Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 3

1.1. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN 3

1.1.1. Khái quát về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 3

1.1.2. Mục tiêu kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện 3

1.2. ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO CỦA KHÁCH HÀNG KIỂM TOÁN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN 4

1.2.1. Bản chất chu trình hàng tồn kho ảnh hưởng tới công tác kiểm toán 4

1.2.2. Các chức năng của chu trình hàng tồn kho 6

1.2.3. Kiểm soát nội bộ đối với chu trình hàng tồn kho 7

1.2.4. Hệ thống kế toán hàng tồn kho 9

1.3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN 11

1.3.1. Khái quát về quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện 11

1.3.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán 11

1.3.1.2. Thực hiện kiểm toán 14

1.3.1.3. Kết luận kiểm toán về chu trình hàng tồn kho 17

1.3.2.Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện tại khách hàng ABC và khách hàng XYZ 17

1.3.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán đối với chu trình hàng tồn kho 17

1.3.2.2. Thực hiện kiểm toán 25

1.3.2.3. Kết luận kiểm toán về chu trình hàng tồn kho 47

1.4. SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG ABC VÀ XYZ 50

1.4.1. Lập kế hoạch kiểm toán hàng tồn kho 51

1.4.2. Thực hiện kiểm toán 51

1.4.3. Kết luận kiểm toán về chu trình hàng tồn kho 52

CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN 53

2.1. NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN 53

2.1.1. Những ưu điểm trong quy trình kiểm toán hàng tồn kho kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán 53

2.1.2. Những tồn tại trong quy trình kiểm toán hàng tồn kho kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán 54

2.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ THỰC HIỆN 55

2.2.1. Tính tất yếu và phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán. 55

2.2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty 56

2.2.3. Các kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty. 61

2.2.3.1. Kiến nghị với kiểm toán viên của công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán. 61

2.2.3.2. Kiến nghị với Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán 62

2.2.3.3. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước 63

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

PHỤ LỤC SỐ 01: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY 66

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đơn vị với chỉ tiêu của ngành, nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và phi tài chính (như so sánh lượng hàng tồn kho với diện tích kho lưu trữ…), so sánh số liệu của khách hàng với ước tính của KTV. Phân tích xu hướng (phân tích ngang) bằng việc so sánh giá vốn hàng bán giữa các tháng, các kỳ với nhau để phát hiện ra sự thay đổi đột biến. KTV cũng có thể phân tích theo các khoản mục cấu tạo giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Phân tích tỉ suất (phân tích dọc) là cách thức so sánh các số dư tài khoản hoặc các loại hình nghiệp vụ. Một số tỉ suất quan trọng mà KTV thường hay sử dụng để kiểm toán chu trình HTK: Tỷ lệ lãi gộp = Tổng lãi gộp Tổng doanh thu Tỷ lệ vòng quayHTK = Tổng giá vốn hàng bán Bình quân hàng tồn kho Thứ hai: Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết Một là, kỹ thuật đối chiếu trực tiếp. KTV đối chiếu trị số của cùng một chỉ tiêu trên sổ chi tiết, sổ tổng hợp và báo cáo kế toán. Nếu có sự không khớp đúng giữa các số liệu KTV yêu cầu đơn vị được kiểm toán giải thích và tìm ra nguyên nhân chênh lệch sau đó sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp tiếp theo; Hai là, kỹ thuật kiểm kê. Đây là kĩ thuật được áp dụng rộng rãi trong kiểm toán tài sản nói chung và trong kiểm toán hàng tồn kho nói riêng. Tham