Chuyên đề Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CỤM CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỤM CÔNG NGHIÊP VỪA VÀ NHỎ 3

1.1. Cụm công nghiệp vừa và nhỏ 3

1.1.1. Khái niệm về cụm công nghiệp vừa và nhỏ 3

1.1.2. Đặc điểm của các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ 6

1.1.3. Sự cần thiết hình thành các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ 7

1.1.4. Vai trò của các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ trong sự phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương 9

1.2. Yêu cầu và nội dung quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ 12

1.2.1. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp 12

1.2.2. Yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp 14

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp 15

1.3. Một số kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với các cum công nghiệp của một số địa phương. 18

1.3.1. Nam Định 18

1.3.2. Hải Dương 22

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 26

2.1. Quá trình hình thành và phát triển các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội 26

2.2. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội 37

2.2.1. Lịch sử hình thành Ban 37

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban 37

2.2.3.Cơ cấu tổ chức của Ban 40

2.3. Thực trạng Quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ 47

2.3.1. Định hướng, quy hoạch xây dựng các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ 47

2.3.2. Về vấn đề pháp lý 48

2.3.3. Công tác điều hành hoạt động của các Cụm công nghiệp 49

2.4. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp. 50

2.4.1. Những thành tựu đã đạt được 50

2.4.2. Những mặt cũn hạn chế 51

2.4.3. Nguyên nhân 55

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 56

3 .1. Quan điểm và phương hướng phát triển các Cụm công nghiệp vừa và nhỏ đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 56

