Chuyên đề Hoàn thiện tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần kết cấu thép An Hải

Căn cứ vào các chứng từ kế toán phát sinh, thì kế toán sẽ phản ánh vào các loại sổ kế toán chi tiết và các chứng từ ghi sổ theo từng laọi nghiệp vụ. Trên cơ sở của bảng tổng hợp chứng từ kế toán để lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi đã lập xong chuyển cho kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán ký duyệt rồi chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ngày vào chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ chỉ sau khi ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mới được sử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ thẻ kế toán chi tiết.

Sau khi phản ánh tất cả chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ cái, kế toán tiến hành cộng số phát sinh nợ, số phát sinh có và tính ra số dư cuối tháng của từng tài khoản. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ cái được sử dụng để lập bảng “Cân đối kế toán”.

Đối với các khoản phải mở rổ, thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ kế toán, bảng tính tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo chứng từ ghi sổ là căn cứ để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng tiến hành cộng các sổ thẻ kế toán chi tiết lấy kết quả lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số liệu trên sổ cái của tài khoản đó. Các bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản sau khi đối chiếu được dùng làm căn cứ lập báo cáo tài chính.

Đối với các đội thì định kỳ hoặc cuối tháng, kế toán các đội tiến hành tập hợp các chứng từ phát sinh vào các bảng kê tổng hợp và đưa về phòng tài vụ kèm theo chứng từ gốc. Các bảng kê gồm: Tờ kê thanh toán chứng từ hoá đơn thanh toán chi phí tại phòng tài vụ của chủ yếu các kế toán viên có nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra, xem xét tính hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra việc tính toán của các đội gửi về đưa vào hạch toán và ghi sổ chi tiết.

 

doc73 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần kết cấu thép An Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty có vai trò quan trọng trong việc quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nó thực hiện chức năng thu nhận và xử lý thông tin kinh tế tài chính cho các đối tượng có liên quan. Bộ máy kế toán có nhiệm vụ tham mưu, hỗ trợ cho Giám đốc trong công tác đầu tư liên doanh liên kết. Cụ thể bộ máy kế hoạch của Công ty có các nhiệm vụ sau: - Tổ chức hạch toán kế toán: phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình biến động tài sản trong quan hệ với nguồn vốn. - Lập và trình bày các báo cáo cần thiết theo quy định. - Tổ chức công tác phân tích tình hình tài chính của Công ty để đề xuất những biện pháp kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản lý. - Thực hiện công tác xử lý và bảo quản chứng từ theo quy định. - Tổ chức công tác, phổ biến kịp thời các chế độ, thể lệ quy định, quy chế tài chính mới ban hành. - Hướng dẫn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên kế toán. KẾ TOÁN TRƯỞNG (Trưởng phòng tài vụ) KẾ TOÁN TỔNG HỢP (Phó phòng tài vụ) Kế toán thanh toán Kế toán tập họp chi phí giá thành Kế toán lương và các khoản phải trích theo lương - Kế toán thủ quỹ - Kế toán VBT KẾ TOÁN ĐỘI Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Đứng đầu bộ máy là kế toán trưởng – Trưởng phòng tài vụ. Kế toán trưởng là người đại diện của Phòng Tài vụ trong quan hệ và Giám đốc, Phó Giám đốc và các phòng ban khác trong đơn vị. Kế toán trưởng là người có trình độ, có thâm niên công tác, có kinh nghiệm đặc biệt là được đào tạo chuyên ngành tài chính kế toán và chương trình kế toán trưởng. Kế toán trưởng có nhiệm vụ điều hành và tổ chức hoạt động trong phòng kế toán tài vụ, hướng dẫn hạch toán, kiểm tra việc tính toán ghi chép