Chuyên đề Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng cao su và cà phê của Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂNTHỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÀ PHÊ, CAO SU 3

1. Xuất khẩu và vai trò của phát triển thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu cao su, cà phê. 3

1.1/ Các khái niệm về hoạt động xuất khẩu hàng hoá 3

1.2. Các vấn đề về mặt hàng cao su và cà phê xuất khẩu 6

1.3. Vai trò của hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu cao su, cà phê 8

2. Nội dung hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu ở các doanh nghiệp xuất khẩu cao su và cà phê 11

2.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu, nguồn hàng xuất khẩu và khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê 11

2.2. Xác định phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu và xác định thị trường cần phát triển 13

2.3. Xây dựng các chiến lược và kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu 15

2.4. Tổ chức các nghiệp vụ phát triển thị trường xuất khẩu 17

2.5. Đánh giá hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu 19

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu cà phê, cao su 19

3.1. Nhóm yếu tố thuộc về nội tại của doanh nghiệp 20

3.2. Nhóm các yếu tố vĩ mô 21

3.3. Nhóm các yếu tố thuộc về thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 22

4. Kinh nghiệm về hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu của một số doanh nghiệp và bài học cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su, cà phê 24

4.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trên thế giới 24

4.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su, cà phê 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CAO SU VÀ CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG 29

1. Khái quát về công ty cổ phần thiết bị phụ tùng 29

1.1. Quá trình hình thành và chức năng, nhiệm vụ của Công ty 291.2. Cách thức tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty 31

1.3. Qui mô kinh doanh của Công ty Machinco 33

1.4. Thị trường kinh doanh của Công ty Machinco 35

2. Thực trạng hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu các mặt hàng cao su và cà phê của công ty machinco 40

2.1. Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty và vai trò của xuất khẩu cao su, cà phê đối với sự phát triển của Công ty 40

2.2. Thực trạng hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu cà phê và cao su của Công ty Machinco 45

2.3. Kết quả kinh doanh của Công ty 51

3. Đánh giá hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu các mặt hàng cao su và cà phê của công ty machinco 54

4. Định hướng hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu cao su và cà phê của công ty trong thời gian tới 57

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CAO SU VÀ CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY MACHINCO 58

1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu cao su, cà phê 58

2. Sử dụng các phương pháp, mô hình kinh tế để phân tích thị trường xuất khẩu cao su, cà phê 60

3. Hoàn thiện công tác nghiên cứu nguồn hàng cao su và cà phê 61

4. Nâng cao chất lượng hàng cao su và cà phê xuất khẩu 62

6. Nâng cao chất lượng các hoạt động nghiệp vụ phát triển thị trường xuất khẩu 64

7. Tổ chức hoạt động marketing và xúc tiến thương mại 65

8. Hoàn thiện bộ máy trong tổ chức hoạt động xuất khẩu, nâng cao trình độ nhân viên phát triển thị trường 66

9. Củng cố mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống, tích cực tìm kiếm các bạn hàng mới 67

10. Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn phát triển thị trường xuất khẩu 68

11. Giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu 69

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng cao su và cà phê của Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trí trên thị trường Mỹ, Toyota thực hiện các hoạt động phát triển thị trường một cách hiệu quả nhất. Để phát triển thị trường Mỹ về mặt sản phẩm Toyota luôn cải tiến và đưa ra các mẫu xe mới. Xe của Toyota nổi trội so với các đối thủ về tính nhỏ, gọn, rẻ, tiết kiệm nguyên liệu, tiện nghi và không ngừng nâng cao chất lượng đồng bộ. Bên cạnh đó, công ty còn phát triển các dòng xe sang phù hợp với nhu cầu của những người giầu có của Mỹ như Lexus,…Về mặt phát triển thị trường khách hàng, Toyota luôn quan tâm chu đáo đến nhu cầu của khách hàng Mỹ, nhậy bén với các thay đổi trong tư duy tiêu dùng Mỹ. Về phát triển thị trường theo phạm vi địa lý, Toyota thực hiện mở rộng các đại lý của mình trên khắp nước Mỹ đồng thời nghiên cứu để xây dựng các nhà máy ngay tại thị trường Mỹ. Đến năm 2007, số lượng xe của công ty bán ra trên thị trường Mỹ đạt gần 3 triệu xe, vươn lên vị trí thứ hai sau hãng xe General Motor của Mỹ. Kinh nghiệm phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cà phê Trung Nguyên : Công ty cà phê Trung Nguyên là một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam hiện nay cả về mặt hàng cà phê đã chế biến ( cà phê bột ) cũng như cà phê hạt. Được thành lập vào tháng 8/ 1996, từ một doanh nghiệp qui mô nhỏ cho đến nay Trung Nguyên đã trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh. Để có được thành công như hiện nay, một yếu tố quan trọng đó là công ty đã thực hiện tốt hoạt động phát triển thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cà phê Trung Nguyên được bắt đầu thực hiện từ năm 2002. Thị trường đầu tiên mà công ty nhắm tới đó là thị trường Nhật Bản, Trung Nguyên xác định thị trường Nhật Bản là thị trường quan trọng để xâm nhập các thị trường khác, thành công ở thị trường này sẽ là tiền đề quan trọng để phát triển thành công ở các thị trường khác. Tại thị trường Nhật Bản, công ty chú trọng vào việc đảm bảo chất lượng cao nhất của cà phê, đồng thời định giá bán ở mức cao hơn các sản phẩm cà phê cùng loại ở thị trường Nhật nhằm chứng tỏ sự khác biệt của cà phê Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty thực hiện việc quảng bá văn hoá dân tộc qua cách bài trí, kiến trúc các cửa hàng, qua thái độ phục vụ của nhân viên, nghiên cứu thói quen sử dụng cà phê của người dân Nhật,… Khi đã thành công việc phát triển thị trường ở Nhật Bản, công ty nhang chóng thực hiện việc phát triển thị trường tại các thị trường tiềm năng khác. Năm 2004, Trung Nguyên đầu tư nghiên cứu thị trường Mỹ, Châu Âu và cả thị trường Trung Quốc. Công ty tiến hàng nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, về đối thủ cạnh tranh,…Ban lãnh đạo của công ty xác định các kế hoạch cụ thể, tiến hành các hoạt động để xâm nhập thị trường. Tại các thị trường trên công ty lúc mới xâm nhập thường thực hiện việc nhượng quyền thương mại, sau đó tiến hành thiết lập mạng lưới các cửa hàng của mình. Đến nay, cà phê bột Trung Nguyên đã có vị thế tại Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan,…cà phê hạt Trung Nguyên cũng hiện diện đầy đủ sức thu hút tại Đức, Canada, Malaysia, Philippin,… 4.