Chuyên đề Hoàn thiện một số chính sách kinh tế phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 1

Chương I: Sự cần thiết của sự tác động chính phủ thông qua các chính sách để phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa 4

I- Doanh nghiệp nhỏ và vừa với phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH 4

1- Khái niệm và các tiêu chí đánh giá các doanh nghiệp nhỏ và vừa 4

2- Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa với phát triển kinh tế 9

II- Vai trò và nội dung tác động của Chính phủ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 13

1- Sự cần thiết của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 13

2- Nội dung tác động của chính phủ 13

3- Tác động của một số chính sách kinh tế với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 15

III- Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 20

Chương II: Phân tích sự tác động của một số chính sách kinh tế với sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian qua 23

I- Tình hình hoạt động và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian qua 23

1- Quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 23

2- Tình hình sản xuất kinh doanh 25

II- Các chủ trương chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 33

1- Các chủ trương đường lối phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 33

2- Sự tác động của các chính sách tới phát triển kinh tế doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 34

III- Phân tích sự tác động của các chính sách kinh tế tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa 47

1- Đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh 47

2- Thu hút lao động 48

3- Những vướng mắc hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ 48

Chương III: Hoàn thiện một số chính sách của Chính phủ nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đến năm 2010 56

I- Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2010 56

1- Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến doanh nghiệp nhỏ và vừa 56

2- Quan điểm và mục tiêu phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 60

II- Hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 65

1- Chính sách thương mại 65

2- Chính sách về tài chính - tín dụng và vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 69

3- Chính sách đất đai 71

4- Chính sách công nghệ và đào tạo 72

III- Một số kiến nghị nâng cao hoạt động của các chính sách 75

1- Đối với sách sách thương mại 75

2- Đối với chính sách ngân ngân sách, tiền tệ và tài chính 76

3- Đối với chín sách đất đai 78

4- Đối với chính sách công nghệ và đào tạo 78

5- Đối với các vấn đề khác 79

Kết luận 80

Tài liệu tham khảo 81

 

 

