Chuyên đề Hoàn thiện quản lý marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MARKETING ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC. 3

I. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY. 3

1. Xuất khẩu hàng may đối với nền kinh tế xã hội. 3

1.1. Tạo nguồn vốn chủ yếu để phát triển kinh tế, đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. 3

1.2. Ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc phát triển tạo điều kiện để các ngành công nghiệp phụ trợ cùng phát triển. 5

1.3. Góp phần giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. 5

1.4. Xuất khẩu hàng may mặc tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại. 6

2. Xuất khẩu hàng may đối với ngành dệt may Việt Nam. 7

3. Xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu hàng may. 8

3.1. Khái niệm xuất khẩu. 8

3.2. Các hình thức xuất khẩu hàng may. 8

3.2.1. Gia công quốc tế ( CMP ). 9

3.2.2. Xuất khẩu trực tiếp ( FOB ). 10

3.2.3. Buôn bán đứt đoạn. 12

II. QUẢN LÝ MARKETING ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MAY. 12

1. Khái niệm marketing. 12

2. Vai trò của marketing. 13

3. Quá trình quản lý marketing đối với hoạt động xuất khẩu của các công ty may. 14

3.1. Nghiên cứu môi trường marketing quốc tế. 15

3.1.1. Môi trường kinh tế. 15

3.1.2. Môi trường văn hoá. 16

3.1.3. Môi trường chính trị - pháp luật. 16

3.2. Phân tích các khả năng của thị trường. 17

3.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu. 18

3.4. Thiết kế hệ thống marketing – mix. 20

3.4.1. Quản lý sản phẩm. 21

3.4.2. Quản lý giá. 22

3.4.3. Quản lý phân phối. 23

3.4.4. Quản lý xúc tiến hỗn hợp. 24

3.5. Thực hiện các biện pháp marketing. 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MARKETING NHẰM THÚC ĐẨU XUẤT KHẨU HÀNG MAY SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG. 30

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG. 30

1. Quá trình hình thành và phát triển. 30

2. Chức năng và nhiệm vụ. 32

2.1. Chức năng. 33

2.2. Nhiệm vụ. 33

3. Cơ cấu tổ chức. 34

II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG. 34

1. Khái quát về thị trường hàng may EU. 34

2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. 36

3. Thực trạng xuất khẩu hàng may của Công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường EU. 38

3.1. Theo hình thức xuất khẩu. 38

3.2. Theo mặt hàng xuất khẩu. 40

3.3. Kết quả xuất khẩu theo từng quốc gia thành viên EU. 42

4. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu hàng may của Công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường EU. 44

4.1. Thuận lợi. 44

4.2. Khó khăn. 45

III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MARKETING NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG SANG THỊ TRƯỜNG EU. 47

1. Nghiên cứu thị trường EU. 47

2. Thực trạng quản lý marketing – mix của Công ty cổ phần may Chiến Thắng. 49

2.1. Quản lý sản phẩm. 49

2.2. Quản lý giá. 53

2.3. Quản lý phân phối. 54

2.3.1. Đối với sản phẩm tiêu thụ trên thị trường EU. 55

2.3.2. Đối với sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nội địa. 57

2.4. Quản lý xúc tiến hỗn hợp. 58

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ MARKETING NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG. 61

I. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ MARKETING HÀNG MAY SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG. 61

1. Định hướng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng giai đoạn 2006 – 2010. 61

1.1. Định hướng phát triển Công ty trong giai đoạn 2006 – 2010. 61

1.2. Định hướng xuất khẩu sang thị trường EU. 62

2. Một số giải pháp quản lý marketing nhằm thúc đẩy hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng. 64

2.1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường EU. 64

2.2. Hoàn thiện quản lý marketing – mix. 65

2.2.1. Hoàn thiện quản lý sản phẩm. 65

2.2.2. Hoàn thiện quản lý giá. 68

2.2.3. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối. 71

2.2.4. Đẩy mạnh truyền tin và xúc tiến hỗn hợp. 74

II. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ MARKETING NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG. 76