3.2. Hoàn thiện mô hình quản lý các Cụm công nghiệp 58

3.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp 62

3.4 .Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra 66

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2327 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N tập trung vừa và nhỏ Phú Thị giải quyết việc làm cho 509 lao động. Doanh thu năm 2005, 2006 là 269,788 tỷ VNĐ. 3 - Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ Từ Liêm (chủ đầu tư BQLDA Cụm CN) Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ Từ Liêm được thành lập theo QĐ 6778/QĐ-UB ngày 08/12/2000 của UBND Thành phố. Chủ đầu tư là BQLDA Cụm TTCN & CNN huyện Từ Liêm với số vốn đầu tư hạ tầng 67,860 tỷ VNĐ, diện tích theo quy hoạch là 21,13 ha trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê là 13,20 ha. Hiện nay 31/32 doanh nghiệp đang sản xuất, còn 01 doanh nghiệp (Công ty Dệt kim HN) đang thực hiện công tác đầu tư xây dựng. Cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ trong và ngoài Cụm CN; chưa xây dựng hàng rào Cụm CN, sẽ xây dựng cho toàn khu sau khi hoàn thành giai đoạn mở rộng; chưa xây dựng trạm xử lý nước thải. Nhìn chung đa số các doanh nghiệp trong Cụm CN khi xây dựng đã đảm bảo đúng qui định tuy nhiên vẫn có một vài DN vi phạm về mật độ xây dựng và khoảng cách phòng cháy lan giữa 2 doanh nghiệp (nhỏ hơn so với qui định hoặc che chắn sử dụng làm tăng mật độ xây dựng.Tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư là 401,46 tỷ VNĐ. Cụm CN tạo việc làm cho 3014 lao động. Doanh thu năm 2005, 2006 đạt 530,297 tỷ VNĐ. 4 - Cụm công nghiệp Ngọc Hồi GĐ I (chủ đầu tư BQLDA Cụm CN đơn vị sự nghiệp có thu) Cụm công nghiệp Ngọc Hồi được thành lập theo QĐ 1161/QĐ-UB ngày 21/2/2003 của UBND Thành phố. Chủ đầu tư là BQLDA các Cụm CN huyện Thanh Trì với số vốn đầu tư hạ tầng 195,160 tỷ VNĐ, diện tích theo quy hoạch là 56,41 ha trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê là 31,73 ha. Hiện nay 32/34 doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận đầu tư, 21 doanh nghiệp có quyết định giao đất và 03 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất. Tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư là 987,78 tỷ VNĐ. Tỷ lệ lấp đầy 100%. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ trong và ngoài Cụm CN; chưa xây dựng hàng rào cụm CN; đang chuẩn bị xây dựng trạm xử lý nước thải; tình hình xây dựng: Ban quản lý đã cấp CCQH và phê duyệt bản vẽ MBQHTT tỷ lệ cho tất các các doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng ở đây và đã có qui định về mật độ xây dựng, chỉ giới xây dựng và khoảng cách phòng chống cháy lan giữa 2 doanh nghiệp, nhìn chung các doanh nghiệp trong Cụm CN khi xây dựng đã đảm bảo các thông số trên. 5 - Cụm công nghiệp Phú Thị (chủ đầu tư BQLDA Cụm CN) Cụm công nghiệp Phú Thị được thành lập theo QĐ 2793/QĐ-UB ngày 21/5/2003 của UBND Thành phố. Chủ đầu tư là BQLDA Khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Gia Lâm với số vốn đầu tư hạ tầng 15,535 tỷ VNĐ, diện tích theo quy hoạch là 5,40 ha trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê 4,14 ha. Hiện nay 11 doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận đầu tư, 10/11 doanh nghiệp có quyết định giao đất và 06 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư là 105,27 tỷ VNĐ. Tỷ lệ lấp đầy 100%. 6 - Cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Đông Anh GĐ I (chủ đầu tư BQLDA Huyện kiêm nhiệm) Cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Đông Anh được thành lập theo QĐ 4354/QĐ-UB ngày 21/6/2002 của UBND Thành phố. Chủ đầu tư là BQLDA huyện Đông Anh với số vốn đầu tư hạ tầng 46,565 tỷ VNĐ, diện tích theo quy hoạch là 18,02 ha trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê là 10,26 ha. Hiện đã có 09 doanh nghiệp được Thành phố chấp thuận về nguyên tắc và được cấp chứng nhận đầu tư trong đó 05 doanh nghiệp đã sản xuất. Tỷ lệ lấp đầy là 100%. Tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư là 238,80 tỷ VNĐ. Công ty TNHH 216 chưa thực hiện đầu tư xây dựng. Công ty TNHH Đức Nam Long mới xây dựng trên 1/2 diện tích và không có nhu cầu sử dụng diện tích đất còn lại (Thành phố đã chấp thuận về nguyên tắc cho 02 DN vào đầu tư thay thế). Cụm công nghiệp chưa có hàng rào, nhà điều hành, điện chiếu sáng vì BQLDA huyện Đông Anh kiêm quản lý Cụm công