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện một số chính sách kinh tế phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịu ảnh hưởng. Hiện nay , việc kiểm soát ngoại hối đang được áp dụng ở việt nam bao gồm các yếu tố sau đây: Thứ nhất: việc kiểm soát nhằm thu gom ngoại tệ vào các ngân hàng bằng cách yêu cầu các cá nhân và tổ chức kinh doanh khi chuyển ngoại tệ vào Việt Nam phải lập tức đổi sang đồng Việt Nam hoặc phải gửi tại một tài khoản ngoại tệ ở ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ . * Kiểm soát xuất nhập khẩu bằng các biện pháp thuế quan. Hầu hết các nước thuế xuất nhập khẩu là một cơ chế chủ yếu để điều tiết hoạt động thương mại và sự vận hành của nền kinh tế . Đối với Việt Nam , cũng như các nước có nền kinh tế kém phát triển , thuế xuất nhập khẩu là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách . Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa , nét đặc trưng quan trọng của thuế xuất nhập khẩu Việt Nam là có xu hướng tăng lên ở mức cao và tỏ ra phức tạp . Vì vậy vấn đề này là rất quan trọng và cần lưu ý số lượng thuế xuất nhập khẩu tối đa của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực . Trên lý thuyết thuế nhập khẩu cao được dử dụng làm cơ chế bảo hộ công nghiệp trong nước khởi sự cạnh tranh từ nước ngoài , nhưng thực tế , các ngành công nghiệp dự kiến được bảo hộ lại không được bảo hộ vì các hàng rào thuế quan cao đã làm cho các ngành công nghiệp ít có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế , và rốt cuộc ngành công nghiệp sẽ phải cạnh tranh với hàng hoá nhập lậu của nước ngoài , bởi lý do rất cơ bản là thuế quan cao là nguyên nhân làm cho buôn lậu có lợi nhuận cao . Theo ước tính của Bộ thương mại hàng hoá buôn bán lậu được phát hiện và bắt giữ trong năm 1999 có giá trị trên 700 tỷ đồng . cũng theo ước tính của Bộ thương mại và các Bộ khác có liên quan ,thì số hàng hoá lậu được phát hiện và bắt giữ chỉ là một phần nhỏ trong tổng số lượng hàng hoá nhập lậu vào Vịt Nam , chúng ta thử lấy mặt hàng rượu làm thí dụ : qua khảo sát thị trường cho thấy ,số lượng chai được kê khai dán tem chỉ chiếm 60% tổng số chai rượu đang tồn kho ,nhưng hầu hết số rượu đó được biết chắc là hàng hoá nhập lậu - thậm chí có những chai vãn được dán tem . Do vậy , việc bảo hộ bằng thuế quan cao cho các ngành trong nước là hoàn toàn không có lợi, và sẽ không mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước ,trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa . Vì vậy , cách duy nhất để giảm nguy cơ cạnh tranh với các hàng lậu là triệt tiêu hoặc cắt giảm các khoản lợi nhuận từ hoạt động buôn lậu , bằng cách giảm mức thuế quan xuống mức thấp hơn , hoặc bằng mức thuế quan của các nước trong khu vực hiện nay đang áp dụng .Bên cạnh đó , cần phải nâng cao sức canh tranh của các ngành công nghiệp trong nước bằng cách đưa các doanh nghiệp vào môi trường canh tranh cao hơn , hay bằng nỗ lực giảm chi phí sản xuất kinh doanh mà hiện nay ở Việt Nam vẫn đang ở mức cao , chẳng hạn như chi phí đất đai , chi phí viễn thông , chi phí vận tải cao , ... , thậm chí do hiện tượng tham nhũng. Hơn nữa , việc giảm mức " bảo hộ" bằng thuế quan cao còn tạo điều kiện để các daonh nghiệp trong nước nhanh chóng có khả năng canhj tranh trên thị trường quốc tế Hệ thống phân loại hải quan hiện nay còn phức tạp và vưóng mắc . Một mặt sự phân loại còn có sự chồng chéo , do đó một sản phẩm có thể phải chịu nhiều thuế khác nhau . thí dụ , một loại dầu gội đầu chữa bệnh có thể được coi là hàng dược phẩm với mức thuế suất là 5% hoặc là hàng mỹ phẩm với thuế suất 65% . Mặt khác còn có một số mặt hàng chưa được phân loại rõ ràng . trong những trường hợp đó Hải quan có thể chuyển vụ việc tới Bộ tài chính để quyết định nhưn g thời gian thường kéo dài từ 1 đến 4 tuần , nên dễ gây ra nhiều khoản phí tổn cho nhà nhập khẩu như : chi phí lưu kho , bỏ lỡ nhiều cơ hội ; gây ra những tổn phí cho khả năng cạnh tranh chung của nền kinh tế . 