dự kiểm kê không chỉ cung cấp bằng chứng có giá trị về sự hiện hữu và tình trạng HTK mà còn giúp KTV quan sát hoạt động của những thủ tục kiểm soát tại khách hàng; Ba là, kỹ thuật xác minh tài liệu. KTV kiểm tra trực tiếp chứng từ gốc nhằm xác minh tính có thật, tính đầy đủ, chính xác của các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến HTK đồng thời xem xét các chứng từ này có đầy đủ yếu tố theo qui định hiện hành không, có được phê duyệt đầy đủ không... Những phát hiện của KTV được ghi chép lại trên trang kết luận kiểm toán và được đưa vào biên bản họp với khách hàng, thư quản lý (nếu có); Bốn là, kỹ thuật tính toán. Trong kiểm toán HTK KTV thường áp dụng kỹ thuật tính toán để xác định giá trị HTK xuất trong kỳ, việc trích lập dự phòng, giá trị sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ, giá trị sản phẩn hoàn thành nhập trong kỳ; Năm là, kỹ thuật lấy xác nhận đối với hàng tồn kho của đơn vị lưu trữ ở các bên thứ ba. Khi HTK của khách hàng được lưu trữ ở một bên thứ ba nào đó thì KTV nên thu thập các bằng chứng kiểm toán về sự hiện hữu của hàng hóa. Nếu số lượng hàng không quá lớn hoặc không chiếm tỉ trọng nhiều trong tổng tài sản thì chỉ cần thu thập những bằng chứng kiểu xác nhận là đủ. Trong trường hợp ngược lại, KTV cần thực hiện bổ sung một số các thủ tục như: quan sát kiểm kê vật chất HTK, xem xét độ trung thực và tính độc lập của bên thứ ba, thu thập báo cáo của KTV khác về các thủ tục kiểm soát đối với HTK và thủ tục kiểm kê HTK tại đơn vị thứ ba; Sáu là, kiểm tra các hợp đồng kinh tế và các khế ước vay nợ. Hàng hóa, vật tư có thể được nắm giữ bởi khách hàng nhưng chưa hẳn đã thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc những hàng hóa, vật tư không nằm trong kho bãi nhưng vẫn thuộc sở hữu của đơn vị do hàng đi trên đường hoặc hàng gửi bán. Cũng có trường hợp HTK được đem đi thế chấp tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Do đó, KTV cần kiểm tra các hợp đồng kinh tế, khế ước nhận nợ để xác định rõ quyền sở hữu đối với HTK tránh sự nhầm lẫn khi kiểm kê. Kết luận kiểm toán về chu trình hàng tồn kho Trong giai đoạn này, trưởng nhóm kiểm toán sẽ đánh giá lại kết quả công việc do KTV phụ trách phần hành thực hiện thông qua việc kiểm tra, soát xét giấy tờ làm việc. Sau đó, KTV tập hợp các phát hiện kiểm toán và đưa ra các bút toán xử lý chênh lệch. Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện tại khách hàng ABC và khách hàng XYZ Để tìm hiểu thêm về qui trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại Công ty, tác giả xin được trình bày công việc kiểm toán thực tế chu trình HTK tại hai khách hàng kiểm toán khách hàng trong cuộc kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009. Trong đó, khách hàng ABC là doanh nghiệp sản xuất, khách hàng lâu năm còn khách hàng XYZ là doanh nghiệp thương mại kiểm toán năm đầu tiên. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán đối với chu trình hàng tồn kho Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng Khách hàng ABC Đây là năm thứ năm Công ty thực hiện kiểm toán khách hàng ABC nên nhóm kiểm toán sẽ nghiên cứu lại hồ sơ kiểm toán năm trước và hồ sơ chung để có sự hiểu biết khái quát về khách hàng. Công ty ABC được chuyển đổi từ công ty ACB theo Quyết định số 277/QĐ-BCN ngày 13/12/2003 của Bộ Công Nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trụ sở chính tại Văn Điển – Thanh Trì – Hà Nội. Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất công nghiệp các sản phẩm pin và các vật liệu thiết bị liên quan. Ngành nghề kinh doanh: Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0120004334 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 01/02/2004, đăng ký kinh doanh thay đổi lần 3 ngày 01/10/2008 hoạt động kinh doanh của công ty là: sản xuất pin và kinh doanh pin các loại; kinh doanh NVL sản xuất pin; xuất nhập khẩu trực tiếp NVL, sản phẩm pin các loại và máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh; cho thuê nhà xưởng, kho bãi. Vốn điều lệ của Công ty: 19.740.000.000 VND tương đương 1.947.