Chuyên đề Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TIỄN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN 2

1.1. Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán 2

1.2. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên toàn bộ BCTC 7

1.2.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC 7

1.2.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát toàn bộ BCTC 14

1.2.3. Dự kiến rủi ro phát hiện trên toàn bộ BCTC 24

1.3. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư các khoản mục và loại nghiệp vụ 25

1.3.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư các khoản mục và loại nghiệp vụ 25

1.3.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư các khoản mục và loại nghiệp vụ 34

1.3.3. Dự kiến rủi ro phát hiện trên số dư các khoản mục và loại nghiệp vụ 42

1.4. Tổng kết thực tế quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH AASC thực hiện 43

CHƯƠNG II: NHẬN XÉT VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN 46

2.1. Nhận xét về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH AASC thực hiện 46

2.1.1. Những ưu điểm trong thực tế đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH AASC thực hiện 46

2.1.1.1. Về công tác đánh giá rủi ro nói chung 46

2.1.1.2. Về đánh giá rủi ro chấp nhận khách hàng 47

2.1.1.3. Về đánh giá rủi ro tiềm tàng 47

2.1.1.4. Về đánh giá rủi ro kiểm soát 47

2.1.2. Những tồn tại trong thực tế đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH AASC thực hiện 48

2.1.2.1. Về đánh giá rủi ro chấp nhận khách hàng 48

2.1.2.2. Về đánh giá rủi ro tiềm tàng 48

2.1.2.3. Về đánh giá rủi ro kiểm soát 49

2.2. Tính tất yếu phải hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH AASC thực hiện 50

2.3. Các giải pháp hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH AASC thực hiện 50

2.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH AASC thực hiện 54

KẾT LUẬN 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc nhỏ hơn giữa giá trị thực tế phát sinh và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu lần đầu, phát hành bổ sung hoặc tái phát hành cổ phiếu quỹ. LN sau thuế chưa phân phối là số LN từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ (-) các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước. LN sau thuế chưa phân phối có thể được chia cho các nhà đầu tư dựa trên tỷ lệ góp vốn sau khi được Hội đồng quản trị phê duyệt và sau khi đã trích lập các quỹ dự phòng theo Điều lệ công ty và các quy định của pháp luật Việt Nam. Cổ tức phải trả cho các cổ đông được ghi nhận là khoản phải trả trong Bảng cân đối kế toán của Công ty sau khi có thông báo chia cổ tức của Hội đồng quản trị Công ty. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận DT: DT bán hàng: DT được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn các điều kiện sau: Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá đã được chuyển giao cho người mua; Công ty không còn quyền quản lý hàng hoá cũng như sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá; DT được xác định tương đối chắc chắn; Công ty đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. DT cung cấp dịch vụ: DT cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì DT được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lâph Bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn các điều kiện sau: DT được xác định tương đối chắc chắn; Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán; Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí đề hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Phần công việc cung cấp dịch vụ đã hoàn thành được xác định theo phương pháp đánh giá công việc hoàn thành. DT hoạt động tài chính DT phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, LN được chia và các khoản DT hoạt động tài chính khác được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau: Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó; DT được xác định tương đối chắc chắn. Cổ tức, LN được chia được ghi nhận khi Công ty được quyền nhận cổ tức hoặc được quyền nhận LN từ việc góp vốn. DT hợp đồng xây dựng DT được ghi nhận căn cứ vào phần công việc hoàn thành, được xác nhận một cách đáng tin cậy và có xác nhận của khách hàng. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính: Các khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí tài chính bao gồm: Chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính; Chi phí đi vay và cho vay vốn; Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Các khoản trên được ghi nhận theo tổng số phát sinh trong kỳ, không bù trừ với DT hoạt động tài chính. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản thuế Tài sản thuế và các khoản thuế phải nộp cho năm hiện hành và các năm trước được xác định bằng số tiền dự kiến phải nộp cho (hoặc được thu hồi từ) cơ quan thuế, dựa trên các mức thuế suất và các Luật thuế có hiệu lực đến ngày kết thúc kỳ kế toán năm. (nguồn: Hồ sơ chung khách hàng B) Bảng 1.8 Trích bảng câu hỏi đánh giá bộ máy kế toán Công ty CP B Câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB Có Không Không áp dụng Các chức danh trong bộ máy kế toán có hợp lý không? X Công việc được phân công, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán có được quy định bằng văn bản không? X Kế toán trưởng có được đào tạo theo đúng chuyên ngành kế toán, tài chính hay không? X Kế toán tổng hợp có được đào tạo theo đúng chuyên ngành kế toán, tài chính hay không? X Các nhân viên khác thuộc bộ phận kế toán, tài chính có được đào tạo về chuyên ngành mà mình đang làm việc không? X Công ty có quy định khi nghỉ phép, các nhân viên chủ chốt phải báo cáo trước ít nhất 1 ngày cho cấp lãnh đạo không? X Công việc của những người nghỉ phép có được người khác đảm nhiệm hay không? X Các nhân viên có được gửi đi đào tạo lại hoặc tham gia các khóa học cập nhật các kiến thức mới về TCKT, thuế hay không? X Mọi thư từ, tài liệu gửi đến Bộ phận kế toán có được Ban lãnh đạo xem xét trước khi chuyển tới các bộ phận thực thi không? X Công ty có quy định khi cung cấp các tài liệu, thông tin tài chính kế toán ra bên ngoài phải được sự phê duyệt của cấp lãnh đạo không? X …. Đánh giá hệ thống kế toán: TỐT (nguồn: Hồ sơ chung khách hàng B) Thứ ba, Tìm hiểu về các thủ tục kiểm soát: Để đánh giá về các thủ tục kiểm soát đang áp dụng tại Công ty khách hàng, KTV đánh giá thông qua “Bảng câu hỏi đánh giá về hệ thống KSNB của khách hàng”. Mục đích là để KTV đánh giá xem các thủ tục kiểm soát mà Công ty khách hàng đang áp dụng có dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: “Phân công phân nhiệm”, “uỷ quyền phê chuẩn” và “bất kiêm nhiệm” có hợp lý hay không. Ngoài những nguyên tắc trên, các thủ tục kiểm soát còn bao gồm việc quy định chứng từ sổ sách phải đầy đủ, quá trình kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổ sách và kiểm soát độc lập việc thực hiện các hoạt động của đơn vị. Bảng 1.9 Trích bảng câu hỏi đánh giá thủ tục kiểm soát Công ty TNHH A Câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB Có Không Không áp dụng Sự phân công phân nhiệm trong Công ty có đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm? X Có lý do nào cần xem xét liên quan đến các phương pháp kiểm soát quản lý của doanh nghiệp? X Doanh nghiệp có cách ly người bảo quản tài sản với người làm công tác kế toán hay không? X Các chức năng nhiệm vụ quan trọng trong Công ty có được phân công phân nhiệm rõ ràng hay không? Và có được thể hiện bằng văn bản hay không? X Trách nhiệm điều hành và trách nhiệm ghi sổ có được cách ly? X Doanh nghiệp có cách ly trách nhiệm giữa người phê chuẩn nghiệp vụ với người kiểm soát hay không? X Nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được phê chuẩn kịp thời bởi những cấp có thẩm quyền