Chuyên đề Hoạt động kinh doanh xuất khẩu, thực trạng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty xuất nhập khẩu ARTEXPORT

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU . 3

1.Hoạt động kinh doanh xuất khẩu. 3

1.1 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá: 4

1.2 Các phương thức xuất khẩu: 4

1.2.1 Phương thức xuất khẩu uỷ thác: 5

1.2.2 Phương thức xuất khẩu trực tiếp: 6

2) Đặc điểm hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 7

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XK HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY XNK ARTEXPORT. 10

1. Giới thiệu công ty XNK ARTEXPORT. 10

1.1.2- Sự phát triển của công ty: 10

1.2. - Lĩnh vực hoạt động của ARTEXPORT 12

1.3 - Kết quả hoạt động kinh doanh của Artexport trong những năm gần đây. 13

2. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 18

2.1 - Mặt hàng xuất khẩu. 18

2.1.1- Mặt hàng thêu ren, may mặc. 18

2.1.2- Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, đá. 19

2.1.3- Hàng cói, mây tre. 19

2.1.4- Mặt hàng gốm sứ, đất nung. 20

2.1.5- Các mặt hàng khác 21

2.2 - Thị trường xuất khẩu 21

2.2.1- Thị trường Châu Á. 22

2.2.2- Thị trường Tây Âu 24

2.2.3- Thị trường Châu Mỹ. 26

2.2.4- Các thị trường khác 26

2.2.5 - Đánh giá khả năng thu hút , tìm kiếm khách hàng , thị trường. 27

2.3 - Nguồn hàng xuất khẩu. 28

2.4 - Nhân lực thực hiện xuất khẩu. 29

2.5 – Tổng hợp kết quả hoạt động xuất khẩu. 32

2.5.1- Kim ngạch xuất khẩu theo từng thị trường 33

2.5.2-Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 35

2.6 – Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 38

2.6.1 – Ưu điểm. 38

2.6.2 - Nhược điểm. 40

2.6.2.1- Hạn chế và khó khăn từ phía công ty: 40

2.6.2.2- Hạn chế và khó khăn từ môi trường vĩ mô. 42

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ. 43

3.1 – Phương hướng xuất khẩu của công ty trong những năm tới. 43

3.1.1- Mục tiêu chung của Công ty. 43

3.1.2- Môc tiªu thị trường, mặt hàng xuất khẩu cña C«ng ty . 45

3.2 - Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty XNK ARTEXPORT 46

3.2.1- Giải pháp từ phía Doanh nghiệp. 46

3.2.1.1-Giải pháp về thị trường 46

3.2.1.2-Các giải pháp về vốn và tài chính 50

3.2.1.3-Các giải pháp về nguồn nhân lực 51

3.2.2- Giải pháp từ phía Nhà nước: 52

Kết luận 53

Tài liệu tham khảo 54

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động kinh doanh xuất khẩu, thực trạng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty xuất nhập khẩu ARTEXPORT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có khả năng sáng tạo, đem lại việc làm cho hàng nghìn lao động. Mặt hàng thêu ren hứa hẹn sự phát triển không ngừng với tiềm năng vô tận và đang được Công ty đầu tư để tạo ra một nét riêng cho Artexport. 2.1.2- Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, đá. Hàng sơn mài mỹ nghệ là mặt hàng xuất hiện đầu tiên trong lịch sử hình thành của Công ty. Mặt hàng này được biết đến với 3 chủng loại chính bao gồm: Sơn mài khảm trai ốc, sơn mài điêu khắc và các loại sơn mài khác. Ngay từ những năm 1994, Công ty đã chú ý tới nhu cầu tại thị trường các nước nhập khẩu, cho ra đời hàng loạt mặt hàng sơn mài mỹ nghệ phù hợp với thị hiếu của từng quốc gia như: sơn mài, gốm sơn mài, tre ghép, tre sơn mài…được chế tác hết sức cẩn thận. Tuy nhiên, khi mới được xuất sang các nước ôn đới, sản phẩm sơn mài bị cong vênh do không phù hợp với thời tiết. Công ty đã tiến hành giải quyết bằng cách cho ra đời các sản phẩm bằng cốt gốm hay composite qua xử lý. Cho đến nay, xưởng sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ cốt gốm, cốt nhựa composite và tre ghép được khảm trai, ốc, vỏ trứng…phù hợp với thời tiết và chủ yếu sang Châu Âu, Nhật Bản. Các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam được nhiều khách hàng đánh giá có chất lượng tốt hơn của Inđônêxia, kiểu dáng sáng tạo và độc đáo hơn của Trung Quốc, giá cạnh tranh. 