Chuyên đề Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - Hà Nội

Đối với hình thức bán buôn mọi thủ tục mua bán được tiến hành khá gọn nhẹ, thuận tiện cho khách hàng, những thủ tục rườm rà khôgn cần thiết được dẹp bỏ. Với phương thức bán hàng như vậy, Công ty đã thu hút được một số khách hàng lớn. Khách hàng của Công ty dưới hình thức này chủ yếu là các Công ty, các doanh nghiệp thương mại, các nhà máy xí nghiệp lớn. Khách hàng bán buôn của Công ty có vai trò rất quan trọng, nhiều năm qua nguồn thu chủ yếu của Công ty là thu dưới hình thức bán buôn. Qua các năm vừa qua hình thức này chiếm trung bình từ 63%-75% doanh thu của Công ty.

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2232 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ua các năm- Phòng hợp đồng XNK) Năm 2006, Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cơ khí là 869,615 USD, chiếm tỷ trọng trên 31,67%. Tuy nhiên, sau đó giảm dần qua các năm tiếp theo. Đến năm 2009, tỷ trọng nhóm hàng chỉ còn chiếm 21,72%, đạt 642,677 USD. Ngược lại, nhóm sản phẩm về thiết bị nghiên cứu khoa học và thiết bị y tế, thang máy lại tăng mạnh. Tăng nhiều nhất là nhóm sản phẩm thiết bị y tế, tăng 7% trong vòng 3 năm; nhóm sản phẩm thiết bị khoa học tăng 5 % trong vòng 3 năm. Nhóm sản phẩm khác bao gồm một số loại thiết bị có giá trị nhỏ: máy tính, máy in…cũng giảm dần từ tỷ trọng 5.9% (năm 2006) xuống còn 3.41%( năm 2009). Mặc dù về giá trị kim ngạch nhập khẩu có sự giảm sụt đáng kể giữa hai năm 2007 và năm 2008 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhưng sau thời kỳ khủng hoảng, kim ngạch nhập khẩu của Công ty lại tăng trở lại nhanh chóng. Những năm trước đây, Nhà nước có chủ trương nhập khẩu các thiết bị cơ khí để phục vụ sản xuất trong nước nên nhóm hàng cơ khí chiếm tỷ trọng trong cơ cấu sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, những năm gần đây, vì trong nước đã sản xuất được một số máy móc phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, việc xuất hiện nhiều căn bệnh lạ trên thế giới : Cúm gia cầm, Sars.. và nhu cầu nghiên cứu cơ bản nên nhóm hàng thiết bị nghiên cứu khoa học va thiết bị y tế tăng mạnh. Dự báo trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng tỷ trọng các nhóm mặt hàng theo hướng này. Hình 2.4: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu năm 2009 (Nguồn: Báo cáo của phòng Hợp đồng Xuất Nhập Khẩu) Năm 2009, thiết bị nghiên cứu khoa học vẫn là nhóm hàng hóa nhập khẩu với kim ngạch lớn nhất đạt 1,140,365 USD, chiếm 38.54%. Sau đó là thiết bị y tế đạt 952,156 USD, chiếm 32.18%. Tiếp đến là thiết bị cơ khí và thang máy với số liệu lần lượt là 642,677USD (đạt 21.72%), 122,732 USD( đạt 4.15%). Còn lại, các sản phẩm khác chiếm 3.41%. 2.1.4 Quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị Phân tích quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần XNK vật tư kỹ thuật REXCO-HN. 2.1.4.1 Công tác nghiên cứu thị trường Về thị trường kinh doanh, Công ty REXCO-HN là một Công ty thuộc lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu thương mại, đặc biệt nghiêng về hoạt động nhập khẩu. Vì vậy, Công ty không chỉ quan hệ và chịu ảnh hưởng của thị trường trong nước, mà còn chịu ảnh hưởng của cả thị trường nước ngoài. Trong những năm gần đây, điều kiện quốc tế và nền kinh tế thế giới đã và đang tạo ra một thị