thành trước bảng tổng hợp phát sinh TK 152 vì công ty hạch toán chi phí NVLTT theo định mức nên phần vượt hoặc tiết kiệm được so với định mức có liên quan đến TK 136, TK 366 chỉ khi hoàn thành sổ chi phí nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm, xác định phần vượt hoặc tiết kiệm đó thì kế toán nguyên vật liệu mới hoàn thành được bảng tổ hợp phát sinh TK 152. Các thông tin liên quan đến khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được theo dõi trên sổ cái TK 621 ( biểu số 14 ). Loại sổ này được mở vào cuối mỗi tháng căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 621 trên NKCT số 7, và chi tiết số phát sinh bên Nợ đối ứng với tài khoản khác. Sổ chi tiết xuất vật liệu (Ghi có Tk 152) Tháng 3 năm 2007 STT Vật tư Đơn giá Tk 142 Tk 621 Tk 627 Tk 641 ... Cộng Mã Vt Tên Lưọng Tiền Lượng Tiền Lương Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền ... 5 Đường kính 3.800 442.560 1.681.728.000 480.000 1.824.000.000 6 Sữa gầy 34.600 15.900 550.140.000 16.560 572.976.000 7 Glucose 1 2.950 368.100 1.085.895.000 368100 1.085.895.000 8 Softening 6.790 13.800 93.702.000 13800 93.702.000 ... 3600 19.800.000 71 Băng dính 5.500 3.360 18.480.000 ... Cộng 46.358.198 8.730.063.080 151.007.602 75.166.416 10.409.010.960 Biểu số 3: Sổ chi tiết xuất vật liệu Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 152 Nguyên vật liệu STT Tài khoản đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có 1 111- Tiền mặt 10.920.000 2 112- Tiền gửi ngân hàng 42.516.574 3 136- Phải thu nội bộ 8.606.208 4 138- Phải thu khác 7.131.456 5 141- Tạm ứng 4.753.680 6 142- Chi phí trả trước 46.358.198 7 152- Chi phí nguyên vật liệu 8.076.374 8 331- Phải trả người bán 10.909.200.000 9 333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 112.534.487 10 336- Phải trả nội 909.782.730 11 338- Phải trả phải nộp khác 1.956.183.756 702.452.990 12 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 8.730.063.696 13 627- Chi phí sản xuất chung 151.007.601 14 632- Giá vốn hàng bán 477.623.950 15 641- Chi phí bán hàng 75.166.416 16 642- Chi phí quản lí 210.600.444 Tổng 12.193.402.000 10.409.010.960 Biểu số 4: Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 2.1.2. Hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm phụ. Chi phí nguyên vật liệu cho sản phẩm phụ được hạch toán vào TK 621- chi tiết theo bộ phận sản xuất sản phẩm phụ, chi tiết tiểu khoản 6211- chi phi về nguyên vật liệu. Chi phí về công cụ dụng cụ cho sản phẩm phụ loại phân bổ một lần tại công ty Bánh kẹo Hải Hà cũng được hạch toán vào TK 621 nhưng chi tiết tiể khoản 6212- chi phí về công cụ dụng cụ. Khoản mục chi phí này, kế toán ghi vào bảng giá thành phẩm theo bút toán: Chi phí về nguyên vật liệu Nợ TK 621( 6211) Có TK 152: ( chi tiết vật liệu) Chi phí về công cụ dụng cụ Nợ TK 621( 6212) Có TK 153: ( chi tiết công cụ dụng cụ) Ví dụ: Trong tháng 3/2007 với tổ sản xuất phụ “ tổ in hộp “ kế toán tính ra được chi phí về nguyên vật liệu là 102.400 và chi phí về công cụ là 84.500, kế toán ghi các khoản này vào bảng tính giá thành sản phẩm như sau: Nợ TK 621 (6211- tổ in hộp ) 102.400 Nợ TK 621 (6212- tổ in hộp ) 84.500 Có TK 152 186.900 2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 2.2.1. Hạch toán chí phí sản xuất sản phẩm chính . Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm - Chi phí về tiền lương - Các khoản trích theo lương Số liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí của toàn công ty, kề toán theo dõi trên bảng phân bổ số 1- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ( biểu số 7 ). Quá trình hạch toán CPNCTT như sau: Hạch toán chi phí về lương: + Khoản lương: Khoản chi phí về lương tại công ty được hạch toán cho từng loại sản phẩm theo đơn giá tiền lương định mức đã được xây dựng cho từng loại sản phẩm đó và sản lượng thực tế của sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng trong kì. Cuối tháng , khi nhân được bảng quyết toán định mức lương của các xí nghiệp gửi lên, kế toán tiến hành đối chiếu để xác định tính đúng đắn của bảng quyết toán này. Bảng quyết toán định mức lương Stt Chủng loại Sp Sl(Kg) G1 G2 G3 G4 G5 G6 ĐGL Lương (đ) 1 Kẹo nhân nho 3800 500,4 41,54 16,2 6,73 7,8 5 577,49 2.184.462 2 Kẹo bắp bắp 17000 888,7 56,35 19,5 10 9,4 5 988,95 16.812.150 3 Kẹo cherry 9000 656,7 53,4 20,3 9 9,5 5 753,9 6.785.100 ... Tổng cộng 29800 25.781.712 Tháng 3/2007 Xí nghiệp kẹo Biểu số 5: Mẫu quyết toán định mức lương Trong đó: Cột ĐGL là đơn giá tiền lương định mức cho sản phẩm. Cột G1 là đơn giá lương công nhân sản xuất chính Cột G2 là đơn giá lương công nhân phục vụ Cột G3 là đơn giá lương lao động gián tiếp Cột G4 là đơn giá lương công nhân vệ sinh Cột G5 là đơn giá lương công nhân trực sớm Cột G6 là đơn giá lương công nhân dự phòng ĐGL = G1+G2+G3+G4+G5+G6 Tất cả các đơn giá lương đều tính theo đồng/kg. Cột lương là số tiền lương khoán cho từng sản phẩm trong kì. Lương = sản lượng * ĐGL Căn cứ vào bảng quyết toán định mức lương, kế toán tính và lập ra bảng thanh toán lương khoán cho từng xí nghiệp ( Biểu số 6 ) Bảng thanh toán lương khoán Tháng 3/2007 Stt Chủng loại sản phẩm Sản lượng ĐG lương Lương( đ ) 1 Kẹo nhân nho 3800 577,49 2.184.462 2 Kẹo bắp bắp 17000 988,95 16.812.150 3 Kẹo cherry 9000 753,9 6.785.100 ... Cộng 25.781.712 Biểu số 6: Mẫu bảng thanh toán lương khoán + Khoản phụ cấp Phụ cấp Tổng phụ cấp của xí nghiệp phân bổ sản xuất sản phẩm loại (i) Chi phí lương khoán cho sản = * của sản phẩm loại (i) phẩm Tổng chi phí lương khoán của loại (i) XN sản xuất sản phẩm loại (i) + Khoản khác Các khoản khác là những chi phí trả cho công nhân ( ngoài hai khoản lương và phụ cấp nêu trên ) như tiền thưởng năng suất, tiền lĩnh ngày lễ, tết. Kế toán sẽ tập hợp các khoản này theo từng xí nghiệp rồi tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo chi phí lương khoán của các loại sản phẩm đó. Tổng các khoản khác của XN Khoản khác sản xuất cho sp loại (i) chi phí lương Phân bổ = X của sp loại (i) Cho sản phẩm Tổng chi phí lương khoán của Loại (i) XN sản xuất sp loại (i) Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Tháng3 năm 2007 Diễn giải Ghi Có Tk 334 Ghi Có Tk 338 Tổng cộng Lương Phụ cấp Khác Cộng 334 KPCĐ BHXH BHYT Cộng 338 TK 622 Sản xuất chính ... Kẹo bắp bắp 2.633.354 131.668 921.674 3.686.696 73.734 210.288 28.038 312.060 3.998.756 ... Cộng sản xuất chính Sản xuất phụ Rang xay cà phê 396.547 22.294 33.974 452.827 9.056 51.431 6.858 67.354 520.147 ... Cộng sản xuất phụ 47.916.988 4.630.864 7.113.280 59.661.132 1.193.222 7.973.480 1.063.130 9.905.833 69.890.965 Cộng SX chính, phụ 753.325.795 40.107.142 261.453.376 1.054.886.314 21.097.726 76.357.727 10.181.030 107.636.515 1.162.522.796 TK 627 Xí nghiệp phụ trợ 15.319.215 2.462.627 3.390.600 21.192.443 423.848 4.489.922 598.656 5.512.426 26.704.870 TK 641 18.624.210 1.401.808 2.216.400 22.242.418 444.848 3.336.362 444.848 4.226.059 26.468.477 TK 642 120.298.440 21.104.760 30.720.000 172.123.200 3.442.464 25.818.480 3.442.464 32.703.408 204.826.608 Tổng cộng 907.567.660 65.096.336 297.780.377 1.270.444.374 25.408.886 110.002.492 