Chuyên đề Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội Thất Học Đường trực thuộc Công ty cổ phần Thiết bị Giáo dục I

Yếu tố này xác định thời gian tích luỹ kinh nghiệm tối thiểu cần thiết để người lao động có trình độ thành thạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Yếu tố này được chia làm 6 mức độ, điểm thấp nhất là 1 điểm cao nhất là 20. Khi đánh giá yếu tố này cũng cần chú ý đánh giá kinh nghiệm hoặc thâm thiên công tác mà công việc đòi hỏi ở người thực hiện chứ không đánh giá thâm niên công tác của người đang thực hiện công việc. Điểm xác định cho từng mức độ của yếu tố này được phản ảnh ở bảng III.5

doc72 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 3693 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội Thất Học Đường trực thuộc Công ty cổ phần Thiết bị Giáo dục I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức và hoạt động của Công ty Thiết bị giáo dục I. Năm 1996 Đến năm 2007, Theo nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, và để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tháng 8 năm 2007 Công ty Thiết bị Giáo dục I đã tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty cổ phần Thiết bị Giáo dục I (EEJSCo I - Education Equipment Joint Stock Company I) trong đó nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ. Tổng Giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị là ông: Nguyễn Ngọc Hải. Có trụ sở tại số 18 ngõ 30, Tạ Quang Bửu, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sau khi chuyển sang Công ty cổ phần các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của Công ty bao gồm: - Sản xuất và kinh doanh thiết bị dạy học, học nghề, thiết bị nội thất học đường, thiết bị văn phòng, thiết bị âm thanh, thiết bị điện máy, điện lạnh và máy tính. - Sản xuất, kinh doanh và gia công lắp ráp các sản phẩm điện, cơ khí. - Sản xuất và kinh doanh các băng đĩa, tranh ảnh phục vụ dạy học, chế tạo mẫu và in các sản phẩm được xuất bản, văn hoá phẩm và các ấn phẩm dùng cho dạy học, nhãn mác hàng hoá, catalogue giới thiệu sản phẩm tiêu dùng và các thiết bị công cụ sản xuất, xây dựng kịch bản, sản xuất phát hành băng đĩa hình giáo khoa. - Dịch vụ vận chuyển lắp đặt, bảo hành, bảo trì, hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học, dạy nghề, thiết bị khoa học kỹ thuật, y tế, môi trường, điện , điện tử, điện lạnh và cơ khí. - Dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng, kho, bãi. Do mới hoàn thành xong cổ phần hoá vì vậy cơ cấu tổ chức bộ máy chưa ổn định, hiện nay Công ty đang cố gắng sắp xếp ổn định bộ máy tổ chức để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả. II.1.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy Cơ cấu bộ máy tổ chức sau khi cổ phần hoá như sau: - Đại hội đồng cổ đông: có quyền lực cao nhất trong công ty. Đại hội đồng cổ đông được tổ chức theo định kỳ hàng năm hoặc được triệu tập bất thường để giải quyết những vấn đề chỉ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. - Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, làm việc theo nhiệm kỳ và xử lý những vấn đề thuộc quyền hạn của mình theo quy định trong điều lệ của Công ty. Hội đồng quản trị có 7 người: 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 5 uỷ viên hội đồng quản trị. - Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ đông giám sát các hoạt động của công ty vì lợi ích chung của các cổ đông. - Ban Giám đốc: Phụ trách điều hành, quản lý các hoạt động của công ty, đảm bảo công ty hoạt động có hiệu quả. Hiện có 5 người: 1 Tổng Giám đốc và 4 Phó Tổng Giám đốc. - Dưới ban giám đốc có các phòng ban nghiệp vụ tham mưu cho tổng giám đốc giải quyết những vấn đề liên quan thuộc chức năng của từng bộ phận; và các trung tâm trực thuộc Công ty là các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, chịu sự quản lý trực của ban Giám đốc. Công ty có 5 phòng ban chức năng và 5 Trung tâm hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bản Giám đốc, mỗi trung tâm là một đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh và hạch toán báo sổ của Công ty . Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC Ban kiểm soát Khối văn phòng Các trung tâm Phòng tổ chức hành chính quản trị Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng dự án Văn phòng đại diện phía nam Trung tâm Chế bản và In Trung tâm đồ chơi và thiết bị mâm non Trung tâm nội thât học đường Trung tâm tin học và thiết bị giáo dục Trung tâm sản xuất thiết bị giáo dục II.1.2. Trung tâm Nội thất học đường: II.1.2.1. Khái quát về Trung tâm Nội thất học đường: Trung tâm Nội thất học đường là một trung tâm trực thuộc Công ty cổ phần Thiết bị giáo dục I với chức năng chính là sản xuất và kinh doanh các mặt hàng đổ dùng nội thất trong các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn phục vụ quá trình học tập và giảng dạy trong nhà trường của tất cả các cấp học. Cũng như các trung tâm khác, trung tâm nội thất học đường là một đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh và hạch toán báo sổ của Công ty. Trung tâm hoạt động tương đối độc lập và là một trong những đơn vị sản xuất lớn của Công ty. Với chức năng nhiệm vụ của mình trong thời gian qua trung tâm thực hiện rất nhiều hợp đồng cung cấp, lắp đặt thiết bị nội thất cho các trường học với các sản phẩm như: Bảng, bàn ghế, tủ, các thiết bị trong phòng thí nghiệm trong đó có các dự án của Bộ Giáo dục và đào tạo về cung cấp các thiết bị bàn ghế cho các trường trung học cơ sở trong cả nước. Điều này có ý nghĩa rất lớn không những giúp cải thiện cơ sở vật chất cho các trường học, mà còn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường. Hiện nay trung tâm có hai xưởng sản xuất chính là xưởng cơ khí và xưởng mộc. Các xưởng đều được trang bị các thiết bị và máy móc chuyên dùng phục vụ quá trình sản xuất như: Máy tiện, máy phay, mài, máy uốn thép, máy bào B665, Máy khoan bàn G2508, máy cán thép, hệ thống sơn tĩnh điện, hệ thống làm sạch bề mặt Hiện nay tổng số lao động chính thức của trung tâm là 24 người, ngoài ra có khoảng 60 công nhân thời vụ. Tuy nhiên họ đều có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, vì vậy sản phẩm cung cấp ra thị trường có chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn dạy và học tại các trường. II.1.2.2. Đặc điểm sản phẩm dịch vụ của trung tâm Nội thất học đường: Sản phẩm chủ yếu mà trung tâm Nội thất học đường sản xuất, kinh doanh là các sản phẩm như: Bàn ghế học sinh cho các cấp học, bàn ghế giáo viên, Bảng viết, Tủ, giá thiết bị ở