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su, cà phê Với việc phát triển thị trường thành công của các công ty lớn trên thế giới như Mc Donald’s hay Toyota ở trên ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thực hiện hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu đó là : Thứ nhất là : Để phát triển thị trường xuất khẩu cần phải có những biện pháp thích hợp và nghiên cứu kỹ lưỡng các đặc điểm của thị trường xuất khẩu đó trên nhiều phương diện để tránh rủi ro, và nhanh chóng tiếp cận thị trường. Thứ hai là : Luôn chú trọng đổi mới, cải tiến và đưa ra các sản phẩm mới để đáp ứng các nhu cầu đa dạng và thay đổi thường xuyên của khách hàng. Đầu tư thực hiện các biện pháp marketing có hiệu quả để thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Xây dựng mạng lưới phân phối hợp lý và hiệu quả. Thư ba là : Tuỳ theo năng lực của mình, các doanh nghiệp nên kết hợp phát triển thị trường xuất khẩu cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tức là doanh nghiệp có các biện pháp để mở rộng qui mô thị trường đồng thời khai thác có hiệu quả thị trường đó. Thứ tư là : Quan tâm tới các yếu tố luật pháp và văn hoá, tập quán sinh hoạt của người dân các nước nhập khẩu hàng hoá. Sự thay đổi của luật pháp sẽ tạo ra biến động lớn đén khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp, nếu không có các giải pháp phù hợp sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị động của doanh nghiệp khi có biến động xảy ra. Yếu tố văn hoá và tập quán của người tiêu dùng ở các thị trường nhập khẩu tác động rất lớn đến nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của họ. Nó sẽ trở thành yếu tố cản trở rất lớn hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu nếu hàng hoá của doanh nghiệp không phù hợp với văn hoá, tập quán của khách hàng. Chương ii Thực trạng hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng cao su và cà phê của công ty cổ phần thiết bị phụ tùng 1. khái quát về công ty cổ phần thiết bị phụ tùng 1.1. Quá trình hình thành và chức năng, nhiệm vụ của Công ty 1.1.1/ Quá trình hình thành Công ty Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1990 theo Quyết định số 120/VTQD của bộ Công nghiệp trước đây, nay là Bộ Công thương. Khi đó đơn vị là một doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, trực thuộc Tổng công ty Thiết bị phụ tùng – Bộ Thương mại. Để có tên gọi như hiện nay, công ty đã trải qua bốn lần đổi tên bao gồm : Công ty Thiết bị phụ tùng theo quyết định số 299/TNQD ngày 29 tháng 3 năm 1991 của bộ Thương mại; Công ty Thiết bị phụ tùng Hà Nội theo quyết định số 619/TM/TCCB ngày 25 tháng 8 năm 1993 của Bộ Thương mại; Ngày 30/7/2003 Công ty tổ chức Đại hội cổ đông đổi tên thành Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng Hà Nội căn cứ theo Nghị định số 64/2002/ND- CP; Đại hội cổ đông nhiệm kỳ II (2006-2009 ) của công ty đã quyết định đổi tên công ty thành Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng ( ngày 17/11/2006 ) cho đến nay. Tên chính thức hiện nay của Công ty là Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng, có tên giao dịch là Machinery & Spare Parts Joint Stock company và tên viết tắt là Machinco. Công ty có trụ sở chính tại số 444, đường Hoàng Hoa Thám, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Văn phòng làm việc hiện nay tại tầng 6, toà nhà 133 phố Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại liên lạc : 04 5377310, số fax : 04 8573124. Website chính thức của Công ty là : www.machincovn.com. Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng ( sau đây gọi tắt là Machinco ) là doanh nghiệp được chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức công ty Cổ phần, được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 , có hiệu lực từ ngày 1/7/ 2006 và các văn bản luật có liên quan, chịu sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền theo luật định. Machinco là một tổ chức kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ theo qui định của pháp luật kể từ ngày thành lập ( có con dấu riêng, có tài sản riêng và có quyền tự quyết định một cách độc lập ). Machinco được thành lập nhằm mục đích sử dụng nguồn vốn, khả năng quản lý, lao động và uy tín của các sáng lập viên, của các cổ đông để tối đa hoá lợi nhuận của Công ty, nhằm gia tăng lợi tức cho