trường quốc tế thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty. Qua xem xét, ta có thể dễ dàng nhận thấy Công ty có rất nhiều mối liên hệ với bạn hàng và các nước trên thế giới, chủ yếu là các nước phát triển thuộc nhiều châu lục như: châu Mỹ( Hoa Kỳ), châu Âu( Pháp, Đức), châu Á( Nhật Bản)…, đây là những khu vực có chất lượng máy móc, thiết bị tốt, có uy tín, có kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất đang phát triển mạnh. Vì vậy, những thị trường này sẽ luôn có trong các dự án khai thác và phát triển thương mại của Công ty trong tương lai. Bên cạnh đó, Công ty liên tục mở rộng danh mục các mặt hàng kinh doanh. Lúc đầu, Công ty chỉ nhập kinh doanh một số mặt hàng như thiết bị văn phòng, bàn ghế, thiết bị điện tử, máy cơ khí…, đến nay mặt hàng kinh doanh của Công ty vô cùng phong phú, Công ty mở rộng quy mô kinh doanh, nhập thêm những mặt hàng như thang máy, thiết bị khoa học, thiết bị y tế... Xuất phát từ chủ trương đa dạng hoá mặt hàng, ngành hàng, Công ty nhanh chóng nắm bắt, phát triển những mặt hàng phù hợp bắt kịp với những biến đổi của nhu cầu thị trường. Bí quyết “ hàng tốt nhất- giá rẻ nhất”, Công ty cung cấp đúng những mặt hàng mà thị trường yêu cầu với chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng. Trong thời gian gần đây, cơ cấu mặt hàng kinh doanh có thay đổi các mặt hàng phục vụ cho sản xuất, xây dựng, nghiên cứu có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do hiện nay, chính sách của nhà nước là giảm nhập siêu, tăng kim nghạch xuất khẩu, đối với hoạt động nhập khẩu nhà nước chỉ khuyến khích nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ cho sản xuất và xây dựng như vật tư thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất cho công nghiệp, nông nghiệp. Nhà nước hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng. Chính vì vậy Công ty tập trung khai thác các nguồn hàng vật tư, thiết bị, máy móc hiện đại có kỹ thuật tiên tiến, chỉ nhập khẩu hàng tiêu dùng cao cấp mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được. Đối với thị trường quốc tế, Công ty thường thu thập các thông tin dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng cập nhật hàng ngày như các tạp chí thông tin thương mại, báo thương mại. Trong trường hợp thị trường nhập khẩu là thị trường mới, Công ty cử nhân viên ra nước ngoài để trực tiếp tiếp cận thị trường lựa chọn đối tác giao dịch. Ngoài ra, Công ty còn tham gia các hội chợ triển lãm nhằm giới thiệu các mặt hàng nhập khẩu của Công ty để nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong nước. Nói tóm lại, công tác nghiên cứu thị trường cả trong nước và ngoài nước đối với các loại hàng hoá nhập khẩu ở Công ty đã tiến hành thường xuyên và liên tục với nhiều nguồn thông tin khác nhau. Rồi từ đó, Công ty có những biện pháp xử lý thông tin một các nhanh chóng và chính xác, loại bỏ kịp thời những thông tin nhiễu, thông tin giả để giúp cho việc dự đoán nhu cầu cho việc lập phương án kinh doanh một cách đúng đắn hiệu qủa kinh tế cao. 2.1.4.2 Lựa chọn đối tác kinh doanh Thông thường mỗi mặt hàng có rất nhiều các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp này có thể trong một quốc gia hoặc nhiều quốc gia khác nhau. Nhiệm vụ đối với Phòng Kinh doanh là phải xem xét các yếu tố có khả năng xảy ra khi Công ty muốn đặt mối quan hệ ngoại