Chuyên đề Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỂ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ 2

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 2

1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty cổ phần bánh kẹo cao câp Hữu Nghị 4

1.3.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 7

1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ 17

2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng tới phân tích tình hình tài chính 17

2.2. Phương pháp phân tích tình hình tài chính 19

2.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính tại công ty cô phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 22

2.3.1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính 22

2.3.1.1.Phân tích tình hình biến động tài sản 22

2.3.1.2.Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn 27

2.3.1.3.Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 31

2.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 33

2.3.2.1.Phân tích khoản phải thu 34

2.3.2.2.Phân tích tình hình biến động các khoản phải trả 36

2.3.2.3.Phân tích khả năng thanh toán 39

2.3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty 42

2.3.3.1.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 43

2.3.3.2.Phân tích tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho 49

2.3.3.3.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 50

2.3.4. Phân tích rủi ro tài chính 54

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ 57

3.1. Đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 57

3.1.1. Những ưu điểm 57

3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân 58

3.2. Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 61

3.2.1. Hoàn thiện về tài liệu phân tích 62

3.2.2.Hoàn thiện vể phương pháp phân tích 62

3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích 63

3.2.3.1.Bổ sung một số chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài chính 63

3.2.3.2. Bổ sung một số chỉ tiêu phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh 64

3.2.3.3. Bổ sung chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh 66

3.2.4. Hoàn thiện tổ chức phân tích tình hình tài chính 70

KẾT LUẬN 72

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so với đầu năm, nguyên nhân là do do tốc độ tăng của TSDH cao hơn so với tốc độ tăng của nợ dài hạn, và sự tăng lên của TSDH phần lớn được trang trải từ nguồn vốn chủ sở hữu.Nhìn chung, hai chỉ tiêu trên đều cao thể hiện công ty sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, đồng thời cũng cho thấy tình hình tài chính lành mạnh của công ty. 2.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Tình hình công nợ của doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản mà các nhà quản trị quan tâm.Các khoản công nợ ít, không dây dưa kéo dài sẽ tác động tích cực đến tình hình tài chính thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, ngược lại các khoản công nợ nhiều sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của nhau, ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp, làm cho hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Tình hình công nợ luôn gắn liền với khả năng thanh toán của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp thường xuyên phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong mối quan hệ mật thiết với nhau để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2.3.2.1.Phân tích khoản phải thu Để phân tích các khoản phải