Chuyên đề Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp tại Công ty Kiểm toán DTL

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 4

1.1.Những vấn đề chung về doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp 4

1.1.1.Doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp 4

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp 4

1.1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của giá trị doanh nghiệp 6

1.1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp 6

1.1.2.1.Môi trường kinh doanh 6

1.1.2.2.Các yếu tố nội tại doanh nghiệp 8

1.1.2.3. Khái niệm “xác định giá trị doanh nghiệp” và các vấn đề lien quan 10

1.2.Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp 13

1.2.1. Phương pháp giá trị tài sản ròng 13

1.2.1.1Cơ sở của phương pháp 13

1.2.1.2. Nội dung phương pháp 14

1.2.1.3. Đánh giá phương pháp giá trị tài sản ròng: 19

1.2.2.Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) 20

1.2.2.1.Chiết khấu luồng cổ tức (DDM) 21

1.2.2.2. Chiết khấu luồng thu nhập 26

1.2.3.Phương pháp định giá dựa vào các chỉ số tài chính 32

1.2.4. Một số phương pháp khác 34

1.2.4.1 Phương pháp định lượng Goodwill 34

1.2.4.2.Phương pháp “Real options evaluation” 35

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương phương pháp định giá doanh nghiệp 35

1.3.1 Mục tiêu của việc định giá 35

1.3.2 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp 36

1.3.3 Trình độ phát triển kinh tế của quốc gia 37

1.3.4 Nguồn dữ liệu phục vụ cho hoạt động định giá 37

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN DTL 38

2.1 Giới thiệu chung về Công ty Kiểm toán DTL 38

2.1.2. Quá trình hình thành phát triển của công ty Kiểm toán DTL 38

2.1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 39

2.1.4. Khách hàng và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của DTL 42

2.1.4.1. Dịch vụ kiểm toán: 42

2.1.4.2. Dịch vụ tư vấn: 43

2.1.4.3.Dịch vụ kế toán 44

2.1.4.5. Dịch vụ khác: 45

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 45

2.2 Thực trạng công tác đinh giá doanh nghiệp tại Công ty Kiểm toán DTL 46

2.2.1. Các phương pháp định giá doanh nghiệp tại Công ty Kiểm toán DTL 46

2.2.1.1. Phương pháp giá trị tài sản ròng 46

2.2.1.2. Phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF 51

2.2.2. Áp dụng vào phân tích, định giá Công ty Cổ phần X (là khách hàng của Công ty Kiểm toán DTL) 53

2.2.2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Cơ Điện Đông Anh 53

2.2.2.2 Phân tích môi trường kinh tế và ngành sản xuất công nghiệp điện 59

2.2.2.3 Vị thế của Công ty trong ngành 61

2.2.2.4 Phân tích báo cáo tài chính 62

2.2.2.5 Dự báo tình hình tài chính trong 5 năm 63

2.2.2.6 Phân tích rủi ro 64

2.2.2.7 Định giá Công ty Cổ phần X 65

2.3. Đánh giá về các phương pháp định giá doanh nghiệp tại Công ty Kiểm toán DTL 67