2.1.3- Hàng cói, mây tre. Mặt hàng này đã có mặt trên 80 thị trường trên thế giới với nhiều chủng loại và mẫu mã. Tuy nhiên, những mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao vẫn là những mặt hàng truyền thống như: khay, bàn ghế, bình, mành, giỏ, bát đĩa, rổ rá… Đây là nhóm sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có rất dồi dào trong nước. Được tạo nên từ những nguyên liệu đơn sơ mộc mạc, chúng đã tìm thấy sự hoà quyện với những nét hiện đại của kiến trúc phương Tây. Đặc biệt, sản phẩm mành tre đã mang những khung cảnh thiên nhiên gần gũi vào cuộc sống gia đình và công sở. 2.1.4- Mặt hàng gốm sứ, đất nung. Là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnhvực xuất khẩu hàng gốm sứ và thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam trong những năm qua, Artexport đã có rất nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh và mở rộng xuất khẩu hàng gốm sử sang các thị trường trên thế giới. Những năm đầu, thị trường tiêu thụ phần lớn là các nước thuộc hệ thống XNCN. Khi thị trường các nước này bị khủng hoảng và thu hẹp lại, Công ty đã đẩy mạnh việc chào bán sản phẩm thuộc khối TBCN. Bước đầu có Đức, Pháp, Anh, Nhật, Đan Mạch, Úc về sau các thị trường ngày ngày càng được mở rộng và đến nay là hầu khắp các châu lục: Hà Lan, Italia, Thuỵ Sỹ, Bỉ, Hàn Quốc, Đài Loan, Niu Dilân, Xingapo, Angieri, Nam Phi… Những năm gần đây, kim ngạch hàng gốm xuát khẩu có phần giảm sút do chi phí đầu vào tăng cao và suy thoái kinh tế ở một số thị trường trọng điểm. Nhằm duy trì mức tăng trưởng, Công ty đã đưa ra nhiều sản phẩm mới có tính thẩm mỹ và cạnh tranh cao. Đó là các sản phẩm kết hợp với các chất liệu khác: gốm thuỷ tinh, gốm mây tre, gốm sơn mài…Các sản phẩm này đã và đang mang lại nhiều hợp đồng cho Công ty. Sản phẩm gốm sứ khá đa dạng, phong phú, gồm: + Đồ gia dụng: Đĩa chậu, bát chén khay, ấm bình lọ… + Đồ thờ cúng: Chân đèn, chân nến lư hương + Đồ trang trí: Tượng nh? các loại… Với đủ loại màu sắc văn hoa: Hoa văn thong, văn chải, văn in, văn vai đắp nổi, văn chìm kết hợp… 2.1.5- Các mặt hàng khác Những mặt hàng này gồm nông sản thực phẩm, tôn sắt mỹ nghệ, mùn cưa xay…Ngoài mặt hàng bột Artesunate của Anh, đây là những mặt hàng có kim ngạch trung bình hàng năm dưới 9% tổng kim ngạch xuất khẩu, có sự biến động thất thường. 2.2 - Thị trường xuất khẩu Có thể nói, công tác thị trường của Artexport trong những năm qua đã được thành tích to lớn góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển.Từ chỗ chỉ có một thị trường duy nhất là Liên Xô và Đông âu, đặc biệt là sau khi mất hẳn thị trường này, công ty không những đã trụ vững mà còn mở rộng được thị trường ra gần 40 nước trên thế giới.Thị trường của công ty hầu hết là thị trường giàu tiềm năng nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trường đó còn khiêm tốn chưa xứng với tiềm năng đó.Mặt khác còn nhiều thị trường mà công ty chưa quan tâm tới hoặc chưa đủ sức vươn tới như thị trường Bắc mỹ, Bắc Phi và Trung Đông.Những thị trường này cũng giàu tiềm năng không kém gì thị trường Tây Bắc Âu và Châu á-Thái Bình Dương. Trong xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, quốc