1. Kiến nghị đối với Công ty cổ phần may Chiến Thắng. 76

2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước. 80

KẾT LUẬN 83

Tài liệu tham khảo 84

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quản lý marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cổ phần may Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất sản phẩm may mặc được bán ra trên thị trường EU vì vậy nếu sản phẩm nào không ghi đúng mã hiệu thì không được bán trên thị trường bất cứ nước EU nào. Hiện nay, các sản phẩm may mặc Việt Nam được xuất sang thị trường bao gồm: áo T- shirt, áo Polo shirt; áo len, quần, sơ mi nữ, sơ mi nam, áo khoác nam, áo khoác nữ, bộ pyjama vải dệt thoi, áo jacket, váy áo liền, quần áo thể thao… 2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Từ năm 1980, Việt Nam đã xuất khẩu hàng dệt may sang EU và khối lượng xuất khẩu ngày càng tăng mạnh. * Giai đoạn 1980 – 2004, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU phải chịu sự quản lý bằng hạn ngạch. Hiệp định buôn bán hàng dệt may được ký ngày 15/12/1992 có hiệu lực ngày 1/1/1993 đã tạo điều kiện cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU tăng nhanh năm 1993 đạt 259 triệu USD đến năm 1995 đạt 350 triệu USD. Ngày 1/8/1998 Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được điều chỉnh bổ sung bằng thư từ giữa Chính phủ Việt Nam và Cộng đồng kinh tế Châu Âu, quy định những điều khoản về xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU và gia tăng hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may cho Việt Nam. Tiếp đến, ngày 24/7/1996 tại Bruxen, Việt Nam và EU đã chính thức ký hiệp định về buôn bán hàng dệt, may mặc. Theo Hiệp định này Việt Nam được tự do chuyển đổi quota giữa các mặt hàng một cách rộng rãi đồng thời phía EU cũng dành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc ( MFN ) và chế độ ưu đãi phổ cập ( GPS ). Theo hiệp định này năm 1996 hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU đạt 420 triệu USD tăng 20% so với năm 1995, năm 1997 là 466.1 triệu USD. Khi hiệp định hàng dệt may thời kỳ 1992 – 1997 hết hạn thì Hiệp định buôn bán dệt may Việt Nam – EU giai đoạn 1998 – 2000 được ký kết ngày 17/11/1997 cho phép nâng hạn ngạch dệt may Việt Nam sang EU tăng lên 40% so với giai đoạn 1993 – 1997 với mức tăng trưởng 3 – 6%. Theo hiệp định này năm 1999 hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU năm 1999 đạt 555,1 triệu USD và năm 2000 tăng lên 609 triệu USD. Tháng 3/2000 Việt Nam đã đàm phán với EU thay đổi thời hạn điều chỉnh Hiệp định dệt may đến hết năm 2002 thay vì năm 2000. Đồng thời gia tăng hạn hàng dệt may 16 cat của Việt Nam xuất khẩu vào EU: trọng lượng tăng 4324 tấn, đạt mức trên 26% so với hạn ngạch cơ sở của 16 cat; đơn vị sản phẩm tăng khoảng 15 triệu đạt mức tăng 25%; trị giá sản phẩm tăng khoảng 120 triệu USD đạt khoảng 20% so với năm 1999 và năm 2000 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU đạt khoảng 750 triệu USD tỷ lệ tăng bình quân 16 cat đạt 55%. Đến năm 2004, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU đạt mức xấp xỉ 1 tỷ USD. * Giai đoạn từ sau năm 2004: Ngày 3/12/2004, đại diện của Việt Nam và EU đã ký tắt thoả thuận cho phép từ ngày 1/1/2005 hàng dệt may Việt Nam được tự do sang EU mà không phải chịu hạn ngạch. Cũng từ đầu năm 2005, Trung Quốc và nhiều thành viên khác của Tổ chức thương mại thế giới (WTO ) bắt đầu được xuất khẩu tự do hàng may mặc mà không phải chịu một sự hạn chế nào. Vì vậy, các nhà bán lẻ, các doanh nghiệp của EU chuyên đặt hàng hàng ở khu vực Châu Á có hai lực chọn: một là đặt hàng ở Trung Quốc, hai là ở Việt Nam. Đây là một thuận lợi rất lớn cho ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam. Mặc dù hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU không phải chịu sự quản lý bằng hạn ngạch nhưng kim ngạch xuất khẩu cũng không tăng như dự báo ban đầu bởi Việt Nam vẫn bị áp đặt thuế nhập khẩu lên tới 12%. Xét về yếu tố chủ quan với những điểm cố hữu như sức cạnh tranh yếu, khả năng đáp ứng đơn hàng chậm, mẫu mã đơn giản, nguyên phụ liệu phải nhập khẩu nhiều các doanh nghiệp may Việt Nam khó có thể cạnh tranh được hàng dệt may của một số nước trong khu vực như Inđônêxia, Lào, Campuchia - Những nước được EU xem xét bãi bỏ thuế nhập khẩu. Trong năm 2005, mặc dù đã được bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu đối với hàng dệt may nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU vẫn không tăng so với năm 2004, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt khoảng gần 1 tỷ USD. Và mặc dù đã có những cố gắng trong 3 tháng đầu năm 2006 nhưng tình hình xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU vẫn không khả quan hơn, thậm chí còn xấu đi. Xuất khẩu dệt may vào EU trong 3 tháng đầu năm 2006 đã giảm 10%, trong đó một số thị trường chính giảm đáng kể như tại Đức giảm 20,6%; Pháp và Tây Ban Nha giảm 30%; Italia giảm 39%...Do vậy để đảm bảo sự phát triển ổn định về lâu dài các công ty may Việt Nam cần có những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu nhằm tăng dần giá bán vừa để gia tăng kim ngạch đồng thời giảm thiểu rủi ro bị điều tra chống phá giá. 3. Thực trạng xuất khẩu hàng may của Công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường EU. 3.1. Theo hình thức xuất khẩu. Hàng may mặc của may Chiến Thắng xuất khẩu sang thị trường EU chủ yếu theo phương thức gia công ( CMP ) và mua nguyên liệu, bán thành phẩm ( FOB ). Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức gia công chiểm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của may Chiến Thắng, chiếm từ 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu theo phương thức gia công tuy mang lại hiệu quả kinh tế không cao nhưng lại đóng góp một phần rất lớn vào việc giải quyết việc làm cho lao động. Mặt khác nó tạo điều kiện cho Công ty mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với nhiều đối tác để học hỏi kinh nghiệm quản lý, liên kết hợp tác mua sắm máy móc trang thiết bị tiên tiến hiện đại phục vụ cho sản xuất qua đó ngày càng nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân, nâng cao năng lực sản xuất, dần chuyển từ phương thức gia công sang xuất khẩu trực tiếp nâng cao doanh số và dần tạo lập thương hiệu may Chiến Thắng trên thị trường EU và thị trường thế giới. Hiện nay, khối lượng hàng may mặc may Chiến Thắng xuất khẩu theo phương thức gia công sang thị trường EU ngày càng giảm và lượng hàng may mặc xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu trực tiếp ( FOB ) có xu hướng tăng dần cùng với sự phát triển của Công ty. Xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức FOB đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với xuất khẩu theo phương thức CMP, mặt khác xuất khẩu theo phương thức này mang lợi nhuận cao hơn cho Công ty, tạo điều kiện cho Công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh, đồng thời Công ty phải liên tục đổi mới mẫu mã sản phẩm, tự liên hệ tìm khách hàng, tổ chức marketing nhằm quảng cáo sản phẩm may mặc của mình trên thị trường…qua đó nâng cao trình độ quản lý của ban giám đốc Công ty, nâng cao trình độ tay nghề cho toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty… May Chiến Thắng đang nỗ lực để chuyển dần từ xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức gia công sang xuất khẩu theo phương thức FOB. Dưới đây là kết quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU theo phương thức gia công và xuất khẩu trực tiếp của Công ty cổ phần may Chiến