2.3.1. Kết quả đạt được 67

2.3.2. Hạn chế 68

2.3.2.1.Đối với phương pháp tài sản 68

2.3.2.2. Đối với phương pháp chiết khấu dòng tiền: 70

2.3.2.3. Các hạn chế khác về mặt tổ chức thực hiện 73

2.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế 75

2.4.3.1. Thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin thị trường 75

2.4.3.2. Chất lượng nhân viên định giá doanh nghiệp chưa cao 76

2.4.3.3. Thiếu quy định chuẩn của pháp luật 76

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN DTL 77

3.1 Định hướng phát triển Công ty và công tác định giá doanh nghiệp 77

3.2 Một số giải pháp 77

3.2.1 Hoàn thiện các phương pháp đã áp dụng 77

3.2.1.1 Đối với phương pháp giá trị tài sản ròng 77

3.2.1.2 Đối với phương pháp chiết khấu dòng tiền 78

3.2.2. Kết hợp các phương pháp định giá khác nhau 83

3.2.3 Các giải pháp khác 84

3.2.3.1 Sử dụng các nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp 84

3.2.3.2 Hoàn thiện hệ thống, qui trình định giá và cơ sở dữ liệu 85

3.2.3.3 Nâng cao mức đầu tư cho dịch vụ định giá 85

3.3 Kiến nghị 86

3.3.1. Kiến nghị với Nhà Nước: 86

3.3.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính: 87

3.3.3. Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước: 88

3.3.4. Kiến nghị với Bộ kế hoạch và đầu tư 89

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp tại Công ty Kiểm toán DTL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh giá Nguồn dữ liệu mà người định giá nhận được sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính toán các thong số đầu vào của các mô hình. Ngoài dữ liệu tài chính được cung cấp trong các báo cáo tài chính, nhà định giá còn phải thu thập các dữ liệu khác thông qua việc thực hiện các bước phân tích ngành, phân tích nền kinh tế, và phân tích công ty. Đối với những công ty mới thành lập, khi cổ phần hóa CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN DTL 2.1 Giới thiệu chung về Công ty Kiểm toán DTL 2.1.1.Giới thiệu về công ty Kiểm toán DTL Tên giao dịch : Công ty Kiểm toán DTL Tên giao dịch nước ngoài: DTL Auditing Company Tên viết tắt: DTL Trụ sở chính: Tầng 2 (P203), Tòa nhà D5 – Lô C, Đường Nguyễn Phong Sắc (kéo dài), Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: (844)62858899 Fax: (844)62858999 Website: www.horwathdtl.com Số đăng ký kinh doanh 0102028267 cấp ngày 22/09/2006 Giám đốc: Nguyễn Thành Lâm Vốn điều lệ: 3 000 000 000.VNĐ 2.1.2. Quá trình hình thành phát triển của công ty Kiểm toán DTL Cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thì những yêu cầu về kế toán, kiểm toán đặc biệt là kiểm toán ngày càng trở nên cấp thiết. Nắm bắt được yêu cầu đó ngày 07/2001 công ty Kiểm toán DTL ( Thành viên của Horwath International)được thành lập, và đến tháng 1/2008, DTL Hà Nội chính thức thành lập. Công ty Kiểm toán DTL được thành lập bởi các kiểm toán viên công chứng đã và đang hoạt động trong ngành kiểm toán và tư vấn. Công ty Kiểm toán DTL tập hợp được đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm và phong cách làm việc chuyên nghiệp kết hợp với sự hiểu biết về môi trường kinh doanh và luật pháp Việt Nam. Nhờ vậy công ty luôn mang đến cho khách hàng các dịch vụ tối ưu, sự tin tưởng và hài lòng. Với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khoa học, gọn nhẹ, linh hoạt, Công ty Kiểm toán DTL là một trong những tổ chức dịch vụ kế toán và kiểm toán hoạt động có hiệu quả và không ngừng phát triển về mọi mặt, phạm vi hoạt động của công ty ngày càng mở rộng cùng với sự phát triển của đất nước, sự giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Định hướng chiến lược của công ty đó là trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam thông qua uy tín chuyên môn và vị thế trên thị trường. Nhiệm vụ chiến lược của công ty dó là: - Nỗ lực hỗ trợ khách hàng gặt hái thành công trong mọi môi trường kinh danh. - Cam kết cung cấp cho khách hàng các dịch vụ có chất