hay không? X Doanh nghiệp có quy định cụ thể về uỷ quyền phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay không? X … Đánh giá thủ tục kiểm soát: TỐT (nguồn: Hồ sơ chung khách hàng A) Đối với Công ty CP B, việc đánh giá thủ tục kiểm toán cũng được thực hiện dựa vào bảng câu hỏi như trên. Kết quả KTV đánh giá thủ tục kiểm soát của Công ty CP B được xây dựng tốt. Thứ tư, Tìm hiểu về kiểm toán nội bộ: Đây là bộ phận độc lập được thiết lập trong Công ty tiến hành công việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ. Qua tìm hiểu của KTV, tại Công ty TNHH A và Công ty CP B đều không có bộ phận kiểm toán nội Chính sách nhân sự và việc thực hiện các chính sách là nhằm thúc đẩy các nhân viên trong việc tuân thủ các quy định, mục tiêu của doanh nghiệp và có những hành vi đúng mực. bộ. Sau đây là bảng câu hỏi tìm hiểu bộ phận kiểm toán nội bộ ở những khách hàng có thiết lập bộ phận này. Bảng 1.10 Bảng câu hỏi về bộ phận kiểm toán nội bộ của khách hàng Câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB Có Không Không áp dụng KTV nội bộ có được đào tạo đúng chuyên ngành không? KTV nội bộ đã có nhiều kinh nghiệm chưa? Bộ phận này có trực thuộc một cấp đủ cao để không giới hạn phạm vi hoạt động của KTV nội bộ không? Bộ phận này có độc lập với phòng kế toán và các bộ phận hoạt động được kiểm tra không? Đánh giá bộ phận kiểm toán nội bộ: ……. (Nguồn: Tài liệu nội bộ Công ty TNHH AASC) Sau khi sử dụng các bảng câu hỏi đánh giá về hệ thống KSNB, KTV nhận thấy môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát khá tốt. Chỉ có một vấn đề nhỏ đối với Công ty A đó là cần tư vấn về nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ sang năm 2010 cần tuân thủ theo thông tư hướng dẫn số 203/2009/TT - BTC của BTC ban hành ngày 20/10/2009. Một vấn đề nữa là đề xuất với 2 Công ty nên thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ nhằm phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Thông qua bộ phận này, BGĐ và HĐQT có thể kiểm soát hoạt động tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn, tăng khả năng đạt được các mục tiêu kinh doanh. Mức rủi ro kiểm soát được đưa ra là thấp hơn trung bình. 1.2.3. Dự kiến rủi ro phát hiện trên toàn bộ BCTC Sau khi đánh giá được rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV sẽ tiến hành dự kiến rủi ro phát hiện trên toàn bộ BCTC. Dự kiến rủi ro phát hiện không được KTV thể hiện cụ thể trên GLV của mình mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cũng như óc xét đoán của KTV. Mức rủi ro phát hiện được xác định dựa trên mô hình rủi ro kiểm toán. Đối với Công ty CP B, KTV mong muốn rủi ro kiểm toán ở mức thấp. Kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng của Công ty CP B ở mức cao hơn trung bình và rủi ro kiểm soát ở mức thấp hơn trung bình, vì vậy mức rủi ro phát hiện đối với Công ty CP B dự kiến ở mức thấp hơn trung bình. Công ty TNHH A là khách hàng trong năm kiểm toán đầu tiên, việc tìm hiểu về khách hàng mới chỉ được thực hiện trong năm đầu tiên nên không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, với nguyên tắc thận trọng, KTV dự kiến mức rủi ro kiểm toán mong muốn là thấp. Kết quả của việc đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức trung bình và rủi ro kiểm soát đối với Công ty TNHH A ở mức thấp hơn trung bình, do đó mức rủi ro phát hiện đối với Công ty TNHH A dự kiến ở mức thấp. Điều này đồng nghĩa với việc KTV phải lập kế hoạch thực hiện khối lượng công việc kiểm toán nhiều hơn. 1.3. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư các khoản mục và loại nghiệp vụ KTV quan tâm rất lớn đến rủi ro kiểm toán đối với từng số dư khoản mục và loại nghiệp vụ bởi nó sẽ quyết định trực tiếp đến nội dung của các thủ tục kiểm toán mà các KTV sử dụng ứng với mỗi số dư tài khoản và nghiệp vụ đó. Khi đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ, KTV tiến hành xác định rủi ro của các sai phạm trọng yếu và từ đó, tiến hành thiết lập các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để đạt được các mục tiêu kiểm toán chi tiết ứng với mỗi khoản mục và loại nghiệp vụ. 1.3.