Thắng: Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu xuất khẩu 96135 125300 137564 Doanh thu bán FOB 75085 92384 109328 Doanh thu gia công 21050 32916 28236 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch XNK ) Ta có thể thấy mặc dù hàng may mặc của Công ty được xuất khẩu sang thị trường EU chủ yếu theo phương thức gia công nhưng lợi nhuận thu được rất thấp do Công ty chỉ nhận được phí gia công từ phía khách hàng, doanh thu từ gia công chỉ chiếm từ 20 – 35% tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của Công ty và ngày càng có xu hướng giảm xuống. Năm 2003, doanh thu gia công chiếm 21% tổng doanh thu xuất khẩu, năm 2004 doanh thu này tăng lên chiếm 26% nhưng đến năm 2005 lại giảm xuống còn 20% điều này chứng tỏ may Chiến Thắng đã có sự nỗ lực cố gắng rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch chuyển dần từ xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU theo phương thức gia công sang phương thức xuất khẩu trực tiếp. Số lượng sản phẩm xuất khẩu theo phương thức FOB chiếm tỷ trọng ít nhưng mang lại lợi nhuận rất lớn cho Công ty do Công ty chủ động trong khâu mua nguyên phụ liệu, có thể sử dụng các loại vải có chất lượng cao được sản xuất trong nước có giá thành rẻ hơn nguyên phụ liệu nhập từ nước ngoài vì vậy tiết kiệm được ngoại tệ và tăng lợi nhuận. Trong năm 2003, doanh thu bán FOB của Công ty đã chiếm 79% tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU đến năm 2005 tỷ lệ này chỉ tăng lên chiếm 80% tổng doanh thu. Từ đầu năm 2005, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU không phải chịu hạn ngạch mà được tự do xuất khẩu, không hạn chế số lượng. Do đặc thù của ngành may mặc là luôn hoạt động với thời gian chậm khoảng 6 thàng, tức là nếu đặt hàng vào ngày hôm nay thì phải mất khoảng 6 tháng nữa để tất cả các thủ tục như giao nhận hàng diễn ra. Đối với thị trường Việt Nam mãi đến tháng 12/2004 các doanh nghiệp EU mới biết là Việt Nam không còn phải chịu quota của EU nữa. Trung Quốc lại là một cường quốc dệt may với khả năng cạnh tranh lớn nên đã rất nhiều doanh nghiệp đặt hàng ở Trung Quốc rồi. Vì vậy, việc tăng trưởng của ngành may Việt Nam nói chung và may Chiến Thắng nói riêng trong năm 2005 tuy có tăng nhưng với tốc độ chậm. 3.2. Theo mặt hàng xuất khẩu. Hiện nay các sản phẩm may mặc xuất khẩu của may Chiến Thắng sang thị trường EU không chỉ dừng lại ở các mặt hàng truyền thống như áo jacket, sơ mi, khăn tay trẻ em, găng tay da mà còn mở rộng sang các mặt hàng khác như thảm len, bộ quần áo, váy… Dưới đây là số liệu về các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty trong 3 năm qua: Bảng 2: Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU. Đơn vị: Sản phẩm Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Áo jacket các loại 575.772 537425 462754 Áo sơ mi các loại 136678 108611 121367 Quần 412120 445433 445203 Khăn tay trẻ em 26173 12817 10487 Sản phẩm may khác 52534 299380 285412 Găng tay da 774129 1190767 1105046 Thảm len 438 563 684 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu.) Qua bảng số liệu ta có thể thấy lượng hàng may mặc của may Chiến Thắng xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều biến động trong những năm gần đây. Hầu hết các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU đều có xu hướng giảm ngoại trừ mặt hàng thảm len - một mặt hàng Công ty mới đầu tư dây truyền công nghệ sản xuất. - Áo jacket: đây là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của may Chiến Thắng so với các công ty may khác trên thị trường nội địa cũng như thị trường EU trong nhiều năm qua. Tuy nhiên trong những năm 2003 – 2005 số lượng áo jacket xuất khẩu sang thị trường EU giảm đáng kể: năm 2004 lượng hàng xuất khẩu là 537425 sản phẩm giảm 7% so với năm 2003 và năm 2005 