lượng cao theo phong cách chuyên nghiệp. - Tôn trọng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp: - Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn và năng lực giỏi để phục vụ khách hàng trong tiến trình phát triển và hội nhập toàn cầu: tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện; - Tạo sự khác biệt trong các dịch vu bằng việc đem thêm giá trị gia tăng và xây dựng quan hệ ấntượng với khách hàng; - Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong mọi hoạt động kinh doanh; - Phấn đấu đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, nhân viên , cổ đông và xã hội. 2.1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty đượcxây dựng gọn nhẹ, linh hoạt khoa học và có sự phân cấp rõ ràng, giúp ban giám đốc điều hành có hiệu quả và khai thác tối đa tiềm năng của hệ thống. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình sau: Sơ đồ 1: Sơ đò bộ máy tổ chức công ty Phòng kiểm toán tài chính 1,2 Khối hành chính Phòng nghiệp vụ Phòng hành chính Hội đồng thành viên Ban Giám đốc Phòng Tư Vấn Phòng kiểm toán xây dựng Phòng tư vấn tài chính, thuế Phòng Công nghệ thông tin Phòng kế toán * Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ máy quản lý của DTL: - Hội đồng thành viên: bao gồm các thành viên sáng lập có vai trò điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty thông qua ban Giám đốc, có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi quyền lợi của công ty. - Ban Giám đốc: bao gồm Giám đốc và các phó Giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu công ty,điều hành, tổ chức và quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty. Giám đốc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều lệ Công ty và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động cả Công ty. Các phó Giám đốc: có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành các hoạt động để thực hiện mục tiêu, chiến lược của Công ty. Các phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực mà Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm với Giám đốc về các lĩnh vực đó. Phòng nghiệp vụ bao gồm 2 phòng kiểm toán tài chính và phòng kiểm toán xây dựng. Phòng kiểm toán tài chính 1,2 có chức năng như nhau đều cung cấp các dịch vụ kiêểm toán báo cáo tài chính. Phòng kiểm toán xây dựng chuyên thực hiện kiểm toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, kiểm toán đánh giá lại tài sản, kiểm toán các quyết toán công trình xây dựng cơ bản và kiểm toán các dự án xây dựng. Phòng tư vấn: bao gồm phòng tư vấn tài chính và IT, phòng tư vấn thuế. Chức năng của phòng tư vấn nói chung đó là tư vấn cho khách hàng về các vấn đề tài chính, thuế và tư vấn ứng dụng CNTT…Bên cạnh đó phòng tư vấn cũng thực hiện các dịch vụ kiểm toán với khách hàng. Khối hành chính bao gồm phòng kế toán và phòng hành chính. Phòng kế toán có chức năng nhiệm vụ sau: Lập kế hoạch và giải quyết các nguồn tài chính, cân đối các khoản thu chi để tiến hành các hoạt động và quản lý các loại vốn, tài sản của công ty theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Đáp ứng đủ vốn kinh doanh trực tiếp tại các bộ phận của công ty, thực hiện chức năng thanh toán và các nghiệp vụ cụ thể trong các dịch vụ của công ty. Phòng hành chính thực hiện quản lý hồ sơ nhân sự, lưu trữ văn thư, giải quyết các thủ tục liên lạc, giao dịch hnàh chính, cập nhật thông tin , văn bản mới… Trong công ty các phòng có sự độc lập tương đối trong hoạt động của mình, tuy nhiên cũng có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng với nhau trong quá trình hoạt động để đạt hiệu quả cao nhất cho toàn công ty. 2.1.4. Khách hàng và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của DTL Khách hàng của công ty là các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế bao gồm các tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước độc lập, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty đa quốc gia, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các doanh nghiệp khác thuộc tất cả các ngành nghề kinh doanh như sản xuất, dịch vụ, thương mại, bưu chính viễn thông, hàng không…đặc biệt là các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ. Kết hợp chặt chẽ với khách hàng là một trong những thế mạnh của DTL để trợ giúp cho khách hàng đạt được mục tiêu đã đề ra. Lĩnh vực kinh doanh của công ty đa dạng, phong phú đáp ứng yêu cầu của thị trưòng. Trong đó lĩnh vực kinh doanh chủ yếu bao gồm: Dịch vụ kiểm toán Dịch vụ tư vấn(tài chính, thuế, …) Dịch vụ kế toán Dịch vụ khác 2.1.4.1. Dịch vụ kiểm toán: - Kiểm toán theo luật định bao gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán quyết toán vốn đầu tư, kiểm toán xây dựng cơ bản. Kiểm toán báo cáo tài chính (kiểm toán thường niên). Công việc này được thực hiện đối với các công ty hoạt động liên tục và trong các đơn vị có đơn đặt hàng kiểm toán thường xuyên với công ty. Đối với loại hình kiểm toán này thì công việc kiểm toán thường tiến hành kiểm toán tuân thủ nhiều hơn là kiểm toán hoạt động. Kiểm toán quyết toán công trình xây dựng cơ bản: Mảng kiểm toán này công ty thường thực hiện kiểm toán giá trị công trình xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao. Công việc kiểm toán thường được tiến hành sau khi công trình hoàn thành và được bàn giao. Kiểm toán dự án: các dự án thường được tiến hành trong giai đoạn đầu của công trình và tính chất của công trình này thường có quy mô lớn và mang tính chiến lược. Do vậy công việc kiểm toán thường được tiến hành sau khi dự án được lập xong. kiểm toán viên tiến hành kiểm tra các tính hợp lý hợp lệ của yếu tố chi phí và đánh giá hiệu quả mà dự án đó đem lại. - Kiểm toán tuân thủ khác và kiểm toán hoạt động: công ty thường tiếnhành kiểm toán tuân thủ, đồng thời tiến hành kiểm toán tính hiệu quả của các nghiệp vụ trong cơ cấu tổ chức quản lý. Mô hình kiểm toán này rất đa dạng và đòi hỏi có sự phối hợp tót giữa các phân hệ kiểm toán trong cùng công ty. Ngoài ra còn có kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp(chủ yếu là trong các công ty cổ phần),kiểm toán chi phí hoạt động, kiểm toán nội bộ… 2.1.4.2. Dịch vụ tư vấn: Sự phát triển của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam đặt ra nhiều vấn đề về tài chình, thuế và quản lý. Do đó, DTL đã đưa ra các giải pháp hợp lý giúp khách hàng nắm bắt được các cơ hội để mang lại những lợi ích thiết thực nhất cho doanh nghiệp. Bao gồm các lĩnh vực tư vấn chủ yếu sau: Tư vấn tài chính Tư vấn thuế Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin * Tư vấn tài chính Dịch vụ tư vấn tài chính là mảng dịch vụ có nhu cầu rất cao trong số khách hàng của công ty. Dịch vụ tư vấn tài chính được cung cấp với mục tiêu lành mạnh hoá hoạt động tài chính, phát huy tối đa năng lực tài chính. Các dịch vụ tài chính bao gồm: Lập dự án và xác định hiệu quả của dự án: Công việc này công ty tiến hành với các đơn đặt hàng của khách hàng yêu cầu lập dự án hoạt động của đơn vị, thông thường công ty thường tiến hành lập dự án hoật động ngắn hạn và mang tính chất thời vụ. Đông thời công ty cũng tiến hành đánh giá tính khả thi của dự án và hiệu quả của nó đem lại. Tư vấn thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ: Công ty tư vấn cho khách hàng về việc thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu, các quy chế kiểm soát phù hợp với yêu cầu của từng đơn vị. Xây dựng quy chế kiểm soát… * Tư vấn thuế Các chuyên viên thuế của công ty làm việc sâu sát với khách hàng để giảm thiểu gánh nặng về thuế một cách hợp pháp và tối đa hoá các chính sách ưu đãi, khuyến khích về thuế cho khách hàng. DTL cung cấp cho khách hàng các d ịch vụ tư vấn thuế sau: - Lập kế hoạch thuế, tư vấn, tham vấn về các vấn đề có liên quan đến các loại thuế thu nhập(doanh nghiệp, cá nhân), các chính sách ưu đãi về thuế, các loại phí và lệ phí, các loại thuế gián