các cổ đông và tích luỹ tái đầu tư để phát triển công ty ngày càng lớn mạnh. Bên cạnh đó, thông qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty góp phần đem lại hiệu quả cao về kinh tế- xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế đất nước, đóng góp tích cực cho Ngân sách Nhà nước. Công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ ngày 1/9/2003 với vốn điều lệ ban đầu là 12 tỷ VNĐ. Trong đó vốn Nhà nước nắm giữ là 20%, người lao động trong công ty nắm giữ 59,69% và người ngoài công ty nắm giữ 20,31%. Đến đại hội lần hai ( năm 2006 ), khi đổi tên công ty thành Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng thì vốn điều lệ là 30 tỷ VNĐ do sự đóng góp của 138 cổ đông. Trong đó, cổ đông Nhà nước nắm giữ 11,5%. 1.1.2/ Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Công ty có chức năng kinh doanh theo Điều lệ hoạt động của Công ty cổ phần đã được Hội đồng cổ đông thông qua. Trực tiếp kinh doanh trong nước và kinh doanh xuất nhập khẩu, thực hiện các dịch vụ kinh tế, kỹ thuật. Kinh doanh đa dạng hoá các mặt hàng, giới thiệu các mặt hàng truyền thống. Thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, việc lưu chuyển hàng hoá theo chỉ tiêu cấp trên giao một cách hiệu quả. Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, nâng cao tay nghề công nhân. Thực hiện tốt công tác tài chính kế toán, thống kê, phản ánh chính xác kịp thời tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn, tình hình mua bán vật tư, hàng hoá, tồn kho và cuối mỗi quý tổng kết kết quả thu được trong thời gian thực hiện trước đó. Machinco có nhiệm vụ: Kinh doanh theo các ngành nghề kinh doanh và các mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh mà Công ty đã đăng ký theo điều lệ. Tổ chức các môi giới, ghép mối, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, phục vụ nhu cầu của mọi thành phần kinh tế. Khai thác mọi khả năng, mở rộng và đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh. Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ chính sách luật pháp của Nhà nước, các qui định của Công ty trong hoạt động kinh doanh, thực hiện tốt các cam kết hoặc hợp đồng đã ký kết. Thực hiện tốt việc quản lý tài sản, tiền vốn, hàng hoá, lao động của Công ty. Thăm dò nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch kinh doanh, đầu tư liên doanh, liên kết. Trình các phương án sản xuất kinh doanh khả thi để đưa vào thực hiện, nhận các dự án đàu tư liên doanh sản xuất, kinh doanh dịch vụ và thực hiện khai thác các dự án đó có hiệu quả cao nhất. 1.2. Cách thức tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty Do đặc điểm là một công ty cổ phần nên cơ cấu và cấu trúc của công ty thích ứng với tổ chức của một công ty cổ phần. Bộ máy của Công ty bao gồm các bộ phận : Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, các phòng ban chuyên môn, các cửa hàng và chi nhánh của Công ty. Cấu trúc bộ máy Công ty được thể hiện qua sơ đồ dưới đây : Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức Công ty Machinco Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc Phòng kinh doanh 1, 2, 3 Trung tâm thương mại Cửa hàng xe máy Honda Các chi nhánh công ty Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng xuất nhập khẩu Phó tổng giám đốc Hành chính nhân sự Phó tổng giám đốc Kinh doanh Trong quá trình kinh doanh, hoạt động liên quan đến việc xuất khẩu hàng hoá đựoc thực hiện chủ yếu tại phòng Xuất nhập khẩu của Công ty. Phòng Xuất nhập khẩu có nhiệm vụ tìm kiếm các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nhu cầu của Công ty, nghiên cứu các thị trường xuất khẩu mới, có tiềm năng xuất khẩu đem lại hiệu quả cao. Thiết lập các kênh hàng hoá từ nước ngoài về các mặt hàng trong nước có nhu cầu mà Công ty có thể đáp ứng. Hiện tại, phòng Xuất nhập khẩu có 12 nhân viên. Ngoài ra một số hoạt động xuất khẩu hàng hoá khác được thực hiện tại các Phòng kinh doanh của Công ty. Đến đầu năm 2008, nhận thấy sự cần thiết việc tạo lập tính độc lập tương đối cho các phòng ban kinh doanh và hướng tới mục tiêu hình thành một tổng công ty lớn, Công ty đã tổ chức lại mô hình kinh doanh của mình. Theo đó, từ tháng 3/2008, phòng Kinh doanh 1 của Công ty phát triển trở thành Công ty Machinco – motors, phòng Xuất nhập khẩu phát triển trở thành Machinco – Metal. Cả hai công ty con này đều trực thuộc Công ty mẹ Machinco. 