tế hoá, ARTEXPORT không ngừng mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới. Ngoài những thị trường truyền thống, Công ty luôn nỗ lực tìm kiếm và khẳng định vị trí của mình ở những thị trường mới. 2.2.1- Thị trường Châu Á. Xuất khẩu sang thị trường Châu Á đã có mức tăng trưởng ngoạn mục. Cụ thể là năm 2005, kim ngạch đã tăng 17.5% so với năm 2004; năm 2006 tăng 4,36% so với 2005 và Châu Á đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Artexport. Các bạn hàng lớn nhất của Công ty trong khu vực này phải kể đến Nhật Bản, Hàn Quốc , Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. Đây là các quốc gia có vị trí địa lý gần Việt Nam với các đặc trưng văn hoá gần giống nhau, giao thông vận tải thuận lợi, thu nhập đầu người ở mức khá trở lên. Do đó, đây là khu vực thị trường có tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Công ty cần tăng cường công tác quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu kỹ các kênh phân phối với đặc thù thị trường, tìm hiểu tập quán tiêu dùng của khu vực này để có biện pháp thích ứng. Đặc biệt phải nói thêm về thị trường nhật bản : Đối với thị trường Nhật Bản được xếp thứ hạng cao trong số những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Mục tiêu lớn hiện nay vẫn được xem là thị trường có sức tăng trưởng ấn tượng trong thế kỷ 21 với nhiều tiềm năng tăng trưởng hứa hẹn trong tương lai. Mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 2,9 tỉ USD, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 54 triệu USD/năm, chiếm 3% kim ngạch nhập khẩu hàng TCMN của Nhật Bản.  Nhu cầu nhập khẩu hàng TCMN của Nhật Bản rất lớn (khoảng 2 tỷ USD/năm) vì người Nhật có thói quen tặng quà cho nhau vào cá dịp lễ hội. Hàng gỗ và sản phẩm TCMN xúât khẩu sang Nhật, chưa phát triển mạnh được ở thị trường này trước sự cạnh tranh của hàng TCMN của Trung Quốc, Thái Lan cùng nhiều nước ASEAN cả về giá cả và mẫu mã. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm TCMN xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản không ổn định và chưa đạt ngưỡng 1 triệu USD. Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh cho biết: “Từ trước tới nay, Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chiếm tỷ trọng từ 10-29% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cả nước. Tuy nhiên, con số trên chưa xứng với tiềm năng sẵn có và chưa đáp ứng hết nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản”. Bảng 3: Gía trị và tỉ trọng các nước xuất khẩu trong thị trường Châu Á . Đơn vị tính: USD Thị trường Châu Á 2004 2005 2006 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nhật Bản 1314035 49.69% 1510780 35.65% 1378309 26.68% Hàn Quốc 323307 12.23% 48194 1.14% 331217 6.41% Trung Quốc 48167 1.82% 709869 16.75% 444836 8.61% Đài Loan 509437 19.27% 520778 12.29% 637491 12.34% Thái Lan 257191 9.73% 673905 15.90% 727501 14.08% Ấn Độ 70377 2.66% 637363 15.04% 1422151 27.53% Các nước khác 121835 4.61% 137168 3.24% 225220 4.36% Tổng kim ngạch 26443492644349 100.00% 4,238,057 100.00% 5,166,725 100.00% (Nguồn : Phòng Tài chính tổng hợp) Theo bảng trên thì trong thị trường Chẩu Á đang dần trở thành thị trường mục tiêu của Artexport. Thị trường Nhật bản vẫn đang là thị trường béo bở nhất với giá trị xuất khẩu các năm đều đạt tỷ lệ cao và vẫn đang là thị trường có tiềm năng nhất ở khu vực Châu Á giá trị xuất khẩu vào thị trường này luôn đạt trên 1300000 USD qua các năm .Trong khi đó Ấn Độ và Thái Lan đang là những thị trường tiềm năng có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm , là những thị trường béo bở nếu công ty tận dụng và khai thác hiệu quả .Hàn Quốc và Đài Loan vẫn là những thị trường truyền thống cần được khai thác lâu dài của công ty.Mức tiêu dùng ngày càng nhiều và người dân ngày càng ưa thích những sản phẩm của công ty là nguyên nhân dẫn đến giá trị xuất khẩu những mặt hàng này của công ty ngày càng tăng qua các năm. 2.2.2- Thị trường Tây Âu Đây là thị trường đã phát triển khá cao. Các quốc gia trong khu vực này hầu hết là các nước phát triển, có nền kinh tế ổn định, thu nhập bình quân đầu người cao. Kim ngạch xuất của Công ty sang thị trường trong năm 2004 đạt mức cao nhất (chiếm 59,84% tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các thị trường). Tuy nhiên, trong năm 2005, 2006 xuất khẩu sang thị trường này cũng đã giảm xuống tương đối (lần lượt là 48,63% , 42.23% tổng kim ngạch các thị trường). Đó là do hậu quả của các vụ kiện bán phá giá của liên minh EU đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Những bạn hàng lớn nhất của Công ty trong khu vực này là Bỉ, Ý , Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức, Pháp, Anh. Đây là những bạn hàng cực kỳ khó tính về chất lượng sản phẩm, độ đồng đều của sản phẩm và tiến độ thực hiện hợp đồng. Bảng 4: Gía trị và tỉ trọng các nước xuất khẩu trong thị trường Tây Âu. Đơn vị tính: USD Thị trường Tây Âu 2004 2005 2006 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Bỉ 3,089,983 48.35% 1,860,518 38.15% 1,908,499 40.78% Italia 891,694 13.95% 644,576 13.22% 1,017,523 21.74% Tây Ban Nha 602,586 9.43% 421,733 8.65% 380,654 8.13% Hà Lan 382,450 5.98% 61,390 1.26% 302,299 6.46% Đức 501,845 7.85% 308,525 6.33% 465,394 9.94% Pháp 580,243 9.08% 418,625 8.58% 341,832 7.30% Anh 157,364 2.46% 289,404 5.93% 217,856 4.65% Các nước khác 184,047 2.88% 872,426 17.89% 46,141 0.99% Tổng kim ngạch 6,390,212 100.00% 4,877,197 100.00% 4,680,198 100.00% (nguồn: Phòng Tài chính tổng hợp) Thị trường Tây Âu với các khách hàng truyền thống là Bỉ , Italya, Pháp , Đức, Hà Lan và Anh đang đem lại cho công ty nguồn thu mỗi năm vào khoảng 5 triệu USD tốc độ tăng trưởng ở các thị trường này giai đoạn gần đây không được khả quan, như đã nói ở trên thì phần lớn nguyên nhân là do thị trường này với yêu cầu chất lượng cao và nhũng vụ kiện bán phá giá đã làm cho tốc độ tăng trưởng bị giảm sút. Bỉ vẫn là khách hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất của công ty trong thị trường này . 2.2.3- Thị trường Châu Mỹ. Đây là thị trường không đồng nhất với nhu cầu nhập khẩu đa dạng. Trong khu vực này thì Mỹ, Canađa và Mêhicô là các bạn hàng chính của Công ty. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Công ty vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các thị trường này. Đặc biệt, Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới với nhu cầu rất đa dạng. Các rào cản kỹ thuật vẫn là vấn đề làm đau đầu các nhà xuất khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tập trung vào một thị trường trong giai đoạn vừa qua khiến một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị áp thuế chống phá giá. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các chỉ tiêu xuất khẩu của công ty. Thị trường Châu Mỹ (chiếm chưa đầy 5% tổng kim ngạch xuất khẩu) vẫn còn khá nhiều cơ hội cho Artexport. 