số lượng áo jacket xuất khẩu là 462754 sản phẩm giảm 14% so với năm 2004. Mặc dù số lượng sản phẩm xuất khẩu giảm nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu áo jacket của Công ty vẫn tăng do hiện nay Công ty đang mở rộng phát triển xuất khẩu sang thị trường Mỹ vì thị trường này không quy định hạn ngạch đối với hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác tuy số lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU giảm nhưng doanh thu từ thị trường này vẫn tăng đều qua các năm do đơn giá sản phẩm xuất khẩu tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2003, giá áo jacket xuất khẩu trung bình là 35,8 USD/áo nhưng đến năm 2005, giá đơn vị sản phẩm xuất khẩu trung bình đã tăng lên 39,7 USD/áo. - Găng tay da: May Chiến Thắng xuất khẩu sang thị trường EU 2 loại sản phẩm đó là găng đông và găng gôn. Sản phẩm găng đông rất được người tiêu dùng ưa chuộng và tiêu thụ với số lượng lớn; còn sản phẩm găng gôn chỉ phục vụ cho nhu cầu giải trí của những người có thu nhập cao do vậy lượng sản phẩm tiêu thụ thấp. Tuy nhiên trong năm 2005, kim ngạch xuất khẩu găng tay da sang thị trường EU có xu hướng giảm, năm 2005 giảm 8% so với năm 2004. Nguyên nhân của sự giảm sút đó là do khả năng cạnh tranh của Công ty còn thấp và giá thành sản phẩm cao hơn sản phẩm cùng loại của các nước khác. - Thảm len: đây là mặt hàng mới được Công ty đưa vào sản xuất và xuất khẩu sang thị trường EU nhưng đã dành được sự chú ý của người tiêu dùng. Năm 2003 số lượng thảm len xuất khẩu chỉ đạt 438 sản phẩm và đơn giá chỉ là 42 USD/sản phẩm thì năm 2005, số lượng thảm len xuất khẩu đã tăng lên đạt 684 sản phẩm và đơn giá tăng lên đạt 47,5 USD/sản phẩm. Các sản phẩm may khác của Công ty xuất khẩu sang thị trường EU đều có xu hướng giảm về số lượng do người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, tính thẩm mỹ và thời trang của sản phẩm, trong khi các sản phẩm của Công ty lại ít được thay đổi về mẫu mã, chủng loại, chất lượng do dây truyền công nghệ lạc hậu và trình độ của đội ngũ thiết kế còn yếu vì vậy Công ty đã chuyển hướng xuất khẩu sang một số thị trường dễ tính hơn. 3.3. Kết quả xuất khẩu theo từng quốc gia thành viên EU. Thu nhập, thói quen tiêu dùng, điều kiện thời tiết khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi mua các sản phẩm may mặc của người tiêu dùng. EU là một thị trường rộng lớn bao gồm 25 quốc gia thành viên các quốc gia trong khối có những điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa, chính trị tuy nhiên cũng có những khác biệt và điều đó tác động đến hành vi mua và nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của quốc gia. Trong những năm qua Đức là quốc gia nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất của Công ty, tiếp đó là các nước như Anh, Pháp, Tây Ban Nha…Tình hình xuất khẩu các mặt hàng sang từng quốc gia EU được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang các quốc gia EU: Đơn vị: Triệu USD Khách hàng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Pháp 17352 19835 24647 Đan Mạch 6208 6130 6743 Anh 23583 26437 25754 Thuỵ Điển 3218 5988 3614 Tây Ban Nha 15960 16252 21546 Đức 26372 29895 38697 Italia 3442 4527 2146 Bỉ * 8274 7581 Phần Lan * 7962 6836 Tổng cộng 96135 125300 137564 ( Nguồn Phòng kế hoạch XNK ) Trong thời gian qua khối lượng hàng may mặc xuất khẩu sang các nước trên thị trường EU có xu hướng giảm tuy nhiên do số hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức FOB tăng nên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU không ngừng tăng lên. Trong số các quốc gia thành viên EU nhập khẩu hàng may mặc của may Chiến Thắng thì Đức là nước nhập khẩu với kim ngạch lớn nhất và không ngừng tăng qua các năm. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu sang Đức đạt 26372 triệu USD chiếm 27,4% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đến năm 2005 kim ngạch nhập khẩu tăng lên 38697 triệu USD chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU của may Chiến Thắng. Tiếp theo Đức là các nước như Pháp, Anh, Tây Ban Nha với kim ngạch nhập khẩu trong năm 2005 lần lượt là 17,9%; 18,7%; 15,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của may Chiến Thắng. Trong thời gian tới may Chiến Thắng nên tiếp tục duy trì kim ngạch xuất khẩu sang các nước Đức, Anh, Tây Ban Nha đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tổ chức tốt hoạt động marketing xuất khẩu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang các nước nhập khẩu với kim ngạch còn thấp như Phần Lan, Bỉ… 4. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu hàng may của Công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường EU. 4.1. Thuận lợi. Trong thời gian qua, hàng may mặc luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành may mặc Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần may Chiến Thắng nói riêng. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Hàng may mặc của Công ty cổ phần may Chiến Thắng được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật… trong đó hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU luôn chiếm tỷ trọng lớn tới 65% tổng giá trị xuất khẩu hàng năm và có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian tới. Có được những kết quả trên là do sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc cùng với sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, mặt khác cũng không thể không kể đến các yếu tố thuận lợi từ môi trường kinh tế trong và ngoài nước mang lại cho Công ty như: - Việt Nam có lợi thế về lao động và giá nhân công vì vậy các sản phẩm may mặc của Việt Nam nói chung và của Công ty cổ phần may Chiến Thắng nói riêng có lợi thế cạnh tranh lớn về giá trên thị trường thế giới. - Sự quan tâm tạo điều kiện phát triển cho ngành dệt may của Đảng và Nhà nước. - Hiện nay ở trong nước ngày càng xuất hiện nhiều nhà sản xuất cung cấp vải và nguyên phụ liệu có chất lượng cao phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng may mặc xuất khẩu. Đây là một bước tiến quan trọng và cần thiết giúp cho may Chiến Thắng nói riêng và ngành may Việt Nam nói chung chủ động trong sản xuất, giảm bớt chi phí cho nguyên phụ liệu nhập khẩu do đó nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường quốc tế. - Năng lực thiết kế của các nhà tạo mẫu trong nước ngày càng được cải thiện, hiện nay trong một số trường đại học đã có khoa thiết kế mẫu; mặt khác ngày càng có nhiều cuộc thi thiết kế thời trang được tổ chức và thu hút sự tham gia của đông đảo thí sinh, sự quan tâm chú ý của nhiều người. Đây là một điều kiện thuận lợi rất lớn cho may Chiến Thắng, trong thời gian tới công ty có thể tuyển các nhà thiết kế có trình độ chuyên môn và tay nghề cao; có thể tự thiết kế mẫu riêng cho các sản phẩm may mặc phục vụ cho nhu cầu may mặc trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài và tiến hành chuyển dần từ phương thức gia công ( CMP ) phụ thuộc vào mẫu mã của bên đặt gia công sang phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm ( FOB ) từ đó tạo điều kiện nâng cao doanh thu trong hoạt động xuất khẩu. - Ngày 3/12/2004 Việt Nam và EU đã ký hiệp định xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, hiệp định này bắt đầu có hiệu lực vào đầu năm 2005. - Ngày 1/5/2004, EU kết nạp thêm 10 nước thành viên mới thuộc Trung và Đông Âu bao gồm Ban Lan, Cộng hoà Slovakia, Cộng hoà Malta, Hungary, Cộng hoà Sip, Cộng hoà Lithuania, Cộng hoà Slovenia, Cộng hoà Estonia, Cộng hoà Latvia và Cộng hoà Sec. Hầu hết các quốc gia này trước kia đều có quan hệ truyền thống với Việt Nam, đặc biệt là các nước Đông Âu trước đây là thành viên của hội đồng tương trợ kinh tế ( SEV ), điều này tạo ra rất nhiều cơ hội cho ngành may Việt Nam nói chung và may Chiến Thắng nói riêng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang các thị trường này. 4.2. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của Công ty cũng còn gặp phải những khó khăn không nhỏ như: - Trình độ công nghệ của Việt Nam nói chung và của may Chiến Thắng nói riêng còn lạc hậu so với các nước trong khu vực từ 10 đến 20 năm. Với may Chiến Thắng, máy móc thiết bị của Công ty đều được nhập từ các nước có nền công nghệ tiên tiến hiện đại như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…hầu hết các máy móc thiết bị này đều thuộc thế hệ từ những năm 70 trở lại đây tuy nhiên so với thiết bị công nghệ của của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan…thì trình độ công nghệ của Công ty còn lạc hậu hơn rất nhiều. Điều này làm cho chất lượng, mẫu mã hàng may mặc của Công ty gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh với hàng may mặc cùng loại của các nước xuất khẩu hàng may mặc khác trong khu vực. Mặt khác, máy móc thiết bị lạc hậu còn khiến cho năng suất lao động không cao vì vậy khi có những đơn đặt hàng với khối lượng lớn để giao hàng đúng thời hạn Công ty phải thuê các công ty may khác trong nước gia công điều này làm giảm doanh thu của các hợp đồng. - Hiện nay Công ty đã có phòng tạo mẫu tuy nhiên trình độ của các nhà thiết kế còn hạn chế nên hoạt động của phòng chưa thực sự có hiệu quả vì vậy Công ty ít có các hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức FOB mà phần lớn các hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc của Công ty sang thị trường EU đều theo phương thức CMP, theo phương thức này mẫu mã sản phẩm do phía đặt hàng cung cấp. Các hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức CMP thường mang lại lợi nhuận không cao so với hợp đồng xuất khẩu theo phương thức FOB do đó ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. - Các loại vải và các phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất hàng may mặc trong nước chất lượng còn kém vì vậy để đáp ứng yêu cầu của khách hàng EU trong các hợp đồng xuất khẩu thì Công ty phải nhập khẩu vải và phụ liệu từ nước ngoài, điều này khiến Công ty ít chủ động trong sản xuất và hàng năm phải chi phí một khoản ngoại tệ khá lớn cho nhập khẩu. - Hiện nay vấn đề tồn tại lớn nhất của ngành may Việt Nam nói chung và may Chiến Thắng nói riêng là năng lực may thấp, chưa thiết lập được hệ thống sản xuất phân đoạn, thiết kế mẫu, sản xuất cắt chưa chính xác, có quá nhiều công đoạn thừa, tốc độ thấp, máy móc thiết bị kém, quản lý lao động chưa được khoa học…điều này gây khó khăn lớn trong viêc thu hút vốn đầu tư của ngành may Việt Nam nói chung và may Chiến Thắng nói riêng. - Những yếu kém về tạo mẫu, marketing và sự kém năng động trong tìm kiếm bạn hàng khiến cho việc xuất khẩu hàng may mặc vào các thị trường phi hạn ngạch của Công ty gặp rất nhiều khó khăn. - Một khó khăn lớn của ngành may Việt Nam nói chung và may Chiến Thắng nói riêng là khi xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường EU phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn so với các nước là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kông… - Trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp may Việt Nam nói chung và may Chiến Thắng nói riêng còn nhiều bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm thương trường, thiếu hiểu biết luật chơi, thiếu thông tin về các đối tác kinh doanh và không kịp thời nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu vì vậy trong quá trình đàm phán kí kết hợp đồng thường bị