thu. - Hỗ trợ trong việc tuân thủ các luật thuế bao gồm cả việc lập, nộp các tờ khai thuế cho các công ty và cá nhân. - Lập hồ sơ xin được hưởng thuế xuất ưu đãi. - Lập hồ sơ xin miễn giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. - Đại diện cho khách hàng làm việc với các cơ quan thuế * Tư vấn giải pháp công nghệ thông tin(CNTT) Các chuyên gia tư vấn dịch vụ CNTT của DTL đã đượcđào tạo, có kinh nghiệm và kiến thức để chuyển giao các giải pháp phù hợp với yêu cầu và mục tiêu quản lý của khách hàng. Đội ngũ tư vấn dịch vụ CNTT của DTL là sự phối hợp hiệu quả từ các chuyên gia ở lĩnh vực bao gồm lĩnh vực tư vấn kế toán, tư vấn hệ thống, tư vấn quản ý... và các chuyên gia đào tạo có kinh nghiệm. Các chuyên gia tư vấn của DTL hiểu rõ giá trị của việc triển khai ứng dụng các giải pháp CNTT và tác động của nó đến sự thay dổi của doanh nghiệp. Dich vụ tư vấn giải pháp CNTT bao gồm: Chuẩn đoán hệ thống dịch vụ CNTT An toàn dữ liệu và quản lý rủi ro. Quản lý và điều hành hệ thống các dịch vụ CNTT Xây dựng chiến lược CNTT Giải pháp phân tích dữ liệu và kết xuất báo cáo quản lý. 2.1.4.3.Dịch vụ kế toán Công ty cung cấp các dịch vụ kế toán đa dạng cho khách hàng bao gồm lập sổ sách, lập ngân sách và lập báo cáo tài chính định kỳ. Điểm nổi bật trong dịch vụ kế toán của DTL là khả năng đáp ứng đượccác tiêu chuẩn đặc thù của các công ty mẹ ở nước ngoài, của các tổ chức quốc tế nhưng vẫn tuân thủ theo chế độ kế toán Việt Nam theo yêu cầu của bộ tài chính.Các dịch vụ bao gồm: Tổng hợp lập báo cáo tài chính hoặc báo cáo quản trị Soát xét báo cáo tài chính Xem xét các phần hành kế toán Thiết kế, triển khai hỗ trợ vận hành hệ thống kế toán Cung cấp nhân viên kế toán và kế toán trưởng Tư vấn hệ thống kế toán tính giá thành Tư vấn hệ thống kế toán Cung cấp các dịch vụ lập sổ sách kế toán 2.1.4.5. Dịch vụ khác: Công ty còn cung cấp đến khách hàng một số dịch vụ chuyên ngành khác như: - Đào tạo phát triển nguồn nhân lực - Định giá doanh nghiệp - Mua bán, sáp nhập - Lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch kinh doanh… 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bảng 1.1 Doanh thu qua các năm Đơn vị: triệu đồng 2006 2007 2008 Kiểm toán BCTC 840 1030 1530 Kiểm toán XDCB 470 560 860 Tư vấn 250 370 410 Dịch vụ khác 100 210 320 Tổng 1660 2170 3120 Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh ở trên ta thấy tổng doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 510 triệu đồng tương ứng mức tăng là 30,72%, năm 2008 tăng so với 2007 là 950 triệu đồng tương ứng với mức tăng 43,77%.Trong đó phải nói đến sự tăng lên đáng kể của lĩnh vực kiểm toán BCTC năm 2007 tăng 190trđ (22,6%), năm 2008 tăng 500 trđ(48,54%), lĩnh vực kiểm toán XDCB năm 2007 tăng 90trđ (36%) năm 2008 tăng 300trđ (53,57%) cùng với sự tăng lên đáng kể doanh thu của các dịch vụ tư vấn và dịch vụ khác. Điều này thể hiện sự điều hành đúng đắn của tập thể lãnh đạo công ty và sự nỗ lực không ngừng của nhân viên trong công ty 2.2 Thực trạng công tác đinh giá doanh nghiệp tại Công ty Kiểm toán DTL 2.2.1. Các phương pháp định giá doanh nghiệp tại Công ty Kiểm toán DTL 2.2.1.1. Phương pháp giá trị tài sản ròng * Qui trình định giá Qui trình xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty Kiểm toán DTL thường trải qua các bước sau: √ Bước 1: Tập hợp thông tin về doanh nghiệp cần phải xác định giá trị Tiến hành thu thập các thông tin về doanh nghiệp để làm dữ liệu đầu vào cho các phương pháp định giá. Thông thường các thông tin sẽ bao gồm: - Thông tin tài chính và tình hình kinh doanh của công ty cần định giá. Thông tin tài chính quan trọng nhất của doanh nghiệp cần được thu thập gồm: • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp • Thông tin về tình trạng nợ của doanh nghiệp • Thông tin về cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước • Kế hoạch tăng vốn của doanh nghiệp • Tình trạng các dự án đang thực