thu, trước hết chúng ta hãy phân tich tình hình tăng giảm của các khoản phải thu Stt Chỉ tiêu Mã số Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Số tiền % I Các khoản phải thu NH 130 28.031.742.805 34.063.691.195 -6.031.948.390 -17,71 1 Phải thu khách hàng 131 24.019.890.500 31.650.750.650 -7.630.860.150 -24,11 2 Trả trước cho người bán 132 2.500.790.798 630.790.709 +1.870.000.089 +296,83 3 Phải thu nội bộ 133 150.230.000 330.450.805 -180.220.805 -54,54 4 Các khoản phải thu khác 135 1.360.831.507 1.451.699.031 -90.867.524 -6,26 5 Các khoản phải thu DH 210 0 0 0 (Theo số liệu từ bảng cân đối kế toán năm 2007,2008) Bảng 2.7 : Phân tích tình hình tăng giảm các khoản phải thu Qua bảng phân tích trên ta thấy các khoản phải thu của công ty cuối năm đã giảm so với đầu năm là 6.031.948.390 đồng hay giảm 17,71%. Nguyên nhân chính làm cho các khoản phải thu ngắn hạn giảm đi là do sự sụt giảm mạnh của khoản phải thu khách hàng.So với đầu năm thì vào cuối năm, khoản phải thu khách hàng đã giảm đi 7.630.860.150 đồng hay giảm đi 24,11%.Phải thu khách hàng giảm không phải là do số lượng khách hàng của công ty giảm đi, cũng không phải do doanh thu tiêu thụ giảm.Thực tế đã cho thấy, doanh thu tiêu thụ của công ty cuối năm tăng rất mạnh so với đầu năm. Vậy, nguyên nhân nào dẫn tới sự sụt giảm khoản phải thu khách hàng của công ty? Để có thành tích đó là do công ty đã xây dựng được những chính sách hợp lý trong việc thu hồi các khoản nợ. Bên cạnh những khách hàng truyền thống như các đại lý, người bán lẻ,các trung tâm thương mại, trong năm vừa qua, công ty đã xúc tiến mở rộng hệ thống phân phối của mình. Cùng với việc mở rộng hệ thống phân phối đã mang lại cho công ty những thành quả đáng kể trong nhiều mặt. Phải thu khách hàng giảm trong khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên cho thấy công ty đã có những cố gắng đáng kể trong việc thu hồi nợ, giảm lượng vốn bị các đợn vị khác chiếm dụng, góp phần sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn. Đó là một thành tích to lớn của công ty. Bên cạnh khoản phải thu khách hàng giảm xuống thì các khoản phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác cũng giảm đi đáng kể. Khoản phải thu nội bộ của công ty cuối năm giảm so với đầu năm là 180.220.805 đồng, hay giảm tương ứng là 54,54%. Khoản phải thu khác cũng giảm đi 90.867.524 đồng hay giảm 6,26%. Đây cũng là một dấu hiệu tốt về tình hình công nợ của công ty Tuy tổng các khoản phải thu ngắn hạn công ty giảm nhiều, tuy nhiên, trong đó vẫn có một số khoản mục phải thu tăng lên.Khoản trả trước cho người bán cuối năm tăng so với đầu năm là 1.870.000.089 đồng hay tăng lên 296,83%. Lý do có sự tăng mạnh của khoản này là do trong năm công ty có nhiều đối tác mới, việc trả trước cho người bán là một chính sách công ty đưa ra nhằm tạo uy tín với nhà cung cấp, và tạo cơ sở cho mối làm ăn lâu dài Để có thể đưa ra những nhận xét đúng đắn hơn về tình hình phải thu khách hàng của công ty, ta tiếp tục phân tích tình hình luân chuyển phải thu khách hàng qua 2 năm2007,2008.Dựa vào số liệu trong sổ chi tiết tài khoản 131 và hệ thống báo cáo tài chính công ty năm 2007,2008 ta có bảng sau: TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền % 1 Tổng doanh thu bán chịu(VNĐ) 312.230.980.350 293.450.900.890 +18.780.079.460 +6,40 2 Phải thu KH bình quân(VNĐ) 28.250.790.840 30.780.560.000 -2.529.769.160 -8,22 3 Số vòng quay phải thu KH (3) = (1) / (2)(vòng) 11,05 9,53 +1,52 +15,95 4 Số ngày của một vòng