2.2.4- Các thị trường khác Những thị trường này bao gồm Châu Đại Dương, các nước SNG cũ và Châu Phi. Xuất khẩu sang các nước này cũng chỉ ở mức dưới 5% tổng kim ngạch các thị trường. Các nước SNG trước đây chừng 15 năm là thiên đường cho hàng xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, sau sự kiện Liên bang Xô Viết sụp đổ, thị trường này gần như đóng lại với Việt Nam. Trong giai đoạn gần đây chứng kiến sự phục hồi của thị trường này do Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong ngoại giao và kinh tế. Bên cạnh đó, việc gia nhập EU của nhiều nước Đông Âu khiến các cơ sở gia công của các nước Tây Âu trước kia đặt tại khu vực Châu Á, Mỹ La tinh, Châu Phi chuyển sang khu vực này do nhân công rẻ, dễ quản lý hơn và nhất là để phù hợp với chính sách nhất thể hoá của Liên minh Châu Âu. 2.2.5 - Đánh giá khả năng thu hút , tìm kiếm khách hàng , thị trường. Có thể nói, công tác thị trường của Artexport trong những năm qua đã được thành tích to lớn góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển.Từ chỗ chỉ có một thị trường duy nhất là Liên Xô và Đông Âu, đặc biệt là sau khi mất hẳn thị trường này, công ty không những đã trụ vững mà còn mở rộng được thị trường ra gần 40 nước trên thế giới.Thị trường của công ty hầu hết là thị trường giàu tiềm năng nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trường đó còn khiêm tốn chưa xứng với tiềm năng đó.Mặt khác còn nhiều thị trường mà công ty chưa quan tâm tới hoặc chưa đủ sức vươn tới như thị trường Bắc Mỹ, Bắc Phi và Trung Đông.Những thị trường này cũng giàu tiềm năng không kém gì thị trường Tây Bắc Âu và Châu Á-Thái Bình Dương. Công tác tiếp cận thị trường, phát triển thị trường của công ty còn đơn giản.Các hình thức xúc tiến thương mại mới chỉ dừng lại chủ yếu thông qua hội chợ triển lãm.Mỗi năm công ty chỉ có một vài đoàn cán bộ đi dự hội chợ triển lãm và thông qua đó tiếp xúc với các thương nhân để thiết lập mối quan hệ làm ăn cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm của các đối thủ cạnh tranh.Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, công tác Marketing như thế là chưa hợp lý lắm và cũng chưa đạt hiệu quả cao.Cần phải sử dụng triệt để các công cụ Marketing hỗn hợp nhằm phát triển thị trường hơn nữa cả về chiều rộng và chiều s©u. 2.3 - Nguồn hàng xuất khẩu. Nguồn hàng xuất khẩu của công ty là rất đa dạng: Nguồn hàng từ các cơ sở sản xuất : Đây là những nơi cung cấp thường xuyên lượng hàng hoá lớn cho công ty mỗi khi có đơn đặt hàng và thường là những cơ sở sản xuất thuộc loại lớn ,có uy tín hợp tác trong nhiều năm. Nguồn hàng từ các công ty thương mại vừa và nhỏ : Các công ty thương mại vừa và nhỏ thường không trực tiếp xuất khẩu hàng ra những bạn hàng nước ngoài vì họ không có khả năng cung cấp những đơn hàng lớn, vì vậy họ sẽ là những nguồn cung cấp hàng hoá nhanh chóng nhất cho công ty. Tuy nhiên nguồn hàng này do đã trải qua khâu trung gian thương mại giữa người sản xuất và người thương mại cho nên giá cả thường cao hơn so với các cơ sở sản xuất, xuất khẩu sẽ có lãi không cao. Nguồn hàng từ các làng nghề truyền thống : Các làng nghề truyền thống sản xuất hàng hoá thủ công mỹ nghệ thường có giá rẻ tuy nhiên có nhược điểm là có vị trí địa lý không thuận tiện và phân bố nhỏ lẻ . Nguồn hàng từ các xưởng sản xuất của công ty: Để chủ động về nguồn hàng công ty đã thành lập một số xưởng sản xuất luôn sẵn sàng phục vụ cho việc sản xuất và xuất khẩu theo các yêu cầu mẫu mã và chủng loại của các khách hàng, công ty cũng có một xưởng gốm bên Bát Tràng để sản xuất gốm xuất khẩu. Nguồn hàng khác : Ngoài những nguồn hàng ở trên thì công ty còn liên kết với một số công ty xuất nhập khẩu khác để chủ động và đa dạng hoá cũng như hỗ trợ nhau về nguồn hàng của mình. Hiện nay trước những