1.3. Qui mô kinh doanh của Công ty Machinco Qui mô kinh doanh của Công ty được xem xét trên hai góc độ đó là nguồn vốn kinh doanh và số lượng nhân viên làm việc. 1.3.1/ Nguồn vốn kinh doanh Vào thời điểm trước khi chuyển đổi thành Công ty cổ phần, nguồn vốn kinh doanh của Công ty là 100% vốn Nhà nước ( Công ty thuộc sở hữu Nhà nước ). Từ ngày 1/9/2003, khi chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng Hà Nội, số vốn điều lệ ban đầu của công ty là 12 tỷ đồng. Trong đó vốn góp Nhà nước là 2,4 tỷ đồng ( chiếm 20% tổng vốn kinh doanh), vốn do lao động trong công ty đóng góp là 7,1628 tỷ đồng ( chiếm 59,69% tổng vốn kinh doanh ), vốn do người ngoài công ty đóng góp là 2,4372 tỷ đồng (chiếm 20,31% tổng vốn kinh doanh ). Đến ngày 17/11/ 2006, khi đổi tên thành Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng, số cổ đông trong Công ty là 138 cổ đông nắm giữ vốn điều lệ là 30 tỷ đồng. Trong đó vốn góp Nhà nước là 3,45 tỷ đồng chiếm 11,5%. 1.3.2/ Số lượng nhân viên của Công ty Từ khi thành lập cho đến khi chuyển đổi thành mô hình công ty cổ phần qui mô tổ chức của Công ty có nhiều sự thay đổi. Vào thời điểm mới thành lập, đơn vị chỉ là một trung tâm dịch vụ trực thuộc Tổng công ty thiết bị phụ tùng- Bộ Thương mại, có 1 phòng kinh doanh và 4 cửa hàng, tổng số lao động là 18 người. Đến năm 1993, khi chuyển thành Công ty Thiết bị phụ tùng Hà Nội, công ty đã hình thành các phòng ban chuyên môn bao gồm Giám đốc công ty, Phó giám đốc công ty, các phòng ban chuyên môn gồm có 1 phòng kinh doanh và 8 cửa hàng. Tổng số nhân viên Công ty khi đó là 44 người. Đến năm 2003, khi chuyển đổi thành Công ty cổ phần, qui mô tổ chức của công ty được mở rộng và cấu trúc khác bộ máy trước đây. Bộ máy lãnh đạo bao gồm Tổng giám đốc, hai Phó tổng giám đốc phụ trách chuyên môn. Các phòng ban bao gồm Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Kế hoạch đầu tư và phát triển thị trường, Phòng Xuất nhập khẩu, ba Phòng Kinh doanh, một trung tâm thương mại, một cửa hàng Xe máy Honda và mở một chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số lao động tại Công ty năm 2003 là 105 người. Vào thời điểm hiện tại ( đầu năm 2008 ) bộ máy tổ chức của Công ty về cơ bản vẫn giữ nguyên qui mô và cấu trúc như trước, bên cạnh đó Công ty đã mở thêm một chi nhánh kinh doanh tại Đà Nẵng và tổng số nhân viên tại trụ sở chính là 106 người. Từ năm 2003 đến đầu năm 2008, số người lao động trong công ty có sự thay đổi theo bảng sau: Bảng 1 : Tổng số nhân viên của Machinco Đơn vị : người Năm 2003 2004 2005 2006 2007 đầu 2008 Số LĐ 105 108 104 104 104 106 ( Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính Công ty Machinco ) Về cơ cấu lao động trong Công ty, tính đến đầu năm 2008, trong tổng số 106 lao động có 36 lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh ( chiếm 34% tổng lao đông toàn doanh nghiệp ) và 70 lao động gián tiếp tham ra vào hoạt động sản xuất kinh doanh ( chiếm 66% tổng lao động toàn doanh nghiệp ). 