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư các khoản mục và loại nghiệp vụ Để đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ, KTV sẽ tập trung vào việc đánh giá các khoản mục và nghiệp vụ quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến các BCTC. việc xem xét khoản mục hay loại nghiệp vụ nào là trọng yếu và có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ BCTC phụ thuộc nhiều vào xét đoán của KTV. Tuy nhiên, thông thường, khi xác định các khoản mục và nghiệp vụ nào là quan trọng thì KTV thường xem xét vào những yếu tố sau: Bản chất của số dư tài khoản; khả năng có thể xảy ra sai phạm hay gian lận đối với tài khoản. Quy mô của số dư khoản mục, tỷ trọng số dư tài khoản so với tổng số; Số lượng các nghiệp vụ, mức độ phức tạp, tính chất đồng nhất của các nghiệp vụ liên quan đến khoản mục đó; Sự tồn tại các nghiệp vụ với các bên liên quan đối với khoản mục; Sự thay đổi các chính sách kế toán liên quan tới khoản mục; Tài khoản có nhiều ước tính kế toán; Kết quả của lần kiểm toán trước… Để tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán, KTV không thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng cho từng tài khoản mà chỉ đánh giá rủi ro cho từng nhóm khoản mục có cùng bản chất. Phương pháp mà KTV Công ty TNHH AASC thường sử dụng để đánh giá là phương pháp phân tích thông qua “Bảng phân tích sơ bộ BCTC”, xem xét bản chất của từng khoản mục và đánh giá rủi ro có thể xảy ra với chứng. Bảng phân tích sơ bộ giúp KTV tìm ra được các khoản mục và tài khoản thuộc khoản mục có biến động lớn. Dựa vào bản chất khoản mục kết hợp với đặc thù kinh doanh của khách hàng, KTV đưa ra các rủi ro có thể xảy ra đối với từng khoản mục. Đối với Công ty TNHH A, đây là khách hàng mới của Công ty TNHH AASC nên trước hết các KTV phải đánh giá độ tin cậy của các số dư đầu năm trước khi tiến hành thủ tục phân tích. Qua tìm hiểu, KTV biết được BCTC năm trước của Công ty TNHH A đã được kiểm toán bởi một CTKT độc lập có uy tín. Do đó, KTV chấp nhận số dư đầu năm trên BCTC do khách hàng cung cấp. Thủ tục phân tích đối với BCTC Công ty TNHH A được thể hiện trên GLV như sau: Bảng 1.11 Bảng phân tích sơ bộ tình hình tài sản Công ty TNHH A TT TÀI SẢN 31/12/2009 (VND) 01/01/2009 (VND) Chênh lệch Tuyệt đối (VND) Tương đối (%) A TÀI SẢN NGẮN HẠN 164.517.953.029 109.714.545.152 54.803.407.877 49,95% I Tiền và các khoản tương đương tiền 5.003.411.480 1.781.665.316 3.221.746.164 180,83% 1 Tiền 5.003.411.480 1.781.665.316 3.221.746.164 180,83% II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 672.255.000 33.276.576.993 -32.604.321.993 -97,98% 1 Đầu tư ngắn hạn 2.048.880.000 61.494.416.493 -59.445.536.493 -96,67% 2 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn -1.376.625.000 -28.217.839.500 26.841.214.500 95,12% III Các khoản phải thu 139.423.973.125 63.799.794.484 75.624.178.641 118,53% 1 Phải thu của khách hàng 85.547.688.920 28.351.745.456 57.195.943.464 201,74% 2 Trả trước cho người bán 13.971.000 27.000.000 -13.029.000 -48,26% 3 Các khoản phải thu khác 53.862.313.205 35.421.049.028 18.441.264.177 52,06% IV HTK 9.545.529.377 1.946.006.972 7.599.522.405 390,52% 1 HTK 9.545.529.377 1.946.006.972 7.599.522.405 390,52% V Tài sản ngắn hạn khác 9.872.784.047 8.910.501.387 962.282.660 10,80% 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 416.599.902 235.647.816 180.952.086 76,79% 2 Thuế GTGT được khấu trừ 0 1.141.048.242 -1.141.048.242 -100,00% 3 Tài sản ngắn hạn khác 9.456.184.145 7.533.805.329 1.922.378.816 25,52% B TÀI SẢN DÀI HẠN 149.180.859.502 164.527.385.631 -15.346.526.129 -9,33% I TSCĐ 63.866.496.528 65.096.122.310 -1.229.625.782 -1,89% 1 TSCĐ hữu hình 63.589.004.142 64.789.086.006 -1.200.081.864 -1,85% - Nguyên giá 75.659.896.575 72.260.108.585 3.399.787.990 4,70% - Giá trị hao mòn lũy kế -12.070.892.433 -7.471.022.579 -4.599.869.854 61,57% 2 TSCĐ vô hình 36.929.886 66.473.804 -29.543.918 -44,44% - Nguyên giá 88.631.741 88.631.741 0 0,00% - Giá trị hao mòn lũy kế -51.701.855 -22.157.937 -29.543.918 133,33% 3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 240.562.500 240.562.500 0 0,00% II Bất động sản đầu tư 9.411.455.316 10.271.992.908 -860.537.592 -8,38% - Nguyên giá 11.888.100.000 11.888.100.000 0 0,00% - Giá trị hao mòn lũy kế -2.476.644.684 -1.616.107.092 -860.537.592 53,25% III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 41.115.782.778 69.495.782.778 -28.380.000.000 -40,84% 1 Đầu tư dài hạn khác 41.115.782.778 69.495.782.778 -28.380.000.000 -40,84% IV Tài sản dài hạn khác 34.787.124.880 19.663.487.635 15.123.637.245 76,91% 1 Chi phí trả trước dài hạn 30.049.372.071 2.468.320.493 27.581.051.578 1117,40% 2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 4.195.542.437 7.763.736.270 -3.568.193.833 -45,96% 3 Tài sản dài hạn khác 542.210.372 9.431.430.872 -8.889.220.500 -94,25% III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 313.698.812.531 274.241.930.783 39.456.881.748 14,39% (nguồn: Hồ sơ năm 2009 khách hàng A) Qua việc đánh giá sơ bộ tình hình tài sản của Công ty TNHH A, KTV đưa ra các lưu ý để đánh giá như sau: Đối với khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền mặt tồn quỹ cuối năm tăng so với đầu năm 180,83%. Khoản mục tiền liên quan đến hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục này là thường có xu hướng khai tăng để làm tăng hệ số thanh toán của doanh nghiệp. KTV cần lưu ý thu thập quy định của Công ty về định mức tồn quỹ, yêu cầu kế toán kiểm kê lại quỹ tiền mặt nếu thấy cần thiết. Đối với các khoản phải thu: Các khoản phải thu khách hàng có biến động lớn (tăng 201,74% so với đầu năm). KTV cần xem xét sổ chi tiết đối tượng phải thu, đã tiến hành gửi thư xác nhận số dư đối với các đối tượng có liên quan nhưng chưa nhận đủ phản hồi. Đồng thời, KTV cần phải lưu ý có thể các khoản phải thu bị hạch toán sai kỳ. Đối với khoản mục HTK: Trong năm, tồn kho cuối năm tăng gần 390,52% so với đầu năm. KTV cần thu thập biên bản kiểm kê, tìm hiểu các quy chế quản lý vật tư của Công ty, việc xử lý đối với các vật tư, công cụ dụng cụ thừa thiếu, hư hỏng như thế nào… KTV xác định mức độ rủi ro của khoản mục này là cao hơn trung bình. Bảng 1.12 Bảng phân tích sơ bộ tình hình nguồn vốn Công ty TNHH A TT NGUỒN VỐN 31/12/2009 (VND) 01/01/2009 (VND) Chênh lệch Tuyệt đối (VND) Tương đối (%) A NỢ PHẢI TRẢ 181.642.986.832 148.904.134.478 32.738.852.354 21,99% I Nợ ngắn hạn 100.869.963.232 71.119.861.678 29.750.101.554 41,83% 1 Vay và nợ ngắn hạn 15.737.604.662 8.602.410.000 7.135.194.662 82,94% 2 Phải trả cho người bán 50.591.849.586 36.850.157.381 13.741.692.205 37,29% 3 Người mua trả tiền trước 25.145.367.222 19.554.298.961 5.591.068.261 28,59% 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 5.601.999.796 911.877.025 4.690.122.771 514,34% 5 Phải trả người lao động 3.285.455.917 2.210.824.661 1.074.631.256 48,61% 6 Chi phí phải trả 0 1.881.729.315 -1.881.729.315 -100,00% 7 Các khoản phải trả, phải nộp khác 507.686.049 1.108.564.335 -600.878.286 -54,20% II Nợ dài hạn 80.773.023.600 77.784.272.800 2.988.750.800 3,84% 1 Phải trả dài hạn khác 80.648.246.000 77.597.310.000 3.050.936.000 3,93% 2 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 124.777.600 186.962.800 -62.185.200 -33,26% B VỐN CHỦ SỞ HỮU 132.055.825.699 125.337.796.305 6.718.029.394 5,36% I Vốn chủ sở hữu 131.698.451.959 124.980.422.565 6.718.029.394 5,38% 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 120.000.000.000 120.000.000.000 0 0,00% 2 Quỹ đầu tư phát triển 1.193.971.629 