thương với các nhà cung cấp. Các yếu tố này có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Để trả lời câu hỏi này Phòng Kinh doanh thường tổng hợp phân tích một số chỉ tiêu sau: + Mối quan hệ ngoại giao giữa 2 nước, tình hình kinh tế - chính trị. + Hệ thống tài chính tiền tệ, sự biến động giá cả tại nước đó. + Loại hình đối tác: Tập đoàn đa quốc gia hay Công ty địa phuơng. + Khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, uy tín. Sau đó, việc chọn đối tác sẽ căn cứ vào kết quả so sánh giữa các đơn chào hàng, cụ thể Công ty sẽ so sánh để xác định đơn chào hàng nào đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về mặt kỹ thuật, công nghệ, phạm vi cung cấp, giá cả, điều kiện thanh toán, điều kiện giao hàng... Trong các đơn chào hàng thì giá cả là vấn đề rất quan trọng. Vì vậy, Phòng Kinh doanh phải tiến hành phân tích xem với giá đó thì hàng hoá nhập có được thị trường trong nước chấp nhận về chất lượng và giá cả hay không. Sau khi tiến hành nghiên cứu phân tích và so sánh, Công ty sẽ đi đến quyết định cuối cùng là nên chọn đối tác nào. 2.1.4.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng * Đàm phán Cũng giống như bất kỳ một hợp đồng kinh tế thông thường nào việc ký kết hợp đồng nhập khẩu của Công ty cũng có thể là gặp gỡ trực tiếp hoặc gián tiếp đàm phán thông qua thư từ, điện tín. Đối với những khách hàng quen thuộc hoặc khách hàng ở xa thì Công ty thường ký theo hình thức gián tiếp. Đối với hình thức gián tiếp, Công ty sẽ lập hợp đồng, ký tên và đóng dấu sau đó gửi đến cho nhà cung cấp. Phương thức này cho phép Công ty ký kết hợp đồng một cách nhanh hơn và tiết kiệm được một khoản chi phí. Trên thực tế, việc lập hợp đồng nhiều khi không phải do cán bộ Phòng kinh doanh lập mà do chính phía đối tác lập hợp đồng sau đó gửi sang bằng fax. Trong trường hợp này, Phòng kinh doanh phải xem xét kỹ lưỡng từng điều khoản ghi trong hợp đồng có phù hợp với thoả thuận đã đạt được khi đàm phán hay không. Nếu không thấy có sai sót thì Phòng kinh doanh sẽ trình cho Giám đốc ký và fax lại cho bên bán. Hợp đồng này được coi là hợp đồng chính thức giữa hai bên, chữ ký và con dấu qua fax có giá trị pháp lý như khi ký kết trực tiếp đối với những khách hàng có mối quan hệ làm ăn với Công ty như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, hoặc đối với những khách hàng quen thuộc như các viện nghiên cứu, nhưng hợp đồng nhập có khối lượng lớn, phức tạp cần có sự thoả thuận kỹ lưỡng thì Công ty sử dụng hình thức trực tiếp ký kết hợp đồng. * Ký kết hợp đồng Việc ký kết hợp đồng thường do Giám đốc trực tiếp đảm nhiệm hoặc trưởng Phòng Kinh doanh được Giám đốc uỷ quyền. Sau khi tiến hành đàm phán trong một khoảng thời gian ngắn (thường là 7 ngày) Công ty và đối tác sẽ gửi hợp đồng cho nhau hoặc trực tiếp ký với nhau, mở L/C. Nếu hợp đồng không thoả mãn đối với một trong hai bên thì hai bên sẽ tiến hành trao đổi lại cho đến khi cả hai bên cùng chấp nhận. Hợp đồng của Công ty bao giờ cũng được ký kết dưới hình thức văn bản để tránh những tranh chấp có thể xảy ra sau này. Ngoài ra, do Công ty có khách hàng và có thị trường nước ngoài nên Công ty thường ký uỷ thác để hưởng hoa hồng. 2.1.4.4 Thực hiện hợp đồng nhập khẩu Sau khi thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên bằng việc ký kết hợp đồng, Công ty REXCO-HN với tư cách là nhà