hiện và kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp • Ngoài thông tin tài chính, những thông tin khác về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng được chú trọng: • Thông tin về các khách hàng quan trọng • Thông tin về nhà cung cấp • Thông tin về đối thủ cạnh tranh •Thông tin về thị phần Đối với các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá và có quan hệ khách hàng lâu năm với công ty DTL thì có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tài chính của doanh nghiệp bao gồm không chỉ các báo cáo tài chính mà còn cả các thông tin chi tiết khác về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin trong trường hợp này đầy đủ, chi tiết và độ tin cậy cũng cao hơn do DTL có thể trực tiếp kiểm định. Trong một số trường hợp mà không có sự hợp tác của công ty được mua (như một số trường hợp công ty tiến hành định giá là công ty con trong mối quan hệ công ty me-con) các thông tin tài chính được tập hợp khá khó khăn, đòi hỏi có quan hệ cũng như kĩ năng tốt của nhân viên. - Thông tin về ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động • Beta ngành • Tốc độ tăng trưởng của ngành • Các chỉ số tài chính trung bình ngành: ROA, ROE, P/E… • Các chứng chỉ, chỉ tiêu chất lượng của ngành. Một số ngành đặc thù như: dược phẩm, y tế, thực phẩm… đều đưa ra những hệ thống quản lý chất lượng nhất định làm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng các sản phẩm. Ví dụ, trong ngành dược có hệ thống quản lý chất lượng: GMP WHO, chứng nhận sản xuất thuốc tốt, GLP, chứng nhận thực hành kiểm nghiệm thuốc tốt, GSP, chứng nhận bảo quản thuốc tốt. • Các thông tin khác Bước 2: Tiến hành kiểm kê, phân loại, và đánh giá xác định lại giá trị thực tế của tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm định giá Sau khi kiểm kê, phòng Tư vấn sẽ đưa ra một biên bản kiểm kê tài sản của công ty, kèm theo các tài liệu có liên quan về các loại tài sản. Dựa trên biên bản kiểm kê, phòng Kiểm toán tài chính (1/2) sẽ tiến hành công tác kiểm toán báo cáo tài chính nhằm đưa ra những số liệu chính xác trên báo cáo tài chính của công ty. Bước 3: Phân tích và định giá doanh nghiệp Phòng tư vấn căn cứ vào các thông tin đã thu thập được và kết quả từ bước 2 để soạn thảo một báo cáo phân tích về doanh nghiệp cần định giá, đồng thời đưa ra khuyến nghị đầu tư. Một bản phân tích đầu tư mẫu bao gồm những nội dung sau: I. Giới thiệu về công ty √ Giới thiệu thông tin chung √ Lịch sử hình thành và phát triển √ Lĩnh vực kinh doanh √ Cơ cấu sở hữu √ Sản phẩm √ Thị trường II. Phân tích ngành √ Mối quan hệ phát triển của ngành và nền kinh tế √ Chính sách phát triển của ngành √ Trình độ công nghệ √ Mức độ cạnh tranh √ Xu hướng phát triển của ngành III. Phân tích công ty • Phân tích chung • Phân tích tài chính √ Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh √ Các chỉ số tài chính • Kế hoạch đầu tư √ Thông tin về kế hoạch tăng vốn, kế hoạch đầu tư trong tương lai của doanh nghiệp √ Đánh giá tính khả thi của kế hoạch • Phân tích SWOT: Đánh giá toàn diện về doanh nghiệp theo mô hình SWOT để thấy được khả năng phát triển của doanh nghiệp cũng như vị thế của doanh nghiệp. • Khả năng hợp tác và mong muốn của doanh nghiệp √ Yếu tố tài chính √ Yếu tố phi tài chính √ Các đối tác tiềm năng IV. Đánh giá về khả năng đầu tư vào doanh nghiệp • Định giá công ty • Khuyến nghị đầu tư * Cơ sở định giá: Giá trị doanh nghiệp được xác định trên cơ sở kết quả kiểm kê, phân loại và đánh giá xác định giá trị thực tế của tài sản để cổ phần hoá doanh nghiệp tại thời điểm xác định ngày 31/12/2006 • Đối với TSCĐ: Được xác định bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ % so với nguyên giá TSCĐ mới mua sắm tại thời điểm định giá. √ Đối với tài sản là thiết bị quản lý: - Nguyên giá mới của TSCĐ thiết bị quản lý được xác định lại theo giá trị sổ kế toán có tính đến sự đầy đủ của các thành phần của giá gốc. - Chất