1.4. Thị trường kinh doanh của Công ty Machinco 1.4.1/ Thị trường sản phẩm của Công ty Machinco là Công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên thị trường sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú. Hiện nay số lượng mặt hàng của Machinco có rất nhiều chủng loại khác nhau, những mặt hàng này do các công ty trong nước sản xuất hoặc do Công ty nhập khẩu từ thị trường nước ngoài. Các sản phẩm kinh doanh của Công ty bao gồm : + Vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. + Ô tô, xe máy, máy móc thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải. + Đồ điện, điện tử, thiết bị quang học và thiết bị y tế. + Vật liệu xây dựng. + Nông, lâm, thuỷ hải sản chế biến + Hoá chất, rượu bia, nước ngọt. + Đại lý bán xăng dầu. + Kinh doanh bất động sản và dịch vụ bưu điện + Dạy nghề sửa chữa ô tô, xe máy. + Đại lý dịch vụ internet công cộng. + Buôn bán trang thiết bị ngành viễn thông, truyền thông, công nghệ thông tin, truyền hình, điện lực. + Kinh doanh kim loại, kim loại màu phế liệu, sắt thép phế liệu, khoáng sản. + Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật về điện tử, điện lực, viễn thông, tin học. Ngoài các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nêu trên, hiện nay Công ty còn thực hiện kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà, văn phòng làm việc tại toà nhà 6 tầng tại địa chỉ số 133, phố Thái hà, Đống Đa, Hà Nội. 1.4.2/ Thị trường kinh doanh của Công ty phân theo địa lý Là Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, thị trường của Machinco cả trong và ngoài nước rất đa dạng. Nếu như trước đây khi mới thành lập ( năm 1990 ) thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty chủ yếu là các thị trường như Trung Quốc, Nga, các nước Đông Âu,…thì ngày nay thị trường xuất nhập khẩu của Công ty đã trở nên phong phú, đa dạng và có mặt hầu hết ở các khu vực trên thế giới. Về thị trường xuất khẩu bao gồm các thị trường như : + Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc. + Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản và cao su sang Nga. + Xuất khẩu cà phê, cao su sang Ucraina. + Xuất khẩu cao su sang Thỗ Nhĩ Kỳ. + … Về thị trường nhập khẩu bao gồm : + Nhập khẩu thép từ Trung Quốc, ấn Độ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, một số nước Châu Âu và Nam Mỹ. + Nhập khẩu máy móc, thiết bị phụ tùng từ Nga, Nhật Bản, Anh, Đức, Mỹ, Thái Lan, Singapore,… + Nhập khẩu các đồ điện, điện tử, thiết bị tin học từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. + Nhập khẩu các vật liệu xây dựng khác, hoá chất từ Trung Quốc, Nga. +… Về thị trường kinh doanh trong nước : Khi mới thành lập, thị trường kinh doanh của Machinco chỉ bó hẹp trong phạm vi một số tỉnh, thành phố ở miền Bắc. Tuy nhiên cho đến nay, thị trường kinh doanh của Công ty đã trải rộng khắp các miền trong cả nước. Công ty đã mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và gần đây nhất vào năm 2007 đã mở chi nhánh của mình tại khu vực miền Trung ( Đà Nẵng ). 1.4.3/ Đối tượng khách hàng của Công ty Do kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực và mặt hàng khác nhau dẫn đến đối tượng khác hàng của Machinco cũng rất đa dạng và ở nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Bên cạnh đó, Machinco là công ty hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực xuất nhập khẩu nên thị trường kinh doanh rộng khắp, khách hàng của Công ty có mặt mọi nơi cả Việt Nam và các nước trên thế giới. Đối với các sản phẩm, mặt hàng kinh doanh cơ bản ở trong nước, Công ty đã xác định đối tượng khác hàng chủ yếu của mình đó là : + Các công ty kinh doanh, chế biến sắt thép ( Ví dụ : Công ty Cổ phần thương mại Nhất Nam, Công ty thép Đình Vũ, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nam Vang,…). + Các tổng công ty, công ty xây dựng lớn của Việt Nam. + Các công ty buôn bán ô tô, xe máy, trang thiết bị trong nước. + Các doanh nghiệp kinh doanh đồ điện, điện tử, thiết bị viễn thông. + Các khác hàng có nhu cầu về các dịch vụ do Công ty cung cấp ( dịch vụ cho thuê văn phòng, dạy nghề, sửa