2.2. Chính sách ngân sách , tiền tệ và tài chính. * Khái quát chung về các chính sách tài khoá và tiền tệ Trong những năm gần đây , Chính phủ Việt Nam đã nhận được sự đánh giá rất cao của cộng đồng tài chính quốc tế về các biện pháp vĩ mô hợp lý. Như đã đề cập ở trên , trong những năn gần đây , thông qua việc thất chặt ngân sách và ban hnàh các loại thuế mới kết hợp với chính sách " mở cửa " thương mại và đầu tư , Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng cao với tỷ lệ lạm pháp thấp . Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế năm 1995 đạt 9,5% , năm 1996 đạt 9,3% , năm 1997 đạt 9,0% , năm 1999 do chịu tác động của cuộc khủng khoảng trong khu vực nên chỉ đạt 4,77% , năm 2000 đặt 4,8% , năm 2001 đạt 6,8% và ươc tính năm 2002 đạt 7,3% . Tỷ lệ lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng đã giảm từ 67,5% năm 1990 xuống còn 4% năm 1997, và năm 2000 chỉ số giá tiêu dùng là (- 0,6%) . Chính phủ Việt nam đã tạo ra được uy tín lớn trong việc thiết lập một môi trường với chính sách vĩ mô hợp lý , với mức tăng trưởng cao và lạm pháp thấp , điều đó đã mang lại lợi ích cho các ngành cũng như cho các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa . Trong tương lai , mức tăng trưởng và niềm tin của các nhà đầu tư lại phụ thuộc rất lớn vào sự ổn định này và các chính sách cần thiết để có môi trường đó thì cần phải tiếp tục nghiên cứu , hoàn thiện và thực hiện . Về tiết kiệm và đầu tư . Tiết kiệm tăng một cách đáng kể từ 7,4% năm 1990 lên 16,5% năm 1997 , nhưng đến năm 2000 tiết kiệm có xu hướng giảm và vẫn còn thấp so với các nước khác ở Châu á và khoảng cách chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước đang ngày càng mở rộng . tổng tiết kiệm 16,5% , ttổng đầu tư 27% , tiết kiệm 7,6 % , đầu tư 11,7% . Bảng ... thực hiện vốn đầu tư xây dựng toàn xã hội . 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số nguồn vốn (tỷ đồng ) 68.048 79.367 96.870 97.336 105.2000 120.600 1.Vốn Nhà nước 26.048 35.894 46.570 52.536 15.300 74.700 2. Vốn ngoài quốc doanh 20.000 20.773 20.000 20.500 21.000 23.5000 3.Vốn đầu tư TNHH 22.000 22.700 30.300 24.200 18.900 21.800 Tỷ trọng % 100 100 100 100 100 100 1. Vốn nhà nước 38,4 45,2 48,1 54,0 62,1 61,9 2.Vốn ngoài quốc doanh 29,4 26,2 20,6 21,1 20,0 19,5 3. Vốn đầu tư TNHH 32,3 28,6 31,3 24,9 18,0 18,6 Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam ( kinh tế 2000- 2001) Từ bảng trên cho thấy , đầu tư xây dựng toàn xã hội của khu vực ngoài quốc doanh , trong đó phần lớn là các cá nhân hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trong khá cao 20% (1999) và đầu tư trực tiếp nước ngoài là 18% (1999) , số liệu trên phản ánh sự đóng góp đáng kể của các thành phần kinh tế cũng như hiệu quả của nó . Vì vậy việc khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài sẽ đem lại hai tác động có lợi : .) Thứ nhất : Sẽ vực lại luồng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang trong tình trạng giảm sút . .) Thứ hai : Tăng khả năng khả năng tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, sẽ hỗ trợ cho sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa , và chính sự phát triển này đã góp phần cho sự tăng trưởng khã ổn định của Việt Nam trong thời gian qua . Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với khả năng và ưu thế tạo công ăn việc làm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân , ngược lại , việc tạo ra công ăn việc làm sẽ giúp cho người lao động có thêm thu nhập , đồng thời xoá đói giảm nghèo . * Các thể lệ và chính sách về đầu tư tín dụng . Theo quy định hiện hành có liên quan đến chính sách tính dụng các doanh nghiệp , kể cả doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh , đã có thể tiếp cận với các nguồn tín dụng . Tuy nhiên , do những hạn chế trong các thể lệ tín dụng , các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không thể tiếp cận được , đối với các nguồn vốn tín dụng để thành lập cơ sở kinh doanh mới của mình . Các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp phải những khó khăn trong việc sử dụg tài sản thế chấp do những khó khăn trongviệc xin giấy chững nhận quyền sử dụng đất và thủ tục định giá tài sản cầm cố , thế chấp . điều này đã có sự phân biệt đối xử gây bất lợi cho các doanh nghiẹp nhỏ và vừa . Việc tiếp cận hạn chế tới các nguồn đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa , cùng vớithị trường chứng khoán , hoạt động không rộng rãi , do đó không huy động được vốn đầu tư trong nước đối với tất cả các doanh nghiệp , trong đó có các doanh nghiẹp nhỏ và vừa , sẽ rất hạn chế , và kết quả là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh không thể vay được các khoản vay trung hạn và dài hạn , mà chỉ được vay trong ngắn hạn từ các tổ chức ngân hàng . Lãi suất vay nội địa đối với các doanh nghiệp Nhà nước được vay với lãi suất thấp , thậm chí dưới 0,6%/tháng hiện nay . Còn đối với các doanh nghiệp khác ( doanh nghiệp tư nhân phải vay với mức lãi suất 0,75% /tháng hoặc 0,85% / tháng ) . Đặc biệt là các hộ kinh doanh phải vay với mức lãi suất 1,0% đến 1,2% /tháng gâp hai lấn so với lãi suất cho vay các doanh nghiệp Nhà nước . * Chính sách thuế . Chính sách thuế đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường va trong quá hội nhập vào nền kinh tế khu vực . Thuế là nguồn thu ngân sách của Nhà nước ta hiện nay . Từ ngày 1/1/1999 thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp bắt đầu thực thi và cũng xem đây là một bước ngoặt đáng kể của hệ thống chính sách nước ta .Việc áp dụng thuế VAT nhằm khắc phục sự trùng lặp của thuế doanh thu và thuế thu nhập thay thế cho thuế lợi tức , và mở rộng thêm nguồn thu cho ngân sách , do đó có thể giảm thuế suất một cách đáng kể mà không ảnh hưởng gì tới số lượng nguồn thu . Tuy nhiên với việc thực hiện hai luật thuế trên , qua thực tế các doanh nghiệp cho biết , doanh nghiệp nào có thuế doanh thu từ 1% đến 4% , nay áp dụng thuế VAT 10% thì hoà vốn , và doanh nghiệp nào có thuế doanh thu lớn hơn hoặc bằng 8% nay áp dụng VAT 10% thì có lợi hơn . Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có một số vấn đè nảy sinh như sau : .) Thuế VAT chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động ghi chép sổ sách kế toán , sử dụng hoá đơn chứng từ heo quy định của chặt chẽ pháp luật , trong khi đó đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa , đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ thì khó có thể đảm bảo được yêu cầu này . Do đặc điểm về quy mô các mặt hàng kinh doanh ,..., do đó việc kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có nhiều điểm khác biệt so với các doanh nghiệp lớn . Nhưng nếu buộc các doanh nghiệp nhỏ phải thực hiện kế toán như các doanh nghiệp lớn thì sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp . Nếu không áp dụng thì các doanh nghịp nhỏ và vừa đều phải chịu áp dụng một mức thuế suất khác biệt tính trên tổng . Trên thực tế việc sử dụng hoá đơn chứng từ và phương pháp kế toán khoa học của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đáng kể , việc dựa vào cơ sở nào để tính thuế là khó có thể diễn ra thuận lợi được . Những hiện tượng " lách luật " có thể xuất hiện và đó là một trở ngại đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính . .) áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp , các khoản thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao quát có lợi cho Nhà nước , nhưng căn cứ vào tính thuế nhìn chung vẫn còn rườm rà và phức tạp . Trong hệ thống thuế mới, các ưu đãi về thuế vẫn chưa được áp dụng về mặt quy mô , nghĩa là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn phải nộp thuế như các doanh nghiệp lớn Một số thuế suất ưu đãi thì trên thực tế có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không được hướng dẫn quy định về việc hoá đơn , chứng từ , do đó gây thiệt thòi đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa . Một số doanh nghiệp nhỏ và vừa , nếu thuộc diện thu nhập cao do có những lợi thế khách quan mang lại thường khó được hưởng chế độ tạm thời không thu thuế thu nhập bổ sung theo điều kiện " cơ sở sản xuất 50% sản phẩm sản xuất ra hoặc có doanh thu từ xuất khẩu chiếm 50% tổng doanh thu " vì các ndoanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt đọng xuất khẩu so với các doanh nghiệp lớn ... Trong một cuộc hội thảo các daonh nghiệp tư nhân có một bài phát biểu : " sự phân biệt đối xử gây bất lợi cho các công ty tư nhân đang cố thủ trong hệ thống thuế những ưu đãi về thuế được dành cho tất cả các thành phần kinh tế DNNN. Các HTX và các doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài ,nhưng lại hoàn toàn dành cho các Công ty tư nhân . Vì vậy , đề nghị Chính phủ dành cho Công ty tư nhân sự đối xử công bằng ". Ta thử so sánh nước ta với một số nước Đông Nam á . Nước Cơ cấu mức thuế Thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập doanh nghiệp Singapore 2%-28% (10 loại) 26% ( được giảm xuống 25%) Malaysia 2 %-30% ( 9 loại) 30% Inđônêxia 10%-15%-30% ( 3 loại) 10%-15%-30% Philipbin 1%-35% ( 9 loại) Được đề nghị : 10%- 20% - 30% 35% Được đề nghị : 10- 30% Thái Lan 5%-37% ( 5 loại ) 30%( được đề nghị giảm 25%) Việt Nam 0-50% đối với người nước ngoài 0-60% đối với người Việt Nam 15%-20%-25%-32% Nguồn : Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư. Hiện nay ở Việt Nam , áp dụng một loại thuế suất duy nhất cho lợi nhuận của tất cả các doanh nghiệp không phân biệt phương thức và bản chất kinh doanh , với mức thuế thống nhất là 32% . So với mức thuế này không thấp hơn mức thuế cao nhất trong biểu thuế thu nhập Công ty ở khu vực Đông Nam á . Từ phân tích về thuế như trên có thể thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải có chính sách ưu đãi về thuế trong thời gian tới . chính sách thuế phải nằm trong chính sách hỗ trợ nói chung , nhằm tạo động lực thúc đẩy các daonh nghiệp nhỏ và vừa . 2.3. Chính sách đất đai . Vấn đề cải cách đất đai có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển công nghệ và khu vực doanh nghiệp tư nhân . Quyền sử dụng đất được thể chế hóa và được xác nhận bằng giấy chững nhận quyền sử dụng đất , giấy này có thể làm vật thế chấp cho các khoản vay và thế chấp tín dụng . Việc công nhận quyền sử dụng đất đai còn tuỳ thuộc vào thẩm quyền của các cấp chính quyền địa phương . Các quy định về quyền sử dụng đất đô thị còn chưa rõ ràng bằng các quy định đối với đất nông nghiệp . Giấy chững nhận quyền sử dụg đất đai có ảnh hưởng quan trọng đến khu vực tư nhân . Theo Quyết định 217 - QĐ - NH1 ngày 17/8/1996 của thống đốc ngân hàng Nhà nước thì tất cả các loại đất không có giấy chứn nhận quyền sử dụng đất thì không thể sử dụng thế chấp . Hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp chưa có giấy chứng nhận đất ,đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy ,các doanh nghiệp tư nhân không được cấp quyền sử dụng đất đô thị mà chỉ được thuê . Chính những cản trở này đã gây khó khăn cho sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những tồn tại của đất đai như quy hoạch quyền sử dụng đất , thuê đất đánh giá