đòi hỏi về mức độ đáp ứng kịp thời của thị trường về nguồn hàng nên doanh nghiệp phải luôn chủ động trong nguồn hàng cung cấp của mình việc quản lý nguồn hàng của doanh nghiệp được giao riêng cho một phòng ban quản lý, phòng quản lý nguồn hàng có trách nhiệm cân đối giữa nguồn hàng dự trữ và nguồn hàng xuất khẩu , giữa đơn đặt hàng và kế hoạch sản xuất thu mua.Danh nghiệp luôn luôn tìm thêm những nguồn hàng mới để đa dạng về nguồn hàng và không bị tri phối bởi đầu vào chủ động mở thêm các cơ sở sản xuất và liên kết với các doanh nghiệp thương mại nhỏ, tăng cường cạnh tranh về giá và chất lượng đối với các cơ sở sản xuất cung ứng nguồn hàng để giảm chi phí đầu vào. 2.4 - Nhân lực thực hiện xuất khẩu. Năm 2005 tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 443 người, số người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao từ 70-80%.Công ty đã có những cán bộ giỏi về nghiệp vụ xuất khẩu và dày dặn kinh nghiệm trong kinh doanh.Tuy nhiên lực lượng cán bộ của công ty còn mỏng và chưa đủ tinh nhuệ, thiếu những cán bộ trẻ năng động, sáng tạo, nắm bắt nhanh những biến đổi của thị trường và khả năng marketing còn kém, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty. Nền kinh tế thị trường mở ra N, cũng giống như các doanh nghiệp khác công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, tìm kiếm các bạn hàng, muốn vậy đội ngũ cán bộ của công ty phải có trình độ quản lý tốt, nắm bắt thông tin nhanh nhạy, đội ngũ công nhân phải có tay nghề cao, phù hợp với công việc mà mình đảm nhận.Vì vậy công ty luôn áp dụng chính sách tuyển dụng và đào tạo thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của của doanh nghiệp, luôn tuyển chọn được những cán bộ kinh doanh có tiêu chuẩn cao.Khi tuyển chọn nguồn lao động doanh nghiệp căn cứ vào loại công việc, số lượng người cần tuyển và trình độ cụ thể của từng loại cán bộ, CNV chỉ xét tuyển những lao động có ngành nghề phù hợp, có kỹ thuật nghiệp vụ để đổi mới cơ cấu lao động đáp ứng nhiệm vụ của công ty.Để đảm bảo đội ngũ CNV có chất lượng, công ty đã áp dụng hình thức thử việc, ký hợp đồng lao động trước khi nhận chính thức.Vì thế mà lực lượng lao động dày dặn kinh nghiệm của công ty liên tục tăng l ªn qua c¸c n¨m. Bảng 5: Cơ cấu tổ chức của công ty. (Nguồn : phòng hành chính tổng hợp ) ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG PHÒNG TẢI CHÍNH KẾ HOẠCH BAN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI PHÒNG XNK TỔNG HỢP 2 PHÒNG XNK TỔNG HỢP 3 PHÒNG XNK TỔNG HỢP 5 PHÒNG XNK TỔNG HỢP 9 PHÒNG XNK TỔNG HỢP 10 CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU CÓI PHÒNG THÊU PHÒNG MỸ NGHỆ PHÒNG GỐM CHI NHÁNH HẢI PHÒNG VP ĐẠI DIỆN TẠI ĐÀ NẴNG CHI NHÁNH TP.HCM PHÒNG XNK TỔNG HỢP 1 XƯỞNG THÊU XN GỐM XƯỞNG GỖ Để thực hiện việc xuất khẩu của công ty , hiện nay công ty có : Ban xúc tiến thương mại , phòng XNK tổng hợp 1, phòng XNK tổng hợp 2, phòng XNK tổng hợp 3, phòng XNK tổng hợp 5, phòng XNK tổng hợp 9, phòng XNK tổng hợp 10, phòng XNK cói, phòng Mỹ nghệ, phòng Gốm, phòng Thêu, các chi nhánh tại Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh và văn phòng đại diện công ty tại Đà Nẵng, có thể trực tiếp kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu của tất cả các mặt hàng nằm trong lĩnh vực kinh doanh của công ty. Ban Xúc tiến thương mại: có chức năng tổng hợp và trình Ban Tổng Giám đốc những giao dịch với khách hàng nước ngoài; nghiên cứu và tìm hiểu toàn bộ các hội chợ về hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới và tham mưu cho lãnh đạo