các phòng bộ môn, giường tầng của sinh viên mỗi loại lại có các sản phẩm với các kích cỡ khác nhau tuỳ thuộc vào từng đơn đặt hàng cụ thể. Ví dụ với sản phẩm bàn ghế học sinh thì có bàn ghế cho học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học, bàn học sinh 2 chỗ, bàn học sinh 3 chỗ Hiện nay sản phẩm của trung tâm được tiêu thụ theo đơn đặt hàng. Sau khi ký hợp đồng trung tâm tiến hành các hoạt động sản xuất sản phẩm theo hợp đồng đã ký, sau khi hoàn thành trung tâm (đại diện cho Công ty) cùng khách hàng tiến hành nghiệm thu bàn giao và thanh lý hợp đồng. Trung tâm Nội thất học đường sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau với những kích thước tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên quy trình sản xuất các sản phẩm của trung tâm thường được tiến hành theo các bước: Bước 1: gia công cơ khí (đối với các sản phẩm làm từ sắt thép), gia công mộc ( với các sản phẩm làm từ gỗ) Bước 2: Làm sạch sản phẩm và sơn Bước 3: Kiểm tra, bao gói, nhập kho. Quy trình sản xuất sản phẩm bàn ghế học sinh: Sản xuất bàn ghế học sinh gồm 2 phần: phần mộc và kết cấu khung thép. Phần mộc do phân xưởng mộc đảm nhiệm sản xuất các chi tiết làm bằng gỗ; Phần kết cấu khung thép do phân xưởng cơ khí đảm nhiệm. PX mộc Sơn Nguyên vật liệu Kiểm tra, nhập kho. PX cơ khí Sơn Bước 1 : Gia công mộc và gia công cơ khí: + Tại phân xưởng mộc gỗ được cắt bằng máy cắt gỗ theo kích thước quy định, sau đó được bào, mài để đảm bảo độ nhẵn, phẳng. + Tại phân xưởng cơ khí thép được cắt theo kích thước thích hợp bằng máy cắt chuyên dùng sau đó đến công đoạn uốn định hình, sau khi đã được uốn định hình các chi tiết sẽ được hàn lại với nhau. Bước 2: Làm sạch và sơn. Đây là bước rất quan trọng để đảm bảo độ bền của mặt sơn trong quá trình sử dụng. + Các chi tiết bằng gỗ sẽ được làm sạch tại phân xưởng mộc sau đó sẽ được chuyển đến bộ phận sơn hoàn thiện. + Các chi tiết làm bằng thép sau khi hàn xong các mối hàn sẽ được làm sạch để đảm bảo độ nhẵn phẳng tại các mối hàn, sau đó các chi tiết sẽ được tẩy rửa bề mặt bằng các hoá chất tẩy rửa, rồi được sấy khô và đưa vào sơn phủ bề mặt bằng hệ thống sơn tĩnh điện. Bước 3: Kiểm tra, bao gói, nhập kho. Các chi tiết sẽ được kiểm tra bởi cán bộ kỹ thuật để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm sau đó được bao gói và nhập kho. Tương tự đối với sản phẩm tủ, giá thiết bị trong phòng học bộ môn, Các sản phẩm này được làm hoàn toàn bằng thép, cũng bao gồm 3 bước : Gia công cơ khí (cắt, uốn, hàn thép) à Làm sạch và Sơn tĩnh điện àKiểm tra, bao gói, nhập kho. II.1.3. Thực trạng Thang, bảng lương đang áp dụng tại Trung tâm Nội thất học đường II.1.3.1. Thang, bảng lương đang áp dụng tại trung tâm Nội thất học đường Công ty cổ phần Thiết bị giáo dục I trước đây là doanh nghiệp Nhà nước và hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước vì vậy thang, bảng lương mà Công ty sử dụng là thang, bảng lương theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước. Ở trung tâm Nội Thất học đường áp dụng các thang, bảng lương sau: Thang lương 7 bậc nhóm ngành Chế biến lâm sản - Nhóm III thuộc hệ thống thang lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh để áp dụng trả lương cho công nhân thợ mộc. Thang lương 7 bậc nhóm ngành cơ khí, điện, điện tử-tin học – Nhóm II thuộc hệ thống thang lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, áp dụng trả lương cho công nhân thợ cơ khí. Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở các Công ty Nhà nước để áp dụng trả lương cho các chuyên viên, kỹ sư, nhân viên, cán sự, kỹ thuật viên của của trung tâm. Bảng lương của Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng để áp dụng trả lương cho giám đốc trung tâm. Bảng lương công nhân lái xe, áp dụng trả lương cho công nhân lái xe của trung tâm. Cụ thể việc áp dụng các thang, bảng lương như sau: Bảng II.1 Hệ số lương áp dụng cho Giám đốc trung tâm Chức danh Doanh nghiệp hạng II Hệ số Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc 5.32 – 5.65   ( nguồn : Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với doanh nghiệp và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp) Bảng II.2 Hệ số lương áp dụng cho chuyên viên quản lý sản xuất, nhân viên kế toán, nhân viên kinh doanh, quản lý phân xưởng. Chức danh Hệ số 1 2 3 4 5 6 7 8 Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư 2.34 2.65 2.96 3.27 3.58 3.89 4.20 4.51 ( nguồn : Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với doanh nghiệp và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp) Bảng II.3 Hệ số lương áp dụng cho nhân viên văn thư, thủ kho Chức danh Hệ số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cán sự, kỹ thuật viên 1.80 1.99 2.18 2.37 2.56 2.75 2.94 3.13 3.32 3.51 3.70 3.89 ( nguồn : Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với doanh nghiệp và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp) Bảng II.4 Hệ số lương áp dụng cho công nhân thợ Mộc Ngành/Nhóm ngành Bậc Chế biến lâm sản - Hệ số I II III IV V VI VII 1.67 1.96 2.31 2.71 3.19 3.74 4.40 ( nguồn : Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với doanh nghiệp và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp) Bảng II.5 Hệ số lương áp dụng cho công nhân cơ khí Ngành/Nhóm ngành Bậc Cơ khí, điện, điện tử-tin học - Hệ số I II III IV V VI VII 1.67 1.96 2.31 2.71 3.19 3.74 4.4 ( nguồn : Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với doanh nghiệp và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp) Bảng II.6 Hệ số lương áp dụng cho lái xe Nhóm xe Hệ số I II III IV Xe tải, xe cẩu từ 3.5 tấn đến dưới 7.5 tấn, xe khách từ 20 ghế đến dưới 40 ghế 2.35 2.76 3.25 3.82 ( nguồn : Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với doanh nghiệp và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp) II.1.3.2. Sự cần thiết phải xây dựng thang, bảng lương mới cho trung tâm Nội thất học đường Hiện nay việc xây dựng thang, bảng lương cho trung tâm Nội thất học đường nói riêng cũng như xây dựng thang, bảng lương cho Công ty Cổ phẩn Thiết bị Giáo dục I nói chung là rất cần thiết bởi: Trước đây Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước nên áp dụng thang, bảng lương của Nhà nước nhưng hiện nay sau khi đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần, Công ty cần xây dựng cho mình một hệ thống thang, bảng lương mới phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty và đảm bảo quy định của pháp luật “ Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức” Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động-Thương