nhập khẩu sẽ tiến hành thực hiện các điều khoản trong hợp đồng. Cụ thể: * Mở L/C: Khi hợp đồng nhập khẩu quy định tiến hành thanh toán bằng L/C thì cũng sẽ tiến hành làm đơn xin mở L/C theo mẫu in sẵn và gửi cho Ngân hàng đại lý của mình (thường là Ngân hàng Công thương Việt Nam hoặc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp ngân hàng mở L/C do bên bán yêu cầu. Nội dung của L/C phải phù hợp, ăn khớp với nội dung của hợp đồng đã ký. Ngân hàng căn cứ vào đơn xin mở L/C của Công ty, mở L/C và gửi bản gốc cho người bán (thường là gửi cho ngân hàng người bán). Thông thường, một thời gian sau khi ký hợp đồng có hiệu lực nhưng trước khi giao hàng, Công ty phải tiến hành thanh toán một phần trị giá hợp đồng (thường nằm trong khoảng 5% - 10% trị giá hợp đồng) và sẽ được chuyển vào tài khoản của người bán. Đối với đồng tiền thanh toán thì mỗi hợp đồng quy định một đồng tiền khác nhau, tuỳ theo tập quán buôn bán và sự lựa chọn của các bên. * Điều khoản giao hàng: Hiện nay, Công ty REXCO-HN thường nhập khẩu theo điều kiện CIF (như CIF Hải Phòng, CIF Đà Nẵng) và C & F nên hầu như không phải thuê tàu. * Thủ tục thanh toán: Khi nhận được bộ chứng từ hàng hoá và vận đơn B/L do bên bán gửi đến Công ty sẽ kiểm tra kỹ nội dung của bộ chứng từ với nội dung của L/C đã lập. Nếu thấy có sự sai sót thì lập tức thông báo lại cho bên bán và ngân hàng mở L/C để kịp thời điều chỉnh xử lý. Bộ chứng từ hoàn chỉnh bao gồm: + Chứng từ giao hàng. + Hợp đồng. + Giấy mở L/C của ngân hàng. + Phiếu hạn ngạch (nếu có). Tuỳ từng chủng loại hàng mà Công ty gửi bộ chứng từ đến phòng cấp giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương để xin giấy phép nhập khẩu hoặc đối với những mặt hàng nhập khẩu theo mặt hàng kinh doanh của Công ty thì làm thủ tục nhận hàng trực tiếp tại cơ quan hải quan. * Làm các thủ tục hải quan Khi tàu nhập cảng Công ty tiến hành làm các thủ tục hải quan để trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể đưa hàng về kho. Tờ khai hải quan có dấu của Công ty gửi cùng bộ chứng từ gồm có giấy phép nhập khẩu, hợp đồng ngoại, hoá đơn, vận đơn giao hàng của hãng vận tải, phiếu hạn ngạch (nếu có), phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết để làm thủ tục nhận hàng. Có 2 hình thức thông quan nhập khẩu: + Mở trực tiếp tại cửa khẩu cho hải quan kiểm tra. + Mở chuyển tiếp (hàng về Hải Phòng, mở tờ khai ở Hà Nội sau đó chuyển tiếp xuống Hải Phòng và đưa hàng về Hà Nội để kiểm hoá). Nếu hàng hoá có tổn thất, mất mát, hư hỏng không đúng với yêu cầu trong hợp đồng đã đặt ra thì Công ty sẽ khiếu nại tuỳ theo mức bảo hiểm mà Công ty mùa thường là 110% trị giá hoá đơn thương mại với điều kiện mọi rủi ro. * Nộp thuế: Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan Công ty sẽ nhận được thông báo đóng thuế. Công ty luôn cố gắng đóng thuế đúng thời hạn để tránh tình trạng bị phạt do chậm nộp thuế. * Nhận hàng: Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan và nhận được hàng Công ty vận chuyển hàng về kho chờ tiêu thụ - đối với nhập trực tiếp. Còn đối với nhập khẩu uỷ thác, có thể Công ty sẽ giao hàng ngay tại cảng cho bên uỷ thác. 2.1.5 Phương thức nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Hiện nay tại Công ty REXCO tồn tại hai hình thức nhập khẩu hàng hóa đuợc áp dụng chủ yếu, đó là: nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác. Bảng 