1.193.971.629 0 0,00% 3 Quỹ dự phòng tài chính 1.790.957.444 1.790.957.444 0 0,00% 4 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 1.095.981.085 10.959.810.856 -9.863.829.771 -90,00% 5 LN chưa phân phối 7.617.541.801 -8.964.317.364 16.581.859.165 184,98% II Nguồn kinh phí, quỹ khác 357.373.740 357.373.740 0 0,00% 1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 357.373.740 357.373.740 0 0,00% III TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 313.698.812.531 274.241.930.783 39.456.881.748 14,39% (nguồn: Hồ sơ năm 2009 khách hàng A) Qua việc đánh giá sơ bộ tình hình tài sản của Công ty TNHH A, KTV đưa ra các nhận xét, đánh giá như sau: Đối với khoản mục Nợ phải trả: Khoản vay và nợ ngắn hạn và khoản phải trả cho người bán đều có mức biến động tương đối lớn, KTV cần xem xét các đối tượng là chủ nợ của Công ty, gửi thư xác nhận về số dư khoản vay, phương pháp hạch toán lãi vay của Công ty có hợp lý hay không (vào đúng tài khoản chi phí, vốn hoá và không được vốn hoá…) Khoản mục thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng hơn 4,6 tỷ hay tăng 514,34%. KTV lưu ý xem xét lại nguyên nhân của sự biến động này. Tuy nhiên, khoản mục này liên quan chặt chẽ với cơ quan thuế nên ít có xảy ra sai phạm trọng yếu. Đánh giá rủi ro tiềm tàng của KTV đối với khoản mục này là trung bình. Đối với khoản mục Vốn chủ sở hữu: Khoản mục này hầu như không có biến động lớn, KTV cần lưu ý tính toán lại việc trích lập và sử dụng LN sau thuế của Công ty. Mức rủi ro tiềm tàng của khoản mục này là thấp. Bảng 1.13 Bảng phân tích sơ bộ tình hình hoạt động Công ty TNHH A STT CHỈ TIÊU Năm 2009 (VND) Năm 2008 (VND) Chênh lệch Tuyệt đối (VND) Tương đối (%) 1 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 288.171.258.662 199.700.868.551 88.470.390.111 44,30% 2 Các khoản giảm trừ DT 292.026.264 157.373.667 134.652.597 85,56% 3 DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 287.879.232.398 199.543.494.884 88.335.737.514 44,27% 4 Giá vốn hàng bán 268.249.306.457 189.655.567.403 78.593.739.054 41,44% 5 LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 19.629.925.941 9.887.927.481 9.741.998.460 98,52% 6 DT hoạt động tài chính 7.266.187.155 5.391.722.355 1.874.464.800 34,77% 7 Chi phí tài chính 290.255.731 19.278.120.627 -18.987.864.896 -98,49% 8 Chi phí bán hàng 2.432.854.059 2.826.715.766 -393.861.707 -13,93% 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 9.853.734.443 9.546.247.572 307.486.871 3,22% 10 LN thuần từ hoạt động kinh doanh 14.319.268.863 -16.371.434.129 30.690.702.992 187,46% 11 Thu nhập khác 5.888.025.949 20.739.635 5.867.286.314 28290,21% 12 Chi phí khác 5.926.147.000 4.697.922.549 1.228.224.451 26,14% 13 LN khác -38.121.051 -4.677.182.914 4.639.061.863 99,18% 14 Tổng LN kế toán trước thuế 14.281.147.812 -21.048.617.043 35.329.764.855 167,85% 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành -  -  -  -  16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 2.378.795.889 -4.644.060.180 7.022.856.069 151,22% 17 LN sau thuế TNDN 11.902.351.923 -16.404.556.863 28.306.908.786 172,56% (nguồn: Hồ sơ năm 2009 khách hàng A) Qua báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH A có thể nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty rất tốt trong năm 2009. Cụ thể: Đối với khoản mục DT: Nếu như chỉ tiêu DT tăng 44,30% thì LN thuần từ hoạt động kinh doanh lại tăng lên đến 187,46% và LN sau thuế Công ty tăng 172,56%. KTV cần xem xét DT có được ghi nhận đúng kỳ hay không? Có đúng với nguyên tắc ghi nhận DT theo chuẩn mực hay không?... Khoản mục thu nhập khác có biến động bất thường (tăng 28290,21%), KTV cần lưu ý xem xét nguyên nhân của sự biến động đó Đối với khoản mục chi phí: Trong năm, mặc dù DT vẫn tăng mạnh nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng của Công ty giảm 10,71%. Điều này thể hiện Công ty TNHH A đã tập trung