tình hình hoạt động của Công ty trên cơ sở những chế độ chính sách đã được Nhà nước quy định. Kế toán trưởng có nhiệm vụ cập nhập được các thông tin mới về kế toán tài chính cho các cán bộ kế toán trong Công ty, nâng cao trình độ cho cán bộ kế toán trong Công ty. Kế toán tổng hợp – Phó phòng tài vụ: là người chịu trách nhiệm chính về công tác hạch toán kế toán tại Công ty. Trực tiếp kiểm tra và giám sát quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau. Kế toán tổng hợp còn phải thường xuyên kiểm tra đối chiếu chi tiết và tổng hợp, đồng thời hỗ trợ kế toán trưởng trong việc vận dụng hệ thống tài khoản phù hợp và định kỳ lập các báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của công tác quản lý. Kế toán lương và các khoản trích theo lương có nhiệm vụ tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương từ các số liẹu về số lượng, thời gian lao động, đồng thời phân bổ chi phí tiền lương theo đúng đối tượng sử dụng. Kế toán đội, thực hiện ghi chép đầy đủ các thông tin ban đầu về lao động tiền lương và theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng phụ cấp cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Cuối kỳ kế toán tiền lương phải lập các báo cáo về lao động và tiền lương để phục vụ cho công tác quản lý. Kế toán thanh toán nội bộ kiêm thuế: có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải thu, phải trả đối với những cá nhân trong và ngoài đơn vị. Đồng thời kê khai đúng các khoản thuế phải nộp, phản ánh kịp thời số thuế đã nộp tạm thời cho Nhà nước hoặc số chính thức. Đẩy mạnh việc thanh toán với Nhà nước đảm bảo đúng thời gian quy định. Kế toán tập hợp chi phí – tính giá thành có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra việc phân bổ các chi phí trong kỳ các đối tượng, chi tiết cho từng công trình. Cuối kỳ kế toán tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ và lập báo cáo tổng hợp chi phí giá thành. Kế toán vốn bằng tiền là người chịu trách nhiệm về xử lý các nghiệp vụ có liên quan đến vốn bằng tiền như: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Hàng ngày kế toán tiền mặt phản ánh tình hình thu chi tiền mặt, giám sát việc chấp hành định mức tồn quỹ tiền mặt, đối chiếu tiền mặt tại quỹ và tiền mặt ghi trong sổ sách, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm về tiền mặt. Ngoài ra, kế toán vốn bằng tiền còn phải kiểm tra tình hình biến động tăng, giảm về tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Kế toán khoản phải thu, phải trả có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh tình hình các khoản phải thu, phải trả phát sinh trung kỳ và luỹ kế từ các kỳ trước. Kế toán các đơn vị xây lắp công trình hàng ngày phải tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ tại đơn vị. Định kỳ kế toán phải lập các bảng kê tổng hợp và đưa số liệu về phòng tài vụ của Công ty. Thủ quỹ là người trực tiếp quản lý tiền mặt tại quỹ của Công ty, hàng ngày lập các báo cáo quỹ đồng thời phải liên tục kiểm tra và so sánh số tiền mặt thực tế tại quỹ vơí số tiền mặt được phản ánh trên sổ sách để tìm ra và giải quyết những sai phạm trong quản lý tiền mặt. 3.2. Hình thức kế toán tại Công ty cổ phần kết cấu thép An - Hải 3.2.1. Sơ đồ tổng hợp hình thức kế toán tại Công ty. Trên cơ sở các tài khoản sử dụng, nội dung và quy mô của Công ty. Để thuận tiện và phù hợp trong quá trình hạch toán kế toán Công ty đã lựa chọn hình thức kế toán chứng từ ghi sổ làm hình thức kế toán cho Công ty mình. Sơ đồ tổng hợp hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Chứng từ gốc Sổ quỹ Các loại sổ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày (Định kỳ) Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Hàng ngày, căn cứ vào các nghiệp vụ 3.2.2. Hệ thống chứng từ sử dụng. Trong Công ty, hệ thống chứng từ được phân loại theo bản chất của chúng. Bao gồm các loại chứng từ sau: - Chứng