quay (4) = 360/(3)(ngày) 32,56 37,78 -5,22 -13,82 (Theo số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo phân tích tình hình biến động các khoản phải thu năm 2007,2008) Bảng 2.8: Phân tích tình hình luân chuyển của phải thu khách hàng Qua bảng phân tích trên ta thấy, số vòng quay phải thu khách hàng năm 2008 đã giảm xuống so với năm 2007 là 1,52 vòng.Như vậy,năm 2008 công ty đã rút ngắn được hơn 1,5 vòng quay phải thu khách hàng , hay rút ngắn được độ dài của 1 vòng quay đi 5,22 ngày. Điều đó đã thể hiện sực cố gắng của công ty trong việc thu hồi nợ, giảm lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, góp phần vào việc sử dụng vốn một cách hiệu quả.Nhìn chung, số ngày một vòng quay công ty như thế là không cao, và số vòng quay phải thu khách hàng cũng tương đối hợp lý Như vậy, qua phân tích trên ta thấy, trong năm 2008 công ty đã có những cố gắng đáng kể trong công tác thu hồi nợ và nó đã mang lại những thành tích cho công ty, phản ánh tình hình tài chính lành mạnh của công ty. 2.3.2.2.Phân tích tình hình biến động các khoản phải trả Cũng tương tự các khoản phải thu, ta phân tích các khoản phải trả để thấy được mức độ chiếm dụng vốn của công ty cũng như hiểu được tình trạng thanh toán nợ của công ty như thế nào. Trong khi hầu hết các khoản phải thu giảm xuống thì các khoản phải trả của công ty lại có những biến đổi khác nhau: tt Chỉ tiêu Mã số Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Số tiền % I Nợ ngắn hạn 310 76.433.389.790 78.100.120.112 -1.666.730.322 -2,13 1 Vay và nơ ngắn hạn 311 10.300.355.899 17.000.120.778 -6.699.764.879 -39,41 2 Phải trả người bán 312 31.990.998.000 33.009.120.889 -1.018.122.889 -3,08 3 Người mua trả trươc 313 398.750.550 712.990.999 -314.240.449 -44,07 4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 3.013.099.788 4.109.840.556 -1.096.740.768 -22,68 5 Phải trả người lao động 315 11.998.842.520 18.999.998.450 -7.001.155.930 -36,84 6 Chi phí phải trả 316 2.456.543.000 1.300.334.510 +1.156.208.490 +88,91 7 Phải trả nội bộ 317 5.000.120 1.998.520 +3.001.600 +150,19 8 Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 16.299.799.913 2.965.715.410 +13.334.084.503 +449,61 II Nợ dài hạn 330 19.467.480.319 15.900.110.788 +3.567.379.531 +22,44 (Theo số liệu bảng cân đối kế toán năm 2007,năm 2008) Bảng 2.9: Phân tích tình hình biến động các khoản phải trả Qua bảng trên ta thấy, trong khi nợ ngắn hạn có xu hướng giảm thì nợ dài hạn lại có xu hướng tăng lên. So với đầu năm, nợ ngắn hạn vào cuối năm giảm 1.666.730.322 đồng hay giảm tương ứng là2,13%.Nợ ngắn hạn giảm là do vay và nợ ngắn hạn, phải trả người lao động giảm mạnh. Vay và nợ ngắn hạn giảm 6.669.764.879 đồng tương ứng giảm 39,41%. Phải trả người lao động giảm 7.001.155.930 đồng tương ứng giảm 36,84%. Hai chỉ tiêu này giảm là một dấu hiệu tốt về tình hình tài chính của công ty,nhất là chỉ tiêu phải trả người lao động giảm mạnh đã cho thấy công ty đã cố gắng hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với công nhân viên. Phải trả người bán cũng giảm xuống song không đáng kể, so với đầu năm phải trả người bán đã giảm đi 1.018.122.889 đồng tương ứng giảm 3,08%. Tuy con số này không lớn song cũng thể hiện sự tích cực của công ty trong việc tự chủ về tài chính cũng như hạn chế đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác. Bên cạnh những khoản kể trên thi các khoản như: người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp ngân sách cũng giảm nhẹ.Khoản người mua