Công ty những Hội chợ Công ty nên tham gia. Các phòng kinh doanh: Tuỳ theo khả năng của các phòng, mỗi phòng đều có chức năng kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng khai thác được. 2.5 – Tổng hợp kết quả hoạt động xuất khẩu. Vượt qua những khó khăn của thời kỳ mở cửa, nền kinh tế đất nước hoà nhập chung vào thị trường khu vực và thế giới, sự biến đổi sâu sắc và đấy phức tạp của môi trường kinh doanh quốc tế, sự lãnh đạo của ban lãnh đạo và sự nỗ lực , năng động của cán bộ công nhân viên toàn công ty, trong thời gian qua Artexport đã đạt được một số kết quả kinh doanh đáng kÓ . 2.5.1- Kim ngạch xuất khẩu theo từng thị trường Bảng 6:Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường năm 2004, 2005,2006. Thị trường Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Châu Á 0 24.76% 4,238,057 42.26% 5,166,725 46.62% Tây Âu 6,390,212 59.84% 4,877,197 48.63% 5,166,725 42.23% Châu Mỹ 6,390,212 9.73% 433,815 4.33% 10,333,450 4.69% Châu Đại Dương 12,780,424 1.64% 49,375 0.49% 26,963 0.24% SNG 25,560,848 3.62% 344,766 3.44% 20,693,863 4.75% Châu Phi 51,121,696 0.40% 85,500 0.85% 41,387,726 1.46% Tổng kim ngạch 102,243,392 100.00% 10,028,707 100.00% 82,775,452 100.00% (Nguồn: Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường năm 2004,2005,2006. Phòng Tài chính tổng hợp) Nhìn vào bảng trên ta thấy, xuất khẩu sang thị trường Châu Á đã có mức tăng trưởng ngoạn mục. Cụ thể là năm 2005, kim ngạch đã tăng 17.5% so với năm 2004; năm 2006 tăng 4,36% so với 2005 và Châu Á đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Artexport. Kim ngạch xuất của Công ty sang thị trường thị trường Tây Âu trong năm 2004 đạt mức cao nhất (chiếm 59,84% tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các thị trường). Tuy nhiên, trong năm 2005, 2006 xuất khẩu sang thị trường này cũng đã giảm xuống tương đối (lần lượt là 48,63% , 42.23% tổng kim ngạch các thị trường). Thị trường Châu Mỹ (chiếm chưa đầy 5% tổng kim ngạch xuất khẩu) vẫn còn khá nhiều cơ hội cho Artexport. Những thị trường bao gồm Châu Đại Dương, các nước SNG cũ và Châu Phi. Xuất khẩu sang các nước này cũng chỉ ở mức dưới 5% tổng kim ngạch các thị trường. 2.5.2-Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng Bảng 7 : kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng trong 3 năm Đơn vị tính: USD Mặt hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Hàng cói, mây tre 895.230 8,38% 945.657 9,43% 733.093 6,1% Sơn mài mỹ nghệ, đá, gỗ, sản phẩm gỗ mỹ nghệ 2.919.087 27,74% 2.482.533 24,75% 3.071.608 27,72% Hàng gốm sứ, đất nung 1.356.587 12,7% 645.805 6,44% 1.064.738 9,61% Hàng thêu ren, dệt may 3.472.160 32,52% 3.108.656 31,00% 3.582.942 32,33% Hàng nông sản, thực phẩm, rau quả 384.860 3,6% 854.451 8,52% 616.704 5,56% Hàng tôn sắt mỹ nghệ 1.325.940 12,42% 34.439 0,34% 155.156 1,40% Mùn cưa xay 118.763 1,11% 70.658 0,70% 58.604 0,53% Hàng tạp hóa 114.421 1,07% 174.866 1,74% 248.475 2,24% Dược liệu 91.112 0,85% 0 0,00% 0 0,00% Bột Artesunate Anh 0 0% 1.711.642 17,07% 1.550.984 14,00% Tổng giá trị 1615.232 100% 2735.0082735.008 100% 1824.571 100% Mặt hàng thêu ren, may mặc:Trên đây là kim ngạch xuất khẩu của 10 mặt hàng chủ lực của công ty. Trong đó mặt hàng thêu ren, dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất - chiếm 32,52% (2004), 31% (2005), 32,33% (2006) tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng thêu được hình thành ngay từ khi Công ty mới thành lập năm 1964 và mang lại hợp đồng đầu tiên trị giá 10,000 Rúp sang thị trường Liên Xô cũ. Ngày