chữa, bảo dưỡng,…). Đối với thị trường nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của Côngty, Machinco xác định đối tượng khách hàng chủ yếu của mình đó là : + Các công ty chế biến nông sản, thực phẩm của các nước chủ yếu như Trung Quốc, Nga, và một số nước Châu Âu. + Hiện nay Công ty đang cố gắng mở rộng đối tượng khách hàng của mình ra các thị trường khác như các công ty của Mỹ, của Châu Âu và Châu Phi. 1.5. Các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu của Công ty Machinco 1.5.1/ Hoạt động nghiên cứu thị trường Là doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng và lĩnh vực khác nhau nên nghiên cứu thị trường được xem là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của Công ty trong giai đoạn hiện nay. Lãnh đạo của Machinco xác định nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để có thể định ra các chiến lược kinh doanh, chính sách thị trường đúng đắn cho từng giai đoạn phát triển. Chỉ thông qua nghiên cứu thị trường mới giúp Công ty làm chủ đồng vốn, làm chủ diễn biến của thị trường để kinh doanh có lãi. Các mặt hàng, ngành nghề kinh doanh của Machinco có thể thay đổi trong từng giai đoạn là do thị trường quyết định thông qua công tác nghiên cứu thị trường. Tại Công ty hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường được thực hiện trên hai phương diện đó là nghiên cứu thị trường trong nước và nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Hoạt động thị trường trong nước tập trung nghiên cứu cầu của thị trường vào các sản phẩm kinh doanh, dịch vụ mà Công ty cung cấp ; nghiên cứu khả năng cung ứng hàng hoá trong từng chu kỳ kinh doanh (thường là 1 năm ). Nghiên cứu giá cả các mặt hàng kinh doanh chủ chốt của công ty như sắt thép, vật liệu xây dựng. Bên cạnh các nội dung trên, một nội dung khác được Công ty ngày càng chú trọng đó là nghiên cứu sự cạnh tranh trên thị trường Việt Nam hiện nay. Hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu của Công ty hiện nay chưa thực sự phát triển, ít được đầu tư, quá trình tổ chức nghiên cứu thị trường còn manh mún và thiếu đồng bộ. Các hoạt động nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hoạt động đánh giá nhu cầu và giá cả hàng hoá xuất khẩu của Công ty. 1.5.2/ Các hoạt động nghiệp vụ phát triển thị trường xuất khẩu Các hoạt động nghiệp vụ phát triển thị trường là các hoạt động mang tính thiết yếu phục vụ đắc lực cho hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, ở Công ty Machinco hiện nay các hoạt động này còn rất yếu kém, chưa tạo ra cơ sở và động lực cho hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hình thành và phát triển. Đặc thù hoạt động xuất khẩu của Công ty là xuất khẩu trực tiếp hàng hoá cho các đối tác nước ngoài, hàng hoá của Công ty được giao ngay cho các bạn hàng khi hàng hoá vào đến thị trường nhập khẩu. Chính vì vây các hoạt động nghiệp vụ phát triển thị trường như xây dựng hệ thống kênh phân phối, cơ sở vật chất ( cửa hàng, kho tàng,…) chưa được thực hiện; chưa có đội ngũ nhân viên bán hàng và phát triển thị trường ở nước ngoài; hệ thống thu thập thông tin thị trường chưa được xây dựng để nắm bắt những biến động của thị trường; việc thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại còn ít với qui mô nhỏ và hiệu quả đem lại không cao;…. 