trả tiền trước cuối năm giảm so với đầu năm là 314.240.449 đồng tương ứng giảm 44,07%, thuế và các khoản phải nộp ngân sách giảm 1.096.740.768 đồng tương ứng giảm 22,68%. Ngược với vay ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả người lao động thì chỉ tiêu nợ ngắn hạn khác lại tăng lên đáng kể. So với đầu năm thì chỉ tiêu này cuối năm đã tăng lên 13.334.084.503 hay tăng lên 449,61%. Chỉ tiêu này tăng mạnh là do khoản phải trả cổ tức của công ty tăng mạnh, vay mượn vật tư và các khoản mục khác cũng đều tăng lên.Việc các khoản phải trả phải nộp khác tăng mạnh là một dấu hiệu không tốt về tình hình tài chính của công ty. Bên cạnh sự tăng mạnh của khoản mục này thì còn có sự tăng lên cuả một số khoản nợ ngắn hạn khác nhưng không đáng kể, như khoản chi phí phải trả tăng lên 1.156.208.490 hay tăng 88,91%, phải trả nội bộ tăng 3.001.600 hay tăng 150,19% Trong khi vay và nợ ngắn hạn giảm xuống thì nợ dài hạn lại tăng lên đáng kể. So với đầu năm nợ dài hạn tăng lên 3.567.379.531 đồng hay tăng lên 22,445. Sự thay đổi này của công ty được xem là hợp lý, vì công ty đang tập trung mở rộng sản xuất kinh doanh nên việc giảm nợ ngắn hạn vừa thể hiện sự đảm bảo cân đối chế độ thanh toán trong ngắn hạn vừa phù hợp với việc đầu tư dài hạn được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn. Mặc dù các khoản phải thu ngắn hạn, nợ ngắn hạn của công ty đều giảm. Nhưng để đánh giá một cách chính xác hơn về mức độ chiếm dụng vốn của công ty, ta phân tích thêm chỉ tiêu sau đây: Chỉ tiêu Cách tính Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Số tiền % Hệ số thanh toán nợ NH tổng quát Nợ phải thu NH Nợ NH phải trả 0,325 0,443 -0,118 -26,64 (Theo số liệu từ bảng cân đối kế toán năm 2008) Bảng 2.10: Phân tích hệ số nợ ngắn hạn của công ty Vào thời điểm đầu năm và cuối năm, hệ số thanh toán của công ty đều rất thấp cho thấy công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị chiếm dụng.Chỉ tiêu này còn giảm xuống trong năm 2008. Vào cuối năm, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn tổng quát giảm 0,118 so với đầu năm tương ứng giảm 26,64%.Đây là một dấu hiệu không tốt về tình hình tài chính của công ty.Nếu công ty không đảm bảo được khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn thì tình hình tài chính công ty có thể sẽ khó khăn. Vì thế, công ty cần có các biên pháp giải quyết nhằm giảm lượng vốn đi chiếm dụng, như thế sẽ đảm bảo được an toàn cho tình hình tài chính của công ty và tạo được niềm tin với đối tác. Công ty nên cân đối lại các khoản phải thu , phải trả sao cho hệ số thanh toán nợ ngắn hạn tổng quát gần bằng 1. Công ty đi chiếm dụng vốn như vậy liệu có đảm bảo khả năng thanh toán hay không? Để có câu trả lời, ta hãy phân tích các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán để đánh giá mức độ lành mạnh về tình hình tài chính của công ty. 2.3.2.3.Phân tích khả năng thanh toán Khả năng thanh toán là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của công ty. Đây cũng là một chỉ tiêu mà được rất nhiểu đối tượng quan tâm như chủ doanh nghiệp, nhà cung cấp, ngân hàng…Nếu khả năng thanh toán được đánh giá tốt thì chứng tỏ công ty có đủ và thừa khả năng trả các khoản nợ của mình. Đồng thời cũng cho thấy tình hình tài chính của công ty là ổn định và lành mạnh. Trong trường hợp ngược lại, khả năng thanh toán của công ty bị hạn chế thì chắc chắn ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính. Để hiểu rõ về khả năng thanh toán của công ty, ta đi