nghiệp 7 - Cụm công nghiệp Từ Liêm GĐ II (chủ đầu tư BQLDA Cụm CN) Cụm công nghiệp Từ Liêm được thành lập theo QĐ 7948/QĐ-UB ngày 23/11/2004 của UBND Thành phố. Chủ đầu tư là BQLDA cụm TTCN & CNN huyện Từ Liêm với số vốn đầu tư hạ tầng 210,201 tỷ VNĐ, diện tích theo quy hoạch là 45,84 ha trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê là 23,66 ha. Hiện đã có 50 doanh nghiệp được Thành phố chấp thuận về nguyên tắc và 03 doanh nghiệp được cấp chứng nhận đầu tư. Tỷ lệ lấp đầy là 100%. Tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư là 95 tỷ VNĐ. 8 - Cụm tiểu thủ công nghiệp quận Hai Bà Trưng (chủ đầu tư BQL Cụm TT CN) Cụm tiểu thủ công nghiệp quận Hai Bà Trưng được thành lập theo Quyết định số 4912/QĐ-UB ngày 24/8/2001. Chủ đầu tư là BQLDA quận Hai Bà Trưng.Phí suất đầu tư tạm tính 600.000 VNĐ/m2/50năm Tổng vốn đầu tư hạ tầng là 38,750 tỷ VNĐ. Tổng diện tích theo quy hoạch 9.03 ha trong đó đất cho doanh nghiệp thuê là 3.99 ha. Hiện nay đã có 33 doanh nghiệp được Thành phố chấp thuận về nguyên tắc và được cấp chứng nhận đầu tư. Trong đó 29 doanh nghiệp đã có quyết định giao đất, Sở TN-MT-NĐ đang làm thủ tục bàn giao mặt bằng cho doanh nghiệp. Tổng vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư là 260,00 tỷ VNĐ. Tỷ lệ lấp đầy 100%. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã xây dựng xong; chưa xây dựng hàng rào Cụm CN; chưa xây dựng trạm xử lý nước thải; tình hình xây dựng: Ban quản lý đã cấp CCQH và phê duyệt bản vẽ MBQHTT tỷ lệ cho tất các các doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng ở đây và đã có qui định về mật độ xây dựng, chỉ giới xây dựng và khoảng cách phòng chống cháy lan giữa 2 doanh nghiệp. Hiện tại các doanh nghiệp trong Cụm CN đang xây dựng (khoảng >20 DN đang thi công), đa số đều đảm bảo về khoảng lùi theo qui định. 9 -Cụm tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ quận Cầu Giấy (chủ đầu tư BQL Cụm TT CN) Cụm tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ quận Cầu Giấy được thành lập theo Quyết định số 7554/QĐ-UB ngày 28/10/2000. Chủ đầu tư là BQLDA cụm CN quận Cầu Giấy. Tổng vốn đầu tư hạ tầng là 29,940 tỷ VNĐ. Phí suất đầu tư tạm tính 624.022 VNĐ/m2/50năm.Tổng diện tích theo quy hoạch 8.29 ha trong đó đất cho doanh nghiệp thuê là 4.88 ha. Hiện nay đã có 36 doanh nghiệp được Thành phố chấp thuận về nguyên tắc. Trong đó 25 doanh nghiệp đã có quyết định giao đất và được cấp chứng nhận đầu tư. Tổng vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư là 991,66 tỷ VNĐ. Tỷ lệ lấp đầy 100%. Đợt 1: Có 21/23 doanh nghiệp đã có quyết định giao đất. Còn 02 doanh nghiệp (NXB Chính trị Quốc gia và công ty Elinco – BQP) đang được gia hạn để hoàn thành thủ tục giao đất. Hiện công ty FPT đang khởi công xây dựng. Đợt 2: Có 13 doanh nghiệp đã được UBND Thành phố chấp thuận nguyên tắc lập dự án đầu tư. Có 09 doanh nghiệp đã hoàn thiện hồ sơ dự án trong đó có 07 doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Về hạ tầng, cơ bản đã hoàn thành. Đã có trạm điện, nước nhưng điện nước chưa đến chân công trình do các doanh nghiệp chưa đăng ký nhu cầu sử dụng điện nước. 1.10 Cụm Công nghiệp vừa và nhỏ Sóc Sơn (chủ đầu tư BQLDA Huyện kiêm nhiệm) Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Mai Đình được thành lập theo QĐ 3974/QĐ-UB ngày 28/6/2004. Chủ đầu tư là BQLDA huyện Sóc Sơn. Tổng diện tích theo quy hoạch khoảng 65 ha trong đó đất cho doanh nghiệp thuê khoảng 39 ha. Hiện nay Cụm CN đã được duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/2000. Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã trình UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 ngày 22/6/2006. Dự án đã được thẩm định ngày 17/7/2006 nhưng chưa có quyết định vì chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. BQL DA đang triển khai thủ tục giải phóng mặt bằng. 1.11 Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Ninh Hiệp (chủ đầu tư Công ty Cổ phần ĐTXD số 18) Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Ninh Hiệp được thành lập theo QĐ 4143/QĐ-UB ngày 15/06/2005 của UBND Thành phố. Chủ đầu tư là Công ty CP đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và đô thị số 18 với tổng diện tích đất quy hoạch khoảng 64,6 ha. Vốn đầu tư hạ tầng là 298,546 tỷ VNĐ.Phí suất đầu tư tạm tính 60,3 USD/m2/50năm. Hiện đã hoàn thiện quy hoạch tổng mặt bằng. Đã hoàn thành 30% khối lượng san lấp nền. Phần đường gom đã đấu thầu, đang thi công, Công ty đã trình Thành phố QHCT tỷ lệ 1/500. 