14.666.999 150.078.377 1.420.522.751 Biểu số 7: Mẫu bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Hạch toán các khoản trích theo lương vào CPNCTT Theo chế độ hiện hành ngoài chi phí về tiền lương, công ty còn trích vào CPNCTT các kgoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo một tỉ lệ nhất định. BHXH được trích 15% tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất. BHYT được trích 2 % tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất. KPCĐ đựoc trích 3% tổng tiền lương thực tế của công nhân sản xuất. Tiền lương cơ bản được tính cho từng xí nghiệp căn cứ vào mức lương tối thiểu do nhà nước quy định và hệ số lương cấp bậc của công nhân sản xuất trong xí nghiệp đó. Trên cơ sở đó, kế toán sẽ phân bổ các khoản trích theo lương này cho từng loại sản phẩm theo chi phí lương khoán của công nhân trực tiếp sản xuất. Tổng BHXH,BHYT trích vào Khoản trích CPNCTT của XN sản xuất BHXH, BHYT sp loại (i) CP lương Phân bổ cho = * khoán của Từng sản Tổng lương khoán của công nhân sp loại (i) Phẩm loại (i) XN sản xuất sp loại (i) 2.2.2. Hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm phụ. Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản phẩm phụ được tiến hành tương tự như trong sản xuất sản phẩm chính. Kế toán sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp, chi tiết cho từng bộ phận sản xuất phụ để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung. 2.3.1. Hạch toán chí phí sản xuất sản phẩm chính . Hạch toán chi phí nhân công xí nghiệp: Chi phí nhân công xí nghiệp được hạch toán vào bêb Nợ TK 627 chỉ có ở xí nghiệp Phụ Trợ còn chi phí lương nhân viên các xí nghiệp còn lại được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân viên của xí nghiệp phụ trợ bao gồm chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương vào CPSXC. Việc tính lương cho nhân viên phụ trợ được tiến hành tương tự như đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân viên xí nghiệp Phụ Trợ được theo dõi và hạch toán trên bảng phân bổ số 1 theo bút toán: Nợ TK 627 Có TK 334 Nợ TK 627 Có TK 338 Chi phí nhân viên xí nghiệp Phụ Trợ từ bảng phân bổ số 1 sẽ được kế toán ghi vào sổ chi tiết Nợ TK 627. Hạch toán chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng. Khi xuất vật liệu, phụ tùng lắp thêm, phụ tùng thay thế, thiết bị nhằm hoàn thành kỹ thuật sản xuất hoặc phục vụ cho sản xuất chung thì kế toán sẽ tập hợp các khoản này theo từng xí nghiệp sử dụng. Riêng tiền điện, tiền nước ở xí nghiệp Bánh và xí nghiệp Phụ Trợ nằm ngay cạnh công ty nên công ty trực tiếp chi trả, kế toán không hạch toán khoản này như chi phí dịch vụ mua ngoài mà hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu xuất kho cho sản xuất chung thông qua TK 152. Máy tính sẽ nhặt ra khoản này để hạch toán vào tài khoản 627. Các khoản chi phí này nằm ngoài mức khoán và được hạch toán trong sổ chi tiết Nợ TK 627 theo bút toán Nợ TK 627 Có TK 152 ( chi tiết nguyên vật liệu ) Nếu là xuất công cụ dụng cụ cho sản xuất chung thì kế toán sẽ hạch toán trong sổ chi tiết Nợ như sau: Nợ TK 627 Có TK 153: (chi tiết theo loại công cụ dụng cụ) Căn cứ để ghi các bút toán trên là các phiếu xuất nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ cho các xí nghiệp sử dụng, Từ các phiếu xuất công cụ dụng cụ kế toán sử dụng đẻ tổng cộng số liệu để phản ánh trên bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 153. Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản sẽ được dùng vào bảng kê số 4 và nhật kí cứng từ số 7. Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản Tk 153- công cụ dụng cụ. Tháng 3/2007 Stt Tài khoản đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có 1 333- Phải trả người bán 18.592.320 2 142- Chi phí trả trước 1.963.872 3 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.355.641 4 627- Chi phí sản xuất chung 11.857.376 5 641- Chi phí bán hàng 9.552.684 6 642- Chi phí quản lí doanh nghiệp 1.308.720 Tổng 18.592.320 27.038.293 Biểu số 8: Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản Sổ chi tiết Nợ TK 627 Tháng 3/ 2007 Stt Mã đơn vị Tên đơn vị Tk đối ứng Số tiền NB4 Xí nghiệp Phụ Trợ 152 27.937.702 NB4 Xí nghiệp Phụ Trợ 153 3.953.958 NB4 Xí nghiệp Phụ Trợ 214 9.767.442 NB4 Xí nghiệp Phụ Trợ 334 21.192.443 NB4 Xí nghiệp Phụ Trợ 338 5.512.427 NB4 Xí nghiệp Phụ Trợ 331 4.883.720 NB4 Tổng 73.247.692 NB2 Xí nghiệp kẹo 152 111.075.532 NB2 Xí nghiệp kẹo 153 71.980 NB2 Xí nghiệp kẹo 214 321.537.892 NB2 Xí nghiệp kẹo 336 42.351.949 NB2 Xí nghiệp kẹo 331 41.449.943 NB2 Tổng 516.487.295 NB9 Xí nghiệp bánh 152 2.001.140 NB9 Xí nghiệp bánh 153 488.129 NB9 Xí nghiệp bánh 214 266.816.634 NB9 Xí nghiệp bánh 336 9.995.324 NB9 Xí nghiệp bánh 331 128.393.196 NB9 Tổng 407.694.424 NB32 In hộp ( xí nghiệp kẹo ) 336 37.440 NB19 Gia công hộp xí nghiệp bánh 336 2.568.000 Tổng 2.605.440 Tổng cộng 1.000.034.850 Biểu số 9: Sổ chi tiết Nợ TK 627 Sổ tổng hợp Nợ TK 627 Tháng 3 năm 2007 Đơn vị TK 142 TK 152 TK 153 TK 214 TK 331 TK 334 TK 338 TK 336 Tổng XN Kẹo 112.275.517 71.980 321.537.892 41.449.943 42.389.389 516.525.275 XN Bánh 2.001.140 488.129 266.816.634 128.393.196 12.563.324 410.262.424 XN Việt Trì 7.183.324 5.667.767 114.258.238 500.277.204 627.386.532 XN Nam Định 2.809.904 1.675.543 36.951.739 108.508.740 149.945.927 XN Phụ Trợ 27.937.702 3.353.958 9.767.442 4.883.720 21.192.443 5.512.427 73.247.692 Tổng 151.007.602 11.857.376 749.331.944 174.726.859 21.192.443 5.512.427 663.738.658 1.777.367.309 Biểu số 10: Mẫu sổ tổng hợp Nợ TK 627 Bảng kê số 4 Tập hợp chi phí sản xuất Dùng cho các TK 154, 621, 622, 627. Số hiệu các TK ghi Nợ Tk ghi Có Tk ghi Nợ 142 152 153 154 214 334 335 338 336 621 622 627 Tổng 154 8.732.419.337 1.162.522.796 1.777.367.309 ... 11.691.224.368 621 8.730.063.696 2.355.641 8.732.419.337 622 1.054.886.314 107.636.483 1.162.522.796 627 151.007.602 11.857.376 749.331.934 21.192.443 663.738.658 1.777.367.309 Biểu số 11: Mẫu bảng kê số 4 Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ Hiên nay, công ty đang trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Mức khấu hao trích hàng năm của từng tài sản cố định trong công ty được trích như sau: Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ loại (i) Phải trích hàng năm = Của TSCĐ loại (i) Thời gian sử dụng TSCĐ loại (i) tính bằng năm Trên cơ sở mức khấu hao trích hàng năm đã được tính, kế toán xác định mức khấu hao phải trích hàng tháng của từng TSCĐ. Mức khấu hao trung Mức khấu hao phải trích hàng năm TSCĐ loại (i) Bình hàng tháng của = TSCĐ loại (i) 12 Định khoản Nợ TK 627 Có TK 214 * Hạch toán các khoản chi phí theo dự toán vào chi phí sản xuất chung trong kì. Công việc sữa chữa lớn tại công ty Bánh Mứt kẹo Đông Đô hầu hết là thuê ngoài thực hiện theo hai hình thức hoặc khoán toàn bộ công việc hoặc khoán tiền công và cung cấp nguyên vật liệu. Công ty không có kế hoạch trích trước vào chi phí sản xuất để bù đắp khi nó xảy ra. Vì vậy toàn bộ chi phí sửa chữa sẽ được tập hợp vào tài khoản 142. sau đó sẽ được phân bổ dần vào chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào phiếu xuất kho và các chứng từ có liên