trị thị trường đất , giao đất ,..., khai hông vấn đề đất đai còn giúp lành mạnh hoạt động tín dụng . Trong tổng số nợ hiện nay , số lượng tài sản thế chấp , mà chủ yếu là đất đai nhà cửa , các ngân hàng đang quản lý có giá trị từ 7000-8000 tỷ đồng . Tính riêng tại thành phố hồ chí minh tài sản thế chấp kẹt trong đó chiếm tới 70% trong tổng số quá hạn . Do đó , có thể cho rằng việc cử lý tài sản thế chấp còn chư được thực hiện có hiệu quả . Tóm lại , vấn đề đất đai vẫn là một vấn đề thách thức lớn đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa .Thứ nhất , rất khó có được đất đai dùng cho các mục đích đầu tư . thứ hai , hệ thống xét duyệt của Chính phủ đối với việc thực hiện quyền sử dụng đất là rất phức tạp và rắc rối , không có hiệu quả về kinh tế , mà dễ tạo cơ hội cho các hành vi trục lợi và các hành vi lạm dụng khác . Thứ ba , nếu các quyền sử dụng đất phục vụ cho các mục đích thương mại và công nghiệp không được quy định rõ ràng và các điều kiện dùng đất để thế chấp không được nới lỏng , các doanh nghiệp tư nhân không thể phát triển một cách đúng đắn . Hiện nay , các doanh nghiệp tư nhân đang buộc phải thực hiện các htủ tục và quy định không rõ ràng và đôi khi có nhaũng hoạt động vi phạm pháp luật . 2.4. Chính sách công nghệ và đào tạo. Hầu hết các doanh nghiệp đều biết khi tham gia vào thị trường quốc tế , để cạnh tranh tốt thì vấn đề công nghệ sản xuất phải hiện đại . Phần lớn cdác doanh nghiệp chúng ta đang xử dụng là hết sức lạc hậu , tụt hậu so với côngnghệ trung bình của thế giới từ 3 đến 4 thế hệ . Hơn nữa , còn có một số doanh nghiệp nhỉo và vừa hiện nay đang còn sử dụng các thiết bị máy móc mà các doanh nghiệp Nhà nước thải bỏ , thêm vào đó tỷ lệ biết đọc và biết viết của người Việt Nam khá cao trong khu vực , nhưng kiến thức và kỹ năng chuyên môn của người lao động lại không đủ cao để có thể làm chủ được các công nghệ hiện đại . Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực và công nghệ trong vấn đề phát triển kinh tế , nó được xem như là một trong những yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng . Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đặc biệt đến chính sách đào tsọ và công nghệ . Hội nghị toàn thể lần hai Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khoá VIII) đã thảo luận về hai vấn đề này . Sau Nghị quyết của Hội nghị đã có 17 chương trình khoa học và công nghệ được thực hiện . Gần đây , đã có hội thảo chuyên đề giới hiệu một số kinh nghiệm dạy nghề và giới thiệu việc làm của tổ chức lao động quốc tế ( ILO) , tổ chức tại Thành Phố Hồ Chí Minh , trung tâm đào tạo nghiệp vụ kỹ thuật (MTC) đã giới thiệu mô hình " học trước , trả sau " dành cho những đối tượng ưu tiên do địa phương gửi đi học và sau khi ra trường phần lớn đều có việc làm . Theo lời nhận xét của ông Gerald Hiteler ( một chuyên gia tư vấn về đào tạo nghề tại trung tâm MTC cho rằng : hiện nay Việt Nam có quá nhiều mô hình đào tạo nghề , mỗi trung tâm , mỗi doanh nghiệp đều có các mô hình đào tạo khác nhau . Điều này không những gây khó khăn cho công tác giảng dạy , quản lý , điều hành mà còn tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các trung tâm dạy nghề với nhau .Bởi vậy Việt Nam cần xây dựng cho mình một mô hình đào tạo nghề thích hợp với chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất . Mô hình đào toạ nghề nào thích hợp với Việt Nam ? đây là một câu hỏi , đòi hỏi sự trả lời là phải có sự hỗ trợ của Nhà nước , và các ổ chức cóliên quan nên bàn bạc và giải quyết bài toán về đào tạo nghề để tìm được một hướng đi thích hợp cho lượng lao động nhàn dỗi ở Việt Nam hiện nay, đồng thời tạo ra một sinh lực mới trong việc thu hút đầu tư , nhất là đầu tư nước ngoài góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế . Về phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có rất nhiều tổ chức hỗ trợ trong và ngoài nước nhưng đa phần hoạt động vì lợi ích riêng và hiệu quả hoạt động không được cao , chính vì vậy có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn tham gia hoặc nhận sự tư vấn , hướng dẫn của các tổ chức này . Trong khi đó nhu cầu thông tin , chuyển giao công nghệ phổ biến kiến thức ... là rất lớn và có sự hỗ trợ của Nhà nước . Vì vậy ,cần phải có một cơ quan thuộc chính phủ để hỗ trợ cho hoạt động của các trung tâm này , cơ quan này hoạt động trên cơ sở là đầu mối trung gian giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với Chính Phủ . III.PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ TỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA. 1.Đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh . Nhìn chung phần thực trạng đã trình bày ở trên đã cho chúng ta thấy rõ hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa . Nhưng nhận thấy các doanh nghiệp ở khu vực này còn nhiều hạn chế . Nừu chỉ tính riêng cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thuộc khu vực Nhà nước thì doanh thu trung bình chỉ đạt 23 triệu đồng , còn với các doanh nghiệp có quy mô vừa đạt 40,5 triệu đồng . Số liệu tương ứng về lãi là 0,4 triệu và 0,8 triệu đồng . Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc khu vực Nhà nước chỉ đạt được tương ứng là 22% - 39% và 44%-68% so với toàn khu vực các doanh nghiệp nhà nước , nếu so với các doanh nhgiệp có quy mô lớn thì hiệu quả của nó còn hơi thấp . Trong côngnghiệp , trung bình mỗi lao động trong các doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ tạo ra 14,6 triệu doanh thu và 0,4 triệu đồng tiền lãi . Số liệu tương ứng đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa là 23 triệu đồng doanh thu là 0,7 triệu đồng . Như vậy doanh thu và lãi bình quân trên một lao động của một doanh nghiệp nhỏ chỉ bằng tương ưngs là 37,4% và 26,7% so với toàn bộ quốc doanh . Số liẹu tương ứng với doanh nghiệp có quy mô vừa là 59,5% và 46,7% . Trong thương mại bình quân một lao động trong các doanh nghiệp nhỏ tạo ra 236,7 triệu đồng doanh thu và 3,9 triệu đồng tiền lãi , tức 32% về doanh thu và 12,8 % về tiền lãi so với toàn bộ thương nghiệp quốc doanh . Đối với doanh nghiệp có quy mô vừa tươong ứng là 148,8 triệu đồng doanh thu và 1,3 triệu đồng tiền lãi chỉ bằng 62,9% về doanh thu và 33,3% về tiền lãi so với toàn bộ thương nghiệp quốc doanh . Nừu so với các doanh nghiệp thương mại lớn thì hiệu quả vẫn đang còn thấp . Khu vực kinh tế tư nhân cũng có tình trạng tương tự : doanh thu trung bình quân một lao động chỉ có 99,8 triệu đồng /năm ( khoảng 15% tiền lãi ) bình quân một lao động là 2,9 triệu đồng . 2.Về thu hút lao động . Như phần thực trạng đã bàn đối với nước ta hiện nay số doanh nhiệp nhỏ vàvừa chiếm 96% và thu hút khoảng 49% lượng lao động phi nông nghiệp ở nước ta. Do vậy về phàn này ta có thể xem rõ ở phần thực trạng 3.. Những vướng mắc hiện nay các doanh nghiệp gặp phải - Về môi trường chính sách vĩ mô của nhà nước . Môi trường chính sách vĩ mô có một số thuận lợi cơ bản , chẳng hạn như: + Khung pháp lý và các chính sách đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa không ngừng được hoàn thiện ; Luật Doanh nghiệp với nhiều thuận lợi đã có hiệu lực . + Chính phủ đã công bố một chương trình hành động phát triển khu vực tư nhân bao quát nhiều mặt , nhiều lĩnh vực . + Cơ chế xuất nhập khẩu tự do hơn qua việc Chính phủ ban hành Nghị định 57 1/1998 /NĐ- CP . Tuy nhiên , trước mắt vẫn còn gặp nhiều khó khăn . Trước hết , đó là hệ quản có từ trước của cuộc khủng khoảng tài chính trong khu vực bắt đầu từ năm 1997 . do mức tăng trưởng chung và nhu cầu trong nước giảm sút tong