2.5: Các hình thức nhập khẩu chính của Công ty REXCO-HN (Đơn vị: USD) Năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % NK trực tiếp 2321745 84.56 2315423 80.07 1954280 79.76 2296310 77.61 NK uỷ thác 423929 15.44 554090 19.33 847044 30.24 662561 22.39 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006 - 2009. Phòng hợp đồng XNK.) Năm 2006, giá trị các hợp đồng nhập khẩu trực tiếp của Công ty đạt 2,321,745 USD, trong khi đó giá trị các hợp đồng ủy thác là 423,929 USD. Đến năm 2009, con số này lần lượt là 2,296,310 USD và 662,561 USD. Nếu chỉ nhìn vào các con số trên thì rất khó để nhận xét về hình thức nào là hình thức NK phổ biến của Công ty. Nhưng nếu nhìn vào cột tỷ trọng %, ta có thể dễ dàng nhận thấy qua các năm thì hình thức NK trực tiếp có xu hướng giảm dần và ngược lại thì hình thức NK ủy thác có xu hướng tăng dần. Lý do để giải thích cho điều này hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm của Công ty. Do Công ty nhập khẩu các mặt hàng có giá trị lớn. Và chủ yếu nhập hàng theo các gói thầu của các tổ chức. Vì vậy, các tổ chức này thường sử dụng hình thức nhập khẩu ủy thác trong khi hợp tác với Công ty. 2.2. Đánh giá chung hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO-HN 2.2.1 Những kết quả đạt được Trong hơn 15 năm hoạt động, Công ty đã đạt đuợc những kết quả nhất định cả về doanh thu, lợi nhuận và nghiệp vụ nhập khẩu, kinh doanh máy móc, thiết bị. Truớc hết, chúng ta sẽ xem xét những con số duới đây: Bảng 2.6: Doanh thu, lợi nhuận sau thuế, chi phí, vốn điều lệ của Công ty REXCO-HN qua các năm (Đơn vị: USD) Năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu R 4,576,124 4,782,523 4,683,874 4,931,452 Lợi nhuận sau thuế P 775,486 877,269 989,467 1,092,765 Chi phí C 3,800,638 3,905,254 3,694,407 3,838,687 Vốn điều lệ V 750,000 750,000 750,000 750,000 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty năm 2006, 2007, 2008, 2009) Từ bảng trên, ta có một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của Công ty REXCO-HN (Đơn vị: USD) Chỉ tiêu Năm Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu P= R-C Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu DR = Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí DC = Hiệu suất lợi nhuận kinh doanh H= Năm 2006 775486 16.95% 20.40% 103.4% Năm 2007 877269 18.34% 22.46% 116.9% Năm 2008 989467 21.12% 26.78% 131.9% Năm 2009 1092765 22.16% 28.47% 145.7% (Nguồn: do sinh viên tự tổng hợp) Từ kết quả bảng 2.7. Ta có thể thấy: Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu của Công ty luôn dương và tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (tính theo %) luôn ở mức hai con số. Điều này đã chứng tỏ Công ty đạt đuợc hiệu quả trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Mặt khác, hiệu suất lợi nhuận kinh doanh tăng dần từ năm 2006 đến năm 2009, chứng tỏ càng về những năm sau Công ty càng thu lợi nhuận nhiều hơn năm trước, đồng thời chiến lược kinh doanh của Công ty là hợp lý. Nếu Công ty tiếp tục với đà phát triển trên, sẽ hứa hẹn thu được nhiều kết quả kinh doanh nhập khẩu khả quan hơn nữa trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã đạt được một số thành công trên một số phuơng diện như sau: * Việc ký kết và thực hiện hợp đồng - Ký kết hợp đồng: Trong mấy năm gần đây nhờ không ngừng nâng cao