binh xã hội đồng thời “ doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính” Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động-Thương binh xã hội . Các thang, bảng lương do Nhà nước được xây dựng để áp dụng chung cho các doanh nghiệp Nhà nước, nó không tính đến các đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp và việc áp dụng ở doanh nghiệp lại mang tính chủ quan, máy móc không tính đến giá trị của từng vị trí công việc. Ví dụ: Kế toán kho và kế toán tổng hợp được xếp vào cùng một bảng lương. Trong khi công việc của kế toán kho và kế toán tổng hợp khác nhau nhiều và yêu cầu về trình độ cũng khác nhau. Đây là một sự bất hợp lý trong việc trả lương cho người lao động. Vì vậy, cần phải xây dựng một thang, bảng lương mới cho trung tâm cũng như cho toàn Công ty. Phần III: Kiến nghị trình tự xây dựng thang, bảng lương mới cho Trung tâm Nội thất học đường III.1. Hoàn thiện thang, bảng lương tại trung tâm NộI thất học đường III.1.1. Xác định chức danh công việc Hiện nay, tại trung tâm có hai loại hoạt động lao động chính là: Hoạt động lao động gián tiếp và hoạt động lao động trực tiếp sản xuất. Các hoạt động lao động gián tiếp gồm có: - Quản lý các hoạt động của trung tâm - Quản lý sản xuất chung - Quản lý sổ sách kế toán - Quản lý phân xưởng - Quản lý kỹ thuật - Quản lý tiêu thụ - Quản lý kho - Lưu trữ hồ sơ tài liệu - Lái xe Các hoạt động lao động trực tiếp sản xuất : - Sản xuất các sản phẩm từ thép - Sản xuất các sản phẩm từ gỗ Mỗi hoạt động sản xuất đều có những chức danh công việc cụ thể ví dụ như quản lý sổ sách kế toán có các chức danh : - Kế toán tổng hợp - Kế toán kho - Kế toán công nghệ đầu ra - Kế toán công nghệ đầu vào Dưới đây là bảng thống kê các chức danh công việc chính tại trung tâm Bảng III.1 Bảng thống kê các chức danh công việc chính tại trung tâm STT Tên chức danh Mã số chức danh I Hoạt động lao động gián tiếp Quản lý trung tâm 1 Giám đốc trung tâm MS01 Quản lý sản xuất chung 2 Chuyên viên điều hành sản xuất MS02 Quản lý sổ sách kế toán 3 Kế toán tổng hợp MS03 4 Kế toán công nghệ đầu ra MS04 5 Kế toán công nghệ đầu vào MS05 6 Kế toán kho MS06 Quản lý kỹ thuật 7 Nhân viên kỹ thuật MS07 Quản lý tiêu thụ 8 Nhân viên kinh doanh MS08 Quản lý kho 9 Thủ kho MS09 Quản lý phân xưởng 10 Nhân viên quản lý phân xưởng MS10 Lưu trữ hồ sơ, tài liệu 11 Nhân viên văn thư MS11 Lái xe 12 Nhân viên lái xe MS12 II Hoạt động lao động sản xuất trực tiếp Sản xuất sản phẩm từ thép 13 Thợ nguội MS13 14 Thợ hàn MS14 Sản xuất sản phẩm tử gỗ 15 Thợ mộc MS15 Sau khi xác định đầy đủ các chức danh công việc, tiến hành phân tích công việc cho từng vị trí, thiết lập các bản mô tả công việc và bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện Ví dụ: Công việc: Kế toán tổng hợp Bản mô tả công việc 1.Chức danh công việc: Nhân viên kế toán tổng hợp 2. Mã số: MS03 3.Nhiệm vụ: - Tính toán, tổng hợp và phân bổ các số liệu kế toán thuộc phần việc kế toán mình phụ trách. - Tổ chức công việc kế toán và lập các báo cáo kế toán. - Cung cấp các tài liệu, số liệu kế toán của trung tâm cho Giám đốc trung tâm và cho bộ phận tài chính kế toán của Công ty. - Thanh toán lương cho cán bộ, công nhân viên của trung tâm. 4.Mối quan hệ trong công việc: Báo cáo với Giám đốc trung tâm về tình hình sử dụng vốn của trung tâm. Chịu sự quản lý của Giám đốc trung tâm. 5. Điều kiện làm việc: Làm việc tại văn phòng. 