từ quỹ: Được đánh số từ 1 đến n và được tập hợp hàng tháng hay hàng quý. Đây là những chứng từ phản ánh việcthu, chi tiền mặt tại quỹ như: Phiếu thu, phiếu chi. Đi kèm các chứng từ này là các chứng từ gốc có liên quan như: Giấy xin tạm ứng, hoá đơn mua hàng, giấy đề nghị thanh toán… - Chứng từ ngân hàng: được đánh số từ 1 đến n và được tập hợp hàng tháng hoặc hàng quý. Đây là những chứng từ có liên quan đến việc trao đổi, giao dịch với ngân hàng như: Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng và các chứng từ khác như bảng kê nộp tiền, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi. - Chứng từ thanh toán: được đánh số từ 1 đến n gồm hoá đơn thanh toán vật tư, hàng hoá dịch vụ mua ngoài, hồ sơ quyết toán với trường hợp tự gia công chế biến và các chứng từ có liên quan như hợp đồng thanh lý hàng hoá, bảng kê chứng từ thanh toán… - Chứng từ vật tư, vật liệu: bao gồm phiếu nhập vật tư, phiếu xuất vật tư, bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ… - Chứng từ kế toán khác: là những chứng từ không bao gồm các loại chứng từ như trên như: bảng tính và phân bổ khấu hao, bảng tính và phân bổ tiền lương… 3.2.3. Phương pháp hạch toán. Căn cứ vào các chứng từ kế toán phát sinh, thì kế toán sẽ phản ánh vào các loại sổ kế toán chi tiết và các chứng từ ghi sổ theo từng laọi nghiệp vụ. Trên cơ sở của bảng tổng hợp chứng từ kế toán để lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi đã lập xong chuyển cho kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán ký duyệt rồi chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ngày vào chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ chỉ sau khi ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mới được sử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ thẻ kế toán chi tiết. Sau khi phản ánh tất cả chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ cái, kế toán tiến hành cộng số phát sinh nợ, số phát sinh có và tính ra số dư cuối tháng của từng tài khoản. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ cái được sử dụng để lập bảng “Cân đối kế toán”. Đối với các khoản phải mở rổ, thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ kế toán, bảng tính tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo chứng từ ghi sổ là căn cứ để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng tiến hành cộng các sổ thẻ kế toán chi tiết lấy kết quả lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số liệu trên sổ cái của tài khoản đó. Các bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản sau khi đối chiếu được dùng làm căn cứ lập báo cáo tài chính. Đối với các đội thì định kỳ hoặc cuối tháng, kế toán các đội tiến hành tập hợp các chứng từ phát sinh vào các bảng kê tổng hợp và đưa về phòng tài vụ kèm theo chứng từ gốc. Các bảng kê gồm: Tờ kê thanh toán chứng từ hoá đơn thanh toán chi phí… tại phòng tài vụ của chủ yếu các kế toán viên có nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra, xem xét tính hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra việc tính toán của các đội gửi về đưa vào hạch toán và ghi sổ chi tiết. PHẦN III TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT CẤU THÉP AN - HẢI I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT CẤU THÉP AN - HẢI 1. Vai trò của lao động tiền lương trong công ty Đối với Công ty cổ phần kết cấu thép An Hải vấn đề lao động đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành các công trình xây dựng mà công ty đã tham gia đấu thầu. Năng lực lao động quyết định hiệu quả của công việc. Do vậy công ty rất chú trọng đến việc tuyển dụng lao động. Lao động được tuyển dụng luôn là những người có thâm niên chuyên ngành. Nhờ có vậy mà ngay từ khi mới bắt đầu thành lập công ty đã tỏ ra vững vàng trong thị trường xây dựng. Hoàn thành tốt các kế hoạch đặt ra, xây dựng được các công trình đảm bảo về cả kỹ thuật, chất lượng và mỹ thuật nâng cao uy tín của công ty và được khách hàng tin tưởng. 