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 VND. Thị trường tiêu thụ: Nhờ uy tín chất lượng được nâng cao mà thị trường tiêu thụ sản phẩm đã không ngừng được mở rộng. Hiện nay, mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm đã trải khắp các miền của đất nước. Thị phần pin "Con Thỏ" chiếm khoảng 40% thị phần pin nội địa cả nước góp phần ổn định thị trường, cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm pin đạt chất lượng cao, ổn định. Trong thời gian tới, nhằm mở rộng thị trường và khẳng định vị trí của mình trong sản xuất pin ở Việt Nam, Công ty tiếp tục đầu tư phát triển, đưa ra thị trường những sản phẩm mới có chất lượng cao về các chỉ tiêu dung lượng, dòng điện, mẫu mã cũng như các chỉ tiêu môi trường để có thể thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Hiểu biết về nền kinh tế ảnh hưởng tới hoạt động của khách hàng: Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua hai cơn bão lớn đó là lạm phát cao năm 2008 và suy giảm kinh tế năm 2009. Tuy nhiên, pin là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu nên những biến động của thị trường không ảnh hưởng đáng kể đến tình hình sản xuất kinh doanh của ngành nói chung và của đơn vị nói riêng. Chế độ kế toán: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: HTK được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị HTK được xác định theo phương pháp sau: giá trị HTK của NVL chính được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền năm; giá trị HTK của nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản được xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước; giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định dựa trên giá trị nguyên vật liệu chính sử dụng cho sản phẩm đó. HTK được hạch toán thep phương pháp kê khai thường xuyên. Dự phòng giảm giá HTK được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của HTK lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc và khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Khách hàng XYZ Công ty XYZ là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên nên nhóm kiểm toán phải thu thập toàn bộ các thông tin từ khách hàng. Công ty XYZ là công ty cổ phần, có trụ sở chính tại phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, được thành lập theo Quyết định số 1829/QĐ ngày 22/06/1994. Tổng số vốn điều lệ của Công ty là 59.537.470.000 VND. Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh thương mại. Ngành nghề kinh doanh: Theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 00329049 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Thái Nguyên ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: kinh doanh sắt thép, xi măng, xăng dầu và vận tải đường bộ; nhập khẩu phế liệu kim loại, quặng kim loại, phôi thép và thép xây dựng; sửa chữa và cải tạo, nâng cấp ô tô, máy kéo và thiết bị nâng hạ. Thị trường tiêu thụ: Thị phần của Công ty chiếm khoảng 13% thị trường cả nước, trong đó khu vực miền Bắc chiếm 82% sản lượng. Mục tiêu kinh doanh của Công ty là tiếp tục duy trì thị phần và cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Hiểu biết về nền kinh tế ảnh hưởng tới hoạt động của khách hàng: Bộ Tài chính cho biết năm 2009 hầu hết các doanh nghiệp thép đã thay đổi giá tới 163 lần, tăng bình quân 6,7%. Ngoài nguyên nhân cơ bản là tác động của tình hình kinh tế thế giới, giá nhập khẩu tăng cao, giá các mặt hàng đều có xu hướng tăng dần một phần còn do có doanh nghiệp lợi dụng, tạo tâm lý tăng giá để kiếm lời. Chế độ kế toán: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Nguyên tắc ghi nhận HTK: HTK được thể hiện theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán HTK. Giá thực tế của hàng hóa xuất kho được xác định theo phương pháp bình quan gia quyền năm. Dự phòng giảm giá HTK được trích lập theo qui định kế toán hiện hành. Theo đó, Công ty được phép trích lập các khoản dự phòng giảm giá HTK lỗi thời, hỏng hóc, kém phẩm chất trong trường hợp giá trị thực tế của HTK cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán. Tài sản cố định hữu hình và khấu hao: TSCĐHH được trình bày theo nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình từ mua sắm và xây dựng chuyển giao là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có tài sản cố định tính tới thời điểm tài sản đó đưa vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ Giai đoạn này ban đầu do cả 2 công ty khách hàng chưa cung cấp đầy đủ số liệu về HTK nên thủ tục phân tích sẽ được áp dụng vào giai đoạn sau. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Công ty ABC Xác định mức độ trọng yếu là vấn đề phức tạp yêu cầu sự xét đoán nghề nghiệp của KTV. Để đảm bảo tính thận trọng, AASC đã xây dựng được một hệ thống căn cứ để xác định mức độ trọng yếu thống nhất áp dụng trong kiểm toán tài chính. Sau đây là bảng ước lượng mức trọng yếu cho BCTC Công ty ABC Bảng 1.2: Bảng ước lượng mức trọng yếu trên BCTC của Công ty ABC Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Số liệu trên BCTC 2009 Mức trọng yếu Tỉ lệ % Số tiền Min Max Min Max Lợi nhuận kế toán trước thuế 5 753 150 963 4 8 230 126 039 460 252 077 Doanh thu 133 346 292 031 0.4 0.8 533 385 168 1 066 770 336 TS ngắn hạn 35 428 197 601 1.5 2 531 422 964 708 563 952 Nợ ngắn hạn 18 263 909 509 1.5 2 273 958 643 365 278 190 Tổng tài sản 43 637 612 310 0.8 1 349 100 898 436 376 123 Nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng, KTV quyết định chọn mức trọng yếu trên toàn bộ BCTC là 230.126.089 VNĐ. Ước lượng ban đầu về trọng yếu được KTV phân bổ cho các khoản mục trên Bảng Cân đối kế toán dựa trên rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán đối và kinh nghiệm của KTV. Công thức xác định mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục: Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục = Ước lượng ban đầu về trọng yếu * Số dư khoản mục * Hệ số đi kèm Tổng SD từng khoản mục * HS đi kèm Bảng 1.3: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục của Công ty ABC Đơn vị: VNĐ STT Khoản mục Số dư Hệ số Sai số có thể chấp nhận được 1 Vốn bằng tiền 3 740 009 551 2 11 012 234 2 Các khoản phải thu 15 602 302 393 2 45 940 046 3 Hàng tồn kho 14 830 865 792 3 65 502 896 4 TSNH khác 1 215 019 565 1 1 788 776 5 TSDH 8 209 414 709 1 12 086 065 6 Các khoản nợ ngắn hạn 18 263 909 509 2 53 776 989 7 Nợ dài hạn 1 808 474 978 2 5 324 946 8 Nguồn vốn, quỹ 23 565 827 363 1 34 694 085 Như vậy, mức trọng yếu phân bổ cho HTK của Công ty là 65.502.896 VNĐ. Công ty XYZ Đối với Công ty XYZ việc phân bổ mức trọng yếu được tiến hành tương tự và mức trọng yếu cho HTK là: 1.380.328.405 VNĐ. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát Tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC việc tìm hiểu về HTKSNB chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV, kĩ thuật quan sát và phỏng vấn. Công ty ABC Nhìn chung môi trường kiểm soát nội bộ của đơn vị được đánh giá chặt chẽ và tổ chức khoa học, gọn nhẹ hơn so với năm trước và rủi ro kiểm soát thấp. KTV mô tả HTKSNB của khách hàng thông qua Bảng câu hỏi và Bảng tường thuật. Biểu 1.1: Bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB Công ty ABC Biểu 1.2: Tìm hiểu quy trình kiểm soát nội bộ Công ty ABC đối với hàng tồn kho Công ty XYZ Biểu 1.3: Tìm hiểu HTKSNB Công ty XYZ Thiết kế chương trình kiểm toán. Sau khi đánh giá về mức trọng yếu, rủi ro cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ đối với HTK tại từng khách hàng, KTV đã có cơ sở xác định các thủ tục cần thiết và qui mô mẫu chọn