nay, kim ngạch xuất khẩu thường giao động ở mức 30%. Hiện nay, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 1.569.400 USD, tăng 20,94% so với cùng kỳ năm ngoái chứ chưa tăng đột biến sau khi chế độ hạn ngạch dệt may bị bãi bỏ Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, đá:Đây là nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai của Artexport trong giai đoạn 2004-2006. Cụ thể, năm 2004 tỷ trọng của mặt hàng này đạt 27,74%; 2005 đạt 24,75%; 2006 đạt 27,72% tổng kim ngạch. Tuy phát triển nhanh, ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang gặp một số khó khăn: Lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong mỗi năm chỉ đạt 50,000m3. Số còn lại hơn 75% nguyên liệu gỗ phải nhập khẩu và giá đang tăng thêm từ 10-30% trong khi giá xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến vẫn không thay đổi. Điều này có thể lý giải tại sao tỷ trọng xuất khẩu của nhóm mặt hàng này lại giảm tới 14,96% trong năm 2005. Bên cạnh đó, phải kể đến tình trạng các nhà máy chế biến gỗ phát triển nhanh làm mất cân đối giữa nhu cầu sản xuất với khả năng cung cấp lao động, hầu hết các lao động chế biến gỗ lại chưa qua đào tạo chính quy. Năm 1997 là năm đầu tiên Artexport tham gia thị trường xuất khẩu các sản phẩm đá xẻ tự nhiên của Việt Nam sang các nước Châu Âu. Trong đó, thị trường khởi điểm là Ireland, sau đó là Bỉ, Hà Lan, Italia, Đức…Năm 1997 kim ngạch chỉ đạt 15,000 USD/năm và đến năm 2004 đã tăng lên gần 3,000,000 USD/năm. Sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu gồm: Tumbled, Honed, Kerb, Windowsill, Cubes, Flamed…Vật liệu được dùng bằng đá tự nhiên theo dòng đá bluestone, đá basalt, granite, hoa cương, sa thạch…Các sản phẩm này thường được sử dụng trong các công trình xây dựng, giao thông và đặc biệt là phục chế và tu sửa các công trình đường phố cổ ở Châu Âu. Đến nay xuất khẩu sản phẩm đá tự nhiên của Artexport luôn chiếm từ 20% kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Hàng cói, mây tre:Mặt hàng này có kim ngạch xuất khẩu cao thứ ba của công ty trong giai đoạn 2004-2006. Sau khi tăng nhẹ vào năm 2005, năm 2006 kim ngạch của mặt hàng này lại giảm tới 22,48%. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả và chất lượng với các doanh nghiệp của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong đến thời điểm này của năm 2007, bằng nhiều biện pháp cải tiến mẫu mã, chất lượng Công ty đã bước đầu thành công trong tìm lại chỗ đứng trong các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Đức, Đài Loan…đóng góp đáng kể vào con số 24,3 triệu đô la doanh thu mặt hàng này của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2007 (tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2006). Các mặt hàng khác : đây là những mặt hàng có kim ngạch trung bình hàng năm dưới 9% tổng kim ngạch xuất khẩu, có sự biến động thất thường. Trong thời gian này công ty đã không ngừng nghiên cứu mở rộng mặt hàng, trước kia công ty chỉ kinh doanh các mặt hàng đơn điệu, theo nghị định thư chủ yếu.Nhưng nay với việc mở rộng mặt hàng kinh doanh bên cạnh những mặt hàng chính nh ư: sơn mài, thêu ren, gỗ mỹ nghệ công ty đã có thêm mặt hàng khác như may mặc, thảm nen đã góp phần làm giá trị xuất khẩu của công ty tăng lên.Công ty cũng đa dạng hoá các hình thức kinh doanh ngoài xuất khẩu trực tiếp như đổi hàng, xuất khẩu uỷ thác, đại lý độc quyền, liên doanh liên kết nên thị trường của công ty cũng ngày càng được củng cố và mở r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27725.doc
Tài liệu liên quan