2. Quản lý sử dụng lao động và quỹ tiền lương ở công ty. Trong việc quản lý, và phân phối quỹ tiền lương. Công ty quản lý tổng thể quỹ tiền lương và các quỹ ngày công nghĩa vụ công ích. Các nguồn khác phụ thuộc cơ cấu của quỹ lương, công ty hướng dẫn cho các bộ phận xây dựng và quản lý quỹ lương; quỹ tiền lương chi trả BHXH, BHYT, BHTN hướng dẫn các đơn vị, lập kế hoạch bảo hộ lao động, làm các thủ tục thanh toán tiền lương BHXH, BHYT, BHTN theo quy định. Các đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ đơn vị tự tìm kiếm và đơn giá tiền lương được duyệt đã lập kế hoạch an toàn lao động, BHXH, BHYT, BHTN, … theo chế độ hiện hành. Đây là cơ sở cho đơn vị ứng quỹ lương cho các kỳ nghiệm thu thanh toán. Khi nói tới quỹ lương và biện pháp quản lý quỹ lương của doanh nghiệp không thể không quan tâm đến việc xây dựng đơn giá tiền lương, mọi sản phẩm phải có định mức lao động và đơn giá tiền lương cụ thể. 3. Nhiệm vụ của hạch toán lao động tiền lương trong doanh nghiệp - Phân bố các chỉ tiêu nhân công, sử dụng lao động hợp lý, đạt hiệu quả cao. Ghi chép phản ánh số liệu về lao động và kết quả lao động, tính lương và trích lương các khoản theo lương. - Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các hạch toán viên thuộc các bộ phận kinh doanh, ghi chép ban đầu về lao động tiền lương, mở sổ cần thiết và hạch toán nghiệp vụ tiền lương đúng chế độ đúng phương pháp - Tổng hợp báo cáo về lao động, tiền lương thuộc phần việc của mình chio phụ trách. - Phân tích tình hình quản lý sử dụng lao động tận dụng mọi tiềm năng sẵn có trong doanh nghiệp. II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có 3 yếu tố cơ bản đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động. Trong đó lao động là yếu tố quyết định. Lao động là hoạt động chân tay và hoạt động trí óc của con người nhằm biến đổi các vật thể tự nhiên thành vật phẩm cần thiết thoả mãn nhu cầu của xã hội. Tiền lương là phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá. Tiền lương là bộ phận cấu thành lên giá trị sản phẩm do lao động tạo ra. Tại Công ty Cổ phần kết cấu thép An Hải thì tiền lương trả cho công nhân ngoài tiền lương mà người lao động được hưởng theo số lượng và chất lượng lao động của mình thì họ còn được hưởng các khoản tiền lương theo quy định của đơn vị. Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây lắp với quy mô vừa và nhỏ, Côn g ty Cổ phần kết cấu thép An Hải hiện tại có 30 người tham gia công tác trong vai trò quản lý. Còn số công nhân lao động trực tiếp ở Công ty thì phụ thuộc vào từng thời điểm hoạt động khối lượng thi công nhiều hay ít mà số lượng công nhân cũng nhiều hay ít. Công ty thực hiện quản lý số cán bộ công nhân viên này qua danh sách lao động tại Công ty. Hình thức tiền lương mà Công ty đang sử dụng hiện nay là hình thức trả lương khoán theo từng phần công việc áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất. Đối với bộ phận gián tiếp thì hình thức trả lương là lương trả theo thời gian. BHXH, BHYT, BHTN đóng theo quy định của nhà nước. Người sử dụng lao động đóng 20%, người lao động đóng 8,5%. Lao động sử dụng trong công ty gồm lao động trong danh sách và lao động thuê ngoài. Hàng tháng các đơn vị thực hiện tổng hợp tiền lương và báo cáo rõ số lượng lao động về Công ty theo các chỉ tiêu lao động quản lý, phụ trợ và xây lắp. * Tài khoản sử dụng trong kế toán tiền lương ở Công ty: TK 334 – phải trả công nhân viên TK 338 – phải trả phải nộp + TK 338.3: BHXH + TK 338.4: BHYT + TK 338.9: BHTN * Các chứng từ sử dụng trong hạch toán lao động tiền lương - Danh sách cán bộ công nhân viên - Bảng chấm công - Bảng thanh toán lương và BHXH… * Các Sổ kế toán sử dụng trong công ty Do công ty hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ nên Công ty sử dụng các sổ kế toán như: Sổ chi tiết – Sổ cái TK 334, 338 * Quá trình hạch toán tiền lương tại công ty được thể hiện qua sơ đồ: Phiếu nghiệm thu Bảng chấm công Phiếu nghỉ hưởng HXHT… Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Sổ cái TK 334 338 Sổ chi tiết các tài khoản 622, 627, 642 Sổ đăng ký CTGS Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết thanh toán với CNV Bảng phân bổ tiền lương BHXH Bảng thanh toán lương Bảng tổng hợp lương III. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT CẤU THÉP AN - HẢI 1. Hạch toán lao động Hạch toán lao động gồm thời gian lao động, hạch toán số lượng lao động và hạch toán kết quả lao động. + Hạch toán số lượng lao động là theo dõi số lượng lao động từng loại lao động theo cấp bậc kỹ thuật theo nghề nghiệp của từng lao động. + Hạch toán thời gian lao động là theo dõi số lượng lao động, từng loại lao động, từng bộ phận sản xuất làm cơ sở để tính lương cho bộ phận hưởng lương thời gian. + Hạch toán kết quả lao động là phản ánh ghi chép đúng kết quả lao động của công nhân viên, biểu hiện bằng số lượng sản phẩm công việc đã hoàn thành của từng người hay từng tổ, nhóm lao động. Chứng từ sử dụng thường là phiếu xác nhận công việc hay biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành. Vậy hạch toán kết quả lao động cho từng người hay cá nhân lao động là cơ sở để tính tiền lương cho từng người, cho cán bộ hưởng lương sản phẩm. Để hạch toán về số lượng, thời gian và kết quả lao động ta căn cứ vào các tài liệu sau: + Bảng chấm công + Phiếu giao việc + Biên bản nghiệm thu Công ty Cổ phần kết cấu thép An Hải CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU GIAO VIỆC Căn cứ vào hồ sơ thiết kế tiến độ thi công nâng cấp mở rộng đường 39B Đại diện bên giao: Lê Minh Nghĩa - Đội trưởng đội XDCT số 18 Đại diện bên nhận: Phạm Vân Anh - Đội trưởng tổ số 2 Phiếu giao việc có nội dung sau: 1. Nội dung công việc: TT Công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1. Làm nền đường từ km 110 đến km 112 Km 1. Thời gian bắt đầu từ 01/07/2011 Kết thúc ngày 31 tháng 07 năm 2011 2. Trách nhiệm của mỗi bên - Bên giao: + Cung cấp đầy đủ vật liệu tạo điều kiện cho thi công + Thanh toán lương hàng tháng theo bảng chấm công bảng lương theo hợp đồng. + Cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên trực tiếp hướng dẫn thi công nghiệm thu công việc hoàn thành, kiểm tra an toàn lao động, chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật… - Bên nhận: Chấp hành việc giám sát thi công sử dụng hợp lý vật tư tiết kiệm tránh mất mát hư hỏng. Thi công phải đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ quan. Nếu xảy ra sự cố gì thì bên nhận việc phải chịu trách nhiệm bồi hoàn khấu trừ. Chịu trách nhiệm về an toàn lao động, trật tự trị an… trong quá trình thi công. Hàng tháng tổ phải có bảng chấm công và bảng thanh toán lương (theo bảng chấm công) cho từng người làm cơ sở thanh toán lương cho đội. 3. Hai bên cam kết thực hiện theo đúng hợp đồng bên nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật. Ngày……. tháng…… năm….. Tổ trưởng tổ sản xuất Đội trưởng đội XDCT số 18 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------------------- BIÊN BẢN NGHIỆM THU Căn cứ vào phiếu giao việc ngày 30 tháng 06 năm 2011 về việc làm nền đường từ km110 đến km112 Hôm nay ngày 31 tháng 07 năm 2011 Sau một tháng thực hiện đội tiến hành nghiệm thu phần việc giao cho tổ sản xuất số 2. Địa điểm tại đội XDCT số 18 Hai bên tiến hành nghiệm thu xác nhận khối lượng công việc thực hiện: TT Nội dung Đvị Phiếu giao việc Thực hiện Ghi chú Khối lượng T.tiền Khối lượng T.tiền 1 Làm nền đường từ km110 ¸km112 km 76.482.857 76.482.857 Cộng 76.482.857 Căn cứ vào khối lượng giá trị thực hiện thì giá trị nghiệm thu và thanh toán: Tổng số nghiệm thu : 76.482.857đ Đã thanh toán : 0 Phải thanh toán : 76.482.857đ Công ty duyệt thanh toán : 