thua thiệt. III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MARKETING NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG SANG THỊ TRƯỜNG EU. 1. Nghiên cứu thị trường EU. Liên minh Châu Âu ( EU ) là khối liên minh kinh tế chặt chẽ nhất thế giới hiện nay. Đây cũng là một khu vực phát triển kinh tế ổn định, có đồng tiền riêng khá vững chắc và có nhiều triển vọng tiếp tục phát triển. Trong tương lai đây sẽ là một thị trường xuất khẩu rất rộng lớn và ổn định. EU bao gồm 25 nước thành viên với dân số khoảng 377 triệu người, mỗi nước thành viên lại có đặc điểm tiêu dùng riêng vì vậy có thể thấy rằng nhu cầu của thị trường EU rất đa dạng và phong phú. Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa từng quốc gia trông khối EU nhưng do các nước thành viên của EU đều là những quốc gia nằm ở Tây Bắc Âu nên có những điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên tương đối đồng đều nên người tiêu dùng trong khối có những điểm chung về sở thích và thói quên tiêu dùng một số loại hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam như giày dép, hàng may mặc…Người tiêu dùng EU đặc biệt quan tâm tới chất lượng và tính thời trang của các loại sản phẩm. Họ có sở thích và thói quen dùng những sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới dù sản phẩm đó đắt hơn rất nhiều so với những nhãn hiệu bình thường. Người dân EU có thu nhập cao, mức sống cao và khá đồng đều vì vậy họ yêu cầu rất cao về chất lượng và an toàn vệ sinh của sản phẩm. Họ có xu hướng tiêu dùng những loại sản phẩm sản xuất từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên như đồ gỗ, tre, bông, sợi gai… Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ do đó EU quy định tiến hành kiểm tra chất lượng các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động nhanhn giữa các thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm tại biên giới. EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất đồng thời cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, hàng năm EU nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hoá từ khắp các nước trên thế giới. Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu của EU bao gồm hàng nông sản, khoáng sản, máy móc, thiết bị vận tải…EU cũng nhập khẩu nhiều các mặt hàng nông sản, khoáng sản, thuỷ sản, giày dép, dệt may, đồ gốm, đồ gỗ gia dụng, cà phê, chè, gia vị…Đây cũng là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam và là những mặt hàng đang được thị trường EU ưa chuộng. Triển vọng xuất khẩu những mặt hàng này của Việt Nam rất khả quan. Riêng mặt hàng may mặc hàng năm tới 50% kim ngạch xuất khẩu là xuất sang EU. May Chiến Thắng với lợi thế là một trong những công ty may hàng đầu của Việt Nam trải qua một thời gian dài hoạt động và phát triển cũng đã tạo lập và duy trì mối quan hệ với các khách hàng trên thị trường EU. Hàng năm tới 65% sản lượng hàng may mặc xuất khẩu của Công ty được xuất khẩu sang các nước EU. Khí hậu tại các nước trong khối EU là chỉ có hai mùa rõ rệt đó là mùa đông và mùa hè. Về mùa đông nhiệt độ xuống rất thấp và lạnh buốt yêu cầu đối với các sản phẩm may mặc là giữ ấm, đẹp, hợp thời trang và kiểu dáng gọn gàng. Về mùa hè thời tiết nóng và ẩm nên các sản phẩm may mặc mùa hè là thoáng mát, thấm hút mồ hôi, đẹp và hợp thời trang luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Vì vậy các doanh nghiệp may Việt Nam nói chung và may Chiến Thắng nói riêng cần kịp thời nắm bắt xu hướng thời trang của người tiêu dùng và có kế hoạch sản xuất để kịp thời đáp ứng các nhu cầu đó một cách nhanh chóng nhất. 2. Thực trạng quản lý marketing – mix của Công ty cổ phần may Chiến Thắng. 2.1. Quản lý sản phẩm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36291.doc
Tài liệu liên quan