1.12. Cụm công nghiệp tập trung Sóc Sơn (chủ đầu tư Công ty ĐTXD Hà Nội) Cụm công nghiệp tập trung Sóc Sơn được thành lập theo QĐ phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 ngày 4/8/2006. Chủ đầu tư là Công ty đầu tư xây dựng HN, diện tích theo quy hoạch giai đoạn I là 64ha/203 ha (hai giai đoạn) trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê gia đoạn I là 36ha/125 ha (hai giai đoạn), đã lập danh sách 25 DN đăng ký vào thuê đất. Hiện chủ đầu tư đã trình Sở QH-KT thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. 1.13. Cụm công nghiệp Vĩnh Tuy II (chủ đầu tư BQLDA Quận kiêm nhiệm) Cụm công nghiệp Vĩnh Tuy II được thành lập theo QĐ nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư số 3478/QĐ-UBND 4/8/2006. Chủ đầu tư là BQLDA quận Hoàng Mai. Tổng diện tích theo quy hoạch khoảng 20 ha trong đó đất cho doanh nghiệp thuê là 10 ha. Đang thực hiện GPMB và đền bù được 30%. Đang xây dựng phương án đền bù và kinh phí 80%. Đã giải ngân 2,1 tỷ đồng. 1.14. Cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Đông Anh GĐ II (chủ đầu tư BQLDA Huyện kiêm nhiệm) Cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Đông Anh được thành lập theo Quyết định chuẩn bị đầu tư số 7456/QĐ-UB ngày 31/10/2002. Chủ đầu tư là BQLDA huyện Đông Anh. Tổng vốn đầu tư hạ tầng là 1,200 tỷ VNĐ. Tổng diện tích theo quy hoạch 40 ha trong đó đất cho doanh nghiệp thuê là 24 ha. Hiện nay Cụm CN đã hoàn tất hồ sơ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trình UBND Thành phố phê duyệt. 1.15. Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Phú Minh (chủ đầu tư Công ty Cổ phần ĐTXD – TCT Bia Việt Hà) Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Phú Minh được thành lập theo QĐ 6570/QĐ-UB ngày 25/9/2002 phê duyệt nhiệm vụ, kinh phí đầu tư Cụm công nghiệp. Chủ đầu tư là Công ty Đầu tư Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tổng diện tích theo quy hoạch là 40 ha trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê 24 ha. 1.16. Cụm công nghiệp Lâm Giang Kiêu Kỵ (chủ đầu tư Công ty SX-DV Nông, Lâm sản Gia Lâm) Cụm công nghiệp Lâm Giang Kiêu Kỵ được thành lập theo QĐ phê duyệt nhiệm vụ thiết kế tỷ lệ 1/500 số 04/2006/QĐ-UB ngày 3/1/2006 của UBND Thành phố. Chủ đầu tư là XN SX DV Nông nghiệp Gia Lâm đã được cấp kinh phí chuẩn bị dự án đầu tư 890 triệu VNĐ, diện tích theo quy hoạch khoảng 26.64 ha trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê là 17 ha. Hiện nay đang chờ phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. 1.17. Cụm công nghiệp Ngọc Hồi GĐ II (chủ đầu tư BQLDA K/Cụm CN đơn vị sự nghiệp có thu) Cụm công nghiệp Ngọc Hồi được thành lập theo QĐ phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 số 1402/QD-UB ngày 22/3/2006. Chủ đầu tư là BQLDA Cụm công nghiệp VVN Thanh Trì. Tổng diện tích theo quy hoạch khoảng 17.1 ha trong đó đất cho doanh nghiệp thuê khoảng 09 ha. Ngày 22/8/2006 BQL Cụm công nghiệp đã trình quy hoạch chi tiết 1/500 để UBND Thành phố, Sở QH-KT phê duyệt. 1.18. Cụm công nghiệp thực phẩm Hapro (chủ đầu tư TCT Thương mại HN) Cụm công nghiệp thực phẩm Hapro được thành lập theo QĐ 2748/QĐ-UB ngày 19/5/2003 của UBND Thành phố với diện tích theo quy hoạch là 31,18 ha trong đó đất công nghiệp cho doanh nghiệp thuê là 18,18 ha (tỷ lệ lấp đầy 60%). Công ty SX DV & XNK Nam Hà Nội là đơn vị được giao thi công hạ tầng khu công nghiệp với tổng số vốn đầu tư hạ tầng là 55,944 tỷ VNĐ. Hiện đã có 05 doanh nghiệp được Thành phố chấp thuận về nguyên tắc và được cấp chứng nhận đầu tư. Tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào Cụm CN là 57,104 tỷ VNĐ. Hiện nay đang chờ phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Đường giao thông nội bộ đã hoàn chỉnh, đường giao thông ngoài hàng rào đang thi công, đường 181 nối đường 5 với Cụm công nghiệp chưa mở rộng. Đường điện 22KV từ đường 5 vào Cụm công nghiệp chưa xong, công suất không đủ cung cấp cho các dự án đầu tư. 2.2. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với các Cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội 2.2.1. Lịch sử hình thành Ban Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 758/TTg ngày 20/11/1995 của Thủ tướng chính phủ, là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp , khu chế xuất và cụm công nghiệp theo cơ chế “Một cửa”. Địa chỉ: D8A – D8B Giảng Võ, Hà Nội. Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội gồm có Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và bộ máy giúp việc theo quy định tại Điều 21 quy chế khu công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 192/CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội được xác định theo Nghị định 36/CP(Điều 27) ngày 24/4/1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao; Quyết định bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn số 102/2001/QĐ-UB ngày 01/11/2001 và số 3999/QĐ-UB ngày 13/06/2005. Như sau: Chức năng Ban quản lý là cơ quan trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp và các Doanh nghiệp khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”; vận động xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp; phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp. Nhiệm vụ, quyền hạn - Làm chủ đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu công nghiệp do ngân sách Nhà nước cấp như: đường giao thông, thoát nước,…(danh mục, quy mô từng dự án do UBND Thành phố quyết định). - Chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án nhóm B (đầu tư nước ngoài); chủ trì tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công đối với những dự án nhóm B và C (đầu tư trong nước) đầu tư vào các khu công nghiệp , cụm công nghiệp làm cơ sở trình UBND Thành phố phê duyệt dự án. Cấp chứng chỉ quy hoạch, thoả thuận phương án kiến trúc quy hoạch đối với các công trình xây dựng trong khu công nghiệp. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu công nghiệp theo uỷ quyền của Bộ Xây dựng. - Kiểm tra việc xây dựng các khu công nghiệp theo dự án và quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt; phối hợp với Sở Xây dựng quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trong Khu công nghiệp. - Báo cáo và đề xuất phương án xử lý với cơ quan có thẩm quyền các trường hợp không thực hiện đúng Dự án hoặc quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt. - Xây dựng điều lệ Khu công nghiệp trên cơ sở điều lệ mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành để trình UBND Thành phố phê duyệt; tổ chức hướng dẫn thực hiện Điều lệ Khu công nghiệp . - Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư trong nước không sử dụng vốn ngân sách, chủ trì phối hợp với các Ngành liên quan thẩm định trình UBND Thành phố quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách vào các Khu công nghiệp (nhóm B,C); cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư nước ngoài và các giấy phép, chứng chỉ thuộc thẩm quyền hoặc theo uỷ quyền. - Kiểm tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành luật của các doanh nghiệp Khu công nghiệp , doanh nghiệp phát triển hạ tầng Khu công nghiệp. - Quản lý các hoạt động dịch vụ trong Khu công nghiệp - Thoả thuận với doanh nghiệp phát triển hạ tầng Khu công nghiệp về giá cho thuê lại đất và phí sử dụng hạ tầng trong khu công nghiệp; trường hợp không đạt được thoả thuận, báo cáo với UBND Thành phố xem xét giải quyết. - Là đầu mối phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của các khu công nghiệp . - Xây dựng kế hoạch vận động, xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp trình UBND Thành phố phê duyệt và thực hiện - Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu các khu công nghiệp trên địa bàn trình UBND Thành phố. - Được mời tham dự các cuộc họp của các cơ quan trực thuộc Chính phủ và UBND Thành phố Hà Nội bàn về việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các khu công nghiệp . - Báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình hoạt động, xây dựng, đầu tư, phát triển và quản lý các khu công nghiệp trêm địa bàn Hà Nội với UBND Thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định. Thực hiện quản lý nhà nước về lao động đối với các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp hoặc Khu chế xuất. 2.2.3.Cơ cấu tổ chức của Ban Bộ máy tổ chức của Ban gồm có: Trưởng ban Các phó trưởng ban, bao gồm 1Phó trưởng ban thường trực và 2 Phó trưởng ban. Các phòng chức năng chuyên môn, gồm có: Văn phòng Ban quản lý. Phòng Quản lý đầu tư. Phòng Quản lý quy hoạch môi trường. Phòng Quản lý lao động. Phòng Quản lý doanh nghiệp. Phòng Quản lý xuất nhập khẩu Đại diện BQL tại các khu công nghiệp. Các đơn vị sự nghiệp. Trung tâm Dịch vụ việc làm. Ban quản lý các dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng. a. Văn phòng. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Ban quản lý như sau: - Lập chương trình công tác của Ban, trình trưởng Ban phê duyệt, giúp trưởng, phó ban chỉ đạo, điều hành chương trình công tác đã được thông qua, đảm bảo tính thống nhất và liên tục trong mọi hoạt động. Dự thảo báo cáo định kỳ và đột xuất của Ban. - Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế làm việc của Ban. - Tham mưu cho lãnh đạo ban về công tác tổ chức cán bộ, giúp trưởng ban quản lý công tác, tổ chức cán bộ và kiện toàn bộ máy, lưu trữ hồ sơ cán bộ. - Quản lý hoạt động tài chính, chế độ thu chi thường xuyên của Văn phòng BQL theo quy định và chính sách hiện hành của nhà nước. - Xây dựng và phát triển các mối quan hệ làm việc với các đơn vị ngoài cơ quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác của Ban. - Tiếp nhận,lưu trữ và phân loại các văn bản trình lãnh đạo Ban xử lý. - Đảm bảo bí mật, an toàn về nội dung tài liệu. Chịu trách nhiệm về pháp lý trong việc phát hành các loại văn bản thuộc thẩm quyền quản lý của lãnh đạo ban. Các văn bản gốc sau khi xử lý đều phải chuyển về Văn phòng để lưu trữ hồ sơ. - Phối hợp với các ngành hoặc phòng, ban, đơn vị để chuẩn bị tốt các cuộc họp do Ban chủ trì. - Đảm bảo các điều kiện, phương tiện chế độ làm việc của Ban, chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân viên trong Ban theo chế độ chính sách của nhà nước. - Tổng hợp các văn bản có liên quan của ngành và địa phương để trình lãnh đạo Ban, có chỉ đạo về cải cách hành chính cho các doanh nghiệp và khu công nghiệp. b. Phòng quản lý và quy hoạch môi trường. - Thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng theo nghị định 36/CP, sự phan công và uỷ quyền của Bộ Xây dựng đối với các khu công nghiệp liên tục trong mọi hoạt động. Dự thảo báo cáo định kỳ và đột xuất của Ban. - Tổ chức xây dựng và quản lý quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng phát triển Khu công nghiệp theo quy định giới thiệu địa điểm cấp chứng chỉ quy hoạch và thỏa thuận kiến trúc quy hoạch đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp và khu chế xuất theo tinh thần thông tư (04) BXD/KTQH ngày 30/7/1997 của Bộ xây dựng. Thực hiện việc cấp phép xây dựng trong các Khu công nghiệp và khu chế xuất đối với các dự án có vốn đầu tư trong nước theo quyết định 2863-QĐ/UB ngày 28/7/1997 của UBND thành phố. - Tham gia xét duyệt quy hoạch chi tiết các KCN,KCX đồng thời kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền trong các KCN,KCX. - Trình lãnh đạo Ban phê duyệt điều chỉnh điều chỉnh một số nội dung quy hoạch chi tiết của các KCN đã được phê duyệt theo quy định tại điều “2.3” thông tư số(04) BXD/KTQH. - Chủ trì giải quyết các kiến nghị của các công ty phát triển hạ tầng. Đôn đốc kiểm tra việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN đảm bảo xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ, đúng tiến độ. - Phối hợp với Sở tài nguyên Môi trường và nhà đất quản lý môi trường trong KCN và KCX theo uỷ quyền của Bộ tài nguyên Môi trường. - Phối hợp với các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN và chính quyền địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng, giao đất đúng tiến độ. - Chủ trì tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công đối với các dự án thuộc nhóm B và C( đầu tư trong nước) đầu tư vào các KCN,CCN làm cơ sở trình UBND thành phố phê duyệt dự án. c. Phòng quản lý đầu tư. - Tổ chức biên soạn các tài liệu giới thiệu, kêu gọi đầu tư vào các KCN. - Phối hợp với các đơn vị trong ban, các cơ quan chức năng chuyên môn, công ty xây dựng và kinh doanh hạ tầng, các đại diện ngoại giao, thương mại của Việt Nam trên thế giới và các tổ chức quốc tế để tổ chức tuyên truyền vận động đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. - Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ các dự án đầu tư, tổ chức thẩm định và tình lãnh đạo ban cấp phép đầu tư, giấy phép điều chỉnh theo đúng nghị quyết uỷ quyền số 158 – BKH/KCN ngày 26/6/1997 của Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư về cho Ban quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội trong việc cấp giấy phép đầu tư và quyết định 