6. Trách nhiệm giám sát, quản lý: Không Bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện công việc 1.Yêu cầu về trình độ: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, nếu không đúng chuyên ngành thì phải qua lớp đào tạo nghiệp vụ kế toán. 2.Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng: - Nắm chắc quy trình tổ chức công việc kế toán. - Nắm được phương pháp xử lý số liệu bằng máy tính trong công tác kế toán. 3. Yêu cầu về sức khoẻ: Sức khoẻ tốt đảm bảo công tác. 4. Kinh nghiệm: Có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm trở lên. Ví dụ 2 : Nhân viên văn thư Bản mô tả công việc 1. Chức danh công việc: Nhân viên văn thư 2. Mã số: MS11 3. Nhiệm vụ: - Quản lý, hồ sơ tài liệu của trung tâm. - Soản thảo hợp đồng và các văn bản khác theo yêu cầu. - Tiếp nhận các tài liệu, văn bản gửi đến trung tâm. - Trả lời các cuộc điện thoại gọi đến trung tâm. 4. Các mối quan hệ trong công việc: Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc trung tâm 5. Điều kiện làm việc: Làm việc tại văn phòng 6. Trách nhiệm quản lý, giám sát: Không. Bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện 1. Yêu cầu về trình độ: Trình độ trung cấp trở lên và được đào tào về công tác văn thư lưu trữ. 2.Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng: - Nắm bắt sâu về công tác văn thư, lưu trữ. - Sử dụng thành thạo máy vi tính. 3. Yêu cầu về sức khoẻ: Sức khoẻ tốt đảm bảo công tác 4. Kinh nghiệm: Đã có thời gian làm việc về công tác văn thư (từ 3 tháng trở lên). III.1.2. Đánh giá giá trị công việc: Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin về các chức danh công việc, tiến hành đánh giá giá trị công việc. Đây là căn cứ để xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương trong thang, bảng lương. Sau khi nghiên cứu đặc điểm sản xuất kinh doanh tại trung tâm, xác định nhóm yếu tố của công việc như sau: - Kiến thức và kỹ năng - Trách nhiệm - Thể lực - Điều kiện làm việc Mỗi nhóm yếu tố bao gồm những yếu tố cụ thể khác nhau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm công việc mà xác định các yếu tổ cụ thể. Dưới đây là các yếu tố để đánh giá các công việc thuộc hoạt động lao động gián tiếp tại trung tâm: * Nhóm yếu tố về “kiến thức và kỹ năng” bao gồm: - Yêu cầu về trình độ đào tạo. - Yêu cầu về kinh nghiệm. - Kỹ năng ra quyết định. - Kỹ xảo nghề nghiệp. - Kỹ năng quản lý. * Nhóm yếu tố “Trách nhiệm” bao gồm: - Trách nhiệm đối với kết quả thực hiện công việc. - Trách nhiệm đối với các quyết định. - Trách nhiệm với tài sản và công cụ lao động. * Nhóm yếu tố “Thể lực” bao gồm : - Sức lực cơ bắp. - Mức độ tập trung trong công việc. * Nhóm yếu tố “Điều kiện làm việc” bao gồm: - Phương tiện làm việc. - Môi trường làm việc . Mỗi yếu tố có các mức độ khác nhau được trình bày ở phụ lục 1 Với mỗi ngành nghề khác nhau thì sự đóng góp của các yếu tố vào giá trị chung của từng công việc là khác nhau. Vì vậy trọng số của các yếu tố phụ thuộc vào ngành nghề, tính chất, đặc điểm công việc. Đỗi với các hoạt động lao động gián tiếp tại trung tâm Nội thất học đường thì nhóm yếu