vào phân tích một số chỉ tiêu sau đây: TT Chỉ tiêu Cách tính các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch Số tiền % 1 HS khả năng thanh toán tổng quát Tổng tài sản Nợ phải trả 2,04 1,75 +0,29 +16,6 2 HS khả năng thanh toán nợ NH Tổng giá trị thuần của TSNH Tổng nợ ngắn hạn 1,46 1,53 -0,07 -4,6 3 HS khả năng thanh toán nhanh Tiền,các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn 0,34 0,24 +0,10 +41,7 4 HS khả năng thanh toán của TSNH Tiền,các khoản tương đương tiền Tổng giá trị thuần của TSNH 0,23 0,16 +0,07 +43,8 (Theo số liệu từ báo cáo kế toán công ty năm 2007,2008) Bảng 2.11: Phân tích khả năng thanh toán của công ty Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty năm 2007 nhỏ hơn 2 cho thấy khả năng thanh toán của công ty trong năm 2007 là chưa được tốt. Đến năm 2008, công ty đã có những nỗ lực đáng kể để tăng hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty lên, đưa hệ số này lên con số là 2,04 tăng 0,29 hay tăng 16,6% so với năm 2007. Đối với một đơn vị sản xuất như công ty thì hệ số này phải lớn hơn 2 mới đảm bảo khả năng thanh toán tổng quát, do đặc điểm đơn vị sản xuất là có nguồn tiền mặt dự tính thu vào không cao, nợ ngắn hạn tương đối lớn, hàng bán chưa thu được tiền ngay. Xuất phát từ hạn chế trên, ban lãnh đạo công ty nên chú ý giữ hế số khả năng thanh toán tổng quát lớn hơn 2 để đảm bào khả năng thanh toán tổng quát cho công ty và cũng là để tạo sự tin cậy cho đối tác làm ăn. Tiếp theo, ta phân tích hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.Năm 2007, một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo chi trả bởi 1,53 đồng tài sản ngắn hạn, sang năm 2008 con số này chỉ còn là 1,46. Tuy hệ số này đã giảm 0,07 hay giảm 4,6% xong trong cả 2 năm thì hệ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, công ty cũng cần có những lưu ý, vì nếu để hệ số này quá lớn thì lượng tiền ứ đọng sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Nếu mới chỉ phân tích hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thì chưa phản ánh được tính linh hoạt của một công ty. Trong TSNH bao gồm những khoản mục có tính thanh khoản cao như tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản mục có tính thanh khoản kém như các khoản phải thu, hàng tồn kho. Vì vậy,để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán của công ty, ta tiếp tục phân tích hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số KNTT nhanh của công ty trong 2 năm đều thấp. Năm 2007, hệ số này là 0,24, sang năm 2008, hệ số này là 0,34, tăng 0,1 so với năm 2007 hay tăng 44,7%. Tuy nhiên, hệ số này vẫn còn thấp. Điều này thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền của công ty không được tốt, công ty chưa đáp ứng ngay được yêu cầu thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn trong kỳ báo cáo. Tuy nhiên, nếu hệ số thanh toán nhanh mà quá cao cũng không tốt. Nếu hệ số này tiến gần tới 1,thì chứng tỏ tình hình thanh toán của công ty khả quan nhưng vốn bằng tiền quá nhiều dẫn tới vòng quay vốn lưu động thấp và hiệu quả sử dụng vốn không cao. Như vậy, công ty cần phải cân đối hệ số khả năng thanh toán nhanh sao cho vẫn đảm bảo thanh toán ngay các khoản nợ trong kỳ mà không bị ứ động vốn bằng tiền. Hệ số này ở mức 0,5 là hợp lý. Hệ số khả năng thanh toán TSNH của công ty cũng ở mức thấp. Năm 2007, hệ số này là 0,16, năm 2008 là 0,23. Tuy đã tăng lên 0,07 hay tăng lên 43,8%, song hệ số này vẫn còn ở mức thấp. Như vậy, khả năng chuyển đổi thành tiền của TSNH cũng rất chậm. Cả hệ số này và hệ số khả năng thanh toán nhanh đều cho thấy công ty không đủ tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Trong thời gian tới, công ty nên có biện pháp điều chỉnh lại hai hệ số trên sao cho đảm bảo khả năng thanh toán và để tạo uy tín với các đối tác trên thị trường. 