102/QĐUB bổ xung chức năng nhiệm vụ cho Ban quản lý. - Thực hiện những nhiệm vụ theo chức năng chuyên môn của phòng như được ghi trong các quy định của trưởng ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất về việc tiếp nhận, thẩm định và cấp phép đầu tư, giấy phép điều chỉnh cho các dự án trong KCN và KCX. - Chủ trì việc biên soạn điều lệ từng KCN trình trưởng ban xem xét đề nghị UBNN thành phố xem xét ban hành theo quy định. chủ trì, theo dõi việc thực hiện điều lệ quản lý đã ban hành.. chủ trì giải quyết các vấn đề do doanh nghiệp trong KCN kiến nghị trong quá trình xây dựng nhà máy. - Phối hợp với phòng Kế hoạch và môi trường, phòng quản lý doanh nghiệp thực hiện chức năng kiểm tra việc triển khai thực hiện giấy phép đầu tư của các chủ dự án theo quy định của pháp luật hiện hành. Chủ trì soạn thảo báo cáo của Ban quản lý về tình hình tiếp nhận và triển khai các dự án đầu tư, những kiến nghị cần thiết với chính phủ và các cơ quan hữu quan về công tác quản lý đầu tư. d. Phòng quản lý xuất nhập khẩu. - Quản lý các hoạt động thương mại trong các KCN trên địa bàn Thành phố Hà Nội - Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu D theo uỷ quyền của Bộ Thương Mại. e. Phòng quản lý doanh nghiệp. - Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh, kết hợp với các cơ quan hữu quan giải quyết những khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. - Tham mưu đề xuất với các cơ quan chức năng nhà nước và lãnh đạo BQL chính sách, chế độ nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh, phát hiện những vấn đề cần sửa đổi,điều chỉnh giấy phép đầu tư . - Đôn đốc viêc nộp thuế, các khoản phí của các doanh nghiệp đối với nhà nước Việt Nam. - Phối hợp với các cơ quan hữu quan kiểm tra việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự và an toàn lao động đối với các doanh nghiệp trong KCN và KCX. - Quản lý nhà nước về lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động trong KCN và KCX theo phân công và uỷ quyền của Bộ Lao động Thương binh xã hội được ghi trong quyết định1414/1997/QĐ-LĐTB&XH. Phối hợp với Trung tâm dịch vụ viêc làm thuộc BQL, đảm bảo cung ứng lao động có chất lượng cho các doanh nghiệp trong KCN, KCX theo lụât pháp và chính sách của nhà nước Việt Nam. Hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện những quy định của BQL về quản lý lao động tại các xí nghiệp trong các KCN. - Tuyên truyền phổ biến chính sách Luật lao động cho các doanh nghiệp trong KCN và KCX. Hướng dẫn việc ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp trong KCN và KCX. - Trình lãnh đạo Ban chấp thuận nội quy lao động, kiểm tra việc thực hiện thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động và nội quy an toàn lao động phù hợp với chính sách và luật pháp hiện hành - Tham gia với cơ quan lao động và chính quyền địa phương hoà giải tranh chấp lao động. - Tiếp nhận nghiên cứu hồ sơ trình trưởng ban quyết định cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài, sổ lao động của người lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp KCN, KCX theo quy định hiện hành f. Phòng quản lý lao động. - Theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chính sách, chế độ lao động đối vói người lao động như tiền lương, tiền thưởng, Bảo hiểm xã hội, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, bồi dưỡng tai nạn lao động trong các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. - Hướng dẫn các doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động, xây dựng nội quy lao động, ký kết thoả ước lao động tập thể. - Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường lao động, về việc thực hiện các chế độ bảo hộ lao động như trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, bồi dưỡng hiện vật, bảo hộ lao động đối với người lao động trong các doanh nghiệp. Thống kê báo cáo tình hình tai nạn lao đông j xảy ra tại các doanh nghiệp. - Hướng dẫn các doanh nghiệp thành lập Hội đồng hoà giải cơ sở theo quy định của Bộ luật lao động. - Thực hiện việc tiếp nhận,xem xét ra quyết định đăng ký thoả ước lao động tập thể và chấp nhận nội quy lao động của các doanh nghiệp. - Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động( Bộ lao động thương binh và xã hội, Sở lao động thương binh và xã hội) trong việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20257.doc
Tài liệu liên quan