lượng còn lại được đánh giá trên cơ sở quan sát hiện trạng của máy móc thiết bị và được xác định theo mức độ hao mòn trên sổ kế toán có kết hợp với việc đánh giá lại sự hợp lý theo tỷ lệ khấu hao theo khung đã được quy định trong QĐ 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính. √ Đối với tài sản là phương tiện vận tải: - Nguyên giá mới của TSCĐ phương tiện vận tải được xác định lại theo giá trị trên sổ kế toán có tính đến sự đầy đủ của các thành phần của giá gốc. - Chất lượng còn lại được đánh giá trên cơ sở quan sát hiện trạng của phương tiện vận tải đang được lưu hành, căn cứ vào hiệu suất sử dụng, thời gian sử dụng hữu ích, tiêu hao nhiên liệu, công suất thiết kế, mức độ lạc hậu kĩ thuật. Phương pháp chủ yếu dựa trên cơ sở thống kê kinh nghiệm có tham khảo ý kiến của các chuyên gia kĩ thuật và có hiểu biết về đánh giá giá trị còn lại của xe ô tô. √ Đối với TSCĐ khác: - Nguyên giá mới của TSCĐ thiết bị quản lý được xác định lại theo giá trị trên sổ kế toán có tính đến sự đầy đủ của các thành phần của giá gốc. - Chất lượng còn lại được đánh giá trên cơ sở quan sát hiện trạng của máy móc thiết bị và được xác định theo mức độ hao mòn trên sổ kế toán có kết hợp với việc đánh giá sự hợp lý theo tỷ lệ khấu hao theo khung đã được quy định trong QĐ 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính. √ Đối với TSCĐ vô hình: Nguyên giá được xác định căn cứ trên hồ sơ gốc, sổ kế toán và Báo cáo tài chính tại thời điểm xác định ngày 31/12/2006. Giá trị còn lại được xác định tỷ lệ khấu hao phù hợp với tỷ lệ theo khung quy định trong Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính. • Đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn: √ Các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn (mua trái phiếu các loại) được xác định theo chứng từ gốc, sổ kế toán và biên bản kiểm kê tại thời điểm ngày 31/12/2006. √ Các khoản góp vốn liên doanh do được đầu tư chủ yếu vào các công ty mới thành lập và đang trong quá trình lập dự án đầu tư, đến năm 2007 mới đi vào hoạt động vì vậy giá trị được xác định căn cứ vào giá gốc. √ Các khoản góp vốn đấu giá mua cổ phần của các công ty phát hành lần đầu là các cổ phiếu chưa niêm yết trên sàn chứng khoán do đó giá trị được xác định theo chứng từ gốc, sổ kế toán và Báo cáo tài chính tại thời điểm ngày 31/12/2006. • Đối với các khoản cho vay dài hạn: Được xác định theo hồ sơ tín dụng, sổ kế toán, xác nhận công nợ và Báo cáo tài chính tại thời điểm ngày 31/12/2006. • Đối với các khoản phải thu về cho vay uỷ thác: Được xác định theo sổ kế toán, xác nhận công nợ và Báo cáo tài chính tại thời điểm ngày 31/12/2006. • Đối với các khoản tiền gửi tại các TCTD: Được xác định theo số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng đã được ngân hàng xác nhận tại thời điểm ngày 31/12/2006. • Đối với các khoản chi phí trả trước dài hạn: Là các chi phí công cụ dụng cụ, chi phí thuê văn phòng, chi phí thành lập và chi phí đóng quỹ đầu tư chứng khoán Hà Nội được Công ty phân bổ tương ứng với thời gian sử dụng hữu ích. Vì vậy việc đánh giá được ghi nhận theo giá trị ghi sổ tại thời điểm ngày 31/12/2006. • Đối với tài sản bằng tiền của Công ty: √ Tiền mặt được xác định theo số dư tiền mặt trên sổ kế toán và biên bản kiểm kê thực tế tại thời điểm ngày 31/12/2006. √ Tiền gửi ngân hàng được xác định theo số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng đã được ngân hàng xác nhận tại thời điểm ngày 31/12/2006. • Đối với tài sản là các khoản nợ phải thu của Công ty: Được xác định theo số dư đã được xác nhận của khách hàng hoặc có các bằng chứng thay thế để chứng minh giá trị công nợ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp có phát sinh các yếu tố bất thường sau ngày 31/12/2006 và trước thời điểm phát hành Biên bán xác định giá trị doanh nghiệp thì sẽ được lưu ý trong Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp. • Đối với tài sản lưu động khác: Đối với công nợ tạm ứng: được xác định theo biên bản xác nhận số dư nợ thực tế đã đối chiếu trên sổ kế toán tại thời điểm 31/12/2006. • Đối với các khoản nợ phải trả: bao gồm phải trả các tổ chức tín dụng, Tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, nhận uỷ thác của tổ chức, cá nhân, thuế phải nộp Nhà nước, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ, phải trả khác, vay dài hạn. Các chỉ tiêu này được xác định lại trên cơ sở các biên bản đối chiếu, xác nhận nợ hoặc có các bằng chứng thay thế để chứng minh giá trị công nợ tại thời điểm xác định giá trị phù hợp với số liệu trên báo cáo tài chính ngày 31/12/2006 và sổ kế toán. • Đối với quỹ khen thưởng phúc lợi: Được xác định căn cứ số liệu trên sổ kế toán, Báo cáo tài chính và căn cứ Nghị định số 146/2005/NĐ-CP ngày 23/11/2005 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng với việc phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ. • Đối với giá trị lợi thế kinh doanh: Được xác định theo quy định tại khoản 3 điều 19 nghị định 187/2004/NĐ-CP và hướng dẫn tại thông tư số 126/2004/TT-BTC. 2.2.1.2. Phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF * Qui trình định giá Đối với phương pháp DCF, Công ty Kiểm toán DTL cũng thực hiện 3 bước, trong đó: √ Bước 1: Tập hợp thông tin về doanh nghiệp cần phải xác định giá trị √ Bước 2: Lựa chọn phương pháp định giá Dòng tiền được sử dụng chủ yếu trong phương pháp DCF tại Công ty Kiểm toán DTL là cổ tức là chủ yếu . Do kế hoạch cổ phần hóa của doanh nghiệp thường đi kèm với kế hoạch cấu trúc lại doanh nghiệp nên mô hình hai giai đoạn và ba giai đoạn được dùng chủ yếu. Căn cứ để xác định khoảng thời gian của từng giai đoạn dựa vào một số yếu tố sau: • Kế hoạch kinh doanh và kế hoạch cấu trúc lại doanh nghiệp của doanh nghiệp cần định giá. • Kế hoạch phát triển kinh tế của Chính phủ • Chu kỳ tăng trưởng của ngành √ Bước 3: Xác định các yếu tố đầu vào trong phương pháp DCF - Xác định tỷ lệ lợi tức yêu cầu Tỷ lệ lợi tức yêu cầu được xác định như sau: k = rf + rp Trong đó: √ rf: là lãi suất phi rủi ro. Mức lãi suất trái phiếu Chính phủ thời hạn 10 năm tại thời điểm tính toán được sử dụng như là lãi suất phi rủi ro √ rp: là phần bù rủi ro. Giá trị rp được đưa ra theo ý kiến chủ quan của người định giá, không có hệ thống chuẩn mức để xác định - Dự báo tình hình tài chính trong tương lai gần của doanh nghiệp Dự báo tình hình tài chính trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm sẽ giúp Công ty DTL nhìn nhận được hiệu quả đầu tư. Mặt khác, những dự báo này làm cơ sở để theo dõi, đánh giá mức độ hiệu quả của các dự án đầu tư. Đối với các doanh nghiệp lớn, hệ thống kế toán của họ cũng đã đưa ra những dự đoán, kế hoạch tài chính, sản xuất kinh doanh trong những năm tới. Tuy nhiên việc đánh giá, dự báo tình hình tài chính trong tương lai gần của doanh nghiệp sẽ giúp Công ty DTL có cái nhìn trực quan và chính xác hơn. Ba chỉ tiêu tài chính cơ bản cần phải dự báo bao gồm: Doanh thu, Lợi nhuận và Cổ tức. Cách thức ước lượng các giá trị được thể hiện trong bảng sau - Ước lượng một số chỉ tiêu tài chính - Xác định tốc độ tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng trong dài hạn của doanh nghiệp trong dài hạn là biến số quan trọng trong định giá. Phương pháp xác định được sử dụng được thể hiện trong sơ đồ sau: 2.2.2. Áp dụng vào phân tích, định giá Công ty Cổ phần X (là khách hàng của Công ty Kiểm toán DTL) 2.2.2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Cơ Điện Đông Anh Tên Công ty CÔNG TY CỔ PHẦN X Tên giao dịch ELECTRICAL EQUIPMENT MANUFACTURING JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt EEMC Địa chỉ Tổ 26 Thị trấn Đông Anh - Huyện Đông Anh – TP Hà Nội Điện thoại (04) 8820386 /Fax: (04) 8833819 Vốn điều lệ 7.000.000.000 đồng * Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần X tiền t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31637.doc