tố “ kiến thức và kỹ năng” có trọng số lớn nhất bởi yếu tố này ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả thực hiện công việc chiếm 40%. Nhóm yếu tố “Trách nhiệm” được xác định là yếu tố quan trọng thứ hai và chiếm 30%. Còn hai nhóm yếu tố “Thể lực” và “Điều kiện làm việc” đều có sự đóng góp ngang nhau vào giá trị công việc vì vậy cùng được xác định là 15%. Nếu quy ước tổng số điểm tối đa cho mỗi công việc là 200 thì điểm tối đa cho từng nhóm yếu tố được xác định ở bảng dưới: Bảng III.2 Nhóm yếu tố đánh giá công việc thuộc hoạt động lao động gián tiếp Nhóm yếu tố Trọng số Điểm Kiến thức và kỹ năng 40% 80 Trách nhiệm 30% 60 Thể lực 15% 30 Điều kiện làm việc 15% 30 Tổng số 100% 200 Đối với các công việc thuộc nhóm hoạt động lao động trực tiếp sản xuất, do đặc điểm của các hoạt động lao động khác nhau nên trọng số của các yếu tố được xác định khác so với các hoạt động lao động quản lý. So với các hoạt động lao động quản lý thì nhóm yếu tố “kiến thức và kỹ năng” được đánh giá thấp hơn, tuy nhiên nhóm yếu tố “thể lực” và nhóm yếu tố “điều kiện làm việc” lại được đánh giá cao hơn. Bảng III.3 Nhóm yếu tố đánh giá các công việc thuộc hoạt động lao động trực tiếp sản xuất Nhóm yếu tố Trọng số Điểm Kiến thức và kỹ năng 35% 70 Thể lực 25% 50 Điều kiện làm việc 25% 50 Trách nhiệm 15% 30 Tổng số 100% 200 Tiếp theo là xác định điểm cho các yếu tố trong từng nhóm yếu tố, phụ thuộc vào sự đóng góp của yếu tố đó vào giá trị công việc. Dưới đây là điểm của các yếu tố sử dụng để đánh giá công việc thuộc hoạt động lao động gián tiếp: ö Kiến thức và kỹ năng (80điểm) Trong nhóm yếu tố này thì yếu tố “yêu cầu về trình độ đào tạo” và “yêu cầu về kinh nghiệm” được xác định là quan trọng nhất chiếm số điểm cao hơn các yếu tố còn lại. Cụ thể: - Yêu cầu về trình độ đào tạo : Đây là chỉ tiêu đánh giá về trình độ đào tạo cần thiết để thực hiện công việc được giao. Yếu tố này được chia làm 6 mức độ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, điểm tối đa là 30 điểm. Khi cho điểm cần dựa vào mức độ phức tạp của công việc để đánh giá chứ không đánh giá trình độ đào tạo của người lao động hiện đang thực hiện công việc. Điểm của từng mức độ được xác định ở bảng III.4 Bảng III.4 Yêu cầu về trình độ đào tạo Mức độ Trình độ đào tạo Điểm  1 Tốt nghiệp trung học phổ thông 5  2 Tốt nghiệp trung học phổ thông và qua lớp đào tạo nghiệp vụ 3 đến 12 tháng 10  3 Tốt nghiệp trường đào tạo nghề hoặc công nhân kỹ thuật 15  4 Tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp hoặc cao đẳng 20  5 Tốt nghiệp Đại học 25  6 Sau đại học 30 - Yêu cầu về kinh nghiệm: Yếu tố này xác định thời gian tích luỹ kinh nghiệm tối thiểu cần thiết để người lao động có trình độ thành thạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Yếu tố này được chia làm 6 mức độ, điểm thấp nhất là 1 điểm cao nhất là 20. Khi đánh giá yếu tố này cũng cần chú ý đánh giá kinh nghiệm hoặc thâm thiên công tác mà công việc đòi hỏi ở người thực hiện chứ không đánh giá thâm niên công tác của người đang thực hiện công việc. Điểm xác định cho từng mức độ của yếu tố này được phản ảnh ở bảng III.5 Bảng III.5 Yêu cầu về kinh nghiệm hoặc thâm niên công tác Mức độ Yêu cầu về kinh nghiệm Điểm 1 Có thể làm được ngay không cần thời gian