công tác nghiệp vụ, học hỏi rút ra kinh nghiệm thực tế của chính mình và kinh nghiệm của các đơn vị khác nên hoạt động nhập khẩu và kinh doanh hàng hoá nhập khẩu máy móc, thiết bị của Công ty có nhiều tiến bộ. Các hợp đồng được soạn thảo ra chặt chẽ về các điều khoản quy định, xác định rõ nội dung và trình tự công việc phải làm để ký hợp đồng nên đã hạn chế được những điều đáng tiếc xảy ra. - Thực hiện hợp đồng: Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các cán bộ của Công ty luôn theo dõi tiến trình thực hiện những yêu cầu của mình với đối phương để thực hiện theo đúng các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng, đảm bảo đúng tiến độ nhận hàng và giao hàng cho khách. * Về thị trường nhập khẩu hàng hoá - Công ty thường xuyên tổ chức các đoàn công tác, cử cán bộ đi công tác tại các địa phương trong nước và nước ngoài (Mỹ, Nhật, Đức, Pháp) nhằm tạo quan hệ làm ăn để nắm bắt thông tin thị trường giá cả các loại mặt hàng cần mua, mẫu mã hàng hoá mới ra đời và khai thác được các nguồn hàng hoá chất lượng tốt, giá cả phù hợp. Ví dụ: máy móc thiết bị của các hãng như Hewller Rackard (Mỹ), SCHMIDT(Hồng Kông), Merck (Đức)... - Công ty thường xuyên thu thập thông tin về thị trường trong và ngoài nước, đồng thời tìm hiểu các tài liệu kỹ thuật, nghiên cứu giá cả và chất lượng. Công ty cũng tổ chức tiếp xúc với các nhà kinh doanh trên thị trường, các đơn vị tổ chức nước ngoài có nhu cầu mở đại lý độc quyền máy móc thiết bị tại Việt Nam. - Trong việc nghiên cứu thị trường hàng nhập khẩu, Công ty thực hiện nắm bắt giá cả sát sao với giá thị trường, phân tích tỷ mỉ các đơn giá chào hàng, dự doán xu hướng biến động của giá cả trên thị trường, lựa chọn thời điểm thích hợp để ký kết hợp đồng nhập khẩu nhằm đảm bảo nhập được hàng với giá cả hợp lý phục vụ kịp thời cho nhu cầu trong nước. * Thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu - Công ty hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản là lĩnh vực đang được Nhà nước khuyến khích phát triển mạnh. Nhu cầu về các loại máy móc thiết bị dùng trong phân tích, nghiên cứu khoa học ngày càng tiến bộ. Vì vậy, Công ty có một thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn trong nước. - Công ty đã thành công trong việc tổ chức những hội thảo khoa học trên địa bàn Hà Nội để có dịp giới thiệu tính năng tác dụng của những loại máy móc thiết bị mới. Công ty còn tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, các trường đại học lớn... để giới thiệu máy móc phân tích nhằm tiêu thụ được nhiều sản phẩm nhập khẩu của mình. * Hình thức bán hàng phong phú Để tồn tại và phát triển trong một nền kinh tế tự do cạnh tranh trong nhập khẩu và bán hàng hoá nhập khẩu, Công ty cần thực hiện tốt khâu bán hàng. Muốn vậy, Công ty cần phải sử dụng nhiều phương thức bán hàng. Trên thực tế Công ty xuất nhập khẩu vật tư- kỹ thuật REXCO đã sử dụng nhiều hình thức bán hàng sau: - Bán buôn - Bán lẻ - Bán qua đại lý Trong đó hình thức bán buôn là quan trọng nhất. Bán buôn là hình thức có vai trò quan trọng trên thị trường và trong các kênh phân phối, dưới hình thức này, hàng hoá được bán với số lượng lớn, giảm được chi phí trung gian không cần thiết v.v... Nhận biết được vấn đề này, Công ty REXCO-HN đã tích cực đẩy mạnh hình thức bán buôn. Đối với hình thức bán buôn mọi thủ tục mua bán được tiến hành