53.538.000 đ Còn 22.944.857đ để lại để bảo hành công trình. Khi công trình hoàn thành thì thanh toán hết. Đại diện tổ số 2 Đội trưởng Giám đốc công ty 2. Tính lương và BHXH phải trả cho công nhân viên: a. Hạch toán tiền lương theo sản phẩm: Công ty quản lý tổng thể quỹ lương nên việc hạch toán tổng hợp tiền lương cho các bộ phận, các đơn vị tập trung về phòng tài vụ của Công ty. Việc hạch toán chi tiết tiền lương được thực hiện tại từng phòng ban, từng đơn vị. Hình thức trả lương ở các đơn vị được thống nhất theo cơ chế trả lương sản phẩm. Các đơn vị thành viên căn cứ vào kế hoạch mà công ty giao cho để lập kế hoạch sản xuất cho đơn vị, tự tìm kiếm và xây dựng đơn giá tiền lương. Đây là cơ sở cho các đơn vị ứng quỹ lương vào các kỳ nghiệm thu, thanh toán. Tại Công ty Cổ phần kết cấu thép An - Hải, tiền lương sản phẩm được áp dụng trả cho các đơn vị sản xuất. Căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành và căn cứ vào kế hoạch công ty giao cho đơn vị theo hình thức khoán quỹ lương đã được giám đốc công ty ký duyệt, đợt tiến hành phân bố từng công việc mà mỗi tổ mỗi bộ phận phải chịu trách nhiệm hoàn thành và giao cho tổ thông qua “Phiếu giao việc”. Khi hoàn thành thì tiến hành lập “Biên bản nghiệm thu” Tiền lương của công nhân sản xuất được tính căn cứ và số ngày công có mặt tại hiện trường và số ngày công thực tế làm việc của công nhân viên. Căn cứ vào “Biên bản nghiệm thu” tổ trưởng xác định được quỹ lương của tổ trong kỳ từ đó tính đơn giá công trình bình quân cho mỗi công nhân trong tổ. Đơn giá Công bình quân cho mỗi công nhân được tính như sau: Đơn giá bình quân công 1 CN = Giá trị tiền lương (công) của tổ trong đợt Tổng số công thực hiện CV trong đợt x hệ số cấp bậc công việc Đơn giá bình quân này được sử dụng để xác định lương công nhân cho công nhân trực tiếp sản xuất. Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất ngoài tiền lương công nhật ra còn có khoản lương cố định. Mức lương cố định này xác định như sau: Lương cố định = Số ngày có mặt tại hiện trường x Đơn giá ngày Theo qui định của công ty đơn giá ngày = 10.000đ. Mức lương này có tính chất đảm bảo thu nhập cho người lao động trong thời gian chờ việc hay ngừng việc vì lý do nào đó (mưa, chờ nguyên vật liệu…). Ngoài mức lương cố định và lương công nhật là mức lương công nhân được hưởng do thời gian làm việc thực tế của mình thì công ty còn có quy định mức lương khác dành riêng cho tổ trưởng. Đây có thể coi là mức phụ cấp trách nhiệm của tổ trưởng, và được trích ra từ 32% tiền lương để lại của tổ. Còn đối với bộ phận lao động gián tiếp tạo ra sản phẩm như các ban quản lý công nhân kỹ thuật, quản lý công trình… thì việc kế toán xem xét thanh toán lương dựa trên cơ sở “Bảng chấm công” của từng bộ phận. Bảng chấm được lập tương tự như các bảng chấm công của các cơ quan đoàn thể. Cuối quý bảng chấm công này được tập hợp lên ban kế toán của đơn vị – kế toán căn cứ vào hệ số lương, số ngày công của người để tính tiền lương của từng người trong bộ phận đó. Căn cứ vào bảng chấm công tháng 7 của tổ sản xuất số 2 - Đội xây dựng công trình số 18 kế toán lập bảng thanh toán tiền lương. Công ty Cổ phần kết cấu thép An - Hải Đội XDCT số 18 BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 07 năm 2011 Bộ phận: Công nhân trực tiếp – Tổ số 2 TT Họ và tên Chức danh Ngày trong tháng Tổng số Ghi chú Phạm Văn Anh TT x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 31 Hô Xuân Cường CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 31 Bàng Xuân Huấn CN x x xx x x x x x x x x x xx x x x x x x x x x x x x x xx x x x x 29 Nguyên Văn Hà CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 31 Phạm Văn Nam CN x x x x x x x x x x x x xx x x x x x x x x x x x x x x x x x x 31 Vũ Quốc Long CN x x x x x x x x x x x x xx x x x x x x x x x x x x x x x x x x 31 Nguyễn Văn An CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 