thích hợp dựa trên Chương trình kiểm toán chu trình hàng tồn kho do công ty AASC thiết kế sẵn. Thực hiện kiểm toán Tổng hợp thông tin Công ty ABC Biểu 1.4: Tổng hợp thông tin về HTK Công ty ABC Công ty XYZ Biểu 1.5: Tổng hợp thông tin về HTK Công ty XYZ Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Công ty ABC Biểu 1.6:Thử nghiệm kiểm soát đối với HTK Công ty ABC Công ty XYZ ơ Biểu 1.7:Thử nghiệm kiểm soát đối với HTK Công ty XYZ Thực hiện thủ tục phân tích Thủ tục phân tích được thực hiện nhằm phát hiện các biến động bất thường trước khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết. Thông qua thủ tục này, KTV có thể xác định hướng công việc trong bước tiếp theo. Ở công ty AASC chủ yếu thực hiện phân tích xu hướng. Công ty ABC Qua kết quả biểu đồ phân tích xu hướng biến động qua các tháng, KTV quyết định lựa chọn phát sinh của các tài khoản hàng tồn kho vào tháng 6, tháng 11 và tháng 12. Biểu 1.8: Thủ tục phân tích biến động PS Nợ - Có TK 152 công ty ABC Biểu 1.9: Thủ tục phân tích biến động PS Nợ - Có TK 155 công ty ABC Biểu 1.10: Thủ tục phân tích biến động PS Nợ - Có TK 156 Công ty XYZ Qua thủ tục phân tích xu hướng, KTV phát hiện tháng 12 cả phát sinh Nợ và phát sinh Có tăng đột biến KTV thực hiện kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ nhập xuất tháng 12. Thực hiện thủ tục kiểm kê vật chất hàng tồn kho Công ty ABC ABC là khách hàng thường xuyên nên khi kết thúc năm tài chính, nhóm kiểm toán đã có kế hoạch tham gia chứng kiến kiểm kê. Sau đây là Biên bản chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho của Công ty ABC vào thời điểm 31/12/2009 (trích): BIÊN BẢN CHỨNG KIỂN KIỂM KÊ HÀNG TỒN KHO Hà Nội, Ngày 31/12/2009 Đại diện Công ty ABC: Bà Dương Thị L: Trưởng nhóm Ông Nguyễn Văn T: Thủ kho Bà Lê Xuân H: Nhân viên công ty Đại diện Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC: Ông Trần Quang M: Chứng kiến kiểm kê. Vào hồi 16h ngày 31/12/2009 chúng tôi cùng nhau tham gia kiểm kê vật tư, hàng hóa tại các kho và kết quả kiểm kê như sau: Loại sản phẩm Số lượng tồn (hộp) Kho Phương pháp kiểm kê Ghi chú Pin R6p 40,989 KTP1 Đếm Pin R20P 888 KTP1 Đếm Pin R14 16,227 KTP1 Đếm Pin R20C 491,766 KTP1 Đếm Pin R40 2,224 KTP1 Đếm Pin R03 500,670 KTP1 Đếm Trưởng nhóm Thủ kho KTV Biểu 1.11: Đối chiếu kiểm kê Công ty ABC Công ty XYZ Tại Công ty XYZ do vào thời điểm cuối năm chưa kí kết hợp đồng kiểm toán nên nhóm kiểm toán không tham gia kiểm kê vào thời điểm 31/12/2009. Tuy nhiên, do HTKSNB đối với HTK được đánh giá là tốt nên KTV thực hiện thu thấp Báo cáo kiểm kê vào thời điểm 31/12/2009 của đơn vị và phỏng vấn kế toán nhằm khẳng định công việc kiểm kê đã thực sự diễn ra. Biểu 1.12: Đối chiếu kiểm kê Công ty XYZ Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết Thứ nhất: Kỹ thuật đối chiếu trực tiếp Giấy tờ làm việc đối chiếu số liệu HTK tại hai khách hàng ABC và XYZ: Biểu 1.13: Đối chiếu số liệu Công ty ABC Biểu 1.14: Đối chiếu số liệu Công ty XYZ Thứ hai: Kỹ thuật xác minh tài liệu Ở bước này, KTV thực hiện kiểm tra các nghiệp nghiệp vụ nhập, xuất vật tư, thành phẩm, hàng hóa với mục đích khẳng định tính có thật của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính đầy đủ, phân loại và trình bày. Công ty ABC Bước 1: KTV tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ nhập, xuất NVL, CCDC bằng cách chọn mẫu các nghiệp vụ nhập mua tháng 6, tháng 11 và tháng 12. Biểu 1.15: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết nhập mua NVL, CCDC công ty ABC Biểu 1.16: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết xuất dùng NVL, CCDC Công ty ABC Bước 2: Kiểm toán viên kiểm tra tính giá NVL xuất kho. Biểu 1.17: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra giá NVL Công ty ABC Trên cơ sở đánh giá việc ghi nhận đúng đắn giá trị NVL, CCDC kiểm toán viên tiến hành kiểm tra giá thành sản phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Bước 3: Kiểm tra giá thành sản phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, phương pháp tính giá và giá vốn. Kiểm tra CPNVLTT: Ở bước công việc này, KTV chỉ cần thực hiện kiểm tra các nghiệp vụ xuất trực tiếp NVL vào sản xuất không qua kho do các nghiệp vụ nhập xuất nguyên vật liệu, tính chính xác của giá trị NVL xuất kho đã được thực hiện ở bước công việc trên. Biểu 1.18: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết CPNVLTT, CPSXC công ty ABC Kiểm tra CPNCTT: Công việc phần này có thể được giản lược do có liên quan đến chu trình tiền lương và nhân viên. Kiểm tra chi phí sản xuất chung: KTV dựa trên kết quả kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên, tài sản cố định cùng kết quả của việc đánh giá chi phí NVL, CCDC đã thực hiện. Công việc KTV là kiểm tra tính đúng đắn của các tiêu thức phân bổ. Chi phí sản xuất chung tại đơn vị được phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Qua kiểm tra sự phân bổ này trên thẻ tính giá thành, KTV kết luận chi phí sản xuất chung được phân bổ một cách đúng đắn và hợp lý. Kiểm tra phương pháp tính giá và giá vốn: Biểu 1.19: Kiểm tra phương pháp tính giá thành sản phẩm, giá vốn Công ty ABC Kiểm tra chia cắt niên độ: KTV lựa chọn các nghiệp vụ xung quanh thời điểm kết thúc năm tài chính nhằm đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế được phản ánh đúng kỳ kế toán phát sinh. Biểu 1.20: Kiểm tra chia cắt niên độ Công ty ABC Công ty XYZ Tại khách hàng XYZ đối với kiểm toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và việc tập hợp chi phí cho dịch vụ vận chuyển cũng được tiến hành như khách hàng ABC. Biểu 1.21: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết nhập mua NVL, CCDC công ty XYZ Biểu 1.22: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết XK NVL, CCDC công ty XYZ Biểu 1.23: Kiểm tra chi tiết TK 154 công ty XYZ Kiểm tra nhập mua hàng hóa: KTV thực hiện đối chiếu sổ chi tiết HTK với chứng từ gốc nhằm xác minh tính đúng đắn của các nghiệp vụ mua hàng. Biểu 1.24: Trích giấy tờ làm việc kiểm tra chi tiết nhập mua hàng hóa công ty XYZ Kiểm tra giá vốn hàng bán: Biểu 1.25: Kiểm tra phương pháp tính giá vốn hàng bán Công ty XYZ Kiểm tra trích lập dự phòng giảm giá HTK: Thông qua nhưng hiểu biết và những bằng chứng thu thập được KTV tiến hành kiểm tra cơ sở trích lập dự phòng giảm giá HTK tại đơn vị: Biểu 1.26: Kiểm tra trích lập dự phòng giảm giá HTK Công ty XYZ Kết luận kiểm toán về chu trình hàng tồn kho KTV tổng hợp những phát hiện trong quá trình thực hiện kiểm toán chu trình HTK tại khách hàng sau đó đưa ra các kết luận và các bút toán điều chỉnh nếu cần thiết. Công ty ABC Biểu 1.27: Kết luận kiểm toán về chu trình HTK Công ty ABC Biểu 1.28: Thuyết minh chênh lệch sau kiểm toán Công ty ABC Công ty XYZ Biểu 1.29: Kết luận kiểm toán về chu trinhg HTK Công ty XYZ Biểu 1.30: Thuyết minh chênh lệch sau kiểm toán Công ty XYZ SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN TẠI KHÁCH HÀNG ABC VÀ XYZ ABC và XYZ đều là công ty cổ phần, là khách thể kiểm toán bắt buộc theo luật định. Là hai loại hình doanh nghiệp khác nhau trong đặc điểm kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý, đặc điểm HTK nên công tác kiểm toán ở 2 khách thể này cũng có sự khác biệt nhất định. Lập kế hoạch kiểm toán hàng tồn kho Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại cả 2 công ty khách hàng ABC và XYZ đều được thực hiện đầy đủ các bước: thu thập thông tin cơ sở về khách hàng, thủ tục phân tích sơ bộ, đánh giá trọng yếu và rủi ro, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát, thiết kế chương trình kiểm toán. Tuy nhiên, trong từng bước công việc cụ thể, có sự khác nhau nhất định. ABC là khách hàng thường xuyên của Công ty nên KTV nghiên cứu các thông tin chung về khách thể cũng như thông tin về HTK