khá gọn nhẹ, thuận tiện cho khách hàng, những thủ tục rườm rà khôgn cần thiết được dẹp bỏ. Với phương thức bán hàng như vậy, Công ty đã thu hút được một số khách hàng lớn. Khách hàng của Công ty dưới hình thức này chủ yếu là các Công ty, các doanh nghiệp thương mại, các nhà máy xí nghiệp lớn. Khách hàng bán buôn của Công ty có vai trò rất quan trọng, nhiều năm qua nguồn thu chủ yếu của Công ty là thu dưới hình thức bán buôn. Qua các năm vừa qua hình thức này chiếm trung bình từ 63%-75% doanh thu của Công ty. 2.2.2 Những tồn tại và hạn chế Mặc dù đã đạt đuợc nhiều kết quả và thành tựu trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Song, Công ty vẫn gặp một số khó khăn sau: - Một số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động nhập khẩu: như thời gian giao hàng giữa người xuất khẩu và Công ty không khớp, hay như một số hạn chế trong khâu thanh toán...dẫn đến sự lãng phí trong chi phí lưu kho, lưu bãi… Những hạn chế này đều dẫn đến sự lãng phí, tăng chi phí nhập khẩu của Công ty, đồng thời cũng làm cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty thiếu đồng bộ, có thể dẫn đến đình trệ hay mất uy tín với khách hàng. - Sự phối hợp giữa Công ty và các đơn vị chức năng của Nhà nước chưa thống nhất. Khó khăn lớn nhất đó là Công ty gặp khó khăn về các thủ tục hành chính. Ví dụ như: việc cấp Giấy phép XNK, thủ tục hải quan chậm trễ... làm ảnh hưởng đến việc xuất nhập khẩu không kịp thời của Công ty. Hay như việc thay đổi quá nhiều và liên tục các thủ tục trong khoảng thời gian ngắn làm cho định hướng kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, Công ty vẫn còn bị động về thời gian nhận hàng do nhiều yếu tố khách quan là phải qua những bước thủ tục hay vận chuyển trong thời gian dài (15 - 20 ngày với thị trường gần) nên nhiều khi ảnh hưởng đến kết quả cũng như hiệu quả kinh doanh. - Thị trường tiêu thụ của Công ty còn nằm rải rác: Hiện nay, khách hàng của Công ty có trên khắp các tỉnh thành toàn quốc. Trong khi đó, Công ty chỉ có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và một chi nhánh Công ty được đặt tại Hà Nội. Điều này gây khó khăn trong việc quản lý hàng tiêu thụ. Bên cạnh đó, các hoạt động chăm sóc khách hàng đều do các nhân viên tại Công ty hoặc chi nhánh trực tiếp đảm nhiệm nên chi phí kinh doanh tại các tỉnh, thành này đều khá cao do phải chịu chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt. 2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế 2.2.3.1 Nguyên nhân khách quan ü Cơ chế thủ tục nhập khẩu còn phiền hà, quy định hành chính thiếu thống nhất Tuy thời gian gần đây, mặc dù đã có nhiều cải cách trong hệ thống luật pháp và thủ tục hành chính. Nhưng, Việt Nam vẫn là một quốc gia có rất nhiều thủ tục hành chính phiền hà. Trong hoạt động nhập khẩu, thủ tục thông quan nhập khẩu chậm ảnh hưởng rất nhiều đến việc thông quan hàng hóa. Nếu thông quan dễ dàng sẽ đẩy nhanh tốc độ nhận hàng, giảm chi phí có liên quan như: Lưu kho, bến bãi, vận chuyển và tiêu thụ hàng nhập khẩu, nhờ đó mà tiết kiệm được chi phí, tăng lợi nhuận. Mặc dù Chính phủ, bộ máy công quyền của Việt Nam đã cố gắng trong việc cải cách thủ tục hành chính nhưng hiệu quả thu được không cao. Đặc biệt là thủ tục hải quan còn rất rờm rà và thiếu minh bạch. Việc áp dụng thuế hải quan còn phụ thuộc vào cảm tính của cán bộ hải quan. Một