31 Phạm Trung Thắng CN x x xx x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x xx 28 Nguyễn Mạnh CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 31 Vũ Đức Hải CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 30 Phạm Văn Sỹ CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 30 Cộng 334 Công ty Cổ phần kết cấu thép An - Hải Đội XDCT số 18 BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 7 Bộ phận: CNTT – tổ số 2 STT Họ và tên Chức danh Đơn giá Ngày công Lương cố định Lcđ=Ncht*10.000 Lương công nhật Lcn=ĐG*Nc Tổng lương Tl=Lcđ+Lcn Ghi chú Ncht Nc 1 Phạm Văn Anh 100,000 31 31 310,000 3,100,000 3,410,000 2 Hô Xuân Cường 100,000 31 31 310,000 3,100,000 3,410,000 3 Bàng Xuân Huấn 100,000 26 29 260,000 2,900,000 3,160,000 4 Nguyên Văn Hà 100,000 31 31 310,000 3,100,000 3,410,000 5 Phạm Văn Nam 100,000 30 31 300,000 3,100,000 3,400,000 6 Vũ Quốc Long 100,000 30 31 300,000 3,100,000 3,400,000 7 Nguyễn Văn An 100,000 31 31 310,000 3,100,000 3,410,000 8 Phạm Trung Thắng 100,000 26 28 260,000 2,800,000 3,060,000 9 Nguyễn Mạnh 100,000 31 31 310,000 3,100,000 3,410,000 10 Vũ Đức Hải 100,000 30 30 300,000 3,000,000 3,300,000 11 Phạm Văn Sỹ 100,000 30 30 300,000 3,000,000 3,300,000 Cộng 334 3,270,000 33,400,000 36,770,000 Đơn giá tiền công của công nhân lao động trực tiếp được tính như sau: Căn cứ vào biên bản nghiệm thu và phần phê duyệt giá trị tiền lương thanh toán cho đội là 53.538.000 đ. Tổ trưởng xác định tổng quỹ lương tháng của tổ và trích 32% tiền lương. Đây là phân quỹ để sử dụng mua sắm bảo hộ lao động, làm mức lương phụ cấp….. Tổng quỹ lương tháng của tổ được xác định là: 53.538.000 (100% - 32%)= 36.406.000đ/tháng Công nhân tổ sản xuất số 2 được hệ số lương 1,09 theo quy định. Như vậy đơn giá bình quân mỗi công nhân sẽ được tính là: Đơn giá bình quân công quy đổi 1CN là = 36.406.000 334 x 1,09 = 100.000 đ/công Tiền lương công nhật của công nhân sẽ được tính: LCN = Số ngày thực tế làm việc của công nhân viên x Đơn giá bình quân công quy đổi 1CN Khi đó trình tự tính lương như sau: 1) Ông: Phạm Văn Anh Mức lương cố định= 31 x 10.000 = 310.000 đ Lương công nhật = 31 x 100.000 = 3.100.000 đ Tổng lương được lĩnh là: 310.000+3.100.000 = 3.410.000đ/tháng 2) Ông: Bàng Xuân Huấn Số ngày có mặt tại hiện trường: 26 ngày. Nhưng số công thực tế làm là 29 công. Lương cố định của CN: 26 x 10.000 = 260.000 đ Lương công nhật: 29 x 100.000 = 2.900.000 đ Tổng lương được lĩnh là: 260.000 + 2.900.000 = 3.160.000đ/tháng 3) Ông: Phạm Văn Nam Số ngày có mặt tại hiện trường: 30 ngày. Số ngày công thực tế 31 ngày Lương cố định: 30 x 10.000 = 300.000đ Lương công nhật: 31 x 100.000 = 3.100.000đ Tổng lương được lĩnh là: 300.000 + 3.100.000 = 3.400.000đ/tháng ....... Do công nhân của đội là công nhân thuê theo hợp đồng. Nên không có khoản khấu trừ BHXH, BHYT, BHTN. ở các đội, lương của người lao động trực tiếp được phân bổ vào chi phí nhân công trực tiếp, lương lao động gián tiếp được phân bổ vào chi phí sản xuất chung. Tại các đội sản xuất, bộ phận lái máy đóng vai trò quan trọng . Xong đối với bộ phận này tiền lương được tính vào chi phí sử dụng máy thi công – Tài khoản 623. Làm căn cứ để xác định giá thành của công trình. Theo định kỳ ghi chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp ở phòng tài vụ tập hợp tất cả các chứng từ gốc phản ánh các nghiệp vụ đã phát sinh nay tại công ty mà đơn vị đã gửi lên. Kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ và các định khoản. Trong đội số 18 để quản lý tốt các công nhân viên thuê theo hợp đồng. Đảm bảo họ làm đúng yêu cầu, chất lượng, mỹ thuật, kỹ thuật công trình công ty cử một số cán bộ xuống công tác có nhiệm vụ hướng dẫn người lao động làm việc. Những cán bộ này là công nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty Cổ Phần Kết Cấu Thép An - Hải.doc
Tài liệu liên quan