2.3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty Để phân tích hiệu quả kinh doanh, trước tiên ta đi vào đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty trong 2 năm: TT Chỉ tiêu Cách tính các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền % 1 HS lợi nhuận ròng (ROS) Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần trong kỳ 0,048 0.06 +0,012 +25 2 HS sinh lời của TS( ROA) Lợi nhuận sau thuế Tổng giá trị TSBQ trong kỳ 0,099 0,138 +0,039 +39,4 3 HS sinh lời của VCSH ( ROE) Lợi nhuận sau thuế VCSH bình quân trong kỳ 0,24 0,29 +0,05 +20,83 (Theo số liệu từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007,2008) Bảng 2.12 : Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty Qua bảng phân tích trên ta thấy nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận của công ty năm 2008 đều tăng so với năm 2007.Nếu như trong năm 20067, một đồng doanh thu tạo ra 0,048 đồng lợi nhuận thì đến năm 2008, một đồng doanh thu tạo ra 0,06 đồng lợi nhuận.Con số này tăng 0,012 đồng so với năm 2007 hay tăng 25%. Sức sinh lời của tài sản cũng tăng lên . Năm 2007, công ty đầu tư một đồng tài sản bình quân thì thu đươc 0,099 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2008, con số này là 0,138 đồng, tăng 0,039 đồng so với năm 2007 hay tăng 39,4%. Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu cũng tăng lên. Năm 2007, công ty đầu tư một đồng vốn chủ sở hữu thì đem lại 0,24 đồng lợi nhuận. Đến năm 2008, với việc đầu tư một đồng vốn chủ sở hữu thì công ty thu được 0,29 đồng lợi nhuận, tăng 0,05 đồng so với năm 2007 hay tăng 20,83. Đây là những dấu hiệu đáng mừng cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang tiến triển rất tốt. 2.3.3.1.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, ta có bảng phân tích sau: TT Chỉ tiêu Cách tính chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tuyệt đối % 1 Số vòng quay của TS(vòng) Tổng doanh thu trong kỳ Tổng giá trị TSBQ 2,06 2,29 +0,23 +11,1 2 Độ dài một vòng quay(ngày) 360 ngày Số vòng quay củaTS 174,7 4444444444444,74,74,7 157,2 -17,56 -17,56 3 Sức sinh lời của tài sản(ROA) LNST Tổng giá trị TSBQ 0,099 0,138 +0,039 +39,4 4 Sức hao phí của tài sản so với LNST Tổng giá trị TSBQ LNST 10,10 7,27 -2,83 -28,0 5 HS doanh thu trên tài sản(SOA) Tổng doanh thu trong kỳ Tổng giá trị TSBQ 2,062 2,293 +0,231 +11,20 (Theo số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo tình hình luân chuyển tài sản năm 2007,2008) Bảng 2.13 : Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Qua bảng phân tích ta thấy số vòng quay của tài sản bình quân đã tăng trong năm qua.năm 2007, tổng tài sản bình quân tăng được 2, 06 vòng, sang năm 2008 tăng lên 2,29 vòng , tăng 0,23 vòng tương đương với tăng 11,1%. Số vòng quay của tài sản tăng lên làm số vòng của một vòng quay tài sản giảm xuống. Độ dài của một vòng quay năm 2007 là 174,76 sang năm 2008 giảm xuống còn 157,2 ngày, giảm 17,56 ngày hay giảm tương đương là 10,05%.năm 2007, một đồng tài sản mang lại 2,06 đồng daonh thu, còn năm 2008, một đồng tài sản mang lại cho công ty 2,29 đồng doanh thu. Như vậy, năm 2008, một đồng tài sản mang lại cho công ty