quan khác, các chi phí cho công việc sửa chữa sẽ được kế toán tập hợp vào bảng kê số 6. Việc phân bổ chi phí này căn cứ vào lợi nhuận ước tính trong tháng . Định khoản Nợ TK 627 Có TK 142 Hạch toán chi phí khác: Về các khoản chi phí chung mà công ty khoán cho từng xí nghiệp thì việc hạch toán, kế toán sẽ sử dụng TK 336 – chi tiết theo từng xí nghiệp. Với chi phí khoán này từ bảng kê chứng từ chi phí kèm theo các chứng từ gốc kế toán sẽ hạch toán vào sổ chi tiết Nợ TK 627. Nợ TK 627: chi tiết theo từng xí nghiệp Có TK 336: chi tiêt theo từng xí nghiệp Với một số khoản chi phí phat sinh có tính chất bất thường mà công ty không khoán sẽ không hiệu quả thì việc hạch toán chi phí này kế toán ghi trong sổ chi tiết Nợ TK 627. Nợ TK 627: chi tiết từng xí nghiệp Có TK 111, 112, 331 Phân bổ chi phí sản xuât chung Vì chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng nên không thể tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm được nên sau khi đã tập hợp theo từng xí nghiệp, kế toán phải phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng theo tiêu thức tích hợp. Với CPSXC đã được tập hợp vào TK 627, kế toán phân bổ chi phí này cho hai xí nghiệp bánh và Kẹo theo tiêu thức sản lượng thực tế. CPSXC của XN CPSXC ps ở XN Phụ Trợ Phụ trợ phân bổ cho = * SLTTXN kẹo XN Kẹo (bánh) SLTTXN kẹo + SLTTXN bánh (bánh) Các CPSXC sau khi được tập hợp và phân bổ theo từng xí nghiệp sẽ được phân boỏ cho các loại sản phẩm chính theo sản lượng thực tế sản xuất trong tháng. CPSXC của XN Phụ Trợ Phân bổ cho XN kẹo (bánh) CPSXC phân bổ + CPSXC của XN kẹo (bánh) Cho từng loại sản = * sản lượng Phẩm (i) của XN kẹo(bánh) Sản lượng thực tế của XN sp loại (i) kẹo (bánh) Sổ chi tiết TK 627 dùng để theo dõi chung về toàn bộ chi phí sản xuất chung của công ty. Từ sổ chi tiết Nợ TK 627, kế toán vào sổ tổng hợp Nợ TK 627 ( biểu số 10). Số liệu trên sổ tổng hợp Nợ TK 627, kế toán vào bảng kê số 4 ( biểu số 11 ). Sổ cái TK 627 sẽ được mở để theo dõi chung toàn bộ các thông tin chi phí sản xuất chung của toàn công ty. 2.3.2. Hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm phụ. Chi phí sản xuất chung cho sản xuất sản phẩm phụ bao gồm các chi phí khoán và các chi phí về dịch vụ, các yếu tố cần thiết mua ngoài. Chi phí sản xuất chung cho sản xuất sản phẩm phụ được theo dõi trên sổ chi tiết Nợ TK 627 theo bút toán: Nợ TK 627 ( chi tiết bộ phận sản xuất phụ ) Có TK 336 ( chi tiết từng xí nghiệp ) Có TK 111, 112, 331 2.4. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. 2.4.1. Tổng hợp chi phí sản xuất Để tập hợp chi phí sản xuất trong tháng, công ty sử dụng TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Với sản phẩm chính, tài khoản này mở chi tiết teo từng loại sản phẩm. Với sản phẩm phụ, tài khoản này được chi tiết theo từng bộ phận sản xuất phụ. Căn cứ vào các số liệu đã tập hợp trên các sổ chi tiết TK 621, 622, 627, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển sang TK 154 như sau: Nợ TK 154 Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627 Toàn bộ chi phí sản xuất của toàn công ty được tập hợp trên bảng kê số 4. 2.4.2. Tính giá thành sản phẩm Do sản phẩm được sản xuất theo một quy trình công nghệ giản đơn khép kín từ khi bỏ nguyên liệu vào sản xuất đến khi trở thành sản phẩm hoàn thành nên phương pháp tính giá thành áp dụng tại công ty Bánh kẹo Đụng Đô là phương pháp giản đơn. Với sản phẩm chính: Trước hết, kế toán tập hợp chi p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp tại Công ty sản xuất Bánh mứt kẹo Đông Đô.Doc
Tài liệu liên quan