1.5.3/ Hoạt động marketing và xúc tiến thương mại Marketing và xúc tiến thương mại là các hoạt động ngày càng có vị trí quan trọng trong kinh doanh hiện nay. Tại công ty Machinco, hai hoạt động này chủ yếu được giao cho bộ phận kinh doanh ( Phòng kinh doanh ) của Công ty thực hiện. Tuy nhiên do các điều kiện chủ quan cũng như khách quan, hiện nay hoạt động Marketing và xúc tiến thương mại của Công ty vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển của toàn bộ hoạt động kinh doanh. Các hoạt động đó thường được thực hiện tự phát, không có kế hoạch và qui mô nhỏ bé. Trong thời gian tới, Ban lãnh đạo của Công ty có kế hoạch phát triển các hoạt động Marketing và xúc tiến thương mại theo chiều sâu như thành lập Phòng Marketing riêng biệt tách khỏi Phòng Kinh doanh và phòng này có chức năng xây dựng các kế hoạch Marketing và xúc tiến thương mại hoàn thiện cho Công ty trong từng giai đoạn cụ thể. Đối với hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu, hoạt động marketing và xúc tiến thương mại đóng một vai trò rất quan trọng. Hoạt động marketing giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng, phát hiện các nhu cầu thay đổi thường xuyên của thị trường nước ngoài. Hoạt động xúc tiến giúp tăng nhanh số lượng hàng xuất khẩu, thu hút khách hàng mới có tiềm năng.Tuy nhiên hiện nay, hoạt động marketing và xúc tiến của Công ty Machinco ở ngoài nước chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty. 2. thực trạng hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu các mặt hàng cao su và cà phê của công ty machinco 2.1. Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty và vai trò của xuất khẩu cao su, cà phê đối với sự phát triển của Công ty 2.1.1/ Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty Trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá của mình, Machinco tham gia vào quá trình xuất khẩu nhiều loại hàng hoá khác nhau vào các thị trường. Các mặt hàng xuất khẩu hiện nay của Công ty bao gồm : các mặt hàng nông sản như cao su, cà fê, tinh bột sắn, sắn lát,…; các mặt hàng thức ăn chăn nuôi; các mặt hàng thép, phôi thép, thép chuyên dụng, thép phế liệu;… Tuy nhiên hiện nay, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty tập trung vào một số mặt hàng nông sản chủ chốt là cao su và cà phê. Các mặt hàng xuất khẩu còn lại như thức ăn chăn nuôi, các mặt hàng thép mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong toàn bộ hoạt động xuất khẩu của Công ty. Đối với cao su và cà phê, đây là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực và được Công ty chú trọng đầu tư để phát triển thị trường. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng này chiếm khối lượng lớn trong toàn bộ hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Việc Công ty lựa chọn các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp có thể được lý giải bởi rất nhiều lý do. Tuy nhiên có hai lý do chính được đưa ra đó là : Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia sản xuất nông nghiệp với phần lớn dân số sản xuất nông nghiệp. Nước ta hàng năm sản xuất rất nhiều mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu cao là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp có thể xuất khẩu ra nước ngoài thu được lợi nhuận cao. Lý do thứ hai được đưa ra là : Hiện nay nhu cầu về nhập khẩu hàng hoá nông sản trên thị trường thế giới là rất lớn. Nhu cầu về nhập khẩu hàng hoá nông sản của các quốc gia tăng dần theo thời gian do vấn đề gia tăng dân số hoặc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Đối với nước ta nói chung, tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng trong nhiều năm qua có sự đóng góp quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng hoá nông sản. Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới với rất nhiều mặt hàng chiếm thị phần chủ đạo, chi phối trên thị trường quốc tế. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Công ty Machinco là hoạt động mới thực sự ở giai đoạn đầu của sự phát triển, chính vì vậy trong những năm gần đây, kim nghạch xuất khẩu của Công ty qua từng năm có tăng nhưng chưa thực sự bứt phá và xét về giá trị xuất khẩu tuyệt đối là chưa cao. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu dưới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20470.doc
Tài liệu liên quan