vấn đề nữa là thời gian hoàn thành các thủ tục hải quan rất chậm chạp, thông thường mất đến 1 ngày. Quy trình xử lý ở mỗi cảng rất khác nhau nên làm cho các doanh nghiệp không biết thực hiện thế nào. Bên cạnh đó, Việt Nam có quá nhiều bộ luật quy định, các nghị quyết, hướng dẫn chồng chéo nhau làm cho các doanh nghiệp khi gặp tình huống không biết giải quyết theo quy định nào cho phù hợp. Tuy Nhà nước đã tiến hành việc thực hiện thông quan nhập khẩu qua hệ thống máy tính. Nhưng việc khai báo này quá dài và chi tiết, các doanh nghiệp lại không được nhà nước hướng dẫn cụ thể nên các doanh nghiệp vẫn chưa quen với hình thức này. ü Giá cả biến động phức tạp thay đổi thất thường Đây là nguyên nhân khách quan tác động đến hoạt động nhập khẩu của Công ty. Hàng hóa nhập khẩu của Công ty phụ thuộc chủ yếu vào nguồn hàng nhập khẩu trên thế giới. Giá cả hàng hóa đầu vào nhập khẩu tăng làm tăng giá vốn hàng bán. Giá cả hàng hóa trên thế giới chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố lạm phát. Nếu quốc gia bán hàng hóa có tỷ lệ lạm phát cao, giá hàng hóa càng cao và ngược lại. Thông thường, sản phẩm nhập khẩu của Công ty chủ yếu từ các nước phát triển: Mỹ, Pháp, Nhật… Hàng hóa nhập khẩu từ những nước này thường chịu chi phí vận chuyển lớn do phí vận chuyển và phí bảo hiểm. Tuy nhiên, yếu tố tác động chủ yếu đến việc giá cả thay đổi thất thường là do tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng tiền ngoại tệ mà Công ty hay sử dụng để thanh toán là USD và EURO. Đồng Việt Nam có dấu hiệu giảm dần giá trị so với USD và EURO. Vì thế, khi nhập khẩu vào trong nước và bán ra cho các doanh nghiệp trong nước (chủ yếu tính theo đồng Việt Nam ) nên sẽ thấy giá cả không ổn định. ü Cạnh tranh trên thị trường của trong ngoài nước ngày một quyết liệt Hiện tại trên thị trường trong nước và ngoài nước, có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh việc kinh doanh NK máy móc thiết bị với Công ty. Muốn tồn tại và phát triển Công ty phải có chiến lược kinh doanh cụ thể thì mới có thể đứng vững trên thương trường. Các doanh nghiệp nhập khẩu với tiềm lực tài chính, cơ sở vật chất tốt sẽ có khả năng nắm bắt cơ hội tốt hơn, có khả năng phát triển và giành được thị phần với nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh trên lĩnh vực của mình. Ngược lại, mất thị phần, không tiêu thụ được sản phẩm, doanh thu của Công ty đứng trước nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng. Tình trạng thua lỗ chắc chắn sẽ xảy ra và có nguy cơ phá sản. Vì vậy, để phát triển các doanh nghiệp cần phải có chính sách, kế hoạch và chiến lược của riêng mình để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực hoạt động. Đây là yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp trên thương trường. 2.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan ü Tình trạng thiếu vốn và vòng quay vốn lưu động chậm Là một doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, có số vốn không cao, lại kinh doanh trong lĩnh vực hàng hóa công nghiệp tiêu dùng có giá trị trung bình, chủng loại hàng hóa đa dạng nên doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các nhãn hiện hàng hóa của các doanh ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại chi nhánh Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuật REXCO - HN.doc
Tài liệu liên quan