vìa năm trở lại đây , còn rất nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng sa sút , kém hiệu quả và trì trệ . Điều này đã dẫn tới hiện tượng giảm sút đầu tư của tư nhân , cả tư nhân trong và ngoài nước . Nhưng đây chỉ xem trong một xu thế ngắn hạn . Kể từ đầu năm 2000 , các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có dấu hiệu khả quan hơn , hứa hẹn những điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh hơn . Tiếp đến là khó khăn , dù đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần đã được côn bố và thực hiện từ năm 2000 đến nay , nhưng các nhà kinh doanh tư nhân trong nước vẫn còn có tâm lý dè dặt vào đầu tư cũng như trong sản xuất kinh doanh . Sự lo ngại đó cũng có thể bắt nguồn từ những biến cố lịch sử về chính sách phát triển của đất nước , cũng như thực tiễn diễn ra hàng ngày ở các cấp khác nhau hiện nay . Tình trạng không rõ chủ trương và các chính sách cụ thể để thể hiện đường lối đó , đã gây ra tâm lý ngần ngại đầu tư lớn , đầu tư dài hạn , kinh doanh lâu dài và bài bản . Sự thiếu nhất quán , hay thay đổi và chồng chéo của một số chính sách cũng đã gây ra những tác động tiêu cực tới giới kinh doanh. Hiện tượng phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp thuộc khu vực quốc doanh với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn tồn tại , cả trong việc đề ra chính sách lẫn thực hiện chính sách . Chẳng hạn các doanh nghiệp thuộc khu vực quốc doanh có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh : + Vay ngân hàng dễ hơn và không cần có thế chấp. + Dễ dàng thuê đất hơn ,. + Tiếp cận tín dụng ưu đãi của Chính Phủ dễ dàng hơn . + Được cấp chính quyền quan tâm hơn giúp đỡ và ủng hộ hơn. + Tiếp cận với hạn ngạch xuất khẩu dễ dàng hơn . + Dễ dàng nhận được các thông tin từ các cơ quan Nhà nước hơn . + Người lao động và giới quản lý cũng dễ dàng hơn với các dịch vụ đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn miễn phí của các cơ quan Nhà nước dành cho doanh nghiệp . - Về mặt vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa : để đáp ứng nhu cầu về vốn tín dụng của mình , các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường phải đi vay vốn chủ yếu từ các tổ chức phi tài chính , cụ thể là từ các thân nhân và bạn bè . Đôi khi , các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn phải trả nợ cho các tổ chức phi tài chính các khoản lãi suất cao gấp 3 đến 6 lần so với lãi chính thức . Một phần ,là do các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các khoản tín dụng ngắn hạn , trung hạn và dài hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác . Mặt khác , các khoản vay có bảo lãnh rất hiếm khi dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những lý do có thể từ các điểm nổi bật sau đây: + Các thủ tục vay vốn tín dụng ngắn hạn , trung hạn và dài hạn ở các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức thường quá phức tạp , dẫn tới chi phí giao dịch quá caovà làm cho những khoản tính dụng này vượt quá sức các doanh nghiệp nhỏ và vừa . Chính vì những thủ tục và yêu cầu phức tạp như vậy làm cho hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có thể vay được vốn của ngân hàng . + Vì thủ tục quá phức tạp và chi phí giao dịch cao làm cho các ngân hàng không muốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay, hơn nữa dưới góc độ của ngân hàng thì lợi nhuận mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa mang lại không lớn, trong khi thủ tục cho vay lại quá phức tạp như cho các doanh nghiệp lớn vay. + Những quy định quá khắt khe về tài sản thế chấp và về các dự án đầu tư đã làm cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể đáp ứng được kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34436.doc
Tài liệu liên quan