qua hồ sơ kiểm toán năm trước, hồ sơ kiểm toán chung và chỉ cần cập nhật sự thay đổi trong hoạt động, chính sách cũng như các yếu tố kinh tế, xã hội có ảnh hưởng xu hướng hoạt động của khách hàng. XYZ là khách hàng kiểm toán năm đầu nên KTV phải thu thập toàn bộ thông tin từ khi thành lập đến khi thực hiện kiểm toán. Trong bước tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm soát cũng có sự khác biệt rõ ràng. Qua phỏng vấn nhân viên trong đơn vị, KTV xác định hệ thống kiểm soát nội bộ tại 2 đơn vị đều ở mức khá. Tuy nhiên, do XYZ là khách hàng kiểm toán năm đầu nên để đảm bảo tính thận trọng nghề nghiệp, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao. Về nhân sự cho cuộc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán tại công ty ABC được lựa chọn là người đã từng thực hiện kiểm toán tại khách hàng trong những năm trước trong khi tại XYZ, trưởng nhóm kiểm toán được lựa chọn là người có sự hiểu biết về ngành, nghề kinh doanh của khách hàng. Thực hiện kiểm toán Tương tự ở giai đoạn lập kế hoạch, các bước trong thực hiện kiểm toán đều được thực hiện đầy đủ tại khách hàng ABC và XYZ. Hợp đồng kiểm toán với công ty ABC đã được kí trước thời điểm kết thúc năm tài chính nên KTV tham gia chứng kiến kiểm kê tại thời điểm 31/12/2009. Tại khách hàng XYZ, do không chứng kiến kiểm kê nên KTV tiến hành phỏng vấn nhân viên đơn vị để khẳng định độ tin cậy của các thông tin trên báo cáo kiểm kê của đơn vị tại thời điểm 31/12/2009. ABC là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm pin, XYZ là doanh nghiệp thương mại kinh doanh thép nên có sự khác biệt đáng kể trong việc thực hiện kiểm toán, đặc biệt trong việc kiểm tra giá HTK. Tại công ty XYZ, KTV thực hiện kiểm tra tính đúng đắn trong việc sử dụng phương pháp tính giá hàng xuất kho, giá vốn hàng bán. Tại công ty ABC, KTV thực hiện kiểm tra tính đúng đắn trong việc tập hợp chi phí sản xuất, xác định giá trị sản phẩm dở dang, giá thành sản phẩm và giá vốn hàng bán. So với doanh nghiệp thương mại, thủ tục kiểm tra giá HTK tại doanh nghiệp sản xuất phức tạp, đòi hỏi KTV có trình độ nghiệp vụ cao hơn. Kết luận kiểm toán về chu trình hàng tồn kho Trong giai đoạn này công việc kiểm toán được thực hiện như nhau ở hai khách hàng. KTV phụ trách phần hành tập hợp, hoàn thiện giấy tờ làm việc và chuyển cho trưởng nhóm kiểm toán soát xét. Sau đó, KTV tập hợp các phát hiện kiểm toán và đưa ra các bút toán xử lý chênh lệch, lập trang kết luận kiểm toán và thuyết minh xử lý chênh lệch. CHƯƠNG 2 NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN Những ưu điểm trong quy trình kiểm toán hàng tồn kho kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC là một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong thị trường kiểm toán Việt Nam về thị phần và chất lượng dịch vụ cung cấp. Tận dụng thế mạnh về mặt quy mô, tài chính và nguồn nhân lực, AASC đã không ngừng phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ truyền thống đó là kiểm toán BCTC. Riêng đối với công tác kiểm toán chu trình HTK của Công ty có những ưu điểm nổi bật: Thứ nhất: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Trong giai đoạn này, KTV thực hiện đầy đủ các bước công việc cần thiết bao gồm: thu thập thông tin cơ sở về khách hàng, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát từ đó đưa ra đánh giá về trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán có ý nghĩa quan trọng, được đề cao thực hiện bởi có thể giảm chi phí kiểm toán tới mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả, chất lượng cuộc kiểm toán. Công ty luôn có thái độ thận trọng trong khâu tìm hiểu thông tin về khách hàng dù là khách hàng thường xuyên hay khách hàng kiểm toán lần đầu. Công ty đã thiết kế một chương trình kiểm toán chung cho các chu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31562.doc
Tài liệu liên quan