vào việc tinh giảm những khoản chi không cần thiết, quản lý tốt các khoản chi phí của mình. Sau đây là bảng phân tích sơ bộ tình hình tài chính của Công ty CP B. Vì Công ty CP B là khách hàng thường niên nên số dư năm trước được KTV chấp nhận, số dư cuối năm nay do khách hàng cung cấp: Bảng 1.14 Bảng phân tích sơ bộ tình hình tài sản Công ty CP B TT TÀI SẢN 31/12/2009 (VND) 01/01/2009 (VND) Chênh lệch Tuyệt đối (VND) Tương đối (%) A Tài sản ngắn hạn 302.194.365.863 244.135.208.308 58.059.157.555 23,78% I Tiền và các khoản tương đương tiền 26.678.762.306 2.099.778.840 24.578.983.466 1170,55% 1 Tiền 1.656.352.523 2.099.778.840 -443.426.317 -21,12% 2 Các khoản tương đương tiền 25.022.409.783 0 25.022.409.783 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 13.390.357.755 14.149.600.000 -759.242.245 -5,37% 1 Đầu tư ngắn hạn 13.390.357.755 14.149.600.000 -759.242.245 -5,37% 2 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn -496.400.000 496.400.000 -100,00% III Các khoản phải thu ngắn hạn 186.287.740.393 183.781.078.923 2.506.661.470 1,36% 1 Phải thu khách hàng 171.139.370.534 159.269.453.661 11.869.916.873 7,45% 2 Trả trước cho người bán 14.927.561.381 5.644.194.138 9.283.367.243 164,48% 3 Các khoản phải thu ngắn hạn khác 220.808.478 18.867.431.124 -18.646.622.646 -98,83% IV HTK 31.524.466.672 31.795.435.474 -270.968.802 -0,85% 1 HTK 31.524.466.672 31.795.435.474 -270.968.802 -0,85% V Tài sản ngắn hạn khác 44.313.038.737 12.309.315.071 32.003.723.666 260,00% 1 Tài sản ngắn hạn khác 44.313.038.737 12.309.315.071 32.003.723.666 260,00% B Tài sản dài hạn 68.157.097.631 77.103.606.050 -8.946.508.419 -11,60% I Các khoản phải thu dài hạn 39.186.659.050 37.830.979.642 1.355.679.408 3,58% 1 Các khoản phải thu dài hạn 39.186.659.050 37.830.979.642 1.355.679.408 3,58% II TSCĐ 16.862.098.149 15.128.777.471 1.733.320.678 11,46% 1 TSCĐ hữu hình 10.383.548.149 8.650.227.471 1.733.320.678 20,04% - Nguyên giá 15.480.490.745 11.535.036.362 3.945.454.383 34,20% - Giá trị hao mòn luỹ kế -5.096.942.596 -2.884.808.891 -2.212.133.705 76,68% 2 TSCĐ vô hình 6.478.550.000 6.478.550.000 0 0,00% - Nguyên giá 6.478.550.000 6.478.550.000 0 0,00% - Giá trị hao mòn luỹ kế 0 0 0 III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 5.050.000.000 16.519.990.000 -11.469.990.000 -69,43% 1 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 2.000.000.000 1.950.000.000 50.000.000 2,56% 2 Đầu tư dài hạn khác 3.050.000.000 14.569.990.000 -11.519.990.000 -79,07% V Tài sản dài hạn khác 7.058.340.432 7.623.858.937 -565.518.505 -7,42% 1 Chi phí trả trước dài hạn 6.058.340.432 6.488.381.151 -430.040.719 -6,63% 2 Tài sản dài hạn khác 1.000.000.000 1.135.477.786 -135.477.786 -11,93% III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 370.351.463.494 321.238.814.358 49.112.649.136 15,29% (nguồn: Hồ sơ năm 2009 khách hàng B) Qua việc đánh giá sơ bộ tình hình tài sản của Công ty CP B, KTV đưa ra các lưu ý để đánh giá như sau: Đối với khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền: Số dư trên tài khoản hơn 26 tỷ tăng 1170,55% so với năm 2008, đây là số dư rất lớn, KTV cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như kế hoạch chi tiêu của Công ty, xem xét định mức tồn quỹ mà Công ty đã xây dựng (nếu có). Công ty CP B chuyên về xây dựng, số lượng công nhân viên đông nên tồn quỹ tiền mặt lớn để thực hiện công tác tạm ứng. Năm nay xuất hiện các khoản tương đương tiền, KTV cần tìm hiểu khoản này gồm những gì? Mức rủi ro tiềm tàng với khoản mục này cao hơn trung bình. Đối với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Xem xét việc mở sổ theo dõi chi tiết các khoản đầu tư, thu thập xác nhận của đối tượng nhận đầu tư về khoản đầu tư của Công ty. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn trong năm 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31573.doc
Tài liệu liên quan