tích luỹ kinh nghiệm 1 2 Đòi hỏi thời gian tích luỹ từ 3 tháng đến 1 năm 4 3 Đòi hỏi phải thông thạo công việc, cần thời gian tích luỹ trên 1 năm 7 4 Công việc phức tạp đòi hỏi trên 2 năm kinh nghiệm mới thành thạo 10 5 Công việc phức tạp đòi hỏi trên 5 năm tích luỹ mới thành thạo 15 6 Công việc phức tạp đòi hỏi 8 năm tích luỹ mới thành thạo 20 - Khả năng ra quyết định : Yếu tố này nhằm đánh giá xem công việc yêu cầu khả năng ra quyết định ở mức độ nào. Yếu tố này được chia ra làm 5 mức độ, điểm thấp nhất là 1 điểm cao nhất là 10. Cụ thể ở bảng III.6 Bảng III.6 Khả năng ra quyết định Mức độ Khả năng quyết định Điểm 1 Công việc không cần khả năng ra quyết định cao 1 2 Phải quyết định các điểm nhỏ trong phạm vi các chỉ thỉ tương đối chi tiết 4 3 Khi có chỉ thị chung cần đưa ra các quyết định tác động tới kết quả làm việc của bộ phận 6 4 Khi có chỉ thị chung cần đưa ra các quyết định tác động tới kết quả của một số bộ phận 8 5 Khi có chỉ thị chung phải đưa ra quyết định tác động tới kết quả làm việc của doanh nghiệp 10 - Kỹ xảo nghề nghiệp: Yếu tố này nhằm đánh giá mức độ thuần thục, nhanh nhạy mà công việc đòi hỏi khi thực hiện. Yếu tố này được chia làm 4 mức độ, với điểm tối đa là 10.(Bảng III.7) Bảng III.7 Kỹ xảo nghề nghiệp Mức độ Kỹ xảo nghề nhiệp Điểm 1 Công việc đơn giản thực hiện theo đúng quy trình có sẵn 1 2 Công việc đòi hỏi phải nhanh nhẹn khi thực hiện. 4 3 Công việc đòi hỏi sự linh hoạt, khéo léo khi thực hiện mới bảo hoàn thành công việc 7 4 công việc đòi hỏi rất nhạy bén, sử dụng kỹ xảo nghề nghiệp để xử lý các vấn đề mơi đảm bảo hoàn thành tốt công việc 10 - Kỹ năng quản lý: Yếu tố này đề cập đến việc người lao động khi thực hiện một công việc nào đó thì có cần phải quản lý ai không và quản lý ở mức độ nào. Yếu tố này được chia làm 3 mức độ (Bảng III.8) Bảng III.8 Kỹ năng quản lý Mức độ Kỹ năng quản lý Điểm 1 Không phải quản lý 1 2 Quản lý một bộ phận 5 3 Quản lý toàn đơn vị 10 ö Trách nhiệm (60 điểm) Yếu tố trách nhiệm gồm : “Trách nhiệm đối với các quyết định”; “Trách nhiệm với tài sản và công cụ lao động”; “Trách nhiệm đối với kết quả thực hiện công việc”. Trong đó “Trách nhiệm với kết quả thực hiện công việc” được đánh giá là quan trọng nhất. - Trách nhiệm đối với kết quả thực hiện công việc: Mỗi công việc có tính chất đặc điểm và nội dung khác nhau do đó trách nhiệm với kết quả thực hiện công việc đòi hỏi ở những mức độ khác nhau. Yếu tố “ trách nhiệm đối với kết quả thực hiện công việc” được chia làm 5 mức độ khác nhau, thấp nhất là 5 điểm và cao nhất là 25 điểm. Cụ thể ở bảng III.9 Bảng III.9 Trách nhiệm đối với kết quả thực hiện công việc Mức độ Trách nhiệm đối với kết quả thực hiện công việc Điểm 1 Công việc đòi hỏi kiểm tra sơ bộ kết quả cuối cùng 5 2 Công việc đòi hỏi kiểm tra chặt chẽ kết quả cuối cùng 10 3 Công việc phức tạp đòi hỏi kiểm tra từng phần và kết quả cuối cùng hoặc phải kiểm tra công việc của một nhóm người 15 4 Công việc phức tạp đòi hỏi kiểm tra kết quả đồng bộ thuộc một lĩnh vực hoặc phải kiểm tra kếtquả công việc của một bộ phận 20 5 Công việc phức tạp đòi hỏi kiểm tra đồng bộ công việc của các bộ phận đơn vị 25 - Trách nhiệm đối với các quyết địn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7466.doc
Tài liệu liên quan