nhiểu doanh thu hơn so với năm 2007. Điều này cho thấy khả năng thu hồi vốn của công đã tăng lên so với năm 2007. Việc thu hồi vốn nhanh sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho công ty,tạo điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tích lũy tái đầu tư tài sản cố định mới. Năm 2008, một đồng tài sản bình quân đêm lại cho công ty nhiều lợi nhuận hơn so với năm 2007.Năm 2008, một đồng tài sản bình quân đem lại 0,138 đông lợi nhuận sau thuế, còn năm 2007. một đông tài sản bình quân mang lại 0,099 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, sang năm 2008, con số này đã tăng lên so với năm 2007 là 0,039 đồng tương đương với 39,4%.Như vậy, tài sản của công ty đã được sử dụng ngày càng hiệu quả, mang lại thành tích cho công ty.Để có được điều này, là do công ty chú trọng tăng các nguồn thu nhập, công ty đã có nhiều biện pháp hạn chế tốc độ tăng của chi phí. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý có tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu, còn các khỏan giảm trừ chi phí tài chính đã giảm so với năm 2007.Do đó đã làm cho hệ số sinh lời của tài sản tăng lên. Điều nay được thể hiện rõ qua chỉ tiêu suất hao phí của tài sản.Để có một đồng LNST, năm 2007 công ty phải đầu tư 10,1 đồng, sang năm 2008 chỉ tiêu này đã giảm xuống còn 7,27 đồng, giảm 2,83 đông hay giảm tương ứng là 28%. Sức hao phí lao động và tỷ suất sinh lời của tài sản tăng lên là những tín hiệu tốt về tình hình sử dụng tài sản của công ty. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc so sánh đơn thuần, ta không thể thấy được nhân tố nào làm cho sức sinh lời của tài sản lại tăng lên, vì vậy, chúng ta cần đi vào phân tích cụ thể chỉ tiêu này để thấy được tác động cụ thể của từng nhân tố tới nó. LNST Tài sản bình quân Sức sinh lời của tài sản ( ROA ) = ------------------- Doanh thu LNST Tài sản bình quân Doanh thu ROA = ------------- * --------------------- ROA = ROS * SOA ROA phụ thuộc vào hai yếu tố là ROS và SOA, ta hãy phân tích xem hai yếu tố này ảnh hưởng như thế nào tới ROA. ΔROA = ΔROA1 – ΔROA0 ΔROA( ROS) = (ROS1 – ROS0) * ROA0 ΔROA( ROS) = ( 0,06 – 0,048) * 2,062 = +0,025 ΔROA ( SOA) = ROS1 * ( SOA1 – SOA0) Δ ROA (SOA ) = 0,06 * ( 2,293 – 2,062) = +0,014 ΔROA = ΔROA( ROS) + ΔROA(SOA) ΔROA = 0,025 + 0,014 = + 0,039 Qua phân tích ta thấy, chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản tăng lên là do sự đóng góp của hai nhân tố. ROS tăng lên 0,012 kéo theo ROA tăng lên 0,025. SOA tăng lên kéo theo ROA tăng lên 0,14. Tổng hợp cả hai nhân tố làm cho ROA năm 2008 tăng so với năm 2007 là 0,039. Đây là thành tích của công ty trong việc sử dụng tài sản một cách có hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả sử dụng tài sản , ta hãy đi sâu vào phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. . Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn stt Chỉ tiêu Cách tính Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tuyệt đối % 1 Số vòng quay TSDH(vòng) Tổng DT trong kỳ Tổng giá trị TSDHBQ 6,87 5.46 -1,41 -20,5 2 Số ngày một vòng quay(ngày) 360 ngày Số vòng quay TSDH 52,4 65,93 +13,53 +25,8 3 Sức sinh lời của TSDH LNST Tổng giá trị TSDHBQ 0,39 0,38 -0,01 -2,56 4 Suất hao phí TSDH so với doanh thu Tổng giá trị TSDHBQ Doanh thu thuần 0,14 0,16 +0,02 +14,3 5 Suất hao phí TSDH so với LNST Tổng giá trị TSDHBQ LNST 2,45 2,61 +0,16 +6,53 (Theo số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tình hình hao phí TSDH năm2007,2008) Bảng 2.14 : Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Qua bảng phân tich trên ta thấy, số vòng luân chuyển tài sản dài hạn của công ty rất cao. Năm 2007, TSDH bình quân của công ty quay được 6,87 vòng hay một đồng tài sản dài hạn bình quân đã tạo ra 6,87 đồng doanh thu. Sang năm 2008, chỉ tiêu này còn 5,46 vòng. Tuy đã giảm xuống 1,41 vòng tương ứng với giảm 20,5% xong vẫn ở mức cao. Năm 2008, một đồng TSDH tạo ra 5,46 đồng doanh thu. Số ngày của một vòng quay cũng tương đối ngắn, tốc độ luân chuyển của TSDH tương đối nhanh. Năm 2007,độ dài của một vòng quay là 52,4 ngày, sang năm 2008, độ dài của một vòng quay đã tăng lên là 65,93 ngày ,tăng13,53 ngày hay tăng tương ứng là 25,8%. Có sự thay đổi này là do trong năm 2008 công ty đã đầu tư nhiều vào TSDH mà chủ yếu là đầu tư nhiều vào TSCĐ. Nhiều dây chuyền sản xuất mới được đưa vào hoạt động như dây chuyền sản xuất bánh snack, dây chuyền sản xuất bánh mỳ công nghiệp...Đây đều là những mặt hàng mới nên tốc độ tăng của doanh thu không cao bằng tốc độ tăng của TSDH. Công ty sẽ phải mất một thời gian dài để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng và chiếm lĩnh thị trường. Khi đó, doanh số sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn,lợi nhuận thu về sẽ nhiều hơn. Cùng với lý do TSDH tăng mạnh, trong khi doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế tăng với tốc độ chậm hơn mà chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của TSDH giảm và suất hao phí của TSDH so với doanh thu thuần, suất hao phí của TSDH so với lợi nhuận sau thuế lại tăng lên. Suất hao phí tăng lên là điều tất yếu trong giai đoạn công ty vưa đưa nhiều máy móc thiết bị mới vào sản xuất và sản phẩm mới vẫn chưa chiếm lĩnh được thị trường . Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Hiệu quả sử dụng TSNH thể hiện qua các chỉ tiêu sau : stt Chỉ tiêu Cách tính chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tyệt đối % 1 Số vòng quay của TSNH (vòng) Tổng DT trong kỳ TSNHBQ trong kỳ 2,90 3,06 +0,16 +5,51 2 Số ngày của một vòng quay (ngày) 360 ngày Số vòng quay 124,14 117,65 -6,49 -5,22 3 Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn LNST TSNHBQ trong kỳ 0,166 0,215 +0,049 +29,52 4 Suất hao phi của TSNH so với doanh thu TSNHBQ Doanh thu thuần 0,288 0,280 -0,008 -2,78 5 Suất hao phí của TSNH so với LNST TSNHBQ LNST 6,00 4,65 -1,35 -22,5 (Theo số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tình hình luân chuyển TSNH năm 2007,2008) Bảng 2.15 : Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Qua bảng phân tích ta thấy,số vòng quay TSNH của công ty đã tăng lên 0,16 vòng hay tăng 5,51%.Tuy tăng không nhiều nhưng cũng đã thể hiện sự cố gắng của công ty trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Công ty đã giảm được số ngày của một vòng quay từ 124,14 ngày xuống còn 117,65 ngày, giảm được 6,49 ngày trong một vòng quay hay giảm 5,22%. Cùng với việc tăng tốc độ luân chuyển của TSNH, sức sinh lời của TSNH cũng tăng lên.Năm 2007, sức sinh lời của TSNH là 0,166, tức công ty đầu tư một đồng TSNH thì thu được 0,166 đồng LNST. Năm 2008, chỉ tiêu này đã tăng thêm 0,049 đồng hay tăng thêm 29,52% và đạt con số là 0,215. Suất hao phí của TSNH so với doanh thu thuần có giảm song mức giảm không đáng kể. So với năm 2007 thì năm 2008, suất hao phí TSNH trên doanh thu thuần giảm 0,008 hay giảm 2,78%. Suất hao phí của TSNH so với doanh thu lại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31204.doc
Tài liệu liên quan